Bản dịch của Huỳnh Thục Vy.
- DẪN NHẬP
1.1. Hội Nghị Xã Hội Dân Sự (XHDS)/Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ACSC/APF) này đánh dấu lần thứ 10 kể từ buổi họp cấp vùng lần đầu của XHDS tại Malaysia. Chúng tôi, XHDS trong vùng Đông Nam Á (1), chào đón sự cam kết của ASEAN kể từ mấy năm nay về việc thiết lập một ASEAN lấy người dân làm trung tâm và một cộng đồng hoà bình, thịnh vuợng. Đáng tiếc và đáng quan tâm một cách sâu sắc, các khuyến nghị của người dân nộp cho các nước thành viên ASEAN từ năm 2005 đã không được thực hiện và cũng không được áp dụng trong bất kỳ một cách có ý nghĩa nào.
1.2. Trong khi các chính quyền ASEAN đang tiến đến phát triển Viễn kiến hậu 2015 cho Cộng Đồng ASEAN, người dân ASEAN tiếp tục gánh chịu các chế độ độc tài và quân phiệt, tình trạng quân sự hoá gia tăng, bạo lực và xung đột vũ trang, sự can thiệp ngoại lai phi pháp, sự thiếu các quyền tự do căn bản và các vi phạm nhân quyền, các tiến trình phi dân chủ, sự quản lý quốc gia kém và nạn tham nhũng, bất công trong phát triển, nạn kỳ thị, sự bất bình đẳng, và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và tình trạng bất dung. Sự diễn giải hạn hẹp của ASEAN về các nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp nội bộ gây trở ngại cho sự hữu hiệu của tổ chức này trong việc đáp ứng các thách đố trong vùng, và người dân tiếp tục bị loại khỏi sự tham gia đầy đủ nhằm ảnh hưởng các tiến trình quyết định chính sách của ASEAN.
1.3. Sự thất bại của ASEAN trong việc đáp ứng một cách có ý nghĩa các vấn đề của người dân bắt rễ sâu từ việc tổ chức đã chọn và tiếp tục theo đuổi phương thức phát triển dựa trên mô hình kinh tế “tân cấp tiến” vốn ưu tiên lợi ích của các tập đoàn doanh nghiệp và các nhóm thượng lưu, bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, lên trên lợi ích của người dân. Sự tham gia của chúng tôi vào tiến trình ASEAN do đó dựa trên sự phê phán và bác bỏ việc bãi bỏ các quy định luật phápquốc gia đối với doanh nghiệp, việc tư hữu hoá, các chính sách mậu dịch và đầu tư bị điều khiển bởi các tập đoàn doanh nghiệp và nhà nước mà làm tăng những bất bình đẳng, tăng tốc tình trạng gạt ra lề và bóc lột, và cản trở hoà bình, dân chủ, phát triển, và tiến bộ xã hội tron vùng.
1.4. Kiểm điểm quá trình 10 năm tham gia trong ASEAN, và sau nhiều cuộc tham khảo ý kiến rộng rãi (2) , chúng tôi nay nhắc lại các khuyến nghị trước đây và nhấn mạnh bốn ưu tiên cấp vùng và những mối quan tâm bao quát và xuyên suốt.
- CÁC ƯU TIÊN CẤP VÙNG
2.1. Công lý trong Phát triển
2.1.1. Mô hình phát triển của ASEAN về hội nhập cấp vùng, và những thoả thuận mậu dịch và đầu tư không cân bằng được thương lượng và thoả thuận bởi các nước thành viên đã thất bại trong việc bảo đảm công lý về tái phân phối, kinh tế, giới tính, xã hội và môi trường, hoặc quy trách nhiệm giải trình. Hậu quả là thêm bất công, thiếu bảo vệ xã hội, từ chối cơ sở hạ tầng cơ bản cho thông tin và truyền thông, suy thoái môi trường, tác động xấu của biến đổi khí hậu, và sự tước đi có hệ thống các quyền truy cập của người dân đối với đất đai, nước, thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, và các nguồn lực khác. Các công trình kích cỡ lớn về quặng mỏ và các công trình khai thác khác, sự tăng trưởng ngành nông nghiệp mang tính cách tập đoàn kinh doanh (kể cả thúc đẩy biến đổi GEN sinh vật), ngành ngư nghiệp mang tính cách thương mại và tập đoàn kinh doanh, và sự tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản theo tập đoàn kinh doanh tiếp tục vi phạm quyền của các cộng đồng địa phương trong ASEAN.
2.1.2. Mặc dù mọi quốc gia thành viên ASEAN bỏ phiếu thuận cho Tuyên ngôn LHQ về Quyền của các Dân tộc Bản địa (UN Declaration on the Rights of Indigenous Peoples, UNDRIP), “phát triển quốc gia” vẫn được dùng làm cớ để vơ vét và trưng thu đất, lãnh thổ và nguồn lực của người dân bản địa. Hơn nữa, chính sách quốc hữu hóa đất đai thuộc sở hữu của cá nhân, cộng đồng tôn giáo, và các dân tộc bản địa biện minh cho hành động chiếm đất và gạt ra lề ngày càng đông số người đã và đang bị tước quyền kinh tế, chính trị, và xã hội.
2.1.3. Nhân quyền của phụ nữ bị đe dọa về cơ bản bởi các chính sách và chương trình thoái hoá đang công cụ hoá và khai thác phụ nữ dưói danh nghĩa phát triển. Phụ nữ, trẻ em gái, và các nhóm bị gạt ra lề khác tiếp tục bị buôn bán và gánh chịu bạo lực tình dục và giới tính đe dọa đến nhân phẩm và nhân quyền.
2.1.4. Việc tự do hóa thị trường lao động đã tăng số việc làm bấp bênh và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến quyền của người lao động, đặc biệt là phụ nữ, và bao gồm người lao động địa phương và xuất khẩu lao động, lao động tình dục, lao động ô sin, và những người lao động trong khu vực không chính thức bất kể tình trạng có hay không có giấy tờ hợp pháp của họ.
2.1.5. Tình trạng xuất khẩu lao động cưỡng bức trở nên trầm trọng hơn khi nhà nước khước từ người lao động việc làm tốt và lương đủ sống, quyền tổ chức và thành lập nghiệp đoàn, điều đình tập thể, bảo đảm thời kỳ hưởng dụng, an sinh xã hội, an toàn nghề nghiệp, tiếp cận dịch vụ y tế an toàn và giá phải chăng, gồm sức khỏe và quyền tình dục và sinh sản, tiếp cận giáo dục có phẩm chất, bảo vệ khỏi bạo hành, và một quy trình hiệu quả nhằm quy trách nhiệm đối với các kẻ buôn người. Sự thất bại của các quốc gia gốc trong việc bảo vệ công dân bị xuất khẩu lao động của họ, và sự truy tố của chính quyền nhắm vào những công nhân tố giác sự bóc lộc, làm tăng nguy cơ lạm dụng và buôn người.
2.1.6. Kế hoạch hội nhập kinh tế cấp vùng không quy trách nhiệm cho các công ty về các vi phạm nhân quyền, và các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Quả thực, các tập đoàn doanh nghiệp được tăng quyền hạn qua các biện pháp bảo vệ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính quyền (investor-state dispute settlement, ISDS) ghi trong Thoả Thuận Toàn Diện về Đầu Tư của ASEAN về bản kế hoạch thực hiện Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Cơ chế ISDS này tạo uy thế cho các công ty kiện chính quyền đối với các luật địa phương phục vụ công ích nhưng bất lợi cho các tập đoàn kinh doanh.
2.2. Tiến Trình Dân Chủ, Quản Trị, và các Quyền Con Người và Tự Do Cơ Bản
2.2.1. Trong nhiều năm, ASEAN cam kết phát huy dân chủ và nhân quyền khu vực. Trong một nền dân chủ thực sự, người dân có quyền tham gia đầy đủ, có ý nghĩa, bao hàm mọi thành phần và mang tính đại biểu bởi người dân. Ý dân phải được thể hiện qua sự quản lý quốc gia minh bạch và bầu cử tự do, công bằng và công khai trong một hệ thống đa đảng và đa nguyên. Thế nhưng vẫn không có cơ chế cấp vùng về tham khảo ý kiến để XHDS trong ASEAN tham gia vào việc biên soạn và phê phán các chính sách khu vực. Các tiến trình bầu cử trong khu vực vẫn bị trục trặc có hệ thống; ý dân tiếp tục bị khống chế ở cả cấp khu vực và cấp quốc gia.
2.2.2. Con số đáng lo ngại của các hạn chế trong khu vực đang khước từ người dân quyền tự do ngôn luận và thông tin, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hội họp ôn hoà, và lập hội, cả trong không gian trực tuyến và ngoài đời. Luật ở một số quốc gia khước từ quyền thành lập các tổ chức XHDS, các phong trào quần chúng, các định chế tôn giáo độc lập, các đảng chính trị, và các công đoàn tự do và độc lập.
