“Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”.-'Về quê, trả lại nhà cho Đảng'
Tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Năm 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định "khi thấy mình nhu nhược, tôi sẽ làm đơn xin nghỉ".
Đây là ngày tiếp xúc cử tri thứ hai của ông Sang, đại biểu TP HCM.
Kinh tế VN: ‘Đề thi cho Bộ Chính trị’
Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'
Chủ tịch Sang gặp đại diện doanh nghiệp
Phát biểu trước các cử tri quận 4, ông chủ tịch nói ông "biết phải làm gì" trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
Báo VietnamNet dẫn lời ông Trương Tấn Sang nói: “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ".
"Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào."
Ông Sang nhắc lại: "Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”.
Ông chủ tịch giải thích: "Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui".
"Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào."
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Các lãnh đạo Đảng trong vai trò đại biểu Quốc hội hiện đang có hoạt động tiếp xúc cử tri trước khi Quốc hội họp ngày 22/10 tới.
Hai ngày nay, ông Trương Tấn Sang đã có những phát biểu chỉ dấu rõ ràng, rằng quá trình kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Đảng chưa kết thúc cho dù Hội nghị 6 đã bế mạc hồi đầu tuần.
Thứ Tư 17/10, ông nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X': "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi".
'Hèn nhát thì rút lui'
Hội nghị 6 Trung ương Đảng CSVN sau hai tuần họp đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một ủy viên giấu tên, cho dù đã có đề nghị kỷ luật từ chính Bộ Chính trị.
"Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc"
Chủ tịch Trương Tấn Sang
Một trong các lý do được nói là vì "không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá".
Tuy nhiên, theo ông Trương Tấn Sang, cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn.
Ông kêu gọi người dân: "Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng".
"Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến.”
Ông thừa nhận lãnh đạo Đảng có lỗi khi chưa bảo vệ được những người chống tham nhũng mà bị trù dập, nhưng kêu gọi thêm dũng khí trong quá trình chống tham nhũng.
"Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.”
-'Về quê, trả lại nhà cho Đảng' (BBC 18-10-12) Chủ tịch nước: Không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui (VNN 18-10-12)
-Không nêu tên 'đồng chí X' là hèn hạ?
Blogger Nhất bất bình khi Chủ tịch Sang gọi Thủ tướng Dũng là 'đồng chí X'
Blogger có tiếng Trương Duy Nhất vừa đặt câu hỏi về lý do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ nói "đồng chí X" khi đi tiếp xúc cử tri sau Hội nghị trung ương 6.
Blogger này tỏ ra bất bình khi ngay cả Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng "không dám" điểm mặt, chỉ tên người có sai phạm trong khi lại kêu gọi người dân tố cáo tham nhũng và những việc làm sai trái.
Các bài liên quan
Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'
'Về quê, trả lại nhà cho Đảng'
'Chúng ta tha cho chúng mình'
Ông Nhất đặt câu hỏi: "Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng- người bị BCT [Bộ chính trị] yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là "một đồng chí ủy viên BCT" như kiểu không dám gọi đích danh mấy loại tàu cướp của Trung Quốc mà phải gọi là "tàu lạ" vậy?
"Đến mức khi giải trình với cử tri, Chủ tịch nước vẫn không dám nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà phải gọi là “đồng chí X”.
"Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ "tình đồng chí" trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực?
"Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?"
Ông Nhất mới đây nói rằng an ninh Việt Nam đã gây sức ép với ông về các bài viết trên Bấmblog.
Nhưng ba cuộc gặp với các nhân viên an ninh không khiến ông nương tay khi viết về các chính trị gia hàng đầu của Việt Nam.
Ông kêu gọi ông Trương Tấn Sang "đừng nói nữa, hãy hành động!".
Blogger này viết: "Trách nhiệm tập thể là thứ vô trách nhiệm.
"Chẳng lẽ để tình hình đất nước, kinh tế như thế, tình hình nội tại đảng như thế mà không có một ai phải chịu trách nhiệm? Đừng nói nữa, hãy hành động đi!"
'Lòng tốt không đủ'
Ông Nhất nhắc lại tuyên bố của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân về chuyện "muốn trị quốc phải trị đảng" và nói các nhà lãnh đạo Việt Nam nên đọc các thông tin trên mạng để hiểu thêm người dân nghĩ gì và bình luận thêm:
"Cho dù vượt qua cuộc bỏ phiếu nhưng uy tín và thanh danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở mức nào trong mắt dân?
"Cho dù có những câu để đời như "một bầy sâu" của Chủ tịch nước, hay những phát ngôn thẳng thắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến mức trước đó vài năm chỉ những "thằng phản động" mới dám mở mồm như "đảng viên nhan nhản cộng sản mấy người?", hoặc "một bộ phận không nhỏ đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ"… nhưng uy tín, sự tin cậy trong hành động của Tổng Bí thư, của Chủ tịch nước, của tập thể BCT và trung ương đảng để lại trong dân ở mức nào?
"Bất kể ai, chỉ cần một người dám hi sinh, tôi tin tình thế sẽ rẽ sang một hướng rất khác."
Ông Trương Duy Nhất kêu gọi các vị lãnh đạo cao cấp hãy ra đi vì sai phạm hay bất lực trước sai phạm
"Không tìm ra sâu nào, không tìm thấy nhóm lợi ích nào, không phát hiện ra "bộ phận không nhỏ" nào - thế hóa ra cả Tổng Bí thư và Chủ tịch nước can "tội" vu khống, xuyên tạc, nói xấu đảng sao? Cái “tội” mà công an luôn chụp lên đầu tôi trong các cuộc làm việc tra vấn vừa rồi.
"Tôi viết vậy đã ăn nhằm gì. Nếu kết tội thế là xuyên tạc, nói xấu, là phản động, thì há chẳng phải Tổng Bí thư và Chủ tịch nước đang xuyên tạc, nói xấu đảng và phản động hơn tôi sao?"
