Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

Khối u ngân hàng bị bưng bít vì… Luật; Dự báo kiều hối tăng

 Quy định hiện nay không cho phép có ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán của các tổ chức tín dụng. Đây là lý do khiến có những khoản mục công ty kiểm toán và ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ.

 

Khúc mắc người hành nghề
Phó tổng giám đốc một công ty kiểm toán cho biết, là người hành nghề lâu năm trong lĩnh vực kiểm toán, ông rất bức xúc khi có những điểm trong báo cáo tài chính của ngân hàng đã không được làm rõ, không được phản ánh đúng bản chất cuối cùng của nó, nhưng kiểm toán vẫn phải cho qua. Theo ông, không phải kiểm toán viên không biết sợ trước những rủi ro mà họ có thể gặp phải khi ký vào những báo cáo tài chính ấy, mà họ buộc phải hoàn tất một hợp đồng kiểm toán để giữ chân khách hàng khi quy định không cho phép có khoản ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán tổ chức tín dụng.

Mọi chuyện xuất phát bởi quy định tại Khoản 3 Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010: Tổ chức tín dụng phải thực hiện kiểm toán độc lập lại trong trường hợp báo cáo kiểm toán có ý kiến ngoại trừ của tổ chức kiểm toán độc lập.

Ở khía cạnh tích cực, quy định này sẽ buộc các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh quy định chế độ hạch toán, kế toán để khi kiểm toán vào cuộc, báo cáo tài chính sau kiểm toán phải thực sự "sạch". Nhưng trên thực tế thì không phải tổ chức tín dụng nào cũng sạch như vậy. Các công ty kiểm toán chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ và nếu không thích, ngân hàng có thể thay thế bằng một đơn vị kiểm toán khác. Trong không ít trường hợp, báo cáo tài chính lập ra với các khoản mục tài sản, kết quả kinh doanh... thể hiện rõ ý chí, mong muốn của các ông chủ, người điều hành tổ chức tín dụng. Nhiệm vụ của kiểm toán trong các trường hợp này là hỗ trợ tổ chức tín dụng làm báo cáo tài chính chuẩn trong phạm vi chấp nhận được của các ông chủ, chứ không phải là tuân thủ tuyệt đối các quy định kiểm toán. Điều này có nghĩa, nếu chẳng may báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng phát sinh những khoản mà kiểm toán không thể truy đến cùng thực trạng tài sản đó ra sao, nhưng cũng không thể đàm phán với tổ chức tín dụng về cách hạch toán nào khác phù hợp hơn, thì cuối cùng vẫn phải chấp nhận cho qua.

"Đây là quy chế vô lý nhất mà chúng tôi gặp phải trong kiểm toán cho nhóm ngân hàng, công ty tài chính... Không được có ngoại trừ, nhưng đâu phải vấn đề nào kiểm toán và ngân hàng, công ty tài chính cũng thống nhất được với nhau. ở góc độ chuyên môn, tôi xin nói thẳng là, có những khoản, thậm chí chúng tôi tin là ngân hàng đã mất rồi nhưng họ vẫn cố tính lờ đi. Kiểm toán vào cuộc, hạch toán cách nào cho phù hợp. Trong khi đó, nếu cố tình để ngoại trừ, thì báo cáo kiểm toán sẽ lại bị làm lại, còn chúng tôi bị mất khách hàng", một kiểm toán viên trần tình.

Những hệ lụy
Phó tổng giám đốc công ty kiểm toán nói trên cho biết, ông đã tham gia kiểm toán nhiều ngân hàng và thực tế, không ít ngân hàng có bản chất tài sản xấu rất nhiều, vốn chủ đã bị hao hụt lớn..., nhưng vẫn báo lãi trong kết quả kinh doanh các năm gần đây, báo cáo tài chính vẫn đẹp. Theo vị này, vi không được có ngoại trừ, nên không ít ngân hàng đã tìm cách thỏa hiệp với kiểm toán để đưa ra lời nhận xét "sạch" trong báo cáo kiểm toán.