2.2.3. Các nhân tố nhà nước và phi nhà nước tiếp tục, một cách không bị truy tố, những xâm phạm nhân quyền, kể cả bạo hành bởi công an, tra tấn, và bắt cóc, nhắm vào các nhà hoạt động XHDS. Chẳng hạn, đã không có sự điều tra cấp thời và minh bạch vụ Sombath Somphone (3) bởi các chính quyền ASEAN, Uỷ hội Nhân quyền Liên Chính phủ ASEAN (AICHR), hoặc bất kỳ cơ chế nhân quyền nào trong khu vực. Các người bảo vệ nhân quyền tiếp tục bị đàn áp bởi các luật mang tính áp bức, bao gồm luật chống lại các hoạt động như “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ “, và các luật chống xúi dục nổi loạn; các luật này khước từ người dân khoảng không gian chính trị an toàn và xây dựng.
2.2.4. Mặc dù có sự gia tăng vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á , không một cơ chế nhân quyền nào trong ASEAN có khả năng đáp ứng những quan tâm này. Cả Uỷ hội Nhân quyền Liên Quốc gia ASEAN (ASEAN Intergovernmental Comission on Human Rights, AICHR) và Uỷ Hội ASEAN cho Phụ nữ và Trẻ em (ASEAN the Promotion and Protection of the Rights of Women and Children, ACWC) thiếu các cơ chế vững chắc để theo dõi, quy trách nhiệm và thực hiện, và không thể bảo vệ nhân quyền nhất quán với luật và các tiêu chuẩn quốc tế.
2.2 Hoà bình và An ninh
2.2.1. Các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới tiếp tục diễn ra trong khu vục ASEAN và giữa các quốc gia ASEAN và không thuộc ASEAN. Việc thiếu sự cam kết của các quốc gia trong việc thi hành toàn diện nghĩa vụ ngoài lãnh thổ của họ cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xuyên biên giới. Những xung đột này thường được sử dụng bởi các nhà nước để duy trì sự bài ngoại, thành kiến với nữ giới, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Sự thất bại và bó tay của ASEAN trong việc đem lại hoà bình, công lý và phát triển bền vững trong khu vực đã góp phần cho bất ổn chính trị, tản cư nội địa, tình trạng vô quốc gia, khủng hoảng tị nạn, buôn người, di dân cưỡng bức, tranh chấp biển và hàng hải, vi phạm nhân quyền, sinh kế không an toàn cho ngư dân vùng duyên hải, cạnh tranh tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bạo hành giới tính và tình dục và các loại bạo hành khác, và mất an ninh tổng quát cho con người.
2.2.1 Tuân thủ sát nguyên tắc không can thiệp nội bộ cho phép các chính quyền hành xử một cách vô tội vạ, duy trì hoặc bỏ qua các vi phạm nhân quyền, như các vi phạm nhắm vào cộng đồng Rohingya; Montagnard, Hmong và Khmer Krom; Bangsamoro; Patani; Papuan và trong các vụ xung đột khác trong khu vực.
2.3.3. Trong các cuộc đàm phán hòa bình và tái thiết sau xung đột, khu vực này đã thất bại trong việc thiết lập một quá trình toàn diện và mang tính đại diện bao gồm tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và trong việc nhận ra tầm quan trọng của sự đóng góp của phụ nữ và các nhóm bị gạt ra lề khác cho quá trình này. Các cơ chế hiện có (4) về giải quyết xung đột không bao quát các tình trạng xung đột vũ trang cục bộ và chưa hề được dùng một cách hữu hiệu để hoá giải các xung đột đang diễn ra. Không có cơ chế rõ ràng để thực thi các thoả thuận giải quyết tranh chấp và không có các công cụ hoặc cơ chế ngăn ngừa xung đột có tính pháp lý ràng buộc và thuộc cấp vùng. Sự thiếu quyết tâm chính trị dẫn đến việc không tuân thủ các thoả thuận về đình chiến và hoà bình.
2.3.4. Các tác nhân nhà nước và phi nhà nước như các doanh nghiệp và định chế tài chánh mà làm nặng thêm khủng hoảng đang diễn ra và/hoặc vi phạm nhân quyền trầm trọng khi xẩy ra xung đột không bị áp dụng khuôn khổ cấp vùng hay quốc tế nào về quy trách nhiệm. Hơn nữa, lực lượng quân sự và bán quân sự được sử dụng để bảo vệ các khoản đầu tư, chẳng hạn như các dự án khai thác mỏ nước ngoài, các đập, và các đồn điền, làm trầm trọng thêm tình trạng chiếm dụng đất, và vi phạm hòa bình và an ninh của các cộng đồng bị ảnh hưởng.
2.4. Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng
2.4.1. Phân biệt đối xử từ chối người dân những quyền vốn có của họ và duy trì sự mất cân bằng trong quan hệ quyền lực, ngăn chặn việc thực hiện sự bình đẳng về cơ hội, tiếp cận và lợi ích / thành quả. Phân biệt đối xử trong và giao nhau giữa nhiều lĩnh vực, mà có thể dẫn đến sự đàn áp, tác động đến mọi chủng tộc, sự thực hành nội bộ hoặc giữa các tôn giáo hay tín ngưỡng, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, quy chế chính trị và kinh tế, năng lực, vị trí địa lý, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng/biểu hiện tình dục và bản sắc giới tính (SOGIE). Điều này được thấy trong đời sống cá nhân cũng như trong các lĩnh vực công cộng trong cuộc sống của người dân ở Đông Nam Á.
2.4.2. Sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục được duy trì, một cách trực tiếp và gián tiếp, trong luật và tập quán của các tác nhân nhà nước và phi nhà nước, đặc biệt trong khu vực tư nhân và các nhóm cực đoan. Các tập quán văn hóa, truyền thống, và tôn giáo không phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền vẫn không được điều chỉnh bởi các chính phủ và đôi khi được sử dụng để biện minh cho các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ hành động để áp đặt các hình thức gia trưởng của các chuẩn mực và thông lệ truyền thống, dẫn đến hạn chế và từ chối tư cách pháp nhân riêng biệt, tăng bạo lực đặc biệt trên cơ sở giới tính và tình dục, và thường được dùng để tăng giới hạn trên sự di động và tiếp cận đời sống công cộng của người dân, bao gồm giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, việc làm, và giữ vị trí lãnh đạo. Vẫn không có các điều lệ rõ ràng và các cơ chế quy trách nhiệm để xử lý các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.
2.4.3. Với ASEAN tiến đến hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng kinh tế không đồng đều và không bền vững sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói ngày càng tồi tệ, bất bình đẳng về tài sản, tài nguyên, năng lượng và các cơ hội giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ giới. Sự bất bình đẳng kinh tế này liên tục ngăn cản người dân ASEAN thụ hưởng những lợi ích của tăng trưởng kinh tế hay thay đổi tái phân phối.
Xem xét những ưu tiên khu vực này, các tổ chức XHDS ở Đông Nam Á nhắc lại các khuyến nghị trước đây của chúng tôi và kêu gọi ASEAN và các nước thành viên ASEAN cấp thời thông qua và thực thi các khuyến nghị bao quát và cụ thể sau đây:
- CÁC KHUYẾN NGHỊ BAO QUÁT
Chúng tôi kêu gọi các nước ASEAN:
3.1. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế
3.1.1. Phê chuẩn và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ ngoài lãnh thổ, được quy định trong tất cả các hiệp ước nhân quyền quốc tế, kể cả các Nghị Định Thư Không Bắt Buộc; dẹp bỏ mọi dè dặt, nếu có; và thông qua luật cho phép hoặc thiết lập các cơ chế quy trách nhiệm khác để định chế hoá và hỗ trợ việc thực thi. Mọi quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc không làm mất phẩm giá bằng cải cách và xoá bỏ tất cả các luật làm yếu quyền sống, quyền tự do và nhân phẩm, bao gồm cả hình phạt tử hình.
3.1.2. Các văn kiện nhân quyền ASEAN phải tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát.
3.2. Bảo đảm trách nhiệm giải trình trước người dân ASEAN
3.2.1. Bảo vệ, phát huy, thoả mãn và thực thi nhân quyền cá nhân và tập thể của mọi người dân, đặc biệt những người dễ bị tổn thương và bị gạt ra lề. Điều này bao gồm nghĩa vụ ngoài lãnh thổ và sự công nhận tính tối thượng của các nguyên tắc quốc tế về nhân quyền là bao trùm và ở trên mọi nghĩa vụ khác.
3.3. Củng cố trách nhiệm của AICHR, ACWC, ACMW (Tuyên ngôn ASEAN về Phát huy và B ảo vệ Quyền của Người xuất khẩu lao động) và các cơ chế nhân quyền tương lai
3.1.1. Củng cố các điều khoản quy trách nhiệm và quyền hạn của các thực thể này nhằm bao gồm thẩm quyền thực hiện các cuộc giám sát tại chỗ và điều tra, đưa khuyến nghị có tính ràng buộc cho các quốc gia thành viên, tổ chức kiểm điểm định kỳ tình trạng nhân quyền, lập các tổ công tác theo các vấn đề chủ đề đang nổi lên, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, và định chế hoá một khuôn khổ làm việc bao hàm mọi thành phần có lợi ích hữu quan, đặc biệt là XHDS, các định chế quốc gia về nhân quyền, và các nạn nhân / cộng đồng bị ảnh hưởng.
