-TP - Theo đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng phê duyệt tháng 11-2007, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và một số doanh nghiệp đã chi nhiều ngàn tỷ đồng để xây nhà máy sản xuất Ethanol, dùng pha chế cho xăng E5 (5% Ethanol + 95% xăng A92). Tuy nhiên, nay xăng E5 rất ít người dùng, kéo theo cả vùng nguyên liệu sắn của nông dân nhiều tỉnh “chết” theo...
Nông dân điêu đứng
Giữa rừng sắn bạt ngàn hơn 3ha ở thôn Nam Phước (xã Đại Tân, Đại Lộc, Quảng Nam), nông dân Nguyễn Văn Sơn hằng ngày quanh quẩn bên từng bụi sắn, hụt hẫng bởi sự đứt đoạn quá nhanh của sợi dây liên kết: nông dân - nhà máy Ethanol Đồng Xanh (Cty cổ phần Đồng Xanh) vừa mới năm ngoái đây thôi được coi là rất bền chặt, có lợi đôi bên.
Cây sắn của ông Sơn cao, xanh tốt bời bời, củ to, tròn căng. Nhưng đã đến kỳ thu hoạch, ông Sơn vẫn không dám thuê người nhổ.
“Nhổ làm chi khi nhà máy không thu mua nữa? Sắn tươi bán không ai mua, sắn khô thì tư thương ép giá. Theo lời hứa ban đầu của Cty Đồng Xanh, tui trồng là để bán cho họ, nếu biết tình trạng này đã không dại gì lao đầu vào” - ông Sơn chua chát.
Năm ngoái, khi nhà máy Ethanol Đồng Xanh đi vào hoạt động, đại diện Cty cùng chính quyền địa phương hô hào, phát động toàn dân trồng sắn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy, được xem là cú hích kinh tế, giúp dân thoát nghèo.
Hưởng ứng, ông Sơn cùng hàng trăm hộ dân khác của 3 thôn Nam Phước, Xuân Tây và An Chánh đồng loạt phá bỏ cây trồng trên đất để lấy diện tích cho sắn.
Giá thị trường cho mỗi kilôgam sắn tươi lúc đó gần 2.000đ/kg, Cty mua tại nhà máy, chỉ 1.500đ - 1.700đ/kg nhưng nông dân vẫn vui vẻ bởi nhà máy mua sỉ.
Nhưng rồi bây giờ sắn đang vào vụ thu hoạch, nhà máy thông qua chính quyền xã ra thông báo: không thu mua nữa, người dân trồng sắn tự thu hoạch, tự bán tùy thích, nhà máy không can thiệp.
Mùa mưa lũ cận kề, sắn không nhổ sẽ bị nước ngâm thối, nhổ lên bán sắn tươi không ai mua, cũng không thể cắt lát phơi vì không có nắng. Rất may, một tiểu thương ở thị trấn Ái Nghĩa (Đại Lộc) đã ra tay nghĩa hiệp thu mua sắn tươi, với giá chỉ còn... 1.200 - 1.400đ/kg nhưng số lượng cũng không nhiều.
Anh Đỗ Hai (thôn Nam Phước) cũng có hơn 2ha sắn đang đến mùa thu hoạch, thất vọng: Trước khi làm quảng bá rầm rộ, rồi cái nhà máy to thế kia, chẳng lẽ không thu mua nổi mấy tấn sắn của dân. Năm ngoái, anh Hai cũng đã phá bỏ rừng keo tràm vài năm tuổi để hưởng ứng chiến dịch trồng sắn cho nhà máy.
Trung bình, mỗi héc ta sắn phải đầu tư gần 10 triệu đồng, chưa kể công gieo trồng, chăm bón và nhổ. Nhà máy xăng Ethanol Đồng Xanh ban đầu hỗ trợ giống, nhưng chỉ một vài hộ trồng số lượng nhiều.
Chung cảnh ngộ, anh Võ Trung Thành (An Chánh), nói: “Tui đã phá hết rừng sắn rồi, sang năm trồng cây khác”. Anh Nguyễn Hữu (thôn Xuân Tây), khẳng định: “Không trồng sắn nữa, để đất trồng keo hoặc cây ăn trái”.
Nhà máy nợ lương, ngừng hoạt động
Bà Đinh Thị Thanh Hường - Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà, cho biết: Lúc đầu, nghe quy hoạch trồng sắn với diện tích lớn 2.500ha, huyện mừng lắm. Bao năm nay nhiều hộ dân cũng trồng sắn nhưng đầu ra phập phù.
Ví như hiện nay, hồi đầu năm giá sắn 2.500đ/kg, nhưng giờ đây chỉ còn 1.500đ/kg. Nếu nhà máy Ethanol mà mua, chắc phải số lượng lớn, đầu ra ổn định.
Ai cũng thích, thế là đồng loạt trồng sắn. Nhưng từ đó đến nay, chờ mãi chẳng thấy đâu, ai cũng thất vọng.
Ông Nguyễn Tấn Tài - trưởng thôn Nam Phước, nói: Người dân xung quanh biết hết, nhà máy ngừng hoạt động mấy tháng nay rồi, công nhân ngày nào cũng tụ tập đòi lương. Nợ họ mấy tháng không trả, ngân hàng thì đến xiết hàng ngay tại nhà máy, họ lấy đâu ra tiền mà mua sắn, mua về cũng vứt đống.
Ông Tài cho hay, những lô hàng đầu tiên, nhà máy mua 2.100đ/kg, nhưng lập tức giảm giá xuống 1.500đ/kg ngay sau đó, mặc người dân phản đối.
Chiều 2-10, có mặt tại nhà máy Ethanol Đồng Xanh, chúng tôi chứng kiến nhiều công nhân tụ tập đòi lương, một cảnh quen thuộc ở đây trong nhiều tháng qua. Anh Trần Văn Tuấn (phân xưởng cồn), nói: “Họ nợ lương mấy tháng, cứ hứa miết.
Chúng tôi cũng không hiểu họ khó khăn vì cái gì khi mấy tháng trước vẫn chạy đều, hàng xuất khẩu ầm ầm. Hiện có 2 lớp bảo vệ ở nhà máy, một bảo vệ của Cty Đồng Xanh, số khác là bảo vệ của ngân hàng, đến canh chừng số hàng hóa chưa xuất ở nhà máy.
Nếu Cty xuất toán, ngân hàng sẽ chặn đầu, thu hồi vốn mà Cty đang mắc nợ.
PV nhiều lần liên hệ với lãnh đạo Cty Đồng Xanh để tìm hiểu vấn đề, nhưng đều nhận được sự im lặng. Một nhân viên phòng tài chính kế toán cho biết, toàn bộ lãnh đạo Cty đã đi công tác nước ngoài, không thể tiếp nhà báo.
Ông Hồ Xuân Hội - Phó Chủ tịch UBND xã Đại Tân cho biết, đúng là có chuyện người dân bị nhà máy lật kèo vụ mua sắn. Nhà máy gặp khó gì thì không ai biết, chỉ thấy họ ngừng sản xuất hơn 3 tháng nay. Nhưng nhà máy sản xuất Ethanol ở Đại Tân ngừng hoạt động cũng có cái lợi, để dân bớt ngửi mùi hôi thối.
Từ khi họ hoạt động, dân đến xã, huyện, rồi lên tỉnh nhiều lần kêu kiện vì họ xả thẳng nước ra môi trường, cá, vịt chết, thối khắp cả vùng. Tỉnh cũng phạt họ 175 triệu rồi nhưng sau đó không thay đổi. Giờ họ tạm ngừng thì dân trồng sắn khổ, nhưng không khí trong lành hơn.
Nhà máy Ethanol không mua, dân bị ép giá Bên cạnh 2.500 ha sắn của dân làm nguyên liệu cho nhà máy Ethanol Đồng Xanh ở Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi cũng quy hoạch tới 16.500 ha đất cho cây sắn để phục vụ nhu cầu hoạt động của Cty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí miền Trung (PTSC) tại 12 huyện lỵ trong tỉnh. Tuy nhiên, đến nay nhà máy sản xuất Ethanol của PTSC mới đang chạy thử, chưa hoàn thiện nên không mua trực tiếp sắn tươi của dân (chỉ mua sắn lát). Vì thế dân trồng sắn Quảng Nam và Quảng Ngãi chỉ còn trông chờ bán sắn cho nhà máy bột mỳ ở Tịnh Phong (Sơn Tịnh) và Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, nên thường xuyên bị ép giá. |
Nhà máy Ethanol ở Đại Lộc (Quảng Nam) do Cty CP Đồng Xanh làm chủ đầu tư, tổng đầu tư gần 900 tỷ đồng, nếu vận hành hết công suất sẽ cung ứng cho thị trường 100.000 tấn cồn Ethanol/năm (tương đương 125 triệu lít). Ngày thành lập, ông Lưu Quang Thái - Chủ tịch HĐQT Cty Đồng Xanh, trả lời báo chí: 50% sản phẩm làm ra sẽ được ký hợp đồng bán trọn gói cho PV Oil, 50% sản phẩm ethanol còn lại sẽ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Philippines... vì thị trường trong nước không tiêu thụ hết. |
Nam Cường
-'Biến sắn thành xăng', người trồng điêu đứng
- Nông dân cả huyện thuê đất trồng khoai
-Tăng trưởng điện năng đang cao gấp 2-3 lần tăng trưởng GDP
Theo các chuyên gia về năng lượng, chuyên gia kinh tế, mức tăng trưởng điện năng cao so với GDP thực sự không còn phù hợp với điều kiện hiện tại.
