Báo Economist bi quan về kinh tế Việt Nam: A tiger at bay (Economist 15-9-12)- "With little prospect of meaningful reform, the economy could get even shakier". Thủ tướng: Tổ cha cái tụi "thế lực thù địch", "diễn biến hoà bình" The Economist
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Với triển vọng ít ỏi về một cuộc cải cách có ý nghĩa, nền kinh tế có thể còn nguy ngập hơn
Đối với một giới lãnh đạo Cộng sản từng tự hào mang lại ổn định chính trị và kinh tế cho đối tượng 90 triệu dân của mình, chắc chắn vài tuần qua tại Việt Nam giống như một cơn ác mộng. Đã có nhiều hiện tượng rút tiền khỏi ngân hàng, các giám đốc điều hành bỏ trốn, bị bắt giữ và các cơn hoảng loạn tín dụng vốn chưa từng xảy ra ở đất nước này trong bao nhiêu năm trời. Không khí ngày 7 tháng 9 là một cơn sốt đến nỗi phó thống đốc ngân hàng trung ương phải vội vàng phủ nhận tin đồn là chính phủ vừa yêu cầu IMF đứng ra bảo lãnh giải cứu nền kinh tế.
Chỉ một sự hiện diện của đội ngũ IMF tại thủ đô Hà Nội, dường như đã gây nên cơn rúng động mới nhất. Tuy nhiên, sự khó chịu thực sự chỉ bắt đầu gần đây qua việc bắt giữ Nguyễn Đức Kiên vào ngày 20 Tháng Tám, một doanh nhân sáng chói, người sáng lập Ngân hàng cổ phần Thương mại Châu Á (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất của đất nước.
Dù rời khỏi hội đồng quản trị của ACB từ năm ngoái, việc bắt giữ ông Kiên vì những quy kết mơ hồ vì "kinh doanh bất hợp pháp" đủ để bắt đầu một cuộc tháo rút tiền ra khỏi ngân hàng và một cơn sụt giảm tại thị trường chứng khoán ở TP Hồ Chí Minh ( nơi ngập ngừng gợi nhớ đến người Mác Xít vĩ đại có thể từng nghĩ đến việc đặt tên mình ở đó). Niềm tin tiếp tục bị suy yếu khi giám đốc điều hành ACB bị bắt vì các cáo buộc "sai phạm về kinh tế". Toàn thể bộ phim nhắc nhở các nhà đầu tư rằng sau nhiều năm quản lý cẩu thả và cho vay tứ tán, các ngân hàng Việt Nam đang trong tình trạng thảm khốc, và tham nhũng cùng lãng phí đang tràn ngập nền kinh tế.
Những việc này chẳng bao giờ là một điều khó hiểu, nhưng trong những năm bùng nổ giữa thập kỷ trước, khi nền kinh tế đang tăng trưởng 8% một năm và đầu tư nước ngoài được tuôn vào, không một ai nghĩ đến. Bây giờ, khó khăn lan rộng với tăng trưởng chậm lại, các khoản nợ kinh doanh khổng lồ và sự cạnh tranh hơn từ những nơi như Cambodia, Indonesia và Myanmar. Hai tháng trước, việc ngân hàng trung ương thừa nhận các khoản nợ xấu đã lên đến 10% của tất cả các khoản vay ngân hàng, tăng gấp đôi mức độ từng thừa nhận trước đây cũng chả giúp cho tình hình khá hơn. Con số thực tế có thể là hai hoặc ba lần.
Bế tắc ở Hà Nội
Và do đó, niềm tin vào nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt từ các nhà đầu tư phương Tây đang đổ nhào. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, ở mức 8 tỷ USD trong bảy tháng đầu năm nay, thấp hơn 1/3 so với một năm trước đó. Trong đó, Nhật Bản chiếm hoàn toàn một nửa.
Cố gắng nhìn vào khía cạnh tươi sáng của sự việc, một số doanh nghiệp địa phương đã hoan nghênh các ngân hàng trung ương vì tối thiểu đã dám thừa nhận các số liệu ảm đạm - vốn không bao giờ được chấp nhận trong quá khứ. Tương tự, họ nói rằng việc bắt giữ ông Kiên cho thấy một quyết tâm mới của chính phủ để trấn áp những sự thái quá.
