(Dân trí) - Ngày 20/9, TAND tỉnh Quảng Nam đã tiến hành phiên tòa phúc thẩm vụ án đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa các hộ dân ở huyện Nam Trà My với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) do việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 gây nên.
Trước đó, TAND huyện Nam Trà My đã xử sơ thẩm và tuyên EVN không có trách nhiệm bồi thường cho các hộ dân nói trên vì lỗi thuộc về nguyên đơn do không chịu di dời tài sản.
Các hộ dân tại phiên tòa ngày 20/9
Trong vụ án này, có 9 hộ dân ở huyện Nam Trà My kiện dân sự đối với EVN về hành vi tích nước gây ngập làm hư hỏng tài sản, gồm: Nguyễn Ngọc Rân, Hoàng Ngọc Trác, Phạm Đức Hội, Ngô Tấn Tiến, Nguyễn Thị Đào, Bùi Viết Ảnh, Mạc Xuân Nguyên, Nguyễn Va Kin và Thái Viết Hà. Số tiền các hộ dân yêu cầu EVN bồi thường lên đến hơn 1,7 tỷ đồng.
Sau khi TAND huyện Nam Trà My tuyên EVN không phải bồi thường thiệt hại, các hộ dân đã kháng cáo lên TAND tỉnh Quảng Nam. Tại phiên phúc thẩm ngày 20/9, EVN vẫn cho rằng, việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 đã được UBND tỉnh Quảng Nam có công văn cho phép.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu BQL dự án thủy điện 3 phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản tuyệt đối cho người dân. Trường hợp chưa giải quyết dứt điểm đến khi tích nước, BQL dự án thủy điện 3 tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động, thuyết phục hoặc có kế hoạch di dời trước khi mực nước lên đến cao trình 158m; đồng thời phải có phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản của nhân dân khi tích nước.
Nhiều hộ dân cho rằng việc thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đã làm tài sản như bàn ghế, giường ngủ, gỗ... hư hỏng, tổng số tiền thiệt hại của mỗi gia đình từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 gây ngập nhà dân
Tại phiên tòa, đại diện BQL dự án thủy điện 3 của EVN không đồng ý bồi thường cho các hộ gia đình. Theo ông này, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước là có sự cho phép bằng văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam. Trước khi tích nước, thủy điện có thông báo bằng văn bản cho người dân di dời tài sản.
Mặc khác, các hộ dân không chứng minh được bằng chứng (hóa đơn chứng từ) đã mua các vật dụng sinh hoạt trong gia đình bị thiệt hại do tích nước gây ra. Vì vậy, EVN không đồng ý bồi thường thiệt.
Phía luật sư bảo vệ cho các hộ dân dẫn chứng văn bản cho tích nước của UBND tỉnh Quảng Nam chỉ yêu cầu “tích nước khi đủ điều kiện, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản, tính mạng của nhân dân”.
Luật sư còn cho rằng, việc cho thuê đất của UBND tỉnh Quảng Nam đối với EVN để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 cũng không đúng vì đất đai, tài sản sinh hoạt của người dân vẫn còn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ và vì UBND huyện Nam Trà My, Bắc Trà My chưa ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân riêng lẻ. Vì vậy, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây thiệt hại cho tài sản người dân thì EVN phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản cho các hộ dân.
HĐXX cho rằng, các hộ dân không đưa ra được chứng cứ gì mới nên giữ nguyên bản án sơ thẩm do TAND huyện Nam Trà My đã tuyên trước đó và bác kháng cáo.
Người dân thua kiện vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập
Sẽ kháng cáo lên tòa án tối caoTuổi Trẻ
Phúc thẩm vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập nhà dânThanh Niên
EVN lại hầu tòa vụ Thủy điện Sông Tranh 2Tin tức 24h
- EVN lại hầu tòa vụ Thủy điện Sông Tranh 2 (KP). - Phúc thẩm vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập nhà dân (TN). - Dân vùng động đất “chê” nhà của EVN xây (KP).
-Dân kiện huyện và EVN: 'Kiện củ khoai'?- - Ông Mạc Xuân Nguyên, một trong 7 hộ dân khởi kiện hành chính UBND huyện Nam Trà My và kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại bảo rằng ông sẵn sàng bán hết gia sản còn lại để đeo đuổi đến cùng vụ kiện.
