Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có hơn 46 nghìn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 320 ngàn tỷ đồng, giảm 11,5% về số lượng và tăng 0,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.
Khó khăn toàn diện
Bảng 1. Những khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Nguồn: Tổng cục thống kê
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước phức tạp, điều kiện kinh doanh suy giảm, các doanh nghiệp đối diện với rất nhiều khó khăn. Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho biết theo báo cáo của Tổng cục Thống kê giảm cầu nội địa là khó khăn lớn nhất, phổ biến với 2/3 số doanh nghiệp được khảo sát.
Tiếp đến là 53,6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và 49,2% gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào.
Những bất ổn vĩ mô đã gây khó khăn cho 23,6% số doanh nghiệp, còn nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực cho khoảng 10 % số doanh nghiệp. Đối với vấn đề lao động chỉ có khoảng 12% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng.
Ngược lại, giảm cầu ở thị trường nước ngoài đã gây khó khăn cho gần 54% số doanh nghiệp FDI, 22,2% doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 7,5%.
Điều này phần nào chứng tỏ đại bộ phận doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trên thị trường nội địa, chỉ một số không nhiều có xuất khẩu hoặc giao dịch với thị trường nước ngoài.
Tiếp cận vốn đang là rào cản phổ biến được nhắc đến hàng ngày trong suốt mấy năm qua. Trên thực tế, hơn 42% số doanh nghiệp không vay vốn trong hoạt động kinh doanh và dựa vào . Nói cách khác, số doanh nghiệp này chỉ dựa vào vốn tự có của mình để kinh doanh và không vay mượn của bất kỳ ai.
Trong số 58% số doanh nghiệp có vay vốn từ người khác thì gần 30% có vay vốn từ ngân hàng thương mại cổ phần, gần 39% có vay vốn từ bạn bè, người thân và 5,5% vay từ các ngân hàng FDI.
Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đầu tiên và lớn nhất là lãi suất cao; gần 40% số doanh nghiệp gặp phải rào cản này. Tiếp sau là thủ tục phiền hà (28,5%), không có thế chấp (gần 19%), phải trả thêm phụ phí (gần 10%) và cuối cùng là không có vốn đối ứng (khoảng 7%).
Kết quả điều tra của Tổng cục thống kế cho thấy phần lớn doanh nghiệp đang vay vốn với lãi suất rất cao. 78,5% số doanh nghiệp đã phải trả mức lãi suất từ 16% trở lên; hơn một nửa số doanh nghiệp phải trả mức lãi suất từ 18% trở lên.
Tuy vậy, theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước, số tín dụng mà doanh nghiệp vay và trả mức lãi suất trên 15%/năm đã liên tục giảm trong mấy tuần gần đây, và đến ngày 20/8/2012 xuống còn 29%.
Hỗ trợ của Nhà nước ít hiệu quả trong giải quyết khó khăn doanh nghiệp
Trước tình hình kinh doanh sản xuất khó khăn của doanh nghiệp, một loạt các biện pháp của Chính phủ như hoãn, giãn, giảm nộp thuế cho doanh nghiệp, cá nhân; áp trần lãi suất cho vay với lĩnh vực ưu tiên đồng thời tăng đầu tư, chi tiêu công để kích cầu.
Tuy nhiên, theo tiến sỹ Trần Đình Cung hiệu quả từ hỗ trợ đó của Nhà nước là không cao. Về quy mô, giá trị gói hỗ trợ là rất nhỏ so với mức độ khó khăn hiện nay của doanh nghiệp và người dân.
Các giải pháp giảm, giãn nộp thuế về lý thuyết có giá trị khoảng 36 ngàn tỷ đồng; nhưng chỉ là giãn, hoãn nộp thuế chỉ giảm gánh nặng tính thời điểm cho doanh nghiệp và chất thêm gánh nặng về thuế cho năm 2013 và các năm tiếp theo. Trên thực tế số tiền được hỗ trợ từ giải pháp này còn thấp hơn nhiều.
Về vay vốn từ ngân hàng, theo báo cáo của NHNN, thì đến ngày 20 tháng 8/2012 số tín dụng với lãi suất cao hơn 15% năm đã giảm nhưng các doanh nghiệp vẫn cho rằng trên thực tế, chi phí mà họ phải thanh toán để vay vốn là cao hơn và khả năng tiếp cận vốn trên thực tế chưa được cải thiện.
