Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng

--Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng 

Đại hội mới nhất của đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt sau hai tuần họp mà không có biện pháp trực tiếp nhắm vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật từng gặp nhiều phê phán, và vị trí của ông này dường như vẫn vững trong một tương lai gần.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chịu nhiều áp lực khi vào biểu quyết ở Trung ương đảng vì các vụ tai tiếng liên quan đến các tập đoàn nhà nước và tăng trưởng kinh tế chậm chạp.

Trước đó, nhiều nhà phân tích đồn đoán ông Dũng có thể bị ép từ chức trong đại hội lần này.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc bài diễn văn trên truyền hình hôm thứ Hai cho biết đảng thành khẩn nhìn nhận các sai sót liên quan đến tham nhũng của một số đảng viên, nhưng ông không đi sâu ở điểm này. Lập luận của ông có vẻ như trách cứ ông Dũng, nhưng không đưa ra biện pháp trực tiếp như một số đảng viên lãnh đạo mong đợi.

Ông Dũng lên nhậm chức năm 2006 giữa những hy vọng ông sẽ tiến hành các cải cách kinh tế và chính trị. Nhưng các hy vọng đó phai nhạt trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Trên các trang blog, ông Dũng bị chỉ trích về lạm quyền và tham nhũng, và gặp áp lực phải trấn áp các xí nghiệp quốc doanh mắc nợ rất nhiều các ngân hàng đang lung lay.

Thời gian cầm quyền của ông Dũng có những cuộc truy quét ráo riết những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động dân chủ, nhiều người thuộc diện này đã bị giam cầm.

Nguồn: AP, Wall Street Journal, Channel News Asia- - Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận thất bại chống tham nhũng (VOA). 

Ðảng CSVN kết thúc hội nghị trung ương 6: Không ai bị kỷ luật

Nguoi Viet Online


Hội nghị lần thứ 6 của ban chấp hành trung ương đảng CSVN khóa XI vừa bế mạc hôm Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012, sau 2 tuần lễ họp kín mà không đạt được kết quả cụ thể nào như dư luận mong đợi.

Lần đầu tiên?! (Lời thú nhận muộn màng):  Bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (VNN 15-10-12) -- "Lần đầu tiên, Trung ương tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng." tức là thú nhận: Cho đến nay, xuyên suốt lịch sử Đảng, chưa bao giờ "Trung ương tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn trong không khí dân chủ, thẳng thắn và xây dựng" cả ! Phát biểu của Tổng Bí thư bế mạc Hội nghị TƯ 6 (VNN 15-10-12) Câu then chốt: "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị Một đồng chí nào?  Không nói tên thì có phải là Bộ Chính Trị cố tình giấu giếmbao che, chẳng sòng phẳng với nhân dân đó hay sao? "Thẳng thắn", "chân thành" là như thế ư? [Có lẽ lời giải thích nằm ở câu này: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc.. thương yêu đồng chí"  Ha Ha ha!  Tất cả đều vì Tình Yêu! LOVE! AMOUR! AMORE!]
Báo nước ngoài: Vietnam PM escapes punishment despite censure (AFP 15-10-12) Vietnam Communist Party chief admits corruption failings, doesn’t directly censure PM (AP WP 15-10-12) --  Bad reviews for Vietnam’s one-man show (Bangkok Post 15-10-12) Vietnam’s Communist Party Admits Mistakes as Dung Stays in Power (Bloomberg 15-10-12)Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: bất ngờ và không bất ngờ (RFA 15-10-12)
Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp (BBC 15-10-12) ◄ Nguyễn Giang

BBCVietnamese.com

Sau hai tuần họp kín, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đọc diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6, công bố sự thắng lợi của tinh thần ‘tập thể đóng cửa bảo nhau’ trong vụ đề nghị nhưng không kỷ luật ‘một ủy viên Bộ Chính trị’.

