Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ

-Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ

(VTC News) – Các trang mạng Trung Quốc tiếp tục đăng tải tin, ảnh về hoạt động mở rộng trái phép của nước này tại đảo Chữ Thập, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Một số trang mạng Trung Quốc những ngày qua đăng tải chùm ảnh được cho là hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ
Binh lính Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 đến nay

Trang mạng China.com nói Trung Quốc đã ‘cơ bản hoàn thành việc lấp biển’ để mở rộng diện tích đảo đá Chữ Thập lên 2.2 km2.

Thậm chí, theo trang mạng ChinaIRN, Trung Quốc sẽ trở thành căn cứ quân sự quan trọng của quân đội nước này. ‘Đảo Vĩnh Thử (tức đảo Chữ Thập của Việt Nam) có thể uy hiếp Philippines và Malaysia. Máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh’, trích nội dung đăng tải trên trang mạng ChinaIRN.

Bằng giọng điệu kích động, trang mạng này nói việc mở rộng đảo đá Chữ Thập thành hòn đảo lớn với sân bay quân sự, quân cảng, nơi này sẽ trở thành ‘Định hải thần châm’ ở Biển Đông. (Hàm ý biến đảo đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự có ý nghĩa chiến lược ở Biển Đông).Những rặng san hô bao quanh đảo Chữ Thập dự kiến sẽ được bồi lắp để thành đảo nhân tạo. Nhưng điều này bị cho là sẽ khiến ưu thế của đảo được bộc lộ rõ, khiến cho Mỹ cảm thấy không yên tâm.

Trang mạng hiếu chiến này của Trung Quốc lập luận, việc mở rộng quá mức đảo đá Chữ Thập sẽ gặp phải sự phản đối của Mỹ và Philippines vì hành động cải tạo nguyên trạng hòn đảo đang có chồng lấn về tuyên bố chủ quyền.

Đảo đá Chữ Thập vốn là một rặng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Tọa độ 9 độ 37 phút độ vĩ Bắc, 112 độ 58 phút độ kinh Đông, cách bờ biển Trung Quốc tới 740 hải lý, cách cảng trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 560 hải lý.


Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ
Máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh.
Trang mạng TQ hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ



Nội dung đăng tải trên trang mạng Trung Quốc

Hòn đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào năm 1988 và hiện thuộc cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ không được bất cứ quốc gia nào công nhận bởi nó vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Thông tin Trung Quốc tăng cường xây dựng trên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở Trường Sa bắt đầu lan truyền trên các trang mạng tiếng Trung Quốc từ tháng 10 năm ngoái.

Tính đến năm 2014 Trung Quốc đã có 111 lần thay quân lính giữ đảo trái phép trong vòng 27 năm qua.

Thông tin về những hoạt động sai trái của Trung Quốc cũng xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng nước này hôm 20/10 năm ngoái.

Theo báo Hải dương Trung Quốc, năm 1987, đội nghiên cứu khảo sát của nước này đã tiến vào đảo đá Chữ Thập. Báo Trung Quốc phớt lờ chủ quyền của Việt Nam để trắng trợn viết rằng: Đội khảo sát Trung Quốc phát hiện đảo đá Vĩnh Thử (Chữ Thập) chỉ là một hòn đảo nhỏ độc lập giữa hàng trăm hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

Tài liệu của Trung Quốc nói khi triều dâng, đảo Chữ Thập chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 0.5m, diện tích lộ ra trên mặt nước biển chưa đến 4m2.

Tháng 2/1988, sau khi chiếm trái phép đảo Chữ Thập, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên đảo. Lúc này, Trung Quốc xây một tòa nhà hai tầng, diện tích 1.000m2.

Ngày 9/6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đưa ra cái gọi là “Lập trường của Trung Quốc về kế hoạch xây dựng đảo Vĩnh Thử (Chữ Thập)”. Bộ Ngoại giao nước này nói những thông tin mà các trang mạng đưa ra là “chưa thể kiểm chứng”.

