Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Xin Tiếp Tay Chặn Đứng Đường Dây Buôn Người Việt Sang Nga; Đưa lao động sang Nga như “buôn người”

CAMSA, Ngày 16/09/2012
 
Một nhóm nạn nhân được giải cứu từ Nga đã hồi hương an toàn, ngày 18/08/2012 (ảnh CAMSA)
Tình trạng buôn người từ Việt Nam sang Nga đã có từ nhiều thập niên và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Dịch vụ đưa người đi Nga lao đông để làm tiền đang phổ biến ở Việt Nam, gây nên biết bao thảm cảnh, nhất là cho người dân quê dễ bị lường gạt.Cộng đồng người Việt ở hải ngoại có thể tiếp tay chặn đứng tai hoạ cho đồng bào bằng cách nhắc nhở họ phối kiểm thông tin về công ty tuyển người trước khi quyết định đi lao động ở Nga. Đồng bào trong nước có thể liên lạc với văn phòng CAMSA ở Malaysia: +60377268497, hoặc qua email: camsa@bpsos.org. Hiện nay chúng tôi có thể giúp phối kiểm các công ty tuyển người ở Nga, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Hoa Kỳ và Canada.



Với sự hõ trợ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, từ đầu năm đến giớ Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã can thiệp giải cứu cho nhiều trăm đồng bào trong các vụ buôn người Việt sang Nga làm nô lệ. Số nạn nhân chưa được giải cứu còn đông bội phần.

Đặc điểm ở Nga là chính người Việt bóc lột đồng bào của họ, với sự thông đồng của đường dây buôn người từ Việt Nam sang đến Nga, hoạt động theo hình thức tội phạm có tổ chức. Có dấu hiệu cho thấy họ đã mua chuộc một số công an trong nước và một số giới chức lãnh sự Việt Nam ở Nga để bao che cho họ. Họ cũng mua chuộc một số cảnh sát Nga ở cấp địa phương. Theo giới công lực Nga cho biết, các tổ chức tội phạm này thường hăm doạ hãm hại thân nhân ở trong nước nếu nạn nhân lên tiếng tố giác. Trong nhiều trường hợp các nạn nhân này còn bị công an Việt Nam điều tra, theo dõi và hăm doạ sau khi về nước.

Phần lớn nạn nhân Việt ở Nga làm việc trong kỹ nghệ may dệt. Hiện có trên 3,000 cơ sở may dệt do người Việt làm chủ ở Nga. Trong đó có những xưởng may trắng, nghĩa là hợp pháp; đen, nghĩa là bất hợp pháp; hoặc nửa trắng nửa đen, nghĩa là hợp pháp trên danh nghĩa nhưng làm những việc phi pháp ở đằng sau. Các hãng may dệt đủ mọi thành phần này thành lập Hội Dệt May Việt Nam ở Nga; hội này làm việc chặt chẽ với Toà Đại Sứ Việt Nam.

Kỹ nghệ thứ hai nơi thường xẩy ra nạn buôn lao động người Việt là ngành thầu xây cất. Ở Nga có nhiều xưởng xây cất do người Việt làm chủ.

Tình trạng buôn lao động ở Nga khắc nghiệt và dã man hơn ở bất cứ quốc gia nào.

Nạn nhân thường bị tịch thu giấy tờ tuỳ thân và điện thoại di động ngay khi đến phi trường. Họ bị giam như tù nhân trong các cơ sở quân đội của Nga cũ, đã được cải biến và cho mướn lại. Mùa đông không có sưởi và nạn nhân không được ăn mặc đủ ấm. Nạn nhân bị bắt lao động liên tục, thường là 15-16 giờ và có khi 22 giờ một ngày. Ăn uống thường thiếu thốn và không có bảo hiểm sức khoẻ. Họ bị chủ tuỳ tiện gán nợ lên đầu. Nhiều người làm quá thời hạn hợp đồng cũng không được thả cho về vì chưa trả dứt nợ. Khi xong nợ, nếu muốn về thì phải tự túc vé máy bay. Mới đây 14 đồng bào chết cháy do hoả hoạn vì bị khoá giam trong phòng ở lầu hai của hãng may.

