Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Bí mật Ngũ Giác Đài phần III (3)

 Tải về : Bí mật Ngũ Giác Đài phần III (3)
https://app.box.com/s/ykfbe05ceo6ydxsbgc6j

Nguyễn Quốc Vĩ dịch


1.    Đại Diện của Mỹ ở Genève ảnh hưởng một kết thúc thuận lợi 

a.   Pháp yêu cầu Đại Diện cấp cao của Hoa Kỳ

Trong Bảy điểm, sự giải thích rõ ràng của Dulles về quan điểm của Mỹ về cuộc bầu cử tại Việt Nam, và việc phân định của ông về nghĩa vụ của Hoa Kỳ đối với một giải pháp chung cuộc làm người Pháp hài lòng. Tuy nhiên đối với Paris, để vị trí cứng rắn của Hoa Kỳ có ảnh hưởng đến Hội nghị, phải được bổ sung bởi đại diện ở cấp cao. Nếu không, [Thủ Tướng] Mendes-France lập luận rằng người Pháp không thể xuất hiện như một mặt trận mạnh mẽ khi Molotov và Chu Ân Lai quay trở lại [Hội Nghi] trong vài tuần tới. Nhấn mạnh với Mỹ, Mendes-France khẳng định vị trí thương lượng của Pháp là phù hợp chính xác với Bảy điểm và không chênh lệnh gì nhiều với chúng, ông nói với một thành viên của Đại sứ quán Mỹ ở Paris, rằng sự hiện diện của Ngoại Trưởng hoặc một Phó Bộ Trưởng [Ngoại Giao] là "hoàn toàn thiết yếu và cần thiết " 17/.


b.   Dulles phản đối việc có đại diện cấp cao Hoa Kỳ 

Mỹ vẫn phản đối bất kỳ đề nghị nào có ngụ ý đến sự chấp nhận [của Mỹ] về các điều khoản cuối cùng. Trong khi thừa nhận những khó khăn của Mendes-France trong việc thực hiện [thương thảo] gần như một mình, Dulles tin tưởng với chắc chắn rằng Pháp sẽ ký kết bằng cách chấp nhận một giải pháp không đạt yêu cầu của Mỹ, dù có hoặc không có việc phái đoàn Hoa Kỳ được nâng cấp. 18/ Hơn nữa, Mỹ gửi Smith hay Dulles trở lại Genève cũng chỉ để thấy người Pháp bị buộc phải đàm phán một thỏa thuận không thể chấp nhận được, lúc ấy Washington sẽ phải tách mình ra [không dính phần đến giải pháp] một cách "mà nó sẽ gây ra sự phẫn nộ sâu sắc của người Pháp, [họ] xem đó như một một phần nỗ lực của chúng ta để ngăn chặn vào phút cuối một nền hòa bình mà họ rất mong muốn, có thể với "chấn thương không thể khắc phục trong quan hệ Pháp-Mỹ..." 19/


c.    Danh sách những phản đối Dulles  

Ngày 10 Tháng Bảy, phản biện về những biện hộ của Mendes-France đã tăng lên mạnh mẽ qua một công điện trực tiếp mà Bộ Trưởng gửi cho Thủ tướng Pháp. Dulles tuyên bố rằng sự hiện diện đại biểu cao cấp phương Tây của Ba Cường Quốc tại Genève không là một "thay thế cho một thỏa thuận đã rõ ràng về quan điểm chung trong đó bao gồm thỏa thuận là những gì sẽ xảy ra nếu vị trí đó không được chấp nhận bởi những người Cộng sản". Phủ nhận rằng một mặt trận thực sự đoàn vẫn kết tồn tại ngay cả với những biên bản ghi nhớ Bảy điểm, Dulles đã nói rằng Bảy điểm dường như  là “một giải pháp tối ưu " không chỉ đối với người Anh, nhưng cũng không kém cho người Pháp. Ông trích dẫn Pháp đã sẵn sàng cho phép lực lượng cộng sản được duy trì ở miền bắc Lào, chấp nhận một đường phân giới cắm mốc "sâu đáng kể về phía Nam của Đồng Hới", trung lập hóa và phi quân sự hóa Lào và Cam-pu-chia, và cho phép các "cuộc bầu cử sớm và chuẩn bị tệ hại và giám sát tệ hai đến nỗi có nguy cơ mất toàn bộ khu vực vào tay cộng sản…" những gì Dulles nói, minh họa của một" quá trình đang teo tóp đi ", khi tích lũy, nó có thể phá hủy mục đích của Bảy điểm.
Như vậy, tin tưởng rằng người Pháp đã đi quá xa về phía vô hiệu hóa một số quy định chủ yếu của biên bản ghi nhớ của Mỹ-Anh, Dulles nhắc lại vị thế đã có từ lâu rằng Mỹ có dành quyền ”không xác nhận một giải pháp mà dường như đối với chúng tôi, nó sẽ gây ra những hư hại nghiêm trọng trên một số nguyên tắc mà Mỹ tin rằng, đối với tôi, phải được giữ gìn không bị hư hại, nếu cuộc đấu tranh của chúng ta chống lại cộng sản muốn được theo đuổi thành công." Dulles thêm rằng vị trí của Hoa Kỳ đã tạo ra sự không chắc chắn trong tâm trí của kẻ thù "đã có thể tăng cường sức mạnh của ông nhiều hơn so với sự hiện diện của chúng tôi tại Genève..." 20/

d.   Dulles  Mendes-Pháp đồng ý trên “bảy điểm”