Ông Nhất nói ông không nghi ngờ sự thực lòng của ông Sang và ông Nguyễn Phú Trọng nhưng bình thêm: "...[C]ái tâm và sự thật thà qua những lối rao giảng về "lòng tốt" không đủ để trị quốc.
"Ông Trọng ông Sang không phải là mẫu người có tầm khuynh loát, vai trò cá nhân đủ sức bẻ xoay vận cuộc.
"Việc của đảng lúc này không phải là kêu gọi người dân đừng sợ trù úm, mà là hành động của đảng thế nào để bảo vệ người dân không bị trù úm, không bị truy bức."
'Thỏa hiệp'
Ông Nhất cũng lên tiếng kêu gọi các vị lãnh đạo Việt Nam, kể cả Tổng bí thư và Chủ tịch nước, hãy ra đi nếu họ không làm được việc hoặc "nhìn ra sự bất lực".
Blogger bình luận: "Bất kể ai, chỉ cần một người dám hi sinh, tôi tin tình thế sẽ rẽ sang một hướng rất khác.
"Ta luôn quen thói kêu gọi quá nhiều ở ý thức công dân, nhưng đã khi nào giật mình hỏi ngược ở ý thức lãnh tụ? Tại sao không thấy một ai dám hi sinh chút lợi ích quyền lực của mình, của gia đình vợ con… để mở đường cho những cú hích chuyển thay?
"Ai đó sợ hãi, thỏa hiệp hoặc bất lực thì hãy lánh sang một bên nhường cho người khác, đội ngũ khác."
Các nhà quan sát Việt Nam từ bên ngoài nói rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bị "cắt cánh" cho dù còn tại chức.
Họ cũng nói tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian tới đây sẽ có tác động đáng kể tới khả năng tiếp tục tại nhiệm của vị Thủ tướng.
điểm tin từ anhbasam: - Thằng Nông Dân – Ông Chủ tịch nước hãy chứng tỏ quyết tâm chống tham nhũng của mình! (Dân Luận). – ‘Về quê, trả lại nhà cho Đảng’ (BBC). --Chủ tịch nước: Không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui (VNN).-- Nhân dân
- Bá Tân: Thế mới là cử tri (Nguyễn Thông). “Cử tri Hà Nội nói với tổng bí thư những gì, như thế nào. Ai cũng muốn biết nhưng không được nghe cụ thể, chỉ thấy nhà đài phản ánh lại theo cách của họ. Còn tại Sài Gòn thì ngược lại. Người xem tivi thật sự tâm đắc với ý kiến của các cử tri trong buổi tiếp xúc với chủ tịch nước. Những ý kiến của cử tri được phát lại y nguyên cả về hình và lời nói, giọng nói”.
Tuổi trẻ“Không ai có thể trù úm cả lực lượng quân đội, công an và cả dân tộc này”. “Ban Chấp hành Trung ương cân nhắc lợi hại trong thời điểm hiện nay nên quyết định không thi hành kỷ luật. Có thể có ai đó không hài lòng Trung ương, đó là quyền của người dân, quyền của cán bộ, đảng viên. Chúng tôi không chê trách.” Và “Có nhiều vụ án, nhiều vấn đề gần đây ít được nói đến. Tôi rất lo, ít nói cũng có nghĩa là tốt lắm rồi nhưng có thể là chán không muốn nói nữa. Tôi sợ cái giả định thứ hai…”
- Bài trên Lao động có đoạn: “…nếu một vị lãnh đạo bị kỷ luật, mà không phải là cấp dưới bình thường, mà đã thế thì thôi luôn đi đúng không? Nếu thôi luôn, chúng ta đã chuẩn bị cán bộ chưa?” - Bài trên báo Thanh niên: “Báo cáo kết quả Hội nghị T.Ư 6 có nói đến khuyết điểm của Bộ Chính trị, có nói khuyết điểm của một đồng chí trong Bộ Chính trị. Tên tuổi cụ thể sẽ có trong tài liệu gửi đến các đồng chí. Nếu các đồng chí không hài lòng thì gặp chúng tôi cứ phản ảnh, không có gì ngăn cản, không có gì hạn chế cả”. - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hãy phê phán, nhắc nhở khi chúng tôi chưa đúng (SGGP). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 4, Tp Hồ Chí Minh (HNM).
- ‘Chúng ta tha cho chúng mình’ (BBC). Lược dịch từ bài: We forgive us (Economist).
-Chủ tịch nước: Sợ trù úm thì đất nước ra sao? (VNN 16-10-12) - Nói tên "một đồng chí" cũng không dám thì đất nước ra sao?'Những gì Đảng làm chưa xứng mong đợi của dân' (VnEx 17-10-12) Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X' (BBC 17-10-12)
Kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình có tác dụng giáo dục, răn đe (QĐGD 17-10-12) -- Ý nói "đồng chí X" là thiếu giáo dục? (Lạ nhỉ: Trong khi TBT nói về "một đồng chí", Chủ tịch Nước nói về "đồng chí X", thì đồng chí này vẫn không nói gì cả, phây phây đi xem diễn binh, tiếp khách?)
Chúng tôi tha thứ chúng tôi: Vietnam's leadership: We forgive us (Economist 16-10-12)
Vietnam PM Keeps Post as Economic Struggles Continue (VOa 17-10-12) -- Bài của Marianne Brown, một độc giả thường xuyên của viet-studies (Hi, Marianne! I was in your Scotland last summer. Beautiful country!)
-BBC Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X' (BBC 17-10-12)— thứ tư, 17 tháng 10, 2012
Ba lãnh đạo cao cấp đều có các hoạt động sau hội nghị trung ương
Khi tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Tư 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ chính trị, mà ông gọi là ‘đồng chí X’.
