Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Cho tàu Trung Quốc vào Cam Ranh để vận chuyển cá; Nam Hàn bắn chết ngư dân TQ ; Biển Đông: chớ rơi vào “bẫy đại cục”

09:19 ngày 17.10.2012
SGTT.VN - Các thoả thuận tay đôi, tay ba cũng phải trên căn cốt của giải pháp đa phương. Ngư dân Việt chỉ có bình yên trên Biển Đông nếu có giá đỡ của cả một hệ thống giải pháp gồm: DOC, COC để rồi tiến tới một hiệp ước an ninh tập thể. SGTT.VN - Độc lập dân tộc/chủ quyền quốc gia là câu chuyện đại sự! Các thoả thuận tay đôi, tay ba cũng phải trên căn cốt của giải pháp đa phương. Ngư dân Việt chỉ có thể làm ăn bình yên trên Biển Đông nếu có giá đỡ của cả một hệ thống giải pháp gồm: DOC, COC để rồi tiến tới một hiệp ước an ninh tập thể của khu vực.
Ngày 16.10, hầu hết truyền thông đã trích/hoặc đăng toàn văn phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc hội nghị Trung ương 6, trong đó Tổng bí thư khẳng định: Bộ Chính trị, Ban bí thư là một tập thể lãnh đạo kiên quyết bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Như vậy, chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc gắn liền làm một với Đảng, với chế độ, hẳn nhiên phải chiếm vị trí ưu tiên trong chiến lược của lãnh đạo. Và liệu có cần nhắc lại: chúng còn là một phần máu thịt của hầu hết các con dân đất Việt từ khắp mọi góc bể chân trời.