GS Nguyễn Phú Trọng thể hiện uy thế lãnh đạo tại Hội nghị

GS Nguyễn Phú Trọng thể hiện uy thế lãnh đạo tại Hội nghị

Nhưng dù đã nâng cao uy tín của chính mình qua kỳ họp gay go, Giáo sư Trọng chưa tạo ra đột phá hay chỉ ra được hướng đi lớn cho các vấn đề trọng đại hơn của đất nước.

Năm điều đã đạt

1. Dư luận hẳn thở phào sau khi chờ đợi hai tuần họp kín, Trung ương Đảng cầm quyền tại Việt Nam cuối cùng cũng đã ra được thông cáo bế mạc và bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng được truyền hình cho toàn dân xem.

Chỉ riêng đây cũng đã là một thành công: thành công của sự trở lại bình thường vì trừ Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên, việc họp kín dài ngày không phải là thông lệ của chính trị trong khối Asean mà Việt Nam là thành viên cũng đã lâu.

Điểm nhấn của thành công này là lời ‘thành thật nhận lỗi trước toàn Đảng, toàn dân’ vì những sai lầm nghiêm trọng làm kinh tế ảm đạm, doanh nghiệp lao đao, nồi cơm của hàng triệu người bị bể chỉ trong vài năm qua.

Rõ ràng là Giáo sư Trọng phải là người có dũng khí, bản lĩnh chính trị cao và làm chủ hoàn toàn nghị trình của Hội nghị 6 mới cho ra được lời xin lỗi đó.

“Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”

Vận hành giữa các hạn chế của bộ máy nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ là nhà lãnh đạo khôn khéo và nhất quán hơn hẳn hai ba đời tổng bí thư trước và đây là điều đáng mừng cho Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Điều thứ nhì thể hiện quyết tâm xử lý các vụ việc trong ngành ngân hàng gây chấn động cả nước thời gian qua là việc nêu đích danh các nhân vật từ Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lý Xuân Hải, Dương Chí Dũng… trong thông báo của Trung ương, điều ít xảy ra từ trước tới nay trong các văn kiện, văn bản của Đảng Cộng sản khi nói về các vụ án cao cấp.

3. Với câu “điều chỉnh hành vi của gia đình, vợ con và người thân”, Hội nghị cũng gián tiếp xác nhận nạn bè phái, bảo kê chính trị, con ông cháu cha không chỉ còn là một thông lệ xã hội mà đã trở nên tệ nạn mang tính lũng đoạn kinh tế và chính trị Việt Nam ở mức cao nhất, tức là trong chính các Ủy viên Trung ương Đảng.

4. Về công tác cán bộ, điều đạt được là nêu ra một loạt chuẩn về quy hoạch nhân sự mới, ‘mỗi chức danh có thể quy hoạch vài ba người, một người có thể quy hoạch vào bài ba chức danh” và đạt ra ba độ tuổi để đảm bảo tính liên tục cho nhân sự Ban Chấp hành Trung ương.

 

Hình từ một kỳ họp khác: Đảng đang rút ra bài học nhân sự

Hình từ một kỳ họp khác: Đảng đang rút ra bài học nhân sự

Hiện nay chưa rõ điều này sẽ có tác động thế nào đến sự cải thiện chất lượng cán bộ cho bộ máy và thậm chí có làm tăng con số vụ chạy chức chạy quyền hay không, nhưng về mặt nội bộ, ít ra ngôn ngữ của Hội nghị cho thấy một sự linh hoạt hơn, thậm chí dân chủ nội bộ được nới rộng ít nhiều.

5. Điều đạt được nữa, ít ra là trên lý thuyết, chính là việc xác nhận công khai ý tưởng đã được nói đến từ lâu rằng các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty của nhà nước phải được cấu trúc lại theo mô hình công ty mẹ – công ty con và chúng phải được kiểm toán hàng năm.

Con số các doanh nghiệp nhà nước cũng được giảm từ 5.374 xuống còn 1.060 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Năm điều chưa xong

Nhưng căn cứ vào những gì được nêu ra cuối ngày 15/10 tại Hà Nội, Hội nghị Trung ương còn khá nhiều điều chưa đạt.