Các giải pháp nói chung đều chỉ mới nhằm đến các nguyên nhân trực tiếp; về cơ bản là "ngược lại" đối với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Vì vậy, quy mô và cường độ của các giải pháp này sẽ là hết sức hạn chế, không thể kích cầu để tăng lượng cầu lên mức như trước năm 2011.
Trong khi các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy tác dụng như mong muốn, chi phí sản xuất và giá thành chưa giảm được, thì giá xăng, dầu, điện lại điều chỉnh tăng liên tục, phí dịch vụ y tế đồng loạt tăng.
8 tháng đầu năm, giá dầu đã tăng thêm 2200 đồng/lít. Tháng 7/2012 giá điện cũng đã điều chỉnh tăng thêm 5%.
Có thể thấy các giải pháp chính sách là chưa thật nhất quán theo hướng giải quyết các khó khăn đối với doanh nghiệp nên niềm tin của doanh nghiệp với điều hành của Chính phủ là chưa thật vững chắc.
Vì vậy mong chờ của doanh nghiệp là giải pháp tổng thể, trực diện giải quyết các khó khăn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn là những giải pháp "truyền thống", mang tính thời điểm, ngắn hạn hiện nay.
-Bức tranh kinh tế Việt Nam qua sự suy giảm tổng cầu
-
Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam
Tim Daiss/Energy Tribune
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Việt Nam là câu chuyện thành công thứ hai của châu Á . Dù thường bị che khuất trong cái bóng của Trung Quốc, người láng giềng khổng lồ và đôi khi là kẻ thù ở phương bắc, phép lạ kinh tế của Việt Nam không chỉ là một ấn tượng mà thậm chí còn có thể nhiều hơn như vậy. Giữa đống tro tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam tàn phá và sự nghèo khó, đất nước này đã xuất sắc nổi lên ở khu vực Đông Nam Á, khiến nhận được sự tôn trọng của cả khu vực và quốc tế.
Trong thực tế, phép lạ kinh tế của riêng Việt Nam đã trở thành huyền thoại, một phép lạ mà chỉ vài năm trước đây Ngân hàng Thế giới từng gọi Việt Nam là một "câu chuyện thành công về sự phát triển". Vào năm 1986, khi các cải cách chính trị và kinh tế được đưa ra, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD. Chỉ trong 25 năm, vào cuối năm 2010, Việt Nam đã được liệt kê trong hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD. Tỷ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% của năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Và đất nước đã đạt được 5 trong số 10 mục tiêu phát triển thập niên ban đầu của mình đồng thời cũng đang sắp đạt được thêm hai mục tiêu nữa vào năm 2015.
Tuy nhiên, mới chỉ gần đây, mọi thứ đều trở nên không tốt cho Việt Nam. Nạn tham nhũng và một chính phủ độc tài toàn trị vẫn đàn áp tự do báo chí, và dự phần vào các cuộc đàn áp tôn giáo khiến tiếp tục làm xa lánh các đồng minh Tây phương tiềm năng, đặc biệt là Hoa Kỳ (đất nước từng cố gắng nhưng đã không thể làm ngơ những tin tức về tội ác vi phạm nhân quyền xảy ra từ đất nước này) gây tai hại cho quốc gia.
Thực tế là, vào ngày 11 tháng 9, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật để phản đối các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Về phần mình Việt Nam đã nhanh chóng phản ứng, phản đối dự luật ấy. Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng quyết định vô giá trị ấy đã dựa trên những thông tin sai lệch và chỉ có xu hướng muốn cản trở sự tiến bộ của việc bình thường hóa quan hệ dựa trên sự cởi mở và tôn trọng lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ,.
Dù Việt Nam có thể có khả năng vượt qua các khó khăn ấy khi Hà Nội trưởng thành, trở nên thấu hiểu hơn các phức tạp của ngoại giao quốc tế trong thế kỷ 21 và học được cách cân bằng tham vọng của mình trong khi vẫn ngoan cố bám chặt lý tưởng cộng sản ở trong nước, đất nước này vẫn có nhiều khó khăn hơn để phải đối phó với hai vấn đề cấp bách hơn: cơn biến động tài chính gần đây khiến đưa đến hậu quả dự báo GDP thấp và tình trạng thiếu năng lượng - cả hai đều có thể khiến phép lạ kinh tế thứ hai của châu Á rối lên, có thể phải ngừng hẳn lại.
