Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Ma trận sở hữu chéo: "Nội soi" Sông Đà và Xây lắp Dầu khí; Cảnh báo nhập siêu toàn diện từ Trung Quốc

(DĐDN) Khi tài chính khó khăn, lực bất tòng tâm, nhiều công ty mẹ đã phải thẳng thừng từ chối hỗ trợ các công ty con hoặc công ty liên kết, thậm chí đề xuất thoái vốn.

Sở hữu chéo giữa công ty mẹ và con xuất phát từ việc phát hành cổ phiếu ra công chúng quá dễ dàng và thuận lợi trong khoảng thời gian 4 - 5 năm về trước.

Ma trận vốn làm khó cả mẹ lẫn con

Việc "sinh đẻ không kế hoạch" của các tập đoàn, tổng công ty bắt nguồn từ thị trường vốn, đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng. Công ty mẹ thành lập các công ty con chỉ cần góp vốn bằng mệnh giá 1x, sau đó đưa các công ty con lên sàn niêm yết. Giá cổ phiếu công ty con tăng lên 2-3x thì công ty mẹ sẽ tranh thủ bán cổ phần để thu lợi nhuận và thu hồi vốn góp ban đầu, đồng thời vẫn duy trì tỷ lệ kiểm soát.

Ưu điểm lớn nhất của việc hình thành công ty con là tự chủ về tài chính khi công ty con có thể huy động vốn trên TTCK để cân đối với nguồn vốn vay, đồng thời thu về từ thặng dư vốn khi phát hành trên mệnh giá 10.000 đ/cp. Tuy nhiên, khó khăn của thị trường vốn hiện tại dẫn đến bế tắc nguồn vốn cho cả công ty con và công ty mẹ. Nếu phát hành cho cổ đông hiện hữu, nhiều công ty mẹ từ chối quyền mua thêm do ưu tiên vốn lưu động cho sản xuất, không sử dụng nguồn vốn hạn hẹp để đầu tư tài chính. Thêm vào đó, việc góp vốn và cho vay chéo lẫn nhau giữa công ty mẹ và con tạo nên ma trận vốn loằng ngoằng giữa 2 pháp nhân này. Do vậy, khó có thể rạch ròi trách nhiệm giữa các bên thông qua giao dịch nội bộ như vậy. Ví dụ như trường hợp PVX, có khoản phải thu lên đến 1.140 tỷ đồng, trong đó phần lớn quá hạn. Trong số đó, khoản cho Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVA) vay có giá trị 96,86 tỷ đồng. PVA là công ty liên kết của PVX, trong đó PVX trực tiếp góp vốn 55 tỷ đồng, tương ứng 23% vốn điều lệ tính đến thời điểm 30/6/2012. Khoản vay trên được gia hạn đến ngày 30/6/2012, nhưng theo báo cáo 6 tháng năm 2012 của PVX thì PVA vẫn chưa thanh toán khoản nợ này. Như vậy, PVX đóng hai vai : vừa là cổ đông của PVA, đồng thời là chủ nợ của chính công ty này. Sự nhập nhằng này càng khiến cho vấn đề khó được giải quyết dứt điểm. Nợ vay chịu lãi của PVA lên tới 1.043 tỷ đồng, chiếm 45% tổng tài sản, cho thấy công ty này khá lạm dụng đòn bẩy tài chính, dẫn đến nguy cơ mất cân đối tài chính cao. Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của PVA phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thu hồi nợ, bán hàng tồn kho và dự án xây dựng dở dang.