Phát biểu của ông Trương Tấn Sang vừa được phát trong phần tin thời sự kênh VTV1, Đài Truyền hình Trung ương.
Các bài liên quan
Kinh tế VN: ‘Đề thi cho Bộ Chính trị’
‘Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’
Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!
Ông nói với các cử tri: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”.
Tuy nhiên, ông chủ tịch, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, giải thích lý do không có quyết định kỷ luật ‘đồng chí X’.
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Hôm thứ Hai, trong phát biểu bế mạc hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “”Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị.”
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Chủ tịch Trương Tấn Sang
“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Ông Trọng nghẹn ngào khi thừa nhận: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu.”
“Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó.”
Các kênh thông tin chính thức của nhà nước chưa nêu danh ủy viên Bộ Chính trị nói trên.
‘ Không thể trù úm cả dân tộc’
Ông chủ tịch thừa nhận vấn nạn tham nhũng là ‘sự thật không thể né tránh’; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
“Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”
Ông Sang khẳng định: “Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Khóa họp tới của Quốc hội Việt Nam, khai mạc ngày 22/10 tới, sẽ bàn việc thành lập Ban Nội chính Trung ương để làm cơ quan thường trực phòng chống tham nhũng.
Luật Phòng chống tham nhũng cũng sẽ được bổ sung, trong khi hiện còn chưa rõ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, hiện vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban, sẽ được kiện toàn như thế nào.
Giới quan sát ghi nhận việc ba vị lãnh đạo cao cấp đều có những hoạt động nổi bật sau khi Hội nghị Trung ương kết thúc.
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Còn hôm 16/10, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên
Bộ Chính trị.
*****
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121017_truongtansang_voters.shtml
-Chúng tôi tha thứ chúng tôi: Vietnam's leadership: We forgive us (Economist 16-10-12)
--‘Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’
Dư luận đang chú ý các lãnh đạo làm gì sau Hội nghị 6
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Ông Trọng được trích lời trên báo Nhân Dân nói:
“Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ðảng.”
Hội nghị Trung ương 6 kết thúc hôm thứ Hai và được coi là dịp Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, khẳng định quyền lực tối cao của mình với bên hành pháp và Thủ tướng Chính phủ.
'Nâng cao dân chủ'
Ông Trọng, bản thân từng là Chủ tịch Quốc hội, cũng chỉ đạo là phải làm sao “đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước” trong tinh thần “nâng cao dân chủ”.
Ông nhắc Quốc hội “thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.
"Từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm, hay còn vì những lý do nào khác?"
Thảo luận tại Quốc hội hồi 2010
Mấy năm trước, Quốc hội Việt Nam đã trở thành diễn đàn để chất vấn Chính phủ về nhiều chủ đề nóng bỏng trong kinh tế và giáo dục, được đáng giá cao trong cả khu vực.
Tuy nhiên, sau hứng khởi ban đầu các cuộc chất vấn đó đã trở thành thông lệ mang tính hình thực và ít có hiệu quả cụ thể.
Chẳng hạn các đợt chất vấn liên tiếp về khai thác khoáng sản, về giao thông và nhiều chủ đề kinh tế khác đều không thỏa mãn được dư luận.
Ví dụ như tại đợt chất vẫn chính phủ hồi cuối tháng 11/2010, các lãnh đạo của chính phủ trả lời về Vinashin, dự án bauxite và đường sắt cao tốc Bắc Nam nhưng không đem lại kết quả gì khác biệt, và các dự án này vẫn tiếp tục, bất chấp thư kiến nghị của giới trí thức.
Vào thời điểm đó, qua lời chính chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, một số đại biểu Quốc hội muốn muốn “truy đến cùng” về trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các trưởng đoàn thanh tra vụ Vinashin từ 2005 đến 2010.
Xử lý Vinashin bằng tòa án thì dễ nhưng khối nợ nần và hướng làm ăn thì khó hơn nhiều
Các đại biểu cũng muốn biết vì sao từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm ở tập đoàn này để ngăn chặn.
Nhưng cho tới Hội nghị Trung ương 6 trong tháng 10 năm 2012, hồ sơ nợ nần của Vinashin vẫn còn đó và phải được Trung ương Đảng đưa vào văn bản để chỉ tạo tiếp tục “xác minh, xử lý”, dù ban lãnh đạo tập đoàn thì đã bị bắt và thay mới.
Nay có vẻ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn Quốc hội tiếp tục công tác “giám sát tối cao” và sẽ cho tổ chức tiếp tục các đợt “giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn”, theo báo BấmNhân Dân bản điện tử.
Rõ hơn một chút, ông Trọng chỉ đạo Quốc hội thực hiện Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Điều này có thể khiến các thành viên chính phủ phải qua vòng lấy phiếu tín nhiệm của các dân biểu Việt Nam.
Dư luận Việt Nam hiện đang quan tâm các diễn biến tiếp theo kỳ họp bí mật hai tuần trong đầu tháng 10 của 175 Ủy viên Trung ương Đảng cũng như phát biểu của các lãnh đạo cao nhất.
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri ở Hà Nội, không lâu trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội, dự kiến khai mạc ngày 22/10 này.
Chống tham nhũng
Trong khi đó, trong ngày 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 ở TP. HCM.
Ông Sang nói: “Bộ Chính trị và Ban bí thư đánh giá kết quả Hội nghị Trung ương 6 là kết quả bước đầu, và không chỉ duy nhất bằng chừng đó kết quả tại Hội nghị là dấu chấm hết.”
Ông Sang cũng nhắc đến quy chế bỏ phiếu tín nhiệm dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua.
Chủ tịch nước cho biết sẽ sửa luật phòng chống tham nhũng để Đảng “trực tiếp chỉ đạo”, và khi đó sẽ công bố nhân sự Ban Nội chính Trung ương.
Một hôm trước đó, ngày 16/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ở Hà Nội.