Trong một số trường hợp mà CAMSA can thiệp, đã có nạn nhân tìm cách trốn thoát. Một số tìm đường về được Việt Nam. Một số phải chạy tiền cho nhân viên lãnh sự Việt Nam để được đưa về nước. Cũng có người bị cảnh sát Nga bắt lại, đánh đập và giao trả về cho chủ; họ bị tra tấn và bắt đi làm khổ sai trở lại.

Chúng tôi đang vận động chính quyền Nga có chính sách kiểm soát giòng di dân Việt vào Nga. Tuy nhiên, điều quan trọng là thông tin cho đồng bào trong nước biết về hiểm hoạ trở thành nạn nhân buôn người khi đi Nga lao động. Chúng tôi xin mọi cá nhân, mọi tổ chức, mọi cơ quan truyền thông bằng mọi cách đẩy các thông tin dưới đây vào trong nước, đến mọi làng quê, để người dân tự đề phòng trước khi trở thành nạn nhân:

"Không đóng tiền, không ký hợp đồng, không lên đường đi Nga lao động cho đến khi phối kiểm được tính hợp pháp của công ty tuyển lao động. Đồng bào trong nước có thể liên lạc với CAMSA để nhờ phối kiểm qua số điện thoại: +60377268497 hoặc qua email: camsa@bpsos.org."
Chúng tôi kêu gọi mọi người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước tìm mọi cơ hội, dùng mọi phương tiện để chuyển thông tin trên đến mọi thành phần dân chúng trong nước, nhất là ở các vùng xa xôi, hẻo lánh.
Bài liên quan:
CẢNH BÁO NẠN BUÔN NGƯỜI VIỆT SANG NGA
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2488

*** -Xin Tiếp Tay Chặn Đứng Đường Dây Buôn Người Việt Sang Nga
-  Đưa lao động sang Nga như “buôn người” (ANTĐ).ANTĐ - Trụ sở chính tại Matxcơva - Nga, nhưng 2 Công ty Vinastar và Garizon Open thiết lập nhiều “chân rết”, môi giới tại Việt Nam, tuyển, đưa người sang làm thợ may. Hứa hẹn trả mức lương cao nhưng thực tế, 2 doanh nghiệp này tìm mọi cách để bòn rút sức khỏe, kinh tế của người lao động.