 

Mô hình hoạt động công ty mẹ - con đã vượt tầm kiểm soát, cần phải tái cấu trúc, tính toán kỹ lưỡng hơn

Không những thế, các công ty con trong tập đoàn còn ồ ạt đầu tư tài chính chéo nhau, dẫn đến việc trích lập dự phòng tăng vọt, ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, chẳng hạn như trường hợp các công ty con thuộc Tập đoàn Sông Đà. Để có thêm quyền biểu quyết tại CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SJS) liên quan tới dự án gây tranh cãi Nam An Khánh, một loạt các công ty con của tập đoàn này như: Sông Đà 5 nắm giữ hơn 2,1 triệu cổ phiếu SJS với giá ghi sổ gần 80 tỷ đồng; Sông Đà 6 sở hữu 1,5 triệu cổ phiếu với giá trị 56 tỷ đồng; Sông Đà 10 có 1 triệu cổ phần với giá trị 49,9 tỷ đồng. Phần lớn số cổ phiếu SJS đều được mua ở mức giá xấp xỉ 38.000 - 50.000 đồng/cổ phiếu. Đến cuối quý 2/2012, Sông Đà 10 đã phải trích dự phòng giảm giá 14 tỷ đồng đối với khoản đầu tư vào SJS.

 

Bất đồng và bất cập

Lực bất tòng tâm, nhiều công ty mẹ đã phải thẳng thừng từ chối hỗ trợ các công ty con hoặc công ty liên kết, thậm chí đề xuất thoái vốn. Lý do được công ty mẹ đưa ra là họ phải bỏ ra lượng vốn lớn để mua số cổ phần phát hành thêm, thậm chí với giá cao hơn giá thị trường. Thứ hai, họ phải ưu tiên sử dụng nguồn vốn cho các dự án trọng điểm, sắp hoàn thành. Khi SD9 đăng ký thoái vốn khỏi S96, Tập đoàn Sông Đà đã phải có ý kiến do giá cổ phiếu S96 giảm trên 50% so với thời điểm đầu năm 2011. Theo Tập đoàn Sông Đà, việc thoái vốn tại S96 thời điểm này là không tối đa hóa hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông SD9. Do đó, Tập đoàn Sông Đà đề nghị SD9 chưa thực hiện bán cổ phiếu S96 tại thời điểm hiện tại. Về việc tăng vốn điều lệ của S96 từ 100 tỷ đồng lên 250 tỷ đồng và tăng từ 250 tỷ đồng lên 510 tỷ đồng, Tập đoàn Sông Đà yêu cầu người đại diện phần vốn góp (Tập đoàn Sông Đà hiện nắm giữ 30,73% vốn của SD9) chỉ đạo công ty có văn bản, với tư cách là cổ đông, đề nghị S96 xem xét lại kế hoạch tăng vốn trên cơ sở vốn điều lệ tăng thêm, đáp ứng nhu cầu đầu tư tối thiểu trong năm 2011. Như vậy, giữa SD9 và S96 đã phát sinh mâu thuẫn, cần tới sự can thiệp của Tập đoàn để có được tiếng nói chung.

 

Nợ vay chịu lãi của PVA với PVX lên tới 1.043 tỷ đồng, chiếm 45% tổng tài sản.

Khó khăn của S96 xuất phát từ việc không thể chào bán đợt hai 26 triệu cổ phần do trong năm 2011 công ty này bị lỗ tới 46 tỷ đồng (giấy phép phát hành do UBCKNN cấp vào tháng 5/2011). Do vậy, tình hình tài chính của S96 đã trở nên khá bi đát: nguồn tiền mặt cạn kiệt, các khoản phải thu chiếm đến 71% tổng tài sản, gần như không có doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2012. Một phần sai lầm của S96 là chuyển sang kinh doanh bất động sản trong thời điểm thị trường địa ốc tụt dốc. S96 không thể chi trả cổ tức 20% bằng tiền mặt do chưa thu xếp được nguồn vốn.

 

Khó khăn của S96 cũng là khó khăn phổ biến của nhiều công ty con hiện nay. Trong bối cảnh đó, đã xuất hiện nhiều điểm bất cập trong quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, do công ty mẹ không thể cùng lúc hỗ trợ cho quá nhiều công ty con. Quan trọng hơn, qui mô hoạt động của các tập đoàn và tổng công ty đã mở rộng quá nhanh và quá mức, vượt tầm kiểm soát, thiếu hiệu quả, cần phải được tái cấu trúc lại.

