Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc sẽ họp Đại hội bắt đầu từ ngày 8 tháng tới để chuẩn y một thế hệ lãnh đạo mới của đất nước trong vòng 10 năm tới.
Và đây là tám nguyên do – con số tám, hay 'bát', là một con số may mắn đối với người Trung Quốc – tại sao mà thế giới cần quan tâm đến những gì diễn ra đằng sau hành lang bí mật của Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.
Đã 35 năm kể từ khi cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra phát biểu nổi tiếng này để báo hiệu Trung Quốc sẽ mở cửa với thế giới và đưa đến một trong những câu chuyện thành công về kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong thời gian đó, nền kinh tế Trung Quốc đã đi từ chỗ nhỏ hơn của Ý một chút trở thành đệ nhị cường quốc của thế giới và hiện giờ đất nước này có khoảng một triệu triệu phú Mỹ kim. Đến lúc thế hệ lãnh đạo mới chuyển giao thế hệ năm 2022, Trung Quốc sẽ thách thức vị trí số một của Hoa Kỳ.
Sự chuyển biến này đã thay đổi cách kinh doanh của thế giới. Lao động giá rẻ của Trung Quốc đã giúp làm mềm giá mọi mặt hàng ở phương Tây từ giẻ lau nhà cho đến điện thoại di động. Đất nước này giờ đây là nhà đầu tư lớn nhất ở châu Phi và có cơ lần đầu tiên trong vòng hai thế kỷ qua sẽ dịch chuyển trọng tâm của châu lục này ra khỏi châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện giờ Trung Quốc cũng là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của khối nợ công của Mỹ – một cây gậy đe dọa, hay là sự đặt cược liều mạng?
Vấn đề mấu chốt hiện nay là liệu thế hệ lãnh đạo mới của nước này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như thời gian qua và qua đó giúp phần còn lại của thế giới hồi phục hay không. Phần lớn các phân tích gia phương Tây dự đoán rằng tốc độ này sẽ giảm từ 10% xuống còn 6-7% - một con số vẫn ấn tượng. Tuy nhiên họ cho rằng đất nước này cần cải cách sâu sắc nếu như họ muốn trở thành một quốc gia giàu có thay vì là một quốc gia thu nhập trung bình.
Lao động giá rẻ giúp Trung Quốc trở thành 'công xưởng của thế giới'
Sự tăng trưởng sẽ giúp tạo nên tầng lớp trung lưu đông đảo nhất của thế giới – những người rất háo hức được tận hưởng những tiện nghi như xe hơi hay máy điều hòa bất chấp tác hại đối với môi trường.
Hậu quả thật đáng cảnh tỉnh. Tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt và sự bùng nổ xây dựng đã đưa Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới trong năm 2007. Bảy trong số những thành phố ô nhiễm nhiều nhất thế giới là ở Trung Quốc. Mỗi năm tình trạng ô nhiễm khiến cho từ 500.000 đến 750.000 người chết sớm.
Thiệt hại này không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Ô nhiễm thủy ngân và ô nhiễm chì theo không khí lan ra các nước lân cận và thậm chí vượt Thái Bình Dương đến tận Bờ Tây của Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như là đang quyết tâm dọn dẹp những hậu quả tai hại nhất nhưng quy mô công việc khiến chúng ta phải giật mình.
“Nếu chúng ta nhìn vào quy mô của nền kinh tế và dân số Trung Quốc, chỉ hai yếu tố này thôi cũng đủ cho chúng ta thấy sự phức tạp của vấn đề như thế nào,” chuyên gia Edgar Cua ở Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết.
Thế giới ngày càng quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc
Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ nắm vị trí trung tâm trong bất cứ thỏa thuận nào về biến đổi khí hậu nào trong tương lai. Họ đã từ chối đặt ra giới hạn lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà chỉ muốn cắt giảm ‘mật độ carbon’ – lượng khí carbon thải trên mỗi đơn vị sản lượng kinh tế – ở mức từ 40 đến 45% vào năm 2020. Nhưng với nền kinh tế phát triển quá nóng như thế và với việc nước này dựa vào than đá đến 70% nhu cầu năng lượng thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên 60% từ mức hiện nay, ngay cả khi họ đạt được mục tiêu ‘mật độ carbon’.
Ba chục năm trước đây, phương Tây chỉ biết đến những lãnh đạo rất kín kẽ của Trung Quốc. Nhưng giờ đây những cái tên như nữ tài tử Chương Tử Di, cầu thủ bóng rổ Diêu Minh và nghệ sỹ Trương Tiểu Cương là những tên tuổi toàn cầu.
Trong khi đó các trường học trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ đang mở các lớp dạy tiếng Quan thoại cho trẻ em từ 6 tuổi. Hồi Olympics London, xe buýt ở đây còn được vẽ các mẫu quảng cáo bằng Hán tự.
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách nắm bắt được nhu cầu này. Họ đã lập ra hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới mà mục đích thấy rõ nhất là dạy tiếng Hoa nhưng đồng thời cũng thể hiện quyền lực mềm của họ.
Số lượng người nói tiếng Hoa đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở châu Á, nhưng liệu ngôn ngữ này có khả năng thách thức tiếng Anh như là một ngôn ngữ toàn cầu? Trước mắt sẽ không có chuyện này, nhiều chuyên gia phân tích, với lý do là âm điệu chói tai và chữ viết ngoằn ngoèo mà phải mất nhiều năm mới học hết.
Người giàu có Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để tận hưởng cuộc sống
Trung Quốc là quốc gia đưa ra thuật ngữ ‘trỗi dậy hòa bình’ để trấn an các nước láng giềng đang lo lắng rằng quyền lực kinh tế mà họ mới đạt được sẽ không biến họ trở thành kẻ bắt nạt trong khu vực.
Tuy nhiên những tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và căng thẳng âm ỉ với Hoa Kỳ, đôi khi khiến cho những ngôn từ này trở thành sáo rỗng.
Giải phóng quân Trung Quốc là đội quân lớn nhất trên thế giới với quân số ba triệu người và ngân sách quốc phòng chính thức của họ đang tăng nhanh chóng. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vừa mới được đưa vào hoạt động và quốc gia này cũng được tin là đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tàng hình, chiến tranh mạng và an ninh mạng.
Theo lập luận của Trung Quốc thì đây là sự phát triển bình thường của một quốc gia có tầm vóc và tầm ảnh hưởng như họ và không hề là dấu hiệu cho thấy họ đã thay đổi lập trường.
“Mỗi quốc gia cần phải bảo vệ các lợi ích an ninh và lãnh thổ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải trở nên hung hăng. Bằng cách đó anh có thể khiến bạn bè của anh xa lánh,” ông Ngô Kiến Dân, cựu đại sứ tại Pháp, nói.
Nhưng vấn đề thật sự là làm sao các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ quyết định chính sách đối với Mỹ. Họ trẻ trung hơn và có nhiều kinh nghiệm về thế giới bên ngoài hơn thế hệ trước, cho nên liệu họ có thể gạt qua một bên sự nghi kỵ thâm căn cố đế giữa quân đội hai nước? Lịch sử cho thấy xung đột không thể tránh khỏi giữa một siêu cường và một đối thủ đang lên sẽ dẫn đến căng thẳng nhiều hơn là hòa giải.
Sự đầu tư vào quân sự của Bắc Kinh làm nhiều nước láng giềng lo ngại
Đảng Cộng sản Trung Quốc phác họa thế kỷ trước khi họ lên cầm quyền vào năm 1949 là thời kỳ nhục nhã của đất nước trong tay phương Tây. Do đó chương trình không gian thành công của họ được ca tụng như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã giành lại chỗ đứng trên trường quốc tế.
Nhưng cái giá khổng lồ cũng là chủ đề gây tranh cãi bởi vì 150 triệu người dân Trung Quốc vẫn sống với mức thu nhập từ 1 đô la một ngày trở xuống.
Đã từng đưa phi thuyền không người lái vào quỹ đạo Mặt Trăng, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ đưa tàu thăm dò đầu tiên lên hành tinh này vào năm 2013. Họ cũng cho biết về kế hoạch sơ khởi đưa người lên Mặt Trăng mặc dù chưa nói ngày tháng cụ thể.
Nếu mọi việc tiến triển, thì hình ảnh truyền hình phát vào mỗi hộ gia đình trên thế giới sẽ cho thấy sự thách thức của Trung Quốc với vai trò cường quốc không gian thống lĩnh thế giới của Hoa Kỳ.
Hàng ngàn con voi bị hạ sát mỗi năm ở châu Phi để lấy ngà và chính quyền Trung Quốc bị chỉ trích là không kiểm soát đúng mức tình trạng mua bán ngà voi ở đất nước họ.
Vấn đề là cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người ra khỏi đói nghèo thì cũng tạo ra bấy nhiêu những người tiêu dùng vô độ.
Các thành phố Trung Quốc đang có tốc độ xây dựng chóng mặt
Hãy nhìn vào tình hình tiêu thụ thịt lợn chúng ta sẽ thấy. Người dân Trung Quốc hiện nay tiêu thụ lượng thịt heo nhiều gấp năm lần so với năm 1979. Hiện nay, nông dân Trung Quốc đang chăn nuôi 460 triệu con lợn, chiếm phân nửa của thế giới.
Nhưng để có thực phẩm nuôi đàn lợn này là điều không thể ở Trung Quốc vì thiếu đất canh tác. Do đó nông dân nước này phải nhập khẩu đến 60% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới làm đẩy giá mặt hàng này lên cao trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra cũng phát sinh những lo ngại về những tác động môi trường của ngành chăn nuôi.
Sức ép sẽ càng dữ dội trong tương lai khi Trung Quốc phải làm sao nuôi số dân chiếm đến 21% dân số thế giới trong khi chỉ chiếm có 9% diện tích đất canh tác toàn cầu. Một số chuyên gia tin rằng rồi chúng ta sẽ phải làm quen với giá lương thực tăng cao cũng như việc nông dân Trung Quốc sẽ mua ngày càng nhiều đất đai ở nước ngoài.
Giờ đây chỉ cần vài ngày là xong, và hàng triệu người Trung Quốc đang tận dụng chính sách cởi mở của chính phủ của họ để đi du lịch và du học nước ngoài.
Du khách Trung Quốc giờ đây nằm trong số những người tiêu tiền hạng ba trên thế giới, chỉ sau du khách Đức và Mỹ. Trong năm 2011, 70 triệu người Trung Quốc đã ra nước ngoài so với chỉ 4,5 triệu vào năm 1995. Phần đông trong số này chỉ đi những nơi lân cận như Hong Kong, Macau và Thái Lan. Nhưng ngày càng nhiều người bỏ tiền đi chơi xa hơn như Mỹ và Pháp, hay thậm chí những nơi ít người nghĩ đến như Trier, sinh quán của Karl Marx.
Hàng năm khoảng 300.000 sinh viên Trung Quốc cũng đi ra nước ngoài du học, nhất là đến Mỹ và Úc. Họ muốn có cái tiếng là du học để dễ dàng có công việc tốt khi quay trở lại quê nhà. Một số sinh viên còn xem đây là cách để né kỳ thi tuyển sinh mệt mỏi và các trường đại học Trung Quốc.
Đại bộ phận người dân Trung Quốc vẫn nghèo khổ
Lượng của cải được tạo ra ở Trung Quốc ngày càng đi ra khắp thế giới.
Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc đẩy giá của một số mặt hàng như đồng – vốn cần ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng hoặc các công trình cơ sở hạ tầng. Nhu cầu từ Trung Quốc cũng đã giúp các nhãn hàng xa xỉ của châu Âu như Louis Vuitton và Hermes lấy lại sinh khí. Các mặt hàng của các hãng này là không thể thiếu trong nền văn hóa quà cáp và coi trọng địa vị ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang thay đổi diện mạo của thị trường rượu vang xa xỉ – giờ đây họ mua nhiều rượu Bordeaux hơn cả Đức.
Có lẽ tác động đặc biệt nhất, một số người có thể cho là ‘bong bóng’, là đối với hội họa Trung Quốc. Ba trong số 10 bức họa đắt tiền nhất được bán trong năm 2011 là của các họa sỹ Trung Quốc, trong đó có bức đắt nhất trị giá 57,2 triệu Mỹ kim của họa sỹ Tề Bạch Thạch.
Giai đoạn kế tiếp có thể chứng kiến các đại gia công nghiệp Trung Quốc bắt đầu vươn ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới và khả năng mới.
Điều này có thể dẫn đến tranh cãi vì đa phần các công ty này đều thuộc quyền quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những lĩnh vực như năng lượng và viễn thông sự vươn ra của Trung Quốc có thể dẫn đến các tranh cãi thương mại với phương Tây.-Tăng tầm ảnh hưởng
-
--China: Committee May Strip Bo of Immunity
NYT The standing committee of the National People’s Congress may strip Bo Xilai of his congress membership and immunity from prosecution, Xinhua, the Chinese state news agency, reported.