3.1.2. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch, vô tư và độc lập, và, cũng như được chỉ ra trong văn bản quy phạm của AICHR và ACWC (5) , bảo đảm nhân sự bổ nhiệm thoả mãn những đòi hỏi tối thiểu như là kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực nhân quyền, có thành tích tốt về nhân quyền, và có khả năng đảm đương các nghĩa vụ một cách công minh, thẳng thắn và độc lập đối với chính quyền bổ nhiệm.
3.1.3. Triển khai một quá trình minh bạch, có tính tham gia, và bao hàm với sự tham gia của XHDS, các định chế nhân quyền quốc gia, và các bên liên quan trong việc lựa chọn và bổ nhiệm.
3.4. Ghi nhận các cam kết quốc tế trong Viễn kiến hậu 2015 của Cộng đồng ASEAN (6)
3.4.1. Bảo đảm các tiêu chuẩn và các yếu tố trong Viễn kiến hậu 2015 của Cộng đồng ASEAN và Các Mục tiêu Phát triển ASEAN được đề xuất sẽ đáp ứng các cam kết quốc tế về quyền con người và không làm suy yếu các nguyên tắc phổ quát của sự bình đẳng và không phân biệt đối xử. Cam kết một khuôn khổ nhằm dỡ bỏ các quy tắc và hệ thống cho phép sự bất bình đẳng nghiêm trọng về tài sản, quyền lực, và các nguồn lực giữa các quốc gia, giữa người giàu và người nghèo, giữa đàn ông và phụ nữ và các nhóm xã hội khác. Áp dụng một phương thức bao hàm và xây dựng để cho XHDS tham gia vào quá trình soạn thảo, và vào việc giám sát sự thực hiện Viễn kiến hậu 2015.
- CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC ƯU TIÊN T ỒN TẠI TRONG KHU VỰC
ASEAN và các quốc gia thành viên cần:
4.1. Đảm bảo Công lý trong phát triển
4.1.1. Phát triển sự hội nhập của Cộng đồng ASEAN bắt rễ vào các giá trị thúc đẩy hợp tác, đóng góp tích cực cho sự phát triển, sự tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các tổ chức XHDS, và công lý phát triển mà bảo đảm công lý về tái phân phối (7) , kinh tế (8) , môi trường (9) , giới tính và công lý xã hội (10), cũng như trách nhiệm giải trình (11) .
4.1.2. Thiết lập các cơ chế giải trình ràng buộc lên các tác nhân nhà nước và tư nhân, và công nhận và phát huy quyền của mọi người dân ASEAN. Điều này bao gồm: bảo đảm mọi biện pháp giảm nghèo phải hài hoà với sự bền vững sinh thái và môi trường; hưởng ứng các đề xuất như Hợp tác Chính quyền Mở (Open Government Partnership) tuân thủ Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền; chấm dứt các chính sách trưng thu đất dưới vỏ bọc của phát triển kinh tế mà đã dẫn đến tác động tàn phá đối với người dân bản địa và sinh thái của họ; và ban hành pháp luật tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tập thể của các cộng đồng về đất đai.
4.1.3. Đề phòng nới rộng quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định mậu dịch quốc gia hay cấp vùng mà giới hạn việc tiếp cận hạt giống, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ miễn phí hay với phí phải chăng, cũng như thông tin bao gồm nghiên cứu công cộng và nội dung sáng tạo, và làm suy yếu sức khoẻ công cộng, quyền của nông dân, và kiến thức và các tập quán truyền thống của các dân tộc bản địa, giữa các hậu quả không mong muốn khác.
4.1.4. Thiết lập Trụ cột Môi trường và chấp nhận một quan điểm chung về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, và bảo vệ nó tại Hội nghị của các Bên Lần Thứ 21. Kết hợp các nguyên tắc của Tuyên Bố Rio và Công Ước Khung của LHQ về Biến Đổi Khí Hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change), ASEAN cần thực hiện sự hợp tác cấp vùng về thích ứng và giảm nhẹ, mà tiêu điểm là bảo vệ an ninh thực phẩm, tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và cung cấp nguồn tài trợ lâu dài, đặc biệt để làm giảm các mất mát và thiệt hại.
4.1.5. Cung cấp sự công nhận hợp pháp cho người dân bản địa là công dân có quyền bình đẳng tập thể về sự đồng ý tự do, trước, và có thông tin, và về đất đai, lãnh thổ, và các nguồn lực như được ghi nhận trong UNDRIP và các văn kiện quốc tế khác bao gồm Tài liệu Kết quả của Hội nghị Thế giới về các Dân tộc Bản địa.
4.1.6. Bảo đảm rằng việc quyết định chính sách và các đàm phán mậu dịch phải minh bạch và nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền, đặc biệt ở cấp địa phương. Điều này bao gồm: Tiếp nhận ý kiến của XHDS và các phong trào xã hội, bao gồm các phong trào đại diện nông dân, phụ nữ, giới trẻ, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, cộng đồng nông thôn, và công nhân trong thiết kế, thực hiện và giám sát các phương thức viện trợ, và các chương trình và chiến lược phát triển.
4.1.7. Ban hành các luật và chính sách quốc gia tuân thủ mọi hiệp ước nhân quyền quốc tế và các định mức và tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) trong dự đoán về thị trường lao động mở thuộc Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015. Điều này bao gồm: Bảo đảm người lao động có quyền về sự bảo đảm việc làm, việc làm tốt, mức lương đủ sống, lương bổng như nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, môi trường làm việc an toàn và an ninh với bình đẳng giới, thương lượng tập thể, và tổ chức công đoàn; tránh cho phụ nữ khỏi gánh nặng chăm sóc không lương và làm việc gia nhân thông qua việc cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng về chăm sóc xã hội, chính sách bảo trợ xã hội, và sự thúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng; và xóa bỏ nạn lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, buôn người và các chương trình xuất khẩu lao động của chính phủ mà bóc lột công nhân xuất khẩu lao động, tăng xu hướng dịch vụ mai mối hôn nhân quốc tế cho mục tiêu thương mại và dẫn đến tình trạng buôn người.
4.1.8. Áp dụng một công cụ pháp lý ràng buộc phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế để bảo vệ và phát huy quyền của tất cả các các nhân xuất khẩu lao động và gia đình của họ bất kể tình trạng di trú.
4.2. Bảo vệ Tiến trình Dân chủ, Quản lý Quốc gia, và các Quyền và Tự do Căn bản
4.2.1. Tuân thủ và thiết lập các cơ chế để bảo đảm sự tham gia có ý nghĩa và đáng kể, sự bao hàm và tính đại diện cho mọi người dân ASEAN trong mọi tiến trình ở cấp quốc gia và cấp vùng mà không bị định kiến hoặc hạn chế.
4.2.2. Cải tổ ngay các hiến pháp và luật pháp mà hạn chế hay từ chối sự tham gia dân sự và chính trị đầy đủ của người dân trong tiến trình dân chủ và các tiến trình khác, kể cả các luật phù hợp với Tuyên Bố Bangkok về Bầu Cử Tự Do và Công Bằng, và thiết định các luật để phát huy sự minh bạch và sự tham gia của người dân trong việc quản lý quốc gia, kể cả quyền thành lập đảng chính trị và có tiếng nói đối lập.
4.2.3. Ngưng mọi vi phạm nhân quyền và đàn áp nhắm vào các người bảo vệ và người hoạt động nhân quyền. Điều này bao gồm: Xoá bỏ các luật hạn chế tự do ngôn luận, cả trực tuyến lẫn ngoài đời, và tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng; trả tự do cho những người bị bỏ tù hoặc bị giam giữ chiếu theo các luật này; cải cách pháp luật mà hạn chế việc tiếp cận thông tin một cách tự do và mở; ngay lập tức ký, phê chuẩn và thực hiện các biện pháp phù hợp với Công Ước về Bảo vệ Tất cả Mọi Người Trước Nạn Mất tích Ép buộc và Nghị quyết về Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ; và nghiêm cấm và trừng phạt tất cả các hình thức bạo lực bởi các tác nhân nhà nước hay phi nhà nước, bao gồm hành vi bạo lực, tra tấn và bắt cóc bởi công an.
4.3. Cam kết Hoà bình và An ninh
4.3.1. Chứng minh sự cam kết về an ninh toàn diện và tập thể như đã nêu trong Kế hoạch Thực hiện về Chính trị-An ninh của ASEAN bằng cách cắt giảm chi tiêu quân sự, bảo đảm sử dụng có trách nhiệm và minh bạch ngân sách nhà nước cho phát triển cộng đồng, và cung cấp một môi trường thuận lợi cho sự tham gia có ý nghĩa và có sự đại diện của phụ nữ trong các quá trình làm quyết định, bao gồm hỗ trợ cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, và giáo dục cộng đồng để chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới tính.