Cái khó của các tập đoàn

* Tập đoàn HUD và Tập đoàn Xây dựng và Công nghiệp Việt Nam (VNIC) sẽ được trả về nguyên trạng là tổng công ty theo Quyết định 1428/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 2/10/2012.

* Tập đoàn Sông Đà, nếu loại trừ các công ty không phải Sông Đà (Licogi, COMA, Sông Hồng, Lilama), có đến 23 công ty con với hàng loạt công ty cháu.

* Tổng Công ty xây lắp Dầu khí (PVX), trực thuộc PetroVietnam đã góp vốn thành lập 17 công ty liên kết và hàng loạt khoản đầu tư dài hạn vào các công ty dầu khí với tổng số vốn góp lên đến hơn 2.000 tỷ đồng.

Bài: Gia Trình-- Ma trận sở hữu chéo: “Nội soi” Sông Đà và Xây lắp Dầu khí (DĐDN).- Nói và làm: Bộ vẫn tiếp tục ‘quản’ DN? (Vef).  – DN tố bị Bộ Tài chính đẩy vào ranh giới “còn, mất“ (PLVN). – Doanh nghiệp nhà nước: Chưa là tấm gương (ĐĐK).

- Vinaconex thoái vốn tại hàng loạt DN và dự án (Vef).

-- Cảnh báo nhập siêu toàn diện từ Trung Quốc (TP). Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 10 tỷ USD

TP - Hàng loạt mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất cho đến tiêu dùng hằng ngày của người dân đang được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Cơ quan chức năng và các chuyên gia cho rằng, bên cạnh rủi ro về nhập khẩu, việc lệ thuộc nhập khẩu hàng hóa thiết yếu kéo dài từ một thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro.

 

Hoa quả Trung Quốc ngày càng lấn sân hoa quả nội
Hoa quả Trung Quốc ngày càng lấn sân hoa quả nội.

 

Cả sản xuất lẫn tiêu dùng

Theo số liệu của Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc trong những năm gần đây luôn ở mức trên 10 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá trên cả nước đạt 83,755 tỷ USD, tăng 6,6% so cùng kỳ năm 2011.

Trong khi Việt Nam xuất siêu được 34 triệu USD thì riêng thị trường Trung Quốc lại nhập siêu đến 11,3 tỉ USD. Dự báo nhập siêu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc năm 2012 là 13 tỷ USD.

Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam, với tổng giá trị nhập khẩu lên tới 20,7 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng lưu ý, Trung Quốc ngày càng chiếm thị phần lớn ở hầu hết các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu, như: Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, trong 9 tháng các doanh nghiệp trong nước chi tới hơn 12 tỷ USD, thì riêng nhập khẩu từ Trung Quốc lên tới 3,83 tỷ USD.

Trong số 9 tỷ USD nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành dệt may, da giày Việt Nam, Trung Quốc cũng chiếm vị trí đầu bảng với tổng giá trị 3,12 tỷ USD.

Với mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Trung Quốc đang là nước “độc chiếm” thị phần lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu vào Việt Nam từ đầu năm đến nay lên tới 2,3 tỷ USD.

Trong khi đó, các cường quốc công nghệ cao như Nhật Bản chỉ xuất khẩu vào Việt Nam được 1,2 tỷ USD, còn Hoa Kỳ và Singapore chỉ đạt ở mức 806 triệu USD và 738 triệu USD.

Thậm chí cả những mặt hàng lâu nay là lợi thế của Việt Nam, cũng đang tăng mạnh, như: Dây điện và dây cáp điện (tăng 36,23%), gỗ và sản phẩm gỗ (17,1%), hàng điện gia dụng và linh kiện (47,61%), nguyên phụ liệu dược phẩm (72,92%), hàng rau quả (21,24%), sản phẩm từ giấy (11,54%), nguyên phụ liệu thuốc lá (120,96%), phương tiện vận tải khác và phụ tùng (170,38%), dược phẩm (35,61%), bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc (48,02%)...

