Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

Bình Nhưỡng gỡ bỏ chân dung Marx & Lenin trên quảng trường Kim Nhật Thành; Thủ đô Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin

Tượng Lenin ở Ulan-Bator
-(ĐVO) Quảng trường Kim Nhật Thành đã không còn treo chân dung của Karl Marx và Vladimir Lenin từng trang hoàng quảng trường này trong nhiều thập kỷ qua. Phải chăng đây là dấu hiệu cải cách ở Triều Tiên?


Cờ Cộng Sản Bắc Triều Tiên (phải) bị tháo bỏ thay vào cờ nước (trái) .


Hình lãnh tụ Kim Nhật Thành (phải) đã bị tháo xuống (trái)


Bắc Triều Tiên loại bỏ hình Karl Marx và Vladimir Lenin .
Quảng trường Kim Nhật Thành trong ngày duyệt binh. Ảnh telegraph.co.uk
Quảng trường chính tại Bình Nhưỡng, nơi theo truyền thống, vẫn diễn ra các cuộc duyệt binh và các hoạt động quần chúng hiện đã không còn treo chân dung Karl Marx và Vladimir Lenin, những chân dung nhiều thập kỷ qua đã cùng với chân dung khổng lồ của lãnh tụ Kim Nhật Thành trang hoàng cho quảng trường. Như thường lệ, sự thay đổi này diễn ra hoàn toàn bất ngờ và không một lời giải thích.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đầu tiên đưa tin về việc các chân dung lãnh tụ nói trên biến mất, căn cứ vào những bức ảnh mới chụp quảng trường Kim Nhật Thành  mà hãng này có được. Sau đó, tin này được các báo và hãng thông tấn châu Âu và Mỹ  truyền đăng ngày 15/10/2012.
Theo nhiều chuyên gia, chân dung của Marx  và Lenin  hơn nửa thế kỷ đã đã được đặt  trên toà nhà của bộ Ngoại thương của CHDCND  Triều Tiên,  thậm chí ngay cả sau những năm 1980, khi mà điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên  thay những lời về chủ nghĩa Mác–Lênin bằng "tư tưởng Juche" và tư tưởng Kim Nhật Thành.
Cũng theo các chuyên gia này, việc chân dung của Marx và Lenin  biến mất có thể thêm một bằng chứng gián tiếp nữa về những đổi thay do nhà lãnh đạo Kim Jong-un mới 29 tuổi, người đã nắm chính quyền sau cái chết của người cha là  “nhà lãnh đạo yêu quý” Kim Jong Il.
Nhà lãnh đạo Kim trẻ thường xuyên xuất hiện trước công chúng hơn trong các bối cảnh tương đối không chính thức, ví dụ thăm công viên văn hoá giải trí thành phố. Ông là người đầu tiên trong các lãnh tụ Triều Tiên  đã hé mở tấm màn che phủ cuộc sống riêng tư khi công bố lễ cưới của mình và thường xuyên xuất hiện trước công chúng cùng vợ.
Theo các nhà quan sát, việc dỡ bỏ chân dung của Marx  và Lenin  không phải là thay đổi duy nhất trên quảng trường Kim Nhật Thành. Cách đây không lâu chân dung của chính người sáng lập CHDCND Triều Tiên cũng đã được thay. Bức chân dung Kim Nhật Thành ưu tư, thậm chí khắc khổ, đã được thay bằng chân dung một bức chân dung khác, mỉm cười.
 >> Nhật chiếm ưu thế hải quân trước Trung Quốc
>> 'Sao khiêu dâm' kêu gọi hòa bình cho Trung - Nhật
>> Trung Quốc: Không dùng hàng Nhật là quyền của công dân
>> TQ tung ‘độc chiêu’ hòng đẩy lực lượng Nhật khỏi khu vực tranh chấp


Tượng Lenin ở Ulan-Bator
Cảnh kéo đổ tượng Lenin hôm 14/10/2012 tại Ulan-Bator
Thủ đô Ulan-Bator của Mông Cổ gỡ bỏ tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin và thị trưởng gọi lãnh đạo cộng sản là "kẻ sát nhân".
Tượng đã được gỡ từ bệ xuống và đặt lên xe tải trong buổi lễ có sự tham dự của thị trưởng Bat-Uul Erdene.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mông Cổ là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô.
Ông Bat-Uul nói rằng tượng sẽ được bán đấu giá với mức khởi điểm là 280 đô la Mỹ.
Trong diễn văn 10 phút, ông lên án Lenin và các đồng chí cộng sản của ông là "những kẻ sát nhân".
Ông nói Mông Cổ đã khổ sở dưới chế động cộng sản nhưng đã vượt lên để xây dựng một xã hội mở, ông nói.
Phóng viên BBC ở Ulan-Bator nói học sinh phổ thông Mông Cổ đã từng tôn sùng Vladimir Lenin như Thầy Lenin trong nhiều thập niên.
Hồi năm 1990, Mông Cổ đã bỏ hệ thống một đảng và tiến hành cải cách kinh tế và chính trị.
Một đám đông khoảng 300 người đã tập trung để xem bức tượng bị dỡ bỏ.
Vài người ném giày vào tượng để tỏ sự khinh bỉ nhà cựu lãnh đạo Xô Viết.
Nhiều tượng của Lenin, người qua đời năm 1924, vẫn còn ở Nga và nhiều nước khác từng nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.
Cộng sản Nga muốn để Lenin trong lăng
Sao khơi chuyện lăng Lenin lúc này?
Các đảng phái Nga ủng hộ chôn Lenin



Tổng số lượt xem trang