4.3.2. Thiết lập Cơ chế Ngăn ngừa và Giải quyết Xung đột như là một công cụ cấp vùng để ngăn ngừa và đáp ứng khẩn cấp. Cụ thể, bao hàm điều khoản ngăn ngừa trong Cơ chế Giải quyết Xung đột (12) trong kỳ duyệt xét Hiến chương ASEAN kế đến.
4.3.3. Hành xử trong sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về hoà bình và an ninh được ghi trong Hiến chương LHQ và phê chuẩn và/hoặc thực hiện mọi luật quốc tế về nhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo, đặc biệt các Công ước Geneva năm 1949, Công ước Liên quan Tình trạng Người Tị nạn (1951) và Nghị định thư 1967, cũng như Công ước Liên quan Tình trạng Người Vô Tổ quốc (1954); các nghĩa vụ chiếu theo Nghị định thư Không Bắt buộc về Trẻ em Tham gia Xung đột Vũ trang của Công ước về Quyền của Trẻ em; Quy điều Roma về Toà án Tội phạm Quốc tế, và ấn định các biện pháp rõ rệt như là một phần của quyền tài phán quốc gia về truy tố tội phạm chiến tranh, và các tội chống nhân loại hay diệt chủng.
4.3.4. Bảo đảm rằng các hệ thống công lý và bồi thường phù hợp với khuôn khổ nhân quyền quốc tế, bao gồm Bộ nguyên tắc Cập nhật của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ và Thúc đẩy Nhân quyền Thông qua Hành động để Chống Việc không bị Trừng phạt (2005), là tiền đề về quyền biết sự thật, quyền công lý và quyền được bồi thường/bảo đảm không bị tái phạm.
4.3.5. Công nhận những đóng góp đáng kể của phụ nữ và người dân bản địa trong quá trình xây dựng hoà bình và phục hồi chức năng và tái thiết sau xung đột. Điều này bao gồm: Đề xuất và thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh phù hợp với các nguyên tắc được ghi trong Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ số 1325 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ số 1820 và 1888, Công ước CEDAW và Khuyến nghị chung số 30; cung cấp các biện pháp hiệu quả và kịp thời cho các loại hành vi vi phạm khác nhau được trải nghiệm bởi tất cả phụ nữ và trẻ em và sự bồi thường đầy đủ và toàn diện; và giải quyết tất cả các hành vi vi phạm trên cơ sở giới, trong đó có hành vi vi phạm về quyền tình dục và sinh sản, bắt làm nô lệ gia nhân và tình dục, hôn nhân cưỡng ép, và cưỡng bức di dời bên cạnh bạo lực tình dục, cũng như vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
4.3.6. Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới theo nguyên tắc là các nguồn tài nguyên ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia là di sản chung của tất cả các dân tộc và các quốc gia. Điều này bao gồm: Làm việc với tất cả các bên và các quốc gia liên quan để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (1982), Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa và làm việc hướng tới Bộ luật Ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa; giải quyết các vấn đề biển và hàng hải theo nguyên tắc mà các đại dương được mở cho tất cả các nước, và rằng không một quốc gia nào có thể nhận một cách hợp lệ bất kỳ một phần nào của đại dương là thuộc chủ quyền của mình. Cuối cùng, khai phá những phương án quản trị chung giữa các quốc gia tranh chấp trên khu vực tranh chấp.
4.4. Chấm dứt Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng
4.4.1. Chấp nhận ngay lập tức định nghĩa “không phân biệt đối xử” được định nghĩa bởi luật nhân quyền quốc tế, nhất là Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử vì Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, CERD), Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women, CEDAW) và Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities, CRPD); xóa bỏ ngay mọi hình thức phân biệt đối xử, gồm phân biệt trên cơ sở chủng tộc, thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong nội bộ hay giữa các tôn giáo, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, tình trạng chính trị và kinh thế, năng lực, vị trí địa dư, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng tình dục và bản sắc/biểu hiện giới tính.
4.4.2. Thừa nhận sự xẩy ra ở nhiều nơi và sự giao nhau giữa nhiều lĩnh vực trong phân biệt đối xử và thực hiện sự bình đẳng thực chất thông qua những biện pháp bảo đảm về cơ hội bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và phúc lợi bình đẳng cho mọi dân tộc, mọi thành phần, kể cả phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, trẻ em và giới trẻ.
4.4.3. Loại bỏ các khoản đạo đức công cộng và các biện minh theo thuyết tương đối văn hóa dùng để từ chối và vi phạm các quyền của người dân, đặc biệt là phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, và các nhóm bị gạt ra lề và dễ bị tổn thương khác; và tạo ra các cơ chế trách nhiệm giải trình đặc biệt để đối phó các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.
- KẾT LUẬN
5.1. Chúng tôi, XHDS của ASEAN, hướng dẫn bởi các nguyên tắc nhân quyền, dân chủ, quản lý tốt, thượng tôn luật pháp, không phân biệt đối xử, bình đẳng thực chất, cấp tiến và không thoái hoá, tiếp tục đoàn kết trong mưu cầu cho sự phát triển cấp vùng ở Đông Nam Á mà đề cao dân chủ, hoà bình và an ninh, nhân quyền cá nhân và tập thể, và phát triển bền vững, cho một “ASEAN lấy người dân làm trung tâm” và biến đổi.
5.2. Chúng tôi, do đó, nhắc lại các khuyến nghị trước đây và kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN hãy nghiêm chỉnh cứu xét các ưu tiên cấp vùng vẫn tồn tại và các khuyến nghị, và có biện pháp tức thì và tích cực để thực hiện chúng.
Chú thích:
- Xã hội dân sự của ASEAN được đại diện bởi các tổ chức XHDS, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội của phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, công nhân xuất khẩu lao động, công nhân chính thức và không chính thức trong khu vực thành thị và nông thôn, người khiếm dụng, nghiệp đoàn, người lao động tình dục, dân tộc bản địa, sắc dân thiểu số, nông dân, ngư dân hoạt động tầm vóc nhỏ, người tị nạn và vô quốc gia, gia nhân, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, các người bảo vệ nhân quyền và các nhóm khác.
- Bản tuyên bố này được chấp thuận tại kỳ Họp Tham Khảo cấp vùng lần 3 của ACSC/APF 2015 (23 – 24 tháng 1, 2015) ở Malaysia. Trước đó là Họp Tham Khảo cấp vùng lần 1 ngày 24 – 25 tháng 9, 2014 và Họp Tham Khảo cấp vùng lần 2 ngày 11 – 12 tháng 12, 2014. Việc biên soạn cũng được thông qua một tiến trình tham khảo nghiêm ngặt của các nhóm chủ đề ở cấp vùng và quốc gia.
- Sombath Somphone, nhà phát triển cộng đồng lừng danh quốc tế và nhân vật nổi tiếng trong xã hội dân sự Lào, mất tích sau khi cảnh sát chặn xe của ông ngày 15 tháng 12 năm 2012 tại thủ đô. Sau đó ông ta bị chuyển sang một xe khác, dựa theo video của cảnh sát, và biệt tăm cho đến giờ. Các báo cáo nói rằng chính quyền Lào tiếp tục phủ nhận trách nhiệm trong vụ mất tích này.
- 1976 Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC), ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên ngày 24 tháng Hai năm 1976 tại Denpasar, Bali; 2004 Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua bởi các Bộ trưởng kinh tế tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 10 tại Vientiane, Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004; 2010 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2010.
- Văn kiện quy phạm của AICHR Chương 5, và Văn kiện quy phạm của ACWC Chương 6.
- Tuyên bố Nay Pyi Daw về Tầm nhìn 2015 của Cộng Đồng ASEAN, Nay Pyi Daw, 12 tháng 11, 2014
- Công lý về tái phân phối nhắm làm giảm sự bất bình đẳng giữa và trong các quốc gia, ở phụ nữ và nam giới, và giữa các nhóm xã hội và sắc dân khác nhau thông qua các chính sách phân phối lại nguồn lực, sự giàu có, quyền lực và cơ hội.
- Công lý về kinh tế nhắm phát triển kinh tế để tạo cuộc sống đàng hoàng, phù hợp với nhu cầu và tạo điều kiện cho khả năng, việc làm và sinh kế sẵn có cho tất cả mọi người.
- Công lý về môi trường thừa nhận trách nhiệm lịch sử của những người chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, sự nóng lên toàn cầu và thảm họa môi trường, và buộc họ phải giảm bớt và bồi thường các nhóm thiệt thòi do hành động của họ.
- Công lý về giới tính và công lý xã hội loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, cách ly, loại trừ và bạo lực.
- Quy trách nhiệm giải trình trước những đòi hỏi của người dân về chính quyền dân chủ và công bằng, minh bạch và quản trị tốt cho phép mọi người dân làm quyết định cho cuộc sống riêng, cho cộng đồng và cho tương lai của chính họ.