Trung Quốc: China Stops Putting Economics First (National Interest 16-10-12)
Bất công bình thu nhập có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế: Income Inequality May Take Toll on Economic Growth (NYT 16-10-12) -- Đây là một vấn đề quan trọng, cần thảo luận cho Việt Nam, nhưng "một đồng chí Bộ Chính trị" và bộ sậu của ông ta có hiểu đ.... gì đâu!
--Japan closes on China in US bond holdings
(Financial Times)-Japan closes in on China as the largest holder of US government debt during August as foreign demand for Treasury securities remained robust
-Nợ nước ngoài của Mỹ lên kỷ lục 5.430 tỷ USD
Trung Quốc vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ nhưng vị thế này đang bị cạnh tranh bởi Nhật Bản.
-
--Shell xem xét việc bán lại nhà máy nhựa đường tại Việt Nam
Sau khi bán đi các nhà máy gas, Shell Việt Nam đang đánh giá lại khả năng bán các công ty nhựa đường công ty sở hữu để tái cơ cấu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines
Theo Tổng Bí thư, thực hiện phân cấp, phân quyền để quản lý là đúng nhưng mấu chốt là thiếu khâu giám sát.
. - Nay phải dứt khoát trả nợ với dân (DT).- Tiếp tục chính sách điều hành chặt chẽ (Stockbiz). - Khó khăn kinh tế còn kéo dài trong năm 2013 (PLTP). - GDP chỉ đạt 5,2% (TT).
- Ủy ban Thường vụ QH: Không thể hoãn tăng lương! (NLĐ). – Tìm tiền tăng lương, Bộ trưởng than khó (VnEco). - Ngân sách eo hẹp chưa thể tăng lương (ANTĐ). - Năm 2013, rất khó tăng lương (DV). - Không tăng lương, 22 triệu người bị ảnh hưởng (TP). - UBTVQH thảo luận tình hình kinh tế: Không có tiền lấy gì đi chợ ? (TN).
UBTVQH thảo luận tình hình kinh tế: Không có tiền lấy gì đi chợ ?
Thanh Niên
Chính phủ không bố trí nguồn ngân sách thực hiện tăng lương theo lộ trình vào năm 2013. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vẫn có thể tăng lương bằng các nguồn khác, đặc biệt nguồn tăng thu từ dầu thô. Phiên thảo luận ...
Không tăng lương, 22 triệu người bị ảnh hưởngTiền Phong Online
Tiếp tục chính sách điều hành chặt chẽSài gòn Giải Phóng
Đề xuất hoãn tăng lương năm 2013 do ngân sách khó khănDân Trí
Ủy ban Thường vụ QH: Không thể hoãn tăng lương!
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng dứt khoát: “Phải cân đối các nguồn để có tiền tăng lương. Yêu cầu là phải tăng tiêu dùng để kích hoạt thị trường mà không có tiền thì lấy gì đi chợ? Có tăng thêm lương thì ngân sách cũng tăng không nhiều”.
- Chấn động khi đại gia đất cố đô bị bắt (VNN).
- Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí (TBKTSG).
Không dễ hạ Ba Dũng-Trương Nhân Tuấn
Đại hội đảng Cộng sản hạ màn.
Tôi đã tiên đoán không sai: không dễ hạ được ba Dũng. Lý do đã nói, không nhắc lại.
Những người chống ba Dũng thì rất nhiều. Lý do: Trâu cột ghét trâu ăn. Những người muốn ba Dũng đi xuống chỉ có mục đích thế chỗ của Dũng. Tức lý do hạ bệ Dũng là không chính đáng. Ai chứng minh được là sẽ khá hơn Dũng về khả năng và đạo đức? Thực ra, một người tốt nghiệp trung học hạng xoàng cũng có thể hơn Dũng về khả năng rồi. Nhưng nói là một việc, chứng minh mới là việc khó.
Phe chống đối đã mở ra các trang web và tung lên đó nhiều hồ sơ “mật” - đúng sai không thể kiểm chứng, nhằm kết tội Dũng và đồng bọn - đọc té ghế. Lý ra, việc hạ Dũng sẽ “khả thi” hơn nếu những người đứng sau các trang báo này chịu khó chứng minh các “hồ sơ” mật kia là có cơ sở. Việc này không khó khăn. Tuy nhiên, có lẽ vì tối mắt do thù hận cá nhân, các hồ sơ chỉ nói “chung chung”, bằng chứng khoa học thiếu sót trong khi lời lẽ chụp mũ, bôi nhọ cá nhân thì rất phong phú. Vì ở thời nào, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải… hay ai đó, tình trạng tham nhũng rút ruột các công trình vẫn như nhau.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản phẩm của ông Kiệt, mới khánh thành lại phải đắp mền vài tháng để bảo trì. Vinashin, cú đấm thép (làm vỡ mặt nhân dân) là sản phẩm của ông Khải, nhưng do ý kiến của ba ông cố vấn. Hệ thống tròng tréo ở ngân hàng là do từ kế hoạch bắt chước “tập đoàn - chaebol” của Đại Hàn, tức từ thời ba ông... Việc hút dầu các mỏ ngoài khơi Vũng Tàu bán lậu cho tàu dầu nước ngoài đã có từ thời mới mở của. Việc mua quan bán chức, từ công an huyện cho đến ghế ủy viên TU, thậm chí ghế bộ trưởng… đều được treo giá từ thời bộ ba Mười, Anh, Kiệt. Đến thời Dũng, cũng bấy nhiêu sự việc đó, có điều tình hình tồi tệ thêm. Việc tròng tréo trong hệ thống ngân hàng đã trở thành những sợi dây thừng thắt họng nhân dân. Các cú đấm thép đã vỡ nợ, đập thẳng vào mặt nhân dân. Đám con và tay chân ba Dũng học mánh lới của học phái kinh tế “néolibérale”, lợi dụng sự tròng tréo không minh bạch trong hệ thống kinh tế nhà nước, dĩ công vi tư, có trách nhiệm làm gia tốc tình trạng tồi tệ hệ thống kinh tài không minh bạch. Trăm dâu đem đổ đầu ba Dũng là không đúng. Lãnh đạo nào, trước ba Dũng cũng là như thế, mà sau ba Dũng cũng sẽ là như thế. Cái hệ thống nó đã như thế, đổ thừa cho ba Dũng là không thuyết phục.
Tình trạng trâu cột ghét trâu ăn là việc thường thấy trong bất kỳ xã hội nào. Riêng xã hội Việt Nam, việc phân bổ lợi tức quốc gia và kế hoạch tiến cử nhân sự điều hành bộ máy nhà nước đều nằm trong tay người có quyền hành nhứt, tức người thực quyền lãnh đạo đảng (mà không qua luật lệ hay do quá trình tuyển chọn minh bạch như trong các xã hội dân chủ tự do). Trong thời kỳ vô sản, người nào “rách rưới” nhứt lại là người có tư cách (lãnh đạo) nhứt. Vì vậy trong bộ máy nhà nước không có nạn mua quan bán chức và nạn tham nhũng cũng ít thấy trong xã hội. Tuy nhiên, thời kỳ đó lại sinh ra những lãnh tụ độc tài sắt máu.
Nhưng từ khi cấy “gen” kinh tế thị trường vào thân cây vô sản thì hệ thống đó lại sinh ra những quái vật, như ba Dũng. Như đã viết trước đây, Ông Dũng, trước khi làm thủ tướng, đã từng lãnh đạo công an trong thời kỳ nội an chưa ổn định, sau đó phụ trách mảng kinh tế trong thời kỳ CSVN chủ trương “mở cửa”. Ông Dũng có thiên thời lẫn địa lợi. Ông ta có cơ hội lý tưởng và thời gian cần thiết để cài cắm người của mình trong ngành an ninh cũng như nắm huyết mạch kinh tế quốc gia. Ai cũng biết, tất cả sự giàu sang của các đảng viên đều đến từ tham nhũng hay hối mại quyền thế. Dĩ nhiên, do nghề nghiệp, ông Dũng đã nắm hồ sơ đen của đảng viên tham nhũng này (phần lớn là cao cấp). Ngoài ra một số đảng viên cao cấp khác thì mang ơn ông Dũng đã cân nhắc vào chỗ ngon lành. Vì vậy, những con trâu cột, tuy có rất nhiều trong xã hội, nhưng lại là thiểu số trong bộ máy nhà nước. Muốn hạ ba Dũng đâu có dễ!
Vấn đề là do “hệ thống” chứ không phải do “con người”. Một người “hiền lương” lên lãnh đạo thì cũng sẽ như ba Dũng, hay tệ hơn (nếu thông minh hơn ba Dũng). Nhiều người muốn hạ ba Dũng xuống, đơn giản chỉ vì ghét ba Dũng, cần cân nhắc lại.
Cái hệ thống nó như thế. Những người có quyền là có tiền. Những người có tiền thì sống liên đới, bảo vệ lẫn nhau. Quí vị ủy viên TƯ đều là người có tiền. Cũng là trâu, ganh tị ở chỗ con ăn ít con ăn nhiều. Nhưng để còn được ăn những con trâu này phải bảo vệ ba Dũng.
Bằng chứng sờ sờ nhưng làm gì được nhau?
Chỉ tội cho những nhà báo “năng nổ” nhưng trót dựa lưng phải một “con trâu” vào thời kỳ bị cột. Lúc trâu ăn nhà báo hưởng xái. Lúc trâu cột là lúc nhà báo bày tỏ hành vi “lê lai cứu chúa” (lê lai không viết hoa). Nhưng vấn đề là, để thuyết phục, cần phải có những số liệu rõ rệt, những bằng chứng cụ thể. Bằng không, viết hay đến mấy cũng chỉ là lời chửi đổng.
Xin chia buồn và hy vọng ở hiệp hai.
--
- Trung Quốc tăng tầm ảnh hưởng (BBC). – Trung Quốc kỷ luật hơn nửa triệu đảng viên, quan chức (VTC). - Vạch mặt các quan “giàu đột xuất” (TT).
- Campuchia tiếc thương cựu hoàng (BBC). – Ngày mai Cam Bốt bắt đầu tuần lễ quốc tang cựu hoàng Sihanouk (RFI). – Sihanouk – vị nguyên thủ ‘tình cờ’ (BBC).
- 50 năm cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (BBC). – Cuba nới lỏng giới hạn quyền tự do đi lại (RFI). – Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh (BBC). - Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh cho công dân (TT).
- Thủ tướng D.Medvedev: “Chúng ta không nên sợ dân chủ…” (LĐ).
- Con trai Tổng thống Hàn Quốc bị cấm rời đất nước (LĐ). - Hàn Quốc sẽ phóng thử tên lửa vũ trụ lần chót? (GD). – Hàn Quốc “tầm sư” học thống nhất đất nước (NLĐ). – Mỹ – Hàn siết chặt liên minh chiến lược (VnMedia).
- Tổng thống Miến Điện tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền (RFI).
- Thi hài cựu hoàng Campuchia hôm nay về nước (VnE).
Và đây là tám nguyên do – con số tám, hay 'bát', là một con số may mắn đối với người Trung Quốc – tại sao mà thế giới cần quan tâm đến những gì diễn ra đằng sau hành lang bí mật của Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh.
'Làm giàu là vinh quang'
--Triển lãm ảnh CM Văn hóa TQ tại LondonĐã 35 năm kể từ khi cố lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đưa ra phát biểu nổi tiếng này để báo hiệu Trung Quốc sẽ mở cửa với thế giới và đưa đến một trong những câu chuyện thành công về kinh tế lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong thời gian đó, nền kinh tế Trung Quốc đã đi từ chỗ nhỏ hơn của Ý một chút trở thành đệ nhị cường quốc của thế giới và hiện giờ đất nước này có khoảng một triệu triệu phú Mỹ kim. Đến lúc thế hệ lãnh đạo mới chuyển giao thế hệ năm 2022, Trung Quốc sẽ thách thức vị trí số một của Hoa Kỳ.
Sự chuyển biến này đã thay đổi cách kinh doanh của thế giới. Lao động giá rẻ của Trung Quốc đã giúp làm mềm giá mọi mặt hàng ở phương Tây từ giẻ lau nhà cho đến điện thoại di động. Đất nước này giờ đây là nhà đầu tư lớn nhất ở châu Phi và có cơ lần đầu tiên trong vòng hai thế kỷ qua sẽ dịch chuyển trọng tâm của châu lục này ra khỏi châu Âu và Hoa Kỳ. Hiện giờ Trung Quốc cũng là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của khối nợ công của Mỹ – một cây gậy đe dọa, hay là sự đặt cược liều mạng?
Vấn đề mấu chốt hiện nay là liệu thế hệ lãnh đạo mới của nước này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế như thời gian qua và qua đó giúp phần còn lại của thế giới hồi phục hay không. Phần lớn các phân tích gia phương Tây dự đoán rằng tốc độ này sẽ giảm từ 10% xuống còn 6-7% - một con số vẫn ấn tượng. Tuy nhiên họ cho rằng đất nước này cần cải cách sâu sắc nếu như họ muốn trở thành một quốc gia giàu có thay vì là một quốc gia thu nhập trung bình.