Toàn cảnh phiên toà xét xử người dân đi kiện UBND huyện Nam Trà My.
Vụ 7/18 hộ dân ở thôn 6, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) khởi kiện hành chính UBND huyện và tập đoàn điện lực VN (EVN) được nhiều người quan tâm.
Long đong phận người
Lật giờ ký ức của mình, ông Hoàng Ngọc Trác cũng như 18 hộ dân nơi miền rừng Trà Dơn này vẫn chưa quên ký ức kinh hoàng những ngày đầu lên lập làng định cư tại nơi thâm sơn cùng cốc này.
“Những năm 76-77, ai ở dưới đồng bằng nghe nói lên Trà Dơn - Tắk Pỏ là rùng mình. Bởi đây là vùng rừng núi heo hút. Chỉ có một số anh em công nhân sau khi hoàn thành mở con đường từ Trà My lên Tắk-pỏ quyết định ở lại Trà Dơn lập nghiệp…” - ông Trác nhớ lại.
Thôn 6 xã Trà Dơn bây giờ là ngôi làng của những công nhân mở đường sau giải phóng ở lại. Trong ký ức mờ xa, ông Trác bảo hồi đó bất kể ai lên đây cũng đều dính sốt rét. Nhiều người không trụ nổi đã bỏ về. Thậm chí có người bỏ mạng vì lam sơn chướng khí, đến bây giờ chỉ còn lại hơn 20 hộ bám trụ lập làng.
“Cái tên làng Nước Xa là do bà con tui ở đây đặt. Làng nằm bên con suối và xa vời vợi với đồng bằng. Cách đây hơn 20 năm, ai dưới đồng bằng nói lên Nước Xa là lè lưỡi lắc đầu. Hồi đó khổ lắm, người chết vì sốt rét không kịp đưa đi cấp cứu nhiều vô kể. Nhưng dần rồi cũng qua…” - ông Phạm Đức kể.
Còn bà Trương Thị Thương thì kể những ngày gian khó ngay tại toà mà như khóc: “Hồi đó chẳng thấy ai lên đây giành đất. Giữa rừng núi anh em công nhân ở lại phải tự lo cái ăn, rồi chống chọi với bệnh tật, khai hoang đất đai để lập làng đến nay đã hơn 30 năm. Rứa mà đùng một cái, ruộng vườn, nhà cửa chưa kịp di dời đã bị thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm. Hỏi răng không đau, không xót…”.
“Có ai hiểu cái giá của anh em công nhân khi xây dựng xong tuyến đường Trà My-Tắk Pỏ tình nguyện ở lại lập làng những năm sau giải phóng? Máu, mồ hôi và nước mắt mấy chục năm trờ mới dựng nên được cơ nghiệp. Anh em tụi tui cứ nghĩ chắc là yên phận giữa chốn sơn cùng thuỷ tận này. Ai ngờ cuối cùng mất đất, mất nhà…” - ông Phạm Đức kể giữa toà mà như khóc.
'Con kiến đi kiện củ khoai'
Không chấp nhận mất đất, mất nhà khi chưa kịp di chuyển đã bị nước lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm vào cuối năm 2011, 18 hộ dân gồng gánh kéo nhau lên núi tá túc và đồng loạt gửi đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền địa phương.
Sau nhiều lần giải quyết, 11 hộ dân đã chấp nhận tiền đền bù. Còn lại 7 hộ dân không chấp nhận và họ đã cùng nhau đệ đơn ra toà khởi kiện UBND huyện Nam Trà My và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong 7 hộ dân nộp đơn ra toà khởi kiện có 7 vụ kiện hành chính đối với UBND huyện Nam Trà My và 7 vụ kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại do tích nước lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 gây thiệt hại tài sản.
Ông Mạc Xuân Nguyên, một trong 7 hộ dân khởi kiện hành chính UBND huyện Nam Trà My và kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại bảo rằng ông sẵn sàng bán hết gia sản còn lại để đeo đuổi đến cùng vụ kiện.