1. Thứ nhất là dù họp nội bộ căng thẳng, Đảng vẫn phải nêu ra ‘các thế lực thù địch, phá hoại’ làm lý do để nêu cao ‘tình đồng chí’ trong vụ đề nghị xử lý kỷ luật nội bộ đã nêu chức danh, chỉ thiếu nêu tên của một ủy viên Bộ Chính trị.

Trên thực tế, từ nhiều năm qua, chưa có thế lực bên ngoài nào phá hoại tới mức làm sụt cả tăng trưởng kinh tế hoặc gây ra các vấn đề chính thông báo nêu ra, từ khủng hoảng ngân hàng, nợ xấu, tai nạn giao thông đến tệ nạn xã hội.

Những thông tin công kích cá nhân lãnh đạo thời gian qua cũng xuất phát từ nội bộ, không phải từ đài báo nước ngoài hay những tổ chức của người Việt ở hải ngoại vốn phần lớn thiếu tin trong nước.

Quán tính ‘đổ tại’ cho bên ngoài phần nào thể hiện não trạng ít chịu trách nhiệm về chính mình và đây mới chính là điểm khó làm cho Đảng tự cải tổ.

2. Thông báo bế mạc Hội nghị viết, “Bộ Chính trị cũng đã gợi ý kiểm điểm sâu hơn về một số nội dung đối với 56 tập thể và một số cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị quản lý”, cho thấy các tin đồn đoán về ‘cuộc chiến cung đình’ là có thực và sẽ còn tiếp diễn.̣

Đất và nông dân là vấn đê lớn của Đảng cầm quyền

Đất và nông dân là vấn đê lớn của Đảng cầm quyền

Tuy vậy cú ‘hoãn binh’ cũng cũng bộc lộ một nỗi quan ngại của chính Đảng về nguy cơ đổ vỡ lớn nếu tự phê làm tới nơi tới chốn.

Nhìn vào các định hướng kinh tế – xã hội, danh sách những điều chưa đạt, có thể vì thiếu thời gian bàn thảo còn dài hơn, hoặc thực ra không có ai có ý chí để thay đổi.

3. Đó là doanh nghiệp nhà nước vấn sẽ đóng vai trò nòng cốt dù chúng bị cấm ‘đầu tư dàn trải’.

4. Đó là Luật Đất 2003 sẽ được điều chỉnh nhưng về nguyên tắc thì Nhà nước sẽ vẫn toàn quyền quyết định chuyện thu hồi đất của dân cho các công trình quy hoạch.

Dù cách bồi thường có thể điều chỉnh khi cưỡng chế đất của dân nhưng đây sẽ vẫn là điểm nóng kinh tế – xã hội không có hướng giải quyết.

5. Đó là chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục nhưng vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một học thuyết cũ kỹ, mơ hồ và không phù hợp với hội nhập quốc tế. Hỗ trợ giáo dục, nhân tài vẫn căn cứ vào tiêu chuẩn giai cấp (xuất thân công nhân, nông dân), hay dân tộc thiểu số thứ không mang tính chuyên nghiệp.

Nhìn chung, trong tinh thần tập thể vượt trên cá nhân, Hội nghị Trung ương 6 đã thể hiện mạnh mẽ hơn sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi bị việc nước thách thức.

Nhưng hiện chưa rõ các kết quả và hệ quả của Hội nghị sẽ như điệu nhảy Cha-Cha-Cha, bao nhiêu bước tiến thì cũng từng đấy bước lui, hay là một vũ điệu hoành tráng chứng tỏ năng lực tự điều chỉnh để tiếp tục nắm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

N.G.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2012/10/121015_vn_party_good_and_bad.shtml

---http://www.bbc.co.uk/vietnamese/rolling_news/2012/10/121015_plenum_live_page.shtml

-

Mất nước: khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân

 Đông A
Khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân, đó là một nhà nước phong kiến. Năm 1876 vua Tự Đức nhà Nguyễn phê bình và tự phê bình mình qua đạo dụ Tự biếm như sau: 

