Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Khéo khéo đi đâu Đảng ngẩn ngơ

Mafiovi -Khéo khéo đi đâu Đảng ngẩn ngơ
...lại đây ta dạy cho làm ....Tớ.

Là làm đầy tớ nhân dân đó.
Có một bài hát ta biết từ hồi bé, giờ chỉ nhớ một phần lời, ko nhớ của ai, tên gì:
Trăng lên lùa cành tre
Gió thổi tiếng sáo diều
Trăng soi cảnh miền quê
Lúa ngả mượt đồng
Trăng cao trăng càng trong
Sáng cả bưng biền
Quê ta dải phì nhiêu dáng Mẹ dịu hiền

....
Quê ta từ độ Trăng
ấm cảnh tập đoàn
Vui no từ đầu thôn tới tận cuối làng.
bài nữa:

Anh đi khai phá Miền Tây
Rừng núi bao la bừng giấc say
Anh khai Đất hoang thành luống cày
Mai kia mừng Ngô Lúa nặng tay.
Đất nước Thanh bình, Nhân dân No đủ.
Chỉ có vậy thôi.
Khi lòng dân yên thì biểu tình làm chi? kiện cáo làm chi?
Khi báo chí chính thống (đầu trò là Hữu ước và Dương Kỳ Anh) không tung hô mông đít hít đớp, tình tiền tù tội thì con trẻ đâu có đi ăn cắp, hãm hiếp.
Mà vậy thì có thể giảm số lượng Công An xuống còn ...1/2.

Công nhân?
Họ đòi đâu có nhiều:
- làm 8 tiếng/ ngày
- Lương phát đủ và đúng hạn để họ có tiền nuôi con, trả tiền nhà và ăn chứ không phải là để tậu nhà mua xe, nuôi bồ nhí.
- nếu 2 thứ đó ko được đáp ứng, họ có quyền đấu tranh với giới chủ hay Ban lãnh đạo Nhà máy, Xí nghiệp (trong đó có bãi công). 

Bộ đội?
Đa số anh em ta xuất phát từ những gia đình trên, Công Nông, nên lòng Công Nông là lòng họ.
Làm 3 (mà thực ra là 2) cái đó đi. 
Làm đc 2 cái đó là đã làm cho 2/3 Dân Việt yên lòng.
Nữa?
Giảm đi 1/3 Công chức. Chúng nó ngồi cạo giấy chứ làm con khỉ gì? Á? Cái này hãy hỏi chúng, tự chúng sẽ nói ra thôi. Hỏi đi!
Làm thêm cái này là ổn được 3/4 lòng dân Việt đó.
Mà để làm 3 cái đó, cần đ. gì Mác với Lê? Á?



Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong ngày bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, ngày 19/1/11 tại Hà Nội.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong ngày bế mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 11, ngày 19/1/11 tại Hà Nội.
Reuters