-Dự trữ ngoại hối VN tăng hơn gấp đôi
-- Chuẩn bị chạy thử Tổ hợp bauxite nhôm Lâm Đồng “vào ngày 1/11 tới” (CP).
---Chỉ số niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giảm trở lại
Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý III/2012 giảm 13 điểm so quý trước, sau khi đã tăng 7 điểm vào quý II.'
--Ngân hàng Nhà nước can thiệp 'quá nhiều'
Thống đốc Bình nói ngành ngân hàng đã phát triển 'quá nóng'
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình hôm 7/10 đã có cuộc trả lời phỏng vấn dài trên Truyền hình Việt Nam về cải tổ hệ thống ngân hàng.
Ông thừa nhận tình trạng "lợi ích nhóm" nhưng nói rằng không có tình trạng này ở Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng VN ‘rất khó về thanh khoản’
'Cảnh giác trước thống kê nhà nước'
Ông Bình nói sự phát triển của ngành ngân hàng trong những năm vừa qua "quá nóng" và đã xảy ra tình trạng "buông lỏng thanh tra giám sát".
Theo vị Thống đốc, có những ngân hàng chỉ do một nhóm cổ đông chi phối và 70-90% dư nợ ngân hàng là phục vụ cho chính nhóm cổ đông, vốn "sử dụng vốn ngân hàng không hiệu quả".
Đây là lý do, ông Bình nói, các ngân hàng như vậy phải tái cơ cấu.
Mặc dù ông Bình khẳng định không có lợi ích nhóm ở Ngân hàng Nhà nước, một chuyên gia ở Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nói dư luận vẫn đặt dấu hỏi về các quyết định hành chính của vị Thống đốc liên quan tới chuyện sát nhập các ngân hàng.
"Hiện nay trong dư luận xã hội đang còn có điều phân vân. Người ta không biết rõ tại sao ngân hàng này lại phải sát nhập với ngân hàng kia mà lại không phải sát nhập với ngân hàng khác.
"Hiện nay, tôi nghĩ vấn đề khó có thể giải quyết được nếu không có sự công khai minh bạc và thảo luận rõ ràng hơn về quá trình cải cách này.
"Cái quá trình này muốn được thực hiện một cách dân chủ thì phải đưa ra thảo luận."
'Tần suất quá nhiều'
Tiến sỹ Doanh nói cứ khoảng 10 ngày lại có một quyết định hành chính của Ngân hàng Nhà nước và tần suất này là "quá nhiều".
"Các doanh nghiệp và các ngân hàng rất khó nắm bắt, theo kịp để thực hiện các quyết định thay đổi nhiều và nhanh như vậy."
Theo ông Doanh, việc sát nhập các ngân hàng trong thời gian vừa qua đã giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn nhưng chưa thể biết được tác động của nó về mặt lâu dài.
Ông cũng nói Ngân hàng Nhà nước nên để các ngân hàng thương mại "tự nguyện" tìm đến với nhau qua cơ chế thị trường.
"Nếu như không làm rõ được vấn đề nợ xấu, vấn đề sở hữu chéo và các vấn đề khác thì tôi nghĩ rằng việc sát nhập một ngân hàng này vào một ngân hàng khác không có ý nghĩa gì nhiều lắm."
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Đề cập tới các tín hiệu mới đây về sự ổn định trở lại của kinh tế Việt Nam, vị Tiến sỹ nói:
"Tôi nghĩ rằng các cải thiện của kinh tế vĩ mô của Việt Nam như lạm phát giảm xuống, tỷ giá tương đối ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng lên và cán cân thương mại thậm chí có thặng dư thì hiện vẫn đang còn mong manh.
"Lạm phát giảm xuống là do có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ và tín dụng, đồng thời cũng do sức mua cạn kiệt.
"Dự trữ ngoại tệ tăng lên thì do xuất khẩu tăng lên nhưng cũng do nhập khẩu giảm đi rõ rệt và vì vậy tốc độ tăng trưởng cũng giảm đi
"Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ tiếp tục giữ được mức ổn định nếu sắp tới đây lại muốn tăng trưởng cao hơn và lại đưa ra một chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn và nới lỏng chính sách tín dụng và tiền tệ."
'Sự thật đắng cay'
Tiến sỹ Doanh, người từng đứng đầu Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói ông chưa nhìn thấy đường hướng cụ thể về việc giải quyết các vấn đề trong ngành ngân hàng.
Ông nói: "Vấn đề quan trọng hơn là phải có các yêu cầu về sự công khai minh bạch, về sự quản trị ngân hàng và về sự lành mạnh của ngân hàng.
"Nếu như không làm rõ được vấn đề nợ xấu, vấn đề sở hữu chéo và các vấn đề khác thì tôi nghĩ rằng việc sát nhập một ngân hàng này vào một ngân hàng khác không có ý nghĩa gì nhiều lắm.
Tiến sỹ Doanh nói cần công bố sự thật về nợ xấu cho dù "đắng cay" tới đâu
"Tôi thấy rằng trước hết vấn đề nợ xấu ở Việt Nam phải làm rõ quy mô nợ xấu là bao nhiêu, nợ xấu ở đâu, ở ngân hàng nào và nợ xấu đấy thì nó ở doanh nghiệp nhà nước hay ở lĩnh vực bất động sản hay lĩnh vực khác.
Tiến sỹ Doanh nói hiện đang có các con số khác nhau về nợ xấu ở Việt Nam. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đưa ra con số 10% trước Quốc hội, quyền thanh tra Ngân hàng lại dẫn con số 8,6% trong khi hãng đánh giá tín dụng Fitch Ratings đưa ra mức 13%.
Chỉ với mức khiêm tốn nhất 8,6%, số nợ xấu cũng đã lên tới 10 tỷ đô la.
Câu hỏi Tiến sỹ Doanh đặt ra là liệu mức nợ xấu được đưa ra đã bao gồm các khoản cho vay giữa các ngân hàng với nhau hay không vì theo ông các ngân hàng "cho nhau vay cũng nhiều lắm".
Ông cũng nói Việt Nam nên có công ty mua bán nợ để giải quyết tình hình nợ xấu nhưng nhấn mạnh sự cần thiết phải công khai con số nợ xấu chính xác:
"Tôi nghĩ rằng sự thật cần được nói lên, cần được công bố ra. Càng không công bố sự thật người ta càng nghi ngờ và càng có nhiều đồn đoán hơn.
"Tôi nghĩ rằng dẫu sự thật có đắng cay đến bao nhiêu chăng nữa thì vẫn nên nói ra đi.
"Không công bố chỉ làm cho tình hình phức tạp thêm."
- Thống đốc tuyên chiến với lợi ích nhóm ngân hàng (VNE). – Lợi ích nhóm – càng để lâu càng nguy(DV). – Thống đốc: “Người dân cảnh giác với những tin đồn thất thiệt” (Infonet). – Hãy Đóng Góp Tư Vấn Cho Chánh Phủ (Alan Phan).
- Hà Nội dừng hàng loạt dự án BOT, BT (VnEco). – Chuyển động không đều tại các dự án tỷ đô(VIR). – Xác định sở hữu tầng hầm chung cư: Mập mờ, gây tranh cãi (VIR). – Khu công nghiệp bỏ hoang 10 năm (TP). – Sẽ di chuyển chợ “trời” (Petrotimes).
Policy Options for Riding Out Food, Fuel Price Spikes
IMF-
- Recent spikes in food and fuel prices are not as severe as in the last crisis
- Spikes driven by supply shocks, strong demand amid weak economic activity
- Food, fuel prices expected to subside over medium term
In 2008, food and oil prices spiked causing damage to world trade and affecting the lives of millions of people around the world. Earlier this year, food prices began to climb again sparking fears of a similar crisis.
In an interview with IMF Survey, Samya Beidas-Strom, senior economist in the IMF’s Research Department, explains why the recent spikes in food and fuel prices are not as severe as in the last crisis.
IMF Survey: Are we heading towards a food crisis similar to that of 2008?
Beidas-Strom: In 2007 and 2008, the food crisis was exacerbated by many forms of export restrictions by major food exporters, but we have not seen these policies in 2012.
Also, in the past crisis, all the four major crops—corn, wheat, rice, and soybeans—were affected by the price spike, but this time around rice prices have remained relatively stable, and wheat prices increased only recently.