Chỉ song phương/đại cục là nguy hiểm

Không ưu tiên số một thế nào được khi mà chuyện “tàu lạ” đánh chìm tàu cá Việt Nam, khiến nhiều ngư dân Việt chết mất xác, hoặc may còn sống sót thì lại bị bắt nạp tiền chuộc, đã/đang trở thành những điệp khúc xé lòng trong nhiều tháng/năm gần đây. Đêm 12 rạng 13.10, “tàu lạ” đâm chìm tàu ngư dân Kiên Giang trên vùng biển 35 hải lý hướng Tây Nam, khiến năm ngư phủ mất tích. 14 giờ ngày 3.10, hai “tàu lạ” khác đâm “hội đồng” tàu cá TH-3138TS đang trên đường đi đánh lưới ghẹ cách Hậu Lộc (Thanh Hoá) khoảng 40 hải lý, chín ngư dân phải bám phao cứu sinh phó mặc cho số phận. 5 giờ sáng ngày 6.8, tàu “lạ” lại đâm chìm tàu cá BV-95134TS của Bà Rịa – Vũng Tàu, khiến bảy ngư dân thiệt mạng. Trước đó, ngày 4.8, một “tàu lạ” khác đã đâm chìm tàu câu mực của dân Hà Tĩnh trên vùng biển gần đồn biên phòng Cửa Sót khiến bốn ngư dân bị nạn…
Biển Đông rõ ràng không còn bình yên! Phải chăng vì nó nằm ở “vùng trũng an ninh”, hay trên các “nứt trượt địa – chính trị” của châu Á – Thái Bình Dương như các nhà nghiên cứu vẫn đang nói? Nhưng nó đã từng ở vị trí ấy từ bao đời nay! Biển Đông chỉ thực sự bị “mất cân bằng chiến lược” và dậy sóng trong mấy năm trở lại đây bởi sức mạnh và sự hung hãn gia tăng của Trung Quốc. Tranh chấp Biển Đông hiện nay, với thái độ lấn lướt của Trung Quốc và quyết định can dự của Hoa Kỳ đã có đầy đủ dấu hiệu của một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Phải công nhận thực tế này thì mới có hướng giải pháp thích hợp, mới không rơi vào “bẫy đại cục” mà Trung Quốc đang trương ra lâu nay.
Bằng việc công bố tấm bản đồ chín đoạn trái cả pháp lý lẫn đạo lý, Trung Quốc đang đòi chủ quyền hơn 80% Biển Đông, ngoạm vào lãnh hải nhiều nước láng giềng. Một cách thâm trầm và cương quyết, Trung Quốc hung hăng gia cố các đòi hỏi chủ quyền bằng cách áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong vùng biển tranh chấp, chăng dây chặn lối vào bãi Scarborough ngoài khơi Philippines, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhảy vào khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam để kêu gọi quốc tế đấu thầu thăm dò dầu khí ngay tại đấy. Chưa kể các vụ việc gần đây: thành lập phòng khí tượng tại “thành phố Tam Sa”, tức đảo Phú Lâm (8.10), diễn tập trực chiến khẩn cấp tại quần đảo Hoàng Sa (3.10), tổ chức lễ thượng cờ Trung Quốc cũng trên đảo Phú Lâm (1.10).
Hy vọng ở ASEAN-21 và EAS-3?
Ngày 15.10, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi tiếp cựu Thủ tướng Anh, đã yêu cầu ông Tony Blair ủng hộ lập trường sáu điểm về Biển Đông của các nước ASEAN. Đáp lại, ông Blair đã đánh giá cao lập trường sáu điểm về vấn đề Biển Đông, bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ ngày càng có vai trò, vị trí quan trọng trong tương lai, đồng thời khẳng định sẽ làm hết sức mình thúc đẩy quan hệ “đối tác chiến lược” giữa hai nước ngày càng phát triển. Ngày 14.10, vừa về đến Hà Nội sau khi tham dự diễn đàn Biển ASEAN lần thứ ba và diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần thứ nhất, thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã khẳng định các nỗ lực của Việt Nam và ASEAN trong việc phấn đấu bảo đảm hoà bình và ổn định ở Biển Đông.
Nhưng liệu tại Cấp cao ASEAN lần thứ 21 và Cấp cao Đông Á lần thứ ba tới đây, nước chủ nhà Campuchia có thi hành lệnh gạt vấn đề Biển Đông khỏi các chương trình nghị sự như họ đã từng cố gắng trong mấy tháng qua? Liệu Trung Quốc có điều chỉnh thái độ về vấn đề đường lưỡi bò, có bớt đi những tham vọng quá khích từ đòi hỏi 80% chủ quyền của họ trên Biển Đông? Liệu các quốc gia Đông Nam Á có đoàn kết để tạo được lập trường vững vàng? Và đương nhiên, cả thế giới sẽ hướng vào sự can dự của Hoa Kỳ như một nhân tố quyết định hậu trường các thoả hiệp. Không hội tụ đầy đủ ba yếu tố vừa liệt kê thì mọi sự lại sẽ lệch pha và sẽ khó đạt được một giải pháp ổn thoả. Các thoả thuận tay đôi, tay ba cũng phải trên căn cốt của giải pháp đa phương. Ngư dân Việt chỉ có bình yên trên Biển Đông nếu có giá đỡ của cả một hệ thống giải pháp gồm: DOC, COC để rồi tiến tới một hiệp ước an ninh tập thể của toàn khu vực.
Dù tránh gọi sự vật đúng tên, tránh chỉ ra “tàu lạ” là tàu của quốc gia nào, thì rõ ràng những chuyện “lạ” nói trên, thật đau lòng và đáng tiếc, lại trở thành những chuyện “quen” đầy thảm kịch đối với ngư dân Việt từng sinh ra và bám biển bao đời nay trên các vùng biển của cha ông. Đúng là đã đến lúc phải đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc dùng chiêu bài “đại cục”? Việt Nam đâu phải là đối thủ của Trung Quốc! Tờ Le Nouvel Observateur số mới nhất vừa có bài về “cuộc chiến tranh mới ở Thái Bình Dương” giới thiệu cuốn sách Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ của hai tác giả Alain Frachon và Daniel Vernet (là hai cựu giám đốc biên tập của tờ Le Monde), giải thích vì sao Biển Đông đang trở thành trung tâm của thế giới. Trên căn bản này, thoả thuận của ASEAN-21 hay EAS-3, nếu có cũng phải tiến tới một định chế rộng lớn hơn các khuôn khổ hiện nay.
TRẦN HIẾU CHÂN-Biển Đông: chớ rơi vào “bẫy đại cục”




.-Cho tàu Trung Quốc vào Cam Ranh để vận chuyển cá  SGTT.VN - Tổng cục Thuỷ sản, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cấp giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu Việt Điện Bạch 8366 (quốc tịch Trung Quốc) vào cảng Cam Ranh (cảng Ba Ngòi trước đây) và cảng Vân Phong, thuộc tỉnh Khánh Hoà để vận chuyển thuỷ sản tươi sống.
Giấy phép này ghi rõ tàu này rộng 8m, dài hơn 50m, tải trọng 384 tấn, với tám thuyền viên, do công ty TNHH Hải Long tại thành phố Nha Trang làm đại lý. Tàu được vào cảng Cam Ranh và cảng Vân Phong để vận chuyển thuỷ sản tươi sống. Theo đại diện một doanh nghiệp thu mua thuỷ sản tại Khánh Hoà, tàu Việt Điện Bạch 8366 là tàu “thông thuỷ” chủ yếu vận chuyển cá mú sống về Trung Quốc. Đây là cá do ngư dân các tỉnh như Khánh Hoà, Bình Thuận, Phú Yên… nuôi đìa hoặc bè. Trước đây, tàu Việt Điện Bạch cũng đã được cấp phép và hết hạn vào tháng 7.2012
.-Cho tàu Trung Quốc vào Cam Ranh để vận chuyển cá   (SGTT).