Thật vậy, các vụ bắt giữ các nhân vật nổi tiếng và sa thải khác đã diễn ra trong năm nay. Chín giám đốc điều hành Vinashin, một công ty đóng tàu và là một trong các doanh nghiệp nhà nước lớn nhất, thống trị nền kinh tế, bị bỏ tù đến 20 năm sau sự việc công ty gần sụp đổ dưới 4,5 tỷ USD nợ. Người đứng đầu một doanh nghiệp khổng lồ, Điện lực Việt Nam, đã bị sa thải sau khi công ty này bị lỗ hơn 1 tỷ USD năm ngoái.
Tháng này công an đã bắt giữ viên cựu lãnh đạo hãng tàu quốc gia từng bỏ trốn từ tháng ba sau một cuộc điều tra về tham nhũng tại công ty. Trong bối cảnh này, một nhà đầu tư dài hại người nước ngoài ở trong nước cho rằng việc bắt giữ ông Kiên là "tích cực và cần thiết", là dấu hiệu cho thấy một động lực chống tham nhũng đang được tăng tốc.
Những nhà phân tích tình hình khác hoài nghi hơn, lập luận rằng các vụ bắt giữ vì động cơ chống tham nhũng thì ít mà đa phần là hậu quả của một cuộc chiến dành quyền lực ở thượng tầng Đảng Cộng sản, đặc biệt là giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và Chủ tịch Trương Tấn Sang. Các giám đốc điều hành Vinashin và Nguyễn Đức Kiên từng là những người đồng minh thân cận với thủ tướng, và sự sụp đổ của họ sẽ làm suy giảm vị thế của ông.
Những gì hơn thế nữa là, Nguyễn Quang A, một kinh tế gia độc lập đã lập luận, ngay cả nếu những vụ bắt giữ này thực sự báo trước một chiến dịch phối hợp để loại bỏ những ông chủ nhũng lạm, cũng khó có thể làm trầy xước được lớp bề mặt của các khó khăn kinh tế đã bám chặt rể của đất nước. Chốn ưu tiền của các doanh nghiệp nhà nước - nắm giữ hai phần năm sản lượng của đất nước - chủ yếu chịu trách nhiệm cho tất cả các vụ ăn hối lộ, phân bố nguồn lực sai lầm và chi tiêu điên dại vốn đã kéo Việt Nam đi xuống.
Các giám đốc điều hành nước ngoài nói rằng làm ăn ở đất nước này là một cơn ác mộng. Không chỉ tống một vài người vào tù, ông A nói, mà toàn bộ hệ thống cần phải thay đổi.
Tương tự Trung Quốc, những người Cộng sản bám vào các doanh nghiệp nhà nước như một phương tiện để giữ kiểm soát chính trị đối với kinh tế. Tuy điều ấy có nghĩa là kết nối chính trị nhưng các nhà quản lý không đủ năng lực đã được phép xây dựng những đế chế sắc màu rực rỡ - thường bao gồm các công ty taxi, ngân hàng, khách sạn và nhiều loại khác - vốn không có ý nghĩa kinh doanh là bao. Cách làm ăn như thế chỉ giúp một ít chủ nhân giàu có thêm nhưng chồng chất các khoản ợ khổng lồ lên các doanh nghiệp nhà nước , để cuối cùng, chính phủ phải chịu trách nhiệm.
Đảng Cộng sản cho thấy không có dấu hiệu cắt giảm những hoang phí nơi các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ mới năm ngoái, họ lặp đi lặp lại cam kết mạnh mẽ của mình rằng đảng phải tiếp tục đóng "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế. Hiện nay, nếu có điều gì quyết tâm hơn để kiểm soát chính trị thì chính là việc các cơ quan chức năng đã tích cực một cách bất tưòng trong việc đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là những người kêu gọi dân chủ hơn. Cụ thể là, những người viết blog bị săn lùng, bị kết án tù nặng nề vì "tuyên truyền chống nhà nước".