Bên cạnh ông Trương Tấn Sang tại phiên họp còn có ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ duy nhất nằm trong Bộ Chính trị.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Trần Đại Quang, mang hàm Đại tướng, là người được ban chuyên án báo cáo xin chỉ đạo trong vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên hồi tháng 8, theo trả lời phỏng vấn của quan chức BấmTổng Cục Cảnh sát với báo Việt Nam hôm 24/8.
- ‘Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’ (BBC). – Chủ tịch Sang nói về ‘đồng chí X’ (BBC). -- audio Chủ tịch Trương Tấn Sang nói về “đồng chí X”. – – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Người dân hãy cùng Đảng và Nhà nước phòng chống tham nhũng” (PNTP). – Lãnh đạo Việt Nam củng cố quyền lực giữa lúc chống đối gia tăng (VOA). – Đảng xin lỗi nhưng ‘cuộc tranh giành quyền lực vẫn tiếp tục’ (Bloomberg/ TCPT). - Không kỷ luật không có nghĩa là không có khuyết điểm (LĐ). - Không kỷ luật, Trung ương đã ‘cân nhắc lợi hại’ (ĐV). – Ban Dân vận Trung ương kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (QĐND). - Bầu Kiên “dằn mặt” phóng viên, “cho” 2 tờ báo 4 tỷ(GDVN).
- Thưa Chủ tịch: đừng nói nữa, hãy hành động! (Trương Duy Nhất). “Trách nhiệm tập thể là thứ vô trách nhiệm. Chẳng lẽ để tình hình đất nước, kinh tế như thế, tình hình nội tại đảng như thế mà không có một ai phải chịu trách nhiệm? Đừng nói nữa, hãy hành động đi!” – Chủ tịch nước: “Điều dân và Đảng đang đòi hỏi chính là hành động” (Infonet).
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đe (NLĐ). – Kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình có tác dụng giáo dục, răn đe (QĐND). - Trung thực, thẳng thắn và nhìn thẳng vào sự thật! (GD&TĐ).- Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Houston, Mỹ: Vì sao Trung ương Đảng không kỷ luật ai? (BBC). – Bùi Tín: Hội nghị Trung ương 6: Trái núi và con chuột (VOA’s blog).
-Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ (Hà Nội)
(HNM) - Ngày 17-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội (QH) ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 đã có các cuộc tiếp xúc với cử tri hai quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ để chuẩn bị cho kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII. UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ...
Đảng, Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, lãng phíĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Hoàn Kiếm ...Nhân Dân
Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đeNgười Lao Động
Công tác xây dựng Đảng còn rất nhiều việc phải làm
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Đại diện đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với cử tri dự kiến nội dung và chương trình của kỳ họp thứ 4 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 22/10 đến ngày 24/11 và một số hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh thời ...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP Hồ Chí MinhBáo điện tử Chính phủ
'Những gì Đảng làm chưa xứng mong đợi của dân'VNExpress
Cử tri bày tỏ trăn trở về nạn tham nhũng với Chủ tịch nướcDân Trí
Khi tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Tư 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ chính trị, mà ông gọi là ‘đồng chí X’.
Phát biểu của ông Trương Tấn Sang vừa được phát trong phần tin thời sự kênh VTV1, Đài Truyền hình Trung ương.
Các bài liên quan
Kinh tế VN: ‘Đề thi cho Bộ Chính trị’
‘Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’
Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!
Ông nói với các cử tri: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả”.
Tuy nhiên, ông chủ tịch, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, giải thích lý do không có quyết định kỷ luật ‘đồng chí X’.
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Hôm thứ Hai, trong phát biểu bế mạc hội nghị 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: “”Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị.”
“Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi.”
Chủ tịch Trương Tấn Sang
“Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá.”
Ông Trọng nghẹn ngào khi thừa nhận: “Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu.”
“Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó.”
Các kênh thông tin chính thức của nhà nước chưa nêu danh ủy viên Bộ Chính trị nói trên.
‘ Không thể trù úm cả dân tộc’
Ông chủ tịch thừa nhận vấn nạn tham nhũng là ‘sự thật không thể né tránh’; Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt và đã nhận lỗi trước nhân dân. Tuy nhiên, ông Sang cũng đề nghị toàn dân cùng tham gia đấu tranh chống tham nhũng.
Ông nói: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng”.
“Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào?”
Ông Sang khẳng định: “Người ta có thể trú úm một người, một nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này”.
Ông cũng nói: “Nếu chúng ta sợ hãi, cứ để những kẻ xấu len lỏi trong Đảng, trong Nhà nước làm những điều sai trái, làm phương hại đến lợi ích quốc gia, phương hại đến toàn dân chế độ thì thử hỏi toàn dân tộc này, toàn Đảng này, toàn quân này chấp nhận được không? Chắc chắn không chấp nhận được”.
Khóa họp tới của Quốc hội Việt Nam, khai mạc ngày 22/10 tới, sẽ bàn việc thành lập Ban Nội chính Trung ương để làm cơ quan thường trực phòng chống tham nhũng.
Luật Phòng chống tham nhũng cũng sẽ được bổ sung, trong khi hiện còn chưa rõ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, hiện vẫn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm trưởng ban, sẽ được kiện toàn như thế nào.
Giới quan sát ghi nhận việc ba vị lãnh đạo cao cấp đều có những hoạt động nổi bật sau khi Hội nghị Trung ương kết thúc.
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Còn hôm 16/10, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên
Bộ Chính trị.