- Nghị định thư năm 2010 của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp. Được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 08 tháng 4 2010.
Xã Hội Dân Sự ASEAN Ra Tuyên Bố Chung
Nhiều điểm liên quan đến nhân quyền ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 25 tháng 1, 2015
Hôm nay, Ban Điều Hợp của Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ASEAN Civil Society Conferenc and ASEAN People's Forum, ACSC/APF) năm 2015 công bố bản Tuyên Bố Chung của cộng đồng các tổ chức XHDS toàn vùng Đông Nam Á. Trong suốt 10 năm qua, đây là lần đầu tiên nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam thực sự có tiếng nói trong tiến trình soạn thảo và thông qua bản Tuyên Bố Chung này.
Trong hai ngày 23 và 24 tháng 1 ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đại diện của các phái đoàn XHDS của 10 nước ASEAN cùng với một số tổ chức khu vực đã làm việc liên tục để hoàn tất bản tuyên bố chung để nộp vào buổi họp của các bộ trưởng ASEAN tới đây.
Tính đại diện của phái đoàn do Việt Nam gởi đi đã trở thành một đề tài gay gắt trong suốt 2 ngày. Họ bao gồm một số tổ chức trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Trong 9 năm trước, kể từ ngày có Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN, họ luôn tự nhận là tiếng nói của XHDS ở Việt Nam.
Trước sự bất ngờ của phái đoàn Việt Nam, một thành viên của Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu đã có mặt, đại diện cho 5 tổ chức XHDS ở Việt Nam. Cô Nhung đã lên tiếng phản bác tính đại diện của phái đoàn tự nhận là đại diện XHDS Việt Nam:
Các người tham dự chụp hình lưu niệm, Kuala Lumpur, Malaysia, 24/01/2015
"Việt Nam có một nhà nước độc đảng. Đảng Cộng Sản kiểm soát chính phủ và khống chế sự phát triển của XHDS và tiếng nói bất đồng chính kiến... Một phần công cụ đàn áp của họ là mạng lưới chính thức của những 'tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức' đặt dưới Mặt Trận Tổ Quốc."
Cô chỉ ra cho mọi người thấy rằng các thành phần trong phái đoàn Việt Nam đều thuộc mạng lưới này.
Phái đoàn Việt Nam đi dự các diễn đàn XHDS ASEAN, và cả quốc tế, luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của các đảng viên gộc của Đảng Cộng Sản. Người trưởng đoàn là thành viên của Trung Ương Đảng.
Hiện tượng chính quyền độc tài dùng các 'tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức', tiếng Anh gọi là GONGO (government-organized NGO), không là điều mới lạ. Trước đây hiện tượng này đã từng xẩy ra ở Miến Điện nhưng đã bị các tổ chức XHDS Miến Điện thực thụ lột mặt nạ ngay từ đầu nên trở thành vô hiệu.
Năm nay, các GONGO Việt Nam bị vô hiệu hoá. Họ liên tục tìm cách tháo gỡ những phần liên quan đến tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ra khỏi Tuyên Bố Chung nhưng đều thất bại -- tuyệt đại đa số các phái đoàn quốc gia và khu vực bỏ phiếu bác bỏ các đề nghị của phái đoàn GONGO Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam đã phát biểu lớn tiếng và gay gắt đòi loại bỏ cụm từ "hệ thống đa đảng, đa nguyên" trong Tuyên Bố Chung. Khi bỏ phiếu, tuyệt đại đa số trong Ban Điều Hợp đã bác bỏ yêu cầu của phái đoàn Việt Nam.
Tương tự, phái đoàn Việt Nam đòi hỏi phải xoá bỏ mọi nhắc nhở đến người Montagnard (dân tộc Tây Nguyên), Hmong và Khmer Krom trong phần nói về đàn áp các sắc dân bản địa. Lập luận của họ rằng không hề có sự đàn áp nào đối với các dân tộc bản địa này đã bị phản bác mạnh mẽ bởi nhiều người hiện diện, nhất là các thành phần đã từng hợp tác với Toán Trợ Giúp Pháp Lý của BPSOS ở Thái Lan, nơi có hàng trăm người Montagnard, Hmong và Khmer Krom từ Việt Nam đến lánh nạn.
Trước buổi họp, ngày 6 tháng 1 đã có 19 tổ chức XHDS ở Việt Nam gửi bản kiến nghị chung đến Ban Điều Hợp của ACSC/APF 2015, khẳng định:
"Các tổ chức mà chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN như VUFO, GREENID, VPDF và CRSCH…, tất cả đều được chính phủ thành lập và tài trợ. Nhân sự lãnh đạo của các tổ chức ấy là cán bộ công chức của đảng CS được cử sang. Mục tiêu và hoạt động của họ phải theo sự chỉ đạo của chính phủ hoặc cơ quan đảng CS. Về bản chất, họ không phải là các tổ chức XHDS độc lập mà chỉ là các cơ quan ngoại vi hay là cánh tay nối dài của đảng CS nhằm kiểm soát người dân, kiểm soát sinh hoạt xã hội và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho đảng CS."
Kiến nghị này yêu cầu, "Quý Ban tạo kiều kiện để chúng tôi có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc qua Skype vào kỳ họp mặt sắp tới."
Ngay trước buổi họp, phái đoàn của BPSOS đến từ Thái Lan nhắc nhở Ban Điều Hợp về yêu cầu này. Ban Điều Hợp cho biết là họ không có phương tiện kỹ thuật để thực hiện: nếu chấp thuận cho các tổ chức ở Việt Nam thì cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự của không biết bao nhiêu tổ chức ở các quốc gia khác có khi muốn tham gia trực tuyến chỉ để tiết kiệm chi phí di chuyển.
Tuy nhiên, Ban Điều Hợp đồng ý để BPSOS mở đường dây Skype cho một số tổ chức XHDS ở Việt Nam tham dự; đó là những tổ chức đã gửi email yêu cầu được tham dự. Ban Điều Hợp cũng đồng ý để Cô Nhung đọc bản lên tiếng chung của 5 tổ chức XHDS, được gấp rút soạn thảo tại chỗ. Bản Kiến Nghị của 19 tổ chức XHDS được phân phối cùng với bản lên tiếng chung này đến các thành viên của buổi họp và cho báo chí tại buổi họp báo cuối ngày 24 tháng 1.
Kết quả của sự lên tiếng ồ ạt của các tổ chức XHDS thực thụ ở Việt Nam đã dẫn đến kết quả là Bản Tuyên Bố chung của XHDS ASEAN năm nay có rất nhiều điều khoản liên quan đến Việt Nam, như yêu cầu hệ thống chính trị đa đảng và đa nguyên; ngưng chính sách cưỡng chế đất đai của các dân tộc bản địa, của dân oan, của các cộng đồng tôn giáo; tôn trọng quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập; bảo vệ công nhân bị xuất khẩu lao động, các cô dâu lấy chồng ngoại quốc, và những người làm ô sin; ngưng các dự án khai thác khoáng sản tàn phá môi sinh; xoá bỏ các điều luật mang tính áp bức như "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc", "tuyên truyền chống nhà nước", "lợi dụng quyền tự do dân chủ..."; tôn trọng quyền tư hữu đất đai; chống tra tấn và bạo hành bởi công an; ngưng chính sách kiểm soát hoạt động tôn giáo; và nhiều nữa.
BPSOS cũng đề nghị là từ nay Ban Điều Hợp chuyển thông tin về ACSC/APF trực tiếp cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam, và đã cung cấp một danh dách các tổ chức có phương tiện truyền thông xã hội như trang mạng, trang blog, trang facebook...
Từ năm 2009 BPSOS và Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã tham gia các hội nghị ACSC/APF trong tư cách tổ chức XHDS khu vực. BPSOS đã có văn phòng pháp lý ở Phi Luật Tân và Hồng Kông từ đầu thập nhiên 1990, và tiếp đó là văn phòng pháp lý ở Thái Lan. CAMSA bắt đầu hoạt động ở Malaysia từ năm 2008 và phối hợp với các tổ chức bạn ở khắp vùng Đông Nam Á.
Tài liệu liên quan:
(1) Tuyên Bố Chung (tiếng Anh): http://aseanpeople.org/ reclaiming-the-asean- community/
(2) Bản lên tiếng của 5 tổ chức XHDS tại buổi họp ngày 23 tháng 1, 2015 (tiếng Anh):https:// democraticvoicevn.files. wordpress.com/2014/08/vn-cso- statement-for-apf-acsc.pdf
(3) Bản lên tiếng của 19 tổ chức XHDS gởi đi từ Việt Nam ngày 6 tháng 1, 2015 (tiếng Việt):http://www. vietnamhumanrightsdefenders. net/2015/01/06/kien-nghi-cua- cac-chuc-xhds-doc-lap-vn-gui- hoi-nghi-xhds-asean-2015- kuala-lumpur/
-
-Mỹ: Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN không đạt tiêu chuẩn quốc tế
Mỹ cảnh báo rằng tuyên bố về nhân quyền mới được ASEAN thông qua không đáp ứng những chuẩn mực quốc tế và có thể bị lợi dụng bởi những chính phủ độc tài trong khu vực.