Điều ấy thật khó có thể cho thấy là hành vi của một chính phủ muốn cải tổ hệ thống.
Nguồn: The Economist
---THE ECONOMIST - CON HỔ SA LƯỚI
*********
- Kinh tế Việt Nam mất sinh khí (BusinessWeek/ ĐCV).
Tác giả: Chris Brummitt, đăng trên Bloomberg Businessweek dưới tiêu đề “Vietnam’s Economy Loses Its Roar”
AP News
Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải
Bốn năm trước, Bà Lê Văn Thọ mượn 200,000 Mỹ kim để xây một nhà máy làm đồ gốm trên những ruộng lúa giáp ranh với Hà Nội. Với nền kinh tế phát triển chậm, số đơn đặt hàng xụt xuống trong năm nay và mới đây bà đã phải cho một nửa số thợ nghỉ việc.
Hình ảnh tương lai xem ra ác nghiệt: bụi bậm phủ trên các bát, tượng và bình hoa tại những phong trưng bầy hàng xuất cảng vì kinh tế trì trệ, những người mua hàng tại Âu châu và Hoa Kỳ ngưng tiêu tiền.
Việt Nam từng được coi như một quốc gia đầy sinh lực và cần cù ở Á châu, chạy đua để bắt kịp những nước láng giềng, nay kinh tế của Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, bị trì trệ bởi những ngân hàng ngắc ngoải với những món nợ và những xí nghiệp quốc doanh thiếu hiệu năng, tham nhũng, và những đợt chống lạm phát.
Chính quyền Việt Nam của một chế độ cộng sản độc đảng hứa cải tổ, nhưng rõ ràng họ không muốn từ bỏ quyền kiểm soát nền kinh tế vì nó đã làm giầu những viên chức cao cấp nhất và những đối tác viên (partners) thương mại của họ.
Giá nhà đã tụt xuống 50% ở vài nơi so với những năm tăng vọt và những sinh viên ra trường không có việc làm. Theo những con số của nhà nước, đầu tư nước ngoài giảm 34% trong năm nay so với cùng một thời gian vào năm vừa qua vì kinh tế bất ổn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, và giá nhân công tăng.
Những công ty nhỏ và trung bình như những công ty ở Bát Tràng phải phấn đấu để sống còn, hàng tồn kho ngày càng nhiều và không thể vay được tín dụng.
“Tình trạng không tốt đẹp như chúng tôi hi vọng,” Bà Thơ nói trong khi trông coi một nhóm thợ khắc tượng, nhũng những miếng gạch khảm vào lửa và đốt lò nung chạy bằng hơi đốt.
Tình trạng suy thoái kinh tế gia tăng sức ép vào Đảng Cộng Sản. Tư cánh chính danh của họ phần lớn dựa vào khả năng tạo sự phồn thịnh tốt hơn cho một nước với 87 triệu dân.
Trong khi một vài người tiên đoán tình trạng suy thoái không thể tránh được hoặc tình trạng suy giảm sẽ làm cho sự kiểm soát của đảng yếu đi, theo những người tranh đấu cho nhân quyền quốc tế, chính quyền đã gia tăng đàn áp những người bất đồng chính kiến, những người chủ trương những trang blogs và những người đấu tranh cho nghiệp đoàn trong năm vừa qua.
Chính quyền xem ra cũng muốn đối phó với nạn tham những và sự miễn bị trừng phạt một cách khó nhọc. Hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát làm rõ những trường hợp tham những của các viên chức trong đảng và gia đình. Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang đã làm một loạt phỏng vấn và diễn văn hứa hẹn hành động.
Ông Sang gần đây nói với báo hàng ngày Tuổi Trẻ rằng “Đây là mệnh lệnh của nhân dân. Chúng ta còn phải chấp nhận ngay cả những biện pháp đau đớn bởi vì đây là sự sống còn của đảng, của chế độ, và tương lai sáng lạng của đất nước này.”
Kinh tế đã phát triển trung bình trên 7% từ năm 2001 cho đến năm 2010, làm cho hàng triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, và khiến cho một số người tiên đoán rằng Việt Nam sẽ theo chân những nước như Nam Hàn và Singapore nhẩy vọt thành những nước phát triển trong chỉ một thế hệ.