Qua hai tuần xét xử từ ngày 9-7 đến 17-7, Hội đồng xét xử tuyên buộc UBND huyện Nam Trà My phải có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi đất và áp giá bồi thường theo đúng quy định hiện hành.
Trong những ngày tới, TAND huyện Nam Trà My tiếp tục xét xử 8/9 vụ án của 9 hộ dân khởi kiện yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam đền bù thiệt hại tài sản vì đã tích nước hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 gây hư hỏng toàn bộ tài sản của người dân
Trước đó, vào chiều 10/7, TAND huyện Nam Trà My đã xét xử vụ án tranh chấp dân sự giữa hộ gia đình ông Hoàng Ngọc Trác kiện EVN bồi thường hơn 138 triệu đồng vì đã làm ngập nhà, gây thiệt hại tài sản…
Kết thúc phiên xử, HĐXX tuyên EVN không có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 138 triệu đồng cho hộ gia đình ông Trác vì lỗi này thuộc về nguyên đơn do không chịu di dời tài sản.
Luật sư Bùi Bá Dũng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân khởi kiện EVN cho rằng các cơ quan chức năng cần phải xem xét, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự chủ đầu tư thuỷ điện Sông Tranh 2 vì đã tích nước gây thiệt hại tài sản với tội danh: huỷ hoại tài sản công dân.
Tuy nhiên, yêu cầu của luật sư đã bị Hội đồng xét xử bác vì cho rằng không có cơ sở để xem xét.
“Chúng tôi sẽ chống án và tiếp tục hành trình đi tìm công lý ở toà cấp cao hơn…” - ông Trác nói.
Còn ông Nguyên cho hay: “Chúng tôi có thể mất tất cả, nhưng với vụ kiện đòi quyền và lợi ích hợp pháp này sẽ kiên quyết đeo đuổi đến cùng…”.
-Dân kiện huyện và EVN: 'Kiện củ khoai'?
-Vụ dân kiện EVN và chính quyền: Thách tòa thụ lý? (Đất Việt) “Họ là những công dân không nghiêm túc”, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, trả lời báo chí sau cuộc họp giữa các cơ quan tỉnh với ban quản lý dự án Thủy điện 3 của EVN để giải quyết vụ 18 hộ dân kiện UBND huyện Nam Trà My và EVN ra tòa.
- 'Ông lớn' EVN bị 'dính' vào kiện tụng
Chính quyền huyện Nam Trà My và EVN bị kiện vì không ra quyết định thu hồi đất từng hộ dân; tích nước làm ngập toàn bộ đất đai, nhà cửa và các công trình khác của dân.
Cuộc họp do UBND tỉnh chủ trì còn có đại diện Công an, Thanh tra Nhà nước, Sở TN-MT, TAND, VKSND, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, đại diện lãnh đạo UBND huyện Nam Trà My. Đầu giờ sáng, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu cho phép báo chí vào theo dõi buổi làm việc. Tuy nhiên, sau đó ông Quang "mời" tất cả ra ngoài với lý do “họp nội bộ”.
Như Đất Việt phản ánh, 18 hộ dân thôn 6, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã kiện hai cơ quan trên ra tòa. Cả 2 vụ kiện là tích hợp của nhiều bức xúc, trong đó có việc hoạt động sản xuất bị “treo” 5 năm trời do bị kiểm kê xây dựng Thủy điện Sông Tranh 2.
”Ra tòa là cùng chết”
Kết thúc cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Quang cho biết, nội dung cuộc họp là đề nghị TAND huyện Nam Trà My phải tổ chức một buổi để UBND huyện gặp gỡ 18 hộ dân này đối thoại lần cuối trước khi ra tòa. Người dân có khó khăn gì đề xuất với UBND huyện Nam Trà My để đề nghị với EVN hỗ trợ thêm.