Những vết rạn nứt trên cỗ máy kinh tế Việt Nam
Các khó khăn về kinh tế đã bắt đầu ăn mòn sự thịnh vượng còn non trẻ của Việt Nam. Trong tháng Năm, Dịch vụ Tin tức Việt Nam (VNS) báo cáo rằng trong khi nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi sau các biện pháp tài chính và tiền tệ từng được chính phủ thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng trưởng GDP nhắm mục tiêu từ 6 đến 6,5% năm nay sẽ khó đạt được. Tăng trưởng GDP của Việt Nam hiện được dự báo là từ 4,5 đến 5%. Tuy nhiên, các nhà dự báo khác tiên đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ ở mức 4%.
Một khó khăn khác là nạn lạm phát. Trớ trêu thay, các doanh nghiệp Việt Nam đãc ố gắng chống đỡ một đồng bạc Việt Nam suy yếu bằng cách sử dụng đô la Mỹ, lối thanh toán được ưa chuộng tại nhiều khách sạn, cửa hàng và kinh doanh ở các thành phố lớn hơn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và Hà Nội.
Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) phát hành vào đầu tháng Chín cho rằng lạm phát của Việt Nam gần mức 20% trong năm 2011, gấp đôi so với năm 2010, và tỉ lệ nợ có chủ quyền của đất nước trở nên tồi tệ hơn. Việt Nam đã bị giáng 10 bậc trong bảng xếp hạng hàng năm về môi trường kinh doanh và tài chính của mình.
Đất nước này đã tụt xuống xuống hạng 75 từ hạng 65 vào năm trước và hạng 59 trong năm 2010, khiến trở thành đứng hạng gần chót của tám nước trong số mười thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) theo báo cáo thường niên của WEF có trụ sở tại Thụy Sĩ về tính cạnh tranh toàn cầu. Bản báo cáo cũng liệt kê tham nhũng là một trong những thủ phạm chính trong cuộc tuột dốc gần đây của Việt Nam.
Các biến động ngân hàng cũng kéo nền kinh tế Việt Nam đi xuống, đến mức hồi đầu tháng Chín, đã có tin đồn là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể phải ra tay cứu nguy,khiến chính phủ nhanh chóng loại bỏ tin này.
Vấn đề bắt nguồn từ thực tế là nhiều ngân hàng Việt Nam đã thực hiện các khoản nợ xấu trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Ba tuần trước, tờ Wall Street Journal tường thuật rằng chính phủ Việt Nam thừa nhận các khoản cho vay không đòi được (đa số là cho các công ty kém hiệu quả thuộc sở hữu nhà nước) có thể đến mức 10% của hệ thống ngân hàng, cao hơn đáng kể so với báo cáo của từng ngân hàng. Các nhà phân tích của Fitch Ratings cho rằng con số này thực sự cao đến mức 15%.
Gareth Leather, một nhà kinh tế tại Capital Economics cho rằng các vấn đề kinh tế của Việt Nam chủ yếu là từ khu vực ngân hàng, và dự báo tăng trưởng GDP sẽ ở mức 5% trong những năm tới. Ông nói rằng mặc dù cao hơn so với tốc độ tăng trưởng ở phương Tây, mức 5 %được coi là chậm đối với một quốc gia châu Á đang phát triển như Việt Nam và có thể sẽ không đủ nhanh để tạo ra đủ công ăn việc làm cho dân số phát triển của mình.
Khủng hoảng năng lượng
Không chỉ kinh tế Việt Nam chậm lại, cả lĩnh vực năng lượng của Việt Nam cũng đúng là có vấn đề. Thoạt tiên, Việt Nam trợ cấp giá để công dân của mình chi trả được phí tổn cho khí đốt tự nhiên. Họ không muốn tăng giá đối với người xử dụng đến mức đủ đảm bảo lợi nhuận cho các công ty nước ngoài tìm kiếm (khí đốt) rồi sau đó lại phải trả một khoản tiền lớn để phát triển nguồn dự trữ.
Ngoài ra, mặc dù điều này có thể thay đổi như cú trượt ngã GDP của Việt Nam, nhu cầu điện của cả nước đã tăng tốc khi nền kinh tế tiếp tục phát triển. Trong 15 năm qua, GDP của nước này tăng ít nhất 7% hàng năm. Nhu cầu điện (đi theo tăng trưởng kinh tế) tăng 15% hàng năm kể từ giữa những năm 1990, theo một báo cáo năm 2010 của Ngân hàng Thế giới.