RFI
Nhân sự kiện đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày 02/10/2012, có bài nhận định về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, với đối tượng chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết có tựa « Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông ? - Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung and his Supporters? ». RFI trích dịch.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 (Khoá 11)
Ngày 01/10/2012, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 6. Hội nghị này có thể kéo dài đến tận ngày 15/10. Theo bài diễn văn khai mạc của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề trong đó có tình hình xã hội-kinh tế, cải cách năng lực các doanh nghiệp Nhà nước, báo cáo phê và tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư và các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Đảng và Nhà nước sẽ được quyết định trong Đại hội lần thứ 12 (2016-2021). *
Tên chính thức của Ban Trung ương này là Ban Chấp hành Trung ương. Danh từ “chấp hành” có nghĩa là Ban này là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian 5 năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đều là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và từng ủy viên Bộ Chính trị cũng như Bộ Chính trị với tư cách là một tập thể phải chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương.
Điều này quan trọng bởi vì đa số các bài viết của các phóng viên nước ngoài và giới quan sát, khi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng ở Việt Nam chỉ tập trung vào những lãnh đạo cấp cao – thủ tướng, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng. Ngược lại, truyền thông ngoại quốc ít chú ý đến Ban Chấp hành Trung ương.
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương có quyền bãi miễn bất kỳ ủy viên nào trong hàng ngũ Đảng cũng như trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương cũng có quyền bổ sung ủy viên mới, chỉ định các ủy viên mới trong Bộ Chính trị. Điều lệ của Đảng quy định là Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị ít nhất mỗi năm 2 lần. Các Hội nghị Trung ương được họp kín.
Truyền thông Việt Nam sẽ khá im lặng về những thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương trong 15 ngày tới. Thông thường, truyền thông chính thức chỉ nói về bài diễn văn trong lễ khai mạc và bế mạc của tổng bí thư Đảng, về các nghị quyết được thông qua và thông cáo cuối cùng của Hội nghị. Dường như các bài diễn văn và tài liệu được soạn thảo lại. Một số nghị quyết quan trọng có thể không được công bố trong một thời gian dài.
Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 được gọi là một hội nghị bất thường. Hội nghị được tổ chức vào thời điểm đang có đợt phê và tự phê trong nội bộ Đảng. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị được yêu cầu phê và tự phê trách nhiệm của mình. Ban Chấp hành Trung ương sẽ nhận được bản báo cáo về kết quả sơ bộ của chiến dịch phê và tự phê. Các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, có quyền chất vấn về bản báo cáo này và về tính trung thực của việc tự phê bình của cá nhân và/hoặc đề nghị phải có biện pháp khắc phục.
Hội nghị toàn thể lần thứ 6 họp vào lúc đang có đấu tranh quyết liệt trong nội bộ Đảng về việc ai phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng lan tràn trong các tập đoàn của Nhà nước, trong các doanh nghiệp Nhà nước và tình trạng yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng và kinh tế.
Những vụ việc xấu xa của Việt Nam được phát tán trên các blog cung cấp những chi tiết công khai về nạn tham nhũng và tình trạng thiên vị do mạng lưới thân hữu và các thành viên trong gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiến hành. Tính xác thực của những thông tin được đăng tải trên các website này không thể kiểm chứng được, nhưng đa số mọi người đều nghĩ rằng chỉ có những người trong Đảng thì mới tiếp cận được loại thông tin này. Có tin đồn đại là một số thông tin này thuộc các hồ sơ đang do bộ Công an nắm giữ.
Cho đến nay, đa số những nhân vật hàng đầu bị cáo buộc tham nhũng là do thủ tướng bổ nhiệm, nằm dưới quyền của ông hoặc được nhận diện là trong số những người ủng hộ ông.
Các câu chuyện xuất hiện trên các websites có tiếng tăm dường như nhằm triệt hạ quyền uy của thủ tướng Dũng. Ông đã phản công lại bằng cách ra chỉ thị cấm các websites có liên quan, như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Có thể Hội nghị Trung ương 6 sẽ chứng kiến một cuộc đọ sức giữa thủ tướng và những người chỉ trích ông. Ít ra thì đảng Cộng sản Việt Nam dường như sẽ tìm cách giảm bớt quyền lực rất lớn tập trung trong tay thủ tướng và văn phòng của ông. Ví dụ, diễn văn khai mạc Hội nghị của ông Nguyễn Phú Trọng nói đến khả năng tái lập các ban kinh tế trung ương dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương dường như sẽ kỷ luật một số ủy viên. Một số tin báo chí đã nói rằng nhiều ủy viên Trung ương đã bị kỷ luật hoặc bị chuyển sang các công tác mới trong tháng qua. Có nhiều tin đồn rằng thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình có thể bị mất chức.
Khi Bộ Chính trị được bầu ra trong Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, các nguồn tin Việt Nam đã đánh giá là « không ổn định » bởi vì có 14 ủy viên hoặc một số chẵn các ủy viên, làm nẩy sinh khả năng cân bằng số phiếu đối với những vấn đề tranh cãi. Có thể Hội nghị Trung ương 6 bầu thêm một ủy viên Trung ương vào Bộ Chính trị.
Câu hỏi lớn nhất là liệu những người chỉ trích thủ tướng sẽ ép ông phải từ chức hay không. Tụy nhiên, mọi việc phụ thuộc nhiều vào việc liệu đa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương không chỉ chấp nhận việc tự phê bình của thủ tướng Dũng là trung thực mà còn đồng ý với các đề nghị của ông về những biện pháp khắc phục. Trong quá khứ, ông thủ tướng đã chứng minh có đủ khả năng nhận trách nhiệm về vụ tham nhũng ở Vinashin và « hy sinh » chính những người mà ông đã bổ nhiệm.
Bãi nhiệm thủ tướng Dũng sẽ là việc chưa từng có tiền lệ. Điều này cũng có thể gây mất ổn định cho nền kinh tế và phản tác dụng đối với các mục đích của những người chỉ trích ông.
(*)Các chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 là kế hoạch phát triển xã hội-kinh tế, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, cải cách giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ và « một số vấn đề quan trọng khác ».