Another issue is energy prices. Energy prices played a big role in the last crisis when they shot up alongside food prices. This time around energy prices declined in the first half of the year, and they have only recently gone back up to those highs.
A final issue is countries are not overheating right now because of weak economic growth, and this has contained it.
IMF Survey: How have food prices evolved since the crisis of 2008?
Beidas-Strom: At the IMF, we have a food index which tracks 22 prices of the most commonly international traded agricultural food items. It has increased 15 percent during the past eight months of this year, whereas in the past crisis food prices shot up 23 percent. You can already see that it is a different magnitude.
For oil, the price increase in the past crisis was 36 percent. This time around, although prices fell after the 2008 crisis, they went back up and we have got used to higher prices.
IMF Survey: What are the reasons for the sharp increase in prices this year, especially for the basic crops?
Beidas-Strom: There are three reasons. The first one is there have been some world supply disruptions. The second is due to robust demand. And the third is because buffers are low.
On the supply side, the price spikes were driven by concerns of weather-related supply shocks. For example, there was the worst drought in the U.S. in over half a century, and earlier in the year there was the La Nino weather pattern that led to drought in South America.
It hurt corn and soy crops in Argentina, Brazil, and Paraguay. Wheat crops are also estimated to have been downgraded in the Black Sea region, which comprises Kazakhstan, Russia, and Ukraine. That is for the supply side.
On the demand side, food demand has remained really strong despite weakening economic activity, and that comes mainly from emerging and developing countries, with China being the single largest driver in the market.
Finally, while there has been a significant improvement since the past food crisis in terms of food buffers, we are still below the long-term averages, and therefore we are leaving the global food market vulnerable to supply setbacks.
IMF Survey: What impact does food and oil price volatility have on countries, especially middle- and low-income countries?
Beidas-Strom: There are three main effects of food and oil price volatility from the macroeconomic perspective. The first is on the trade balance. The IMF estimates that about 15–20 percent of a price increase for some of these key crops would deteriorate the trade balance of vulnerable regions.
The effect on the trade balance is somewhat ambiguous. It depends if you are a net importer or a net exporter. But there is another factor that hurts the terms of trade: falling mineral prices because of weak economic activity and high energy costs due to geopolitical risks. These are all negative terms of trade on importers and will hurt their trade balance.
There is also an impact on inflation. Rising food prices translate into high headline inflation which erodes consumers' purchasing power. The good news is that these temporary supply shocks do not typically have a persistent impact on inflation.
Finally, there is a fiscal impact. The past crisis showed that responding to food price pressures through subsidies and removing certain taxes has an impact on the GDP. It is estimated to be about 1 percent of GDP for sub-Saharan Africa. However, this time since it is concentrated in a few crops, it should be smaller.
IMF Survey: Traditionally, drought regions such as the Horn of Africa and sub-Saharan Africa in general are particularly vulnerable to such hikes. Is it still very much the same or are there other countries that are also very vulnerable to these hikes?
Beidas-Strom: The current food spike is less severe than the 2007 and 2008 crisis because it has not affected all key crops uniformly. Moreover, it has not been aggravated by trade restrictions and very high energy import costs.
However, there are regions that are vulnerable. These are regions who import corn, soybeans, and wheat. We know that low-income countries in particular spend somewhere between 30–50 percent of their income on food.
So, reflecting these issues, there are a few vulnerable countries in Africa. They are Lesotho, the Democratic Republic of Congo, Malawi, and Zimbabwe. There are also some in Central America, some in the Caribbean, the Middle East, and the Pacific Island countries.
IMF Survey: What can these countries do to protect themselves and, most importantly, their populations from these hikes in prices?
Beidas-Strom: In terms of food, in the short term, we recommend affected countries to scale up their safety nets to the poor, and accommodate spikes in headline inflation.
There are two types of inflation, core and headline. Core inflation is inflation from a consumption basket that is not affected by volatile prices such as food and fuel. In headline inflation, you include everything in the consumption basket, and that could be volatile.
We recommend allowing headline inflation to be volatile, and we are asking central banks to do this since we expect the shock not to be persistent. They should allow the exchange rate to move so that it can absorb the shock and use fiscal space if available to reduce taxes on food, and if needed draw on external finance to support the balance of payments and international reserves.
On the other hand, food producers should bolster agricultural investment and avoid export restrictions.
For oil, demand needs to become more responsive to prices. By that, I mean policies could encourage higher fuel taxes in some advanced countries, for example, and targeted cash transfers in place of fuel subsidies in developing countries. In the longer term, increased investment in the oil sector is also crucial for oil price stability because capacity has actually only risen modestly despite these high oil prices we have been seeing.
And over the even longer term, policies should aim to transition away from crude oil to other sources of energy such as natural gas and renewables.
IMF Survey: Is it possible at all to estimate what food and oil prices will be in the next few years, to protect ourselves against future hikes?
Beidas-Strom: I am afraid not. At the IMF, we rely on futures markets, and we do not forecast commodity prices.
Futures are markets that aim to deliver oil in the future at a price agreed today so they are future contracts.
Futures tend to perform quite well for well-traded commodities such as oil and, at the moment, they indicate that prices are expected to moderate toward the end of 2013. So what we are saying is that risks are tilted to the upside.
-Chưa dán được nhãn “Nước mắm Phú Quốc”
TT - Được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ tháng 6-2001, nhưng hơn mười năm qua chưa sản phẩm nước mắm nào được đóng nhãn “Nước mắm Phú Quốc”.
Chủ tịch BBC nói gì về vụ bê bối tình dục?
-Khu công nghiệp bỏ hoang 10 nămTP - Dự án Khu công nghiệp Bình Long (rộng 41 ha) nằm trên địa bàn xã Bình Long, huyện Châu Phú tỉnh An Giang sau hơn 10 năm triển khai vẫn chỉ lèo tèo vài nhà đầu tư. Trong khi đó, ở đây lại nóng chuyện khiếu kiện; nhiều người phải li hương, bần cùng...
Ba cổ đông lớn của Oceanbank phải thoái vốn
Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 10 tỷ USD
Khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu hơn 8,5 tỷ USD
Không phải thời điểm này mà kể cả những năm vừa qua, hệ thống doanh nghiệp thuộc khu vực trong nước luôn "dẫn đầu’’ về chỉ số nhập siêu.
-Không thể thả nổi thị trường vàng
Giá vàng chính thức vọt lên trên mốc 48,4 triệu đồng/lượng vào cuối tuần qua đã gây ra tâm lý hoang mang cho nhiều nhà đầu tư.
--Cấm gửi tiền lẫn nhau, ngân hàng tìm cách lách luậtNgân hàng tìm mọi cách để lách luật khi bị cấm gửi tiền lẫn nhau, các ngân hàng không muốn từ bỏ khoản lợi nhuận lớn từ hoạt động này.
- Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam khá hơn vào năm tới (TP).
- Dù khó khăn, doanh nghiệp vẫn kỳ vọng vào phục hồi kinh tế (TBKTSG). – Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp giảm (VOV).- Lộ ảnh tê giác Trầm Bê khi chưa mất sừng (PN Today).
- Thấy gì từ việc giải thể hai tập đoàn kinh tế nhà nước? (TQ).
- Tập trung ruộng đất và vấn đề xử lý hệ quả (TVN).
- Có nên mở bể than đồng bằng Sông Hồng? (Petrotimes).
- Đổ xô hái Kim Cương bán sang Trung Quốc (DV).
- ACB sắp họp đại hội cổ đông bất thường (VnEco).
- Đố ai đoán được giá vàng! (LĐ). – Cảnh báo tình trạng “đục nước béo cò” trên thị trường vàng(Petrotimes). – Nên xem xét lại việc cấm ngân hàng thương mại huy động vàng (TQ).
- DN lờ giảm giá xăng, Bộ quên nhắc? (VEF).
- Toàn cảnh kinh tế 8-10-2012: Ngóng..; – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 8-10-2012: “ngổn ngang trăm mối tơ vò…”; – Vào chợ mỗi ngày TTCK 8-10-2012: Khởi sắc (VF).
- Thị trường bất động sản – “mồ chôn tiền” đẹp như tranh (Petrotimes).
- Ông chủ trẻ của ‘Cơm kẹp Việt’ & chiến lược đàn sói (DĐDN).
- Dự kiến tăng thuế một số sản phẩm thép nhập khẩu (TBKTSG).
- Giá lúa gạo tiếp tục đi xuống (VnEco).
DN cùng đường, 'cắt cơm' nhân viên
Thực trạng đời sống công nhân nữ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (ND 7-10-12) -- Thỉnh thoảng báo ND cũng có bài xem được!
Hồi sinh một dòng kênh - ngó từ quán nhậu bờ kè (TVN 7-10-12) -- Bài Nguyễn Thị Hậu
Bị kiểm điểm vì gửi tâm thư lên Chủ tịch nước (NLĐ 7-10-12)
Ông Trương Gia Bình được Thủ tướng tặng bằng khen (TP 7-10-12) -- Bạn có ngửi thấy mùi gì hơi lạ, như khi đi ngang một vựa mắm? Tôi cũng thế.