Lao động giá rẻ giúp Trung Quốc trở thành 'công xưởng của thế giới'
Sự tăng trưởng sẽ giúp tạo nên tầng lớp trung lưu đông đảo nhất của thế giới – những người rất háo hức được tận hưởng những tiện nghi như xe hơi hay máy điều hòa bất chấp tác hại đối với môi trường.
Tiệc vui nào cũng tàn
Trung Quốc đang phát triển nhanh quá mức đến nỗi họ hiếm khi dừng lại để cân nhắc cái giá môi trường mà họ phải trả.Hậu quả thật đáng cảnh tỉnh. Tốc độ công nghiệp hóa chóng mặt và sự bùng nổ xây dựng đã đưa Trung Quốc vượt qua Mỹ trở thành quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới trong năm 2007. Bảy trong số những thành phố ô nhiễm nhiều nhất thế giới là ở Trung Quốc. Mỗi năm tình trạng ô nhiễm khiến cho từ 500.000 đến 750.000 người chết sớm.
Thiệt hại này không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Trung Quốc. Ô nhiễm thủy ngân và ô nhiễm chì theo không khí lan ra các nước lân cận và thậm chí vượt Thái Bình Dương đến tận Bờ Tây của Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc dường như là đang quyết tâm dọn dẹp những hậu quả tai hại nhất nhưng quy mô công việc khiến chúng ta phải giật mình.
“Nếu chúng ta nhìn vào quy mô của nền kinh tế và dân số Trung Quốc, chỉ hai yếu tố này thôi cũng đủ cho chúng ta thấy sự phức tạp của vấn đề như thế nào,” chuyên gia Edgar Cua ở Ngân hàng Phát triển châu Á cho biết.
Thế giới ngày càng quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc
Điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ nắm vị trí trung tâm trong bất cứ thỏa thuận nào về biến đổi khí hậu nào trong tương lai. Họ đã từ chối đặt ra giới hạn lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà chỉ muốn cắt giảm ‘mật độ carbon’ – lượng khí carbon thải trên mỗi đơn vị sản lượng kinh tế – ở mức từ 40 đến 45% vào năm 2020. Nhưng với nền kinh tế phát triển quá nóng như thế và với việc nước này dựa vào than đá đến 70% nhu cầu năng lượng thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên 60% từ mức hiện nay, ngay cả khi họ đạt được mục tiêu ‘mật độ carbon’.
Dạy bọn trẻ tiếng Quan thoại
Đã từ lâu Trung Quốc đã làm phương Tây mê hoặc, và sự vươn lên của nước này như là một cường quốc kinh tế càng làm thế giới thêm quan tâm đến văn hóa và ngôn ngữ của họ.Ba chục năm trước đây, phương Tây chỉ biết đến những lãnh đạo rất kín kẽ của Trung Quốc. Nhưng giờ đây những cái tên như nữ tài tử Chương Tử Di, cầu thủ bóng rổ Diêu Minh và nghệ sỹ Trương Tiểu Cương là những tên tuổi toàn cầu.
Trong khi đó các trường học trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ đang mở các lớp dạy tiếng Quan thoại cho trẻ em từ 6 tuổi. Hồi Olympics London, xe buýt ở đây còn được vẽ các mẫu quảng cáo bằng Hán tự.
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách nắm bắt được nhu cầu này. Họ đã lập ra hàng trăm Viện Khổng Tử trên khắp thế giới mà mục đích thấy rõ nhất là dạy tiếng Hoa nhưng đồng thời cũng thể hiện quyền lực mềm của họ.
Số lượng người nói tiếng Hoa đang tăng lên nhanh chóng, nhất là ở châu Á, nhưng liệu ngôn ngữ này có khả năng thách thức tiếng Anh như là một ngôn ngữ toàn cầu? Trước mắt sẽ không có chuyện này, nhiều chuyên gia phân tích, với lý do là âm điệu chói tai và chữ viết ngoằn ngoèo mà phải mất nhiều năm mới học hết.
Duy trì hòa bình
Người giàu có Trung Quốc sẵn sàng chi tiền để tận hưởng cuộc sống
Trung Quốc là quốc gia đưa ra thuật ngữ ‘trỗi dậy hòa bình’ để trấn an các nước láng giềng đang lo lắng rằng quyền lực kinh tế mà họ mới đạt được sẽ không biến họ trở thành kẻ bắt nạt trong khu vực.
Tuy nhiên những tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, và căng thẳng âm ỉ với Hoa Kỳ, đôi khi khiến cho những ngôn từ này trở thành sáo rỗng.
Giải phóng quân Trung Quốc là đội quân lớn nhất trên thế giới với quân số ba triệu người và ngân sách quốc phòng chính thức của họ đang tăng nhanh chóng. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ vừa mới được đưa vào hoạt động và quốc gia này cũng được tin là đang đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tàng hình, chiến tranh mạng và an ninh mạng.
Theo lập luận của Trung Quốc thì đây là sự phát triển bình thường của một quốc gia có tầm vóc và tầm ảnh hưởng như họ và không hề là dấu hiệu cho thấy họ đã thay đổi lập trường.
“Mỗi quốc gia cần phải bảo vệ các lợi ích an ninh và lãnh thổ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi phải trở nên hung hăng. Bằng cách đó anh có thể khiến bạn bè của anh xa lánh,” ông Ngô Kiến Dân, cựu đại sứ tại Pháp, nói.
Nhưng vấn đề thật sự là làm sao các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ quyết định chính sách đối với Mỹ. Họ trẻ trung hơn và có nhiều kinh nghiệm về thế giới bên ngoài hơn thế hệ trước, cho nên liệu họ có thể gạt qua một bên sự nghi kỵ thâm căn cố đế giữa quân đội hai nước? Lịch sử cho thấy xung đột không thể tránh khỏi giữa một siêu cường và một đối thủ đang lên sẽ dẫn đến căng thẳng nhiều hơn là hòa giải.
Người tiếp theo lên Mặt Trăng sẽ đến từ Trung Quốc?
Sự đầu tư vào quân sự của Bắc Kinh làm nhiều nước láng giềng lo ngại
Đảng Cộng sản Trung Quốc phác họa thế kỷ trước khi họ lên cầm quyền vào năm 1949 là thời kỳ nhục nhã của đất nước trong tay phương Tây. Do đó chương trình không gian thành công của họ được ca tụng như là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã giành lại chỗ đứng trên trường quốc tế.
Nhưng cái giá khổng lồ cũng là chủ đề gây tranh cãi bởi vì 150 triệu người dân Trung Quốc vẫn sống với mức thu nhập từ 1 đô la một ngày trở xuống.
Đã từng đưa phi thuyền không người lái vào quỹ đạo Mặt Trăng, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ sẽ đưa tàu thăm dò đầu tiên lên hành tinh này vào năm 2013. Họ cũng cho biết về kế hoạch sơ khởi đưa người lên Mặt Trăng mặc dù chưa nói ngày tháng cụ thể.
Nếu mọi việc tiến triển, thì hình ảnh truyền hình phát vào mỗi hộ gia đình trên thế giới sẽ cho thấy sự thách thức của Trung Quốc với vai trò cường quốc không gian thống lĩnh thế giới của Hoa Kỳ.
Chẳng còn con vật gì cả
Tầng lớp mới giàu của Trung Quốc bị xem là nguyên nhân của tình trạng săn bắt trộm các động vật trong diện tối nguy để làm thuốc tráng dương, làm cảnh trong nhà hay đơn giản là để nấu súp.Hàng ngàn con voi bị hạ sát mỗi năm ở châu Phi để lấy ngà và chính quyền Trung Quốc bị chỉ trích là không kiểm soát đúng mức tình trạng mua bán ngà voi ở đất nước họ.
Vấn đề là cuộc cải cách kinh tế ở Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người ra khỏi đói nghèo thì cũng tạo ra bấy nhiêu những người tiêu dùng vô độ.
Các thành phố Trung Quốc đang có tốc độ xây dựng chóng mặt
Hãy nhìn vào tình hình tiêu thụ thịt lợn chúng ta sẽ thấy. Người dân Trung Quốc hiện nay tiêu thụ lượng thịt heo nhiều gấp năm lần so với năm 1979. Hiện nay, nông dân Trung Quốc đang chăn nuôi 460 triệu con lợn, chiếm phân nửa của thế giới.
Nhưng để có thực phẩm nuôi đàn lợn này là điều không thể ở Trung Quốc vì thiếu đất canh tác. Do đó nông dân nước này phải nhập khẩu đến 60% lượng đậu tương xuất khẩu của thế giới làm đẩy giá mặt hàng này lên cao trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra cũng phát sinh những lo ngại về những tác động môi trường của ngành chăn nuôi.
Sức ép sẽ càng dữ dội trong tương lai khi Trung Quốc phải làm sao nuôi số dân chiếm đến 21% dân số thế giới trong khi chỉ chiếm có 9% diện tích đất canh tác toàn cầu. Một số chuyên gia tin rằng rồi chúng ta sẽ phải làm quen với giá lương thực tăng cao cũng như việc nông dân Trung Quốc sẽ mua ngày càng nhiều đất đai ở nước ngoài.
Chu du còn hơn đọc vạn quyển
Chỉ mới năm 1995, việc xin hộ chiếu để có thể ra nước ngoài ở Trung Quốc là cả một quá trình thử thách lòng kiên trì kéo dài đến sáu tháng. Hầu hết những người có nhu cầu đi nước ngoài lúc đó toàn là quan chức.Giờ đây chỉ cần vài ngày là xong, và hàng triệu người Trung Quốc đang tận dụng chính sách cởi mở của chính phủ của họ để đi du lịch và du học nước ngoài.
Du khách Trung Quốc giờ đây nằm trong số những người tiêu tiền hạng ba trên thế giới, chỉ sau du khách Đức và Mỹ. Trong năm 2011, 70 triệu người Trung Quốc đã ra nước ngoài so với chỉ 4,5 triệu vào năm 1995. Phần đông trong số này chỉ đi những nơi lân cận như Hong Kong, Macau và Thái Lan. Nhưng ngày càng nhiều người bỏ tiền đi chơi xa hơn như Mỹ và Pháp, hay thậm chí những nơi ít người nghĩ đến như Trier, sinh quán của Karl Marx.
Hàng năm khoảng 300.000 sinh viên Trung Quốc cũng đi ra nước ngoài du học, nhất là đến Mỹ và Úc. Họ muốn có cái tiếng là du học để dễ dàng có công việc tốt khi quay trở lại quê nhà. Một số sinh viên còn xem đây là cách để né kỳ thi tuyển sinh mệt mỏi và các trường đại học Trung Quốc.
Mua cả thế giới
Đại bộ phận người dân Trung Quốc vẫn nghèo khổ
Lượng của cải được tạo ra ở Trung Quốc ngày càng đi ra khắp thế giới.
Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc đẩy giá của một số mặt hàng như đồng – vốn cần ở các thành phố đang phát triển nhanh chóng hoặc các công trình cơ sở hạ tầng. Nhu cầu từ Trung Quốc cũng đã giúp các nhãn hàng xa xỉ của châu Âu như Louis Vuitton và Hermes lấy lại sinh khí. Các mặt hàng của các hãng này là không thể thiếu trong nền văn hóa quà cáp và coi trọng địa vị ở Trung Quốc. Trung Quốc cũng đang thay đổi diện mạo của thị trường rượu vang xa xỉ – giờ đây họ mua nhiều rượu Bordeaux hơn cả Đức.
Có lẽ tác động đặc biệt nhất, một số người có thể cho là ‘bong bóng’, là đối với hội họa Trung Quốc. Ba trong số 10 bức họa đắt tiền nhất được bán trong năm 2011 là của các họa sỹ Trung Quốc, trong đó có bức đắt nhất trị giá 57,2 triệu Mỹ kim của họa sỹ Tề Bạch Thạch.
Giai đoạn kế tiếp có thể chứng kiến các đại gia công nghiệp Trung Quốc bắt đầu vươn ra nước ngoài để tìm kiếm thị trường mới và khả năng mới.
Điều này có thể dẫn đến tranh cãi vì đa phần các công ty này đều thuộc quyền quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những lĩnh vực như năng lượng và viễn thông sự vươn ra của Trung Quốc có thể dẫn đến các tranh cãi thương mại với phương Tây.-Tăng tầm ảnh hưởng
-
--China: Committee May Strip Bo of Immunity
NYT The standing committee of the National People’s Congress may strip Bo Xilai of his congress membership and immunity from prosecution, Xinhua, the Chinese state news agency, reported.
Trung Quốc: China Stops Putting Economics First (National Interest 16-10-12)
Bất công bình thu nhập có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế: Income Inequality May Take Toll on Economic Growth (NYT 16-10-12) -- Đây là một vấn đề quan trọng, cần thảo luận cho Việt Nam, nhưng "một đồng chí Bộ Chính trị" và bộ sậu của ông ta có hiểu đ.... gì đâu!