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố nếu “Trung Quốc xây dựng trên đảo Chữ Thập” thì đây cũng là hành động thuộc chủ quyền của nước này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 vừa qua cũng đã tuyên bố chính thức về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán, chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo và xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.» Trang mạng Trung Quốc: TQ biến đảo Chữ Thập thành đảo tiền tiêu ở Trường Sa
» Việt Nam yêu cầu Trung Quốc dừng ngay xây dựng, cải tạo ở Trường Sa
» Chuyên gia Mỹ cảnh báo Trung Quốc sẽ gây xung đột quân sự ở Biển Đông
» Thụy Sĩ sản xuất đồng hồ phiên bản Hoàng Sa, Trường Sa

Văn Việt (Theo ChinaIRN, Guancha.cn)



-Trung Quốc xây một đảo nhân tạo với sân bay
RFI
Trung Quốc đang xây một đảo nhân tạo trên một bãi đá của quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông và trên đảo nhân tạo này có thể có một sân bay nhỏ. Đó là tiết lộ của phát ngôn viên Lầu năm góc hôm qua, 21/12/2014. Theo lời phát ngôn viên Lầu năm góc ...
'TQ nới bãi Chữ Thập đủ lớn làm sân bay'
Tình hình Biển Đông chiều 22/11: Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng ...
Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây đảo ở Trường Sa
- -




-- Vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc ở biển Đông ?

-Tranh chấp Biển Đông để càng lâu càng khó. Câu « để càng lâu càng khó » này nguyên của một viên chức ngoại giao trong nước trả lời báo chí về tình trạng biên giới Việt-Trung trước đây. Khó ở đây dĩ nhiên là khó cho VN. Thời gian là kẻ thù của VN. Sự phát triển về kinh tế của TQ cho phép họ có đầy đủ phương tiện về quân sự cũng như ngoại giao, để áp đảo các nước có tranh chấp với họ ở Biển Đông, trong đó VN đứng đầu.


Khó là vì thái độ của TQ ngày càng thêm cứng rắn về các yêu sách chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS, cũng như hải phận theo đường chín đoạn chữ U.



Thử nhìn lại vụ giàn khoan Hải dương Thạch du 981 của TQ cắm trên thềm lục địa của VN, gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, đầu tháng năm năm nay. Ta thấy, trên phương diện thực thi chủ quyền, tức là khả năng thi hành quyền tài phán, VN bất lực trước sự áp đảo của các lực lượng cảnh sát, kiểm ngư và hải giám của TQ. Trên phương diện ngoại giao, khi phía TQ đưa những bằng chứng củng cố chủ quyền của họ tại HS và TS trước diễn đàn LHQ, thì VN không đưa ra được các lý lẽ thuyết phục nào để bác bỏ. TQ rút giàn khoan đi, có thể do trở ngại kỹ thuật, có thể vì tốn kém, có thể do áp lực quốc tế, nhưng cũng có thể đã hoàn thành xong công tác thăm dò. Họ rút đi không hề do bất kỳ một áp lực nào từ phía VN.


Còn về các bãi đá thuộc Trường Sa mà TQ chiếm của VN từ năm 1988 như các đá Gạc Ma, đá Chữ Thập v.v... TQ đã nỗ lực từ nhiều năm nay để xây dựng các bãi đá này trở thành các đảo nhân tạo. VN bất lực, hoặc là vì không biết các việc làm của TQ trên lãnh thổ của mình, hoặc là biết nhưng không dám phản đối. Bộ ngoại giao VN chỉ mới lên tiếng phản đối hồi đầu tháng này, vì không thể giữ im lặng được nữa, khi mà phía Phi tung những hình ảnh vệ tinh cho thấy tình trạng của các đảo.


Rõ ràng VN không có một đối sách nào hữu hiệu để đối phó với sự việc gia tăng áp lực của TQ.