*****
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121017_truongtansang_voters.shtml
-Chúng tôi tha thứ chúng tôi: Vietnam's leadership: We forgive us (Economist 16-10-12)
BANYAN (THE ECONOMIST) - CHÚNG TA THA THỨ CHO CHÚNG MÌNH
Blog Banyan/The Economist
Lê Quốc Tuấn X Cafe VN chuyển ngữ
Hôm cuối tuần, một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh vừa phạt một kẻ say rượu tinh nghịch gây rối trật tự công cộng. Phạm Văn Bình, một người phu kéo xe 43 tuổi đã leo lên bức tượng đồng Tướng Trần Nguyên Hãn, một võ tướng từng chiến đấu chống lại sự chiếm đóng củaTrung Quốc vào thế kỷ 15.
Người say đã ngồi trên cánh tay vị tướng và vẫy tay chào đám đông, kéo dài cuộc biểu diễn phạm pháp của mình trong 15 phút trọn vẹn, trong khi công an hết sức cố gắng dụ dỗ ông ta leo xuống. Thậm chí, họ còn trải ra cả một cái nệm hơi để đề phòng ông ta có thể bị ngã. Cuối cùng, ông ta đã chịu nhảy xuống.
Không mội ai trong đám đám đông hàng trăm người đúng xem tại chợ Bến Thành gần đó biết đích xác được đấy là một hành động biểu tìnhphản đối hay chỉ đơn giản là trò hề của một người say bướng bỉnh.
Tuy nhiên,vì hành vi tinh nghịch của ông ta diễn ra vào thời điểm nhạy cảm, cho nên cái cách bắt giữ người say này theo tường thuật từ báo chí chính thức thậm chí có vẻ khác thường. Các quan chức Việt Nam có xu hướng thù ghét bất cứ một gợi ý nhỏ nhặt nào của sự chống đối hoặc gây rối loạn xã hội, đặc biệt ở xung quanh các khu vực quan trọng. Những sự việc phiền phức như vậy thường không được báo chí nhà nước thuật lại, dù có diễn ra trước một số lượng người xem đông đảo.
Ngược lên thủ đô ở phía Bắc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang chiến đấu để cố giữ lấy chức vụ của mình. Ông phải chịu sự phán xét trước cuộc họp quan trọng của Ủy ban Trung ương Đảng kéo dài hai tuần, gấp đôi thời gian bình thường.
Hai mươi năm trước, sau khi phát động cuộc thi chạy việt dã tại thành phố Hồ Chí Minh, một kẻ ăn chơi say rượu đã leo lên bức tượng ĐứcTrần Hưng Đạo - nhân vật được người dân kính trọng như người Mông Cổ sùng bái Thành Cát Tư Hãn - với một lá cờ Việt Nam quấn quanh cổ ngài.
Người làm trò vui, hay kẻ phá hoại ấy đã bị công an dùng dùi cui đánh đập và bắt đi. Những khu tượng đài như thế này tạo nên các điểm tập hợp phổ biến cho giới biểu tình chống đối, những người hy vọng nhắc nhở các cơ quan có thẩm quyền rằng nỗi bất mãn của họ không nên được hiểu là vì không yêu nước.
Gần đây, những người lính bộ đội Việt Công xuất ngũ đã tuần hành từ nông thôn vào thành phố để phản đối những cuộc chiếm đất đang phổ biến. Họ mang theo một bức tượng bán thân của Hồ Chí Minh. Tuần trước hơn mấy trăm người biểu tình ở vùng ngoại ô Hà Nội, nơi có đất đai bị tịch thu để xây dựng một thành phố vệ tinh.
Các vụ cướp đất, nạn tham nhũng, tỷ lệ lạm phát cao một cách khó hiểu, những vụ tháo rút tiền khỏi ngân hàng, sự sụp đổ của doanh nghiệp nhà nước, tình trạng mất công ăn việc làm và các quyền tự do tôn giáo gần đây đã mang lại các cơ sở để gia tăng các vụ chống đối. Tất cả đã diễn ra trong nhiều hình thái và các hình thức khác nhau, và tất cả đều cùng đưa đến sư gia tăng tăng nỗi nghi ngờ về chất lượng lãnh đạo của ông Dũng.
Trong số những người chỉ trích ông có tổng bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng. Ông xuất hiện trước cuộc họp như một nhân vật có tiềm năng thay thế Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã được đảng bầu lại cho một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai vào tháng Bảy năm ngoái.
Một mối quan tâm lớn chính là sức mạnh cá nhân mà ông Dũng đã tích lũy được trong suốt thời gian của mình trong chức vụ thủ tướng. Điều này trở nên rõ ràng thông qua các kết nối cá nhân của ông với các nhân vật quan trọng từ vụ bê bối của ngận hàng thương mại Á Châu (ACB), ngân hàng tư nhân lớn nhất của đất nước và ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) bị lỗ 4,5 tỷ USD. Giám đốc điều hành từ cả haitổ chức này đã bị điều tra hoặc bị bỏ tù vì tội tham nhũng.
Cuối cùng, khi 14 ủy viên Bộ Chính trị kết thúc cuộc họp, qua lời phát biểu của nhà lãnh đạo đảng, ông Nguyễn Phú Trọng, được truyền đi trên các hệ thống truyền thông nhà nước, đã đưa ra một tuyên bố rằng họ "nghiêm túc chỉ trích bản thân và thành thật thừa nhận những sai lầm củamình". Ông Trọng cho biết Ủy ban Trung ương Đảng đã quyết định không áp dụng biện pháp kỷ luật "cho một uỷ viên và toàn thể Bộ Chính trị".
Tối thiểu là, ngay lúc này, ông Dũng vẫn giữ được chức vụ của mình. Điệp khúc bất mãn đang trở nên ồn ào và táo bạo hơn, một dấu hiệu của chính sự không hài lòng từ bên trong nội bộ đảng của ông. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang biết điều ấy. À, tiện thể cũng nên biết: bức tượng Trần Nguyên Hãn không hề hấn gì và ông Bình đã chuồn mất sau khi bị phạt chỉ có 36 USD.