Bắt chuộc đồ mất cắp (PetroTimes 7-10-12)
--Để cứu lấy rừng Cát Tiên tôi chấp nhận đánh đổi...
Xoá quy hoạch treo: Dân đang chờ hành động cụ thể
Thủy điện Đồng Nai: “Không cần thiết đánh giá sâu về động đất”
- Khi EVN thừa… điện! (TVN).
- Mục tiêu chính của năm nay là ổn định kinh tế vĩ mô (PetroTimes).
- Lãi suất ngân hàng nào đang cao nhất? (VTC). – Hoạt động ngân hàng: Thảm họa nợ xấu (Stox). –Bi hài chuyện ngân hàng đi đòi nợ (Infonet). – Thấy gì khi ngân hàng kiện doanh nghiệp? (NNVN).
- Vốn ngoại “tạm” ở lại với thị trường (ĐTCK). – Nhiều quỹ đầu tư ngoại tăng thời hạn hoạt động(TN).
- Nhiều DN “họ” Vinaconex điều chỉnh giảm kế hoạch (ĐTCK).
- Khó khăn, Vinacomin xin miễn nhiều loại thuế (ĐTCK).
- Ứng xử với “sốt” vàng (TP).
- Doanh nghiệp cố tình cù nhầy để bị đuổi khỏi sàn (NDHMoney).
- DBC chưa có kế hoạch khởi động lại dự án bất động sản (ĐTCK). – Chung cư mini: Nghịch lý có đáp án nhưng… thiếu lời giải! (NĐT). – Bất động sản: Đâu là giá thật? (PLTP). – Địa ốc bán trả góp như hàng điện máy (VNE). – Mua nhà dưới 1 tỷ đồng ở Hà Nội ra sao? (Infonet).
- “Quên” giảm giá xăng dầu? (PLTP). – Bộ Tài chính “gật đầu” cho 5 doanh nghiệp tăng giá bán gas(DT).
- Thị trường ô tô chờ cú hích (VIR).
- Sức mua suy giảm: cần vực dậy niềm tin tiêu dùng (SGTT).
- Hơn 1.700 tỉ đồng cho người nuôi cá tra (TT). – Giá cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long giảm mạnh(TTXVN).
- ‘Chậm lại, Trung Quốc ơi!’ (ĐV).
-Germany Should Return to the Deutsche Mark RealClearWorld
- Kinh tế Pháp có rơi vào vòng suy thoái? (VOV). – Tây Ban Nha: Kinh tế lao dốc, biểu tình biến thành bạo lực (CAND).
- Quán cơm 2.000 đồng giữa Sài thành (KP).
-China and Australia’s Coming Economic ‘Divorce’
theDiplomat.com
Tougher bank rules set for patchy global start
LONDON (Reuters) - Many countries will not be ready by January to enforce new banking rules that form the world's regulatory response to the financial crisis, a global supervisory body said on Monday.
World Bank hạ dự báo tăng trưởng Đông Á
Kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục ảnh hưởng bởi biến động từ khủng hoảng châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và Trung Quốc.
Trong báo cáo mới nhất về triển vọng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng thế giới (World Bank – WB) dự báo, các nước Đông Á đang phát triển sẽ tăng trưởng khoảng 7,2% năm nay và 7,6% năm 2013, thấp hơn dự báo trước đó lần lượt là 7,6% và 8%.
Theo WB, triển vọng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương bị ảnh hưởng bởi rất nhiều biến động trong khi hàng loạt rủi ro tiếp tục đe dọa kinh tế toàn cầu và khu vực này."Mặc dù những chính sách gần đây đã phần nào giảm được rủi ro từ khủng hoảng eurozone và nguy cơ ‘vách đá tài chính’ của Mỹ nhưng sự gián đoạn của thị trường tài chính vẫn là đe dọa chính đối với triển vọng kinh tế toàn cầu và khu vực”, WB nhận định.Đối với Trung Quốc, WB cảnh báo, kinh tế Trung Quốc có thể suy giảm tồi tệ hơn và kéo dài lâu hơn nữa. Theo WB, Trung Quốc có thể tăng trưởng 7,7% trong năm nay, thấp hơn so với dự báo 8,2% đưa ra hồi tháng 5, trong khi tăng trưởng GDP 2013 là 8,1%, thấp hơn dự báo 8,6% trước đó.WB cho rằng, Trung Quốc sẽ không đưa ra kích thích tài khóa lớn do giới hoạch định chính sách vẫn lo ngại về đà tăng giá bất động sản và nguy cơ đảo chiều đột ngột của dòng tiền nóng.Trái với Trung Quốc, WB khá lạc quan vào kinh tế Đông Nam Á do nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh và chi mạnh cho đầu tư ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia.WB dự báo, Thái Lan, Indonesia sẽ tăng trưởng lần lượt 4,5% và 6,1% năm nay, trong khu Malaysia là 4,8%, cao hơn dự báo 4,6% trước đó.Ngân hàng này cho rằng, hầu hết các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á có thể ứng phó với các biến động của kinh tế toàn cầu và có thể đạt thặng dư tài khoản vãng lai, dự trữ ngoại hối tăng.Tuy nhiên WB cảnh báo, các nước như Mông Cổ, Lào, Đông Timor, Fiji và Papua New Guinea có thể đối mặt với cú sốc suy giảm thương mại khi mà hàng hóa chiếm ít nhất 80% kim ngạch xuất khẩu của các nước này.-World Bank dự báo tăng trưởng Đông Á xuống thấp nhất 11 năm
Kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tiếp tục ảnh hưởng bởi biến động từ khủng hoảng châu Âu và suy giảm tăng trưởng ở Mỹ và Trung Quốc.
WB hạ triển vọng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
(VOV) - Khu vực này có thể giảm một điểm phần trăm, từ 8,2% năm 2011 xuống 7,2% trong năm nay, trước khi phục hồi lên mức 7,6% năm 2013. Trong Báo cáo công bố ngày hôm nay (8/10) về triển vọng kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Ngân hàng thế ...
Ngân hàng thế giới giảm dự báo tăng trưởng ở Đông Á- Thái Bình DươngSài gòn Giải Phóng
-Dự báo tăng trưởng Bắc Á -Thái Bình Dương giảm còn 7,2% trong năm 2012
-Growth to Slow in East Asia and Pacific in 2012, Domestic Demand Key to Rebound
--–Trung Quốc phát hiện mỏ niken trữ lượng gần 1,3 triệu tấn (Stockbiz/TTVN).-HSBC China services PMI recovers to 54.3 after one-year low
BEIJING (Reuters) - China's services sector rebounded in September after its growth hit a one-year low in August, according to a private sector survey on Monday that follows last week's much more gloomy official assessment.
China's Huawei, ZTE should be kept from U.S. : draft Congress reportWASHINGTON (Reuters) - China's top telecommunications gear makers should be shut out of the U.S. market because potential Chinese state influence on them poses a security threat, the U.S. House of Representatives' Intelligence Committee said in a draft of a report to be released on Monday.
- Mỹ cáo buộc 2 công ty viễn thông Trung Quốc “đe dọa an ninh” (BBC/LĐ). – Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp tránh làm ăn với Huawei và ZTE (TBKTSG). – Mỹ cảnh báo về Huawei (TN).
- Mỹ cáo buộc công ty TQ ‘đe dọa an ninh’ (BBC). – Mỹ kêu gọi “nghỉ chơi” 2 công ty Trung Quốc(NLĐ).
-Quốc hội Mỹ tố 2 tập đoàn viễn thông Trung Quốc đe dọa an ninh quốc gia rfi
-Chính phủ Anh chuẩn bị dư luận về những biện pháp khắc khổ mới-Thủ tướng Anh, hôm nay, 07/10/2012, lên tiếng cảnh báo dân chúng là họ sẽ phải chịu thêm những biện pháp khắc khổ mới để bù đắp thất thu ngân sách trong tình hình kinh tế ngày càng xấu đi.
--Các tập đoàn xe hơi Nhật tại Trung Quốc giảm một nửa sản lượng
Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng cao nhất trong 5 tháng
VIDEO: Bầu cử tổng thống Mỹ - Chặng đua nước rút
Đài Truyền Hình Việt Nam
Sự kiện thu hút được sự chú ý chú ý của dư luận thế giới trong tuần qua là cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2012 - 2016. Cuộc đua này đã bước vào giai đoạn nước rút với cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên trên truyền hình giữa hai ứng cử ...