"Trẫm tuổi thơ được nối ngôi báu, nhờ công tổ tiên bấy giờ quốc gia toàn thịnh. Việc nước việc đời, chưa từng kinh nghiệm; không để ý đến lời răn "lúc yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan", mải đam mê theo thói vui chơi; cho đến nỗi trên thì trời trách phạt, dưới thì dân oán hờn, ngoài thì ngoại bang giận dữ, trong thì không có kế hoạch tốt hay. Cứ việc đến thì lo, nhưng không giải quyết được công việc. Miễn cưỡng theo mưu kế của bậc lão thần, bỏ đất đai và dân chúng 6 tỉnh Nam Kỳ, để cầu khỏi nạn chiến tranh và yên xã tắc. Trên 200 năm khai sáng gìn giữ gian nan, bỏ trong một sớm; chính là tội của tên tiểu tử này, kể sao cho xiết! Túng sử có lập được nên công đức cũng không đủ chuộc được tội lỗi. Huống hồ Trẫm lại không công không đức, chỉ trơ mặt trơ thân ngồi nhìn, lần lữa cho đến già yếu; tuy thiên hạ không nỡ trách ta, nhưng lòng ta há lại không suy nghĩ." 

 

Tự Đức phê và tự phê như vậy, nhưng tuyệt nhiên không cảm thấy cần thiết phải từ ngôi. Điều này cũng dễ hiểu vì nhà Nguyễn là một triều đại phong kiến, quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân. Dẫu Tự Đức có đề ra hình thức kỷ luật cho mình, nhưng các mệnh quan triều đình, ăn bổng lộc của Tự Đức lỡ lòng nào mà phế Tự Đức chứ. Đạo dụ Tự biếm của Tự Đức chỉ là một trò mị dân. Nhưng chưa đầy 10 năm sau, đất nước trở thành nô lệ. "Vạn dân nô lệ cường quyền hạ / Bát cổ văn chương túy mộng lung".

 

-NHÂN DÂN ƠI,.....
 (Mafiovi)
NGƯỜI LẠI THUA RỒI!


....Đừng buồn,
đừng khóc
và - cái chính - đừng thối chí, vì....
...nói cho cùng, suốt ngàn năm qua, đã bao giờ  Người - Hỡi NHÂN DÂN CẦN LAO CỦA TA - đã thắng đâu?
HÔM NAY LÀ NGÀY QUỐC TANG?
NHƯNG - NHƯ STEVE JOBS NÓI - CÁI CHẾT LÀ SỰ SÁNG TẠO VĨ ĐẠI CỦA SỰ SỐNG, HỠI NHÂN DÂN CẦN LAO CỦA TA Ạ.

 

Khi tin đồn tìm ta trú ngụ (SVVN 15-10-12)
Website Viêt Nam làm lãnh tụ bực mìnhVietnam Websites Rile Leaders (WSJ 15-10-12)

Wall Street Journal - Các trang web Việt Nam chọc tức giới lãnh đạo

x-cafevn.org - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm được một cuộc thử thách lãnh đạo lần thứ hai khi ông vất vả đấu tranh để ổn định nền kinh tế đang chết đuối của đất nước, nhưng ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hiện phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một mối đe dọa mới và phổ biến ở đây: Internet.

James Hookway/Wall Street Journal

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

 

Tin HÀ NỘI -  Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm được một cuộc thử thách lãnh đạo lần thứ hai khi ông vất vả đấu tranh để ổn định nền kinh tế đang chết đuối của đất nước, nhưng ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hiện phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một mối đe dọa mới và phổ biến ở đây: Internet. 

Trong một chương trình phát sóng truyền hình, tổng bí thư đảng Cộng Sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng thừa nhận đảng đã sai lầm trong việcquản lý kinh tế, khiến Việt Nam hiện đang phải đối diện với các khoản nợ xấu chồng chất,  làm chậm tỷ lệ tăng trưởng, làm lu mờ đi nền kinh tế từng là một trong những câu chuyện thành công của châu Á. Phát biểu tại một cuộc họp hai tuần mà các nhà phân tích xem như một bản ánvề năng lực thực hiện của Dũng, Ông Trọng đã kêu gọi Bộ Chính trị, bộ phận hoạch định chính sách hàng đầu của đất nước phải khắc phụcyếu điểm của mình và phải phát huy vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn. 