Nguồn: The economist
--‘Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’
Dư luận đang chú ý các lãnh đạo làm gì sau Hội nghị 6
Gặp cử tri Hà Nội hai ngày sau Hội nghị Trung ương 6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản với toàn bộ nền chính trị Việt Nam.
Theo truyền thông trong nước, trong buổi gặp cử tri quận Ba Đình, Hà Nội hôm 17/10, Giáo sư Trọng cũng nói rõ Đảng lãnh đạo Quốc hội, cơ quan lập pháp ở Việt Nam nhưng nói Quốc hội sẽ tăng cường vai trò giám sát.
Ông Trọng được trích lời trên báo Nhân Dân nói:
“Quốc hội, toàn bộ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước, đều hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ðảng.”
Hội nghị Trung ương 6 kết thúc hôm thứ Hai và được coi là dịp Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng, khẳng định quyền lực tối cao của mình với bên hành pháp và Thủ tướng Chính phủ.
'Nâng cao dân chủ'
Ông Trọng, bản thân từng là Chủ tịch Quốc hội, cũng chỉ đạo là phải làm sao “đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước” trong tinh thần “nâng cao dân chủ”.
Ông nhắc Quốc hội “thời gian tới cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trên các lĩnh vực: công tác lập pháp, giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước”.
"Từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm, hay còn vì những lý do nào khác?"
Thảo luận tại Quốc hội hồi 2010
Mấy năm trước, Quốc hội Việt Nam đã trở thành diễn đàn để chất vấn Chính phủ về nhiều chủ đề nóng bỏng trong kinh tế và giáo dục, được đáng giá cao trong cả khu vực.
Tuy nhiên, sau hứng khởi ban đầu các cuộc chất vấn đó đã trở thành thông lệ mang tính hình thực và ít có hiệu quả cụ thể.
Chẳng hạn các đợt chất vấn liên tiếp về khai thác khoáng sản, về giao thông và nhiều chủ đề kinh tế khác đều không thỏa mãn được dư luận.
Ví dụ như tại đợt chất vẫn chính phủ hồi cuối tháng 11/2010, các lãnh đạo của chính phủ trả lời về Vinashin, dự án bauxite và đường sắt cao tốc Bắc Nam nhưng không đem lại kết quả gì khác biệt, và các dự án này vẫn tiếp tục, bất chấp thư kiến nghị của giới trí thức.
Vào thời điểm đó, qua lời chính chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn, một số đại biểu Quốc hội muốn muốn “truy đến cùng” về trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các trưởng đoàn thanh tra vụ Vinashin từ 2005 đến 2010.
Xử lý Vinashin bằng tòa án thì dễ nhưng khối nợ nần và hướng làm ăn thì khó hơn nhiều
Các đại biểu cũng muốn biết vì sao từ 2005 đến 2010 có 15 đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán Vinashin, báo cáo với Chính phủ 11 đoàn, nhưng không phát hiện sai phạm ở tập đoàn này để ngăn chặn.
Nhưng cho tới Hội nghị Trung ương 6 trong tháng 10 năm 2012, hồ sơ nợ nần của Vinashin vẫn còn đó và phải được Trung ương Đảng đưa vào văn bản để chỉ tạo tiếp tục “xác minh, xử lý”, dù ban lãnh đạo tập đoàn thì đã bị bắt và thay mới.
Nay có vẻ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn Quốc hội tiếp tục công tác “giám sát tối cao” và sẽ cho tổ chức tiếp tục các đợt “giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn”, theo báo BấmNhân Dân bản điện tử.
Rõ hơn một chút, ông Trọng chỉ đạo Quốc hội thực hiện Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Điều này có thể khiến các thành viên chính phủ phải qua vòng lấy phiếu tín nhiệm của các dân biểu Việt Nam.
Dư luận Việt Nam hiện đang quan tâm các diễn biến tiếp theo kỳ họp bí mật hai tuần trong đầu tháng 10 của 175 Ủy viên Trung ương Đảng cũng như phát biểu của các lãnh đạo cao nhất.
TBT Nguyễn Phú Trọng gặp cử tri ở Hà Nội, không lâu trước kỳ họp cuối năm của Quốc hội, dự kiến khai mạc ngày 22/10 này.
Chống tham nhũng
Trong khi đó, trong ngày 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3 ở TP. HCM.
Ông Sang nói: “Bộ Chính trị và Ban bí thư đánh giá kết quả Hội nghị Trung ương 6 là kết quả bước đầu, và không chỉ duy nhất bằng chừng đó kết quả tại Hội nghị là dấu chấm hết.”
Ông Sang cũng nhắc đến quy chế bỏ phiếu tín nhiệm dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua.
Chủ tịch nước cho biết sẽ sửa luật phòng chống tham nhũng để Đảng “trực tiếp chỉ đạo”, và khi đó sẽ công bố nhân sự Ban Nội chính Trung ương.
Một hôm trước đó, ngày 16/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương ở Hà Nội.
Bên cạnh ông Trương Tấn Sang tại phiên họp còn có ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ duy nhất nằm trong Bộ Chính trị.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ, ông Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ kỷ niệm 50 năm Học viện Cảnh sát nhân dân và trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Học viện.
Dự lễ với ông Nguyễn Tấn Dũng còn có Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, người cũng là Ủy viên Bộ Chính trị.
Ông Trần Đại Quang, mang hàm Đại tướng, là người được ban chuyên án báo cáo xin chỉ đạo trong vụ bắt ông Nguyễn Đức Kiên hồi tháng 8, theo trả lời phỏng vấn của quan chức BấmTổng Cục Cảnh sát với báo Việt Nam hôm 24/8.
