-(Quốc phòng) - Trang tin quốc phòng Malaysia Flying Herald cho biết, Matrade - Cục Phát triển Ngoại thương Malaysia - hy vọng sẽ bán được các trang thiết bị quốc phòng trị giá 761 triệu Rm (khoảng 230,5 triệu USD) ở Việt Nam và Campuchia.
Malaysia đã cử một Phái đoàn Chuyên gia Tiếp thị (SMM) công tác tại Phnom Penh và Hà Nội trong thời gian 6 ngày từ 10 - 15/9/2012.
MATRADE cho biết doanh số bán hàng tiềm năng ở Campuchia là 629,5 triệu Rm trong khi ở Việt Nam là 141,5 triệu Rm (khoảng 42,85 triệu USD).Tại Việt Nam, đoàn đã gặp gỡ với các bộ phận đối ngoại chịu trách nhiệm về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, và thăm hai công ty liên kết của chính phủ Việt Nam là hai trong năm cơ quan được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ an ninh -quốc phòng cho chính phủ Việt Nam.Một cuộc hội thảo về mua bán công nghệ và thiết bị quốc phòng của Malaysia cũng đã được tổ chức ở cả hai thành phố (Phnom Penh và Hà Nội).Matrade nói rằng, dù gặp phải một số khó khăn trong việc kinh doanh ở hai nước nhưng đã hoàn thành thành công nghiệm vụ trong việc doanh số bán hàng tiềm năng của họ, bao gồm máy bay không người lái, xuồng cao tốc, phương tiện cứu hộ chuyên dụng, thiết bị huấn luyện mô phỏng và phần mềm, hệ thống thông tin và chỉ huy cũng như dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa quân sự. Loại xuồng cao tốc mà Malaysia đang chào bán cho Campuchia |
Matrade đang sắp xếp lịch để mời các quan chức hai nước này tới thăm các cơ sở sản xuất của họ ở Malaysia.
Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul - Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga. UAV Malaysia đang được chào bán cho Indonesia và Philippines |
Malaysia là một nước có nền công nghiệp phát triển vào loại khá mạnh trong khu vực. Quân đội Malaysia có biên chế hiện nay khoảng 110.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 41.000 người. Ngân sách quốc phòng của Malaysia năm 2000 là 1,69 tỷ USD, chiếm 2,03 % GDP.
Đầu những năm 1990, Malaysia đã có chương trình phát triển và hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp vì cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chậm lại chương trình hiện đại hóa quân đội. Sự phục hồi về kinh tế thời gian gần đây làm cho ngân sách quốc phòng được tăng thêm và việc mua sắm vũ khí được tiếp tục.
Tàu ngầm lớp Scorpene hiện đại của Malaysia |
Trong tháng 10 năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng đã công bố xem xét lại chính sách quốc phòng an ninh của đất nước, để hiện đại hóa quân đội. Việc xem xét lại sẽ tập trung vào những mối đe dọa an ninh mới, những thứ có thể tạo nên sự xung đột, như nạn bắt cóc người Malaysia, người nước ngoài ở các đảo nghỉ mát.
Việc mua sắm cho quân đội bao gồm: các máy bay Su-30 MKM cho không quân, các máy bay trực thăng Augusta Westland A109 cho lục quân, các xe tăng PT-91... Việc mua sắm gần đây nhất là 8 chiếc Aermacchi MB-339CM. Hải quân được trang bị thêm 2 tầu ngầm Scorpene, 6 tầu tuần tiễu thế hệ mới...
Khi giá dầu thô trên thế giới tăng nhẹ, quân đội đã là những lực lượng tiên phong sử dụng dầu sinh học. Năm 2007, tất cả các phương tiện sử dụng dầu của Lực lượng Vũ trang Malaysia đều sử dụng dầu sinh học.
- Hường nguyễn (Theo malaysiaflyingherald, Wiki)
-Malaysia bán trang bị quốc phòng “khủng” cho Việt Nam
Trung Quốc âm mưu gì sau những hợp đồng vũ khí khủng?
Đông Nam Á mạnh tay mua tàu ngầm, chiến đấu cơ
Thứ Hai, 08/10/2012, 13:21 [GMT+7].
(Phunutoday) - Các nước Đông Nam Á đang mạnh tay mua sắm vũ khí để bảo vệ lãnh thổ trên biển. Từ năm 2002 đến năm 2011, chi tiêu dành cho quốc phòng của Đông Nam Á đã tăng 42% - theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, những vũ khí được các nước Đông Nam Á mua sắm nhiều nhất là tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay chiến đấu cùng với tàu ngầm và tên lửa chống hạm. Đây là những loại vũ khí đặc biệt phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ các tuyến đường biển.
Singapore là nước mua sắm vũ khí mạnh tay nhất ở Đông Nam Á. Riêng năm 2011, Singapore chi 9,66 tỉ USD cho quốc phòng. Hiện Singapore là quốc gia sở hữu hạm đội tàu ngầm đông nhất khu vực tính tới thời điểm này.
Năm 1995, Singapore ký hợp đồng mua lại 4 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Sjoormen của Hải quân Thụy Điển. Sau khi được tân trang, sửa chữa, chúng lần lượt được chuyển giao vào giai đoạn 1999 - 2002.
10 năm sau, Singapore mua thêm 2 tàu ngầm lớp Vastergotland của Thụy Điển. Tàu có lượng giãn nước 1.150 tấn, dài 48,5 m, cần 28 thủy thủ vận hành. Nó trang bị 6 máy phóng ngư lôi 533 mm và 3 máy phóng cỡ 400 mm. Lớp Vastergotland trang bị hệ thống chạy khí độc lập AIP tiên tiên cho phép tàu lặn trong thời gian dài. Tiếng ồn khi vận hành động cơ rất thấp nên tăng khả năng tàng hình con tàu trước thiết bị thủy âm học.