--Japan closes on China in US bond holdings
(Financial Times)-Japan closes in on China as the largest holder of US government debt during August as foreign demand for Treasury securities remained robust
-Nợ nước ngoài của Mỹ lên kỷ lục 5.430 tỷ USD
Trung Quốc vẫn là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ nhưng vị thế này đang bị cạnh tranh bởi Nhật Bản.
-
Cuộc tranh chấp Điếu Ngư/ Senkaku bùng lên từ đầu tháng 9/2012 đã và đang làm cho bầu không khí quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này trở nên nặng nề, đặc biệt trong kinh tế. Hôm nay 16/10/2012 báo chí Nhật cho hay, Toyota dự tính tuần tới cho ngừng sản xuất một nhà máy chế tạo xe hơi chính tại Trung Quốc.
--SoftBank financing suggests Japan Inc shift
(Financial Times)-None of its string of motley investments give much clue to how the Japanese group will perform in managing a large company in a foreign market
- Tại sao kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ? (TS).
- Sếp Citigroup đột ngột từ chức (VnEco).
- IMF chỉ trích chính sách khắc khổ của khối euro (RFI).
- Phố Wall tăng điểm trong ngỡ ngàng (24h).
- Yahoo trả lương CEO mới 58 triệu USD (BBC).
- Giá vàng hồi phục, dầu thô vững giá (NĐH).
-- Sự trì trệ của nền kinh tế là rất đáng lo ngại (SGTT)
SGTT.VN - Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 16.10, Chính phủ hai lần thừa nhận: “tham nhũng còn diễn biến phức tạp”, “ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra”. Còn uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thì cho rằng đang có “những dấu hiệu lo ngại về sự trì trệ nền kinh tế”, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đến nay chưa mang lại kết quả rõ nét, tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trên các lĩnh vực đất đai, sử dụng vốn và tài sản nhà nước gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của cán bộ, nhân dân.
“Tham nhũng ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế”
--SoftBank financing suggests Japan Inc shift
(Financial Times)-None of its string of motley investments give much clue to how the Japanese group will perform in managing a large company in a foreign market
- Tại sao kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ? (TS).
- Sếp Citigroup đột ngột từ chức (VnEco).
- IMF chỉ trích chính sách khắc khổ của khối euro (RFI).
- Phố Wall tăng điểm trong ngỡ ngàng (24h).
- Yahoo trả lương CEO mới 58 triệu USD (BBC).
- Giá vàng hồi phục, dầu thô vững giá (NĐH).
-- Sự trì trệ của nền kinh tế là rất đáng lo ngại (SGTT)
SGTT.VN - Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 16.10, Chính phủ hai lần thừa nhận: “tham nhũng còn diễn biến phức tạp”, “ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra”. Còn uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thì cho rằng đang có “những dấu hiệu lo ngại về sự trì trệ nền kinh tế”, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đến nay chưa mang lại kết quả rõ nét, tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trên các lĩnh vực đất đai, sử dụng vốn và tài sản nhà nước gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của cán bộ, nhân dân.
“Tham nhũng ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế”
Tồn kho hàng hóa...
|
Thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2012 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2013, bên cạnh những kết quả đạt được như lạm phát được kiềm chế, lãi suất tín dụng giảm, tỷ giá ổn định…, bộ trưởng bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cũng nêu rõ: kinh tế vĩ mô 2012 chưa thực sự ổn định vững chắc, nguy cơ lạm phát cao trở lại vẫn còn, doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng tới 61,4% so với năm trước; tồn kho của nhiều ngành còn ở mức cao; đặc biệt, tham nhũng và các tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến các mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội mà Quốc hội đã đề ra.
Cụ thể, trong tổng số 15 chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra có năm chỉ tiêu không đạt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tạo việc làm, giảm hộ nghèo và che phủ rừng. Nguyên nhân, theo Chính phủ, có lý do từ việc tái cơ cấu nền kinh tế kết hợp chuyển đổi mô hình tăng trưởng chậm được triển khai, hiện mới chỉ ở bước khởi đầu; chủ trương hỗ trợ sản xuất kinh doanh cũng chậm được triển khai. Ngoài ra, cũng có nguyên do từ yếu kém của bộ máy quản lý nhà nước, việc chấp hành chính sách pháp luật không nghiêm nhưng chưa được xử lý triệt để. Thêm vào đó, còn do “tình trạng tham nhũng, sách nhiễu, lợi dụng chức quyền trong bộ máy nhà nước còn diễn biến phức tạp”…
Nhận định của uỷ ban Kinh tế của Quốc hội thì cho rằng tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trên các lĩnh vực đất đai, sử dụng vốn và tài sản nhà nước gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của cán bộ, nhân dân. Uỷ ban này cho rằng báo cáo của Chính phủ đánh giá chưa sát với tình hình thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế (*); chưa nêu bật được nguyên nhân chủ quan của những tồn tại trên xuất phát từ việc điều hành vĩ mô. “Nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng lạm phát giảm, nhập siêu giảm nhưng lại có những dấu hiệu đáng lo ngại về sự trì trệ của nền kinh tế; thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng thừa nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn; tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt sự thống nhất cao, nhưng việc thực hiện trên thực tế đến nay chưa mang lại kết quả rõ nét”, đại diện ủy ban Kinh tế nhận xét.
Tồn kho bất động sản là lớn nhất
... đến tồn kho bất động sản.
|
Trong bối cảnh vừa nêu, Chính phủ đặt mục tiêu tổng quát của năm 2013 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Chính phủ cũng đề ra chín nhóm giải pháp về tài chính, tài khoá, gỡ khó cho doanh nghiệp, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, các tập đoàn kinh tế... Uỷ ban Kinh tế cũng cho rằng cần tập trung, khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là hàng tồn kho và nợ xấu. “Tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, khắc phục nhanh tình hình khó khăn hiện nay”, chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói.
Chủ tịch hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước, đề nghị Chính phủ thống kê đầy đủ giá trị của hàng tồn kho và phải đưa ra các giải pháp lớn, hiệu quả trong vấn đề này.
Theo thông tin của bộ trưởng Bùi Quang Vinh, bình quân chung hàng tồn kho tăng hơn 20% với cùng kỳ năm ngoái, dù có giảm so với thời điểm cao nhất (lên đến 33%) nhưng như vậy vẫn còn ở mức cao, trong đó cao nhất là các ngành sắt thép, nhựa, ximăng với tỷ lệ tồn kho từ 40 – 50%. Riêng bất động sản, theo ông Vinh, hiện chưa thống kê được lượng tồn kho.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu phải thống kê cho được lượng tồn kho của mặt hàng này và phải tính thêm một loại hàng tồn kho khác là các công trình, dự án đắp chiếu vì chờ vốn do cắt giảm đầu tư thời gian vừa qua. Bà Ngân lưu ý bộ Công thương việc kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng hiện trong nước đang tồn kho nhiều. Theo ước tính của ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội, trong 2 triệu tỉ đồng dư nợ thì (có lẽ) bất động sản chiếm đến 1 triệu tỉ đồng. “Tức là bao nhiêu sắt thép, ximăng chôn vào bất động sản, mà bất động sản lại không đưa ra sử dụng được thì làm sao giải phóng được số sắt thép, ximăng khác đang tồn kho được? Chưa kể một số mặt hàng như sắt, thép, ống nhựa phải nhập khẩu về cũng lại đem cất vào kho. Đấy chính là cái kho rất lớn, lớn nhất. Vấn đề tồn đọng hiện nay phải tập trung giải quyết cho bằng được là hàng tồn kho và doanh nghiệp đang chết chứ nghị quyết có nhiều rồi, nói “tăng cường”, “đẩy mạnh”, “tích cực” nhiều quá rồi, giờ phải làm sao cho nó “chạy” được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cho rằng việc cho vay bất động sản chỉ chiếm 5% trong tổng dư nợ, ông Nguyễn Đồng Tiến, phó thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lạc quan rằng dù thị trường này có tồn đọng khó khăn song tất cả đều có tài sản bảo đảm với giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ xấu! Chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cũng cho biết có thời điểm việc cho vay bất động sản chiếm 11% khi tổng dư nợ khoảng 2,4 triệu tỉ, song do thực hiện nghị quyết 11 nên tỷ lệ này kéo xuống rất nhanh, vì vậy con số 5% mà ngân hàng Nhà nước nói là không sai.
CHÍ HIẾU
----------------------------------------------------
(*) Xem toàn văn báo cáo thẩm tra của UB Kinh tế Quốc hội tại đây
SGTT.VN - Thẩm tra đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012; nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013
Chuẩn bị Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khóa XIII, Ủy ban Kinh tế đã làm việc với một số địa phương, khảo sát thực tế tại một số doanh nghiệp; đề nghị Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tham gia ý kiến và đề nghị một số bộ, ngành, địa phương báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội ngành, địa phương mình; tổ chức Diễn đàn nghe ý kiến của các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học. Ngày 10/10/2012, Ủy ban đã họp phiên toàn thể để thẩm tra Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012; nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013.
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở Báo cáo của Chính phủ, ý kiến của các đại biểu dự họp; qua tổng hợp ý kiến của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội[1], một số Đoàn ĐBQH, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chuyên gia kinh tế, nhà khoa học và qua giám sát, khảo sát thực tế, Ủy ban Kinh tế báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề chủ yếu như sau:
PHẦN I: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012
Năm 2012 là năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, là năm vẫn còn chịu sự tác động không thuận từ sự phục hồi tăng trưởng chậm của kinh tế thế giới, cùng với khó khăn, hạn chế mang tính cơ cấu tồn tại nhiều năm của kinh tế nước ta và tính hai mặt của chính sách thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tiến hành từ đầu năm 2011, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2012 đặt trong bối cảnh hết sức khó khăn.
Trước tình hình đó, quán triệt Kết luận Hội nghị lần thứ 3 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, Chính phủ đã sớm ban hành Nghị quyết 01/2012/NQ-CP về điều hành năm 2012, Nghị quyết 13/2012/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận cho ý kiến bổ sung nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực; thông qua Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm và dự báo xu hướng những tháng cuối năm, Uỷ ban Kinh tế xin báo cáo một số tình hình kinh tế-xã hội năm 2012 như sau:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy quý sau tăng cao hơn quý trước, nhưng ước cả năm chỉ đạt khoảng 5%-5,2%, thấp hơn chỉ tiêu theo Nghị quyết Quốc hội. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có tốc độ tăng thấp trong 5 tháng đầu năm 2012, tăng âm trong tháng 6 và tháng 7, tháng 8 tăng 0,63%, tháng 9 tăng mạnh 2,2%, cả năm ước tăng khoảng 8% nằm trong giới hạn chỉ tiêu theo Nghị quyết Quốc hội. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước cả năm ước đạt 741,5 nghìn tỷ đồng, bằng 100,1% dự toán, bội chi ngân sách bằng 4,8% GDP đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội.
Kim ngạch xuất khẩu ước cả năm đạt 113 tỷ đô-la Mỹ, tăng 16,6% so với năm 2011, vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm ước đạt 114 tỷ đô-la Mỹ, tăng 6,8% so với năm 2011. Chín tháng đầu năm xuất siêu 34 triệu đô-la Mỹ đã đưa cán cân thanh toán tổng thể thặng dư trên 8 tỷ đô-la Mỹ, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ[2], ước cả năm chỉ nhập siêu khoảng 1% so với kim ngạch xuất khẩu thấp hơn nhiều Nghị quyết của Quốc hội.
Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đầu tư cho miền núi và vùng dân tộc thiểu số[3], cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và miền núi có chuyển biến đáng kể, đời sống đồng bào được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3-4%, bộ mặt nông thôn có khởi sắc mới.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; đã tập trung chỉ đạo, triển khai nhiều biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực, nhất là tội phạm về kinh tế; tập trung xử lý kịp thời các vụ án liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, đất đai, đầu tư công...
Các hoạt động đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, tận dụng tối đa các cơ hội nhằm xử lý và hóa giải các thách thức mới, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh quốc gia, xử lý tốt vấn đề biển Đông, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của đất nước.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực gặp rất nhiều khó khăn, triển vọng đạt và vượt kế hoạch 10/15 chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Quốc hội[4], hầu hết các thành viên Ủy ban Kinh tế đánh giá đây là nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, tâm lý xã hội và niềm tin của thị trường vẫn đang diễn biến, nếu giải quyết chậm thì khó khăn sẽ kéo dài và phức tạp hơn trong năm tới. Một số ý kiến nêu, Báo cáo của Chính phủ đánh giá chưa sát với tình hình, số liệu báo cáo còn có độ vênh so với thực tế, chưa phản ánh hết mức độ khó khăn của đời sống xã hội và nền kinh tế, đặc biệt là khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế phân tích trong Báo cáo chủ yếu do khách quan, chưa nêu bật được những nguyên nhân chủ quan từ điều hành vĩ mô, 5 chỉ tiêu không đạt đều là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tính bền vững của nền kinh tế trong trung và dài hạn.