Từ năm 2007, tình trạng thiếu điện và cắt giảm đã gây hại trên cả nước. Hoàn cảnh trở nên tồi tệ hơn trong mùa nóng của những năm 2010 và 2011 khi điện bị cắt vài lần một tuần, khiến người dân nổi giận và gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cả nước đã cố gắng đa dạng hóa ngành năng lượng trong khi cũng tích cực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ngoài khơi.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ước tính rằng khoảng 1/3 năng lượng tiêu thụ của Việt Nam là từ năng lượng sinh học truyền thống và chất thải. Khoảng 70% dân số cả nước sống ở nông thôn và nông nghiệp chiếm một phần lớn GDP của đất nước.
Gần 1/4 nguồn tiêu thụ năng lượng xuất phát từ dầu mỏ, trong khi từ thủy điện là 10%, than đá 20% và khí tự nhiên ở mức 11%.
Sản lượng dầu của Việt Nam đã tụt giảm từ năm 2004, sau nhiều năm gia tăng ổn định và đất nước đã trở thành một nước nhập khẩu dầu ròng từ năm 2011. Tuy nhiên, sản xuất khí đốt tự nhiên của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng từ cuối những năm 1990 và được sử dụng hoàn toàn để cung cấp cho thị trường trong nước. Mặc dù các công ty nước ngoài thường do dự không muốn đi vào ngành năng lượng của Việt Nam, gần đây, TNK-BP đã dạt được thành công.
Trong tháng tư, chỉ hơn ba tháng sau khi khởi công, TNK Việt Nam, một công ty con của TNK-BP, công ty dầu khí khổng lồ của Nga, thông báo rằng họ thành công trong việc hoàn tất khoan hai giếng dầu trong lĩnh vực Lan Đỏ. Với sản lượng hàng năm dự kiến ở 2 tỷ mét khối (bcm), TNK-BP tuyên bố rằng họ hy vọng mỏ dầu Lan Đỏ ngoài khơi của mình tại Việt Nam sẽ giúp bù đắp thiếu hụt ở các khu mỏ khai thác gần đó cũng như sẽ giúp đáp ứng nhu cầu điện năng của đất nước đang phát triển.
Lượng khí đốt đầu tiên từ Lan Đỏ được dự kiến sẽ chuyển vào các đường ống dẫn trong quý thứ tư của năm 2012. TNK-BP dự kiến sản xuất hàng năm của Lan Đỏ sẽ duy trì mức sản xuất hiện nay ở Lô 06,1 là 4,7 bcm/một năm. Khu vực khai thác này ở cách dàn khai thác ngoài khơi Lan Tây 28 km tại Lô 06.1 ở Nam Côn Sơn nơi TNK-BP đang sản xuất khí đốt để phát điện tại Việt Nam.
Một số nhà phân tích nghĩ rằng điều này sẽ có tác động tích cực lên thị trường điện nội địa của đất nước, vốn đang cần nguồn nhiên liệu bổ sung để đáp ứng với nhu cầu trong tương lai.
Jamie Taylor, nhà phân tích nghiên cứu cho Wood Mackenzie, mang lại một góc nhìn khác. Phát biểu qua điện thoại, ông nói với Energy Tribune rằng sự phát triển của Lan Đỏ sẽ giúp bù đắp những gì ông xem như là một sự suy giảm sản xuất từ các khu vực khai thác ở Lan Tây bên cạnh hơn là có kết quả trong việc gia tăng nguồn cung cấp từ dự án.
Taylor đề cập đến một vấn đề nữa với ngành năng lượng Việt Nam khiến thường gây ra sự khó chịu cho các quốc gia thành viên ASEAN. "Sự chậm tiến bộ trong việc thực hiện các dự án năng lượng ở miền Nam Việt Nam đã khiến không tránh khỏi sự thiếu điện trong khu vực", ông nói. "Nhìn vào tình trạng hiện tại của các dự án năng lượng, ngay cả khi Việt Nam tăng tốc các dự án, thâm hụt điện có thể sẽ tiếp tục trong vài năm tới".
Ông nói thêm rằng tăng trưởng GDP chậm lại ở Việt Nam có thể sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng trong tương lai và có thể làm giảm tác động của tình trạng thiếu điện. Nếu vậy, đó chính là một phước lành hỗn hợp trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gần đây của đất nước.