Mendes-France, trong thư trả lời, đã tuyên bố rằng Pháp sẽ không chấp nhận những gì không thể chấp nhận được cho Mỹ.  21/ Rõ ràng, động thái này đã có một số ảnh hưởng đến Dulles, ông đã bay đến Paris để hội đàm và dẫn đến một sự đồng tình Pháp-Mỹ ủng hộ của biên bản ghi nhớ của Mỹ và Anh.  22/ Ngoài ra, Mendes-France và Dulles đã ký kết trong cùng ngày (ngày 14 tháng 7) văn bản tái khẳng định quan điểm của Mỹ tại hội nghị là "một quốc gia thân thiện" có vai trò, phụ thuộc vào các bên không cộng sản, các nước Đông Dương và Pháp. Văn bản này đã mô tả Bảy điểm như là những gì chấp nhận được cho các "quốc gia chính có quan tâm " và như là những gì mà người Mỹ có thể "tôn trọng."  Tuy nhiên, nếu các điều khoản cuối cùng được ký mà khác biệt rõ rệt với Bảy điểm, Mỹ sẽ không bị yêu cầu và cũng không dự kiến là sẽ chấp nhận chúng, và "có thể công khai tách mình ra khỏi các điều khoản đã bị làm khác”. Dulles tiếp tục nhận được từ Pháp một số các bảo đảm nhất định về phối hợp hành động bất kể kết quả của hội nghị. Văn bản tuyên bố về vị trí của Mỹ "để tìm kiếm với các quốc gia quan tâm khác, một hiệp hội quốc phòng tập thể được thiết kế để bảo vệ, chống lại xâm lược trực tiếp và gián tiếp, tính toàn vẹn các nước phi cộng sản" ở khu vực của Đông Nam Á sau bất kỳ giải quyết nào. " 23/

e.   Pháp tiếp tục thúc hối Đại diện Mỹ cấp cao 

Tất cả trừ một vấn đề, Mỹ và Pháp đã hoàn toàn vào cùng một thế chiến lược đàm phán. Đó là chiến lược, nếu tôn trọng, chẳng những sẽ ngăn chặn việc bán đứt cho cộng sản, mà còn cung cấp một khung thảo luận cho Đồng minh để họ có hay không giải quyết được việc ký kết. Điểm khác biệt là Mendes-France tiếp tục khẳng định rằng phái đoàn của ông sẽ được hỗ trợ bởi sự hiện diện của chính Dulles. Viết cho Dulles về sự hiểu biết của ông đối với văn bản Bảy điểm vừa mới được ký, Thủ tướng Pháp nói thêm:
".. Thực vậy, tôi có mọi lý do để nghĩ rằng sự vắng mặt của ngài sẽ được diễn dịch một cách chính xác rằng đã thể hiện, trong thực tế, rằng ngài không chấp thuận hội nghị và tất cả mọi thứ mà nó có thể thực hiện được. Không chỉ những người đang chống lại chúng ta tìm thấy trong đó sự xác nhận của hậu ý không tốt mà họ gán ghép cho chính phủ của ngài liên quan đến việc tái lập hòa bình ở Đông Dương nhưng nhiều người khác sẽ đọc nó một dấu hiệu chắc chắn của một sự chia rẽ của các cường quốc phương Tây. " 24/


f.     Hoa Kỳ xem xét lại yêu cầu của  Pháp

Vì một lý do không rõ ràng, ý kiến về việc cần một giới chức cao cấp [Mỹ] đại diện tại Genève của Mendès-France đã không được chấp nhận thuận lợi bởi Washington. Dulles đã có thể thông báo cho Mendès-France vào ngày 14 tháng 7:
"Dưới ánh sáng của những gì ngài đã nói và sau khi tham khảo ý kiến với Tổng thống Eisenhower, tôi vui mừng là có thể thông báo cho ngài rằng Tổng thống và tôi đang yêu cầu Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao, Đại tướng Walter Bedell Smith, chuẩn bị quay lại tùy thuận tiện sớm nhất của ông ấy để đến Genève hầu chia sẻ công việc của hội nghị trên cơ sở của sự hiểu biết mà chúng ta đã đạt được. " 25/

Lần đầu tiên kể từ giữa năm 1953, Mỹ và Pháp đã cùng thắt chặt tham gia vào một mặt trận chung về Đông Dương.