Để cụ thể hơn những điểm "đen" mà ngân hàng thường hay "lách", vị này đưa ra một số ví dụ. Công ty X là đơn vị có liên quan (gián tiếp) đến cổ đông A của Ngân hàng B. Khi B tăng vốn, X phát hành trái phiêu để B mua, rồi số tiến thu được từ trái phiếu này được chuyển đến A để mua cổ phiếu phát hành thèm. A sử dụng số cổ phiếu sau phát hành đem cầm cố tại chính Ngân hàng B, lấy tiền đi làm việc khác. Cuối cùng, về bản chất, cổ đông A không góp thêm đổng tiền nào vào Ngân hàng B, nhưng lại được tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, có tiền để đi đầu tư lĩnh vực khác.

"Đây là tình trạng rất phổ biến tại khối ngân hàng. Nhiều trường hợp, kiểm toán biết nhưng đành phải thỏa hiệp cho qua", vị phó giám đốc trên nói.

Trưởng hợp khác, ngân hàng chuyển tiền cho một CTCK, công ty quản lý quỹ trực thuộc (sở hữu 11% vốn điều lệ, nhưng chi phối về mặt quản trị) vay thông qua hình thức mua trái phiếu phát hành thêm của công ty thành viên trên. Sô tiền này sau đó lại được CTCK, công ty quản lý quỹ đem cho vay, đầu tư theo chỉ định của ngân hàng, trong đó không ít trường hợp là cho chính các đối tượng có liên quan đến ngân hàng vay. Nêu truy đến cùng dòng tiền thì sẽ thấy, bản chất các khoản tín dụng này là các khoản đầu tư vượt hạn mức hay cho vay các đối tượng có liên quan, nhưng cuối cùng vẫn được ngân hàng "lách" thành công.

Một hiện tượng phổ biến hơn trong thời gian gần đây là hạch toán sai các khoản nợ, khoản đầu tư. Báo cáo tài chính một số DN niêm yết cho thấy, có những khoản nợ mà DN không có khả năng hoàn trả, tài sản đảm bảo có thị giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị lúc vay (nhất là trong các DN ngành hàng hải), nhưng ngân hàng vẫn cho phép kéo dài thời gian trả nợ, hạch toán dưới dạng nợ đạt chuẩn, trong khi về bản chất, DN thậm chí chỉ chờ ngày bị tuyên phá sản. Hay có những khoản đầu tư mà ngân hàng
tham gia góp vốn, mua cổ phần, dù DN được đầu tư làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu giảm, nhưng do hạch toán vào các khoản đầu tư dài hạn, nên ngân hàng cũng không trích lập dự phòng đầy đủ.

"Đây là lý do khiến những trường hợp như Habubank – bỗng một ngày bung ra hàng loạt nợ xấu, thâm hụt vốn chủ sở hữu nặng nề... dù trước đó báo cáo tài chính vẫn đẹp, kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ - có thể sẽ trở nên phổ biến hơn với các ngân hàng, nếu tình hình kinh tế vĩ mô không sớm khả quan trở lại", kiểm toán viên của một công ty kiểm thuộc Top 5 công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam cho biết.

Cũng theo kiểm toán viên này, nhiều điểm không hẳn là ngân hàng sai, nhưng có những nghiệp vụ mà điều khoản ký kết có thể gây rủi ro cao cho ngân hàng, nếu như kiểm toán viên có thể đặt ý kiến lưu ý, ngoại trừ, thì có thể sẽ tốt hơn rất nhiều trong trường hợp buộc phải đưa ra báo cáo kiểm toán "không tì vết" như hiện nay.
Kiểm toán gần như là đơn vị độc lập bên ngoài duy nhất được quyền tiếp cận bức tranh chân thực, đầy đủ nhất các tình trạng tài chính của các tổ chức tín dụng nói chung, trong đó có ngân hàng. Thế nhưng, vì những ràng buộc liên quan đến quy định pháp luật này, không ít những điểm đen trọng yếu về tinh hình tài chính của ngân hàng đã được cho qua. Những khôi u tài chính như vậy vì thế có điều kiện phát triển, che dấu và
chẳng ai biết được khi nào bắt đầu phát tác.

Đây là lý do khiến có những khoản mục, công ty kiểm toán và các ngân hàng không thể thống nhất được cách hạch toán, nhưng kiểm toán vẫn phải chấp nhận và không để ngoại trừ. Đây cũng là lý do khiến NĐT bên ngoài vẫn chỉ thấy một bức tranh đẹp, bất chấp những nguy cơ thâm hụt tài chính đang hiện hữu của nhiều ngân hàng.