Sự phát triển nhanh chóng đã biến một nước phần lớn là nông thôn bị tàn phá bởi chiến tranh và cô lập kinh tế trở thành một quốc gia với những thành phố và đô thị nhộn nhịp, đường xá bị tắt nghén bởixe gắn máy và những dấu hiệu khác của sự phồn thịnhgia tăng.
Nhưng mức phát triển trong sáu tháng đầu của năm 2012 chỉ hơn 4% và được tiên đoán vào khoảng 5% cho hai năm tới. Mức phát triển này có thể làm cho nhiều nước phát triển ganh tị, nhưng tại Việt Nam, chỉ có nghĩa là bơi đứng tại chỗ với mức lợi tức trung bình còn thấp, lạm phát thường cao hơn mức phát triển và quốc gia thiếu các trường học tươm tất, bệnh viện, và một cơ sở hạ tầng căn bản.
Ông Christiam de Guzman, một nhà phân tách về Việt Nam của công ty dịch vụ đầu tư Moody’s Investors Servives nhận xét rằng “Chúng ta đang chứng kiến bước thụt lùi từ tình trạng sinh động. Sự phát triển khu vực ngân hàng và một số định chế kết hợp với những nền kinh tế thị trường và phát triển đã không đem lại kết quả.”Ông còn tiên liệu rằng mức phát triển sẽ chậm chạp ngoại trừ nhà nước thực hiện nhanh chóng những cải tổ.
Rạn nứt của nền kinh tế đã lộ ra khi chính quyền bắt giam hai cựu quản trị viên cao cấp của một trong những ngân hàng lớn của Việt Nam về tội liên quan đến tiền bạc, khiến cho nhiều người rút tiền ra.
Ngân hàng trung ương bơm tiền vào hệ thống để bảo đảm ngân hàng có đủ tiền trả cho khách hàng. Mối lo sợ căn bệnh lanrộng ra đã được đẩy lui. Trước đó, thị trường chứng khoán bị “ngất xỉu” vì những nhà đầu tư lo ngại rằng họ đang được chứng kiến sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng ngân hàng hoặc một cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo chính trị bí mật.
Những vấn đề hiện nay một phần bắt đầu từ những năm 2009 và 2010, khi nhà nước khuyến khích các công ty quốc doanh – những công ty này chiếm 40% hoạt động kinh tế trong nước – vay tiền trong lúc có cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới để cố gắng tạo việc làm.
Nhưng những đại công ty, trong đó một số lớn do những viên chức có những móc nối chính trị điều hành, đã bành trướng vào những lãnh vực mà họ không có kinh nghiệm và đầu cơ vào thị trường tài sản. Thị trường này đã phá sản từ đó. Một ủy ban của chinh quyền nói rằng mức nợ xấu tại các ngân hàng là 10%, mặc dầu nhiều nhà phân tách ở ngoài tin rằng con số có thể cao hơn.
Vào 2010, công ty quốc doanh đóng tầu Vinashin gần rơi vào tình trạng phá sản với một món nợ là 4.6 tỉ Mỹ kim. Sự kiện này đã nhấn mạnh đến những điểm áp lực trong nền kinh tế. Trong tuần vừa qua, chính quyền lại bắt giam thêm một cựu tổng giám đốc một công ty quốc doanh khác [Dương Chí Dũng]với một món nợ lớn sau một cuộc truy lùng quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tách vẫn còn nghi ngờ ý chí của chính quyền muốn tiêu diệt hoàn toàn tệ nạn tham nhũng.
Gs Carlyle Thayer, một chuyên viên về Việt Nam tại University of New South Wales, đặt câu hỏi “Liệu ông có thể tách ảnh hưởng chính trị ra khỏi kinh tế hay không? Cho tới khi ông có thể làm được điều này, ông không có thể thực hiện những cuộc cải tổ. Đây là một cái nhìn bi quan, nhưng nếu những viên chức ngân hàng là bạn của những viên chức cao cấp của chính quyền, việc thực hiện sẽ khó khăn.”