Hứa một đằng, làm một nẻo
Thông tin được lãnh đạo Cục CSHS - Bộ Công an xác nhận với PV ANTĐ ngày 20-9 cho biết, cơ quan này đã khởi tố vụ án hình sự đối với một số đối tượng trong và ngoài nước câu kết với nhau đưa người lao động sang Nga, sau đó cưỡng ép, bóc lột sức lao động.
Đây là sự việc diễn ra trong thời gian khá dài, ở nhiều địa phương, và sự thật về những lời hứa hẹn, hợp đồng tuyển người đi xuất khẩu lao động chỉ bị lật tẩy khi một trong những lao động đã tìm cách về được Việt Nam, tố giác hành vi bất nhân của đám người tuyển dụng. Nguyên đơn là chị Nhân, trú tại quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Lá đơn của chị Nhân có gần trăm chữ ký - kêu cứu của người lao động tại Nga.
Theo tường trình của chị Nhân, tháng 5-2012, thông qua một Công ty TNHH trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, chị đã nộp 12 triệu đồng để được xuất khẩu lao động sang Nga. Công ty TNHH này chỉ đóng vai trò môi giới, còn đơn vị tuyển dụng lao động trực tiếp là Công ty Vinastar, trụ sở tại Matxcơva. Đơn vị tuyển dụng hứa hẹn chị Nhân sẽ làm nghề may, thu nhập trung bình 700 USD/tháng, thời hạn lao động 3 năm. Mọi kinh phí, thủ tục để chị Nhân sang Nga làm việc sẽ do Công ty Vinastar lo, cùng với việc “bao cấp” nơi ăn ở.
Tuy nhiên, sự khác thường đã được chị Nhân nhận thấy ngay khi cầm Visa, lên máy bay. Thông tin Visa thể hiện mục đích chị Nhân xuất cảnh sang Nga là thăm thân, trong thời hạn chưa đầy 2 tháng. Sang đến nước bạn, hộ chiếu của chị Nhân bị thu giữ, kèm theo yêu cầu ký lại hợp đồng lao động với nội dung khác hoàn toàn hợp đồng đã ký tại Việt Nam. Biết gặp đối tượng xấu, chị Nhân kiên quyết không ký hợp đồng và dọa sẽ đến cơ quan chức năng sở tại tố cáo. Trước tình huống này, Công ty Vinastar đã bắt chị Nhân phải hoàn lại chi phí sang Nga là 2.500 USD, và tự lo tiền vé máy bay về nước. Những ngày ngắn ngủi bên Nga, tại cơ sở sản xuất của Công ty    Vinastar, chị Nhân chứng kiến cảnh lao động người Việt bị bóc lột, đối xử như tù nhân. Khi về đến Việt Nam, chị Nhân đã làm và đem theo đơn kêu cứu của hơn 100 người lao động đang làm việc tại Công ty Vinastar ở Nga đến các cơ quan chức năng.
Trục lợi bất chính
Từ thời điểm nhận được đơn tố cáo của chị Nhân đến nay, cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp với nước bạn đã đưa được hơn 80 người về nước. Cục CSHS - Bộ Công an đã chủ động tiếp cận với những người lao động này để xác minh, làm rõ dấu hiệu vi phạm pháp luật của các đối tượng, tổ chức môi giới xuất khẩu lao động, từ đó phối hợp với Nga để có biện pháp xử lý với đơn vị tuyển dụng lao động.
CQĐT xác định, phần lớn người lao động Việt Nam trong đơn kêu cứu đều làm việc ở 2 Công ty Vinastar và Garizon Open, trụ sở tại Matxcơva. Từ năm 2010, Công ty Vinastar đã tuyển hơn 100 lao động từ Việt Nam sang, nhưng chỉ có 45 người có danh sách đăng ký tại Cục Quản lý lao động ngoài nước. Đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã làm rõ 3 đối tượng ở Việt Nam đứng ra tuyển dụng và tổ chức cho nhiều người lao động xuất cảnh sang làm việc tại Công ty Vinastar. Số đối tượng này sử dụng hợp đồng ký sẵn của Công ty Vinastar để đưa các lao động trong nước có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, và yêu cầu họ phải đặt cọc từ 10-15 triệu đồng. Tuy nhiên, các trường hợp mà 3 đối tượng này đưa sang Nga lao động đều không có thị thực nhập cảnh theo diện lao động.
Sang đến Nga, người lao động bị thu hết hộ chiếu, trở thành lao động “chui” bởi nếu đi ra ngoài sẽ bị Cảnh sát Nga bắt giữ ngay vì không có giấy tờ tùy thân. Theo phản ánh của người lao động, hàng ngày, họ phải làm quần quật trong các xưởng may từ 12 - 18 tiếng đồng hồ, dưới sự canh chừng chặt chẽ của đám bảo vệ. Mức lương mà Công ty Vinastar bắt người lao động ký lại khi sang Nga là 500 USD/tháng, nhưng luôn bị tìm cách trừ các loại chi phí. Đáng chú ý, số tiền lương này bị trừ vào khoản 2.500 USD mà Công ty “lo” cho người lao động sang, cùng khoảng 1.400 USD tiền “đóng khẩu”. “Sự thực, Công ty Vinastar thường “quên” đóng khẩu cho chúng tôi, và trong một đợt cơ quan chức năng nước sở tại đi kiểm tra xưởng may của công ty, đã phát hiện 20 người lao động Việt Nam không có hộ chiếu và đăng ký khẩu”, một lao động cho biết.
Vụ án đang được khai thác mở rộng; đề nghị ai là bị hại của 2 Công ty nêu trên, liên hệ với Phòng 6 - Cục CSHS Bộ Công an để giải quyết. Điện thoại: 06944037.