Obama 'bắn trả' RomneyVietNamNet
Phe Obama công kích Romney đã "thiếu trung thực"Vietnam Plus
Ông Romney sẽ đọc bài diễn văn đầu tiên về chính sách đối ngoạiVOA Tiếng Việt
-US committee slams Huawei and ZTE
(Financial Times)-Report from influential US Congress group claims the Chinese network equipment vendors pose a threat to national security
Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 1)
Robert J. Gordon, giáo sư kinh tế của trường Đại học Northwestern, vừa có một bài báo thú vị hồi tháng 8 vừa qua nói về cách mạng khoa học kỹ thuật và tương lai tăng trưởng của nước Mỹ. Theo cách nhìn của Gordon, tương lai tăng trưởng của Mỹ trong dài hạn đang lụi tàn dần, và trong khoảng vài thập kỷ tới, có vẻ như nước Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng loanh quanh ở gần 0%, tức là về cơ bản sẽ dậm chân tại chỗ.
Đây là một quan điểm rất mạnh. Nó không phải là một lời tiên tri, cũng không phải là một công trình nghiên cứu định lượng hoàn hảo, tuy nhiên, nói như Krugman, thì “mục đích của các bài viết như vậy là làm cho bạn nghĩ theo cách khác hẳn” so với cách tư duy đang thịnh hành.
Lập luận của Gordon tập trung vào hai ý rất quan trọng:
Tiến bộ khoa học kỹ thuật đang ngày càng kém dần
Ông cho rằng động lực của tăng trưởng kinh tế là các tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Tăng trưởng kinh tế giờ đây được người ta nhìn nhận như một lẽ tự nhiên, một quá trình liên tục và không bao giờ chấm dứt. Thế nhưng thực ra nhìn lại lịch sử của nhân loại thì tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng tương đối mới, chủ yếu diễn ra từ khoảng 250 năm trở lại đây, và được thôi thúc bởi sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật (KHKT).
Cũng theo Gordon, tiến bộ về KHKT không phải là một quá trình tiệm tiến, liên tục, mà là một quá trình gồm các phát minh rời rạc, được tiếp nối bằng các cải tiến nhỏ nhằm đưa ứng dụng của các phát minh ban đầu này vào cuộc sống. Có nhiều sự tiến bộ KHKT trong một số lĩnh vực chỉ diễn ra theo kiểu giật cục, thậm chí chỉ có một lần mà chưa có lần tiếp theo. Thí dụ, tốc độ của máy bay hiện nay so với khoảng 50, 60 năm trước là về cơ bản không có tiến bộ nào, thậm chí máy bay thương mại hiện nay còn bay chậm hơn hồi trước vì lý do phải tiết kiệm năng lượng hơn.
- Cuộc cách mạng KHKT lần thứ nhất (IR#1) diễn ra vào khoảng năm 1750 và kéo dài tới 1830 với các điểm nhấn là động cơ hơi nước, máy quấn sợi, và đường sắt.
- Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 2 (IR#2) diễn ra từ 1870 và kéo dài tới 1900 với các phát minh “hàng khủng” như điện, động cơ đốt trong, đường ống dẫn nước và hệ thống cung cấp/thoát nước tới tận các hộ gia đình.
- Cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3 (IR#3) bắt đầu vào khoảng năm 1960, đạt đến cực thịnh vào cuối những năm 1990s với các phát minh chủ yếu trong lĩnh vực điện toán và internet.
Theo Gordon, hai cuộc cách mạng KHKT lần 1 và lần 2 đều mất khoảng 100 năm mới phát huy được hết các ảnh hưởng của nó đến kinh tế. Lý do là các phát minh quan trọng nhất trong mỗi cuộc cách mạng này sẽ được tiếp nối bởi nhiều các phát minh dựa trên các phát minh gốc ban đầu. Thí dụ cuộc cách mạng KHKT lần 2 còn tiếp tục làm lột xác nền kinh tế trong những thập niên 1950-70 với các phát minh “phái sinh” như máy điều hoà không khí, thiết bị gia dụng, và hệ thống đường cao tốc xuyên liên bang. Sau năm 1970 thì các phát minh phái sinh này cơ bản đã cạn và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động vì thế giảm đi rất nhiều.
Đối với cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3, trái với nhiều người hiện nay đang ca ngợi là cuộc cách mạng quan trọng nhất, Gordon cho rằng đây là một cuộc cách mạng ngắn ngủi và các ứng dụng của nó liên quan đến tăng năng suất lao động cơ bản đã cạn kiệt từ khoảng 10 năm trước. Nhiều trong số các ứng dụng liên quan đến năng suất lao động của cuộc cách mạng điện toán và internet này đã diễn ra từ rất lâu (những năm 1970 và 1980).
Theo Gordon, từ năm 2000 trở lại đây các phát minh của IR#3 chủ yếu tập trung vào giải trí và liên lạc với các sản phẩm ngày càng nhỏ hơn, thông minh hơn, khả năng sử lý tốt hơn, nhưng thực ra không làm thay đổi năng suất lao động hoặc mức sống của con người một cách đáng kể như các phát minh ra điện, xe hơi, hay hệ thống cấp thoát nước trong hộ gia đình – là các phát minh bản lề của IR#3.
Gordon đưa ra một ví dụ đặc biệt thú vị để minh chứng cho luận điệu này của ông. Theo Gordon, hãy giả tưởng rằng bạn phải đứng trước 2 lựa chọn:
- Lựa chọn A là bạn phải bỏ tất tuốt các tiến bộ công nghệ từ năm 2002 trở lại đây, mà chỉ được dùng các tiến bộ công nghệ IR#3 có từ trước đó (đã bao gồm máy tính xách tay với hệ điều hành Window, trình duyệt web, trang bán hàng trực tuyến Amazon…) và bạn được quyền giữ lại một phát minh từ IR#2 – đó là có hệ thống cấp thoát nước đến tận nhà bạn.
- Lựa chọn B là bạn được quyền giữ lại tất cả các tiến bộ công nghệ của IR#3 tính đến thời điểm này (bao gồm cả Facebook, Twitter, Ipad, Blog…), nhưng bạn phải từ bỏ một phát minh của IR#2, đó là bạn sẽ không có hệ thống cấp thoát nước đến tận hộ gia đình (và vì thế cũng không có nhà vệ sinh trong nhà). Bạn phải tự tay xách nước về nhà và trở nước thải đi đổ. Ngay cả vào lúc 3 giờ sáng vào một ngày mưa gió, lựa chọn duy nhất cho bạn khi muốn đi vệ sinh là đi bộ ra khỏi nhà dưới trời mưa và có thể là lầy lội nữa.
Gordon đã đặt câu hỏi này với nhiều người, bao gồm cả các tín đồ trung thành của cuộc cách mạng điện toán và internet. Câu trả lời thì đương nhiên là quá rõ ràng – luôn luôn là lựa chọn A. Gordon nhấn mạnh rằng đó là việc đánh đổi chỉ có MỘT phát minh của IR#2, trong khi IR#2 có rất nhiều phát minh còn quan trọng hơn là hệ thống cấp thoát nước tại nhà.
Vì thế theo Gordon, mặc cho các lời ca tụng hào nhoáng về cuộc cách mạng điện toán và internet đang diễn ra, về mặt năng suất lao động thì các phát minh trong khoảng hơn 10 năm gần đây cơ bản đã không còn. Nói cách khác, IR#3 đã cơ bản không còn ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động, và vì thế tăng trưởng kinh tế nữa. (Cần lưu ý rằng Gordon không có ý so sánh các thành tựu của IR#3 với một phát minh duy nhất là hệ thống cấp thoát nước tại nhà. So sánh của ông chỉ nhằm nói về tiến bộ KHKT của IR#3 trong vòng 10 năm trở lại đây – từ năm 2002- là hầu như không còn đáng kể nữa nếu so với các phát minh của các cuộc cách mạng KHKT lần trước).
Khi nào thì sẽ có một cuộc cách mạng KHKT mới để tạo động lực mới cho một giai đoạn mới của tăng năng suất lao động, và vì thế tăng trưởng kinh tế, ở Mỹ? Đây là câu hỏi không ai có thể trả lời được vào thời điểm này. Tuy nhiên, theo Gordon, có những yếu tố mà, giả sử tiến bộ KHKT vẫn tiếp diễn và không ảnh hưởng kém đi đến việc tăng năng suất lao động, thì chúng vẫn làm tương lai tăng trưởng của nước Mỹ bị teo giảm tới mức gần như bằng không trong tương lai không quá xa của nước Mỹ. (còn tiếp)
Nước Mỹ không còn chỗ cho tăng trưởng kinh tế? (phần 2)
Gordon giả sử rằng tiến bộ công nghệ vẫn sẽ tiếp diễn, với các kỳ tích như xe hơi không cần người lái hay nghiên cứu về gen dẫn tới việc chữa thành công các bệnh về ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác. Theo ông, dù công nghệ có tiến bộ nhanh hay chậm như thế nào, nền kinh tế Mỹ vẫn sẽ phải đối mặt với 6 lực cản hết sức lớn trong tương lai. Các lực cản này sẽ kéo thụt lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế, và có thể đưa nó về mức gần như bằng không.