Hôm Chủ nhật, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã thông qua một tuyên bố không có tính ràng buộc với mục đích bảo đảm sự bảo vệ nhân quyền cho khoảng 600 triệu người sinh sống trong tổ chức khu vực gồm 10 quốc gia này.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gọi thỏa thuận này là một "diễn tiến rất quan trọng" và nói rằng các nước trong khu vực giờ đây đã cam kết theo đuổi "những chuẩn mực cao nhất."
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ nói cho biết họ "lo ngại sâu sắc" rằng tuyên bố này có thể "làm suy yếu và xói mòn" những nguyên tắc từ lâu được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Victoria Nuland phê phán bản tuyên ngôn của ASEAN là dùng "’tính tương đối văn hóa’ nhằm ngụ ý rằng nhân quyền ghi nhận trong tuyên ngôn nhân quyền của LHQ không áp dụng ở khắp mọi nơi."
Vấn đề gây tranh cãi là Điều 7 của tuyên ngôn, trong đó đó gợi ý rằng có những trường hợp ngoại lệ cho quốc gia hoặc khu vực trong việc thực thi nhân quyền dựa trên cơ sở "chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo."
Các nhóm nhân quyền nói rằng điều khoản này tạo ra kẽ hở để các chính phủ chuyên chế trong khu vực như Việt Nam và Campuchia có thể tránh né việc thực thi nhân quyền.
Thành phố Santa Ana, ở Quận Cam, bang California, có thể sẽ ra nghị quyết không hoan nghênh giới chức chính phủ Việt Nam đến thăm.
Nghị quyết này tương tự những gì từng được hai thành phố khác có người Việt, Westsminster và Garden Grove, thông qua năm 2004.
Các bài liên quan
Sợi dây liên kết quan hệ Việt - Mỹ
Cộng đồng người Việt và bầu cử Mỹ
Thị trưởng Santa Ana, Miguel Pulido, người cổ vũ việc này cùng nghị viên bà Claudia Alvarez, nói các lãnh đạo cộng đồng người Việt thúc giục ông xem xét.
Dự kiến hội đồng thành phố sẽ đem vấn đề ra thảo luận hôm 19/11.
Biện pháp này sẽ đòi hỏi Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cho thành phố ít nhất 10 ngày trước khi giới chức Việt Nam đến thăm để cảnh sát có thời gian chuẩn bị.
'Nên có ngay'
Thị trưởng Miguel Pulido cho biết vấn đề được nêu ra khi ông lên một chương trình tivi tiếng Việt.
Ông được cho biết về nghị quyết của Westsminster và Garden Grove năm 2004.
“Tôi nói chúng ta nên có nó. Nên có ngay bây giờ,” ông Pulido tuyên bố.
Nghị quyết ở Westminster và Garden Grove được thông qua tháng Năm 2004 nhưng đã hết hạn ngày 30/4/2009.
Nhiều người Mỹ gốc Việt cho rằng Việt Nam không có nhân quyền
“Có lẽ đã đến lúc họ nên xem lại và bỏ phiếu lần nữa,” ông Pulido nói.
Nghị viên Andy Quach ở Westminster, người có mặt trong hội đồng khi họ thông qua năm 2004, được dẫn lời nói nó chưa được thi hành bao giờ, nhưng cũng chả sao nếu nghị quyết được thông qua lần nữa.
“Luôn luôn cần sẵn sàng khi những người không được hoan nghênh không mời lại đến,” ông này nói trong email gửi cho tờ Orange County Register.
Còn giới chức ở Garden Grove tin rằng có một lần nghị quyết được thực hiện.
Cảnh sát trưởng Kevin Raney cho hay: “Một nhóm từ Việt Nam đang ở Washington DC và hỏi về việc ở lại Garden Grove.”
“Họ tiết lộ khả năng có thể ở lại Garden Grove, khiến một số người trong cộng đồng Việt Nam hỏi thăm và bày tỏ ý định biểu tình nếu nhóm này ở lại.”
“Nhóm khách này, chỉ cho biết trước 48 tiếng, được thông báo về quy định và rằng sự có mặt của họ đã được biết, có thể xảy ra biểu tình. Họ đã không ở lại Garden Grove,” vị cảnh sát trưởng nói.
Asean thông qua tuyên bố nhân quyền
Người dân Campuchia biểu tình hôm 16/11 ở Phnom Penh kêu gọi Asean cải thiệ̣n nhân quyền và dân chủ
Các nhà lãnh đạo hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) vừa thông qua một tuyên bố chung về nhân quyền bất chấp lời kêu gọi chưa nên thông qua từ một số nước và tổ chức, trong đó có Hoa Kỳ.
Những người chỉ trích cho rằng tuyên bố nhân quyền này, được thông qua vào sáng Chủ nhật ngày 18/11, hàm chứa những lỗ hổng mà họ lo ngại sẽ bị các chính phủ lợi dụng để tiếp tục đàn áp.
Không bắt buộc
Các bài liên quan
Tuyên bố nhân quyền Asean ‘khiếm khuyết’
TQ 'không muốn Biển Đông che phủ Asean'
Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Úc và Asean
Mười vị lãnh đạo các nước Asean đã ký thông qua bản Tuyên bố nhân quyền Asean tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia nơi họ đang họp thượng đỉnh thường niên.
Tuyên bố không có tính bắt buộc này kêu gọi chấm dứt các hình thức tra tấn, bắt giữ vô lý cũng như các hình thức xâm phạm nhân quyền khác vốn lâu nay vẫn là quan ngại ở khu vực Đông Nam Á mà các nhà hoạt động nhân quyền đã từng mỉa mai là ‘câu lạc bộ các nhà độc tài’.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Asean đã gọi bản tuyên bố vừa được thông qua này là cột mốc của khối bất chấp những khiếm khuyết. Họ lý giải rằng văn kiện này sẽ giúp củng cố những cải cách dân chủ ở các nước thành viên như Miến Điện.
Nhà ngoại giao Philippines Rosario Manalo được hãng tin Mỹ AP dẫn lời nói điều quan trọng là những quốc gia ‘kém dân chủ’ trong khu vực cũng đã ủng hộ tuyên bố về nhân quyền này.
Ra đời vào năm 1967 với tư cách khởi thủy là một khối chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh, Asean đã có những bước đi được cho là còn yếu ớt trên vấn đề nhân quyền trong một khu vực rộng lớn có đến 600 triệu dân.
"Cuối cùng thì Asean cũng chạm đến được vạch về đích với một tuyên bố khiếm khuyết không đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế."
Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền
Hồi năm 2007, khối này có cam kết ủng hộ luật pháp quốc tế và nhân quyền nhưng vẫn bảo lưu một nguyên tắc nền tảng của họ là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đây được xem là một lỗ hổng để các quốc gia thành viên có thể tự do vi phạm nhân quyền mà Asean không thể làm gì được.
Đến năm 2009, khối này cho ra mắt một ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy nhân quyền nhưng lại không có quyền điều tra các vi phạm hay xét xử những bên vi phạm.
‘Có thể hạn chế’
Trong tuyên bố mới này, các nhà lãnh đạo Asean cam kết sẽ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cùng với ‘dân chủ, pháp trị và quản trị tốt’.
Tuy nhiên một số điều khoản trong tuyên bố này nói nhân quyền có thể bị hạn chế vì những lý do an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức.
Tuyên bố này cũng nói rõ rằng ‘việc thực thi nhân quyền phải được xem xét trong bối cảnh khu vực và từng quốc gia với hoàn cảnh chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo khác nhau’.
"Đây là một bước đi rất quan trọng của Asean."
Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin
Các nhóm hoạt động nhân quyền đã chỉ trích rằng những điều khoản như vậy có thể bị lạm dụng để bào chữa cho sự vi phạm nhân quyền.
“Cuối cùng thì Asean cũng chạm đến được vạch về đích với một tuyên bố khiếm khuyết không đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế,” ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền, nhận xét.
Washington đã bày tỏ quan ngại bên cạnh các thành viên Asean khác như Indonesia và Philippines. Các nước này đã dọa không ủng hộ tuyên bố nhân quyền trừ phi Asean đồng ý thêm vào một đoạn nói rằng họ cam kết thực thi tuyên bố này.
Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin nói với hãng tin AP rằng nước ông hoan nghênh Tuyên bố nhân quyền của khối và sẽ tuân thủ.
“Đây là một bước đi rất quan trọng của Asean,” ông bình luận.
Các nhà lãnh đạo hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) vừa thông qua một tuyên bố chung về nhân quyền bất chấp lời kêu gọi chưa nên thông qua từ một số nước và tổ chức, trong đó có Hoa Kỳ.