Tính chung mức nhập siêu từ Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm lên tới hơn 10 tỷ USD, tăng 52% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, mục tiêu giảm dần nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều hơn những công nghệ xuất xứ từ Mỹ, châu Âu nhằm nâng cao hoạt động sản xuất trong nước vẫn chưa đạt được.

Lệ thuộc nguyên liệu đầu vào

Báo cáo kinh tế vĩ mô của Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô thuộc Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mới đây cũng lên tiếng cảnh báo về thâm hụt thương mại của kinh tế Việt Nam với các nước, trong đó có Trung Quốc. Theo nhóm nghiên cứu này, nhập siêu không hoàn toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế.

Những quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá trình chuyển đổi.

Tuy nhiên, nếu quy mô nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian quá dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cải thiện nào như tình trạng tại Việt Nam sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế.

Để giải quyết nhập siêu cần cải thiện năng lực cạnh tranh công nghiệp của nền kinh tế nói chung và hàng hóa xuất khẩu Việt Nam nói riêng.

Về tình trạng nhập siêu kéo dài từ Trung Quốc, trả lời PV gần đây, ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương thừa nhận đến 90% nhập khẩu từ Trung Quốc là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất trong nước.

Việt Nam nhập khẩu phụ thuộc vào Trung Quốc bởi ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, không đủ đáp ứng các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Về lâu dài, phụ thuộc vào một thị trường là không có lợi. “Quan hệ buôn bán hai nước được quản lý theo đường chính ngạch nhưng do địa lý nên tình trạng buôn bán hàng hóa qua cửa phụ, lối mòn, buôn lậu trên biển là rất nhiều. Vì vậy, các loại hàng hóa kém chất lượng, hàng giả… dù cố gắng vẫn không kiểm soát hết được”- ông Chương nói.

 

Việt Nam tụt hậu xa so với khu vực

Theo phân loại của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), hàm lượng công nghệ các ngành xuất khẩu của Việt Nam hầu như không thay đổi trong 10 năm qua.

Tỉ trọng các ngành sử dụng công nghệ cao chỉ chiếm 12-13%, ngành sử dụng công nghệ trung bình khoảng 10%, trong khi ngành công nghệ thấp chiếm tỉ trọng trên 60%.

Trong khi đó, năm 2009, tỉ trọng ngành công nghệ cao của Trung Quốc đã chiếm tới 35,6%, Malaysia là 45,7% và Thái Lan là 27%. Điều này cho thấy sự tụt hậu khá xa của Việt Nam so với các nước khác trong việc xác lập năng lực cạnh tranh công nghệ.

 

 

Phạm Tuyên

- Loạn tin đồn về… đỉa (ANTĐ).  – Những cơn sốt hiếu kì và hệ lụy “ăn theo”các hiện tượng lạ (NLĐ).
- Cảnh giác với gạo nhiễm chất độc (PLXH). - Cẩn trọng với thuốc lá điện tử (NLĐ).
- Heo bệnh vẫn đổ về TP.HCM (TN). 
- Hội chứng “đại gia” ngã ngựa (bài 9) (SGĐT). Ủy ban kinh tế: Tồn kho và nợ xấu làm tắc nghẽn chu chuyển nguồn lực Thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa nhưng doanh nghiệp vẫn khó vay vốn. Tiến trình tái cơ cấu chưa đạt được kết quả rõ nét.