Ai có thể thay Nguyễn Tấn Dũng nếu ông bị bãi nhiệm?
Kể từ khi thống nhất đất nước, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi vị thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng lựa chọn : Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không một ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng chính phủ, là người thân cận với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.
Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc bổ nhiệm một trong những người được ông đỡ đầu hay không ? Có tin đồn là cựu phó thủ tướng, hiện là chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng. Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số lượng phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề xuất của ông Dũng đã gây ra bất đồng và cuối cùng, số lượng phó thủ tướng tăng từ ba lên thành năm. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách gạt bỏ là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, theo tin báo chí, ông Hùng là người chỉ trích cách thức xử lý của ông Dũng đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 ; cuộc khủng hoảng này bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.



Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (T) nói chuyện với chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội Đảng 11, Hà Nội, 12/01/2011
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (T) nói chuyện với chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội Đảng 11, Hà Nội, 12/01/2011
REUTERS/Kham

Thanh Phương
Ngày 01/10/2012 vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã bất ngờ triệu tập Hội nghị Trung ương 6 sớm hơn dự kiến đến hai tuần. Kéo dài trong 15 ngày, Hội nghị Trung ương lần này được thông báo là chủ yếu sẽ bàn về « quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ». Trên thực tế, Ban Chấp hành Trung ương sẽ định đoạt số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện đang bị yếu thế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Việt Nam.

