Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Đáng lo nợ gần 1,35 triệu tỉ đồng của tập đoàn, tổng công ty nhà nước

--Tình hình nợ xấu và tăng trưởng tín dụng của 34 ngân hàng thương mại

Tín dụng của nhiều ngân hàng vẫn âm trong khi nợ xấu ngày càng xấu.
Theo số liệu mới nhất, đến hết tháng 11, tín dụng của toàn hệ thống đã tăng trưởng 9%. Tuy nhiên, báo cáo tài chính cập nhật đến hết quý 3 năm nay thì cho thấy vẫn còn nhiều ngân hàng còn tăng trưởng tín dụng âm, điển hình như MaritimeBank, OCB, VietABank, Navibank...
Tăng trưởng tín dụng của các NHTM cụ thể như sau:

Tình hình nợ xấu của các ngân hàng trong khi đó ngày càng xấu hơn. Theo số liệu mới nhất thì tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng đã tăng vọt sau 9 tháng đầu năm, trong đó có những ngân hàng nợ xấu hơn 9% như PGBank hay trên dưới 8% như SHB, SCB.

Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng cụ thể như sau:

Ghi chú:
NASB: Ngân hàng Bắc Á;
NAB: ngân hàng Nam Á;
VNTT: ngân hàng Việt Nam thương tín

Nguồn CafeF



Không chỉ các tập đoàn, tổng công ty mà các công ty TNHH một thành viên độc lập trực thuộc bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh cũng giảm lãi, tăng nợ.

Thừa ủy quyền Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ về tình hình các doanh nghiệp nhà nước năm 2012, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện cả nước có 719 công ty TNHH một thành viên độc lập. Trong đó có 291 doanh nghiệp hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, phục vụ an ninh quốc phòng và 428 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại.

So với năm 2011, tổng tài sản của khối này tăng 14,9%, nợ phải trả tăng 7,9%, vốn chủ sở hữu tăng 13,6%, doanh thu tăng 9,2% và lãi giảm 7%.

Các con số cụ, thể tổng tài sản là 177.059 tỷ đồng, nợ phải trả 72.286 tỷ, vốn chủ sở hữu 97.939 tỷ, doanh thu 136.587 tỷ, lãi phát sinh 10.794 tỷ.

Báo cáo cũng cho biết, tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của 719 công ty trên là 11,5%, giảm 2,5% so với trước. Lỗ phát sinh 408 tỷ đồng và lỗ lũy kế 2.096 tỷ. Tổng số thu nộp ngân sách 21.531 tỷ, tăng 3,8%.

Đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ công ích, Chính phủ cho rằng các doanh nghiệp công ích đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thông qua chính sách an sinh – xã hội với việc sẵn sàng tham gia làm nhiệm vụ theo yêu cầu của địa phương, bộ.

Đặc biệt, do được chuyển từ cơ chế giao kế hoạch sang đặt hàng, chất lượng phục vụ nhân dân của khối này được nâng cao hơn trước.

Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, các doanh nghiệp công ích đang tạo việc làm cho khoảng 113.500 người lao động với mức thu nhập bình quân 6.785nghìn đồng/người/tháng, tăng 4,4% so với năm 2011.
Ở các chỉ tiêu về tài chính, theo báo cáo, nợ vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng của các doanh nghiệp công ích chiếm 10,9% tổng số nợ phải trả 27.054 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế của khối này đạt 1.0675 tỷ và chiếm 15% tổng lợi nhuận của cả khối doanh nghiệp độc lập toàn quốc. Lỗ phát sinh là 113 tỷ, chỷ yếu tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

Với 428 công ty độc lập hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình hình tài chính kém lạc quan hơn khi lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 9.188 tỷ đồng, giảm 11,4%. Còn nợ phải trả là 45.807 tỷ, tăng 7,8%.

Chuyển sang doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của nhà nước, tổng hợp từ báo cáo của các bộ và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay hiện có 260 doanh nghiệp thuộc khối này.

Với các con số đều của năm 2012 và so sánh với 2011, tổng tài sản của khối này là 200.508 tỷ, tăng 2,4%. Số nợ phải thu khó đòi là 883 tỷ đồng, tăng gấp 2,58 lần. Trong đó, Tổng công ty cổ phần thép Việt Nam có nợ phải thu khó đòi lớn nhất với 652 tỷ, tăng gấp 4,29 lần.

Với thông tin tổng số nợ phải trả 131.990 tỷ đồng, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 0,64 lần, vốn chủ sở hữu 61.097 tỷ, chiếm 30,47 tổng nguồn vốn, vốn nhà nước góp 30.717 tỷ (tương ứng 81,2% tổng vốn điều lệ) báo cáo nhận định các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều có xu hướng tăng trưởng ổn định và phát triển.

Điều này cũng được minh chứng qua tổng doanh thu đạt 334.402 tỷ, tăng 5,8%. Lợi nhuận trước thuế 9.318 tỷ, tăng 6%, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu bình quân đạt 15,25%.
Nguồn VnEconomy


-- Tập đoàn, tổng công ty nhà nước: nợ chiếm 50% GDP

SGTT.VN - Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị, ông Vũ Viết Ngoạn, chủ tịch uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng con số (1,35 triệu tỉ đồng) nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty năm 2012 là "không có ý nghĩa gì cả"
Đáng lo nợ gần 1,35 triệu tỉ đồng của tập đoàn, tổng công ty nhà nước 30/11/2013
 Chính phủ: 127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng
Khoản nợ gần 1,35 triệu tỉ đồng là con số đáng chú ý trong nội dung Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phần, góp vốn của nhà nước mà Chính phủ vừa gửi tới các đại biểu Quốc hội.