Những người chỉ trích cho rằng tuyên bố nhân quyền này, được thông qua vào sáng Chủ nhật ngày 18/11, hàm chứa những lỗ hổng mà họ lo ngại sẽ bị các chính phủ lợi dụng để tiếp tục đàn áp.
Không bắt buộc
Các bài liên quan
Tuyên bố nhân quyền Asean ‘khiếm khuyết’
TQ 'không muốn Biển Đông che phủ Asean'
Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Úc và Asean
Mười vị lãnh đạo các nước Asean đã ký thông qua bản Tuyên bố nhân quyền Asean tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia nơi họ đang họp thượng đỉnh thường niên.
Tuyên bố không có tính bắt buộc này kêu gọi chấm dứt các hình thức tra tấn, bắt giữ vô lý cũng như các hình thức xâm phạm nhân quyền khác vốn lâu nay vẫn là quan ngại ở khu vực Đông Nam Á mà các nhà hoạt động nhân quyền đã từng mỉa mai là ‘câu lạc bộ các nhà độc tài’.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Asean đã gọi bản tuyên bố vừa được thông qua này là cột mốc của khối bất chấp những khiếm khuyết. Họ lý giải rằng văn kiện này sẽ giúp củng cố những cải cách dân chủ ở các nước thành viên như Miến Điện.
Nhà ngoại giao Philippines Rosario Manalo được hãng tin Mỹ AP dẫn lời nói điều quan trọng là những quốc gia ‘kém dân chủ’ trong khu vực cũng đã ủng hộ tuyên bố về nhân quyền này.
Ra đời vào năm 1967 với tư cách khởi thủy là một khối chống sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong thời Chiến tranh Lạnh, Asean đã có những bước đi được cho là còn yếu ớt trên vấn đề nhân quyền trong một khu vực rộng lớn có đến 600 triệu dân.
"Cuối cùng thì Asean cũng chạm đến được vạch về đích với một tuyên bố khiếm khuyết không đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế."
Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền
Hồi năm 2007, khối này có cam kết ủng hộ luật pháp quốc tế và nhân quyền nhưng vẫn bảo lưu một nguyên tắc nền tảng của họ là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Đây được xem là một lỗ hổng để các quốc gia thành viên có thể tự do vi phạm nhân quyền mà Asean không thể làm gì được.
Đến năm 2009, khối này cho ra mắt một ủy ban có nhiệm vụ thúc đẩy nhân quyền nhưng lại không có quyền điều tra các vi phạm hay xét xử những bên vi phạm.
‘Có thể hạn chế’
Trong tuyên bố mới này, các nhà lãnh đạo Asean cam kết sẽ thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền cùng với ‘dân chủ, pháp trị và quản trị tốt’.
Tuy nhiên một số điều khoản trong tuyên bố này nói nhân quyền có thể bị hạn chế vì những lý do an ninh, trật tự công cộng hoặc đạo đức.
Tuyên bố này cũng nói rõ rằng ‘việc thực thi nhân quyền phải được xem xét trong bối cảnh khu vực và từng quốc gia với hoàn cảnh chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo khác nhau’.
"Đây là một bước đi rất quan trọng của Asean."
Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin
Các nhóm hoạt động nhân quyền đã chỉ trích rằng những điều khoản như vậy có thể bị lạm dụng để bào chữa cho sự vi phạm nhân quyền.
“Cuối cùng thì Asean cũng chạm đến được vạch về đích với một tuyên bố khiếm khuyết không đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế,” ông Phil Robertson, giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền, nhận xét.
Washington đã bày tỏ quan ngại bên cạnh các thành viên Asean khác như Indonesia và Philippines. Các nước này đã dọa không ủng hộ tuyên bố nhân quyền trừ phi Asean đồng ý thêm vào một đoạn nói rằng họ cam kết thực thi tuyên bố này.
Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin nói với hãng tin AP rằng nước ông hoan nghênh Tuyên bố nhân quyền của khối và sẽ tuân thủ.
“Đây là một bước đi rất quan trọng của Asean,” ông bình luận.
- Phiên phúc thẩm xử thầy giáo Đinh Đăng Định bị dời sang ngày 21/11/2012 (DLB).
- Lo ngại về bản án bỏ túi đối với các thanh niên Công giáo Vinh (RFA). – Uỷ ban Công lý và Hòa bình chỉ trích tình trạng nhân quyền ở Việt Nam (RFI). - “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tầu. Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng” – có tội hay không?(Phương Bích). – Nguyễn Hàm Thuận Bắc – Hãy hát lên bài ca yêu nước Nguyễn Phương Uyên! (Dân Luận).
- VietSoul21 – Nô dịch đỏ (Dân Luận). - Vũ Quốc Thúc: Cảm nghĩ về danh từ “Pháp” trong luật học (BVN).
- Cụ Lê Hiền Đức thăm chị Trần Ngọc Anh (Nguyễn Tường Thụy).- Công an Hà nội bắt cóc dân oan, đánh chấn thương não !(Xuân VN). – Giải tỏa dân khiếu kiện ? (Lê Hiền Đức).
- Bà Nhung chết tại vườn hoa Lý Tự Trọng là do tai biến mạch máu não (Tin tức), - Bà cụ Hà Thị Nhung bị tử vong ở vườn hoa là do xuất huyết não (Tin tức), - Nguyễn Trọng Vĩnh: Tiếng nói của một lão tướng – Văn hóa từ chức và lòng tự trọng (BVN). – VỊNH ÔNG MẶT DÀY (Sơn Thi Thư). – Nhật ký tấn trò đời (Nguyễn Thế Thịnh).
- Xin thắp một nén nhang (Nguyễn Tường Thụy).
- Việt Nam không thể của riêng CS… (DLB).
- Dân chủ “cuội” hay là Cộng Sản chính thống? (DĐKTVN).
-Xã hội dân sự phản đối bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đầy sai sót của ASEAN
Ngày 15/11/2012, Phnom Penh, Cambodia - Hôm nay, 65 nhóm, tổ chức dân sự cấp cơ sở, quốc gia, khu vực, và quốc tế đang kêu gọi các nước thành viên ASEAN hoãn việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, cái không hề xứng đáng với tên gọi của nó.
Các tổ chức quyết tâm từ chối bản Tuyên ngôn nếu nó được thông qua với văn bản hiện tại. Thay vào đó, họ kêu gọi các nước thành viên ASEAN gửi bản dự thảo này về lại Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) với sự hướng dẫn để sửa lại cho nó phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
Tuyên ngôn hiện nay, không nghi ngờ gì nữa, nó không đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, huống hồ lại thêm thắt cho nó. Nó đi ngược lại sự đồng thuận quốc tế về nguyên tắc nhân quyền đã tồn tại trong hơn sáu thập kỷ qua. Đáng quan tâm nhất là những quy định cụ thể trong các nguyên tắc chung của Tuyên ngôn, nó xé nát những khái niệm cốt lõi của quyền con người vốn đã được chấp nhận từ lâu. Theo những quy định này, sự thụ hưởng các quyền quy định trong Tuyên ngôn phải “cân bằng với thực hiện nhiệm vụ” (Nguyên tắc 6), phải chịu sự chi phối của “bối cảnh quốc gia và khu vực” và chiếu cố đến các nền tảng văn hóa, tôn giáo và lịch sử khác nhau” (Nguyên tắc 7). Hơn nữa, tất cả các quyền quy định trong Tuyên ngôn sẽ bị hạn chế trên một mảng rộng các yếu tố bao gồm “an ninh quốc gia” và “đạo đức xã hội” (Nguyên tắc 8).
Không hề có một thiết chế khu vực hay quốc tế nào áp dụng tính “cân bằng” giữa việc thụ hưởng các quyền và tự do với nhiệm vụ và trách nhiệm. Ngược lại, những thiết chế hiện nay được hình thành trên ý tưởng rằng quyền con người trong tất cả mọi người có từ lúc sinh ra, không phải là loại hàng hóa cần tìm kiếm. Trong thực hành Luật pháp quốc tế không cho phép những hạn chế quy mô, có hiệu lực như vậy, cái có thể dùng để biện hộ cho hành vi vi phạm các quyền được bảo đảm ở những nơi khác trong Tuyên ngôn. Cuối cùng, luật pháp quốc tế đặt lên tất cả các thành viên ASEAN Kỳ một nhiệm vụ, bất kể “bối cảnh quốc gia và khu vực” của họ, phải tôn trọng và bảo vệ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.
Các nhóm xã hội dân sự đã nhiều lần bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trong quá trình soạn thảo và nội hàm của Tuyên ngôn kể từ khi nó khởi động. Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền đã gặp gỡ các nhóm xã hội dân sự khu vực vào thời điểm cuối của quá trình này và đã bỏ qua hầu hết các khuyến nghị của họ. Một số nước đã tổ chức tham vấn với các nhóm xã hội dân sự trong quốc gia cảu mình, nhưng các cuộc họp đó hầu như không hiệu quả. Ở một số nước khác thì không hề có tham vấn nào được tổ chức. Hầu hết quá trình soạn thảo đã được tiến hành trong bí mật và các văn bản hiếm khi được chia sẻ và không bao giờ được công bố công khai.