Những nhà lãnh đạo Việt Nam thường đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới về sự suy thoái ở trong nước. Hiện nay, họ đã thành công trong việc chế ngự lạm phát, đã hai lần lên cao quá 20% trong ba năm vừa qua. Hối suất hiện ổn định và dự trữ ngoại tệ đã tăng. Nhưng thị trường tài sản chưa có dấu hiệu phục hồi.
Ông Nguyễn Quang Nam, giống như nhiều người Việt Nam khác, nghĩ rằng ông có thể làm tiền nhanh chóng trong việc mua bán tài sản. Hai năm trước, ông vay tiền của ngân hàng để mua hai mảnh đất gần Hà Nội với giá là 700,000 Mỹ kim. Nhưng bây giờ ông không thể bán nổi với giá thấp hơn một nửa và gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Ông Nam nói “Tôi muốn bán để giảm bớt lỗ, nhưng khó kiếm được người có số tiền như vậy để mua.Thị trường tài sản không tốt lắm trong những tháng tới hoặc ngay cả những năm sắp tới.”
Đối với những cơ sở kinh doanh ở Bát Tràng, sự thay đổi không thể đến sớm đủ.
Quản trị viên Phan Đức Anh nói rằng bốn năm về trước, mỗi ngày 40 thùng đựng hàng được chở ra thị trưòng nước ngoài. Nay vỏn vẹn chỉ được một thùng.
Bà Hiền, một phụ nữ tại một phòng trưng bầy hàng xuất cảng, không cho biết đầy đủ tên, nói “Không có ai ở trong nước hay nước ngoài mua. Đã khá lâu, tôi không nhớ vào lúc nào nhận được đơn đặt hàngcuối cùng.”
© Đàn Chim Việt
- Vietnam’s Economic Challenge (Diplomat 13-9-12) ◄
These are tough times for Vietnam. After more than a decade of impressive growth, the economy is slowing. The dramatic events of recent weeks show that challenges continue to mount up.
Vietnam’s economy has become increasingly difficult to manage. Hanoi has had to struggle with high price increases for years. Since 2008, the country has suffered two bouts of Consumer Price Index (CPI) inflation. The year the global financial crisis officially broke out prices soared by more than 20%. In 2011 monthly CPI readings came in above 15% for most of the year.
The main stock market index has been falling since early May, and is well below its post-crisis 2009 peak. The currency has depreciated considerably since 2008, partly due to official attempts at devaluation, but also because of some serious concerns about the structure and state of the economy.
In fact Vietnam runs a very similar economic model to its large northern neighbor, China. Widely seen as an alternative to China for foreign firms wishing to take advantage of cheaper production costs, the country is now suffering some of the same problems confronting Beijing. These include: a distorted credit allocation system in which state-owned companies get preferential access to credit – and don’t use it so efficiently, a recent large credit expansion that has inflated a property bubble, social unrest over land seizures, a widening wealth gap, and growing criticisms against government officials and the business elite for corruption and “cronyism”.
These latter problems have been particularly prominent recently. In late August, powerful Tycoon Nguyen DucKien was arrested for economic crimes, causing a brief run on the Asia Commercial Bank (ACB) that he had founded. On September 4th, Duong Chi Dung, former Chairman of Vinalines, the troubled state shipping firm, was arrested outside of Vietnam. Six other Vinalines executives have been arrested this year. In the same week, Pham ThanhBinh, the former Chairman of Vinashin, lost his appeal against a twenty year prison sentence related to irregularities at the company. (Vinashin is another state shipping company which nearly collapsed in late 2010 under a massive pile of debt and serious management concerns.)
Whilst some of these arrests seem related to a power struggle in the government, they also illustrate the growing economic malaise and urgent structural issues that must be tackled. State owned enterprises (SOEs) with their privileged access to credit have built up a huge U.S.$ 50bn pile of debt which is now dragging on performance. Bad loans (those where borrowers are unable to repay) are rising.
In July the State Bank of Vietnam – the country’s central bank – said that 8.6% of loans in the banking system were bad. This is the highest ratio amongst any of the ASEAN states, even if the reliability of such data is considered suspect by some.