Minh họa: DAD
Báo cáo do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa ủy quyền Thủ tướng ký vào ngày 25.11. Theo đó, tính đến thời điểm kết thúc năm tài chính 2012, cả nước có 846 doanh nghiệp (DN) do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

127 tập đoàn kinh tế (TĐ), tổng công ty nhà nước (TCT), công ty mẹ - con có tổng tài sản là 2.392.274 tỉ đồng, tăng 28,8% so với năm 2011.

Số nợ phải thu của các TĐ, TCT là 275.975 tỉ đồng, trong đó, nợ phải thu khó đòi là 13.490 tỉ đồng (TĐ Viettel với 3.282 tỉ đồng; TĐ Bưu chính viễn thông Việt Nam 2.089 tỉ đồng; TĐ Dầu khí quốc gia 1.594 tỉ đồng…), tăng 24,5% so với năm 2011, chiếm 4,89% số nợ phải thu. Tỷ lệ nợ phải thu/tổng tài sản năm 2012 là 11,5% (năm 2011 là 14,4%).

Đáng chú ý, một số công ty mẹ có tỷ lệ nợ phải thu trên tổng tài sản ở mức cao, trên 50%, như TCT xây dựng công trình giao thông 8 với nợ phải thu hơn 1.000 tỉ đồng, bằng 66% tổng tài sản; TCT xây dựng Thăng Long gần 800 tỉ đồng, bằng 60%; TCT Thành An 840 tỉ đồng, bằng 56%; TCT xây dựng Trường Sơn hơn 800 tỉ đồng, bằng 55%...

Nợ phải trả của các TĐ, TCT bằng 56% nguồn vốn

Chính phủ cũng cho hay nợ phải trả của các TĐ, TCT, công ty mẹ-con năm 2012 lên tới 1.348.752 tỉ đồng, tăng 6% so với năm 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2012 là 1,46 lần. Có 48 TĐ, TCT có tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, như TCT lắp máy VN 53,19 lần; TCT xây dựng Bạch Đằng 20,97 lần; TCT xây dựng công trình giao thông 1 là 18,41 lần…

Giải pháp xử lý chưa mạnh mẽ

PGS-TS Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN, cho rằng những con số nợ nói trên của các TĐ, TCT thể hiện tình trạng thiếu hụt vốn chủ sở hữu, thua lỗ chưa được xử lý, điều chỉnh rõ nét. Về nợ phải trả, nhiều TĐ, TCT huy động quá nhiều vốn để thực hiện đầu tư, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Trong khi thực trạng nợ và nợ xấu của các DN nhà nước vẫn ở mức khá cao, thì giải pháp xử lý, cơ cấu lại nợ chưa thực sự mạnh mẽ.
Nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn từ các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD) của các TĐ, TCT được báo cáo là hơn 400.000 tỉ đồng, tăng 2% so với năm 2011. Trong đó, một số TĐ, TCT có số nợ vay từ các NHTM và TCTD tương đối lớn, như TĐ dầu khí VN gần 125.000 tỉ đồng; TĐ điện lực VN hơn 103.000 tỉ đồng; TCT hàng hải VN gần 31.690 tỉ đồng; TCT Sông Đà 17.644 tỉ đồng...; TCT lương thực miền Nam gần 7.600 tỉ đồng... Nợ nước ngoài của các TĐ, TCT là 315.851 tỉ đồng (vay ngắn hạn chỉ chiếm 70.659 tỉ đồng, còn lại là vay dài hạn), trong đó, vay lại vốn ODA của Chính phủ hơn 54.500 tỉ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh hơn 150.000 tỉ đồng, còn lại các TĐ, TCT tự vay, tự trả.

Các TĐ, TCT được cho là có nợ nước ngoài hàng nghìn tỉ đồng có TĐ điện lực VN với 112.625 tỉ đồng; TCT hàng không VN là 27.837 tỉ đồng; TĐ dầu khí VN gần 16.000 tỉ đồng…

Về vốn chủ sở hữu, báo cáo cho thấy mức tăng của các TĐ, TCT tương đương 27% so với năm 2011. So với giai đoạn 2006 - 2007, vốn chủ sở hữu các TĐ, TCT đã tăng hơn 600.000 tỉ đồng (tương đương 290%). “Xét tổng thể, các TĐ, TCT bảo toàn được vốn chủ sở hữu, hệ số bảo toàn vốn bình quân là 1,27 lần, nhưng cũng có những TCT không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ, gặp nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm sút hoặc âm vốn chủ sở hữu”, Chính phủ báo cáo.

Không chỉ nợ lớn, báo cáo cũng cho thấy tính đến 31.12.2012, có 25 TĐ, TCT lỗ lũy kế 17.033 tỉ đồng (TĐ điện lực VN 3.143 tỉ đồng; TCT xây dựng đường thủy 710 tỉ đồng; TCT hàng hải VN là 10.239 tỉ đồng…) và 16 công ty mẹ khác lỗ lũy kế 11.820 tỉ đồng.