Thứ nhất, các lợi ích từ cấu trúc dân số của giai đoạn trước giờ đây đã đảo ngược. Đó là việc tham gia mạnh mẽ của nữ giới vào lực lượng lao động trong giai đoạn 1965 tới 1990 cũng như thời kỳ dân số vàng (baby-boomers), khiến cho “số giờ làm việc trung bình trên đầu người” của nước Mỹ tăng vọt. Hiện nay thế hệ baby-boomers đang dần về hưu, không còn đóng góp vào tổng số giờ làm việc nữa nhưng vẫn là một phần của dân số. Vì vậy hiện nay “số giờ làm việc trung bình trên đầu người” của nước Mỹ đang giảm dần. Và thực tế là tuổi thọ đang tăng lên (trong khi tuổi về hưu không tăng) làm cho lực cản này đã lớn càng lớn.
Thứ hai là về chất lượng và chi phí của hệ thống giáo dục Mỹ. Theo một công trình có tính mở đường của Claudia Golden và Lawrence Katz (2008), nước Mỹ đang ngày càng thụt lùi về thứ hạng liên quan đến tỷ lệ dân cư ở các độ tuổi nhất định tốt nghiệp sau phổ thông. Theo Gordon, hiện trạng này là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề chi phí giáo dục sau phổ thông ở Mỹ quá đắt, dẫn tới chỗ nợ nần của sinh viên ngày càng lớn - và điều này lại dẫn tới các lựa chọn méo mó về nghề nghiệp (tập trung vào các nghề có thu nhập cao hơn nhanh chóng để có tiền trả nợ thay vì các quan tâm khác không trực tiếp liên quan tới tiền bạc), và làm nản lòng các nhóm dân cư thu nhập thấp liên quan tới chuyện vào cao đẳng/đại học.
Theo kết quả khảo thí của OECD liên quan tới trình độ của học sinh cấp 2 ở 37 quốc gia, nước Mỹ xếp thứ 21 về khả năng đọc hiểu, thứu 31 về toán, và thứ 34 về khoa học. Ngay trong nội bộ nước Mỹ, khoảng cách về trình độ giữa các học sinh da trắng và Á châu với nhóm các học sinh da đen và Mễ ngày càng lớn dần. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh gốc Mễ trong tổng số học sinh Mỹ lại ngày càng tăng. Điều này càng kéo mặt bằng trình độ học sinh của Mỹ tụt lùi hơn. Tệ hơn nữa là khoảng cách về học thức và thành tích học tập của nam và nữ ở Mỹ đang ngày càng lớn, với số nữ tốt nghiệp cao đẳng/đại học hiện chiếm tới 58% tổng số sinh viên tốt nghiệp.
Lực cản thứ 3, theo Gordon là quan trọng nhất, là sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng. Tăng trưởng về thu nhập của hộ gia đình từ năm 1993 tới 2008 ở Mỹ là 1.3%. Tuy nhiên, 99% bên dưới chỉ được hưởng tăng trưởng thu nhập có 0.75%. Số 1% ở bên trên đã hưởng tới 52% thành quả của toàn bộ tiến bộ về thu nhập trong vòng 15 năm qua của Mỹ.
Lực cản thứ 4 theo Gordon là quá trình toàn cầu hoá cũng như sự phổ biến của ICT (công nghệ thông tin và liên lạc). Hệ quả của nó là việc outsourcing đủ loại, từ các tổng đài dịch vụ trả lời điện thoại tới các phòng xét nghiệm y khoa. Lao động giá rẻ (hơn) của nước ngoài sẽ không chỉ cạnh tranh với người Mỹ qua outsourcing mà còn qua cả nhập khẩu. Hàng nhập khẩu của nước ngoài sẽ không chỉ dừng lại ở các sản phẩm thâm dụng lao động, mà đang và sẽ kết hợp cả lợi thế về lao động rẻ lẫn trình độ và năng lực công nghệ đang ngày càng phát triển của các nước này.
Lực cản thứ 5 là các tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng và môi trường. Nếu như hồi đầu thế kỷ 20, các tiêu chuẩn môi trường là một khái niệm thứ yếu và các ống khói nhà máy nhả khói đen lên bầu trời được coi là các biểu hiện của thịnh vượng thì ngày nay hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường đang làm cho gánh nặng của người tiêu dùng trong việc trả các chi phí môi trường này ngày càng nặng.
Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước tăng trưởng nhanh hơn Mỹ rất nhiều, và kết hợp lại họ có mức xả thải chí CO2 nhiều gấp đôi nước Mỹ. Thế nhưng hai nước này vẫn phản đối chuyện áp dụng các tiêu chí về môi trường nghiêm ngặt hơn, vì theo họ, các nước giàu ở Bắc Mỹ, Âu Châu, và Nhật đã không bị bất cứ ràng buộc nào về môi trường trong thế kỷ 20 khi các nước này phát triển hệ thống công nghiệp của họ. Vì thế không có lý do gì ép các nước đi sau phải chịu các ràng buộc mới.
Lực cản thứ 6, và là cuối cùng theo Gordon, là tình trạng lưỡng thể của thâm hụt ngân sách chính phủ và ngân sách hộ gia đình. Ngay từ năm 2007 thì nước Mỹ đã rơi vào tình trạng chưa từng có trong lịch sử là tổng số nợ lên tới 133% thu nhập khả dụng. Tình trạng nợ công hồi đó vẫn trong tình trạng kiểm soát được nhưng giờ đây đã bùng nổ. Các hộ gia đình đang phải thắt lưng buộc bụng để giảm nợ (và điều này sẽ có hại cho tăng trưởng). Để cải tình trạng thâm hụt ngân sách, chính phủ Mỹ cũng sẽ phải tăng thuế, giảm chi tiêu công, cắt giảm các khoản hỗ trợ, thậm chí phải tăng độ tuổi về hưu (nhằm giảm gánh nặng cho các quỹ hưu trí và trợ cấp). Tất cả các yếu tố này đều sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.
Ảnh hưởng đến tăng trưởng
Nếu bất bình đẳng về thu nhập tiếp tục diễn biến xấu đi theo đúng chiều hướng của hai thập kỷ trước, thì Gordon cho rằng 99% dân cư Mỹ chỉ được kỳ vọng hưởng mức tăng GDP thực tế bình quân đầu người là 0.9%. Thế nhưng toàn cầu hoá sẽ tiếp tục tấn công vào tầng lớp trung lưu Mỹ, đưa kỳ vọng này xuống còn 0.7%. Các chỉ tiêu về năng lượng và môi trường của Mỹ kéo tiếp kỳ vọng này xuống còn 0.5%. Cuối cùng, quá trình giảm thâm hụt của cả chính phủ Mỹ lẫn người dân Mỹ sẽ làm cho kỳ vọng tăng trưởng của Mỹ trong giai đoạn 2007-2027 chỉ còn lại đúng 0.2%.
Và theo Gordon, các ước tính của ông là khá lạc quan. Lý do là ông vẫn dựa trên giả sử về việc tiến bộ công nghệ trong giai đoạn này vẫn có tác dụng tích cực đến năng suất lao động y như hồi hai thập kỷ liền trước năm 2007. Điều này, theo ông là một giả sử hơi hoang đường, vì như ông đã lập luận, giá trị của các tiến bộ công nghệ trong khoảng 10 năm trở lại đây của cuộc cách mạng KHKT lần thứ 3 đối với tăng trưởng kinh tế đã gần như không còn.-Quan hệ Mỹ-Trung: Môi hở răng lạnh?
Quan hệ Mỹ-Trung có thể được tóm tắt bằng hai chữ “cần” và “ghét”. Mỹ và Trung Quốc cần nhau về mọi mặt, từ kinh tế - thương mại tới chính trị, nhưng Mỹ và Trung Quốc cũng luôn hậm hực với nhau, tranh giành ảnh hưởng trên thế giới với tư cách là hai siêu cường có đường lối phát triển và đối ngoại khác hẳn nhau. Hai vế “cần” và “ghét” này tùy từng thời điểm và vấn đề cụ thể mà biến báo, có lúc vế này lấn át vế kia. Tuy nhiên, về toàn cục, trong khoảng 30 năm qua, kể từ khi Trung Quốc đổi mới, thì vế “ghét” chưa bao giờ bùng phát mạnh tới mức hai nước trở thành thù địch, vì thế quan hệ giữa hai nước vẫn được đặc chưng bởi vế “cần”. Và điều này sẽ còn tiếp diễn trong trung hạn, tức là khoảng 5 tới 10 năm nữa, trừ khi có những chuyển biến mạnh mẽ về chính trị nội bộ của Trung Quốc và biến nước này trở nên cực đoan mù quáng.