Bình luận về vụ 18 hộ dân kiện UBND huyện Nam Trà My ra tòa án huyện này, ông Nguyễn Ngọc Quang nói: Nếu tòa án xử 18 hộ dân này thắng kiện, buộc UBND huyện Nam Trà My ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân thì người dân sẽ không nhận được đồng bồi thường nào". Theo ông Quang, lý do là người dân không chứng minh được bằng sổ đỏ. “Mấy cái giấy viết tay lăng nhăng mua bán qua lại đó không có giá trị pháp lý gì cả”, ông Quang nói, “UBND huyện Nam Trà My phải gặp những hộ dân này lần cuối để thương lượng, không ai lôi ai ra tòa cả, ra tòa là cùng chết! 7,1 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ cho 18 hộ dân này đã được bỏ vào ngân hàng. UBND tỉnh Quảng Nam xin thêm tiền của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 (EVN) để hỗ trợ thêm cho người dân”, ông Quang cho biết.
Bảo tòa bác đơn kiện EVN?
Trong lúc người dân đang khiếu kiện, bất ngờ Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm ngập toàn bộ nhà cửa, tài sản của họ. UBND tỉnh Quảng Nam có ý kiến với chủ đầu tư dự án là EVN thế nào? Ông Nguyễn Ngọc Quang trả lời: “Không có. Không nên dựa vào các ông đó (18 hộ dân - PV) để làm hỏng việc lớn. EVN không liên quan gì ở đây, tại sao cứ lôi EVN vào? Cái này là của UBND tỉnh Quảng Nam, dân của Quảng Nam, EVN lởm xởm gì vào đây (?!)”.
Theo ông Quang, việc người dân “lôi” EVN vào vào vụ kiện này là sai hoàn toàn. Dự án Thủ tướng đã phê duyệt yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chấp hành. Đền bù, giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ của UBND tỉnh Quảng Nam. Ông Quang cho biết cũng đã thường xuyên kiểm tra việc di dời của 1.046 hộ dân ngay từ năm 2005. “Chứ đâu phải tôi mới đánh bùm một phát mời mấy ông (18 hộ dân - PV) đi ngay đâu? Tại sao 1.046 hộ dân đi hết, còn lại 18 hộ không có nhà, không có cửa lại đi bảo chiếm đất”, ông nói.
“Chốt” lại buổi đối thoại chóng vánh với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: “Thủy điện mà không tích nước thì làm thủy điện có ý nghĩa gì. Tôi bảo TAND huyện Nam Trà My bác đơn kiện EVN của 18 hộ dân này vì kiện không có lý. Nếu kiện EVN tích nước là sai".
Hồng Sơn
@ -Vụ dân kiện EVN và chính quyền: Thách tòa thụ lý?
--Nhà 'đại hạ giá' ở TP HCM sẽ rơi vào tay 'giới lắm tiền' Hà Nội? Với hàng loạt quy định rất khắt khe, nhà 'đại hạ giá' ở TP HCM nguy cơ chỉ rơi vào tay giới đầu tư lắm tiền ở Hà Nội.
-Đại gia Việt ‘sắm’ 10 máy bay… ‘đọ giàu’ với bầu Đức?
-Tràn lan phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dỏm
--Tướng Nhanh 'chê' phương án đổi giờ của HN
--Quy hoạch một nơi, xây trạm một nẻo
-Làm dân thiệt, lấy ngân sách bồi thường
-Cần phân loại các trường đại học
--Di dời bãi rác – có hết ô nhiễm môi trường?
--Hãi hùng bánh mỳ ‘chửi tóe lửa’ ở Giáp Bát
--Hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp – Góc nhìn từ người trong cuộc (Tamnhin.net) - Sự phát triển các tiềm năng và tự do cá nhân; sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; sự đồng thuận, dân chủ và gắn kết về xã hội trong một thế giới ngày càng “phẳng” hơn và hòa hợp, thân thiện với môi trường hơn đang và sẽ ngày càng được coi là 3 trụ cột chủ yếu của văn minh nhân loại đương đại.
-Đường dây cáp bỗng nhiên… ‘có chửa’ giữa lòng Hà Nội Người có chửa thì thường, song những đường dây cáp bỗng dưng chửa tướng lên là một điều thật kỳ quặc.
--10 khách sạn ma quái nhất thế giới
Trước đó, TAND huyện Nam Trà My đã xử sơ thẩm và tuyên EVN không có trách nhiệm bồi thường cho các hộ dân nói trên vì lỗi thuộc về nguyên đơn do không chịu di dời tài sản.