Đáng lo ngại

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, cho rằng con số nợ nói trên của 127 TĐ, TCT, công ty mẹ - con rất đáng lo ngại. Bởi lẽ con số nợ 1.348.752 tỉ đồng này tương đương với 62 - 63 tỉ USD, bằng một nửa GDP của VN trong năm 2012 (khoảng 136 tỉ USD). Theo ông, Chính phủ cần có báo cáo giải trình chi tiết hơn về nguyên nhân nào dẫn đến nợ, phương án trả nợ, khả năng trả nợ và hiệu quả quản lý tài chính ra sao. Đồng thời phải nói rõ trách nhiệm giải trình, giám sát trong thời gian qua được thực hiện như thế nào mà để xảy ra nợ lớn như vậy. Để giải quyết vấn đề này, TS Lê Đăng Doanh cho rằng đối với các DN nhà nước đang hoạt động có nợ NHTM nhà nước, khi xử lý nếu thua lỗ liên tục không thể khắc phục được phải giải thể phá sản, đối với DN thua lỗ đã tổ chức lại sản xuất, có khả năng phát triển thì xóa nợ lãi vay và khoanh nợ gốc, tái cơ cấu lại nợ.

“Tái cấu trúc DN nhà nước là giải pháp quan trọng để cải thiện tình hình. Tuy nhiên nếu không có phương án trả nợ hay trả nợ bằng cách nào, nguồn tiền ở đâu thì việc tái cấu trúc khó thành công. Chính phủ cũng yêu cầu các TĐ, TCT tự mình đề xuất phương án tái cấu trúc. Thế nhưng, trong trường hợp này, việc tự tái cấu trúc của các DN đang nặng nợ chẳng khác nào bắt người bị què chân tự nắm tóc mình đứng dậy”, TS Doanh nói.

Bình luận về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Minh Phong nhấn mạnh rằng con số nợ này là quá cao. Và ông cho rằng điều cần thiết hiện nay là phải minh bạch vì sao nợ, phương án trả nợ, nguồn tiền trả nợ ra sao…?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành lý giải: “Tôi không ngạc nhiên bởi con số nợ này. Các TĐ, TCT này được cấp tiền để làm ăn nhưng thua lỗ, rồi lại được cấp tiếp, rồi thua lỗ... Đến cuối năm, các khoản nợ không trả nổi được khoanh lại, sau đó các NHTM của nhà nước cho vay tiếp, rồi được xóa nợ. Vòng luẩn quẩn vay, không trả nổi, khoanh nợ diễn ra liên tục chính là nguyên nhân khiến tình trạng nợ của các TĐ, TCT ngày càng phình ra. Các DN này cũng làm ăn không hiệu quả, khi hệ số ICOR (hệ số sử dụng đồng vốn) thấp. Làm ăn thua lỗ nhưng không bị giải thể mà tiếp tục hoạt động nên nợ chồng nợ. Tôi cho rằng, Chính phủ cần rà soát lại, những DN nào thua lỗ kéo dài, không thể cứu vãn thì nên cho giải thể; DN có tiềm năng thì có thể bán, đừng cổ phần hóa theo kiểu giữ cổ phần chi phối”. Theo Thanh niên


-  Đầu tư công sai, chẳng ai chịu tội (VEF).
Các bộ ngành địa phương tha hồ đua nhau làm cảng biển, sân bay… Dù quyết định đầu tư sai nhưng chẳng ai chịu trách nhiệm.


Tái cơ cấu DNNN: Hầu như mới ban hành văn bản?
Sếp DNNN lương tiền tỷ, còn nhiều người chưa lộ
Sếp DNNN và nỗi lo mất quyền khi cổ phần hóa
Kinh tế tụt hậu, DNNN đồng thanh cầu cứu

Mù thông tin

Tại diễn đàn về tái cơ cấu đầu tư công hôm 29/11 tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS Lê Xuân Bá đã thẳng thắn: “Hiện nay, Trung ương gần như mù thông tin về đầu tư công ở các bộ ngành và địa phương. Có ai báo cáo đâu mà biết. Điều này dẫn đến chuyện là có chương trình này dự án nọ, Trung ương muốn điều chỉnh, bổ sung và thay đổi trong quy hoạch cũng không có đủ thông tin mà điều chỉnh”.

Ông Bá dẫn chứng, NĐ 04 năm thay thế NĐ 92 năm 2006 đã làm hạn chế quyền tiếp cận thông tin của Bộ KHĐT về quy hoạch các địa phương, các ngành. NĐ 92 yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có trách nhiệm định kỳ hàng năm báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch về Bộ KHĐT và UBND cấp huyện báo cáo định kỳ hàng năm về Sở KHĐT thì NĐ 04 đã bỏ yêu cầu này.

Đầu tư công kém hiệu quả những tái cơ cấu vẫn còn yếu ớt.


Với cơ chế phân cấp quản lý đầu tư về cho địa phương, hiệu quả phát huy sự năng động của địa phương chưa thấy nhiều thì đã thấy quy hoạch ngành mọc lên tràn lan, trùng lắp, không đồng bộ. Thậm chí quy hoạch của địa phương này lại ảnh hưởng xấu cho định hướng phát triển của địa phương khác.

Ông Bá khẳng định, giữa các địa phương không có sự tham vấn, gắn kết trong việc xây dựng quy hoạch mà ngược lại, họ ganh đua nhau, chạy theo phong trào, từ việc xây khu công nghiệp, cho đến sân bay, cảng biển, sân gofl… Chỉ một thời gian ngắn sau khi phân cấp, hàng loạt sân golf đã được các địa phương đưa vào quy hoạch.