Về kinh tế VN vẫn phát triển một cách èo uột, không lành mạnh. Về quân sự, VN vẫn lệ thuộc từ các nguồn nước ngoài, nhất là từ Nga. Về an ninh và phòng thủ hỗ tương, VN là nước hiếm hoi trong khu vực không ký hiệp định an ninh hỗ tương với một cường quốc. Điều này cho thấy, nếu có đụng chạm xảy ra, VN sẽ đối phó một mình.


Thời gian tới chắc chắn TQ sẽ có những bước đi chiến lược. Các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Trường Sa sẽ lắp đặt các giàn ra đa, các hệ thống kiểm soát không lưu. TQ sẽ tuyên bố « Vùng nhận diện phòng không » trên vùng biển phía bắc Trường Sa. Khi họ tuyên bố vùng nhận diện phòng không, TQ đã chiếm được ½ Biển Đông rồi. Biển Đông để lâu càng khó là vậy.


Vừa rồi TT Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố VN sẽ « vừa hợp tác vừa tranh đấu » với TQ trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vấn đề là VN « hợp tác » với TQ về cái gì ở biển Đông ?


Theo các tài liệu loan truyền từ trong nước thì lãnh đạo CSVN đã nhìn nhận với TQ là có ba vùng biển tranh chấp. Ba vùng biển này dĩ nhiên là các vùng biển Vịnh Bắc Việt, biển Hoàng Sa và Biển Trường Sa. Vùng vịnh Bắc Việt thì đã phân định xong. VN có khai thác chung với TQ ở một số lô dầu khí ở đây.


Hoàng Sa thì từ lâu nay TQ tuyên bố rằng nó thuộc chủ quyền bất khả tranh nghị của TQ. Yêu sách của TQ về hải phận « EEZ - kinh tế độc quyền » các đảo Hoàng Sa là xem các đảo này có hiệu lực như đất liền. Vị trí đặt giàn khoan 981 hồi tháng năm vừa rồi, ở cách đảo Tri Tôn 24 hải lý, cũng có mục đích thăm dò thái độ của VN về yêu sách hải phận của họ. Ý nghĩa của việc « vừa hợp tác vừa tranh đấu » ở vùng biển này có nghĩa là, hai bên « hợp tác » khai thác vùng biển ở khoảng giữa các đảo HS và bờ biển VN. Tức là vùng khai thác chung 100% trên thềm lục địa và hải phận kinh tế độc quyền của VN. Còn « tranh đấu » với TQ ở đây là cố gắng thuyết phục TQ không lấn quá xa về phía VN.


« Vừa hợp tác vừa đấu tranh » với TQ ở khu vực Hoàng Sa có nghĩa là VN mất nhiều hay mất ít mà thôi.


Còn vùng biển Trường Sa, đáng lẽ TQ không có lý do nào để đưa ra yêu sách ở đây. Vấn đề là lãnh đạo VN đã nhìn nhận rằng TQ và VN có tranh chấp ở khu vực này. Khi nhìn nhận đây là vùng biển là « có tranh chấp », theo tập quán quốc tế, khu vực này sẽ chia đôi, hay là cộng đồng khai thác.


« Vừa hợp tác vừa đấu tranh » với TQ ở khu vực biển Trường Sa chỉ có nghĩa là hai bên « hợp tác » khai thác trên thềm lục địa của VN, nhưng VN cố gắng « tranh đấu » để hưởng nhiều hơn TQ một chút.


Còn trong trường hợp khi TQ đã tuyên bố « vùng nhận diện phòng không » trên khu vực bắc quần đảo Trường Sa, dĩ nhiên VN không thể « hợp tác » được với TQ rồi, mà tranh đấu thế nào, thật tình là nan giải.


« Vừa hợp tác vừa tranh đấu » của TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ khả thi, nhưng cho thấy đây là một bước lùi chiến lược, một nhượng bộ lớn lao của VN đối với các yêu sách của TQ.




Giải pháp nào ?