- ‘Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát’ (BBC). – Chủ tịch Sang nói về ‘đồng chí X’ (BBC). -- audio Chủ tịch Trương Tấn Sang nói về “đồng chí X”. – – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Người dân hãy cùng Đảng và Nhà nước phòng chống tham nhũng” (PNTP). – Lãnh đạo Việt Nam củng cố quyền lực giữa lúc chống đối gia tăng (VOA). – Đảng xin lỗi nhưng ‘cuộc tranh giành quyền lực vẫn tiếp tục’ (Bloomberg/ TCPT). - Không kỷ luật không có nghĩa là không có khuyết điểm (LĐ). - Không kỷ luật, Trung ương đã ‘cân nhắc lợi hại’ (ĐV). – Ban Dân vận Trung ương kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (QĐND). - Bầu Kiên “dằn mặt” phóng viên, “cho” 2 tờ báo 4 tỷ(GDVN).
- Thưa Chủ tịch: đừng nói nữa, hãy hành động! (Trương Duy Nhất). “Trách nhiệm tập thể là thứ vô trách nhiệm. Chẳng lẽ để tình hình đất nước, kinh tế như thế, tình hình nội tại đảng như thế mà không có một ai phải chịu trách nhiệm? Đừng nói nữa, hãy hành động đi!” – Chủ tịch nước: “Điều dân và Đảng đang đòi hỏi chính là hành động” (Infonet).
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đe (NLĐ). – Kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình có tác dụng giáo dục, răn đe (QĐND). - Trung thực, thẳng thắn và nhìn thẳng vào sự thật! (GD&TĐ).- Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Houston, Mỹ: Vì sao Trung ương Đảng không kỷ luật ai? (BBC). – Bùi Tín: Hội nghị Trung ương 6: Trái núi và con chuột (VOA’s blog).
-Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri các quận Hoàn Kiếm, Tây Hồ (Hà Nội)
(HNM) - Ngày 17-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội (QH) ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 đã có các cuộc tiếp xúc với cử tri hai quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ để chuẩn bị cho kỳ họp thứ tư, QH khóa XIII. UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ...
Đảng, Nhà nước quyết tâm chống tham nhũng, lãng phíĐài Tiếng Nói Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Hoàn Kiếm ...Nhân Dân
Lấy phiếu tín nhiệm để cảnh tỉnh, răn đeNgười Lao Động
Công tác xây dựng Đảng còn rất nhiều việc phải làm
Đài Tiếng Nói Việt Nam
Đại diện đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo với cử tri dự kiến nội dung và chương trình của kỳ họp thứ 4 sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 22/10 đến ngày 24/11 và một số hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh thời ...
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri TP Hồ Chí MinhBáo điện tử Chính phủ
'Những gì Đảng làm chưa xứng mong đợi của dân'VNExpress
Cử tri bày tỏ trăn trở về nạn tham nhũng với Chủ tịch nướcDân Trí
CÒN LẠI....(Mafiovi)
- Chỉ còn môt con đường, Đảng ạ.
Vấn đề là: Đảng (I mean: giới lãnh đạo, bụng to đít bự) có đủ
Lương tri để nhận biết,
Nghị lực để chấp nhận, và - Mô Phật -
Trí tuệ để cùng với Nhân dân đi trên con đường đó không thôi.
The first? - Ta có thể hy vọng
The second? - không
The Third?- Lại càng không.
Nhưng không hay có là việc của Đảng, ta tin rằng: đó sẽ lại nội dung lớn nhất của cuộc sống mà Nhân dân ta ( kể cả đại đa số trong hơn 3 triệu Đảng viên của Đảng) đang đối mặt.
- Ta hiểu lòng anh Cả (và anh TƯ nữa: "..không thể trù úm cả dân tộc này!" ), nhưng anh Cả ơi, đừng khóc nữa.
Bởi nếu nước mắt cứu được Dân được Nước thì không phải anh và ta, mà là Mẹ ta, Chị ta, Em ta đã cứu được rồi.
Họ đã không làm được, vì nước mắt không thể chiến thắng dùi cui, còng và tiền.
Chúng ta và các anh phải làm.
-Cử tri bày tỏ trăn trở về nạn tham nhũng với Chủ tịch nước (Dân trí) - Sáng 17/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu thuộc Tổ Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đơn vị 1 - TPHCM đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận 1 để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con trước Kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa XIII.
Tổ Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Đơn vị 1 – TPHCM tiếp xúc cử tri quận 1
Bên cạnh đó, các cử tri quận 1 cũng thẳng thắn đóng góp nhiều ý kiến về các tồn tại trong chính sách, cách thực thi quản lý nhà nước… Trong đó, vấn đề cử tri quan tâm nhất là vấn nạn tham nhũng đang ngày càng hoành hành, làm lung lay căn cơ của đất nước.
Cử tri Trần Minh Quang (phường Bến Thành) cho rằng: “Nhà nước cũng đã thừa nhận là có bộ phận không nhỏ cán bộ tham nhũng, nhưng theo ý tôi và theo những gì mà người xung quanh tôi trao đổi thì thấy tham nhũng hiện nay cứ như là 1 "tập đoàn", rất nguy hiểm. Đất nước ta đã chịu bao nhiêu lần ngoại xâm rồi mà vẫn đánh thắng, nhưng tham nhũng còn đáng sợ hơn ngoại xâm, không giải quyết là mất nước”.
Cử tri băn khoăn về vấn nạn tham nhũng, mong mỏi Đại biểu Quốc hội phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn để chống lại vấn nạn này
Cư tri Lê Văn Vinh (phường Cô Giang) đồng tình và cho rằng vai trò giám sát tối cao của Quốc hội về phòng chống tham nhũng là vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay, cần ban hành nhiều hơn những văn bản pháp quy nhằm hạn chế cho được tham nhũng, giám sát chặt chẽ hơn và nâng cao vai trò phát hiện tham nhũng.Tuy nhiên, cử tri Trần Minh Quang lại cho rằng: “Tình hình phòng chống tham nhũng hiện nay, chúng tôi thấy vô cùng phức tạp, vô cùng khó khăn. Vừa qua, các bộ ngành, tỉnh thành đều đang kiểm điểm nhưng tôi đọc báo vẫn chưa thấy nói là ai vi phạm cái gì, chưa thấy ai bị xử lý”.