The central bank acted effectively to halt the run on ACB, but it faces much more difficult problems in the country’s financial system. Debt is piling up too fast, but tighter credit controls this year have resulted in a large fall in GDP growth rates. Reforms to the financial system and more importantly to the position and status of SOEs are increasingly urgent. The same problems which damaged Vinashin and Vinalines are believed to be present in other large SOEs, not least the huge Vietnam Electricity Group (EVN) conglomerate.
Reforms are never easy, especially when powerful elites have vested interests in the status quo. The arrest of Nguyen DucKien however, shows that action is underway. It may also show that in Vietnam, as elsewhere, politics and economics are never far apart.
Đấu thầu thành công 2.500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Lãi suất trúng thầu các kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm từ 9,4%/năm đến 9,79%/năm.
'VN không cần vay để ổn định kinh tế' BBC Tiếng Việt
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định không có nhu cầu vay nguồn vốn của IMF cũng như của ASEAN+3 để xử lý các vấn đề kinh tế của Việt Nam. Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Vladivostok cuối tuần trước, Tổng thống Indonesia nói nước ông và các thành ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Việt Nam không có nhu cầu vay vốn của ...Sài gòn Giải Phóng
Việt Nam không có nhu cầu vay vốn từ IMF và ASEAN+3Báo điện tử Chính phủ
– ‘VN không cần vay để ổn định kinh tế’ (BBC). – “Việt Nam không có nhu cầu vay vốn IMF, ASEAN+3” (VnEco). – Thủ tướng: ‘Không có nhu cầu vay vốn khẩn cấp từ nước ngoài’ (VNE).
Lo vàng lậu được hợp pháp hóa
Nếu kiến nghị được dùng vàng nữ trang làm nguyên liệu dập vàng miếng sẽ tạo cơ hội cho vàng nhập lậu được tiêu thụ hợp pháp. Tuổi trẻ ngày 14/9 đưa tin, công ty SJC vừa đề xuất Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho dùng vàng nữ trang để làm nguyên liệu sản xuất vàng miếng nhằm giải bài toán khan vàng miếng trên thị trường hiện nay. Loại vàng nữ trang này trên thị trường có khối lượng khá nhiều mà chi phí mua vào khá rẻ.
Nông dân cần lợi nhuận, chẳng cần đứng đầu
2012-09-13
Việt Nam sẽ vẫn xuất khẩu hơn 7 triệu tấn gạo trong năm 2012, nhưng thật ngạc nhiên khi nông dân cho biết lợi nhuận của họ không những không tăng theo vật giá mà còn giảm hơn năm ngoái khá nhiều.Pháp lý về M&A còn có một số điểm chưa rõ ràng
Hiện có một số quy định của Việt Nam trong hoạt động mua bán và sáp nhập chưa rõ ràng, và gây khó khăn cho các bên tham gia M&A.
Dự trữ ngoại tệ đạt 23 tỷ USD
Đầu năm đến nay, xu hướng mua ròng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước kéo từ tháng này qua tháng khác.
Làm Ăn Ở VN Nặng Thuế, Phí: 52% Công Ty Nộp Thêm Hối Lộ VietBao
Đối thoại doanh nghiệp Việt - NhậtWB phê duyệt 449 triệu USD cho dự án phân phối điện ở Việt Nam
Ngành nông nghiệp, tiêu dùng chịu tác động mạnh từ mua bán, sáp nhập
- Petrovietnam ‘phải ngưng làm tài chính’ (BBC).- Kiểm toán ‘nhắm’ Tập đoàn Dầu khí, EVN (VNE). – Cần một sân chơi công bằng cho thị trường xăng dầu (RFA).
- “Cõng” quá nhiều thuế, phí (ANTĐ). - Trông chờ vào khu vực doanh nghiệp tư nhân (TBKTSG).
- SỞ HỮU CHÉO BÓP MÉO THỊ TRƯỜNG: Phải kiểm soát dòng tiền(NLĐ). Xử lý nhanh và quyết liệt các ngân hàng yếu kém (PLTP).
- Lo vàng lậu được hợp pháp hóa (TT). - Vàng quốc tế tăng dựng đứng (NDHMoney).