Giải pháp tốt nhất vẫn là đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế. Gần đây tôi có đề nghị một phương án pháp lý, VN đơn phương đệ đơn ra tòa Công lý quốc tế, yêu cầu Tòa giải thích về hiệu lực ở một số điều trong các công ước quốc tế nền tảng, gồm ba điểm.


Thứ nhất, yêu cầu trọng tài quốc tế tuyên bố rằng Việc chiếm hữu một lãnh thổ bằng phương pháp vũ lực là vi phạm các nguyên tắc cơ bản của LHQ.


Thứ hai, Việc TQ chiếm hữu các đảo ở Trường Sa năm 1988 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.


Thứ ba, Việc chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa tháng giêng năm 1974 bằng vũ lực không đem lại cho Trung Quốc danh nghĩa chủ quyền.


Các điều yêu cầu Tòa tuyên bố hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Tòa Công lý Quốc tế, cũng không hề dính dáng đến những bảo lưu của TQ về việc phân giải tranh chấp chủ quyền bằng trọng tài quốc tế.


Làm các việc này, thứ nhất, là ta đưa vùng biển Hoàng Sa, là vùng mà TQ nói là không có tranh chấp, trở thành vùng biển có tranh chấp. Thứ hai, sẽ ngăn chặn hành vi tuyên bố « vùng nhận diện phòng không » của TQ ở vùng bắc quần đảo Trường Sa.


Theo tôi thì việc kiên tụng này không tốn kém nhiều, cũng không có rủi ro VN bị thất kiện sẽ mất chủ quyền ở HS và TS. Theo tôi thấy, giải pháp này của tôi hiện nay vẫn là một giải pháp tốt nhất, tạo cho VN một lối thoát tránh những áp lực của TQ hiện nay.




Nhưng đó vẫn chỉ là tạm thời. Điều cần thiết là VN phải thay đổi chế độ, phải dân chủ hóa chế độ, chia sẻ những giá trị chung vơi Hoa Kỳ về dân chủ, về các quyền con người. Từ đó VN mới có thể trở thành đồng minh của HK, ký kết những kết ước an ninh hỗ tương với nước này. Việc dựa vào kẻ mạnh để tự vệ là điều mà các nước thường làm. Trong khu vực, chỉ có VN là không làm việc này.







*******************


 Trung Quốc bồi lấp đảo Chữ Thập tới 49 ha (TT). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "Ở đảo Chữ Thập, Trung Quốc đã bồi lấp thành đảo lớn nhất Trường Sa, tới 49ha, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn lớn nhất trước đây". “Lập trường của Việt Nam là phản đối vì điều này vi phạm tuyên bố DOC” - Thủ tướng khẳng định. Lập trường này người phát ngôn Bộ ngoại giao cũng nhiều lần nêu - Thủ tướng nói và cho biết tại Hội nghị cấp cao ASEAN vừa qua, ông đã nhắc lại ở nhiều hội nghị, kể cả hội nghị có mặt của Trung Quốc.




 – Trung Quốc đã bồi lấp đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất Trường Sa (NĐT). – Việt Nam ‘vừa hợp tác, vừa đấu tranh’ với Trung Quốc(VOA). Ông Nguyễn Tấn Dũng: “Còn việc Trung Quốc bồi lấp biển ở đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất ở đảo Trường Sa với diện tích khoảng 49ha, lớn hơn đảo lớn nhất là Ba Bình trước đây, Lập trường của Việt Nam là phản đối hành động này vì đã vi phạm điều 5 tuyên bố DOC“.
- Hội thảo về Biển Đông ở Đà Nẵng: bình mới rượu cũ (RFA). -