Singapore đang đầu tư vào mua sắm máy bay chiến đấu F-15SG của tập đoàn Boeing Co của Mỹ
Singapore cũng bổ sung 2 tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển vào đội tàu ngầm Challenger 4 chiếc hiện có. Với tổng trọng tải đạt 1.500 tấn, tàu ngầm lớp Archer có khả năng di chuyển với tốc độ 15 hải lý/giờ. Hỏa lực của tàu ngầm thuộc lớp này là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 3 ống cỡ 400 mm.
Thái Lan có kế hoạch chi 257 triệu USD để mua sáu tàu ngầm Type-206 đã qua sử dụng, do Đức sản xuất. Dù bị dư luận phản đối, song hải quân Thái Lan vẫn khẳng định cần phải có tàu ngầm để tuần tra trên biển Andaman, vịnh Thái Lan và theo kịp những nỗ lực hiện đại hóa quân sự của hải quân các nước láng giềng.
Nước này cũng nhắm đến tàu ngầm và chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển để phối hợp với loại tên lửa đối hạm RBS-15F.
Với 54.700 km đường bờ biển, “quốc gia vạn đảo” Indonesia đã có 2 tàu ngầm
Hiện Indonesia đang đặt mua thêm 3 tàu ngầm mới từ Hàn Quốc.
Ngoài ra, Indonesia cũng nhập khẩu các hệ thống radar bờ biển từ Trung Quốc, Mỹ.
Indonesia đang hợp tác với các công ty Trung Quốc để chế tạo tên lửa đối hạm C-705 và C-802.
Hiện Malaysia sở hữu 2 tàu ngầm lớp Scorpene mua của Pháp. Tàu ngầm Scorpene có thể lặn sâu 350m, được trang bị sáu ống ngư lôi có thể bắn đồng thời với nhau, các tên lửa chống tàu thủy và ngư lôi chống tàu ngầm.
Việt Nam đang mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Kilo từ Nga. Theo kế hoạch, chiếc tàu ngầm đầu tiên trong hợp đồng sẽ được chuyển giao cho Việt Nam vào cuối năm nay. Các tàu còn lại lần lượt được chuyển giao đến hết năm 2016.
Tuy tăng đáng kể chi phí, nhưng theo các chuyên gia, ở Đông Nam Á không xảy ra hiện tượng chạy đua vũ trang. Bản thân Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh cũng từng khẳng định: Việt Nam mua tàu ngầm hiện đại, tên lửa, máy bay và các khí tài kỹ thuật khác cũng là để phòng thủ, tự vệ, bảo vệ hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ chứ hoàn toàn không có ý định đe dọa, không có ý đồ tấn công xâm lấn bờ cõi các nước xung quanh. Đây không phải là cuộc chạy đua vũ trang.
Thời gian qua, Trung Quốc cũng không ngừng phát triển lực lượng hải quân. Hiện Hải quân Trung Quốc có khoảng 350 tàu chiến mặt nước lớn nhỏ các loại, 9 tàu ngầm hạt nhân, trong đó có 2 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa hơn 60 tàu ngầm điện-diesel đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có lực lượng hải quân đông đảo nhất châu Á.
Hải quân Trung Quốc chú trọng rất mạnh vào hạm đội tàu ngầm. Họ có hạm đội tàu ngầm đông đảo nhất thế giới hiện nay. Ngoại trừ những tàu ngầm chất lượng (lớp Kilo) nhập khẩu từ Nga, những tàu ngầm do họ tự đóng là một ẩn số mặc dù họ luôn quảng cáo chất lượng hàng đầu thậm chí vượt mặt Nga.
Không quân hải quân Trung Quốc được đầu tư khá mạnh, họ có trong biên chế tiêm kích đánh biển hàng đầu thế giới hiện nay là Su-30MK2 khoảng 24 chiếc, gần đây được bổ sung thêm tiêm kích J-11BS có vai trò tương tự như Su-30MK2, ngoài ra còn rất nhiều máy bay thế hệ cũ hơn.
Malaysia tiếp tục hiện đại hóa quân đội với BILL-2 Malaysia muốn có tên lửa khủng giống Việt Nam Malaysia mua 6 chiến hạm tàng hình |
Súng bắn tỉa uy lực nhất của quân đội Mỹ ra uy
- Ấn Độ đã thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh (TTXVN).
- Máy bay tàng hình của Trung Quốc là ‘đồ ăn cắp’? (Infonet).
- Kiều bào quyên góp xây trường cho HS Trường Sa (PN). - Bộ ảnh Trường Sa tuyệt đẹp trong album một NSƯT (GDVN).
- Trung Quốc phái học giả sang Bắc Âu tuyên truyền về Biển Đông (GDVN).
- Nhật Bản phải học cách thích nghi với Hải giám, Ngư chính Trung Quốc (GDVN).
- Mỹ-Philippines bất ngờ tập trận ở Biển Đông (VNN).
- Hàn Quốc tăng cường năng lực bảo vệ quần đảo tranh chấp (TN).
Việt Nam lên tiếng bày tỏ quan ngại về các tranh chấp chủ quyền ở Biển Hoa Đông hiện nay giữa Nhật Bản với Trung Quốc và Nam Triều Tiên
-- Tủ sách biển Đông: Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông (ĐV).
- Trung Quốc: “Gã khổng lồ” cô đơn (Infonet). – Trung Quốc âm mưu gì sau những hợp đồng vũ khí khủng? (PN Today).
- Tàu Trung Quốc tiếp tục đến Senkaku/Điếu Ngư (TT).
- Mỹ, Philippines tập trận chung Phiblex 2013 (Petrotimes).