 Tuy rằng ông Dũng đã không bị nêu đích danh, nhưng các nhà phân tích nói rằng đâlà một lời khiển trách gay gắt đến nhân vật từng xây dựng đượmột nền tảng quyền lực đáng kể trong chính phủ và bộ máy quan liêu kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 2006, và lời nhận định ấycó thể sẽ là việc mở rộng nhiều quyền lực hơn đến các ủy viên Bộ Chính trị khácPhóng viên đã không thể liên lạc được với vị thủ tướng để bình luận.

Thật vậy, phiên đại hội  - kéo dài gấp đôi thời gian các cuộc họp thông thường - đã kích hoạt những lời đồn đại rộng rãi việc ông Dũng, 62 tuổi, có thể tồn tại chức vụ thủ tướng của đấnước bị kiểm soát chặt chẽ này được bao lâu nữa sau  một loạt những sai lầm về kinh tế, bao gồm cả việc đồng tiền bị mất giá và vụ Vinashin, một công ty quốc doanh bị phá sản trong năm 2010.

Và, trong những nguyên nhân khiến có thể trở thành một vấn nạn tái diễn cho hệ thống phân cấp Cộng sản cứng nhắc của Việt Nam, nhiều suy đoán và những lời chỉ trích là có nguồn từ một loạt các trang web Internet mới phổ biến. 

Trong số này, trang web có ảnh hưởng nhất chỉ mới xuất hiện cách đây năm tháng. Được gọi tên là Quan Làm Báo, với những người viết bài ẩn danh của họ có tham vọng mang lại những diễn biến bên trong của những gì đang xảy ra trong giới lãnh đạo cao nhất của quyền lực tại Việt Nam bằng một khả năng rõ ràng có tính cách lá cải.

Những bài viết đầu tiên của Quan Làm Báo tường thuật chi tiết đời sống tình ái của những nhân vật lãnh đạo thượng tầng, sau đó là tường thuật về vụ bắt giữ các giám đốc điều hành ngân hàng liên quan đến những bê bối tài chính trước khi tin tức về cuộc bắt giữ họ được nhiều người biết đến. 

Gần đây hơn, người xử dụng đã đăng nhập vào trang web để tấn công ông Dũng. Các bài viết tiêu biểu mô tả ông Dũng là "sâu bọ", "nhà độc tài", hoặc tìm cách chế giễu quá khứ trong thời gian chiến tranh của ông bằng cách gọi ông là một y tá và những thứ loại khác.

Ông Dũng đã không do dự chống trả lại. Tháng trước, ông ra lệnh cho công an phải điều tra trang Quan Làm Báo cùng hai trang web khác và đóng cửa các trang mạng này vì phổ biến các bài báo gây ngộ nhận,  trong khi một tuyên bố của chính phủ mô tả họ như một thành phần của một "âm mưu thâm độc do "các thế lực thù địch" dựng nên - một thuật ngữ thường được xử dụng ở đất nước này để mô tả các hoạt động ủng hộ dân chủ. Bên cạnh đó, ba người viết blogger nổi tiếng đã bị kết án tù nặng nề trong những gì các nhà phân tích cho rằng là một nỗ lực để đe dọa người sử dụng Internet dám vi phạm luật lệ nghiêm ngặt của đất nước qua việc kêu gọi dân chủ đa đảng hoặc thách thức đếcác cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản. 

 Mặc dù vậy, các trang web trên vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý rộng rãimột phần bị thúc đẩy bởi các cáo buộc gây tranh cãi của họ, và việc tiếp cận đếcuộc họp rất quan trọng của Đảng Cộng sản để xác định số phận ông Dũng và thảo luận các phuơng cách tiêm sức sống mới vào nền kinh tế đang khốn đốn. 