Được Đảng giao nắm quyền Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đầu năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng nay giống như là « chỉ mành treo chuông » như mô tả của các nhà phân tích.
Tuy ít có khả năng ông bị cách chức ngay bây giờ, nhưng theo nhận định của hãng tin AFP hôm nay, một điều chắc chắn là sau Hội nghị Trung ương lần này, quyền lực của Thủ tướng Dũng sẽ bị suy yếu nhiều, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư ngoại quốc sụt giảm mạnh, nhiều tập đoàn Nhà nước bị thua lỗ nặng nề, bê bối tài chính trong khu vực ngân hàng.
AFP trích lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Úc, dự đoán sẽ có đụng độ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những đối thủ của ông, mà cụ thể là phe Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Theo ông Thayer, có thể là ít nhất đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách giảm bớt những quyền hành quá lớn mà phe của ông Dũng đã thâu tóm được. Vấn đề là không biết các đối thủ của Thủ tướng Việt Nam có thể đi đến việc buộc ông Dũng từ chức hay không.
Dầu sao, trận đấu sẽ rất quyết liệt, bởi vì ngay trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị hôm thứ Hai vừa qua, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã báo trước rằng « ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này ». Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều « rất quan trọng và phức tạp ».
Chỉ trích gián tiếp năng lực quản lý kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định là trong thời gian qua, « chúng ta chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ». Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải « tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô ».
Theo nhận định của AFP, chiến lược phát triển kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gặp nhiều thất bại ê chề. Chính ông đã thúc đẩy việc hình thành những tập đoàn công nghiệp theo kiểu Chaebol của Hàn Quốc, nhưng một số tập đoàn như Vinashin và Vinalines đã bị thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất hàng tỷ đôla. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy nợ xấu và việc tái cơ cấu ngành này đã bị chựng lại từ cuối năm 2011. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt giữ và bị khởi tố trong vụ bê bối tài chinh ở ngân hàng ACB, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và là một trong những nhân vật thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng. Thứ Sáu tuần trước, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc điểm của Việt Nam cũng chính là do quan ngại về khu vực ngân hàng.
Nay các đối thủ của Thủ tướng Dũng muốn ông phải trả giá về những thất bại đó. Nhiều trang blog cũng đang tập trung đả kích phe Nguyễn Tấn Dũng. AFP trích lời một cán bộ đảng cho rằng, « chưa bao giờ có một Thủ tướng bị công khai chỉ trích nặng nề về thất bại kinh tế và tham nhũng như thế ». Vị cán bộ này nói thêm : « Đây là cuộc đấu giữa một bên là thế lực có tiền và bên kia là thế lực có quyền, nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ Đảng ».
Theo các nguồn tin từ nội bộ Đảng, trong cuộc họp vào tuần trước, 14 ủy viên Bộ Chính trị đã không ra được một biện pháp kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho nên, mới cấp tốc triệu tập Hội nghị Trung ương để bàn về việc này. Nhưng theo vị cán bộ Đảng nói trên, sẽ rất khó mà cách chức được ông Nguyễn Tấn Dũng.





-VN: Cái giá của tăng trưởng nóng

Ngn hng Việt Nam
Moody's quan ngại rằng trước lãi suất dự đoán ở mức thấp trong những quý tới, các ngân hàng khó có khả năng huy động vốn
Giới phân tích cho rằng ổn định vĩ mô chưa đủ để giải quyết hậu quả do theo đuổi tăng trưởng nhanh trong những năm qua của Việt Nam.
Từ sau Nghị Quyết số 11 đến nay, đã có nhiều biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam và nhiều ý kiến cho rằng chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế cho đến nay đã được cải thiện đáng kể.
Bản báo cáo đầu tháng 10 của HSBC nói Việt Nam đã thành công trong việc làm nguội nền kinh tế quá nóng nhằm ổn định vĩ mô, mặc dù để đạt được điều này, chính phủ phải chấp nhận đánh đổi bằng tăng trưởng thường niên thấp xuống.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chỉ ổn định vĩ mô chưa đủ để duy trì độ tín nhiệm của nền kinh tế, vốn đang hứng chịu hậu quả của mô hình tăng trưởng nhanh, khiến tốc độ tín dụng lên tăng chóng mặt trong một thập kỷ qua.