g.   Bedell Smith nhận chỉ thị không để Hòa Kỳ cam kết

Ngày 16 tháng 7, Smith đã nhận được một số hướng dẫn mới dựa trên thỏa thuận Bảy điểm Mỹ-Pháp. Sau khi nhắc lại vai trò thụ động chính thức Hoa Kỳ tại Hội nghị, Dulles nói với Phó Bộ Trưởng Theo (1) rằng nếu giải pháp có thể đạt được, ông phải đưa ra một tuyên bố đơn phương (hoặc, nếu có thể, đa phương) rằng giải pháp đã "phù hợp đáng kể" với bảy điểm (2) rằng" Hoa Kỳ sẽ, tuy nhiên, sẽ không là người đồng ký kết với những người Cộng sản trong bất kỳ Tuyên bố nào ", (3) rằng Mỹ không nên bị đặt ở một vị trí mà nó có thể bị sắp xếp để chịu trách nhiệm về việc bảo đảm thành quả của Hội Nghị; (4) Smith được chỉ đạo là phải nỗ lực truyền đạt các ý tưởng này cho các "nhà đàm phán tích cực" (Pháp, Campuchia, Lào, và Việt Nam); và (5) rằng Mỹ phải tránh cho phép người Pháp tin rằng một sự cố các cuộc đàm phán là do Mỹ tư vấn hoặc áp lực, do đó làm cho Hoa Kỳ trong một mặt nào đó về mặt đạo đức bắt buộc phải can thiệp quân sự vào Đông Dương. Dulles nhấn mạnh vào điểm chót là Hoa Kỳ "không được chuẩn bị tại thời điểm hiện tại để đưa ra bất kỳ cam kết rằng nó sẽ can thiệp vào chiến tranh nếu Hội nghị Genève thất bại..." 26/ Quyết định này, tất nhiên, những người cộng sản tại Genève vẫn không biết đến, vẫn tiếp tục suy đoán về ý định của Mỹ.

h.   Hiện diện của Smith củng cố vị trí phương Tây

Ngay sau khi các cuộc đàm phán giữa Dulles-Bidault ở Paris (13-14 tháng Bảy), việc trở lại của Smith dường như đã được giải thích bởi người Trung Quốc, và cũng không nghi ngờ gì là của Nga, đây là một dấu hiệu của một mặt trận thống nhất của phương Tây tại Hội nghị. 27/  Khi lấy thế chung qua những gì Mendes-France đã công khai nói với Quốc hội về ý định của mình để yêu cầu lệnh động viên trong trường hợp thời hạn ngày 20 tháng Bảy của mình trôi qua mà không đạt được một giải quyết, và qua việc Thủ tướng nói với Malenkov là không có ý định để “Genève biến thành Panmunjom,”  28/ sự trở lại của Smith đã làm vị trí đàm phán Pháp xuất hiện như một sức mạnh thực sự. Phe cộng sản, do đó, đã được giới thiệu một chọn lựa. Họ có thể gọi đó là trò thấu cáy của Pháp -- bằng cách từ chối nhượng bộ hơn nữa hay bằng cách giải quyết dựa trên một bảo đảm của Hoa Kỳ. 29/ - hoặc họ có thể tìm cách đạt một thỏa thuận với Pháp, hy vọng sẽ ngăn được việc Mỹ - Anh - Pháp liên kết ở châu Á. Khi Hội nghị tiến cận kề đến hạn chót của MendesFrance là ngày 20 tháng Bảy, nhiều nhượng bộ lớn từ phía cộng sản đã đưa ra giảp pháp mà cơ bản là phù hợp với bảy điểm.




Dịch điểm 16:
Công điện Dulles gửi Đại sứ quán Mỹ - Paris Số 77, ngày 07 tháng 7 1954 (mật). Về quan điểm rằng Hồ Chí Minh sẽ chiến thắng bầu cử, chúng tôi không chỉ có bình luận nổi tiếng của Eisenhower rằng Hồ, ít nhất là vào năm 1954, sẽ thu hút được 80% số phiếu bầu, nhưng cũng là quan điểm riêng của Livingston Merchant (Bộ Ngoại Giao) rằng Hồ có khả năng là kẻ chiến thắng. Xem Biên bản ghi nhớ vừa qua về Thảo Luận ngày 31 tháng 5, năm 1954, trong đó Merchant báo cáo "cảm nhận của họ [các nước Đông Dương] là tình hình đã đủ độc lập để họ có thể tự do bày tỏ ý muốn của mình trên loại hình [bầu cử] này, mặc dù ông công nhận tại Việt Nam có khả năng là Hồ có thể giành chiến thắng trong một cuộc phổ thông đầu phiếu, nếu tổ chức ngày hôm nay ". (TỐI MẬT).