-- Biển Đông: chớ rơi vào “bẫy đại cục” (SGTT).- Trung Quốc dẫn đầu về tốc độ tăng chi phí quốc phòng (VnMedia).
Nhật-Pháp nhất trí xử lý hòa bình tranh chấp Senkaku (TTXVN). – 7 chiến hạm hải quân Trung Quốc tiến gần đảo Nhật Bản (Infonet). – Trung Quốc thừa nhận 7 chiến hạm của họ tiến về Senkaku (GDVN). – Phát ngôn ‘bất thường’ trước Hải quân của Thủ tướng Nhật (Infonet). – Tất cả “tinh tuý” của quân đội Mỹ đều đã và sẽ có mặt tại Nhật Bản (GDVN). – Trung Quốc định đặt tên cho đảo tranh chấp (LĐ).
Đánh cá trái phép, ngư dân Trung Quốc bị bắn chết (TT). – Hàn Quốc bắt giữ 30 tàu cá Trung Quốc(SGTT). – Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bắn chết ngư dân (VNE).
Mỹ, Ấn Độ kêu gọi hòa bình ở biển Đông (ĐV).

-Hội thảo Biển Đông tại Paris : Giới chuyên gia cảnh báo về tình hình căng thẳng
Hôm nay, 16/10/2012, tại hội trường Nhà Hóa học ( Maison de la Chimie ) ở Paris, một cuộc hội thảo về Biển Đông đã được mở ra với chủ đề chính : « Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới ? », do Học viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS ), phối hợp với hội Fondation de Gabriel Péri tổ chức.


--Trung Quốc phản đối Hàn Quốc bắn chết ngư dân
Sứ quán Trung Quốc ở Seoul đã bày tỏ sự phản đối và bất bình mạnh mẽ với Hàn Quốc, sau khi một ngư dân nước này bị tuần duyên Hàn Quốc bắn chết. > Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc
Tàu cá Trung Quốc tại biển Hoàng Hải hồi tháng 5. Ảnh: AP

Theo Tân Hoa Xã, sứ quán Trung Quốc yêu cầu phía Hàn Quốc phải điều tra vụ việc một cách nghiêm túc và triệt để, bảo vệ các quyền hợp pháp của ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh cũng kêu gọi Seoul hành pháp văn minh để đảm bảo rằng những vụ việc tương tự sẽ không tái diễn.
Vụ việc xảy ra trong một cuộc rượt đuổi hôm qua, khi ngư dân Trung Quốc đánh cá trái phép trên vùng biển Hoàng Hải và bị trúng đạn cao su từ lực lượng tuần duyên Hàn Quốc.
Ngư dân 44 tuổi được tuyên bố tử vong chiều qua, sau khi được một trực thăng đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở cảng phía tây nam Mokpo.
Khoảng 30 tàu cá Trung Quốc đã đánh cá trái phép ở vùng biển Hàn Quốc, gần đảo Hongdo hôm qua, khi một tàu tuần duyên 3.000 tấn của Hàn Quốc đang hoạt động trong khu vực này. Theo phát ngôn viên lực lượng tuần duyên, họ đã dùng đạn cao su để khống chế các thủy thủ Trung Quốc có trang bị dao và các vũ khí gây chết người khác. Hai tàu với số lượng thủy thủ đoàn chưa rõ đã bị bắt giữ.
Các tàu Trung Quốc thường xuyên đánh cá trong vùng biển Hàn Quốc, với hàng trăm tàu cá bị bắt giữ mỗi năm. Các thủy thủ Trung Quốc thường trang bị các vũ khí nhằm chống cự khi bị bắt giữ, và các nhân viên tuần duyên phải dùng hơi cay hoặc đạn cao su để khống chế họ.
Va chạm giữa tuần duyên Hàn Quốc với ngư dân Trung Quốc từng xảy ra trước đây. Tháng 12/2010, một tàu Trung Quốc bị lật và chìm ở biển Hoàng Hải, khiến hai thủy thủ Trung Quốc thiệt mạng, sau khi va chạm với tàu tuần duyên Hàn Quốc