Nền kinh tế đang đối mặt với tình trạng: lạm phát giảm, nhập siêu giảm nhưng cho thấy những dấu hiệu lo ngại về sự trì trệ nền kinh tế; thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng thừa nhưngdoanh nghiệp vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận vốn; tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế đã đạt sự thống nhất cao, nhưng việc thực hiện trên thực tế đến nay chưa mang lại kết quả rõ nét. Nhiều ý kiến nhận định, việc lạm phát hạ nhanh hơn mức dự kiến, thể hiện qua chỉ số CPI tăng thấp tháng 3 (0,16%), tháng 4 (0,05%) và tháng 5 (0,18%), giảm trong tháng 6 (-0,26%) và tháng 7 (-0,29%), cùng với việc nhập siêu giảm liên tục và xuất siêu 9 tháng cho thấy thực trạng đáng lo ngại về năng lực hấp thụ đầu vào và tổng cầu của nền kinh tế đang suy giảm mạnh; hai nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu và hàng tồn kho đang làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển nguồn lực quốc gia. Bên cạnh đó, thu ngân sách nhà nước 9 tháng đạt 67,3% dự toán, là năm có tiến độ thu thấp nhất trong các năm gần đây; khả năng thu những tháng còn lại rất khó khăn, ảnh hưởng đến thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội[5].
Ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát tốt nhưng chưa định hình yếu tố bền vững. Nguy cơ lạm phát cao vẫn tiềm ẩn; cán cân thương mại có sự cải thiện đáng kể nhưng chủ yếu xuất phát từ sự khó khăn của khu vực sản xuất. Quản lý, điều hành giá, quản lý thị trường trong một số lĩnh vực chưa thực sự hợp lý tại một số thời điểm đã tác động không tốt đến niềm tin và tâm lý thị trường, tác động trực tiếp đến đời sống người dân như phí dịch vụ y tế, giáo dục được điều chỉnh tăng mạnh và đồng loạt tại nhiều địa phương[6]đã làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao đột biến trong tháng 9; điều hành giá, quản lý chất lượng, quản lý việc tạm nhập, tái xuất xăng dầu cũng chưa tạo được niềm tin với dư luận về tính công khai, minh bạch[7]. Có ý kiến cho rằng, diễn biến giá cả trong tháng 9 đòi hỏi tập trung chỉ đạo ngăn ngừa lạm phát cao có thể quay trở lại cuối năm và trong năm 2013.
Một số ý kiến đề nghị cần phân tích rõ động lực của tăng trưởng, lý giải về việc nền kinh tế đang có dấu hiệu tích cực lên, nhất là tăng trưởng GDP quý sau tăng cao hơn quý trước trong bối cảnh các thị trường đều giảm sút, tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả năm dự kiến bằng 29,5% GDP, thấp hơn 4% so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc hội và các năm trước (số thực hiện năm 2011 bằng 34,6% GDP, 2010 bằng 41,9% GDP, 2009 bằng 42,8% GDP), tín dụng tăng trưởng âm một thời gian dài, số tăng 9 tháng chưa bù đắp được nợ xấu gia tăng (tổng nợ xấu của toàn hệ thống các TCTD tăng từ 3,07% cuối năm 2011 lên 4,49% hoặc 8,82% theo báo cáo của NHNNVN vào cuối tháng 6/2012) trong khi tín dụng 9 tháng ước tăng 2,5%[8], hàng tồn kho cao, số lượng doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động[9] hoặc cắt giảm lao động lớn; thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng.[10]Bên cạnh đó, vốn trái phiếu giao chậm, cuối tháng 5/2012 Bộ Tài chính mới thông báo để Kho bạc Nhà nước cho giải ngân nên đã ảnh hưởng đến tiến độ nhiều dự án. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 52,5 tỉ USD, tăng tới 34,6%; trong khi đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 31,3 tỉ USD, giảm 0,6% phản ánh khả năng cạnh tranh yếu của sản phẩm trong nước. Một số ý kiến đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đánh giá toàn diện, đầy đủ thực trạng tình hình doanh nghiệp hiện nay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; cần đánh giá tác động tăng trưởng, việc làm trong thời gian tới, đồng thời có các giải pháp hỗ trợ hữu hiệu báo cáo Quốc hội tại kỳ họp này.
Sản xuất nông nghiệp, nhất là chăn nuôi, trồng trọt gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng năm 2012 tăng 3,7%, thấp hơn cùng kỳ các năm trước (năm 2011 tăng 4,1%, năm 2010 tăng 4,6%, năm 2008 tăng 5,4% so cùng kỳ năm trước). Theo báo cáo của các địa phương nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phản ánh, thời gian qua vẫn tồn tại nghịch lý về giá cả một số sản phẩm chính như: lúa, gạo, tôm, cá tra, cá basa giá đầu vào tăng trong nhiều thời điểm nhưng giá bán thì giảm sâu nhiều lần trong năm hoặc ổn định ở mức giá bán thấp hơn nên nông dân lãi rất thấp so với các năm trước.
Cơ chế quản lý thị trường vàng, nhất là về hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng, chưa mang lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới.
Kinh tế tăng trưởng thấp hơn dự kiến, tạo việc làm mới cả năm ước đạt 1,52 triệu người, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội, tỷ lệ giảm nghèo cả năm ước chỉ đạt 1,76%[11]đã tạo áp lực lên mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó cũng phát sinh một số vấn đề trong thực hiện chính sách xã hội cần quan tâm xử lý. Mặc dù theo số liệu công bố, số người thất nghiệp có xu hướng giảm[12], nhưng cũng có ý kiến cho rằng một bộ phận là do người lao động nhảy việc lợi dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp[13]. Hiệu quả của chính sách xuất khẩu lao động cho các huyện nghèo chưa cao: tỷ lệ lao động bỏ về trong thời gian đào tạo khá cao, trung bình 30%-35% số lao động, cá biệt có địa phương con số này lên tới 60%-70%.[14]
Tình hình tham nhũng tiếp tục diễn biến nghiêm trọng, phức tạp trên các lĩnh vực đất đai, sử dụng vốn và tài sản nhà nước gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm giảm lòng tin của cán bộ, nhân dân[15]. Chất lượng điều tra, phát hiện và xử lý một số loại tội phạm đạt hiệu quả thấp, nhất là các loại tội phạm kinh tế, lợi dụng chức vụ, tham nhũng; tiến độ điều tra, truy tố, xét xử án tham nhũng còn để kéo dài, gây phản ứng trong dư luận xã hội. Vi phạm pháp luật và tội phạm do người nước ngoài thực hiện có chiều hướng gia tăng, tính chất nghiêm trọng, như thuê gom đất đai, lập cơ sở nuôi trồng, thu mua nông sản, hải sản, y tế, trộm cắp, lừa đảo, mở phòng khám chữa bệnh trái phép. Tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng số vụ chết nhiều người gia tăng; vi phạm pháp luật về môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng vẫn chủ yếu xử lý hành chính, số vụ xử lý hình sự không đáng kể[16].
Trong 3 tháng cuối năm, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cơ bản đồng tình với các giải pháp cần triển khai thực hiện trong thời gian tới của Chính phủ, nhiều ý kiến cho rằng cần xử lý hài hòa giữa các vấn đề trước mắt và lâu dài, bảo đảm tính minh bạch, công khai, kỷ cương, kỷ luật trong điều hành, chủ động thông tin chính xác, rõ ràng đến người dân và doanh nghiệp để tạo niềm tin thị trường. Ủy ban Kinh tế đề nghị tập trung thực hiện một số giải pháp lớn như sau:
Cần tập trung khẩn trương giải quyết cơ bản các nút thắt của nền kinh tế là “hàng tồn kho và nợ xấu". Tồn kho càng lớn thì nợ xấu càng tăng lên[17]. Do vậy, giảm hàng tồn kho vừa là giải pháp cấp bách nhằm hỗ trợ sản xuất, vừa là giải pháp giảm nợ xấu một cách hữu hiệu, khắc phục nhanh tình hình khó khăn hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước cần xác định chính xác, minh bạch quy mô nợ xấu, các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu; xử lý nợ xấu trên nguyên tắc ngân hàng thương mại phải tự chịu trách nhiệm, tự chủ động giải quyết. Trên cơ sở có số liệu chính xác về quy mô, cơ cấu nợ xấu thì mới cân nhắc, quyết định mô hình tổ chức xử lý nợ xấu, không nên phân tán sức mạnh, nguồn lực quốc gia, đề nghị chỉ thành lập, sử dụng một công ty duy nhất để xử lý vấn đề nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Sớm có những giải pháp hữu hiệu đảm bảo liên thông giá vàng trong nước và quốc tế.
Khi thực hiện các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng trong quý IV để đạt được mức tăng GDP cả năm khoảng 5-5,2%, cần tính toán, cân nhắc ngăn ngừa lạm phát tăng cao trong năm 2013.
Cần sớm hoàn thành việc rà soát lại các công trình đầu tư dở dang đang bị giãn, hoãn tiến độ, thanh toán dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản cho doanh nghiệp; tập trung đầu tư hoàn thiện các dự án trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, ngành, vùng, địa phương. Bên cạnh đó, cần chủ động chỉ đạo, điều hành công tác quản lý giá, quản lý chất lượng, cân đối hàng hóa phục vụ nhân dân, bình ổn thị trường trong dịp cuối năm 2012.
Đẩy mạnh việc thực hiện các giải pháp về việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động; tăng cường quản lý nhà nước về lao động, trong đó có lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam; tiếp tục triển khai tốt cơ chế, chính sách về bảo hiểm y tế; hoàn thiện và triển khai thực hiện chính sách đối với người có công; bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
PHẦN II: NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013
Hầu hết các thành viên Ủy ban Kinh tế nhất trí dự báo, mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và các giải pháp chủ yếu của báo cáo Chính phủ. Ủy ban Kinh tế cho rằng, xu hướng khó khăn của nền kinh tế nước ta sẽ còn kéo dài trong năm 2013. Do vậy, cần đánh giá khách quan, toàn diện các yếu tố khi xây dựng các chỉ tiêu, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn lực cho mục tiêu trung và dài hạn. Năm 2013 cần tiếp tục kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô tạo lòng tin thị trường và xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, đẩy mạnh ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội.
Đối với các chỉ tiêu chủ yếu
Nhiều ý kiến cho rằng, nhiệm vụ đặt ra trong năm 2013 tạo dựng được nền tảng vĩ mô ổn định để tái cơ cấu mạnh nền kinh tế. Ủy ban Kinh tế nhận thấy, năm 2013 là năm bản lề của Kế hoạch 5 năm 2011-2015, cần bắt đầu từ thay đổi tư duy làm quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực; công khai, minh bạch thông tin điều hành, tính chính xác số liệu để làm căn cứ tin cậy cho việc ra quyết định. Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng các giải pháp, chính sách phù hợp với tình hình mới.
Các thành viên Ủy ban Kinh tế thảo luận và có ý kiến:
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5%; Kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 8%; Nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu; Bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP; Tạo việc làm mới khoảng 1,6 triệu người; Tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%; Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 84%; Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 75%; Tỷ lệ che phủ rừng đạt 41%.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến khác về từng chỉ tiêu cụ thể:
Về nhóm chỉ tiêu kinh tế: một số ý kiến đề nghị tăng trưởng kinh tế chỉ phấn đấu ở khoảng 4%-5%; có ý kiến đề nghị khoảng 4%-4,5%, cũng có ý kiến đề nghị khoảng 6%. Về chỉ tiêu tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, một số ý kiến đề nghị cần ưu tiên kiểm soát tăng dưới 5%, dưới 6%; cũng có ý kiến cho rằng chỉ số giá tiêu dùng không thể tăng thấp hơn năm 2012, đề nghị kiểm soát ở mức 1 con số như chỉ tiêu đề ra năm 2012. Đối với chỉ tiêu nhập siêu dự kiến khoảng 8% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương với 9,9 tỷ đô la Mỹ, một số ý kiến lo ngại sẽ tác động mạnh đến tỷ giá và thị trường ngoại hối. Đối với chỉ tiêu bội chi ngân sách, một số ý kiến cho rằng sẽ khó khăn hơn năm 2012 do nhiệm vụ thu ngân sách tiếp tục chịu nhiều áp lực do tăng trưởng kinh tế chưa phục hồi. Đối với chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội, ý kiến cho rằng nếu tăng khoảng 30% GDP sẽ không bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng và tập trung giải quyết các dự án đang triển khai có hiệu quả nhưng còn dở dang theo Nghị quyết 11 của Chính phủ. Mặt khác, khi dư nợ tín dụng tăng bình thường trở lại khoảng 15%-17% hoặc khoảng 20% và quyết tâm phát hành trái phiếu công trình đầu tư mở rộng quốc lộ 1A thì tổng đầu tư sẽ tăng trở lại và khả năng đạt 33%-34% GDP.