Hiện nay, ở miền Trung, hầu như tỉnh nào cũng đầu tư một cảng biển, cá biệt, có tỉnh có 2-3 cảng biển. Trên chiều dài 600km bờ biển, cứ 30-40km lại có một cảng biển. Trong khi đó, việc quy hoạch cảng biển lại thường chỉ đưa ra tầm nhìn 10 năm, 20 năm mà chưa có cảng biển nào tầm nhìn 100 năm. Vì thế, cảng xây xong, chỉ một thời gian ngắn là lỗi thời về quy mô, trình độ công nghệ, quản lý…

Với quy hoạch ngành, với ngành giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì lập quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt, đường cao tốc, hệ thống cảng hàng không, cảng biển, song các quy hoạch này lại được nghiên cứu độc lập, thẩm định và phê duyệt riêng rẽ. Hệ quả là hệ thống giao thông đô thị thiếu đồng bộ, gây tắc nghẽn giao thông ở thành phố lớn. Hầu hết cảng biển không phát huy được hiệu quả do các đường bộ, đường sắt dẫn ra vào cảng chậm tiến độ.

Trong khi đó, các tỉnh lập dự án quy hoạch thì đa phần đều chỉ dựa vào vốn ngân sách Nhà nước, mà quên đi yếu tố quan trọng như thể chế, nhân lực… trong khi nguồn vốn đưa ra đều khổng lồ.

Theo quy hoạch hàng không có 138 sân bay, 61 cảng hàng không sân bay, tổng vốn và 67 bãi hạ cánh dự bị. tổng mức đầu tư cho dự án hệ thống cảng hàng không giai đoạn 2001-2005 lên tới 27.000 tỷ đồng nhưng rốt cục, trong 4 năm này, ngân sách chỉ có thể bố trí được 2.510 tỷ đồng, bằng 9,26%.

“Nếu như các tỉnh lân cận có thể tự nguyện hợp tác với nhau, có thể thống nhất với nhau về vị trí đặt cảng biển, sân bay… và tổ chức mạng lưới hoạt động thì đã có thể huy động đủ tiềm lực xây dựng, duy trì hoạt động của các cảng biển, sân bay đó”, ông Bá bày tỏ.

Quyết tâm tái cơ cấu quá yếu ớt


Từ những câu chuyện trên cho thấy, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, chính cách lập quy hoạch đã gây ra sự lãng phí vốn đầu tư, làm thiệt hại các nguồn tài nguyên xã hội, làm yếu sức mạnh đầu tư tổng thể.

GS Nguyễn Quang Thái chia sẻ, 70% vốn công trong ngân sách được phân bổ về cho địa phương. Số tiền này sau khi phân về cho 63 tỉnh thành thì tiếp tục chia ra cho hàng trăm huyện, hàng nghìn xã.. với tiêu chí ưu tiên nhưng lại đòi hỏi công bằng, tức là chia đều. Các địa phương lại thường hi sinh các dự án xã hội để tập trung cho các dự án kinh tế, rất tốn kém nhưng hiệu quả không cao.

Vị chuyên gia này phân tích, vốn ngân sách thường được phân giao cho các DNNN và tổ chức kinh tế của Nhà nước tham gia cấp vốn, thực hiện đầu tư, cơ quan Nhà nước tham gia quản lý. Thực tế, ngân sách có nguồn thu chủ yếu là từ nguồn đóng thuế của dân nhưng toàn bộ quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án thì người dân biết rất ít. Dân khó có thể luận bàn, càng khó kiểm tra trong khi. Tóm lại, chỉ một bộ phận DNNN, cơ quan công quyền được tường tận quá trình này nhưng rốt cục, công trình kém hiệu quả, nợ nần thì người dân gánh chịu.

TS Lê Xuân Bá nói, quy định thì nhiều nhưng lại chồng chéo nhau, các văn bản chính sách lại quy định thiếu chế tài để đảm bảo làm ăn nghiêm túc. Chính sự lỏng lẻo này đã khiến người ra quyết định đầu tư sai nhưng không chịu trách nhiệm.

“Họ bảo họ dốt thì chả ai bắt tù ông dốt mà còn được cho đi học”, ông Bá nói.

Trong khi đó, theo chuyên gia Phạm Chi Lan bình luận, việc tái cơ cấu đầu tư công đã được đề ra nhưng chưa thực hiện một cách mạnh mẽ và hiệu hiệu quả”.


Giai đoạn 2002-2012, tổng vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng, bình quân mỗi năm tăng 15,89%. Tuy tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư của xã hội có xu hướng giảm dần qua các năm, song nhìn tổng thể, sự sụt giảm này không phải do Nhà nước thực hiện chính sách hạn chế đầu tư công mà do các khu vực kinh tế khác có tốc độ tăng cao hơn. Nguồn vốn từ ngân sách thường chiếm từ 43%- 64% trong tổng vốn đầu tư.


Phạm Huyền


Sếp tập đoàn nhà nước hết cửa tự cho mình lương ‘khủng’
Kêu khó khăn, sếp tập đoàn âm thầm thu tiền tỷ
Xếp hạng 20 sếp tập đoàn nhà nước thu nhập tiền tỷ
‘Giải tán’ tập đoàn: Tàn giấc mơ còn lại cục nợ
- Chuyện hi hữu, chuyện ‘lạ đời’ (TVN).

- Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước vay nợ hơn 1,35 triệu tỉ đồng (VNE/LĐ). - Vẫn lo đầu tư công (DĐDN).
-Đầu tư công giảm nhưng nợ công tăng (PLTP 30-11-13)

EVN, Petrolimex đứng đầu bảng nợ, núi tảng của tái cấu trúc? (ĐV 30-11-13)

Việt Nam sắp có nhà máy bia Budweiser lớn nhất châu Á (VnEx 30-11-13)
- Tái cơ cấu DNNN: Khó khăn khi thoái vốn (HQ).

- “Một số chính sách thuế bổ trợ cho hụt thu ngân sách” (VnEco).

- Sẽ xử lý DN không cổ phần hóa theo lộ trình (CP).