Hậu quả của tăng trưởng bằng mọi giá

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt ngày 3/10, ông Christian Guzman, chuyên gia phân tích của Moody’s Investors Service nhận xét tăng trưởng tín dụng là một phần của mô hình phát triển tại Việt Nam những năm qua.
Tuy nhiên ông nhận xét "vấn đề phát sinh ở chỗ nhà nước Việt Nam đã để tăng trưởng tín dụng vượt mốc chỉ tiêu."
“Năm 2010, cả mốc lạm phát và tăng trưởng tín dụng đều bị phá vỡ khi chính phủ muốn nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng trước thềm Đại hội Đảng hồi tháng 1 năm ngoái," ông Guzman cho biết thêm.
Trong khoảng thời gian 5 năm từ 2007 đến 2011, tăng trưởng tín dụng vào mức 33,7% đã vượt qua cả mức tăng trưởng GDP trung bình thường niên trên danh nghĩa 21,3% và tăng trưởng thường niên trung bình thực sự 6,6%.
"Ổn định vĩ mô không đủ sức bù đắp được cho rủi ro đến từ sự xuống cấp được dự đoán trước của hệ thống ngân hàng"
Christian Guzman, chuyên gia phân tích của Moody's Investor Service
Chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước đã chiếm đến 45% tín dụng ngân hàng, 68% vốn, 55% tài sản cố định, theo báo cáo của Sứ quán Anh tại Hà Nội hồi tháng Sáu năm nay.
Báo cáo tháng Mười của HSBC nhận xét nhiều năm đẩy vốn một cách lãng phí vào các doanh nghiệp Nhà nước yếu kém và đầu tư công đã khiến Việt Nam nặng gánh nợ nần, một vấn đề tác động đến khắp nơi khi các doanh nghiệp, kể cả tư doanh và Nhà nước giờ đây phải gánh chịu chi phí vay mượn cao, nhu cầu thấp trong khi người tiêu dùng đối mặt với chi phí tiêu dùng cao và thu nhập thấp.

Một cây làm chẳng nên non

Trong thời gian gần đây, nỗ lực kiềm chế các khoản cho vay vô tội vạ đã kiểm soát được lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể.
"Tốc độ tăng trưởng tín dụng đã chậm lại vào thời điểm cuối 2010, đầu 2011 và đến 2012 thì đã chậm lại hẳn," theo nhận định của ông Kalra Sanjay, đại diện thường trú tại Việt Nam của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF trong một cuộc phỏng vấn với BBC.
Cách đây không lâu, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor còn nâng xếp hạng tín nhiệm của ba ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm Vietcombank, Sacombank và Techcombank và hạ mức xếp hạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam từ 10 xuống 9 với lý do chế độ vận hành đã có cải thiện mặc dù những rủi ro về cân bằng kinh tế vẫn còn.
Tuy nhiên ngày 28/9, Moody's lại hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam và tám ngân hàng thương mại trong nước.
Giải thích cho sự hạ bậc này, ông Guzman nói: “Chúng tôi thừa nhận chính phủ đã thành công trong việc làm giảm độ quá tải của nền kinh tế từ năm ngoái.”
“Thế nhưng xét hoàn cảnh đầy thử thách của môi trường kinh tế nơi mà sự nới lỏng tiền tệ không giúp tăng nhu cầu vay vốn và tăng trưởng cho vay gần như giậm chân tại chỗ, Moody’s tin rằng ổn định vĩ mô không đủ sức bù đắp được cho rủi ro đến từ sự xuống cấp được dự đoán trước của hệ thống ngân hàng.”
Moody's cho rằng khối nợ xấu khổng lồ hiện tại vẫn đang hạn chế khả năng vay mượn của ngân hàng, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng trung hạn của nền kinh tế và tăng quan ngại về một gói cứu trợ tốn kém cho ngành ngân hàng từ phía chính phủ.