-


"Chúng tôi cho rằng viên đạn cao su đã bắn trúng ngực ông ấy trong quá trình rượt đuổi, khi lực lượng tuần duyên cố gắng ngăn chặn hành động đánh cá trái phép", người phát ngôn nói.
Khi đó, khoảng 30 tàu Trung Quốc đang đánh cá tại vùng nước của Hàn Quốc gần đảo Hongdo, trong khi một tàu tuần tra 3.000 tấn của Hàn Quốc đang làm việc trong khu vực.
"Các binh sĩ tàu tuần tra dùng đạn cao su để khống chế các thủy thủ Trung Quốc, họ có sẵn dao và các vũ khí chết người khác", người phát ngôn nói và cho biết thêm rằng hai con tàu, chưa rõ số hiệu, đã bị giữ.
Các tàu Trung Quốc thường xuyên đánh bắt cá trong vùng biển của Hàn Quốc, với hàng nghìn tàu cá bị bắt giữ mỗi năm. Các ngư dân Trung Quốc thường trang bị vũ khí để phản kháng khi bị bắt và lực lượng tuần duyên Hàn Quốc phải dùng hơi cay và đạn cao su để đối phó.
Tháng 9/2008, một người Hàn Quốc thiệt mạng khi cố gắng kiểm soát tàu Trung Quốc. Tháng 12/2010, một tàu Trung Quốc bị lật và chìm ở biển Hoàng Hải sau khi đâm vào tàu của tuần duyên Hàn Quốc. Hai người Trung Quốc thiệt mạng trong vụ lật thuyền đó. Tháng 12 năm ngoái, một binh sĩ tuần duyên Hàn Quốc bị đâm chết trong cuộc đụng độ với tàu Trung Quốc.
--Hàn Quốc bắt giữ 30 tàu cá Trung Quốc
-4 người Nhật bị tấn công ở Trung Quốc (16/10)
Lực lượng tuần duyên Nhật báo động
-- Góp sách ‘Vì học sinh Trường Sa thân yêu’ (TP).  - Tặng gần 100 bản đồ xác định chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa (TN).-  Đà Nẵng: Sẽ tiếp nhận 90 tấm bản đồ về Hoàng Sa, Trường Sa(QĐND). – Tin nóng hổi–Tư liệu “Hoàng Sa–Nổi đau mất mát” …phiên bản tiếng Nhật đã ra đời (Người Lót Gạch).  - Gần 11,5 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân (NLĐ). – Hội thảo Biển Đông tại Paris : Giới chuyên gia cảnh báo về tình hình căng thẳng (RFI).

7 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển gần đảo của Nhật Bản (PLVN). - Tàu chiến Trung Quốc đi vào khu vực gần lãnh hải Nhật Bản (HNM).-  Lực lượng tuần duyên Nhật báo động (PLTP). - Trung Quốc tập trận chiếm đảo (TN). - Phát hiện chiến hạm TQ ở vùng biển Nhật (BBC). – Trung Quốc điều tàu chiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku (RFI). – Bảy tàu chiến TQ đi sát qua đảo Okinawa (PNTP). –Trung Quốc cảnh báo Nhật Bản quốc tế hóa vấn đề Điếu Ngư/ Senkaku (ND). – Trung Quốc đang đóng mới 36 tàu Hải giám (GDVN). –Trung Quốc lên kế hoạch đặt tên các đảo tranh chấp (DT). – Trung Quốc sẽ đặt tên các đảo tranh chấp (TQ). – Toyota ngừng sản xuất một nhà máy chính tại Trung Quốc (RFI). – Trung Quốc chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ và Nhật (TTXVN).
Thế giới 24h: TQ bạo tay chi quốc phòng (VNN). – Trung Quốc dẫn đầu chạy đua vũ trang ở châu Á (NLĐ). – Chi phí quân sự tại châu Á tăng gấp đôi trong 10 năm qua (RFI).   - Mỹ đòi Trung Quốc minh bạch hoạt động hải quân (TTXVN). - Tàu sân bay USS Enterprise rời khu vực Trung Đông (ĐV).

Ấn Độ đối phó nguy cơ từ Trung Quốc (TN). - Ấn Độ kêu gọi tự do hàng hải ở biển Đông (PLTP).
Đụng độ trên biển, ngư dân Trung Quốc bị bắn chết (VnM).- Hàn Quốc bắn chết một ngư dân Trung Quốc (DT).  - Hàn Quốc bắt giữ 30 tàu cá, bắn chết 1 ngư dân Trung Quốc (GDVN).
VÌ SAO BÀI BÁO VNEXPRESS “BỐC THƠM” TÀU SÂN BAY LIÊU NINH CỦA TRUNG QUỐC?? (Tâm sự Y giáo).
- Hồ Bạch Thảo: Trung Quốc đã từng sử dụng thợ mỏ trong việc xâm lăng nước ta (Hữu Nguyên).



Tổng số lượt xem trang