Các hộ dân tại phiên tòa ngày 20/9
Trong vụ án này, có 9 hộ dân ở huyện Nam Trà My kiện dân sự đối với EVN về hành vi tích nước gây ngập làm hư hỏng tài sản, gồm: Nguyễn Ngọc Rân, Hoàng Ngọc Trác, Phạm Đức Hội, Ngô Tấn Tiến, Nguyễn Thị Đào, Bùi Viết Ảnh, Mạc Xuân Nguyên, Nguyễn Va Kin và Thái Viết Hà. Số tiền các hộ dân yêu cầu EVN bồi thường lên đến hơn 1,7 tỷ đồng.
Sau khi TAND huyện Nam Trà My tuyên EVN không phải bồi thường thiệt hại, các hộ dân đã kháng cáo lên TAND tỉnh Quảng Nam. Tại phiên phúc thẩm ngày 20/9, EVN vẫn cho rằng, việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 đã được UBND tỉnh Quảng Nam có công văn cho phép.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu BQL dự án thủy điện 3 phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản tuyệt đối cho người dân. Trường hợp chưa giải quyết dứt điểm đến khi tích nước, BQL dự án thủy điện 3 tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động, thuyết phục hoặc có kế hoạch di dời trước khi mực nước lên đến cao trình 158m; đồng thời phải có phương án bảo vệ, đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng và tài sản của nhân dân khi tích nước.
Nhiều hộ dân cho rằng việc thủy điện Sông Tranh 2 tích nước đã làm tài sản như bàn ghế, giường ngủ, gỗ... hư hỏng, tổng số tiền thiệt hại của mỗi gia đình từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Việc tích nước của thủy điện Sông Tranh 2 gây ngập nhà dân
Tại phiên tòa, đại diện BQL dự án thủy điện 3 của EVN không đồng ý bồi thường cho các hộ gia đình. Theo ông này, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước là có sự cho phép bằng văn bản của UBND tỉnh Quảng Nam. Trước khi tích nước, thủy điện có thông báo bằng văn bản cho người dân di dời tài sản.
Mặc khác, các hộ dân không chứng minh được bằng chứng (hóa đơn chứng từ) đã mua các vật dụng sinh hoạt trong gia đình bị thiệt hại do tích nước gây ra. Vì vậy, EVN không đồng ý bồi thường thiệt.
Phía luật sư bảo vệ cho các hộ dân dẫn chứng văn bản cho tích nước của UBND tỉnh Quảng Nam chỉ yêu cầu “tích nước khi đủ điều kiện, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tài sản, tính mạng của nhân dân”.
Luật sư còn cho rằng, việc cho thuê đất của UBND tỉnh Quảng Nam đối với EVN để xây dựng thủy điện Sông Tranh 2 cũng không đúng vì đất đai, tài sản sinh hoạt của người dân vẫn còn hợp pháp và được pháp luật bảo vệ và vì UBND huyện Nam Trà My, Bắc Trà My chưa ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân riêng lẻ. Vì vậy, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây thiệt hại cho tài sản người dân thì EVN phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản cho các hộ dân.
HĐXX cho rằng, các hộ dân không đưa ra được chứng cứ gì mới nên giữ nguyên bản án sơ thẩm do TAND huyện Nam Trà My đã tuyên trước đó và bác kháng cáo.
Người dân thua kiện vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập
Sẽ kháng cáo lên tòa án tối caoTuổi Trẻ
Phúc thẩm vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập nhà dânThanh Niên
EVN lại hầu tòa vụ Thủy điện Sông Tranh 2Tin tức 24h
- EVN lại hầu tòa vụ Thủy điện Sông Tranh 2 (KP). - Phúc thẩm vụ thủy điện Sông Tranh 2 tích nước gây ngập nhà dân (TN). - Dân vùng động đất “chê” nhà của EVN xây (KP).
-Dân kiện huyện và EVN: 'Kiện củ khoai'?- - Ông Mạc Xuân Nguyên, một trong 7 hộ dân khởi kiện hành chính UBND huyện Nam Trà My và kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại bảo rằng ông sẵn sàng bán hết gia sản còn lại để đeo đuổi đến cùng vụ kiện.