Chris Faulkner, Giám đốc điều hành của tổng công ty Breitling Oil & Gas có trụ sở tại Dallas nói với tờ Energy Tribune rằng ngành công nghiệp dầu khí đã đóng vai trò nổi bật trong sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng nhu cầu năng lượng đã vượt qua cả nền kinh tế và cơ sở hạ tầng năng lượng của Việt Nam .
"Mặc dù gần đây Việt Nam đã chuyển sang một hệ thống kinh tế theo phong cách thị trường tự do, đất nước này vẫn còn thiếu cơ sở hạ tầng năng lượng để cung cấp cho nguồn năng lượng ổn định vốn sẽ là chìa khóa để duy trì một GDP tích cực", ông nói.
Faulkner cho biết là Việt Nam đang ở một khúc quanh quan trọng trong cách chính sách và việc cung cấp năng lượng trong nước. Trong tương lai gần đất nước này sẽ không sản xuất đủ khí đốt tự nhiên trong nước để theo kịp với nhu cầu, trừ khi họ tìm và phát triển được các nguồn khai thác nội địa mới.
Ông nói thêm rằng sự tăng trưởng dân số kết hợp với nhu cầu gia tăng khí đốt thiên nhiên cho các máy phát điện sẽ sớm vượt qua trữ lượng hiện tại của Việt Nam và đưa đất nước này ra khỏi tình trạng hiện tại như một nước xuất khẩu vào vị trí không mong muốn là trở thành một nước nhập khẩu khí đốt tự nhiên.
"Việt Nam cũng sẽ cần phải nghiêm túc về hiệu quả năng lượng. Một chính sách năng lượng trong nước để giải quyết hiệu quả năng lượng, đầu tư nước ngoài, thăm dò tìm kiếm, phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, phân phối, giá cả, và nhập khẩu là con đường duy nhất đi đến thành công mà tôi có thể nhìn thấy để Việt Nam có thể đáp ứng được nhu cầu tăng mạnh trong nước ", Faulkner cho biết.
Nguồn: Energy Tribune
Vietnam downgrade adds to concerns about economy, reforms | Reuters
SINGAPORE (Reuters) – Moody’s downgraded Vietnam to its lowest rating ever on Friday citing a weak banking sector likely in need of extraordinary
Theo ADB, vốn từ bên ngoài và tỷ giá hối đoái ổn định cho phép các NHNN tăng dự trữ ngoại hối lên khoảng 2,4 tháng nhập khẩu.
ADB lo ngại về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Nhiều cán bộ cao cấp bị bắt hoặc từ chức dấy lên lo ngại về sức khỏe ngân hàng, doanh nghiệp và năng lực trả nợ ngoài dự kiến của Chính phủ.
-- ADB hạ triển vọng tăng trưởng Việt Nam xuống 5,1% (DT). - ADB khuyến nghị: “Chính phủ cần hành động cụ thể” (TBKTSG).
--Moody’s nêu chi tiết lý do hạ xếp hạng của Việt Nam
Việt Nam bùng nổ tín dụng quá lâu gây sức ép cho hệ thống ngân hàng, Moody's nhận định.
Bốn tác động có thể của QE3 đối với kinh tế Việt Nam
Gói kích thích kinh tế của àng loạt nước trên thế giới, trong đó có gói kích thích kinh tế của Mỹ (QE3) có thể làm tăng lạm phát ở Việt Nam.
Barclays: Việt Nam có thể nới lỏng tiền tệ vào giữa 2013
Barclays vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP thực năm 2012 của Việt Nam là 4,8% và giảm dự báo năm 2013 xuống còn 5,5%.
Mitsubishi hướng tới thị trường đóng tàu Việt Nam
Mitsubishi sẽ mở rộng hoạt động sang thị trường đóng tàu châu Á gồm Ấn Độ, Việt Nam và Brazil theo kế hoạch được công bố ngày 2/10.
Tàu mới hàng chục tỉ đồng có nguy cơ thành sắt vụn
SGTT.VN - Hàng trăm tàu biển thuộc diện cho thuê, thuê mua đang nằm phơi ngoài biển. Do người khai thác không trả được nợ, những con tàu trị giá hàng chục tỉ đồng đang có nguy cơ bị bán sắt vụn.