Về nhóm chỉ tiêu xã hội: đối với chỉ tiêu giảm nghèo 2% bình quân cả nước, 4% với các huyện, xã nghèo, một số ý kiến đánh giá phải có nhiều chính sách tác động mạnh mẽ hơn thì mới bảo đảm chỉ tiêu này khả thi. Có ý kiến chỉ tiêu tạo việc làm ở khoảng 1,5 triệu là khả thi. Ngoài ra, một số ý kiến đề nghị bổ sung chỉ tiêu về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế để phấn đấu thực hiện; cân nhắc sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên; nghiên cứu để có thể thay chỉ tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp cho chỉ tiêu tạo việc làm mới hàng năm.
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Ủy ban Kinh tế xin nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
(1) Ban hành, thực hiện đồng bộ các chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc đổi mới các yếu tố động lực tăng trưởng, thể hiện qua sự cải thiện về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sự cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội.
(2) Tiếp tục kiềm chế lạm phát, tăng tính ổn định vĩ mô, điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; kết hợp tốt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc huy động, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức thấp, ổn định gắn với thúc đẩy tăng trưởng. Theo dõi sát diễn biến thị trường trong nước và thế giới, chủ động dự báo và có các biện pháp điều hành thị trường phù hợp, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ không để xảy ra hiện tượng đầu cơ tăng giá trục lợi; điều chỉnh giá một số mặt hàng Nhà nước quản lý theo lộ trình một cách linh hoạt với liều lượng hợp lý; thực hiện nguyên tắc quản lý giá thị trường đi đôi với kiểm soát mặt bằng giá, tăng cường công tác quản lý giá, đăng ký giá, kê khai giá, nhất là công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về giá.
Có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, cần quan tâm về thủ tục vay vốn, bảo lãnh tín dụng; tạo nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại để khuyến khích tập trung cho các chương trình cho vay lãi suất thấp với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp (nhất là ngành chăn nuôi, thủy sản), xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Giám sát chặt chẽ các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm quy định của nhà nước, nhất là vấn đề lãi suất, tiếp cận vốn tín dụng; cho phép cơ cấu lại nợ các khoản vay phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã hoàn thành các công trình nhưng do vốn ngân sách chưa thanh toán.
(3) Tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp giảm lượng hàng tồn kho; sớm có kế hoạch thanh quyết toán nợ đọng từ các công trình đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, vốn TPCP và các nguồn vốn khác đã được phê duyệt nhằm tăng tiêu thụ các sản phẩm: vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, thiết bị điện... Chú trọng kích cầu ở một số nhóm hàng tồn kho lớn, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của nhau, nhất là những sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước. Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thông thị trường, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ, có chính sách bảo vệ thị trường trong nước, xây dựng các hàng rào phi thuế quan không trái với cam kết quốc tế để hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có khả năng sản xuất với giá cạnh tranh[18].
Ban hành chính sách động viên tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chi tiêu ngân sách nhà nước, tiết kiệm tiêu dùng cuối cùng của dân cư. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
(4) Tiếp tục tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục, y tế, khoa học – công nghệ. Chú trọng đầu tư cho công tác y tế dự phòng theo hướng nghiên cứu chuyển dần đầu tư ngân sách nhà nước trực tiếp cho các bệnh viện sang đầu tư hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế; nâng mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng; đảm bảo mức chi cho y tế dự phòng ít nhất 30% ngân sách dành cho y tế. Tập trung có trọng điểm vốn trái phiếu đầu tư y tế cho các bệnh viện còn dở dang, ưu tiên cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bảo đảm chi không dưới 1% ngân sách nhà nước cho sự nghiệp môi trường, tích cực huy động nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường. Hướng dẫn quy trình đánh giá về công nghệ sản xuất đối với máy móc, thiết bị bảo đảm không nhập khẩu công nghệ cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
(5) Tập trung giải quyết hiệu quả các vụ khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá nhân, nhất là các vụ khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai; giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân.
(6) Tiếp tục tạo chuyển biến căn bản về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí; thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
(7) Thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn mọi âm mưu hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Tiếp tục mở rộng và xử lý hài hòa quan hệ đối ngoại; đưa quan hệ với các đối tác, nhất là các nước láng giềng, khu vực, các nước lớn và đối tác tiềm năng, bạn bè truyền thống đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững.
(8) Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc trình Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định nhằm giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách thể chế, hoàn thiện hơn nữa cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Rà soát việc phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế, quy định rõ hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh tế giữa Trung ương và địa phương. Việc phân cấp phải phù hợp với năng lực, trình độ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương gắn việc Trung ương tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền địa phương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng đồng, các tổ chức xã hội tham gia giám sát.
Xin kính trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến./.
[1]Đến nay đã nhận được văn bản tham gia ý kiến của Hội đồng dân tộc, Ủy ban về các vấn đề xã hội, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Đối ngoại, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường.
[2]Cán cân thanh toán tổng thể: năm 2011 thặng dư 2,65 tỷ USD; năm 2010 thâm hụt 3,1 tỷ USD.
[3]Chương trình 135 giai đoạn 2, Dự án Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo…
[4]5 chỉ tiêu dự kiến không đạt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP, tạo việc làm, mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ che phủ rừng.
[5]Nhiều địa phương thu ngân sách gặp khó khăn, đạt thấp so với kế hoạch như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc... Thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu dự kiến hụt dự toán khoảng 25.500 tỷ đồng; bù lại phần hụt thu là thu tăng từ dầu thô do giá tăng và thu một phần lãi dầu, khí được chia lại.
[6]Mới chỉ có 350 dịch vụ trên hàng ngàn dịch vụ y tế được điều chỉnh.
[7]CPI tháng 8 tăng 0,63%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế đóng góp 0,3%. CPI tháng 9 tăng 2,2%, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế đóng góp tới 0,95%, nhóm giáo dục đóng góp 0,6%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,02% (riêng dịch vụ y tế tăng 23,87%); nhóm giáo dục tăng 10,54% (riêng dịch vụ giáo dục tăng 12,16%). Nếu loại trừ yếu tố này, CPI tháng 9 chỉ tăng 0,7- 0,8%, sát với dự báo.
[8]Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với các khách hàng vay được chọn mẫu của 56 TCTD, đến 30/06/2012, nợ xấu của các TCTD chiếm 8,82% tổng dư nợ cấp tín dụng, tăng 23,53% so với cuối năm 2011. Số báo cáo từ các TCTD đến cuối tháng 6 nợ xấu là 4,49%. Mặc dù tăng trưởng tín dụng đến 31/8/2012 tăng 2,16%, đến tháng 9 ước tăng 2,5%, tuy nhiên tốc độ tăng rất chậm nếu so sánh với mức tăng tổng phương tiện thanh toán (10,37% đến 31.8.2012) và tăng số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (11,23% đến 30/8/2012).
[9]Số lượng doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động trong 9 tháng đầu năm tăng cao (40.190 doanh nghiệp, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2011); đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội hai đầu tàu kinh tế của cả nước số doanh nghiệp ngừng, tạm dừng hoạt động khá cao (ở TP Hồ Chí Minh là 12.558 doanh nghiệp), lượng người đăng ký trợ cấp thất nghiệp tăng.
[10]Nếu tính theo giá thực tế, vốn đầu tư 9 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 8,6%. Nhưng nếu loại trừ yếu tố tăng giá, thì tốc độ tăng vốn đầu tư sẽ mang dấu âm, riêng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (đầu tư công) tính theo giá thực tế chỉ tăng 7,6% sau khi loại trừ yếu tố giá còn giảm sâu hơn.
[11]Đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế thời gian qua đã không tác động nhiều đến cải thiện đời sống một bộ phân dân cư dễ bị tổn thương, nhất là nếu tính giai đoạn 2006-2010 về thực chất mỗi năm chỉ giảm khoảng 1,5%, năm 2011 loại trừ yếu tố giá chỉ giảm được 1,3%.
[12]Số đăng ký thất nghiệp trong 7 tháng đầu năm là 305.791 người, giảm so với số 335.901 người của năm 2011.
[13]Theo báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội.
[14]Theo báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội.
[15]Theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp.
[16]Năm 2012 Thanh tra Chính phủ chỉ chuyển 1 vụ cho cơ quan điều tra để xử lý hình sự.
[17]Có ý kiến cho rằng nền kinh tế đã rơi vào vòng luẩn quẩn: do áp lực lạm phát nên phải thu hẹp tổng cầu, khi CPI hạ quá nhanh, tăng trưởng chậm lại, sản xuất đình đốn, tồn kho, nợ xấu tăng cao thì lại có xu hướng nới lỏng để kích thích kinh tế, dẫn đến nguy cơ tái lạm phát cao.
[18]Ngành thép hiện nay đang chịu sự cạnh tranh không lành mạnh của thép nhập khẩu từ Trung Quốc do lợi dụng chính sách về thuế nhập khẩu nên có giá bán thấp hơn giá thép trong nước.
--Nợ xấu cao do ngân hàng định giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực
Theo Chánh Văn phòng Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, các ngân hàng đã phải trả giá và phải trích lập thêm dự phòng rủi ro cho việc này.
- Ngân hàng Mỹ tổ chức hội nghị về thương mại và tài chính ở Việt Nam (VOA). – Ngân hàng và doanh nghiệp: Chia sẻ khó khăn và lợi ích (Tin tức). – Xây dựng đề án công khai minh bạch thông tin ngân hàng” (Petro Times).
- Ngân hàng trả giá vì nợ xấu (VnEco). – Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho: Mở “nút thắt” của nền kinh tế (Công lý).
- NHNN ban hành Thông tư giám sát tiêu hủy tiền hỏng (vinacorp). Hủy cụ?=>
- SGTT: Dư nợ bất động sản: 1 triệu tỷ đồng?, chiếm một nửa dư nợ ngân hàng.
- Quản lý vàng – Lạc điệu! (SGGP). - Giá vàng tuột dốc không phanh (NLĐ). – Nguyên nhân khiến giá vàng bấp bênh (Tin tức). - SJC xin thêm hạn mức gia công vàng móp méo (TT).
- Doanh nghiệp gỗ than phiền “giấy phép con” (TBKTSG).
- Thị trường đường: Mua khổ, bán khó (DNSG). - Trồng cà chua bi – lãi gấp 4 lần lúa (DV). - Xuất khẩu gạo năm 2012 có thể đạt 7,5 triệu tấn (HNM).
- Lừa đảo, trốn thuế qua internet – Bài 2: Cần quản lý chặt chẽ hơn (SGGP).
- Nhiều chiêu bán khống chứng khoán (TT).
- Thương hiệu Việt tan vỡ: Bibica ngay ngáy lo bị thôn tính (VEF).
- Ký quỹ tạm nhập tái xuất: Gây khó cho DN (DNSG).
- Nhiều Giám đốc được đề cử Anh hùng lao động (VietQ).
- Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD (DNSG). -Toyota Việt Nam bắt đầu triệu hồi gần 5.300 xe lỗi
- Ngân hàng trả giá vì nợ xấu (VnEco). – Giải quyết nợ xấu và hàng tồn kho: Mở “nút thắt” của nền kinh tế (Công lý).
- NHNN ban hành Thông tư giám sát tiêu hủy tiền hỏng (vinacorp). Hủy cụ?=>
- SGTT: Dư nợ bất động sản: 1 triệu tỷ đồng?, chiếm một nửa dư nợ ngân hàng.
- Quản lý vàng – Lạc điệu! (SGGP). - Giá vàng tuột dốc không phanh (NLĐ). – Nguyên nhân khiến giá vàng bấp bênh (Tin tức). - SJC xin thêm hạn mức gia công vàng móp méo (TT).
- Doanh nghiệp gỗ than phiền “giấy phép con” (TBKTSG).
- Thị trường đường: Mua khổ, bán khó (DNSG). - Trồng cà chua bi – lãi gấp 4 lần lúa (DV). - Xuất khẩu gạo năm 2012 có thể đạt 7,5 triệu tấn (HNM).
- Lừa đảo, trốn thuế qua internet – Bài 2: Cần quản lý chặt chẽ hơn (SGGP).
- Nhiều chiêu bán khống chứng khoán (TT).
- Thương hiệu Việt tan vỡ: Bibica ngay ngáy lo bị thôn tính (VEF).
- Ký quỹ tạm nhập tái xuất: Gây khó cho DN (DNSG).
- Nhiều Giám đốc được đề cử Anh hùng lao động (VietQ).
- Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD (DNSG). -Toyota Việt Nam bắt đầu triệu hồi gần 5.300 xe lỗi
Sau khi bán đi các nhà máy gas, Shell Việt Nam đang đánh giá lại khả năng bán các công ty nhựa đường công ty sở hữu để tái cơ cấu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Không để xảy ra những vụ như Vinashin, Vinalines
Theo Tổng Bí thư, thực hiện phân cấp, phân quyền để quản lý là đúng nhưng mấu chốt là thiếu khâu giám sát.
. - Nay phải dứt khoát trả nợ với dân (DT).- Tiếp tục chính sách điều hành chặt chẽ (Stockbiz). - Khó khăn kinh tế còn kéo dài trong năm 2013 (PLTP). - GDP chỉ đạt 5,2% (TT).