Đối với Chính phủ Campuchia, việc thông qua Tuyên ngôn sai sót cơ bản này trong thời gian Hội nghị cấp cao ASEAN 21 tại Phnom Penh sẽ phản ánh tiêu cực về vai trò và di sản của nó trong việc xây dựng hệ thống nhân quyền của khu vực.
Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền cũng nên tiến hành soạn thảo một cách minh bạch và mời các nhóm tổ chức xã hội dân sự cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế tham gia quá trình này một cách có ý nghĩa.
Nếu các nước thành viên ASEAN từ chối để tiếp tục quá trình soạn thảo và tiến hành thông qua Tuyên ngôn trong hình thức hiện tại của nó, các tổ chức sẽ phản bác Tuyên ngôn và lên án phê chuẩn nó. Những người dân trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhân quyền và các bên liên quan sẽ tiếp tục dựa chủ yếu vào các thiết chế quốc tế hiện hành để bảo vệ quyền con người trong ASEAN.
Được ký tên bởi:
- ASEAN Watch, Thailand
- ALTSEAN-Burma
- Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
- ASEAN LGBTIQ Caucus
- Asia Indigenous Peoples Pact (AIPP)
- Asosiasi Kewirausahaan Sosial Indonesia (AKSI)
- Amnesty International
- Article 19
- ASEAN Disability Forum (ADF)
- Bank Information Centre (BIC)
- Boat People S.O.S.
- Burma Issues
- Burma Partnership (BP)
- Cambodian Food and Service Workers Federation (CFSWF)
- The Cambodian Human Rights and Development Association (ADHOC)
- The Cambodia Youth Indigenous Association (CIYA)
- Civil Rights Defenders
- Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia
- Community Management Centre (CMC)
- DEMA Malaysia
- Dignity Interntional
- ELSAM Papua
- Focus on the Global South
- FONGTIL – The NGO Forum of Timor-Leste
- Housing Rights Task Force (HRTF)
- Human Rights Foundation of Monland (HURFOM)
- Human Rights Watch
- IMPARSIAL- The Indonesian Human Rights Monitor
- Independent Democracy of Informal Economy Association (IDEA)
- The International Gay and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC)
- Indigenous Peoples Task Force (IPTF)
- Indonesia for Humans
- International Commission of Jurists (ICJ)
- International Federation for Human Rights (FIDH)
- Institute for Essential Services Reform (IESR), Indonesia
- Knowledge and Rights with Young People through Safer Spaces (KRYSS)
- Land Reform Chiang Mai
- Lembaga Bantuan Hukum Yogyakarta
- Migrant Forum in Asia
- Nationalities Youth Forum
- Palaung Women’s Organization
- Peace Way Foundation
- People’s Empowerment Foundation
- People Like Us (PLU)
- Philippine Alliance of Human Rights Advocates (PAHRA)
- Philwomen on ASEAN
- Protection International
- PT Foundation
- Rainbow Rights Project Inc.
- SAMIN Indonesia
- Sayoni
- Seksualiti Merdeka
- Shwe Gas Movement
- Southeast Asia Committee for Advocacy (SEACA)
- Solidaritas Perempuan
- Southeast Asia Women’s Caucus on ASEAN
- Task Force Detainees Philippines (TFDP)
- Taxi Network Thailand
- Thai Transgender Alliance
- The Commission for the Disappeared and Victims of Violence (KontraS)
- Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA)
- Disabled Persons International (Asia-Pacific)
- Peace and Conflict Studies Center (National University of Timor-Leste)
- People’s Empowerment Foundation (PEF)
- Urban Community Mission Jakarta
- Yap Swee Seng, Asian Forum for Human Rights and Development, tel: +66 81 8689178 (Bangkok), +855 13 995545 (Phnom Penh)
- Emerlynne Gil, International Commission of Jurists, tel: +66840923575
- Mora Sar, ASEAN Grassroots Peoples’ Assembly, tel: +85516525781
- Atnike Sigiro, KontraS, tel: +628129401766
- Ye Shiwei, International Federation for Human Rights, tel: +66896735265
- Sister Cres Lucero, Task Force Detainees of the Philippines, tel: +6329209891642
Defend the Defenders
Source: http://www.forum-asia.org/?p=15601
-Xã hội dân sự phản đối bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đầy sai sót của ASEAN
-Dân oan bị đánh đập khi đòi công lý 2012-11-15
Khi ra Hà Nội đòi công lý, dân oan Trần Ngọc Anh quê ở Bà Rịa-Vũng Tàu bị công an hành hung thô bạo, khiến phải nhập viện tại Đông Anh, Hà Nội.
- Nhà hoạt động cho công nhân Đoàn Huy Chương bị đe dọa ngay trong nhà tù (Chuacuuthe). – Tiếng kêu cứu của anh Đoàn Huy Chương (RFA). “- Sức khỏe nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một tù nhân lương tâm đang suy kiệt (Chuacuuthe). – Sau ca mổ, CA đòi xích chân nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trên giường bệnh (DLB). – CA liên tục khủng bố gia đình Phạm Thanh Nghiên (DLB). – Bựa con (Hán Times). – Thông Báo Về Phiên Toà “Bỏ Túi” các Thanh Niên Công Giáo(TNCG). – Một Vụ Đấu Tố (Minh Văn). – ANH TRAI ĐINH NGUYÊN KHA: TÔI VIẾT CHO NHỮNG AI ĐANG CẦN SỰ THẬT (Quỳnh Trâm).
- Sai lầm về tin “VN không được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ” (Chuacuuthe).
- Quyết đấu Trung cổ và đối thoại Văn Giang – Hùng Võ (pro&contra). - GS Đặng Hùng Võ: “Cũng có người cho là tôi ngu, kém, không hiểu biết” (GDVN). – LS. Nguyễn Anh Vân: Ý KIẾN VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT VỤ VĂN GIANG (Tễu).
- Vụ bà Trần Ngọc Anh: Dân oan bị đánh đập khi đòi công lý (RFA). – Có một vườn hoa “bị trói” (Phương Bích). – Cán bộ UBND phường Dương Nội: “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” (PL&XH). – Dân oan Châu sơn Hà nam biểu tình tại trụ sở (Xuân VN). – Công dân Quận 9 tố cáo tham nhũng lớn (Lê Hiền Đức). – 2. Vụ tên Cao Thị Minh Hằng phá nhà cướp đất: Viện kiểm sát Thanh Trì chuyển đơn kiện cho cơ quan người bị kiện giải quyết (Nguyễn Tường Thụy). – ĐƠN YÊU CẦU LẦN CUỒI CÙNG (boxitvn).
- Nước mắt làng nông không ruộng: Quê hương chỉ là “bến trọ” (DV). – Video Đối thoại chính sách về Luật Đất đai với TS Phạm Sỹ Liêm và luật gia Vũ Xuân Tiền.
- 1388. Lời nói suông không lọt được tai dân! (DT/ Ba Sàm).
- Myanmar: Đẫm máu trước khi Tổng thống Mỹ thăm (TTXVN).-Campuchia: hàng ngàn người mang kiến nghị đến Bộ Ngoại giao bị ngăn chặn 2012-11-16
Tại Phnom Penh, sáng ngày 16/11, hàng trăm cảnh sát ngăn chặn không cho các tổ chức dân sự và thường dân từ các nước ASEAN đến đưa kiến nghị thư lên Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các nước ASEAN.
Cambodia bắt 8 người dân vì cầu cứu Tổng Thống ObamaNguoi Viet Online
Chính quyền Cambodia hôm Thứ Năm bắt giữ tám người dân sống gần phi trường Phnom Penh vì đã sơn lên mái nhà của họ lời cầu cứu “SOS” và dán hình Tổng Thống Barack Obama với hy vọng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ nhìn thấy khi máy bay chở ông đáp xuống nơi này tuần tới.
- Một thiếu niên Tây Tạng tự thiêu ngay sau khi Tập Cận Bình lên ngôi (RFI).
- Miến Điện thả hàng trăm tù nhân (BBC). - Miến điện thả tù nhân trước chuyến đến thăm của TT Obama (VOA). – Miến Điện thả 452 tù nhân (VOA). – Miến Điện thả hơn 450 tù nhân trước khi tiếp đón tổng thống Obama (RFI). – Miến Ðiện nổi bật trong chuyến công du Ðông Nam Á của TT Obama (VOA).
- Cảnh sát Cam Bốt bắt giữ 8 người vẽ lời cầu cứu ông Obama trên mái nhà (RFI). –Campuchia bắt 8 nhà hoạt động chống cưỡng bách di dời (VOA).
-Thêm một nghị định không khả thi -2012-11-15
VN vừa ban hành Nghị định 71-CP, cho biết sẽ xử phạt đối với người sử dụng phương tiện giao thông không đúng tên trong giấy tờ đăng ký xe kể từ ngày 10/11/12, nghị định này có khả thi và người dân có đồng thuận?