III. B.              Vai trò và nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam
Tóm Lược
Một tranh cãi quan trọng về Hiệp định Genève 1954 xuất phát từ quan điểm cho rằng Việt Nam thuộc chính quyền Bảo Đại, là [lúc ấy] thực sự vẫn còn là một thuộc địa của Pháp, và do Việt Nam bị ràng buộc bởi các thỏa thuận mà Pháp đạt được ở Genève. Cụ thể, nó được lập luận rằng Điều 27 của thỏa thuận được ký kết đã ấn định trách nhiệm của Pháp là theo dõi việc thi hành các thỏa thuận bởi các chính phủ đã ký kết "và những người kế thừa của họ." Lập luận về điểm tranh cải này cho rằng Nhà nước Việt Nam [Quốc Gia Việt Nam sau này thành Việt Nam Cộng Hòa] đã trở thành một thành tố bảo lãnh [việc thực thi] của Hiệp định là vấn đề dính đến luật pháp quốc tế - một điểm tranh cãi về pháp luật, hiện tượng tương đối mới của các quốc gia cựu thuộc địa với giả định là có chủ quyền đầy đủ. Nhưng nó cũng là một vấn đề của thực tế và chính sách của một tuyên bố. Trong thực tế, Chính phủ Việt Nam là một nhà nước độc lập trước khi Hiệp định đã được ký kết, và được đối xử như một nhà nước riêng biệt trong suốt hội nghị. Chính Phủ Việt Nam đã không ký bất cứ gì trong Hiệp Định Genève. Ngược lại, lời tuyên bố của họ đã rõ ràng bác bỏ các Hiệp định, và từ chối chấp nhận bất kỳ trách nhiệm nào liên quan đến thực hiện hoặc thực thi chúng.
Chính phủ Việt Nam đã được hoàn toàn độc lập từ Pháp vào ngày 04 Tháng Sáu 1954, và đã được chấp nhận như là một thành viên bình đẳng bởi các chính phủ khác tại Genève. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam sẽ không đương nhiên bị ràng buộc bởi các thỏa thuận tháng Bảy giữa Việt Minh và Pháp. Từ lúc khởi đầu của hội nghị, các lợi ích của Chính phủ Việt Nam đã đụng độ với mong muốn của Pháp. Người Pháp muốn kết thúc chiến tranh Đông Dương ngay cả khi việc triệt thoái phải kèm theo những nhượng bộ nghiêm trọng cho Việt Minh. Phản đề nghị của Chính phủ Việt Nam với đường lối cứng rắn, đi ngược lại tinh thần thỏa hiệp hiện hành, đã bị các cường quốc cộng sản và phương Tây từ chối. Các từ ngữ cuối cùng của thỏa thuận về việc chấm dứt chiến sự đã được đưa ra theo như Pháp và Việt Minh muốn có. Hoa Kỳ, với mục đích thúc đẩy một số kết quả tích cực cho hội nghị, đã ít ủng hộ Chính phủ Việt Nam. Nhưng Hoa Kỳ đã từ chối hành động thay mặt cho nước Pháp để gây áp lực với Chính phủ Việt Nam, và đã đôn đốc người Pháp tiếp nhận các đại biểu Chính phủ Việt Nam. Nhưng kể từ khi các đại biểu của Vương quốc Anh và Pháp đã sẵn sàng nhượng bộ đáng kể với những người cộng sản để đạt được một kết thúc nhanh chóng về cuộc chiến, và vì chỉ được ít ủng hộ, vị trí đàm phán Chính phủ Việt Nam đã được đoán trước là thất bại. (Tab 1).
Pháp, một quyền lực phương Tây đang thống trị khu vực tranh chấp Việt Minh là hai chấp hành viên chỉ định của Hiệp định. Cả việc thỏa thuận đình chiến hay cả những khía cạnh khác của thỏa thuận trên thực tế đều không thể thực hiện mà không có tuân thủ của VNDCCH và Pháp. Các đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Genève đã dứt khoát lặp đi lặp lại việc Chính phủ Việt Nam từ chối nhận trách nhiệm đối với các hiệp định ký kết của Pháp, đặc biệt là với các tài liệu tham khảo đến việc phân vùng và các cuộc bầu cử. Việc không cấp bách rút các lực lượng quân sự và ngoại giao của Pháp ra khỏi Việt Nam là đã được dự kiếnlàm cho nỗi bật lên một sự bất thường của Hiệp Định là đã bỏ qua Chính phủ Việt Nam có chủ quyềnthậm chí đối với việc thi hành Hiệp định ngay trên lãnh thổ của họ [Quốc Gia Việt Nam] (Tab 2).



Thảo Luận
III. B.  Tab 1  Tính pháp lý và vị trí đàm phán của Chính phủ Việt Nam tại Genève
Tab 2 - Trách nhiệm của Pháp  Chính phủ Việt Nam sau khi Genève

III. B. 1  Tính pháp lý và vị trí đàm phán của Chính phủ Việt Nam tại Genève

Mục Lục và Nội Dung



Page
1
Chính phủ Việt Nam đã độc lập trước khi có Hiệp Định Genève 
B-5

a.    Tình trạng pháp lý Chính phủ Việt Nam thay đổi 
b.    Các cuộc đàm phán hướng tới một Chính phủ Việt Nam Độc lập 
c.    Chính phủ Việt Nam độc lập sau 4 tháng Sáu năm 1954 
d.    Sự khác nhau về tình trạng pháp lý của Chính phủ Việt Nam  VNDCCH ở Genève  
B-5
B-5

B-6
B-6
2
Chính phủ Việt Nam không thể ngăn chặn việc phân vùng 
B-7

a.    Chính phủ Việt Nam yêu cầu đảm bảo bằng văn bản là Quốc gia  sẽ không bị phân vùng
b.    Pháp đảm bảo với Chính phủ Việt Nam là không tìm kiếm việc phân vùng
c.    VNDCCH thừa nhận việc phân vùngkhả thi 
d.    Phản đối của Pháp về việc phân vùng bị sụp đổ
B-7

B-8

B-8
B-9
3
Chính phủ Việt Nam từ chối chấp nhận cho Pháp lãnh đạo 
B-9

a.    Chính phủ Việt Nam cứng đầu và bất khuất
b.    Chính phủ Việt Nam kiên quyết phản đối việc chia cắt Đất Nước
c.    Chính phủ Việt Nam không được thông tin về Hiệp định ký kết giữa PhápVNDCCH
d.    Gửi công hàm đến đoàn đại biểu Pháp bác bỏ việc phân vùng
e.    Chính phủ Việt Nam đăng ký phản đối việc Bầu Cử
f.     Chính phủ Việt Nam bác bỏ dự thảo Tuyên bố cuối cùng
g.    Chính phủ Việt Nam trình bày phản đề nghị
h.    Chính phủ Việt Nam không thể để ảnh hưởng tới kết quả
B-9
B-10
B-11