Xưởng may bất hợp php chuyn sản xuất hng may mặc nhi của người Việt ở ngoại  Matxcơva bị cảnh st Nga pht hiện. 
Xưởng may bất hợp pháp chuyên sản xuất hàng may mặc nhái của người Việt ở ngoại ô Matxcơva bị cảnh sát Nga phát hiện.Nguoiviet.de
-Vụ hỏa hoạn thiêu sống 14 công nhân Việt Nam trong một xưởng may bất hợp pháp ở Yegoreev và tai tiếng bóc lột nhân viên như nô lệ ở hai công ty Vinastar và Victoria đã đánh động công luận Nga. Cảnh sát nhập cuộc điều tra trong khi chờ đợi quốc hội điều chỉnh luật lao động nhập cư để ngăn chận tệ nạn bốc lột nhân công như nô lệ.Theo một nguồn tin thông thạo, có khoảng 3000 xưởng may « đen » do người Việt làm chủ tại Nga.
Để tìm hiểu thêm, RFI đặt câu hỏi với ba nữ nhân công vừa được chủ « trả » về Việt Nam  với hai bàn tay trắng sau hai năm làm việc không lương.
Sự thật về các công ty may mặc do một số người Việt làm chủ tại Nga đã phơi bày. Sau vụ « nổi dậy » của công nhân Vinastar hồi tháng 4 năm nay, đến lượt một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cầu cứu hồi đầu tháng 8. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.
Cũng ngay ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thông Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau :
 "Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam. 
Họ bị chết trong lúc đang làm việc. Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài."
Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được dưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.
Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện " hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi".
Sau vụ cháy này, cảnh sát Nga đã khởi tố vụ án theo điều 219 bộ luật hình sự của Nga là không tuân thủ luật an toàn chống cháy, gây nên cái chết của nhiều người. Cảnh sát đang truy tìm người chủ của xưởng may này, nhưng theo những nguồn tin khác nhau, chủ xưởng đang ở Việt Nam.
Ngày 13-9, bộ ngoại giao của Nga cũng đã lên tiếng chia buồn với gia đình các nạn nhân và đề nghị các cơ quan chức năng của nga phải điều tra cụ thể, tìm ra thủ phạm và có những biện pháp nhằm ngăn ngừa các tai nạn tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Chủ tịch quỹ "Di dân thế kỷ 21" ông Viacheslav Postavnin, cựu phó chủ tịch Cục di trú Liên Bang Nga, cho biết, ông sẽ để nghị thay dổi một loạt các điều luật để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trái phép. Hạ viện Saint Peterburg sẽ tiến hành các thủ tục đề nghị, và sau đó sẽ chuyển lên Hạ viện của Liên bang để xem xét và thông qua.
Áp lực từ nạn nhân và công luận đã làm cho Vinastar và Victoria để cho những công nhân này trở về Việt Nam.
Tuy nhiên 5 công nhân của xưởng Victoria đã không được ông chủ « Lập đen » trả lương. Họ cho biết đã phải về lại quê hương với bàn tay trắng sau một thời gian dài, người ba năm kẻ 18 tháng, phục vụ không công cho những «đại gia» thế kỷ 21 nhưng bị đối xử tệ hơn thời Trung cổ.
RFI đặt câu hỏi với ba trong số các nạn nhân : chị Trần thị Thu Nga ở Phú Thọ, chị Bùi Thị Mịa ở Ninh Bình và chị Nguyễn Thị Thúy Liễu, quê ở Bến Tre.
Chị Thu Nga : « Đầu năm 2012 này thì ( Victoria) có tất cả là 150 người nhưng có hơn 30 người tìm cách trốn thoát được…. khi có tin một công ty bị cháy thì cháu xem TV nhưng không rõ cháy vì lý do gì, nhưng các anh chị điện về cho biết thì chỗ cháu làm thì vì công an đến kiểm tra nên phải sơ tán mất hai ngày. Bên đó mỗi lần công an kiểm tra thì tụi cháu bị lùa lên phòng, chèn chặt cửa bên ngoài. Lúc ấy, chúng cháu cũng nghĩ là lúc ấy mà có hỏa hoạn thì không thể chạy thoát…. »
Tại Nga có rất nhiều công ty do người Việt làm chủ như xưởng giày, xưởng mộc hoặc cửa hàng buôn bán công khai nhưng con số này rất ít. Phần đông công nhân tập trung vào xí nghiệp may mặc mà theo giới thạo tin có thể lên đến 3000. Các đường dây của họ sử dụng miếng mồi « lương cao » để thu hút dân quê Việt Nam chất phác, vì nghèo nên sẵn sàng hy sinh đi xa để nuôi sống gia đình. Chị Thúy Nga cho biết là qua tận nơi mới biết bị lừa và bị lừa tối tâm mày mặt : giấy tùy thân bị tịch thu, làm việc không có thời lượng và an ninh bản thân không được bảo đảm :