-Trung Quốc xây dựng khu dân cư trái phép trên đảo Cây thuộc Hoàng Sa...
(Dân trí) - Theo Tân Hoa Xã, từ ngày 16/11, Trung Quốc bắt đầu tiến hành xây dựng Dự án công trình nhà ở cho ngư dân Trung Quốc đồn trú trái phép trên đảo Cây, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Trung Quốc vận chuyển vật tư lên đảo Cây.
Trong ngày 16/11, Trung Quốc đã cho tàu thuyền chở vật tư xây dựng lên đảo Cây để phục vụ cho xây dựng công trình này.
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ xây dựng khu nhà ở trên đảo Cây với diện tích xây dựng là 5.504 m2. Trong giai đoạn đầu của dự án này, Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng 27 căn nhà trên đảo Cây. 
Xinhua cho biết, mục đích của việc thực hiện công trình xây dựng này nhằm nâng cao điều kiện sống cho ngư dân Trung Quốc đồn trú trên đảo, phục vụ đánh bắt cá và duy trì chủ quyền cho Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. Việt Nam khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang nhiên có các hoạt động xây dựng trái phép nhằm tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình.
Trung Quốc xây khu định cư trái phép ở Hoàng Sa-


-Trung Quốc đặt trái phép điện thoại vệ tinh ở Hoàng Sa
Bắc Kinh vừa có thêm động thái vi phạm mới nhằm phục vụ cho đòi hỏi vô lý đối với chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chính quyền của cái gọi là "thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc thành lập trái phép năm 2012 có trụ sở đặt trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã cho lắp đặt chín bộ điện thoại vệ tinh hàng hải trên một loạt đảo ở đây.
Tân Hoa xã ngày 14-7 dẫn lời ông Quách Nghĩa Minh, cán bộ Trung Quốc triển khai trên đảo Phú Lâm, cho biết chính quyền trung ương Trung Quốc trang bị mọi thiết bị liên lạc hiện đại này để đáp ứng nhu cầu liên lạc với đất liền của dân binh Trung Quốc đang trú ngụ trái phép ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài đảo Phú Lâm, đã có tổng cộng chín bộ điện thoại vệ tinh hàng hải được lắp đặt trái phép trên đảo Bắc, bãi Xà Cừ, đảo Cây, đảo Hải Sâm và một đảo chưa có tên thuộc quần đảo Hoàng Sa. Hãng tin này cho hay trong thời gian gần đây, "chính quyền Tam Sa" đã cắt cử một nhóm công tác đến Hoàng Sa để xúc tiến lắp đặt các bộ điện thoại vệ tinh và hàng loạt thiết bị bắt tín hiệu không dây trên các đảo này.

Ông Quách Nghĩa Minh cho rằng những thiết bị này được lắp đặt nằm trong khuôn khổ chương trình "đảm bảo thông tin liên lạc trong các trường hợp khẩn cấp" cho cụm đảo này của chính quyền Bắc Kinh, bao gồm trang bị các trạm điện thoại di động, điện thoại vệ tinh và các thiết bị liên lạc không dây khác.

Tân Hoa xã cho biết thêm chính quyền tỉnh Hải Nam còn cho lắp đặt tủ thông tin vô tuyến điện và thiết bị UPS nhằm hỗ trợ cung cấp điện cho các đảo ở đây để các loại thiết bị thông tin liên lạc không bị tê liệt.Nguồn Tuổi trẻ

26/10/2012 19:39  –Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép hạ tầng ở Hoàng Sa(TN).
Trụ sở “TP.Tam Sa” do Trung Quốc xây phi pháp trên đảo Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa của Việt Nam) - Ảnh: AFP
-(TNO) Tân Hoa xã hôm nay 26.10 đưa tin giới chức tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) vừa thông báo kế hoạch tăng tốc xây dựng cơ sở hạ tầng ở cái gọi là "TP.Tam Sa".
Trung Quốc ngang nhiên lập ra “TP.Tam Sa” tại đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa (Việt Nam) hồi tháng 7 để tự cho mình quyền quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Chủ tịch tỉnh Hải Nam Tưởng Định Chi ngày 25.10 lên giọng nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ đẩy mạnh các dự án xây dựng giao thông, viễn thông, nước, cung cấp điện, hậu cần và xử lý chất thải”.
Cũng theo ông Tưởng, chính quyền Hải Nam sẽ ưu tiên xây dựng các cơ sở phục vụ việc khai thác tài nguyên, đồng thời hỗ trợ phát triển ngành thủy sản, du lịch và ngành dầu khí.
Đây là hành động mới nhất nằm trong ý đồ hợp lý hóa cái gọi là "TP.Tam Sa".
Trước đó, Trung Quốc ngang nhiên tổ chức lễ kéo