Toàn cảnh phiên toà xét xử người dân đi kiện UBND huyện Nam Trà My.
Vụ 7/18 hộ dân ở thôn 6, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) khởi kiện hành chính UBND huyện và tập đoàn điện lực VN (EVN) được nhiều người quan tâm.
Long đong phận người
Lật giờ ký ức của mình, ông Hoàng Ngọc Trác cũng như 18 hộ dân nơi miền rừng Trà Dơn này vẫn chưa quên ký ức kinh hoàng những ngày đầu lên lập làng định cư tại nơi thâm sơn cùng cốc này.
“Những năm 76-77, ai ở dưới đồng bằng nghe nói lên Trà Dơn - Tắk Pỏ là rùng mình. Bởi đây là vùng rừng núi heo hút. Chỉ có một số anh em công nhân sau khi hoàn thành mở con đường từ Trà My lên Tắk-pỏ quyết định ở lại Trà Dơn lập nghiệp…” - ông Trác nhớ lại.
Thôn 6 xã Trà Dơn bây giờ là ngôi làng của những công nhân mở đường sau giải phóng ở lại. Trong ký ức mờ xa, ông Trác bảo hồi đó bất kể ai lên đây cũng đều dính sốt rét. Nhiều người không trụ nổi đã bỏ về. Thậm chí có người bỏ mạng vì lam sơn chướng khí, đến bây giờ chỉ còn lại hơn 20 hộ bám trụ lập làng.
“Cái tên làng Nước Xa là do bà con tui ở đây đặt. Làng nằm bên con suối và xa vời vợi với đồng bằng. Cách đây hơn 20 năm, ai dưới đồng bằng nói lên Nước Xa là lè lưỡi lắc đầu. Hồi đó khổ lắm, người chết vì sốt rét không kịp đưa đi cấp cứu nhiều vô kể. Nhưng dần rồi cũng qua…” - ông Phạm Đức kể.
Còn bà Trương Thị Thương thì kể những ngày gian khó ngay tại toà mà như khóc: “Hồi đó chẳng thấy ai lên đây giành đất. Giữa rừng núi anh em công nhân ở lại phải tự lo cái ăn, rồi chống chọi với bệnh tật, khai hoang đất đai để lập làng đến nay đã hơn 30 năm. Rứa mà đùng một cái, ruộng vườn, nhà cửa chưa kịp di dời đã bị thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm. Hỏi răng không đau, không xót…”.
“Có ai hiểu cái giá của anh em công nhân khi xây dựng xong tuyến đường Trà My-Tắk Pỏ tình nguyện ở lại lập làng những năm sau giải phóng? Máu, mồ hôi và nước mắt mấy chục năm trờ mới dựng nên được cơ nghiệp. Anh em tụi tui cứ nghĩ chắc là yên phận giữa chốn sơn cùng thuỷ tận này. Ai ngờ cuối cùng mất đất, mất nhà…” - ông Phạm Đức kể giữa toà mà như khóc.
'Con kiến đi kiện củ khoai'
Không chấp nhận mất đất, mất nhà khi chưa kịp di chuyển đã bị nước lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 nhấn chìm vào cuối năm 2011, 18 hộ dân gồng gánh kéo nhau lên núi tá túc và đồng loạt gửi đơn khiếu nại đến các cấp chính quyền địa phương.
Sau nhiều lần giải quyết, 11 hộ dân đã chấp nhận tiền đền bù. Còn lại 7 hộ dân không chấp nhận và họ đã cùng nhau đệ đơn ra toà khởi kiện UBND huyện Nam Trà My và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong 7 hộ dân nộp đơn ra toà khởi kiện có 7 vụ kiện hành chính đối với UBND huyện Nam Trà My và 7 vụ kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại do tích nước lòng hồ thuỷ điện Sông Tranh 2 gây thiệt hại tài sản.
Ông Mạc Xuân Nguyên, một trong 7 hộ dân khởi kiện hành chính UBND huyện Nam Trà My và kiện đòi EVN bồi thường thiệt hại bảo rằng ông sẵn sàng bán hết gia sản còn lại để đeo đuổi đến cùng vụ kiện.