B-11
B-12
B-13
B-13
B-14
4
Quan hệ giữa Hoa KỳChính phủ Việt Nam tại Genève 
B15

a.    Mỹ từ chối không ảnh hưởng tới Chính phủ Việt Nam dùm cho nước Pháp
b.    b. Pháp coi thường yêu cầu của Hoa Kỳ, duy trì khoảng cách với Chính phủ Việt Nam
c.    Mỹ từ chối ủng hộ đề nghị sau cùng của Chính phủ Việt Nam.
B-15

B-15

B-16


III. B. 1  Tính pháp lý và vị trí đàm phán của Chính phủ Việt Nam tại Genève

  1. Chính phủ Việt Nam đã độc lập trước khi có Hiệp Định Genève
a.   Tình trạng pháp lý Chính phủ Việt Nam thay đổi
Độc lập chủ quyền của Việt Nam là một nguồn liên tục tạo kích thích và gây tranh cãi giữa Pháp và Mỹ từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II cho đến khi Hội nghị Genève. Washington liên tục kêu gọi Paris theo ngọn gió dân tộc và thiết lập một nhà nước độc lập cho Việt Nam. Cùng với áp lực từ chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, Pháp đã chuyển động theo hướng này, mặc dù càng chậm càng tốt.
Tháng Sáu năm 1948, Bảo Đại đã được thuyết phục để trở thành nhà lãnh đạo chính trị của một "Nhà nước Việt Nam," bao gồm Nam Kỳ, Bắc Bộ, và An Nam, nó sẽ "độc lập... trong Liên hiệp Pháp."  Một hiệp ước có hiệu lực, Hiệp Định Elysée, đã được đưa ra và được cả hai bên phê duyệt vào tháng Ba năm 1949, nhưng đã bị Quốc hội Pháp trì hoãn phê chuẩn cho đến khi 29 tháng 1 năm 1950. Có một số đặc thù về ý nghĩa của "Độc Lập" trong Liên hiệp Pháp, bao gồm cả việc lực lượng quân sự Pháp được hoàn toàn tự do chuyển động khắp các nước của Liên minh, việc miễn trừ pháp lý cho các doanh nghiệp Pháp trên lãnh thổ các quốc gia khác của Liên minh. Ngày 03 tháng 7, 1953, Pháp đã bị áp lực phải công bố kế hoạch đàm phán, xác định lại quan hệ chính trị Pháp-Việt. Nhưng điều đó đã không xảy ra cho đến tháng Ba năm 1954, các cuộc đàm phán này chỉ bắt đầu xảy ra vào ngày 28 tháng 4, khi một tuyên bố chung công nhận những gì được gọi là "hoàn toàn độc lập" cho Việt Nam. Buttinger gọi đây là "một nền độc lập tồi tàn." Đất nước đã trở thành hoàn toàn tự chủ vào ngày 03 tháng Sáu năm 1954.
Điều quan trọng là phải nhớ rằng sự trì hoãn của Pháp, một trong số những lý do, trong việc thiết lập đầy đủ nền độc lập của Việt Nam phần nào đã dẫn đến việc Mỹ do dự đối với việc can thiệp bằng quân sự để hổ trợ cho Pháp. Trên tất cả, việc bắt đầu tìm cách để thay đổi tình thế của chính phủ Bảo Đại trước khi Hội nghị Genève kết luận là đã quá trễ trong những thảo luận Pháp-Mỹ về "hành động thống nhất", nhưng đủ thời gian để làm cho Việt Nam thành một nhà nước độc lập trước khi Hội nghị tích cực sấn vào việc giải quyết chiến tranh.