“Cặp đôi hoàn hảo” về kinh tế, tài chính, và thương mạiTrong quan hệ kinh tế và thương mại, Trung Quốc và Mỹ hiện là hai đối tác quan trọng bậc nhất của nhau. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ (sau Canada và Mexico, 2 quốc gia láng giềng) và có tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2001-2011 (471%). Tổng giá trị xuất khẩu năm 2011 từ Mỹ sang Trung Quốc đạt 103.9 tỷ USD.Theo chiều ngược lại, Mỹ đang cần một lượng lớn hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong năm 2011, tổng giá trị nhập khẩu đạt 399.3 tỷ USD, tăng 9.4% so với năm 2010. Trong tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, hàng hóa và dịch vụ từ Trung Quốc chiếm 18.1% năm 2011, giảm nhẹ từ 19.1% năm 2010 và tăng đáng kể so với 8.2% năm 2009. Tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao cũng đã tăng trưởng nhanh đáng kể.Nhìn từ phía Trung Quốc, Mỹ là bạn hàng quan trọng số 1 của Trung Quốc. Theo số liệu từ phía Trung Quốc[i] (có độ vênh nhất định so với số liệu từ phía Mỹ), năm 2010 Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ 283.3 tỷ USD, cao hơn nhiều so với đối tác thứ hai là Hồng Kông (218.3 tỷ USD), và gấp tới hơn 2 lần so với đối tác thứ 3 là Nhật Bản (121.1 tỷ USD). Thực ra, vì Hồng Kông giờ đây đã thuộc về Trung Quốc nên không ngoa khi nói rằng không phải chỉ có việc Mỹ là đối tác xuất khẩu số 1 của Trung Quốc, mà kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ xấp xỉ bằng kim ngạch xuất khẩu tới 4 nước kế tiếp cộng lại.Không có Mỹ, thì Trung Quốc sẽ gặp khủng hoảng nghiêm trọng về thị trường hàng xuất khẩu. Trung Quốc cũng gặp khủng hoảng nặng về các hàng hóa nhập từ Mỹ - đặc biệt là các sản phẩm công nghệ cao – vốn là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu để giúp Trung Quốc sản xuất (nhiều khi là lắp ráp) thành các sản phẩm hoàn chỉnh và bán đi khắp thế giới. Ngược lại, không có Trung Quốc thì Mỹ cũng gặp khủng hoảng nghiêm trọng vì phần nhiều các công ty của Mỹ đặt các nhà máy xí nghiệp ở Trung Quốc (sản xuất thành thành phẩm rồi xuất khẩu ngược lại Mỹ như các sản phẩm của hãng Apple).Bảng: Kinh Ngạch Thương Mại Mỹ - Trung 1980 – 2011 (Tỷ USD)Năm | Mỹ XK | Tăng | Mỹ NK | Tăng | Tổng kim ngạch | Tăng |
1980 | 3.8 | - | 1.1 | - | 4.9 | |
1985 | 3.9 | 263.2% | 3.9 | 254.5% | 7.8 | 59.2% |
1990 | 4.8 | 23.1% | 15.2 | 289.7% | 20 | 156.4% |
1995 | 11.7 | 143.8% | 45.6 | 200.0% | 57.3 | 186.5% |
2000 | 16.3 | 39.3% | 100.1 | 119.5% | 116.4 | 103.1% |
2005 | 41.8 | 156.4% | 243.5 | 143.3% | 285.3 | 145.1% |
2006 | 55.2 | 32.1% | 287.8 | 18.2% | 343 | 20.2% |
2007 | 65.2 | 18.1% | 321.5 | 11.7% | 386.7 | 12.7% |
2008 | 71.5 | 9.7% | 337.8 | 5.1% | 409.3 | 5.8% |
2009 | 68.6 | -4.1% | 296.4 | -12.3% | 365 | -10.8% |
2010 | 91.9 | 34.0% | 364.9 | 23.1% | 456.8 | 25.2% |
2011 | 103.9 | 13.1% | 393.3 | 7.8% | 497.2 | 8.8% |
Nguồn: Congressional Research Service
China-U.S. Trade Issues. T5-2012
Nhạy cảm tiền tệCó nhiều quan ngại việc đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc được định giá thấp gây nên thâm hụt thương mại lớn cho Mỹ và đây là một điểm khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng. Tuy nhiên các phân tích dưới đây sẽ chỉ ra rằng trường hợp Trung Quốc tăng giá đồng tiền của mình sẽ không nhất thiết có lợi, ngay cả cho cả Mỹ. Vì thế, câu chuyện tiền tệ của Trung Quốc trong chính trị Mỹ nhiều khi bị thổi phồng thái quá.Thứ nhất, để sản xuất hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu, Trung Quốc phải nhập khẩu hàng hóa từ các nước châu Á (đến 65% giá trị xuất khẩu). Nếu các nước này cũng tăng giá đồng tiền của mình, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu với giá cao hơn và như vậy cũng sẽ phải tăng giá hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ để bù đắp chi phí. Bản thân Mỹ cũng nhập hàng hóa đáng kể và sẽ phải gánh thêm chi phí do đồng tiền các nước này tăng giá. Và như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ không những không giảm mà còn nhiều khả năng sẽ tăng cao hơn nữa.Thứ hai, Trung Quốc hiện đang là “chủ nợ” lớn nhất của Mỹ, bao gồm dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD và các giấy tờ có giá của Chính phủ Mỹ. Nếu đồng Nhân Dân Tệ mất giá, Trung Quốc nhiều khả năng bán ra một phần lớn phần dự trữ này. Hệ quả là không những đồng USD mất giá mà còn gây tâm lý hoảng loạn và thúc đẩy các nhà đầu tư nước ngoài khác bán tháo các sản phẩm tài chính của Mỹ. Để đối phó lại động thái này, Mỹ sẽ phải tăng lãi suất, và nếu thế thì tăng trưởng của Mỹ sẽ bị tổn hại.Thứ ba, từ bỏ chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng xấu đến các ngành công nhiệp xuất khẩu của Trung Quốc và gây ra việc sa thải nhân công trên diện rộng. Ảnh hưởng này sẽ càng trầm trọng hơn khi Trung Quốc trong nhiều năm đã sử dụng mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn đang phải hứng chịu những ảnh hưởng không tốt từ cuộc khủng hoảng ở Châu Âu thì thêm một cú sốc nữa từ Trung Quốc là điều không mong đợi.Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, theo 1 báo cáo của nhóm Independent Task Forces, tài trợ bởi Council on Foreign Relations (CFR.org) thì trong giai đoạn từ giữa năm 2005 đến cuối năm 2006, khi Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ và “nâng” giá đồng Nhân Dân Tệ 6.5% so với đồng USD, thâm hụt thương mại của Mỹ không giảm mà thậm chí còn tăng. (Council on Foreign Relations: U.S.-China Relations: An Affirmative Agenda, A responsible Course, 2007, Tr.60).
(còn tiếp)
Quan hệ Mỹ-Trung: Môi hở răng lạnh? (2)
Ngoài câu chuyện kinh tế, Mỹ và Trung Quốc còn có nhiều mối liên hệ ràng buộc hữu cơ khác như câu chuyện người Trung Quốc ở Mỹ và câu chuyện bàn cờ chính trị thế giới.