cờ kỷ niệm Quốc khánh tại đảo Phú Lâm, tổ chức diễn tập tại khu vực vùng biển Hoàng Sa hay lập Phòng khí tượng trên đảo Phú Lâm…

Ngày 11.10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. –Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép hạ tầng ở Hoàng Sa(TN). -




- Sinh viên đóng dấu tay trên cột mốc Trường Sa (Infonet).
- Trước thềm cuộc thảo luận COC giữa ASEAN và Trung Quốc: Ai thực sự muốn hòa giải? (Petrotimes).
- Trung Quốc dọa đáp trả mạnh mẽ Nhật Bản (TT). – Trung Quốc cảnh báo đáp trả mạnh mẽ Nhật Bản(VnMedia). – Đạt thỏa thuận dầu khí qua tài phán quốc tế (Petrotimes).
- Hình ảnh của cuộc diễn tập chống khủng bố lớn nhất ở Việt Nam (ĐV). - Việt Nam, Thái Lan nhấn mạnh hòa bình Biển Đông (TTXVN).- Biển Đông sẽ được bàn ở Đối thoại 3 bên Mỹ – Nhật – Ấn (Petrotimes). – 4 tàu Hải giám kéo ra Senkaku triển khai chiêu “tâm lý chiến” (GDVN). – Trung Quốc dọa mạnh tay với Nhật Bản (VNE). – Quân đội Nhật nên làm gì để bảo vệ các hòn đảo? (Infonet). – Nhật – Trung: Không thỏa hiệp trong vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư(CAND).



- Trung Quốc Tăng thêm hoạt động phi pháp ở biển Đông (TN). - Không cần “giải pháp Đặng Tiểu Bình” ở Biển Đông (TTXVN). Tờ The Nation đăng các bài viết của Yang Razali Kassim - một nghiên cứu sinh cao cấp của Học viện Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam, trường Đại học Tổng hợp Công nghệ Nanyang (Singapore), khẳng định sự cần thiết phải có Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhằm xoa dịu những tuyên bố lãnh hải.


Việc chuyển từ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) sang COC là cấp thiết nếu khu vực này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng trên Biển Đông.

ASEAN đang thể hiện mong muốn sớm đạt được COC trên Biển Đông. Tinh thần này đã từng được thể hiện trong thông cáo chung giữa lãnh đạo Việt Nam và Singapore nhân chuyến thăm Singapore gần đây của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Sự cấp thiết về việc bắt đầu phải đàm phán về COC cũng đã được thể hiện ở từng nước ASEAN kể từ khi khối này khôi phục được một phần uy tín bằng Nguyên tắc 6 điểm hôm 26/7 sau thất bại tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 45 ở Phnom Penh không ra được thông cáo chung về tranh chấp trên Biển Đông.

[Phản đối nhóm học giả TQ nghiên cứu đường lưỡi bò]