- Bộ bất nhất, doanh nghiệp kêu trời (DV).

- Không có tài sản, DN không được bảo lãnh vay vốn (TBKTSG).


- Mâu thuẫn giữa các “sếp” ảnh hưởng sự phát triển của DNNN (DT).

- Khánh thành dự án nhà ở xã hội đầu tiên trong gói 30 ngàn tỉ đồng (DT).

- Chủ tịch Petrolimex: Nếu thoái vốn sẽ không gặp vấn đề về giá (TTT/CafeF).

- Giá gas tăng mạnh, dân mạng “lạnh gáy” (MTG).

- Doanh nghiệp Nhà nước lo thoái vốn “bán chẳng ai mua” (Infonet).6 nhà xuất bản "tên tuổi" có nguy cơ phá sản (infonet 29-11-13)

- Thống đốc NHNN: “Cứ có bão, cần cơ chế xử lý thiệt hại ngay” (TP). - VPBank: cái tên ồn ào nhất ngành ngân hàng 2013 (MTG).- Rối hướng dẫn, loạn tranh chấp (VNN).



- GDP và ‘con đường mì gói’ (VNN).

********************

. -Không có số liệu cụ thể về thất thoát, lãng phí của doanh nghiệp nhà nướcTheo Chính phủ, Vinashin, Vinalines, tổng công ty 91, Bảo Việt, HUD, Sông Đà, Vietnam Airlines... đều chưa công bố con số thực hiện tiết kiệm đã đăng ký từ đầu năm.
Chỉ hai ngày sau khi tiếp thu góp ý từ phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2012 của Chính phủ đã được hoàn tất để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ cho kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ được khai mạc vào sáng 22/10 tới.
Theo Chính phủ, “hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Công tác quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới. Việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập”.
Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ lớn được điểm danh (theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ngày 5/9/2012) là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Quân đội, hoặc có lãi nhưng hiệu quả chưa cao như Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí. Một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả có Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam…
Đi kèm với đánh giá một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí, bản báo cáo cũng chú thích “điển hình như vụ việc tại Vinashin, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam…”.
Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng những hành vi vi phạm pháp luật gây lãng phí, thất thoát lớn vốn, tài sản của nhà nước, để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, báo cáo viết.
Không có con số cụ thể về thất thoát, lãng phí từ các doanh nghiệp nhà nước, song các con số là kết quả của tiết kiệm đã xuất hiện. Với tổng số tiền tiết kiệm do tiết giảm chi phí năm 2012 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đăng ký là 12.549 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng chi phí đã thực hiện tiết giảm được theo báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty ước tính là 4.433 tỷ đồng.
Rất cụ thể, phụ lục báo cáo đã cung cấp thông tin về tổng số tiền đăng ký tiết kiệm trong cả năm 2012 và kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm của 12 tập đoàn, 11 tổng công ty 91 và 18 tổng công ty nhà nước khác.
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đăng ký tiết kiệm 3.720 tỷ đồng và đã thực hiện được 1.851 tỷ đồng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiết kiệm 1.090 tỷ đồng trong tổng số 1.880 tỷ đồng đăng ký....
Đáng chú ý, Vinashin đăng ký tiết kiệm trên 191 tỷ đồng, song chưa thấy con số đã thực hiện. Tương tự, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm cũng vẫn bỏ trống với các tập đoàn Bảo Việt, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Sông Đà, dù các con số đăng ký lần lượt là 145 tỷ đồng, 125 tỷ đồng và 158 tỷ đồng.
Với các tổng công ty 91, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đăng ký tiết kiệm 105 tỷ đồng, song dòng kết quả vẫn để trắng. Các tổng công ty Hàng không, Xi măng, Đường sắt cũng chưa thấy con số tiết kiệm, dù đều đăng ký lần lượt là 343; 383; 84 tỷ đồng.
Tổng công ty Thép Việt Nam đã tiết kiệm hơn 84 tỷ đồng, con số cao nhất ở khu vực doanh nghiệp này, báo cáo cho biết.
18 tổng công ty khác, không một dòng kết quả nào để trống, còn thành tích thực hiện cao nhất thuộc về Tân Cảng Sài Gòn với 145 tỷ đồng trong nửa năm.
Cũng liên quan đến việc thực hành tiết kiệm của các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước - vấn đề luôn nóng bỏng tại nghị trường - tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội vào giữa năm qua, Chính phủ cho biết con số cụ thể được dẫn theo báo cáo của 12 tập đoàn, tổng công ty 91, trong 5 năm đã tiết kiệm được trên 13.738 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư xây dựng. Trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh là 9.600 tỷ đồng và tiết kiệm trong đầu tư xây dựng trên 4 nghìn tỷ đồng.
Theo tài liệu từ Ủy ban Kinh tế, doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. . -Không có số liệu cụ thể về thất thoát, lãng phí của doanh nghiệp nhà nước

Khởi tố nguyên giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng Việt Á
(NLĐO) - Ngày 5-10, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cho biết đã ra quyết định khởi tố Nguyễn Phương Giang, nguyên giám đốc Phòng giao dịch (PGD) An Nghiệp, Ngân hàng (NH) TMCP Việt Á chi nhánh Cần Thơ, về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, gây thiệt hại trên 15 tỉ đồng.-- Doanh nghiệp nhà nước: Ai lãng phí, ai tiết kiệm? (VnEco). -

-Vinashin tiếp tục gặp khó khăn
Sau 9 tháng, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy đạt chưa đầy 16% kế hoạch năm, giảm 71% so với cùng kỳ 2011.