Chuyển Tập đoàn Sông Đà thành tổng công ty
Ôm nợ xi măng
Đứng ra bảo lãnh các khoản vay cho hàng loạt dự án xi măng đang thua lỗ, ngân sách - quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài - của nhà nước đang bị “teo tóp” và đối mặt với nhiều khoản nợ.
Táo, lê TQ vào VN giá...4000 đồng/kg
Giấu nợ xấu: Ngân hàng nuôi 'bệnh ung thư'– Lo chính sách kinh tế lại ‘phóng nhanh, phanh gấp’ (VNE).
- Bội chi ngân sách chín tháng hơn 122.000 tỷ đồng (TTXVN).
NHNN ban hành Thông tư quy định về hoạt động bảo lãnh ngân hàng
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/12/2012.
Việt Nam gặp thách thức khi thu hút vốn nước ngoài vào ngân hàng
Các vấn đề trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng quốc tế giảm khiến thu hút vốn nước ngoài trở thành thách thức.
Bội chi ngân sách 9 tháng bằng 87,2% dự toán năm
Trong 9 tháng đầu năm, chi ngân sách Nhà nước tăng tới 14,5% trong khi thu ngân sách chỉ tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Vay vốn Nhật Bản để sửa chữa tổng thể mặt cầu Thăng Long
Bộ GTVT vừa trình Thủ tướng Chính phủ xin sử dụng vốn vay của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để làm lại tổng thể mặt cầu Thăng Long.
Tập đoàn kinh tế: Cuộc thanh lọc bắt đầu
Hai tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên bị dừng thí điểm là Tập đoàn Phát triển nhà Việt Nam và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam.
- Ngân hàng gửi nhau hàng trăm nghìn tỷ đồng (VNE). – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 3-10-2012: trong cơn túng quẫn… (VF).
- Nhiều người không bán được vàng miếng SJC (CAND). – Giá vàng tăng cao, sức mua giảm mạnh(LĐ). – Đổ xô đổi bao bì vàng miếng SJC (VNE).- Tập đoàn kinh tế: Cuộc thanh lọc bắt đầu (VnEco). – Sẽ chỉ còn 5 đến 7 tập đoàn Nhà nước (SGGP). –Chính thức dừng thí điểm hai tập đoàn HUD và Sông Đà (VnEco). – “Hạ cấp” tập đoàn Sông Đà, HUD thành tổng công ty (DT).
- EVN dư thừa điện (TT).- Nhà thầu chạy… nợ, công nhân mất lương (TT).- Người dân tiếp tục “bao vây” nhà máy thép (TN).
- 9 tháng, thu trên 33.000 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân (TT). – Thuế thu nhập cá nhân bội thu?(ĐĐK).
**************
-Quốc hội thông qua dự toán ngân sách nhà nước 2012 -Biểu quyết về tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2012 là 740.500 tỷ đồng được 91,60% tổng số ĐBQH tán thành.
Biểu quyết về tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước năm 2012 là 903.100 tỷ đồng được 90,40% tổng số ĐBQH tán thành.
Biểu quyết về mức bội chi ngân sách Nhà nước năm 2012 là 140.200 tỷ đồng, tương đương 4,8% tổng sản phẩm trong nước, phấn đấu tăng thu để giảm bội chi xuống dưới 4,8% GDP được 86,40% ĐBQH tán thành.
Biểu quyết toàn bộ dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 được 90% ĐBQH tán thành.
-Quốc hội quyết định tăng lương, giảm bội chi
(VTC News) – Theo nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2012 vừa được Quốc hội thông qua ít phút trước đây, từ 1/5/2012 sẽ thực hiện mức lương tối thiểu 1.050.000 đồng/ tháng. Cán bộ, công chức được phụ cấp công vụ 25%, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng tốc độ tăng lương tối thiểu.
Số tiền cụ thể dành chi thực hiện cải cách tiền lương là 59.300 tỷ đồng.
Với năm 2012, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 740.500 tỷ đồng, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 903.100 tỷ đồng.
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 140.200 tỷ đồng (4,8% GDP). Khi biểu quyết riêng cho con số này, có 21 đại biểu không tán thành, 3 đại biểu không biểu quyết.
Đây cũng là con số thấp hơn mức bội chi 4,9% GDP của năm nay được Chính phủ trình. Tại nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho con người, bảo đảm an sinh xã hội, điều chỉnh cơ cấu chi cho đầu tư phát triển nhằm thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế...