"Không nên tính chuyện huy động vàng trong dân"
Theo một số chuyên gia kinh tế, NHNN không nên tính chuyện huy động vàng trong dân vì rủi ro cho dân và cho ngân sách quốc gia là rất lớn…
Vì sao NHNN phát hành tín phiếu trở lại?
Động thái của NHNN chỉ là điều hoà tiền tệ, giữ cho lượng tiền VND không quá dư thừa tại một thời điểm chứ không phải động thái thắt chặt tiền tệ.
- PVD hút khách nhờ lợi nhuận khủng (VIR).
- Chung cư cao cấp: Bán không nổi, cho thuê không được (Vef). – ‘Giải mã’ kiện cáo bùng phát trong BĐS (TP/DT). –“Nghĩa địa chôn” 140.000 tỷ đồng ở Hà Nội, TP HCM? (DĐDN). – Khuyến mãi mạnh, hội chợ BĐS vẫn “vắng như chùa bà Đanh” (Infonet).
- Tàu mua bạc tỉ được bán giá sắt vụn  (SGTT).
- Cuộc chiến “sinh tử” với DN nước ngoài  (NNVN).
- Thị trường vật liệu xây dựng có xu thế ổn định về giá (Vietstock).
- Lo giữ giá hàng tết (TT). - Liều chết làm giàu: Giàu có vẫn tiêu điều (NLĐ).

- Phú Mỡ rất nghèo! (NLĐ). - IMF: Việt Nam có thể tăng trưởng cao hơn trong trung hạn (SGGP).

- Vốn đầu tư từ ngân sách ngày càng hụt hơi (VnEco).   - Nhiều quỹ đầu tư ngoại “thoát hiểm” (TN). – Siết hậu kiểm dự án FDI (NLĐ).
- Các khuyến nghị cứu ngân hàng(LĐ).  - Cần xem xét lãi suất của Quỹ Tình thương ở Nghệ An (ND). - Doanh nghiệp xù nợ, ngân hàng sợ cho vay (SGTT).
- Cục bộ (NLĐ). - Hàng loạt công ty chứng khoán thua lỗ (TN). - Khối ngoại không khoái cổ phiếu giá rẻ (VnE).
- Phỏng vấn ông Huỳnh Trung Khánh, chuyên gia nghiên cứu về vàng: Đừng kéo dài độc quyền vàng! (NLĐ).   – “Không nên tính chuyện huy động vàng!” (VnEco).
- Cân nhắc dừng dự án chưa giải phóng mặt bằng (VnMedia).
- Phiên chợ Tây bên hồ Tây (SGTT). - 500.000 tấn thép cuộn Trung Quốc vào Việt Nam (KTĐT).
- Rà soát tổng thể cung – cầu bất động sản (CP).  – Chính phủ: “Thị trường bất động sản chưa có khả năng phục hồi” (VnEco).
- Chế biến, xuất khẩu dăm gỗ ở Quảng Ngãi: Hậu quả do đầu tư tràn lan? (Thanh tra).
- Miền Tây Nam bộ: thất mùa, tôm nguyên liệu tăng giá (SGTT).
- Thị phần của MobiFone: “Đánh xuống” vì bài toán sáp nhập? (LĐ).
- Hàng nội ??? (Xôi thịt).
- Ngân hàng “ông Sàng” (DV).
- Hàng nghìn hộ dân ôm hận vì sắn (DV).
- Tháo gỡ vướng mắc thủ tục xuất khẩu gỗ (TT).
- Bi kịch đường và muối: Sắp hết thời tự sướng (VNN).

- Rượu Cognac bán hạn chế, tạo khan hiếm, để chinh phục thị trường châu Á (RFI). – Nỗi đau ở xã có nhiều người điên nhất miền Trung (NĐT). - Hệ lụy hoãn tăng lương (TP). – Tăng lương: Chính phủ sẽ xem xét thực hiện ngay khi có điều kiện (VIR). – Không được hoãn tăng lương (VIR). - Hiện tại hoàn toàn chưa phải là đáy (LĐ/ Đào Tuấn). - Không tăng tín dụng bằng mọi giá (VIR). – Câu hỏi với tín phiếu (SGTT). – Lãi suất huy động: Đến hẹn… lại căng(ĐĐK). – Ngân hàng SeAbank cho vay vượt trần?  (NNVN). – Ưu đãi hay lách trần lãi suất? (PN).

- CPI TP.Hồ Chí Minh tháng 10 tăng 0,18% so với tháng 9 (DĐDN).- Hơn 83.000 lao động đăng ký thất nghiệp (PN).