Bộ Giao thông vận tải vừa có Báo cáo Tình hình hoạt động ngành trong 9 tháng đầu năm. Theo đó các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải (chủ yếu là Tổng công ty Công nghiệp ôtô - Vinamotor và Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy - Vinashin) tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Sau 9 tháng, giá trị sản xuất của Vinashin mới đạt 2.620 tỷ đồng, tương đương gần 30% kế hoạch năm và giảm một nửa so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu theo đó cũng chỉ đạt 1.486 tỷ đồng, tương đương 15,8% kế hoạch năm và giảm 71% so với 9 tháng đầu năm 2011. Tuy vậy, hiện tập đoàn này cũng đang thực hiện một số hợp đồng đóng mới tàu hàng, tàu container, sau khi đã bàn giao 8 tàu, sà lan từ đầu năm.
Đối với Vinamotor, Bộ Giao thông cho biết giá trị sản xuất (hơn 2.500 tỷ đồng) và doanh thu (trên 2.800 tỷ đồng), mới đạt hơn 50% kế hoạch năm. Tổng công ty này cũng đang được đánh giá là gặp nhiều khó khăn, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho nhiều, không vay được vốn để sản xuất.
Tính chung trong các doanh nghiệp của ngành, giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đạt 5.485 tỷ, đạt 40,5% kế hoạch và giảm 32,4% so cùng kỳ. Tổng doanh thu ước khoảng 4.566 tỷ đồng, cũng mới tương đương 32% kế hoạch. Theo phản ánh, khó khăn chủ yếu của các doanh nghiệp là tiếp cận vốn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, sức cầu của thị trường yếu cộng với sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, sản phẩm tồn kho nhiều không tiêu thụ được... khiến doanh thu và lợi nhuận tiếp tục sụt giảm sâu so với cùng kỳ năm 2011.
Doanh nghiệp nhà nước: Ai lãng phí, ai tiết kiệm?
Có đăng ký nhưng chưa tiết kiệm được đồng nào, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tiếp tục có tên trong danh sách các “ông lớn” nhà nước điển hình trong tiêu cực, lãng phí.
Chỉ hai ngày sau khi tiếp thu góp ý từ phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí năm 2012 của Chính phủ đã được hoàn tất để gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, phục vụ cho kỳ họp thứ 4 của Quốc hội sẽ được khai mạc vào sáng 22/10 tới.
Một trong những điểm mới tại đây là đi kèm với các đánh giá, nhận định đã có những địa chỉ cụ thể, khi đánh giá về việc thực  hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.
Theo Chính phủ, đã giảm về số lượng nhưng doanh nghiệp nhà nước trong những ngành, lĩnh vực quan trọng thì quy mô vốn tăng lên, hiệu quả hoạt động tốt hơn, cơ bản thực hiện được vai trò nòng cốt của kinh tế nhà nước, làm công cụ vật chất để Nhà nước định hướng và điều tiết kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội ...
Nhiều tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có lãi, là chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn, có vai trò giúp Nhà nước trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, ổn định xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế; thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao đầu tư những dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của đất nước, mặc dù hiệu quả về kinh tế thấp nhưng hiệu quả về xã hội rất lớn mà các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không làm hoặc chưa đủ khả năng làm.
Tuy nhiên, Chính phủ cũng nhìn nhận “hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được phân bổ. Công tác quản trị doanh nghiệp chậm đổi mới. Việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập”.
Một số tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ lớn được điểm danh (theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước ngày 5/9/2012) là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Quân đội, hoặc có lãi nhưng hiệu quả chưa cao như Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí. Một số doanh nghiệp sử dụng đất kém hiệu quả có Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam…
Đi kèm với đánh giá một số lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty có hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây lãng phí, bản báo cáo cũng chú thích “điển hình như vụ việc tại Vinashin, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam…”.
Chính phủ đã và đang tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến những hạn chế, yếu kém trong tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cùng những hành vi vi phạm pháp luật gây lãng phí, thất thoát lớn vốn, tài sản của nhà nước, để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, báo cáo viết.
Không có con số cụ thể về thất thoát, lãng phí từ các doanh nghiệp nhà nước, song các con số là kết quả của tiết kiệm đã xuất hiện. Với tổng số tiền tiết kiệm do tiết giảm chi phí năm 2012 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã đăng ký là 12.548,7 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng chi phí đã thực hiện tiết giảm được theo báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty ước tính là 4.433 tỷ đồng.
Rất cụ thể, phụ lục báo cáo đã cung cấp thông tin về tổng số tiền đăng ký tiết kiệm trong cả năm 2012 và kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm của 12 tập đoàn, 11 tổng công ty 91 và 18 tổng công ty nhà nước khác.
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã đăng ký tiết kiệm 3.720.000 triệu đồng và đã thực hiện được 1.850.912 triệu đồng. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiết kiệm 1.090.454 triệu đồng trong tổng số 1.880.000 triệu đồng đăng ký....
Đáng chú ý, Vinashin đăng ký tiết kiệm 191.446 triệu đồng, song chưa thấy con số đã thực hiện. Tương tự, kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm cũng vẫn bỏ trống với các tập đoàn Bảo Việt, Đầu tư phát triển nhà và đô thị, Sông Đà, dù các con số đăng ký lần lượt là 145.000 triệu đồng, 125.000 triệu đồng và 158.060 triệu đồng.
Với các tổng công ty 91, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đăng ký tiết kiệm 105.059 triệu đồng, song dòng kết quả vẫn để trắng. Các tổng công ty Hàng không, Xi măng, Đường sắt cũng chưa thấy con số tiết kiệm, dù đều đăng ký lần lượt là 343.000; 382.800; 84.000 triệu đồng.
Tổng công ty Thép Việt Nam đã tiết kiệm 84.319 triệu đồng, con số cao nhất ở khu vực doanh nghiệp này, báo cáo cho biết.
18 tổng công ty khác, không một dòng kết quả nào để trống, còn thành tích thực hiện cao nhất thuộc về Tân Cảng Sài Gòn với 145.000 triệu đồng trong nửa năm.
Cũng liên quan đến việc thực hành tiết kiệm của các doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước - vấn đề luôn nóng bỏng tại nghị trường - tại kỳ họp thứ ba của Quốc hội vào giữa năm qua, Chính phủ cho biết con số cụ thể được dẫn theo báo cáo của 12 tập đoàn, tổng công ty 91, trong 5 năm đã tiết kiệm được trên 13.738 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí đầu tư xây dựng. Trong đó tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh là 9,6 nghìn tỷ đồng và tiết kiệm trong đầu tư xây dựng trên 4 nghìn tỷ đồng.
Theo tài liệu từ Ủy ban Kinh tế, doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu, trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty chiếm 53% số nợ xấu. .