b.   Các cuộc đàm phán hướng tới một Chính phủ Việt Nam Độc lập
Giữa tháng Bảy 1953, và tháng Tư năm 1954, đại diện Pháp và Việt Nam đã có một loạt đàm phán về cách thức để hoàn thành Độc lập cho Việt Nam như đã hứa trong bản tuyên bố số 3 của Pháp năm 1953. Ngày 08 tháng Ba 1954, vòng chung kết của cuộc đàm phán bắt đầu ở Paris, và tại một cuộc họp vào ngày 28 tháng Tư, thỏa thuận đã đạt được bởi một ủy ban chính trị Pháp-Việt về các văn bản của điều ước quốc tế riêng biệt của Độc lập, Liên kết [cho Việt Nam], sau này (bao gồm Bảy điều) được nêu ra trong công ước tiếp theo. Thủ Tướng Laniel, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Trung Vinh [không biết là ai?] đã ký một tuyên bố chung cùng ngày hôm đó quy định rằng các điều ước quốc tế sẽ có hiệu lực sau khi được chính phủ của hai nước phê chuẩn.
Tuy nhiên, quá trình phê chuẩn đã bị trì hoãn trong hơn một tháng. Phái bộ Hoa Kỳ tại Sài Gòn rõ ràng đã khó chịu khi phải dài ngày chờ đợi việc Pháp-Việt đã bế tắc không thể dẫn tới việc phê chuẩn. Phái Bộ suy đoán rằng Pháp đã trì hoãn việc này để rảnh tay được tự do tại Genève bằng cách làm cho không gì được cam kết về Việt Nam cho đến khi kết quả của hội nghị được biết đến. Phái đoàn lưu ý rằng khi làm như vậy, người Pháp chỉ gây ra những nghi ngờ cho phía Việt Nam về ý định tương lai của Pháp đối với Đông Dương. 1/ Washington, về phần mình, đã từ chối xem xét việc phó thự [ký tắt] vào bản thỏa thuân ngày 28 tháng Tư như là điều kiện tiên quyết về việc giao Độc Lập đầy đủ cho Việt Nam. 2/
c.    Chính phủ Việt Nam độc lập sau ngày 4 tháng Sáu năm 1954
Mãi cho đến ngày 4 tháng Sáu, cuối cùng Quốc hội Pháp đã phê chuẩn điều ước quốc tế 3/ Theo Hiệp ước Độc Lập, Việt Nam đã được công nhận như là một nhà nước hoàn toàn độc lập, có chủ quyền có đầy đủ thẩm quyền được công nhận theo quy định của pháp luật quốc tế. "Việt Nam đã đồng ý thay thế Pháp" trong tất cả các quyền và nghĩa vụ do các điều ước hoặc công ước quốc tế đã được ký kết với Pháp khi trước nhân danh Nhà nước Việt Nam hoặc của bất kỳ điều ước hoặc công ước quốc tế khi trước lúc Pháp đại diện cho Đông Dương thuộc Pháp cho đến nay như thể những hành vi ấy là của Việt Nam. "Nói cách khác, Chính phủ Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm thực hiện trên tất cả các thỏa thuận được ký kết trước khi các điều ước quốc tế độc lập được ký kết. Theo Hiệp Ước Liên Hiệp Pháp đính kèm, lần đầu tiên tư cách của Việt Nam là bình đẳng trong khối Liên hiệp Pháp được thừa nhận, và cùng với những quyền hạn đó (sau đó lại xác nhận) [Việt Nam] sẽ xác định mức độ tham gia của mình vào Liên Minh. Nhà nước Việt Nam, do đó, đã trở nên một thực thể hoàn toàn độc lập kể ngày 04 tháng Sáu năm 1954.  Các nghĩa vụ quốc tế của Pháp về Việt Nam vào ngày đó được Chính phủ Việt Nam toàn quyền lãnh nhận. Chỗ nổi bật ở đây, có thể được bổ sung, là việc bãi bỏ các thỏa thuận ký kết bởi Pháp thay mặt cho Việt Nam khi chế độ Hồ Chí Minh lên nắm quyền vào ngày 2 tháng 9, 1945 của VNDCCH.”  4/

d.   Sự khác nhau về tình trạng pháp lý của Chính phủ Việt Nam  VNDCCH ở Genève 

Thông cáo cuối cùng của Hội nghị Berlin (18 tháng Hai năm 1954) quy định là giai đoạn Đông Dương của thảo luận Genève sẽ có sự tham dự của Hoa Kỳ, Anh, Trung Cộng, Liên Xô, Pháp, "và các nước khác có liên quan". Lời mời [các nước khác] tham gia, được đồng ý tiến hành sau chỉ bởi các thành viên của Hội Nghị Berlin (Mỹ, Anh, Liên Xô, và Pháp).
Đã có một số nghi ngại về qui chế tham dự của VNDCCH vào hội nghị sắp tới, nhưng các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Molotov và Bidault trong tháng Tư đã làm rõ vị trí của VNDCCH. 6/ Mặc dù VNDCCH vẫn được phương Tây coi là một nhóm nổi dậy, chứ không phải hơn là một nước được quan tâm, chấp nhận Việt Minh vào hội nghị này không bao giờ là một vấn đề nghiêm trọng. Là một trong những lực lượng chiến đấu chủ yếu mà sự đồng ý của họ về một thỏa thuận ngừng bắn được coi là không thể thiếu, Việt Minh khó có thể bị bỏ qua. Hơn nữa, Liên Xô cho người Pháp thấy rằng họ sẽ không chấp nhận sự hiện diện của các đại biểu từ các nước Đông Dương trừ khi VNDCCH cũng được nhận vào hội nghị. 7/ Phản đối chính của phương Tây liên quan đến Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là lời mời được gửi đến Việt Minh không chỉ của Liên Xô mà còn bởi Cộng sản Trung Quốc, một động thái được thừa nhận bởi Molotov tại phiên họp khoáng đại đầu tiên vào ngày 08 tháng Năm và đã bị Pháp và Hoa Kỳ phản đối.
Lời mời VNDCCH tham gia dĩ nhiên làm chính quyền Bảo Đại tức giận. Khi được thông báo của Pháp-Liên Xô về việc Hội Nghị chấp nhận sự tham gia của VNDCCH, chính quyền Bảo Đại đã quyết định rằng Việt Nam chỉ sẽ đi dự hội nghị theo lời mời của ba cường quốc phương Tây, chỉ khi nào tư cách của Nam Việt Nam khác với VNDCCH. Ngày 2 lời mời được gửi đến Liên Xô với thông báo rằng việc Chính phủ Việt Nam tham gia không có bất cứ ý nghĩa nào là đã công nhận tính hợp pháp (de jure) của VNDCCH. 8/ Mặc dù chính phủ Bảo Đại không thể loại VNDCCH khỏi bàn hội nghị, họ không công nhận bất cứ điều gì khác về chế độ Hồ hơn là tính chất của một bên tham chiến.
Sau đó, đã một sự phân biệt giữa tính chất pháp lý của VNDCCH và chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Genève. Trong khi tất cả các cường quốc ngầm hoặc công nhận một cách rõ ràng tính chất của chính phủ Việt Nam là một quốc gia đầy đủ, các cường quốc phương Tây chỉ thừa nhận tình chất một phe tham chiến cho VNDCCH/Việt Minh. Tuy nhiên, trong thực tế, Việt Minh là một phần quan trọng của quá trình đàm phán, đặc biệt là về việc sắp xếp quân sự. Chính phủ Việt Nam, trong thẩm quyền của mình, kiên trì theo đuổi một đường lối công khai, nhấn mạnh sự độc lập của mình và hy vọng sự thống nhất chính trị của Việt Nam được tiếp tục dưới [sự lãnh đạo của] Bảo Đại.