 "Thành công của các trang web Internet là một thất bại về việc không minh bạch được của Đảng Cộng sản" Nguyễn Quang A, một trong những nhà kinh tế nổi tiếng nhất Việt Nam và là người sáng lập một viện tư vấn độc lập duy nhất của đất nước đã bị giải tán cách đây ba năm cho biêt. "Bây giờ Internet khuếch đại những tin đồn bởi vì mọi người cứ cho rằng những gì họ đọc đượlà sự thật," ông nói. Internet đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng hơn trong cuộc sống người Việt. 

Khoảng 34% của đất nước 90 triệu người đang trực tuyến, một tỷ lệ lớn hơn so với các nước láng giềng như Thái Lan và Indonesia, và có hơn 110 triệu điện thoại di động đã đượđăng ký xử dụng. 

Các nhà hoạt động về kỹ thuật số và các nhà phân tích độc lập cho rằng vì sự kiểm soát sâu rộng của nhà nước trên truyền thanh truyền hình và báo chí lề phải, người dân Việt Nam bình thường luôn phải tìm đến Internet để có được một hiểu biết tốt hơn về những gì đang xảy ra trong đấnước. 

Các nhà phân tích nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam rất lo lắng về tác động của Internet, và đã quan sát chặt chẽ sự lan rộng của cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập trên khắp Trung Đông và Bắc Phi hồi năm ngoái. Theo tổ chức Phóng viên Không biên giới, ngày nay, chỉ có Trung Quốc bắt giữ người sử dụng Internet nhiều hơn cả.

Việc suy thoái về kinh tế của Việt Nam cũng khuyến khích mọi người lên tiếngNăm ngoài, nạn lạm phát hai con số liên tục khiến chính phủphải tăng mạnh lãi suất trì hoãn việc cho vay của ngân hàng và làm đình trệ các phần còn lại của nền kinh tế. Năm nay, chính phủ kỳ vọng kinh tếsẽ  tăng trưởng ở mức 5,5%, rõ ràng thấp hơn các mức tỷ lệ tăng trưởng hơn 7% trong những năm gần đây. 

Đồng thời, một số người Việt Nam đang ngày càng quan tâm hơn về việc đất đai của họ sẽ được phân bổ lại ra sao khi một loạt các thỏa thuậnvề quyền xử dụng đất sẽ hết hạn trong vài năm tới. Đã có một số  cuộc đụng độ bằng bạo lực khi lực lượng an ninh cố gắng trục xuất nông dânra khỏi đất thuê. Ở Việt Nam, nhà nước sở hữu toàn bộ đất đai và chính phủ phân phối các lô đất theo các thỏa thuận sử dụng đất từ 20 năm trước đây và bây giờ đang gần hết hạn.

"Hiện nay, mọi người đều sẵn sàng bày tỏ sự bất mãn và thường lên mạng để thực hiện điều đó", Maria Patrikainen, một nhà phân tích của IHS Global Analyst tại London nói, bà còn cho biết thêm rằng chính phủ hiện nay phải thực hiện một hành động cân bằng khó khăn giữa việccho phép các chỉ trích có mức độ và bảo vệ lập trường riêng của họ trong nước.

 "Có rất nhiều thất vọng, và điều này là một khó khăn lâu dài mà Đảng đã phải đối diện", bà nhận xét.

 

The Wall Street Journal

 

-- Việt Nam : Bế mạc Hội nghị Trung ương 6, không kỷ luật ai (RFI). – CUỘC CÁCH MẠNG MINH BẠCH VÀ “THẾ LỰC DƠI” (Nguyễn Trọng Tạo).  – Bộ phim 3D đầu tiên của VN (Bùi Văn Bồng).   - Màn kịch chế độ (DLB).  – Áp vong bác Lú (DLB). – 175 VỊ VÀ 90 TRIỆU DÂN (Huỳnh Ngọc Chênh).

Blogger Osin bình luận trên FB: “Như tôi đã nói, ông Nguyễn Tấn Dũng ở lại không phải vì ông ấy mạnh mà vì ông ấy đầy tì vết để các thế lực giữ làm con tin, thả con tin rồi đâu còn cái để mà nắm, để mà chi phối quyền lực. Trung ương mà đủ đa số phiếu kỷ luật ông Dũng thì té ra chỉ có vài con sâu chứ đâu phải là ‘một bầy sâu’.”