Ngân hàng gửi nhau hàng trăm nghìn tỷ đồng
8 ngân hàng niêm yết trên 2 sàn chứng khoán Hà Nội và TPHCM, tổng lượng tiền các nhà băng gửi tại tổ chức tín dụng khác đạt 285.267 tỷ đồng.
- Thêm những giải pháp “cứu” doanh nghiệp (ĐĐK).
- Kinh tế khó khăn: Cố ép giảm lãi suất cũng gây ra lạm phát (Stox/TBNH). – Tiền doanh nghiệp gửi ngân hàng tăng trở lại (VNE). – Giải pháp xóa điểm nghẽn tín dụng (VIR). – “Cho ăn nhiều chưa phải là tốt” (TT).
- Eximbank tiếp tục lọt vào top 1000 ngân hàng lớn nhất thế giới (DT).
- Bán chui cổ phiếu “nhà”, sếp phó Sacombank nhận án phạt (DT).
- Lỗ thủng vốn, quỹ đầu tư muốn bỏ trốn (VNN/TTVN). – Hai sàn quay đầu tăng điểm (CafeF/TTVN). –Thanh khoản suy kiệt, vì đâu? (ĐTCK). – Thiếu lực cho chứng khoán (ĐTCK). – Cổ phiếu ngành khí đốt: Đồng loạt trượt giá (VIR). – TKV lại thất bại thoái vốn (ĐTCK).
- Địa ốc Hà Nội: “Sóng” Splendora mắc cạn (VnEco).
- Gỡ khó cho doanh nghiệp ngành thép: Đồng lòng giảm sản lượng! (Công thương).- TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam: “Tôi tin cải cách DNNN sẽ được đẩy thêm một bước” (SGTT).
- Toàn cảnh kinh tế 3-10-2012: Thế mạnh “chuối” (VF).
- Coi chừng “uất” vì cổ tức (VnEco). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 3-10-2012 (VF).
- Đường lậu – thật giả khó lường (PN).
- Giá gạo đi xuống vì nhu cầu ảm đạm (VnEco).
- Hà Nội la liệt khu đô thị “ma” (DT). – Các ‘siêu dự án’ bỏ hoang cỏ mọc um tùm ở Hà Nội (VTC).
- Xuất khẩu cà phê về đích sớm (VnEco).
- Xuất siêu sang châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt hơn 1 tỷ USD (VOV).
- Gửi trứng cho ác (Thương gia).
Lĩnh vực logistics tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển
Theo các chuyên gia, lĩnh vực logistics tại Việt Nam trong vài năm tới có thể tăng trưởng gấp 2 hoặc 3 lần trên tổng thể nền kinh tế.
Xây dựng cảng than cho các trung tâm điện lực phía Nam
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý về nguyên tắc để TKV lấy ý kiến thẩm định các Bộ ngành để hoàn thiện, sớm trình Chính phủ đề án.
- Tổng thống Iran bác bỏ chỉ trích của dân về việc tiền bị mất giá (VOA).
- Những gia đình triệu phú Hoa Kỳ lãnh trợ cấp thất nghiệp (VOA).
- Bị chặn dự án, công ty TQ kiện Obama (BBC). – Vì sao người Trung Quốc bị cấm làm nông ở tỉnh Amur? (ĐV). - Đối ngoại Trung Quốc sẽ “rắn” hơn sau khi chuyển giao lãnh đạo? (SGTT). – Bí mật mối quan hệ “tham nhũng – chân dài” ở Trung Quốc (Infonet).
IMF: Kinh tế toàn cầu cần ít nhất 10 năm để phục hồi sau khủng hoảng 2008
Hệ quả của khủng hoảng tài chính năm 2008 tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu trong khi hệ thống tài chính vẫn nhiều rủi ro.
Khu vực tư nhân Mỹ tạo thêm 162.000 việc làm mới trong tháng 9
Thị trường lao động Mỹ phục hồi tuy nhiên tốc độ còn chậm chạp ngay cả khi Cục dự trữ liên bang (Fed) công bố gói kích thích mới. Theo số liệu của công ty khảo sát ADP, trong tháng 9, khu vực tư nhân Mỹ tạo thêm 162.000 việc làm mới, vượt dự báo của các chuyên gia.
Hôm 13/9, Fed đã công bố gói nới lỏng định lượng lần 3 với cam kết mua không giới hạn trái phiếu chính phủ và chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đến khi thị trường lao động phục hồi.