  1. Chính phủ Việt Nam không thể ngăn chặn việc phân vùng
a.   Chính phủ Việt Nam yêu cầu đảm bảo bằng văn bản là Quốc Gia sẽ không bị phân chia
Vào lúc Hội nghị bắt đầu, Nhà nước Việt Nam đã lo lắng và nghi ngờ về khả năng chia cắt đất nước. Nắm được trong quá khứ các trường hợp chia cắt ở Hàn Quốc, Đức, và với những nghi ngờ sâu sắc về quyết tâm của Pháp chống lại đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ của Việt Minh, Chính phủ Việt Nam kêu gọi chính phủ Pháp bảo đảm bằng văn bản rằng Paris sẽ không tìm cách phân vùng Việt Nam. Ngày 25 Tháng Tư, Bảo Đại đã gửi một thông báo cho Pháp rằng chính phủ của ông sẽ không chấp nhận việc phân vùng. Đại diện Chính phủ Việt Nam tại Paris đã ban hành một thông cáo nhân danh nội các của Bảo Đại ghi nhận rằng đã có tin đồn về các kế hoạch khác nhau về việc chia cắt Việt Nam. Các thông cáo nói rằng một sự phân vùng "sẽ là thách thức tình cảm của quốc gia Việt Nam mà họ đã khẳng định mạnh mẽ rất nhiều cho sự thống nhất cũng như cho sự độc lập của đất nước của mình. Cả lãnh đạo của Quốc Gia hay một chính phủ quốc gia của Việt Nam thú nhận rằng thống nhất của đất nước có thể bị cắt đứt tàn nhẫn một cách hợp pháp... " kêu gọi Pháp bảo đảm rằng họ sẽ không đàm phán một sự hy sinh quyền lợi Việt Nam với " phiến quân ", thông cáo ngụ ý rằng chính phủ Việt Nam sẽ không ký các hiệp ước tháng Tư cho đến khi họ đã nhận được một đảm bảo như vậy… Và, nội các Chính phủ Việt Nam cảnh báo rằng một thỏa thuận gây hại như thế sẽ không bao giờ nhận được sự chấp thuận của Việt Nam”
"…không phải Lãnh Đạo của Quốc Gia, cũng không phải Chính phủ Việt Nam, là những người sẽ coi bản thân mình bị ràng buộc bởi những quyết định đi ngược với lợi ích [dân tộc], nghĩa là, Độc lập và Thống nhất đất nước của họ, đồng thời, vi phạm các quyền của người dân và đưa ra một phần thưởng cho việc tấn công chống lại các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và các lý tưởng dân chủ. " 9/