Tổng Bí thư ‘nghẹn ngào‘ nhận lỗi (BBC). “Giọng người đứng đầu Đảng trở nên nghẹn ngào khi nói: ‘Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu’.”

TBT MẾU MÁO VỀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA BBT, BCT VÀ CỦA 1 UVBCT; BCHTW ĐỘNG LÒNG NHẤT TRÍ ” Ù XỌE “ (Phạm Viết Đào). 

Kết quả thăm dò về 5 chiếc ghế bỏ trống (Hiệu Minh). – Vũ điệu của Đảng – Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp (BBC). “…dù họp nội bộ căng thẳng, Đảng vẫn phải nêu ra ‘các thế lực thù địch, phá hoại’ làm lý do để nêu cao ‘tình đồng chí’ trong vụ đề nghị xử lý kỷ luật nội bộ đã nêu chức danh, chỉ thiếu nêu tên của một ủy viên Bộ Chính trị”. Vậy là thế lực thù địch đã chui vào trong Bộ Chính trị? Thôi chết rồi!

“Một đồng chí” là đồng chí nào? (Nguyễn Tường Thụy). – Bế mạc Hội nghị TƯ6, Bộ Chính trị xin kỷ luật Thủ tướng nhưng Trung ương không cho (Cầu Nhật Tân). – Thủ tướng Việt Nam thoát khỏi sự trừng phạt của Đảng  (AFP/ Thụy My).  – Vietnam PM escapes punishment despite censure (AFP).  

Ai có thể cản nổi bánh xe lịch sử? (DĐKTVN). “Theo tin còn nội bộ hơn cấp nội bộ, thì ông Dũng tâm sự rằng ông không ngại từ chức, nhưng vào lúc này có hơi sớm, vì ông không muốn bị cho là kẻ thất bại. Ông muốn có thêm vài tháng để nền KT lên lại 1 chút, sau Tết, rồi mới từ chức trong danh dự”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: bất ngờ và không bất ngờ (RFA). “Tôi cũng nhận được nhiều tin nhắn từ các đảng viên trên 40 năm tuổi Đảng đều nói là bất ngờ, hụt hẫng, thất vọng, báo hiệu một nguy cơ. Điều đó cũng nói lên một điều gì đó chứ không phải là điều gì rất nhẹ nhàng mà phóng viên vừa hỏi”.   

- Phỏng vấn ông Ksor Phước, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Ủy viên TƯ Đảng nhận xét sau Hội nghị 6 (BBC).

Hội nghị BCH TW Đảng: Tạo khí thế mới, niềm tin mới (TTXVN). – Dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng (VOV). – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: Kiểm điểm phê bình với tinh thần cương quyết hơn, tập trung hơn, sâu sắc hơn và có trọng tâm trọng điểm (KTĐT).

ENTRY NÔN MỬA (Mai Xuân Dũng). 

KHÔNG “ĐÁNH NHAU” ĐÂU, ĐÙA TÝ ẤY MÀ! (Mai Thanh Hải).   – Trần Kinh Nghị: Trung ương thật sáng suốt như cái “tự do”!  – Quyết định của Bộ Chính trị bị cho là vội vàng và chưa toàn diện (Cầu Nhật Tân). - Và đàn dê lại qua cầu (J.B. Nguyễn Hữu Vinh). – Bức tranh ảm đạm sau Hội nghị Trung ương (Cầu Nhật Tân).  – Mất nước: khi quyền lực chính trị không thuộc về nhân dân (Đông A).

Trần Tích Đức – Cái dân cần ở đảng (Dân Luận). 

-  – Thông báo Hội nghị Trung ương 6 (VNN). “Chủ động xây dựng mạng xã hội theo định hướng của Ðảng và Nhà nước ta; xây dựng đội ngũ cán bộ đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái trên mạng …”.  - Bế mạc Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (TN).

 

 

Tổng số lượt xem trang