Dự thảo COC, từng được ASEAN thảo luận tại Phnom Penh, phải được đưa ra đàm phán với Trung Quốc và phải được chuẩn bị sẵn vào đúng thời điểm Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tháng 11 tới. Các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ gặp nhau trước và sau đó sẽ có các cuộc gặp thượng đỉnh với các các đối tác Đông Á Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng 5 cường quốc khác, trong đó có Mỹ.
Những bên tham gia chủ chốt này có quyền lợi trong một khu vực có những căng thẳng liên tiếp về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Những người theo chủ nghĩa dân tộc bài Nhật tại Trung Quốc đang đe dọa đẩy nhanh tới một cuộc đối đầu giữa hai quốc gia láng giềng này xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á sắp tới vì thế sẽ là những cuộc gặp quan trọng nhất của các nhà lãnh đạo khu vực trong năm. Chúng sẽ có ảnh hưởng tới hòa bình khu vực và sự hình thành kiến trúc an ninh của không chỉ với Đông Á mà còn cả khu vực rộng lớn hơn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Với khoảng thời gian chỉ còn hơn một tháng, thì việc thúc đẩy tiến trình COC để sẵn sàng cho đàm phán ít nhất là về khuôn khổ là điều quan trọng. Nếu có thể thực hiện được, một COC có khả năng cũng sẽ trở thành một khuôn mẫu cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Hoa Đông. Mỹ, trong khi vẫn tuyên bố trung lập, đã khuyến cáo về một cuộc xung đột có thể xảy ra nếu có sự tính toán sai lầm xung quanh tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đang trở nên ngày càng căng thẳng. Không cần phải nói, những lời bóng gió giống nhau đằng sau sự vội vàng gần đây của ASEAN về COC là vì Biển Đông.
Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là một bên tham gia trong các tranh chấp lãnh thổ ở cả hai vùng biển và là một bên then chốt trong COC với ASEAN, dường như lại không vội vã. Trong chuyến thăm Jakarta, một phần trong hành trình khu vực gần đây, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì cho biết Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để thực hiện DOC. Nhưng vào thời điểm hiện nay, việc làm này nên "dựa trên cơ sở của sự nhất trí" để tiến tới "thông qua COC". Ông này cũng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ tiếp cận COC "khi thời điểm chín muồi."
[Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam]
Nói một cách khác, cho dù ASEAN có nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thì họ cũng vẫn chưa có được sự đồng tình của Trung Quốc. Bên cạnh đó, trước khi COC được thỏa thuận, Bắc Kinh vẫn còn muốn tập trung vào thực hiện DOC - là một bước quan trọng trước khi có COC. Rõ ràng việc đàm phán COC là rất khó khăn vì sẽ bị kéo dài. Trong khi ASEAN và các bên khác muốn thúc đẩy việc này, đặc biệt là khi căng thẳng trong khu vực ngày càng gia tăng, thì Trung Quốc dường như lại có ý định chờ một cơ hội khác
Không giống như DOC, COC được cho là có sự ràng buộc. Nhưng liệu nó có cần phải như vậy khi chưa có sự chắc chắn. ASEAN đã đề xuất các nhân tố then chốt để phản ánh các nguyên tắc chính trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình; tuân thủ luật pháp quốc tế; và các cơ chế cho việc giải quyết tranh chấp và giám sát việc thực hiện COC. Cho tới nay, các nhân tố then chốt này đã được chuyển cho phía Trung Quốc xem xét.
Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tham gia ở điểm nào trong việc soạn thảo COC? Ngày 4/4, phía Philippines đã nói rằng chỉ có các thành viên ASEAN mới được tham gia soạn thảo. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, có một chiến thuật khác, cho biết cần có trao đổi liên tục thông qua khuôn khổ ASEAN-Trung Quốc trước khi ASEAN có được lập trường cuối cùng.
Theo Trung Quốc, tranh chấp trên Biển Đông nên được đưa ra chỉ trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc (ASEAN+1). Nói một cách khác, việc soạn thảo COC nhất thiết phải có sự nhất trí của Bắc Kinh. Công thức của Ngoại trưởng Marty về sự tham gia của Trung Quốc trong quá trình soạn thảo như vậy là một sự thỏa hiệp: nó cho phép ASEAN có khoảng trống của riêng mình để thảo luận về những gì là quan trọng có thể ảnh hưởng tới các nước thành viên có tuyên bố chủ quyền trong khi vẫn tiến hành trao đổi với Trung Quốc như một bên đàm phán.
[“Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản”]
Như biện pháp xây dựng lòng tin, một COC khu vực phù hợp với địa chiến lược của Trung Quốc. Cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình từng đưa ra công thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ: các bên tranh chấp nên gác lại các tuyên bố của mình cho tới khi có được một giải pháp và trong khi vẫn cùng phát triển các khu vực tranh chấp. Nếu Bắc Kinh thực hiện cái gọi là "giải pháp Đặng Tiểu Bình," việc cùng phát triển sẽ là một trong những nhân tố then chốt trong dự thảo của Trung Quốc về COC.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa nó sẽ được các nước ASEAN tuyên bố chủ quyền chấp nhận. Trong khi công thức của Đặng Tiểu Bình là thực dụng, tranh chấp cơ bản về chủ quyền vẫn sẽ theo cách này. Trên thực tế, một số nước ASEAN tuyên bố chủ quyền có thể ưu tiên cách tiếp cận "phát triển trước, giải quyết sau." Nhưng họ sợ rằng việc chấp nhận như vậy có thể là ngụ ý công nhận tuyên bố của Trung Quốc trong các khu vực tranh chấp.
Nhưng dù sao, việc chuyển từ DOC sang giai đoạn COC vẫn là điều quan trọng nếu khu vực này này muốn kiềm chế và giải tỏa căng thẳng gần đây trên Biển Đông. Thực tế, nó có thể cũng có ảnh hưởng tới những căng thẳng ở phía Bắc trên Biển Hoa Đông, nơi người ta kêu gọi cần có những cái đầu lạnh./.
Trung Quốc định khai thác triệt để tài nguyên ở cái gọi là “thành phố Tam Sa” (PT).