US private sector adds 162,000 workers
(Financial Times)-US businesses added 162,000 new jobs in September, according to ADP, the payroll processor, easing fears of a renewed slowdown in the labour market
Indian car market faces headwinds
(Financial Times)- India is poised to join the US and China as one of the world’s top car markets, but it has to get over the bump in the road of decelerating growth
--Dòng tiền tiếp tục chảy khỏi Nga sau bầu cử
Ngân hàng trung ương Nga dự báo, khoảng 65 tỷ USD sẽ rút khỏi nước này trong năm nay.
"Tất cả NHTW cùng tung ra kích thích mới đủ vực dậy thị trường"
Nếu các ngân hàng trung ương (NHTW) cùng tung kích thích cùng một thời điểm, hiệu quả với thị trường sẽ lớn hơn nhiều lần, một nhà phân tích khẳng định.
Letter from China: Exposing Power, and Its Effects
NYT --With a dozen novels to his credit and a first, "The Civil Servant's Notebook," just out in English, Wang Xiaofang said his goal was "to tell the truth" about China.
-India Ink: Under Pressure, India's Entrepreneurs Look for Help From Unusual Corner
NYT --An industry that thrived on government's indifference now hopes to get its support.
Rebuilding 'One Nation' Great Britain
RealClearWorld
Insight: Delays dog U.S. government loans to green energy projects
WASHINGTON (Reuters) - A year after the U.S. government raced to meet a deadline to finish loan agreements with dozens of clean energy companies, less than half the total money promised has been handed over.
The Economic Consequences of Mr. Rajoy
PAUL KRUGMAN
What history says about internal devaluation.
ADB hạ dự báo tăng trưởng GDP một loạt nước châu Á
Sau một thời gian tăng trưởng nhanh, kinh tế của một số nước đang phát triển châu Á có dấu hiệu chậm lại, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) nhận định.
Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 2 năm
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) ngành dịch vụ Trung Quốc trong tháng 9 giảm xuống 53,7 điểm, thấp nhất từ tháng 11/2010.
Bị chặn dự án, công ty TQ kiện Obama
BBC Tiếng Việt
Một công ty do Trung Quốc sở hữu đang tiến hành các thủ tục kiện Tổng thống Barack Obama sau không ông phong tỏa một dự án điện gió của họ do quan ngại về an ninh quốc gia. Công ty tư nhân Ralls Corp đã giành được bốn dự án ...
Công ty Trung Quốc kiện Tổng thống Mỹ Barack ObamaThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Công ty Trung Quốc khởi kiện Tổng thống MỹZing News
Ralls Corp là bình phong của gián điệp TQ?Tiền Phong Online
- Thư gửi lãnh đạo Vườn Quốc gia Cát Tiên (Bùi Văn Bồng). “Nếu các ông đang dùng quyền thế để áp đảo một nhà khoa học trẻ, các ông có sợ sẽ có lúc bị trả giá hay không? Các ông có nghĩ đến lúc các ông xấu hổ không tìm được chỗ để trốn công luận hay không?”
- Kỳ họp Quốc hội thứ tư: “Mới” từ phiên khai mạc? (VnEco).
- Cử tri TP.HCM kiến nghị giữ lại HĐND quận, huyện, phường (Infonet). -- Cử tri đề nghị sớm thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm (PLTP). – Người lo thu vén không thể là cán bộ tốt(TT). – Kẽ hở để chạy chức chạy quyền (Petrotimes). Tháo giữ biển số xe vi phạm giao thông là trái quy định! (SGTT).
- Nước mắt người dân sau luống cày: Kỳ 2: Những “đòn” truy thu cười ra nước mắt (DT).
- Tăng phí trạm Bắc Thăng Long – Nội Bài: Nghịch lý (ANTĐ).
- Tòa xin lỗi “Quý bà thành đạt” vì lệnh cấm xuất cảnh (DT).
- Bắt buộc phải công chứng hợp đồng nhà, đất (SGTT).
- Đám cưới không mời quá 300 người: Lãnh đạo phải gương mẫu! (DT). – ‘Tiệc cưới không quá 300 khách’ – ai giám sát? (TP).
- Đường Trường Sơn Đông vẫn dở dang sau 7 năm (DV).
- Đề nghị xem xét điều kiện công nhận “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” (TT).
- Giải cứu “nô lệ xưởng đen” (CAND).
- Rác, đâu cũng rác! (DLB).