- Ủy ban Thường vụ QH: Không thể hoãn tăng lương! (NLĐ). – Tìm tiền tăng lương, Bộ trưởng than khó (VnEco). - Ngân sách eo hẹp chưa thể tăng lương (ANTĐ). - Năm 2013, rất khó tăng lương (DV). - Không tăng lương, 22 triệu người bị ảnh hưởng (TP). - UBTVQH thảo luận tình hình kinh tế: Không có tiền lấy gì đi chợ ? (TN).
UBTVQH thảo luận tình hình kinh tế: Không có tiền lấy gì đi chợ ?
Thanh Niên
Chính phủ không bố trí nguồn ngân sách thực hiện tăng lương theo lộ trình vào năm 2013. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vẫn có thể tăng lương bằng các nguồn khác, đặc biệt nguồn tăng thu từ dầu thô. Phiên thảo luận ...
Không tăng lương, 22 triệu người bị ảnh hưởngTiền Phong Online
Tiếp tục chính sách điều hành chặt chẽSài gòn Giải Phóng
Đề xuất hoãn tăng lương năm 2013 do ngân sách khó khănDân Trí
Ủy ban Thường vụ QH: Không thể hoãn tăng lương!
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng dứt khoát: “Phải cân đối các nguồn để có tiền tăng lương. Yêu cầu là phải tăng tiêu dùng để kích hoạt thị trường mà không có tiền thì lấy gì đi chợ? Có tăng thêm lương thì ngân sách cũng tăng không nhiều”.
- Chấn động khi đại gia đất cố đô bị bắt (VNN).
- Sẽ dẹp bỏ nhiều trạm thu phí (TBKTSG).
Nhân Ngày lương thực thế giới 16/10/2012, Liên Hiệp Quốc báo động trên toàn cầu có 1,5 triệu người suy dinh dưỡng và 870 triệu người bị đói triền miên. Cơ quan Lương nông Liên Hiệp Quốc đề ra biện pháp trợ giúp các nhà tiểu nông đang bị giới đầu cơ gạo quốc tế thao túng ép giá. Đây cũng là tình trạng bi thảm của nông dân Việt Nam bán gạo cho Trung Quốc.
- Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu năm 1950 (BVN). – Ước mơ nhỏ gửi tới Ba Đình (Đào Tuấn). – Bạch hóa để chống tham nhũng (TBKTSG). – Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ (VNN). – Vẽ đường cho hươu chạy (Petrotimes).
- ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ CÁC VIỆC LÀM KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ÔNG NGUYỄN MẠNH TRIỀU QUYỀN GIÁM ĐỐC EXIMBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU (ubank). – Tham nhũng 1 đồng, ăn quen thành tính cách, cái gì cũng đòi tiền nên mọi người sẽ có ấn tượng và thành kiến không tốt về những hạng người này (Thái Hiền).
- Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam: Thu hồi đất trái luật, dân kêu chưa thấu đến “Trời” (NCT). - Công ty Cổ phần Việt Hà (Hà Tĩnh): Ngang nhiên chiếm đất rừng khoán hộ, phá hủy tài sản công dân. - Xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: Chính quyền lừa dân.
- 63 tỉnh thành, đâu cũng phát triển theo… mốt (TVN).
Voi phòng khách và sâu trong nồi canh
Văn phòng CP ‘tự phê và kiểm điểm'
Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp
-Bộ Chính trị 'thất bại' tại Hội nghị 6
-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'nghẹn ngào'
-Thủ tướng và Hội nghị Trung ương 6
-Tổng Bí thư 'nghẹn ngào' nhận lỗi
-Ủy viên TƯ Đảng nhận xét sau Hội nghị 6
-Việt Nam : Sau Hội nghị Trung ương, đấu đá trong nội bộ lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn
--Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!
-Một ngày sau Hội nghị 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quan tâm của dư luận về các kết luận của cuộc họp vẫn rất lớn, đem lại số người đọc tăng đột biến vào trang web BBC Tiếng Việt trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'được Trung ương trao nhiệm vụ'
BBC Tiếng Việt xin giới thiệu tiếp một số ý kiến đánh giá chính trị nội bộ nhân Hội nghị hoặc viễn cảnh kinh tế Việt Nam tới đây:
-----Bế mạc Hội nghị 6 Trung ương Đảng CSVN
--'Không lường trước được giá cả tăng'
--Tổng Bí thư 'nghẹn ngào' nhận lỗiNghe06:35
TS Lê Sỹ Long, Đại học Houston:
Điều tôi ghi nhận sau Hội nghị là Trung ương Đảng đã không dám kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữa nhiệm kỳ 2 của ông ta vì sợ rằng sẽ làm hỏng liên minh chính trị trong Đảng. Ba phái trong liên minh: Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Văn phòng Chính phủ từng đủ năng động để đổi mới đất nước qua nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba phái này cũng đi theo tuần tự của việc thay đổi lãnh đạo, yếu tố đã và đang đóng vai trò cốt yếu để Việt Nam là một trong những thể chế độc đoán vững vàng nhất thế giới.
Biến liên minh đó thành một nền chính trị phe nhóm, nơi mà một phái thất vọng có thể đẩy phái kia ra khỏi ghế ngay giữa nhiệm kỳ, là điều mà các nhà lãnh đạo cộng sản luôn cố tránh. Một phần là vì họ biết từ thời Cuộc chiến Việt Nam, khi chế độ Miền Nam luôn bị phe phái phá vỡ: những kẻ trong thuyền đẩy những người ngồi ra ngoài.
Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là hành động hai phái của các ông Sang và Trọng đưa ra chống lại ông Dũng phản ảnh một thực tế hiện nay là chỉ có thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương và các nhân vật được bổ nhiệm làm lãnh đạo những tập đoàn nhà nước thì Đảng mới có thể giành lại niềm tin của người dân.
Điều khác biệt giữa ông Sang và ông Dũng là chỗ, ông Sang tin rằng ông Dũng đã hư hỏng về đạo đức “trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, vợ con”, còn về vai trò của các tập đoàn nhà nước thì hai ông này, đều là người miền Nam, có quan điểm giống nhau.
Raphael Cecchi, chuyên gia về châu Á của tập đoàn ONDD:
Đánh giá kinh tế Việt Nam thời gian qua, tôi nghĩ quyết định đúng của họ đã làm được là ngay từ đầu 2011 Nghị quyết 11 đưa ra được các biện pháp phục hồi kinh tế vĩ mô và giúp kiềm chế lạm phát.
Về các quyết định sai trái hoặc sự thiếu vắng các quyết định, thì chính sách lấy tăng trưởng làm tiền đề khi kinh tế bị quá nóng (tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức đột ngột và cao nhất châu Á trong thập niên qua), đã dẫn tới việc mất cân bằng, làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư và thị trường Việt Nam và tiền đồng, đồng thời làm yếu hệ thống ngân hàng (vì tích lũy thêm nhiều nợ xấu).
Việc lập ra các tập đoàn nhà nước lớn mà điển hình là quản lý yếu kém, dồn nguồn tài nguyên sai trái, tài chính yếu kém và quản lý từ trên bị lỏng lẻo.
Cải cách cơ chế của Việt Nam cũng yếu, đặc biệt là vì đã tập trung ít vào các tập đoàn nhà nước thua lỗ, quản trị kém như Vinashin, và điều này đã làm hại tăng trưởng, làm trầm trọng thêm các căn bệnh của hệ thống và bài mòn niềm tin.
Tư nhân hóa cũng bị ngưng lại một thời gian, và trong các trường hợp này, trách nhiệm cần được đổ cho cả Thủ tướng Dũng và sự chống cự cải cách từ Đảng và các nhóm đặc quyền đặc lợi.
GS Carl Thayer, nhà bình luận từ Úc:
Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.
Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.
Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này.
Bangkok Post cảnh báo khủng hoảng tới có thể xảy đến chỉ với Việt Nam và Myanmar
Umesh Pandey, trên báo Bangkok Post trong ngày hội nghị bế mạc:
Cho tới gần đây, Việt Nam khiến Thái Lan sợ vì có thể vượt qua Thái Lan về tăng trưởng và tính hấp dẫn đầu tư. Người ta cũng đặt câu hỏi có phải bạo loạn chính trị ở Thái Lan đã khiến nước họ tụt hậu sau Việt Nam. Nay thì chúng ta không còn nghe thấy những câu hỏi như vậy, và không phải vì Thái Lan làm gì hay hơn.
Điều cần được hỏi là có phải tại châu Á cách lãnh đạo Một Người đúng hay là không. Một Người ở Việt Nam đã có thể khiến nền kinh tế đất nước tốt hơn hoặc tồi đi. Chúng ta cũng thấy tình trạng tập trung quyền lực vào một cá nhân ở cả Philippines, Campuchia, Myanmar, nơi các ông Benigno Aquino, Hun Sen và Thein Sein chỉ đạo chính.
Hãy nghĩ đến chuyện đó, khi người ta có thể nêu ra rằng 7 trong 10 nền kinh tế Asean không được điều khiển bằng các nguyên tắc cơ bản của đất nước mà bị chỉ tay bởi một đảng hay một ông lớn.
Cách điều hành độc đoán có thể tạo ra ổn định nhưng về lâu dài lại tạo rủi ro chính trị. Chúng ta đã thấy hậu quả của nó trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1997.
Trong khi xảy ra khủng hoảng 1997 -98, các chế độ từng đem lại lợi ích kinh tế cho người dân có thể sống sót nhưng những người như Tổng thống Suharto bị sụp đổ vì ông không còn đem lại được gì cho Indonesia nữa.
Để một nhân vật quyền thế chỉ đạo các chính sách chỉ là cách làm tốt khi bối cảnh chung còn tốt, nhưng cách làm này có nhiều rủi ro khi tình hình xấu đi. Ổn định bề ngoài sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho các tệ nạn như tham nhũng, bè phái, và từ đó dẫn đến các vấn đề lớn hơn trong tương lai.
Khi các vấn đề là thiếu thận trọng hay bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam nhé.
Cuộc khủng hoảng tiếp theo, nếu xảy ra, có thể sẽ xảy ra riêng với Việt Nam hoặc Myanmar mà không ảnh hưởng gì đến các nước Asean còn lại. Nhưng tác động của nó với tâm lý chung có thể rất lớn và sức hấp dẫn chung của cả khu vực có thể sẽ bị xóa mất.
- Dân chúng nghĩ gì từ vụ án tử hình Trần Dụ Châu năm 1950 (BVN). – Ước mơ nhỏ gửi tới Ba Đình (Đào Tuấn). – Bạch hóa để chống tham nhũng (TBKTSG). – Địa phương minh bạch, dân sẽ bớt hối lộ (VNN). – Vẽ đường cho hươu chạy (Petrotimes).
- ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ CÁC VIỆC LÀM KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ÔNG NGUYỄN MẠNH TRIỀU QUYỀN GIÁM ĐỐC EXIMBANK CHI NHÁNH BẠC LIÊU (ubank). – Tham nhũng 1 đồng, ăn quen thành tính cách, cái gì cũng đòi tiền nên mọi người sẽ có ấn tượng và thành kiến không tốt về những hạng người này (Thái Hiền).
- Huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam: Thu hồi đất trái luật, dân kêu chưa thấu đến “Trời” (NCT). - Công ty Cổ phần Việt Hà (Hà Tĩnh): Ngang nhiên chiếm đất rừng khoán hộ, phá hủy tài sản công dân. - Xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: Chính quyền lừa dân.
- 63 tỉnh thành, đâu cũng phát triển theo… mốt (TVN).
Voi phòng khách và sâu trong nồi canh
Văn phòng CP ‘tự phê và kiểm điểm'
Trung ương Đảng thôi họp để tính tiếp
-Bộ Chính trị 'thất bại' tại Hội nghị 6
-Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'nghẹn ngào'
-Thủ tướng và Hội nghị Trung ương 6
-Tổng Bí thư 'nghẹn ngào' nhận lỗi
-Ủy viên TƯ Đảng nhận xét sau Hội nghị 6
-Việt Nam : Sau Hội nghị Trung ương, đấu đá trong nội bộ lãnh đạo Đảng có thể còn tiếp diễn
--Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!
-Một ngày sau Hội nghị 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quan tâm của dư luận về các kết luận của cuộc họp vẫn rất lớn, đem lại số người đọc tăng đột biến vào trang web BBC Tiếng Việt trong 24 giờ qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'được Trung ương trao nhiệm vụ'
-----Bế mạc Hội nghị 6 Trung ương Đảng CSVN
--'Không lường trước được giá cả tăng'
--Tổng Bí thư 'nghẹn ngào' nhận lỗiNghe06:35
TS Lê Sỹ Long, Đại học Houston:
Điều tôi ghi nhận sau Hội nghị là Trung ương Đảng đã không dám kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữa nhiệm kỳ 2 của ông ta vì sợ rằng sẽ làm hỏng liên minh chính trị trong Đảng. Ba phái trong liên minh: Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Văn phòng Chính phủ từng đủ năng động để đổi mới đất nước qua nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba phái này cũng đi theo tuần tự của việc thay đổi lãnh đạo, yếu tố đã và đang đóng vai trò cốt yếu để Việt Nam là một trong những thể chế độc đoán vững vàng nhất thế giới.