 


Theo Bùi Sưởng (Đầu tư Chứng khoán)– Khối u ngân hàng bị bưng bít vì… Luật (NDHMoney/ĐTCK). 

Thông tư 21 có thể làm ngân hàng phát sinh khoản chi phí lớn

Việc phải chuyển tiền gửi thành tiền vay theo Thông tư 21 sẽ làm ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản tiền gửi này.
---NHNN ban hành Thông tư giám sát tiêu hủy tiền hỏng

 

Thống đốc NHNN ban hành Thông tư về giám sát tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành và tiêu huỷ tiền in hỏng.

 

- Nợ xấu, hàng tồn kho làm “tắc nghẽn” nền kinh tế (LĐ).- Ưu tiên giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu(ĐĐK).– 1 triệu tỷ đồng đang “chôn” ở bất động sản (DT). – Sẽ công khai từng phần kết quả thanh tra NH (PLTP).
- Cuối năm phá rào lãi suất: Bệnh cũ tái phát (Vef). – Uy tín ngân hàng Việt giảm sút (DT).
- Tín dụng ngoại tệ tăng khá mạnh (Vietstock).
- Phải lấy lại niềm tin của nhà đầu tư (VIR).

-Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!


Dự báo kiều hối tăng
Tình hình kinh tế thế giới, trong nước không thuận lợi nhưng dự báo lượng kiều hối chuyển về nước năm nay sẽ vượt qua con số 9 tỉ USD của năm 2011.

Lượng kiều hối chuyển về qua hệ thống ngân hàng (NH) trong 9 tháng đầu năm 2012 khá khả quan. Ông Phan Huy Khang - TGĐ Sacombank - cho biết kiều hối chuyển qua hệ thống Sacombank 9 tháng qua đạt gần 1,3 tỉ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. “Chúng tôi đang triển khai nhiều giải pháp để có thể đạt được mức 1,6 - 1,7 tỉ USD như kế hoạch đã đề ra cho năm 2012”, ông nói. Với Công ty Kiều hối NH Đông Á, lượng kiều hối chuyển về đạt trên 1 tỉ USD... Ông Nguyễn Hoàng Minh - PGĐ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM - cho biết: “Lượng kiều hối chuyển về qua hệ thống NH trên địa bàn TP.HCM trong 9 tháng đầu năm đạt gần 2,9 tỉ USD, bằng 75% kế hoạch. Thông thường trong quý 4 hằng năm, lượng kiều hối chiếm từ 30 - 35% cả năm nên chúng tôi kỳ vọng kiều hối năm 2012 sẽ tăng khoảng 20% so với năm ngoái, lên 3,4 tỉ USD”. Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, 6 tháng đầu năm kiều hối chuyển về đã đạt hơn 6,3 tỉ USD, bằng 70% so với cả năm 2011. Dự báo năm 2012, kiều hối có thể đạt khoảng 10 - 11 tỉ USD, tức tăng khoảng 20% so với năm 2011, cao hơn mức tăng trung bình 10 - 15% của những năm gần đây.

Dự báo kiều hối tăng
Lượng kiều hối chuyển về nước từ 1991 đến 2011 - Ảnh: D.Đ.Minh. Đồ họa: Du Sơn

Từ năm 1991 đến nay, tiền chuyển về nước đạt tổng cộng khoảng 65,825 tỉ USD, bằng 60 - 70% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (từ năm 1991 đến năm 2011, đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 88,945 tỉ USD). So với vốn ODA, nguồn kiều hối gấp 2 lần (từ năm 1993 đến nay, vốn ODA cam kết khoảng 70 tỉ USD, vốn giải ngân trên 30 tỉ USD). Nếu so sánh với nguồn vốn đầu tư gián tiếp thì kiều hối lớn hơn gấp nhiều lần. Tác động của lượng kiều hối này đối với nền kinh tế - theo ông Nguyễn Hoàng Minh - là rất tích cực, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN giảm. “Quan trọng nhất là kiều hối trở thành một nguồn ngoại tệ lớn mà chúng ta thụ hưởng hoàn toàn. Đây là nguồn tiền thực, góp phần làm bình ổn tỷ giá, tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia”, ông Minh nhận xét.