- Oằn vai vì thuế, phí. - Gánh nặng(NLĐ). – Giải cứu DN: Đừng chỉ là ‘đòn gió’ (Vef). - Các thương vụ mua bán và sáp nhập không ngừng tăng (TT).
- Tăng giá điện vào thời điểm này có hợp lý? (QĐND).
- Nợ xấu dưới 3% trong 2 quý mới được niêm yết cổ phiếu(VnEco). - TTCK sẽ khởi sắc đến tháng 10 năm 2012 (VinaCorp). - Nhà đầu tư nước ngoài Âm thầm thâu tóm công ty chứng khoán (LĐ).
- Giá cám tăng, ngành chăn nuôi điêu đứng (TT).
- Doanh nghiệp xuất khẩu gạo “dính đòn” lỗ (TBKTSG).
- Bất động sản sẽ phục hồi chậm (VNMedia). - Chung cư giãn dân phố cổ: Dân bị chiếm dụng vốn.
- Hàn Quốc tái tuyển dụng hơn 500 lao động (LĐ).
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Oan cho người Việt! (VNN).
- Thực tế của thị trường (Econlib.org/ TCPT).
- FED xem xét kế hoạch mới để kích thích tăng trưởng kinh tế (VOA).
- Nga nhắm đến thị trường vùng Châu Á Thái Bình Dương (RFI).
- EADS và BAE : 2 tập đoàn hàng không hàng đầu Châu Âu dự định sát nhập (RFI).
- Dân Hy Lạp tổ chức tổng đình công vào cuối tháng 9 (VOA).
Mỹ thâm hụt ngân sách vượt 1.000 tỷ USD năm thứ 4 liên tiếp
Tính đến hết tháng 8, thâm hụt ngân sách của Mỹ là 1.160 tỷ USD.
Hạ viện Mỹ thông qua dự thảo ngân sách tránh nguy cơ đóng cửa chính phủ
Hạ Viện Mỹ vừa thông qua khoản ngân sách phục vụ hoạt động của chính phủ thêm 6 tháng.
Nhật Bản tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng kinh tế
Hoạt động xuất khẩu tiếp tục suy giảm do ảnh hưởng khủng hoảng châu Âu khiến chính phủ Nhật Bản liên tiếp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế.
Tiền rút khỏi các quỹ chứng khoán toàn cầu, đổ vào hàng hóa, trái phiếu
Khi còn nhiều bất định về kế hoạch kích thích của các nền kinh tế lớn và hành động của ECB, nhà đầu tư rút tiền khỏi các tài sản rủi ro.
Châu Á sẽ chưa vội kích thích tiền tệ
Các ngân hàng trung ương châu Á sẽ chỉ kích thích tiền tệ khi kinh tế trong nước và thế giới có dấu hiệu suy yếu hơn, giới chuyên gia nhận định.
Thần kỳ châu Á có sẽ tiếp tục? How technology is killing the Asian growth miracle (FT 10-9-12) -- Very interesting paper
Đức có thể kiện ECB mua trái phiếu cứu trợ
Đức cho rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể vượt quá quyền hạn khi lên kế hoạch mua trái phiếu cứu trợ khu vực đồng euro.
- “Kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn hạ cánh mềm” (TTXVN).
- Lộ diện bên thứ ba giúp tỷ phú Thái “cản mũi” Heineken (VnEco).
- Thu nhập của người lao động ở Mỹ tiếp tục giảm (TTXVN).
- “Kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng 2,3% trong năm 2012″ (TTXVN).
WASHINGTON (Reuters) - Health and Human Services Secretary Kathleen Sebelius admits she made a mistake during remarks in February that investigators say violated a federal law restricting the political activities of government employees.
- Nhật Bản hướng tới sử dụng nguồn năng lượng tái sinh (VOV).
- Nga: Cấm quan chức mở tài khoản ở nước ngoài (Khampha).
- Triều Tiên từ chối nhận hàng viện trợ của Hàn Quốc (NLĐ).
- Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc lần đầu tới Myanmar (TTXVN).
- Singapore, Việt Nam ký ba hiệp định (VOA).