« Vì nghèo nên nuốn đi bươn chải nhưng không may qua bên ấy thì vất vả quá làm việc mười mấy tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 3 giờ sáng, ăn xong lại làm khi nào mệt quá thì xin quản lý cho nghỉ nhưng mà không có ấn định tuần làm mấy ngày, ngày nào cũng như ngày nào, đêm cũng như ngày chỉ ở trong nhà không biết lúc nào là đêm, lúc nào là ngày, chỉ biết đi làm, không biết người Nga làm luật lao động ra sao …"
Theo luật lao động Nga thì đồng lương tối thiểu của một công nhân Nga không có tay nghề là 12.000 rúp (400 đô la Mỹ) và thời gian lao động mỗi tuần là 40 giờ. Tại sao các ông chủ Việt Nam lại bắt nhân viên người Việt lao động 16 giờ mỗi ngày và không có ngày nghĩ hàng tuần ?
Công nhân bị đặt trong tình trạng cá chậu chim lồng phải chăng là chủ có dụng ý không tính chuyện lâu dài mà chỉ chờ đến lúc vắt chanh xong thì bỏ vỏ ?
Chị Bùi Thị Mịa : " Từ lúc em sang ấy đến lúc về là 18 tháng lúc em xuống sân bay Việt Nam , em không có một đồng tiền trong tay…làm việc mỗi ngày 16, 17 tiếng đồng hồ ..ăn uống thì mỗi tháng được một lần rau quả tươi ..."   Là một trong số các nữ công nhân được Liên minh bài trừ nô lệ mới vận động cứu thoát, chị Thúy Liễu , quê ở Bến Tre cũng xác nhận là đã bị Victoria trấn áp cho đến lúc lên máy bay. Tiền đồng nghiệp đóng góp phụ giúp cũng bị ông chủ « Lập đen » ăn chận và ông này vẫn tiếp tục trấn áp những người còn ở lại :« Có một lần em cùng hai người bạn trốn đi …trong đó có Duy. Ông Lập đánh Duy …không cho sử dụng điện thoại … hôm qua em liên lạc với Duy mà không được…. »
Từ Nho Quan, Ninh Bình, chị Bùi Thị Mịa cho biết là sau những đợt khám xét của cảnh sát Nga, đến lần cuối cùng vì Victoria không phản ứng kịp lùa công nhân đi giấu nên chủ phải thả cho về nước nhưng với… bàn tay trắng: «Em làm việc 18 tháng , xuống đất được hai lần, một lần tiễn người về Việt Nam, một lần vì ốm đau em xin quản lý cho ra hít khí trời thì được ra một tiếng đồng hồ… 150 người thì hết 140 người bị bệnh vì ăn uống không sạch sẽ… »
Bất bình trước tình trạng lường gạt này, anh Dũng, chồng của chị Thúy Liễu nói là phải truy tố trừng phạt những kẻ « buôn người » : « Em đề nghị phải truy tố những người này về tội buôn bán người. Cái này là hành vi mua bán người chứ không phải đi lao động gì hết….. »  Nhưng người dân quê hiền lành này tuy vậy rất an phận. Họ chỉ mong các tổ chức thiện nguyện can thiệp với chính phủ Nga giúp ngăn chận tệ nạn nô lệ mới.
Theo một số nhân chứng thì sứ quán Việt Nam tại Nga rất tích cực can thiệp trợ giúp nạn nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao chỉ can thiệp khi tai tiếng đổ bể. Có một số người cho rằng do tình hình kinh tế tại Việt Nam xuống dốc trong ba năm trở lại đây nên xuất khẩu lao động là một giải pháp để tình hình xã hội tại Việt Nam bớt căng thẳng.
Trong khi đó thì tại Nga, trong cộng đồng người Việt, chỉ có người nghèo mới giúp người đồng hương trong cơn khốn cùng. Giới « đại gia » Việt Nam thì chỉ nghĩ đến tiền đầu tư của họ hơn là qua tâm đến nổi đau khổ của những công nhân cần tiền gửi về nuôi con, nuôi bố mẹ ở quê nghèo.-
Vợ chồng chết cháy để lại hai con ở VN (BBC). – Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian (RFI).  – Mồ hôi bị vắt cạn kiệt: đến Bữa ăn ca của công nhân chưa được coi trọng   –   (DĐ Công nhân).
- Vỡ mộng đổi đời (NLĐ).  – Người đẹp miền Tây “liều đời“ vẫn không thoát khổ (PLVN).
- Con đường cướp giật (NLĐ).
- Xót lòng trẻ Việt trên sóng nước Tonle Sap (LĐ).  – Xóm Việt kiều lây lất vùng biên – Bài 1: Nghèo vẫn hoàn nghèo(PLTP).
-  Nợ BHXH, BHYT, BHTN trên 94,9 tỉ đồng (LĐ).  -  BHXH Đà Nẵng dự kiến khởi kiện 30 DN, đơn vị.
-  Hàn Quốc ngừng tuyển lao động Việt Nam (LĐ).- Hơn 100 ngư dân VN bị bắt giữ tại Thái Lan (BBC).
- Trại trẻ nuôi ông Roesler ‘sắp bị thu hồi’ (BBC).  – Từ… giọt máu đào rơi rớt 1975  –   (DLB).