Hướng giải quyết mập mờ

Moody's
Chuyên gia của Moody's cho rằng chỉ dựa vào ổn định kinh tế vĩ mô không đủ sức duy trì mức tín nhiệm của Việt Nam
Trong một thông cáo ngày 29/8 năm nay, Standard & Poor nói yếu kém trong quản lý và kém minh bạch là những rủi ro hàng đầu từ trước đến giờ của Việt Nam trong mắt tổ chức này.
"Sự chênh lệch trong thống kê trong nước với tiêu chuẩn thống kê thế giới cũng như sự mập mờ xung quanh vị trí kinh tế thực sự của những ngân hàng hiện tại đang tiếp tục che đậy cho những vấn đề thực sự họ đang đối mặt," Moody's bình luận trong thông cáo đăng tải cuối tháng Chín.
Ngay cả đến bây giờ, mặc dù nhiều ý kiến từ giới quan sát cho rằng Việt Nam đang có những dấu hiệu cho thấy sự bắt đầu của quá trình làm sạch hệ thống, tuy nhiên không ai biết kế hoạch cụ thể sẽ là gì.
Trong cùng bản thông cáo, Moody's nhận định: "Hiện tại, cải cách rất chậm chạp, những bước đi tiếp theo không rõ ràng và cổ phiếu của ngân hàng thì kém cỏi, dẫn đến khả năng huy động vốn là rất thấp."
HSBC cũng nhận xét mặc dù có những biểu hiện muốn làm sạch bộ máy kinh tế nhất định, phía chính phủ vẫn không cho biết chiến lược cụ thể là gì.
Trong lúc đó, với lãi suất được dự đoán là ở mức thấp trong những quý tới, khó mà thấy được các ngân hàng sẽ huy động vốn ở thời điểm hiện tại như thế nào.
Ông Guzman bình luận: "Việc các ngân hàng thắt chặt cho vay sẽ tạo thành một chuỗi phản ứng lặp lại lên nền kinh tế."
"Điều cần nhất đối với ngành ngân hàng ở thời điểm hiện tại đó là cân bằng một cách thích hợp giữa những quyết định tài chính trong lúc duy trì sự tự tin của người gửi tiền vào lúc này."
-VN giải thể hai tập đoàn xây dựng

- Nguyễn Hưng Quốc: Nhân danh (VOA’s blog). - Những mục tiêu quan trọng của Hội nghị Trung ương 6  –   Hội nghị Trung ương 6 – Chấn chỉnh Đảng  –  Những thay đổi nhân sự có thể sau hội nghị trung ương 6 (RFA).  – Hội nghị Trung ương Đảng định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (RFI). – Tương lai không biết về đâu của Thủ Tướng Dũng khi các nhà lãnh đạo đảng về họp đại hội (AFP/ x-café).
-Tương lai mù mịt của Thủ tướng Việt Nam khi Đảng CSVN họp Hội nghị 6
Didier Lauras - DCVOnline lược dịch
“Chưa bao giờ Thủ tướng bị tấn công ác liệt vì các vấn đề kinh tế và tham nhũng [như hiện nay],” một đảng viên Đảng Cộng sản, dấu tên, cho biết.   – Ðấu đá nội bộ đảng CSVN: Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức? (Người Việt).


TẠI SAO CỨ ĐỔ TẤT CẢ LÊN ĐẦU THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG (DĐCN).
- NGUYỄN PHÚ TRỌNG, NGÔI SAO VỤT SÁNG? (VNLB).  – Thư giãn: Phút 89 (DLB).  – Điềm Giời (Đông A).
-;Đại biểu Quốc hội Việt Nam đang tị nạn chính trị ở nước ngoài?(Cầu Nhật Tân).
- Thái Sinh: KHUYẾT ĐIỂM CỦA THỦ TRƯỞNG (Trần Nhương).
- Tiếp tục cho ý kiến về lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội (VnEco).  - Cử tri TPHCM kiến nghị: Mở rộng đối tượng xem xét xử lý tham nhũng (SGGP).
- Bi kịch nông dân hết ruộng (NLĐ).   – Công An xáp lá cà cưỡng chế xí nghiệp THƯƠNG BINH 27/7, Hà tĩnh 25/9/2012 (TTXVA). - Công đoàn Việt Nam và Công đoàn Lào đoàn kết chống chủ nghĩa tư bản (LĐ).từ những năm 1950s  - KÊU CẦU THỦ TƯỚNG CỨU VQG CÁT TIÊN, BỊ KỶ LUẬT! (Saving Cát Tiên).
Thêm lời khai về Lương Ngọc Anh (BBC).Tập đoàn kinh tế: Cuộc thanh lọc bắt đầu
Hai tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tiên bị dừng thí điểm là Tập đoàn Phát triển nhà Việt Nam và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam.
Khám xét công ty nhà LS Lê Quốc Quân

Tổng số lượt xem trang