- Tranh chấp lao động: Hiểu luật để không “bắt chẹt” nhau (PLTP).
- Phát hiện nhiều vụ gian lận thuế xuất nhập khẩu (TN).
- Ủy ban Tài chính – Ngân sách QH giám sát công trình báo Nhân Dân nêu tại Hà Giang (ND).

- Rao bán rừng dự án (LĐ). - D.A nâng cấp tỉnh lộ 281 tại Bắc Ninh: UBND huyện Lương Tài bị “lôi” ra tòa! (Thanh tra).
- Khi các đại nhà báo quyết tiêu diệt 1 bà ăn mày (Khải Đơn).
- Thein Sein vượt qua ‘nỗi sợ truyền thông’ (BBC).  - TT Miến Điện: Dự luật về đầu tư nước ngoài sẽ sớm hoàn tất(VOA).
- Hàn Quốc tuyển cô dâu nước ngoài làm giáo viên (DT). – Tan giấc mơ XKLĐ Hàn Quốc  (NNVN).

- Tai nạn giao thông giảm: Đừng vội mừng! (NLĐ).  – Thanh Hóa: Ba thanh niên thương vong vì bị CSGT truy đuổi? (Thanh tra).
- 23.000 tù nhân viết tự truyện – Lá thư cuối của tử tù (TN).
- Trả gần 1.000 gái mại dâm về cộng đồng – không khéo lại… “thả gà ra đuổi” (ANTĐ).
- Áo xanh làm đẹp thành phố (TT).
- Nơi hồi sinh những đứa trẻ “ma” (CATP).
- Cá sấu sổng chuồng đã ra sông lớn? (KP).  - Từ vụ cá sấu sổng chuồng ở Cà Mau: Quy định để nuôi cá sấu an toàn (PLTP). - Chủ nuôi không đồng ý bỏ tiền bắt lại cá sấu (TN).
- “Giặc khỉ” trả thù (PLTP).
- Lãng phí lương thực (NLĐ).
- Trà Vinh: Tiêu hủy cỏ lạ (NLĐ).
- Sẽ không dễ “bứng“ cây rừng về làm cảnh (PLVN).
- Rừng trong khu bảo tồn tan hoang vì vàng (ANTĐ).
- Thánh địa Lộ Đức bị lũ lụt gây thiệt hại nặng (RFI).
- Hồng Kông bắt số ngà voi buôn lậu kỷ lục (BBC).

- Tăng viện phí, tăng chất lượng điều trị (TN). – Ba trường hợp được điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh  (SGTT).
- Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống: Bắc Giang – “thành phố trung chuyển gà giống lậu” (NNVN). – Cả nước mới có 252 cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh (TT). – Thực phẩm bẩn, độc bủa vây người dân (Vef).
- Vụ 26 người bị lừa đi lao động ở Lâm Đồng: Muốn về phải trả tiền chuộc (SGTT).
- Xử lý dứt điểm ngập trên Đại lộ Thăng Long VnMedia).

--Xuất khẩu Nhật Bản giảm mạnh kéo đồng yên sụt giá so với USD
Đồng yên tiếp tục giảm so với USD sau khi Bộ Tài chính báo cáo xuất khẩu Nhật Bản tháng 9 giảm mạnh nhất kể từ sau thảm họa động đất 2011.
Thương mại Nhật Bản thâm hụt 7 tỷ USD trong tháng 9
Đây cũng là tháng thứ 4 liên tiếp xuất khẩu Nhật Bản giảm, dữ liệu từ Bộ Tài chính hôm nay 22/10 cho thấy.