Biến liên minh đó thành một nền chính trị phe nhóm, nơi mà một phái thất vọng có thể đẩy phái kia ra khỏi ghế ngay giữa nhiệm kỳ, là điều mà các nhà lãnh đạo cộng sản luôn cố tránh. Một phần là vì họ biết từ thời Cuộc chiến Việt Nam, khi chế độ Miền Nam luôn bị phe phái phá vỡ: những kẻ trong thuyền đẩy những người ngồi ra ngoài.
Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là hành động hai phái của các ông Sang và Trọng đưa ra chống lại ông Dũng phản ảnh một thực tế hiện nay là chỉ có thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương và các nhân vật được bổ nhiệm làm lãnh đạo những tập đoàn nhà nước thì Đảng mới có thể giành lại niềm tin của người dân.
Điều khác biệt giữa ông Sang và ông Dũng là chỗ, ông Sang tin rằng ông Dũng đã hư hỏng về đạo đức “trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, vợ con”, còn về vai trò của các tập đoàn nhà nước thì hai ông này, đều là người miền Nam, có quan điểm giống nhau.
Raphael Cecchi, chuyên gia về châu Á của tập đoàn ONDD:
"Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện cho tới kỳ họp tiếp"
GS Carl Thayer
Về các quyết định sai trái hoặc sự thiếu vắng các quyết định, thì chính sách lấy tăng trưởng làm tiền đề khi kinh tế bị quá nóng (tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức đột ngột và cao nhất châu Á trong thập niên qua), đã dẫn tới việc mất cân bằng, làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư và thị trường Việt Nam và tiền đồng, đồng thời làm yếu hệ thống ngân hàng (vì tích lũy thêm nhiều nợ xấu).
Việc lập ra các tập đoàn nhà nước lớn mà điển hình là quản lý yếu kém, dồn nguồn tài nguyên sai trái, tài chính yếu kém và quản lý từ trên bị lỏng lẻo.
Cải cách cơ chế của Việt Nam cũng yếu, đặc biệt là vì đã tập trung ít vào các tập đoàn nhà nước thua lỗ, quản trị kém như Vinashin, và điều này đã làm hại tăng trưởng, làm trầm trọng thêm các căn bệnh của hệ thống và bài mòn niềm tin.
Tư nhân hóa cũng bị ngưng lại một thời gian, và trong các trường hợp này, trách nhiệm cần được đổ cho cả Thủ tướng Dũng và sự chống cự cải cách từ Đảng và các nhóm đặc quyền đặc lợi.
GS Carl Thayer, nhà bình luận từ Úc:
Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.
Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.
Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này.
Bangkok Post cảnh báo khủng hoảng tới có thể xảy đến chỉ với Việt Nam và Myanmar
Cho tới gần đây, Việt Nam khiến Thái Lan sợ vì có thể vượt qua Thái Lan về tăng trưởng và tính hấp dẫn đầu tư. Người ta cũng đặt câu hỏi có phải bạo loạn chính trị ở Thái Lan đã khiến nước họ tụt hậu sau Việt Nam. Nay thì chúng ta không còn nghe thấy những câu hỏi như vậy, và không phải vì Thái Lan làm gì hay hơn.
"[Về chuyện] bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam"
Báo Thái Lan
Hãy nghĩ đến chuyện đó, khi người ta có thể nêu ra rằng 7 trong 10 nền kinh tế Asean không được điều khiển bằng các nguyên tắc cơ bản của đất nước mà bị chỉ tay bởi một đảng hay một ông lớn.
Cách điều hành độc đoán có thể tạo ra ổn định nhưng về lâu dài lại tạo rủi ro chính trị. Chúng ta đã thấy hậu quả của nó trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1997.
Trong khi xảy ra khủng hoảng 1997 -98, các chế độ từng đem lại lợi ích kinh tế cho người dân có thể sống sót nhưng những người như Tổng thống Suharto bị sụp đổ vì ông không còn đem lại được gì cho Indonesia nữa.
Để một nhân vật quyền thế chỉ đạo các chính sách chỉ là cách làm tốt khi bối cảnh chung còn tốt, nhưng cách làm này có nhiều rủi ro khi tình hình xấu đi. Ổn định bề ngoài sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho các tệ nạn như tham nhũng, bè phái, và từ đó dẫn đến các vấn đề lớn hơn trong tương lai.
Khi các vấn đề là thiếu thận trọng hay bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam nhé.
Cuộc khủng hoảng tiếp theo, nếu xảy ra, có thể sẽ xảy ra riêng với Việt Nam hoặc Myanmar mà không ảnh hưởng gì đến các nước Asean còn lại. Nhưng tác động của nó với tâm lý chung có thể rất lớn và sức hấp dẫn chung của cả khu vực có thể sẽ bị xóa mất.
Không dễ hạ Ba Dũng-Trương Nhân Tuấn
Đại hội đảng Cộng sản hạ màn.
Nguyễn Tấn Dũng Nguồn ảnh: Reuters/Kham |
Tôi đã tiên đoán không sai: không dễ hạ được ba Dũng. Lý do đã nói, không nhắc lại.
Những người chống ba Dũng thì rất nhiều. Lý do: Trâu cột ghét trâu ăn. Những người muốn ba Dũng đi xuống chỉ có mục đích thế chỗ của Dũng. Tức lý do hạ bệ Dũng là không chính đáng. Ai chứng minh được là sẽ khá hơn Dũng về khả năng và đạo đức? Thực ra, một người tốt nghiệp trung học hạng xoàng cũng có thể hơn Dũng về khả năng rồi. Nhưng nói là một việc, chứng minh mới là việc khó.
Phe chống đối đã mở ra các trang web và tung lên đó nhiều hồ sơ “mật” - đúng sai không thể kiểm chứng, nhằm kết tội Dũng và đồng bọn - đọc té ghế. Lý ra, việc hạ Dũng sẽ “khả thi” hơn nếu những người đứng sau các trang báo này chịu khó chứng minh các “hồ sơ” mật kia là có cơ sở. Việc này không khó khăn. Tuy nhiên, có lẽ vì tối mắt do thù hận cá nhân, các hồ sơ chỉ nói “chung chung”, bằng chứng khoa học thiếu sót trong khi lời lẽ chụp mũ, bôi nhọ cá nhân thì rất phong phú. Vì ở thời nào, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải… hay ai đó, tình trạng tham nhũng rút ruột các công trình vẫn như nhau.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, sản phẩm của ông Kiệt, mới khánh thành lại phải đắp mền vài tháng để bảo trì. Vinashin, cú đấm thép (làm vỡ mặt nhân dân) là sản phẩm của ông Khải, nhưng do ý kiến của ba ông cố vấn. Hệ thống tròng tréo ở ngân hàng là do từ kế hoạch bắt chước “tập đoàn - chaebol” của Đại Hàn, tức từ thời ba ông... Việc hút dầu các mỏ ngoài khơi Vũng Tàu bán lậu cho tàu dầu nước ngoài đã có từ thời mới mở của. Việc mua quan bán chức, từ công an huyện cho đến ghế ủy viên TU, thậm chí ghế bộ trưởng… đều được treo giá từ thời bộ ba Mười, Anh, Kiệt. Đến thời Dũng, cũng bấy nhiêu sự việc đó, có điều tình hình tồi tệ thêm. Việc tròng tréo trong hệ thống ngân hàng đã trở thành những sợi dây thừng thắt họng nhân dân. Các cú đấm thép đã vỡ nợ, đập thẳng vào mặt nhân dân. Đám con và tay chân ba Dũng học mánh lới của học phái kinh tế “néolibérale”, lợi dụng sự tròng tréo không minh bạch trong hệ thống kinh tế nhà nước, dĩ công vi tư, có trách nhiệm làm gia tốc tình trạng tồi tệ hệ thống kinh tài không minh bạch. Trăm dâu đem đổ đầu ba Dũng là không đúng. Lãnh đạo nào, trước ba Dũng cũng là như thế, mà sau ba Dũng cũng sẽ là như thế. Cái hệ thống nó đã như thế, đổ thừa cho ba Dũng là không thuyết phục.
Tình trạng trâu cột ghét trâu ăn là việc thường thấy trong bất kỳ xã hội nào. Riêng xã hội Việt Nam, việc phân bổ lợi tức quốc gia và kế hoạch tiến cử nhân sự điều hành bộ máy nhà nước đều nằm trong tay người có quyền hành nhứt, tức người thực quyền lãnh đạo đảng (mà không qua luật lệ hay do quá trình tuyển chọn minh bạch như trong các xã hội dân chủ tự do). Trong thời kỳ vô sản, người nào “rách rưới” nhứt lại là người có tư cách (lãnh đạo) nhứt. Vì vậy trong bộ máy nhà nước không có nạn mua quan bán chức và nạn tham nhũng cũng ít thấy trong xã hội. Tuy nhiên, thời kỳ đó lại sinh ra những lãnh tụ độc tài sắt máu.
Nhưng từ khi cấy “gen” kinh tế thị trường vào thân cây vô sản thì hệ thống đó lại sinh ra những quái vật, như ba Dũng. Như đã viết trước đây, Ông Dũng, trước khi làm thủ tướng, đã từng lãnh đạo công an trong thời kỳ nội an chưa ổn định, sau đó phụ trách mảng kinh tế trong thời kỳ CSVN chủ trương “mở cửa”. Ông Dũng có thiên thời lẫn địa lợi. Ông ta có cơ hội lý tưởng và thời gian cần thiết để cài cắm người của mình trong ngành an ninh cũng như nắm huyết mạch kinh tế quốc gia. Ai cũng biết, tất cả sự giàu sang của các đảng viên đều đến từ tham nhũng hay hối mại quyền thế. Dĩ nhiên, do nghề nghiệp, ông Dũng đã nắm hồ sơ đen của đảng viên tham nhũng này (phần lớn là cao cấp). Ngoài ra một số đảng viên cao cấp khác thì mang ơn ông Dũng đã cân nhắc vào chỗ ngon lành. Vì vậy, những con trâu cột, tuy có rất nhiều trong xã hội, nhưng lại là thiểu số trong bộ máy nhà nước. Muốn hạ ba Dũng đâu có dễ!
Vấn đề là do “hệ thống” chứ không phải do “con người”. Một người “hiền lương” lên lãnh đạo thì cũng sẽ như ba Dũng, hay tệ hơn (nếu thông minh hơn ba Dũng). Nhiều người muốn hạ ba Dũng xuống, đơn giản chỉ vì ghét ba Dũng, cần cân nhắc lại.
Cái hệ thống nó như thế. Những người có quyền là có tiền. Những người có tiền thì sống liên đới, bảo vệ lẫn nhau. Quí vị ủy viên TƯ đều là người có tiền. Cũng là trâu, ganh tị ở chỗ con ăn ít con ăn nhiều. Nhưng để còn được ăn những con trâu này phải bảo vệ ba Dũng.
Bằng chứng sờ sờ nhưng làm gì được nhau?
Chỉ tội cho những nhà báo “năng nổ” nhưng trót dựa lưng phải một “con trâu” vào thời kỳ bị cột. Lúc trâu ăn nhà báo hưởng xái. Lúc trâu cột là lúc nhà báo bày tỏ hành vi “lê lai cứu chúa” (lê lai không viết hoa). Nhưng vấn đề là, để thuyết phục, cần phải có những số liệu rõ rệt, những bằng chứng cụ thể. Bằng không, viết hay đến mấy cũng chỉ là lời chửi đổng.
Xin chia buồn và hy vọng ở hiệp hai.
Nguồn: Ba Dũng. Trương Nhân Tuấn. Facebook. 16/10/2012.
DCVOnline đề tựa và minh họa. Không dễ hạ Ba Dũng--
- Trung Quốc tăng tầm ảnh hưởng (BBC). – Trung Quốc kỷ luật hơn nửa triệu đảng viên, quan chức (VTC). - Vạch mặt các quan “giàu đột xuất” (TT).
- Campuchia tiếc thương cựu hoàng (BBC). – Ngày mai Cam Bốt bắt đầu tuần lễ quốc tang cựu hoàng Sihanouk (RFI). – Sihanouk – vị nguyên thủ ‘tình cờ’ (BBC).
- 50 năm cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (BBC). – Cuba nới lỏng giới hạn quyền tự do đi lại (RFI). – Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh (BBC). - Cuba bỏ giấy phép xuất cảnh cho công dân (TT).
- Thủ tướng D.Medvedev: “Chúng ta không nên sợ dân chủ…” (LĐ).
- Con trai Tổng thống Hàn Quốc bị cấm rời đất nước (LĐ). - Hàn Quốc sẽ phóng thử tên lửa vũ trụ lần chót? (GD). – Hàn Quốc “tầm sư” học thống nhất đất nước (NLĐ). – Mỹ – Hàn siết chặt liên minh chiến lược (VnMedia).
- Tổng thống Miến Điện tái đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền (RFI).
- Thi hài cựu hoàng Campuchia hôm nay về nước (VnE).