-Đánh thuế… bà đẻ!
(NLĐO)- Từ hôm qua tới giờ, cả công ty tôi xôn xao vì cái thông tin “đánh thuế bà đẻ” của Tổng Cục Thuế. Không xôn xao sao được khi những người thực hiện chính sách lại nhăm nhe bớt xén khoản trợ cấp còm cõi của những bà mẹ đang thất nghiệp và những đứa trẻ mới lọt lòng!

Chưa nói chuyện sai trái về mặt luật pháp mà chỉ nói đến tình người thì đó là một việc làm quá nhẫn tâm.
Về vấn đề này, một vị nguyên là quan chức Cục Thuế TPHCM đã viện dẫn luật và phân tích rất cặn kẽ: Trợ cấp thai sản là khoản bù đắp một phần thu nhập của lao động nữ khi chị em phải tạm thời rời bỏ thị trường lao động để thực hiện thiên chức làm mẹ. Khoản trợ cấp này là một trong những khoản chi từ BHXH, theo luật, nó được miễn thuế.
Trong thực tế, khoản tiền trích từ tiền lương để đóng BHXH của người lao động cũng đã được loại trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế trước đó, vậy thì hà cớ gì bây giờ Tổng Cục thuế lại “vơ vào” để đánh thuế?
Mặt khác, trợ cấp thai sản chỉ mới bù đắp được một phần chi phí nuôi bản thân và con nhỏ trong thời gian chị em nghỉ thai sản bởi có doanh nghiệp nào chịu đóng BHXH trên lương thực nhận đâu? Những ai đã từng làm mẹ đều biết rằng, người phụ nữ khi mang thai, sinh con, sức khỏe bị suy giảm. Khi nuôi con lại càng vất vả, thiếu thốn. Họ cần phải được ưu đãi, nâng đỡ để có thể vượt qua những khó khăn tạm thời này nhằm làm tốt thiên chức của mình- một thiên chức không chỉ phụng sự gia đình mà còn cho sự tồn tại của xã hội.
Chính vì vậy, mới đây Quốc hội đã nhất trí thông qua quy định sửa đổi thời gian nghỉ thai sản từ 4 tháng lên 6 tháng; trước đó, Luật BHXH cũng bỏ quy định lao động nữ chỉ được hưởng trợ cấp thai sản trong giới hạn 2 lần sinh con. Sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước là vậy; thế mà giờ đây có người, lại là một người phụ nữ định “đè đầu” những bà đẻ và những đứa trẻ sơ sinh ra để đánh thuế!
Chưa nói đến việc hiểu và áp dụng sai luật thì cái tình trong vấn đề này cũng đã bị các bậc “cha mẹ dân” vứt bỏ.
Ở đời, không có cha mẹ nào lại thất đức như vậy!
Đạo lý ở đâu trong việc “đánh thuế bà đẻ” này?

Tổng số lượt xem trang