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước vào đầu tháng 10.2012, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012 thặng dư 6,45 tỉ USD, dự trữ ngoại hối tăng thêm 6,471 tỉ USD, góp phần ổn định tỷ giá, góp phần giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát. Dự báo cán cân tổng thể sẽ tiếp tục thặng dư trong cả năm 2012 do cán cân vãng lai tiếp tục đạt thặng dư, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu và lượng kiều hối tiếp tục được chuyển về.

Lớn thứ 9 thế giới

Có khoảng 4 triệu kiều bào đang sống, làm việc và du học tại hơn 101 nước và lãnh thổ, lượng kiều hối chuyển về VN lớn thứ 9 trên thế giới. Nếu năm 1994, kiều hối chuyển về chỉ từ 16 quốc gia thì nay đã nâng lên 207 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày càng có nhiều người Việt sử dụng các kênh chính thống để gửi tiền về. Cộng đồng người Việt có thể tiếp cận với dịch vụ Western Union từ hơn 500.000 điểm giao dịch và các kênh phân phối hiện đại bao gồm chuyển tiền từ tài khoản với hơn 40 NH toàn cầu thông qua các ứng dụng online banking, mobile banking, ATM cũng như qua dịch vụ chuyển tiền trực tuyến Westernunion.com trên 20 quốc gia và chuyển tiền từ hoặc tới ví điện tử (mobile wallet) tại nhiều nước.

Bà Nguyễn Thị Như Lý -
Giám đốc khu vực Đông Dương của Western Union

- Tái cấu trúc vốn là ưu tiên hàng đầu của DN ngoài quốc doanh (PLTP). – Doanh nghiệp chết dở, ngành thuế vẫn ráo riết thu hồi nợ đọng? (NDHMoney). – Nhiều doanh nghiệp là nạn nhân của tham nhũng (TT).
- Chứng khoán: Ngăn chặn “chiêu” bán khống (TP). – Tập đoàn Cao su thoái hết vốn tại CTCK Cao su(ĐTCK). – Có nên giao SCIC đảm nhận việc thoái vốn ngoài ngành? (ĐTCK).
- La liệt ‘ông lớn’ bất động sản dính kiện cáo (Vef). – BĐS, càng cao cấp càng giảm mạnh (Vef).
- Giá xăng, dầu biến động trái chiều (VnEco).
- “Ý tưởng sinh thái” – khi kinh doanh không tách bạch trách nhiệm xã hội (DT).
- Vụ Sonadezi xả bẩn: Khảo sát thiệt hại ngoài vùng 114ha (DV).
- Ít đất sản xuất vẫn thu nhập cao (DV).
- Người nuôi cá tra lại gặp cơn bĩ cực (NNVN).
- Đột phá giống ngắn ngày (NNVN).

 


- Lạm phát Trung Quốc chậm lại còn 1,9% trong tháng 9 (TTXVN).
- Kinh tế Mỹ năm 2013 tăng trưởng vừa phải (Tin tức).

-Nhật Bản sắp kích thích kinh tế khẩn cấp

Thủ tướng Nhật Bản sẽ triệu tập cuộc họp nội các vào hôm nay 17/10 đẻ phác thảo kế hoạch kích thích kinh tế khẩn cấp, nhật báo Nikkei cho hay.

-Has the IMF Missed the Point on Public Debt Overhangs?

Peterson Institute by Anders Aslund
The October World Economic Outlook of the International Monetary Fund (IMF), issued semi-annually, contains an ambitious chapter 3, “The Good, the Bad, and the Ugly: 100 Years of Dealing with Public Debt Overhangs.” It is an empirical study of developed countries that have had public debt of more than 100 percent of GDP in the


- Thanh Hóa: Cấp 3.000 tấn gạo cứu đói cho nhân dân vùng lũ lụt  (NNVN).
- Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống: “Gà bay” quốc lộ 1 (NNVN).
- Phát hiện mới của bộ y tế: Thuốc Đông y trộn… cát, xi măng (DV). – 6 lần siêu âm không phát hiện trẻ dị tật (TT).
- Nỗi lo cá sấu sổng chuồng (LĐ).

Tổng số lượt xem trang