Giữ lại tên biển “Nam Trung Hoa” là không hợp lý (TVN).– Loạt phóng sự “Kiên quyết bám biển, bảo vệ chủ quyền”- bài cuối- Cột mốc biên cương (VOH). Mời xem lại: “Kiên quyết bám biển, bảo vệ chủ quyền” – Loạt phóng sự “Kiên quyết bám biển, bảo vệ chủ quyền” – bài 1 – Đạp sóng ra khơi – Loạt phóng sự “Kiên quyết bám biển, bảo vệ chủ quyền”- bài 2 – Đời ngư phủ  –  Loạt phóng sự “Kiên quyết bám biển, bảo vệ chủ quyền”- bài 3 – “Thuyền và biển”.
Hùng biện tiếng Anh về chủ đề biển, đảo (TN).
Giới thiệu luật Biển Việt Nam tại hội thảo quốc tế (TN).
Việt Nam mong sớm đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông(VOA).  – ASEAN có nắm bắt được cơ hội? (LĐ).
Học giả Trung Quốc, Đài Loan và “đường Lưỡi bò”(RFA).
Nhật Bản – Trung Quốc: Kinh tế ‘nóng’, chính trị ‘lạnh’ (Petrotimes).  – TQ đua sức mạnh với Nhật, sốt ruột tàu sân bay Mỹ (PN Today).  - Nhật hạ thủy tầu khu trục khủng, Trung Quốc lo ngay ngáy (PN Today). - Nhật – Trung hoãn hội đàm do căng thẳng gia tăng (DV). - Nhật sắm thêm tàu, trực thăng (TN).  - Trung Quốc dọa trả đũa mạnh mẽ đối với Nhật Bản (TTXVN). - Xung đột trên biển, Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản? (ĐV).
Châu Á-Thái Bình Dương: Mỹ sẽ triển khai 300 tàu hải quân (PLTP).  - Hải quân Mỹ bảo vệ ‘quyền tự do hàng hải’ trên Biển Đông (VOA).  – Con tàu mang tên Hiến pháp Hoa Kỳ (BBC).
Uy vũ đơn vị đặc biệt tinh nhuệ của Việt Nam (PN Today).
Bình Định: Giúp 3 người ngư dân Philippines gặp nạn (TTXVN).
Biên giới tiếp tục tanh thuốc súng   –   

Tổng số lượt xem trang