-Dragon Capital: Kinh tế Việt Nam tăng 5% trong 2012
Tổ chức này cũng dự báo GDP Việt Nam năm 2013 tăng trưởng 5,5%.
Áp giải Dương Chí Dũng từ TP.HCM ra Hà Nội
Thanh Niên
(TNO) Sáng nay 5.10, nguồn tin của Thanh Niên Online từ Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (VNA) xác nhận, ông Dương Chí Dũng được đưa từ TP.HCM ra Hà Nội trên chuyến bay số hiệu VN1166. Theo đó, Dương Chí Dũng có mặt trên chuyến bay số hiệu VN1166, ...
Ông Dương Chí Dũng bị dẫn giải về Hà NộiVNExpress
Sáng nay, ông Dương Chí Dũng bị dẫn giải về Hà NộiDân Trí
Sáng nay, dẫn giải ông Dương Chí Dũng về Hà NộiTiền Phong Online


Dương Chí Dũng được dẫn giải từ TPHCM ra Hà Nội

(NLĐO)- Bị can Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, đã được dẫn giải từ TPHCM ra Hà Nội sáng nay 5-10 trên chuyến bay VN 1166 của VNA sau hơn 1 tháng bị bắt theo lệnh truy nã đặc biệt. Ông Dũng ngồi ghế 38, được ghi rõ là tội phạm kinh tế.
7 tập đoàn nhiều khả năng được Chính phủ giữ lại

7 đơn vị này bao gồm PVN, Vinacomin, EVN, VNPT, Viettel, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và Tập đoàn Cao su Việt Nam.
Chuyên gia IMF: Việt Nam cần minh bạch trong tái cơ cấu ngân hàng

Việc tái cơ cấu, bao gồm xử lý nợ xấu nên thực hiện như cuộc marathon, tức cần giải quyết lâu dài, từ từ và thận trọng, chuyên gia IMF cho hay.

Chuyên gia JPMorgan: Việt Nam sẽ mất vài năm để tái cơ cấu ngân hàng
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, thanh khoản ngân hàng được cải thiện nhưng Việt Nam cần tái cấu trúc ngân hàng, tránh suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Không nên vội kích thích tín dụng nếu cầu nội địa còn thấp
Theo nhiều doanh nghiệp, mối quan tâm chính hiện nay không phải là vốn mà làm sao để giải quyết hàng tồn kho, giải phóng đầu ra.
Đề nghị quốc hữu hóa ngân hàng mất sạch vốn do 'nợ khủng' (DĐDN 4-10-12)

Tổ chức quốc tế “truy” nguồn gốc sừng tê giác bị mất của “đại gia” Trầm Bê (Petrotimes 4-10-12)


- Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên gấp 4 lần (VnEco).
- 53 tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng đề án tái cơ cấu (CP).
- Thời khó, ngân hàng làm sao “giữ chân” doanh nghiệp (DĐDN).   – Sở hữu chéo và vốn ảo trong hệ thống ngân hàng (VOV).  – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 5-10-2012: “ponzi” – nợ xấu – “sốt” vàng (VF).  –Sếp ngân hàng cho vay sai quy định bị khởi tố (VNE).
- Chiều nay, giá vàng quay đầu giảm mạnh (VnEco).  – Vàng – giữ sợ, bán cũng lo (ĐBND).  – Huy động 400 tấn vàng trong dân – cách nào? (VOV).  – Phát hành chứng chỉ vàng để huy động vàng dự trữ trong dân(CAND).
- Toàn cảnh kinh tế 5-10-2012: Điểm Uốn; – Vào chợ mỗi ngày TTCK 5-10-2012 (VF).
- Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng “bắt bệnh” các nhà máy xi măng ôm nợ (GDVN).
- Chuyên gia kinh tế: 4 năm thay 2 tướng, FPT dễ mất động lực phát triển (GDVN). - Tập đoàn hay tổng công ty nhà nước: Tiêu chí chọn, bỏ (VIR).
- Nếu không có khu vực FDI… (Nguyễn Vạn Phú).
- Biến động lãi suất: Tiền gửi còn hấp dẫn? (Stox/SGĐT).
- Tìm cách tiếp cận “gói” hỗ trợ (ĐĐK).
- Vinacomin thoái vốn bất thành tại SVIC (VIR). – VinaCapital huy động quỹ hưu trí (SGTT).
- Rộng room cho DN niêm yết, tại sao không? (ĐTCK). – Chứng khoán: Đón kết quả kinh doanh quý III(CafeF/TBNH). – Dragon Capital đề xuất gia hạn VEIL và VGF đến 2014 (CafeF/TTVN). – Hai sàn tăng điểm, thanh khoản vẫn thấp (CafeF/TTVN).
- Nhà thu nhập thấp: Có thể giảm ngay 15% (Vef). – Tìm giải pháp hạ giá nhà thu nhập thấp (VNE). – Nhà mặt phố hiếm khách mua, giá vẫn hàng chục tỷ đồng (VNE). – Vô tư cho thuê lại nhà ở xã hội (TP). – Đất biệt thự Mê Linh chào bán giá từ 7-9 triệu đồng (DĐDN). – Giá căn hộ của Hoàng Anh Gia Lai có rẻ? (SGTT). – Tiến độ – chuyện sống còn của các dự án bất động sản (DT).
- Khổ vì tiền giả (ĐĐK).