Cụ ông 82 tuổi gánh nước thuê nuôi vợ già, con thần kinh (VnEx 21-10-12)
Nỗi đau ở xã có nhiều người điên nhất miền Trung (NĐT 21-10-12)


- Mua Đất Trồng Cao Lương Đỏ Ở Quê Mạc Ngôn (RFA’s blog). - TQ: 7 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa mới là ai? (Khampha). – Trung Quốc công bố sách trắng cải cách tư pháp (kỳ 1) (PLVN). – Người ghi chép góc tối chốn quan trường (TT).
- Đằng sau mối quan hệ đối tác thương mại Trung – Triều (SGTT).
- Hàn Quốc tăng cường an ninh vì đe dọa từ Triều Tiên (TTXVN). – Trưa nay Hàn Quốc thả truyền đơn, Bắc Hàn sẽ nã pháo trả đũa? (GDVN).
- Fidel Castro ‘vẫn khỏe và minh mẫn’ (BBC).

Lấy chồng Việt kiều, hạnh phúc và khổ đau (kỳ 2)

Nguoi Viet Online
Theo số liệu của Bộ Nội An, trong năm 2010, có 2,981 giấy nhập cảnh (visa) được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Con số gần 3,000 người này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 giấy nhập cảnh cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.

China leftists urge parliament not to expel Bo Xilai
BEIJING (Reuters) - A group of Chinese leftists has issued a public letter calling on the country's largely rubber stamp parliament not to expel disgraced former top leader Bo Xilai from its ranks, saying the move is legally questionable and politically motivated.


Suy nghĩ từ hai câu chuyện giáo dục (viet-studies 21-10-12) -- Bài Nguyễn Trọng Bình ◄
Thủ tướng: ‘Chú trọng giáo dục nhân cách, lý tưởng cho HSSV’ (VNN 21-10-12) -- Thủ tướng đã bị lây bệnh của Đinh La Thăng, Nguyễn Thiện Nhân!
TS. Nguyễn Thị Hậu: Phụ nữ đẹp bình dị như… đồ gốm (ĐĐK 21-10-12)
Về Cẩm Giàng tìm dấu Tự Lực Văn Đoàn (TP 21-10-12)
Đọc sách thuê cho người già: "Nhất cử lưỡng tiện" (NĐT 21-10-12) -- Lâu lắm mới đọc đuợc một tin vui!
Người dịch sách Mạc Ngôn (TN 21-10-12) -- Trần Trung Hỷ
Tắt rồi một tiếng sáo thơ (TN 21-10-12) -- Tô Kiều Ngân qua đời
Dấu ấn văn hóa Việt vẫn là cái gì đó rất xa xưa! (VNN 21-10-12) -- P/v nhạc sĩ dương cầm Trang Trịnh
Lãng tử đất Hà thành làm báo hai thế kỷ (NĐT 21-10-12)
Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới: Đề tài gia đình trong văn xuôi những năm gần đây (Văn nghệ, 4-6-1988) -- Bài Mai Huy Bích
Nên đọc Junot Diaz: Junot Diaz; From Jersey Boy to Genius (Globe & Mail 17-10-12) - Tôi chưa đọc cuốn mới ra của anh ta, nhưng đã đọc "The brief wondrous life of Oscar Wao" Tuyệt vời! (Nhưng không thể nào dịch được! Đọc thì sẽ hiểu tại sao) Một phát giác lạ: Trong cuốn này có một tiểu đọan có tưa đề 'The gangster we are all looking for", tức là tựa cuốn tiểu thuyết của Lê Thị Diễm Thuý!  Vì cuốn của Diễm Thuý ra trước (2003) cuốn của Diaz (2007), có lẽ Diaz thuổng câu này của Diễm Thuý? Hay cả hai bắt chước một tác giả nào khác, trước đó?)
-Hoàng Tụy: Thay đổi tư duy giáo dục (viet-studies 19-10-12) -- Bản gốc của tác giả (đầy đủ hơn bản đăng trên Tuổi Trẻ)◄◄
Fidel Castro alive and well: Chavez aide
HAVANA (Reuters) - Former Cuban leader Fidel Castro is alive and well, according to Elias Jaua, a former Venezuelan vice president who says he met with Castro over the weekend.

Tổng số lượt xem trang