b.   Pháp đảm bảo với Chính phủ Việt Nam là không tìm kiếm việc phân vùng

Phản ứng với tuyên bố rõ ràng này, người Pháp đã đưa ra lời hứa hẹn bằng miệng và bằng văn bản. Ngày 03 tháng 5, Maurice Dejean, Toàn Quyền Đông Dương, cho biết tại Sài Gòn:
"Chính phủ Pháp không có ý định tìm kiếm một giải quyết về vấn đề Đông Dương trên cơ sở một phân vùng lãnh thổ Việt Nam... Bảo đảm chính thức về chủ đề này đã được đưa ra vào ngày 25 tháng Tư vừa qua và đã được Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pháp gửi cho Bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam, và những bảo đảm đó đã được ông này [VN] xác nhận vào ngày 1 tháng Năm. "  10/
Bằng văn bản đảm bảo đến từ Bidault vào ngày 06 tháng Năm, khi ông Bảo Đại đã viết rằng nhiệm vụ của chính phủ Pháp là thiết lập hòa bình ở Đông Dương, không phải "tìm kiếm ở đây [tại Genève] một giải pháp dứt khoát về chính trị. " Vì vậy, mục tiêu của Pháp, Bidault cho biết, là có được một lệnh ngừng bắn với các đảm bảo cho các nước Đông Dương, với hy vọng rằng sẽ có một cuộc tổng tuyển cử trong tương lai. Bidault tiếp tục,
"Đến bây giờ, tuy nhiên tôi đang ở một vị trí để xác nhận với Bệ hạ rằng không có gì khác trái với những ý định của chính phủ Pháp để chuẩn bị cho việc thành lập, cho các chi phí về sự hiệp nhất của Việt Nam từ hai chế độ mà mỗi chế độ có một tên gọi quốc tế riêng (danh xưng). " 11/
Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán của họ với Việt Minh, người Pháp đã khám phá rằng đối thủ của họ là cứng đầu ở bàn thương lượng cũng như trên chiến trường... Các cuộc đàm phán trong tháng Năm không đạt được tiến bộ nào đáng kể, nhưng vào cuối của tháng, Việt Minh đã đưa ra nhượng bộ quan trọng đầu tiên của họ khi họ mạnh mẽ gợi ý rằng, với điều kiện hợp lý, họ có thể cất bỏ đòi hỏi của họ về một nước Việt Nam thống nhất. Điều này, điều có thể suy đoán được, được xem như là một cách mà Paris tự tìm cách thoát khỏi cảnh đang bị mắc lưỡi câu. Trong khi việc đàm phán cho một Việt Nam toàn phần là có thể không thể đat được, một nửa của Việt Nam có thể được bán cho Hoa Kỳ như là một sự thỏa hiệp thực tế.
c.    VNDCCH thừa nhận việc phân vùngkhả thi
Ngày 24 tháng 5, Hoàng Văn Hoan, Đại sứ VNDCCH ở Bắc Kinh, phát ngôn viên của phái đoàn VNDCCH, thông báo cho một phái viên đặc biệt của tờ báo Pháp Le Monde (Jean Schwoebel) là giải quyết quân sự sau một ngừng bắn nay không còn là đòi hỏi, như Việt Minh đã khẳng định trước đó là giải pháp chính trị cần phải phải được giải quyết trước. Thông báo của Hoàn tuyên bố: "Thứ nhất, việc cần thiết đầu tiên là phải có một cuộc ngưng bắn. Chúng tôi không đặt ra một điều kiện tiên quyết nào về chính trị. Trong kế hoạch của ông Đồng, việc đề xuất một giải pháp chính trị phải có trước những đề xuất liên quan đến lệnh ngừng bắn, duy nhất chỉ là một vấn đề diễn đạt...12/  Tuyên bố của Hoàng Văn Hoan được khẳng định vào ngày hôm sau khi Phạm Văn Đồng, phát biểu tại phiên họp hạn chế lần thứ 6, lần đầu tiên nói về vùng lãnh thổ mà Việt Minh đang kiểm soát. Đề nghị của Đồng bao gồm những chỉ định cụ thể về các khu vực dưới sự kiểm soát của mỗi nhà nước Việt Nam, trong việc tập trung các lực lượng của hai bên, ông đề nghị việc điều chỉnh lãnh thổ cũng được thực hiện sao cho mỗi bên sẽ có đầy đủ về kinh tế và hành chính, cũng như quân sự, kiểm soát vì vậy sẽ không bị hiểu lầm. Đồng tiếp tục kêu gọi một đường ranh giới được vạch ra, nó sẽ ở địa hình phù hợp và thích hợp cho việc giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong mỗi vùng. 13/  Như vậy, trái với mong đợi của Pháp và Việt Nam, Việt Minh đã mở ra con đường hướng tới việc phân vùng và dường như đã sẵn sàng chiêm ngưỡng việc thành lập, mặc dù tạm thời, các khu vực dưới những thể chế chính trị riêng biệt.

d.   Phản đối của Pháp về việc phân vùng bị sụp đổ

Việc Pháp ủng hộ Chính phủ Việt Nam chống lại việc phân vùng, phía sau có Bidault ủng hộ Smith và Eden tại Genève, 14/  đã sụp đổ khi chính phủ mới của Pierre Mendes-France đã lên nắm quyền vào giữa tháng Sáu. Mendes-France, nhận thức sâu sắc về tiếng nói chống chiến tranh đang dâng cao của ​​công luận Pháp, tỏ ra sẳn sàng làm, nhiều hơn so với người tiền nhiệm của mình, mọi nỗ lực hướng tới việc đạt được một giải quyết hợp lý, và ông nhanh chóng tiên đoán rằng thỏa thuận với Việt Minh là không thể có, trừ khi ông chấp nhận các khái niệm về phân vùng. Đại biểu của ông tại Genève, Jean Chauvel, Toàn Quyền Đông Dương mới, tướng Paul Ely, đạt cùng một kết luận. 15/
Trong một cuộc họp cấp cao tại Paris vào ngày 24 tháng 6, chính phủ mới triệt để điều chỉnh vị trí đàm phán của Pháp. Mục tiêu cho cuộc đàm phán tiếp theo đã được quyết định, sẽ là:
(1) tập kết các lực lượng của cả hai bên và chia cách họ ở khoảng vĩ tuyến 18, 16/

(2) thành lập các vùng đất dưới sự kiểm soát trung lập trong hai khu, một cho Pháp trong khu vực của các giáo phận Công giáo Phát Diệm và Bùi Chu, một cho Việt Minh tại một khu vực sẽ được xác định sau

(3) giữ lại thành phố Hải Phòng trong tay Pháp để hỗ trợ việc tập kết [quân đội Pháp]. Tại cuộc họp này, nó đã được quyết định, với mục đích gây áp lực tâm lý cho Việt Minh, nếu không nó sẽ được dùng để chuẩn bị cho những dự phòng quân sự trong tương lai, Pháp phải công bố những kế hoạch để gửi một đội ngũ lính nghĩa vụ (sau này được xác định là hai sư đoàn) vào Đông Dương.  17/

Tổng số lượt xem trang