Đột nhập lò hành phi siêu bẩn ở Hà Nội
Zing đạt thỏa thuận bản quyền ca khúc quốc tế với Universal Music
ICTnews - Zing đã đạt thỏa thuận cung cấp các bản ghi của Universal Music dưới dạng nghe miễn phí và tải có thu phí, đồng thời chuẩn bị ký kết hợp đồng tương tự với các hãng nhạc quốc tế khác.
- Chủ tịch SLS: “Giá đường xuống nữa, chúng tôi vẫn có lãi” (ĐTCK).
- Trồng lúa làm thức ăn chăn nuôi: Tại sao không? (NNVN).
- Một mẻ lưới được 500 triệu đồng (SK&ĐS).

--Vì sao dự án nghìn tỉ ParkCity "nằm chờ chết"?
Hà Nội: 50 ha 'đất vàng' dành cho ai?
Ế ẩm, đìu hiu TTTM cao cấp Grand Plaza tự hạ giá mình
- Dư luận Mỹ về cuộc tranh luận Obama-Romney (VOV). – 67 triệu người theo dõi cuộc tranh luận tổng thống Mỹ(DT).  – Cuộc tranh luận đầu tiên: Romney hạ nốc-ao Obama (RFA’s blog).  – Ông Romney thắng rõ hiệp đầu (Người Việt). Nhưng mà “cạn đìa mới biết lóc trê” mà. Còn 2 hiệp nữa, Obama có nhiều khả năng lật ngược thế cờ, bắt giò Romney bằng cách lôi ra những điều mà Romney nói không nhất quán, như chuyện cắt giảm thuế cho giới thượng lưu, cũng như Romney tự mâu thuẫn về chương trình cải tổ y tế Obamacare. Go, go Obama!   - Về tranh luận Romney – Obama (Hiệu Minh).
- Romney thắng thế, phe Obama thay đổi chiến thuật (TN).  – Bầu cử Mỹ: Cuộc tranh luận nhìn từ góc độ bóng đá (TTXVN).  – Obama – Romney hiệp 1: Tầm ảnh hưởng của thắng thua (TVN).  – Tổng thống Obama “ra đòn” đáp trả đối thủ (VnMedia).
-Is the Party Over in Laos? theDiplomat.com  Analysis: Investors opt for gold ahead of U.S. "fiscal cliff"
LONDON (Reuters) - Investors are going for gold as their top commodities choice in what looks like a turbulent fourth quarter for the sector, planning for the possibility of a "fiscal cliff" that could shrink the U.S. economy and spur more money printing.
-Clicks over Bricks in India Project Syndicate
The Indian government's announcement this month that it will open the country’s retail market to foreign players has provoked intense opposition from small shopkeepers. But the debate misses a crucial point: all brick-and-mortar retailers are under threat, as consumers gain access to virtually unlimited options online.


Chính phủ Ấn Độ xúc tiến kế hoạch cải cách kinh tế (VOA).
Hy Lạp “sắp cạn tiền đến nơi”  (VnEco).-Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm mạnh xuống thấp nhất 4 năm

Trong tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm còn 7,8%, thấp nhất kể từ tháng 1/2009.
US jobless rate drops to 7.8%
(Financial Times)-The US unemployment rate fell to 7.8 per cent, the lowest since January 2009, as the economy added 114,000 jobs in September
Spotlight on Germany as EADS, BAE inch towards deal
BERLIN/PARIS (Reuters) - EADS and BAE Systems have edged closer towards winning political backing for a $45 billion merger to create the world's biggest arms group amid positive signals from Britain and France, but German misgivings over control is a big obstacle, sources close to the talks said.

Toyota to cut output in China by half
(Financial Times)-Consumer backlash, sparked by territorial dispute between China and Japan, sees sales fall 40% in territory and forces carmaker to cut production


Mất cơ hội sang Hàn Quốc làm việc
Hơn 12.000 lao động đã có hồ sơ dự tuyển và hàng chục ngàn người khác mất cơ hội khi phía Hàn Quốc tạm dừng tuyển lao động Việt Nam

Weak U.S. labor market looms ahead of elections
WASHINGTON (Reuters) - Fears of government austerity likely kept U.S. job gains modest and the unemployment rate elevated in September, an outcome that could weigh on President Barack Obama's re-election bid.
.Fed phát tín hiệu sẵn sàng tăng lãi suất
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang phát tín hiệu sẽ nâng lãi suất trong tương lai nếu gói nới lỏng định lượng mới không hiệu quả.
Kinh tế thế giới không trụ nổi trước vụ tranh chấp Trung - Nhật?

Tổng số lượt xem trang