Cư tri Lương Minh Nguyệt (phường Nguyễn Cư Trinh) “đặt hàng” với Tổ Đại biểu Quốc hội: “Chúng ta đã có rất nhiều chính sách và quyết tâm cũng rất cao, nhưng phải làm sao để dân tin vào quyết tâm đó. Vừa qua có Đại biểu Quốc hội sai phạm trong khai báo lý lịch đã bị xử lý, nhưng tại sao có những vụ lớn hơn, những vị lớn hơn lại không thấy xử lý. Phải làm sao cho dân tin tưởng!”.
Chủ tịch nước thăm hỏi đời sống cử tri cao tuổi.
Cử tri Trần Minh Quang đề nghị gay gắt hơn: “Khi thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm, chúng tôi đề nghị nên quy định con số cụ thể. Nếu vị nào được tin tưởng trên 50% thì giữ lại, dưới 50% thì cách chức, dưới 30% thì khai trừ luôn, cho về làm thường dân”.Các đại biểu còn nêu bức xúc về 1 số vấn đề cụ thể tại địa phương như chế độ trợ cấp của cử tri Trần Thị Cúc, chính sách bồi thường khi cải tạo chung cư Cô Giang của 3 đại biểu phường Cô Giang, chế độ trợ cấp cho cán bộ khu phố, tình hình bán đất hẻm…
Thay mặt Tổ Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cảm ơn những đóng góp chân tình, những phê bình nghiêm túc của bà con cử tri. Chủ tịch nước cũng khẳng định: “Tham nhũng đang là 1 vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là 1 bộ phận, sau đó là 1 bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả 1 tập đoàn”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận là Đảng và chính quyền làm còn chưa tốt, đã nhận lỗi trước toàn thể nhân dân. Tuy nhiên, Chủ tịch nước đề nghị toàn dân phải cùng tham gia đấu tranh thì mới dẹp được vấn nạn này.
Chủ tịch nước mong mỏi toàn dân tham gia giám sát và tố cáo tham nhũng
Chủ tịch nước phát biểu: “Chúng tôi có lỗi lớn, nhưng cô bác anh chị cũng phải nghĩ về trách nhiệm của mình, cùng hệ thống chính trị đấu tranh chống tham nhũng. Chúng tôi hiểu tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ bị trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trú úm 1 người, 1 nhóm người nhưng không thể trù úm cả dân tộc này!”.Về các vấn đề cụ thể, Chủ tịch nước cho biết Tổ Đại biểu Quốc hội đã ghi nhận và sẽ làm việc cụ thể với chính quyền địa phương, với UBND TP để giải quyết rốt ráo. Về chế độ của cử tri Trần Thị Cúc, Chủ tịch nước hứa: “Chúng tôi sẽ cho người kiểm tra lại, Đảng và Nhà nước sẽ không để sót ai đâu”.
-Cử tri bày tỏ trăn trở về nạn tham nhũng với Chủ tịch nước
Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp trung ương họp phiên thứ 7
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương chủ trì phiên họp.
Nay phải dứt khoát trả nợ với dân
(Dân trí) - Đó là lời bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyên Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội. Bà Thu nói nguyên văn: “Đó là món nợ với dân suốt 11 năm qua chưa trả. Quốc hội trải qua nhiều nhiệm kỳ nhưng vẫn còn nợ lại thì nay phải dứt khoát trả nợ với dân”.
(Minh họa: Hồng Anh)
Theo dự kiến, ngày 22/10 sắp tới, Quốc hội sẽ khai mạc Kỳ họp thứ 4. Theo đó, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Luật Việc làm, dự án Luật Thủ đô; Luật Đầu tư công; Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực… Đặc biệt, Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội Nghị quyết về quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Nếu như dự thảo trên được thông qua tại kỳ họp tới thì đây được coi là Quốc hội đã trả món nợ dai dẳng suốt 11 năm, qua ba nhiệm kỳ Quốc hội với cử tri của mình.Xin được nhớ lại, cách đây 11 năm, ngày 25/12/2001, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã ban hành Luật Tổ chức Quốc hội. Trong đó, Điều 12 qui định: “Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn...”
Ngày 7/1/2002, Chủ tịch Nước Trẩn Đức Lương đã ký Lệnh công bố Luật này.
Thế nhưng từ thời điểm đó đến nay, sau rất nhiều lần bàn thảo, Điều 12 của Luật Tổ chức Quốc hội vẫn chưa đi vào cuộc sống. Nói gì thì nói, một chủ trương, một chính sách hay một điều luật sau ngần ấy thời gian mà không đi vào cuộc sống không thể nói là một thành công.
Có lẽ chính vì vậy tại cuộc gặp gỡ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng và Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM, bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nhấn mạnh: “Đó là món nợ với dân suốt 11 năm qua chưa trả. Quốc hội trải qua nhiều nhiệm kỳ nhưng vẫn còn nợ lại thì nay phải dứt khoát trả nợ với dân”. Cũng tại cuộc gặp gỡ trên, ông Huỳnh Năm, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng cho rằng đáng lẽ việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm phải thực hiện từ lâu. “Giờ mới lấy ý kiến góp ý về việc này thì tôi thấy hơi muộn, nhưng dù sao muộn còn hơn không” - ông Năm nói.
Vì vậy mình tin rằng tại Kỳ hợp Quốc hội lần này, Điều 12 của một Luật do chính Quốc hội ban hành sẽ được thông qua bởi không thể thêm một lần nữa, Quốc hội lại lỗi hẹn với dân.
Bạn có mong muốn như mình không?
Bùi Hoàng Tám