Qua hai tuần xét xử từ ngày 9-7 đến 17-7, Hội đồng xét xử tuyên buộc UBND huyện Nam Trà My phải có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi đất và áp giá bồi thường theo đúng quy định hiện hành.
Trong những ngày tới, TAND huyện Nam Trà My tiếp tục xét xử 8/9 vụ án của 9 hộ dân khởi kiện yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam đền bù thiệt hại tài sản vì đã tích nước hồ chứa thuỷ điện Sông Tranh 2 gây hư hỏng toàn bộ tài sản của người dân
Trước đó, vào chiều 10/7, TAND huyện Nam Trà My đã xét xử vụ án tranh chấp dân sự giữa hộ gia đình ông Hoàng Ngọc Trác kiện EVN bồi thường hơn 138 triệu đồng vì đã làm ngập nhà, gây thiệt hại tài sản…
Kết thúc phiên xử, HĐXX tuyên EVN không có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 138 triệu đồng cho hộ gia đình ông Trác vì lỗi này thuộc về nguyên đơn do không chịu di dời tài sản.
Luật sư Bùi Bá Dũng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các hộ dân khởi kiện EVN cho rằng các cơ quan chức năng cần phải xem xét, củng cố hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự chủ đầu tư thuỷ điện Sông Tranh 2 vì đã tích nước gây thiệt hại tài sản với tội danh: huỷ hoại tài sản công dân.
Tuy nhiên, yêu cầu của luật sư đã bị Hội đồng xét xử bác vì cho rằng không có cơ sở để xem xét.
“Chúng tôi sẽ chống án và tiếp tục hành trình đi tìm công lý ở toà cấp cao hơn…” - ông Trác nói.
Còn ông Nguyên cho hay: “Chúng tôi có thể mất tất cả, nhưng với vụ kiện đòi quyền và lợi ích hợp pháp này sẽ kiên quyết đeo đuổi đến cùng…”.
-Dân kiện huyện và EVN: 'Kiện củ khoai'?
-Vụ dân kiện EVN và chính quyền: Thách tòa thụ lý? (Đất Việt) “Họ là những công dân không nghiêm túc”, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Nam, trả lời báo chí sau cuộc họp giữa các cơ quan tỉnh với ban quản lý dự án Thủy điện 3 của EVN để giải quyết vụ 18 hộ dân kiện UBND huyện Nam Trà My và EVN ra tòa.
- 'Ông lớn' EVN bị 'dính' vào kiện tụng
Chính quyền huyện Nam Trà My và EVN bị kiện vì không ra quyết định thu hồi đất từng hộ dân; tích nước làm ngập toàn bộ đất đai, nhà cửa và các công trình khác của dân.
Cuộc họp do UBND tỉnh chủ trì còn có đại diện Công an, Thanh tra Nhà nước, Sở TN-MT, TAND, VKSND, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, đại diện lãnh đạo UBND huyện Nam Trà My. Đầu giờ sáng, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Văn Thu cho phép báo chí vào theo dõi buổi làm việc. Tuy nhiên, sau đó ông Quang "mời" tất cả ra ngoài với lý do “họp nội bộ”.
Như Đất Việt phản ánh, 18 hộ dân thôn 6, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã kiện hai cơ quan trên ra tòa. Cả 2 vụ kiện là tích hợp của nhiều bức xúc, trong đó có việc hoạt động sản xuất bị “treo” 5 năm trời do bị kiểm kê xây dựng Thủy điện Sông Tranh 2.
”Ra tòa là cùng chết”
Kết thúc cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Quang cho biết, nội dung cuộc họp là đề nghị TAND huyện Nam Trà My phải tổ chức một buổi để UBND huyện gặp gỡ 18 hộ dân này đối thoại lần cuối trước khi ra tòa. Người dân có khó khăn gì đề xuất với UBND huyện Nam Trà My để đề nghị với EVN hỗ trợ thêm.
Bình luận về vụ 18 hộ dân kiện UBND huyện Nam Trà My ra tòa án huyện này, ông Nguyễn Ngọc Quang nói: Nếu tòa án xử 18 hộ dân này thắng kiện, buộc UBND huyện Nam Trà My ra quyết định thu hồi đất của từng hộ dân thì người dân sẽ không nhận được đồng bồi thường nào". Theo ông Quang, lý do là người dân không chứng minh được bằng sổ đỏ. “Mấy cái giấy viết tay lăng nhăng mua bán qua lại đó không có giá trị pháp lý gì cả”, ông Quang nói, “UBND huyện Nam Trà My phải gặp những hộ dân này lần cuối để thương lượng, không ai lôi ai ra tòa cả, ra tòa là cùng chết! 7,1 tỷ đồng bồi thường, hỗ trợ cho 18 hộ dân này đã được bỏ vào ngân hàng. UBND tỉnh Quảng Nam xin thêm tiền của Ban Quản lý dự án thủy điện 3 (EVN) để hỗ trợ thêm cho người dân”, ông Quang cho biết.
Bảo tòa bác đơn kiện EVN?
Trong lúc người dân đang khiếu kiện, bất ngờ Thủy điện Sông Tranh 2 tích nước làm ngập toàn bộ nhà cửa, tài sản của họ. UBND tỉnh Quảng Nam có ý kiến với chủ đầu tư dự án là EVN thế nào? Ông Nguyễn Ngọc Quang trả lời: “Không có. Không nên dựa vào các ông đó (18 hộ dân - PV) để làm hỏng việc lớn. EVN không liên quan gì ở đây, tại sao cứ lôi EVN vào? Cái này là của UBND tỉnh Quảng Nam, dân của Quảng Nam, EVN lởm xởm gì vào đây (?!)”.
Theo ông Quang, việc người dân “lôi” EVN vào vào vụ kiện này là sai hoàn toàn. Dự án Thủ tướng đã phê duyệt yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chấp hành. Đền bù, giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ của UBND tỉnh Quảng Nam. Ông Quang cho biết cũng đã thường xuyên kiểm tra việc di dời của 1.046 hộ dân ngay từ năm 2005. “Chứ đâu phải tôi mới đánh bùm một phát mời mấy ông (18 hộ dân - PV) đi ngay đâu? Tại sao 1.046 hộ dân đi hết, còn lại 18 hộ không có nhà, không có cửa lại đi bảo chiếm đất”, ông nói.
“Chốt” lại buổi đối thoại chóng vánh với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Quang khẳng định: “Thủy điện mà không tích nước thì làm thủy điện có ý nghĩa gì. Tôi bảo TAND huyện Nam Trà My bác đơn kiện EVN của 18 hộ dân này vì kiện không có lý. Nếu kiện EVN tích nước là sai".
Hồng Sơn
@ -Vụ dân kiện EVN và chính quyền: Thách tòa thụ lý?
--Nhà 'đại hạ giá' ở TP HCM sẽ rơi vào tay 'giới lắm tiền' Hà Nội? Với hàng loạt quy định rất khắt khe, nhà 'đại hạ giá' ở TP HCM nguy cơ chỉ rơi vào tay giới đầu tư lắm tiền ở Hà Nội.
-Đại gia Việt ‘sắm’ 10 máy bay… ‘đọ giàu’ với bầu Đức?
-Tràn lan phân bón, thuốc bảo vệ thực vật dỏm
--Tướng Nhanh 'chê' phương án đổi giờ của HN
--Quy hoạch một nơi, xây trạm một nẻo
-Làm dân thiệt, lấy ngân sách bồi thường
-Cần phân loại các trường đại học
--Di dời bãi rác – có hết ô nhiễm môi trường?
--Hãi hùng bánh mỳ ‘chửi tóe lửa’ ở Giáp Bát
--Hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp – Góc nhìn từ người trong cuộc (Tamnhin.net) - Sự phát triển các tiềm năng và tự do cá nhân; sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; sự đồng thuận, dân chủ và gắn kết về xã hội trong một thế giới ngày càng “phẳng” hơn và hòa hợp, thân thiện với môi trường hơn đang và sẽ ngày càng được coi là 3 trụ cột chủ yếu của văn minh nhân loại đương đại.
-Đường dây cáp bỗng nhiên… ‘có chửa’ giữa lòng Hà Nội Người có chửa thì thường, song những đường dây cáp bỗng dưng chửa tướng lên là một điều thật kỳ quặc.
--10 khách sạn ma quái nhất thế giới