Người Trung Quốc trong bộ máy công quyền MỹTheo thống kê của Điều tra Dân số Mỹ, năm 2010 có 3,347,229 người Mỹ có gốc Trung Quốc, chiếm 1.1% dân số Mỹ. Đó là chưa kể nhiều triệu người Trung Quốc khác đang sống và làm việc ở Mỹ nhưng chưa được nhập tịch. Có những thành phố ở Mỹ như San Franciso có số người Mỹ gốc Trung Quốc lên tới 21.4% dân số quốc tịch Mỹ ở địa phương. Người Trung Quốc ở Mỹ cũng là nhóm có trình độ học vấn rất cao, với hơn 51.8% có trình độ học vấn ở bậc đại học và sau đại học (so với 25.2% trong số người Mỹ gốc Việt và 28.2% toàn bộ dân số Mỹ).Văn hóa Trung Quốc có ảnh hưởng khá lớn đến văn hóa Mỹ. Nhiều người gốc Trung Quốc đang hoặc đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính quyền của Mỹ. Bà Elaine Chao (gốc Trung Quốc) là người gốc Á đầu tiên được bổ nhiệm vào nội các với vị trí Bộ trưởng Bộ Lao Động và giữ chức từ năm 2001 tới năm 2009. Gần đây hơn, ông Gary Lock cũng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Thương Mại và ông Steven Chu (được giải Nobel vật lý năm 1997) vào năm 2009 dưới thời tổng thống Obama (ông Gary Lock đã nghỉ nhưng ông Steven Chu vẫn đương nhiệm). Bà March Fong Eu từng nhiều năm giữ chức bộ trưởng ngoại giao của bang California, bà Nancy-Ann DeParle hiện đang là giám đốc của văn phòng nhà trắng về cải cách y tế…Có nhiều chính khách Trung Quốc tham gia vào các bộ máy lập pháp của liên bang và tiểu bang như Charles Djou (nghị sĩ hạ viện đảng Cộng hòa đương nhiệm), Hiram L. Fong (từng là nghị sĩ thượng viện đảng Cộng hòa), bà Wilma Chan từng là lãnh đạo của hạ viện tiểu bang California… Nhiều người Trung Quốc khác cũng đang giữ các vị trí quan trọng trong hệ thống tư pháp như Thomas Tang, Ronald Lew, George H. King, Dolly M. Gee, vàDenny Chin đều là thẩm phán trong hệ thống tòa án liên bang.Mặc dù trên nguyên tắc các các công dân Mỹ khi tham gia vào bộ máy nhà nước Mỹ đều tuyên thệ chỉ bảo vệ lợi ích nước Mỹ, tuy nhiên việc xuất hiện ngày càng nhiều người Trung Quốc trong bộ máy chính quyền và tư pháp của Mỹ cũng cho thấy sự ảnh hưởng ngày càng tăng của người Trung Quốc ở Mỹ trong hệ thống công quyền ở nước này. Các nhân tố Trung Quốc này nhiều khả năng sẽ, trong các vấn đề liên quan đến việc lựa chọn giữa Trung Quốc hay một nước nào khác như Việt Nam, không ngả về phía Việt Nam. Và điều này là điều các nước đang có mâu thuẫn với Trung Quốc phải lưu ý khi tính đến con bài nước Mỹ.Cần nhau trên bàn cờ chính trị thế giớiMặc dù Mỹ và Trung Quốc bất đồng với nhau ở rất nhiều điểm liên quan tới các vấn đề của chính trị thế giới, nhưng Mỹ và Trung Quốc cũng có nhiều lợi ích chung và vì thế trong nhiều vấn đề họ phải đi cùng với nhau. Trong những năm qua, chính quyền Obama đã hợp tác với Trung Quốc giải quyết được một số vấn đề cấp bách toàn cầu, trong đó hợp tác thiết đặt lệnh trừng phạt lên Bắc Triều Tiên (2009) và Iran (2010) do chương trình hạt nhân của các nước này.Với IranKể từ năm 2006, Trung Quốc trở thành một đối tác quan trọng trong nỗ lực đa phương của Mỹ và Châu Âu nhằm kiềm chế chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran. Trung Quốc đã tham gia đàm phán với Iran với tư cách là thành viên của P5+1 (thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên HIệp Quốc và Đức). Trung Quốc cũng ủng hộ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt lên Iran, mặc dù vẫn kêu gọi sử dụng đối thoại đề giải quyết các vấn đề hạt nhân.Với Bắc Triều TiênMỹ và Trung Quốc có cùng lợi ích đối với hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và phi hạt nhân hóa bán đảo. Trung Quốc đã tổ chức Đối thoại sáu nước trong vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cũng đã ủng hộ Liên Hiệp Quốc, phê phán Bắc Triều Tiên trong vụ thử hạt nhân thứ nhất và áp đặt các lệnh trừng phạt có giới hạn.Nước Mỹ quan tâm hơn đến Iran và Bắc Triều Tiên so với đến vấn đề an ninh ở Biển Đông hay ngược lại? Điều này ai cũng rõ. Vì thế, trong các tính toán về chiến lược, cần phải lưu ý tránh để Việt Nam lại trở thành con tốt thí trong bàn cờ của hai ông lớn khi họ mặc cả với nhau – Mỹ nhượng bộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, còn Trung Quốc nhượng bộ Mỹ về một vài vấn đề khác, thí dụ liên quan đến Iran, Bắc Hàn, Trung Đông, hay Phi Châu.Ẩn ý cho Việt NamĐịnh lượng đúng tầm quan trọng của quan hệ Mỹ - Trung đối với cả hai nước này là một việc quan trọng. Kêt luận từ việc trả lời câu hỏi này sẽ là một ẩn ý quan trọng cho các quốc gia như Việt Nam trong việc xác định chiến lược đối ngoại.Sẽ là sai lầm nếu Việt Nam cho rằng sự hục hặc giữa Mỹ và Trung Quốc có thể khiến Mỹ đứng ra bảo vệ những kẻ thù của Trung Quốc (kẻ thù của kẻ thù là bạn của ta). Lý do như đã nói ở trên là vế “cần” vẫn đủ mạnh so với vế “ghét” trong trung hạn để, khi đặt lợi ích quốc gia lên bàn cân, Mỹ vẫn không có lý do gì khi biến Trung Quốc thành kẻ thù. Vì thế, cần hết sức cân nhắc, và không nên ngây thơ, khi nghĩ rằng Việt Nam có thể dựa vào Mỹ để bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình như vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.
-Quỹ đầu tư lớn thường mắc lỗi gì?Cuộc thăm dò trực tuyến các nhà đầu tư mới đây của tờ Wall Street Journal tiết lộ sai lầm lớn nhất khiến họ thất bại chính là: quá thận trọng.
Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 1)
Trần Vinh Dự
24.09.2012
Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 2)
Lý thuyết về CNTB thân hữu
Cần phải nói rằng khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trước nay được nhắc đến nhiều, tuy nhiên nó chỉ thực sự được xem xét cẩn thận khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra ở Đông và Đông Nam Á. Trước khi cuộc khủng hoảng này nổ ra, thành công trong tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Koong, và Singapore được coi là thành công thần kỳ (spectacular success – theo cách nói của World Bank năm 1993). Nhiều học giả thời đó tìm cách giải thích sự thần kỳ của 4 “con hổ Châu Á” này và các chú “tiểu hổ” tiếp theo ở Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Malaysia, và Indonesia) bằng nhiều lý thuyết khác nhau như “mô hình tăng trưởng đông á” hoặc là “nhà nước phát triển” – ám chỉ vai trò dẫn dắt của một nhà nước thông minh nhằm định hướng cho thị trường vượt qua các “bẫy” của kinh tế tự do để đạt được thành công nhanh hơn.
Tuy nhiên, nói như Jong-Sung You (Đại học Harvard), thì “cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á đã làm thay đổi cách nhìn của thế giới về các nước này, đặc biệt là Hàn Quốc. Rất nhiều người, bao gồm cả IMF, đã cho rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Hàn Quốc và các nền kinh tế khác trong khu vực chính là thủ phạm gây ra khủng hoảng. Vì thế mà chỉ trong một đêm, Hàn Quốc từ chỗ là hình mẫu lý tưởng của một “nhà nước phát triển” với hệ thống cai trị tốt chuyển sang một đất nước đầy những tệ tham nhũng và bè phái.”
Điều này tạo ra nhiều bí ẩn khó giải thích: tại sao vẫn là các nền kinh tế này, vẫn những hệ thống chính trị đó, vẫn các mối quan hệ mang tính bè phái và tham nhũng đó, nhưng lại có thời kỳ lại tạo ra những điều thần kỳ trong phát triển, còn những lúc khác lại đem đến khủng hoảng và đổ vỡ? Thêm nữa, các nền kinh tế Đông Á đều có mức độ tham nhũng cao, đều là chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng có những nền kinh tế thành công hơn về mọi mặt (như Hàn Quốc) nhưng lại có những nền kinh tế tệ hơn về mọi mặt (như Philippines)?
Cách tiếp cận của Kang là cách tiếp cận chính trị thực dụng. Theo Kang, bản chất của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nhà nước là mối quan hệ mang tính tìm kiếm lợi ích từ chính sách (rent seeking). Rent được hiểu là món lợi nhuận đặc biệt tạo ra từ các chính sách.Thí dụ một chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ bóp méo thị trường trong nước về hàng nhập khẩu đó, làm cho nguồn cung bị hạn chế lại và vì thế những doanh nghiệp nào nhận được quotas để nhập khẩu sẽ được lợi vì có thể bán được giá cao. Vì thế chính sách này tạo ra một thứ lợi ích vốn dĩ không có nếu không có chính sách này ra đời, món lợi đó được gọi là rent.Một thí dụ khác là các chính sách hỗ trợ phát triển, theo đó nhà nước thành lập ra các quỹ (thí dụ quỹ để kích cầu) và cho một số doanh nghiệp nhất định hưởng các khoản ưu đãi lấy ra từ quỹ này như cho vay với chi phí lãi vay rất thấp hoặc bằng không, hay là mua hàng hoá từ các doanh nghiệp này với số lượng lớn (thí dụ như đổ tiền làm cơ sở hạ tầng).Các quan chức nhà nước có quyền lực để tạo ra các chính sách nhất định và các chính sách này lại tạo ra rent. Các doanh nghiệp biết rõ điều này, và vì thế, họ luôn tìm cách tác động lên các quan chức nhà nước để bộ máy nhà nước sản sinh ra các chính sách tạo ra rent và họ là người hưởng lợi. Các quan chức cũng biết rõ điều này, vì vậy trong khuôn khổ cho phép, họ cũng tìm cách tạo ra các chính sách bóp méo để tạo rent, và phân phát các lợi ích này tới các doanh nghiệp “thân hữu” của họ để các thân hữu này lại chia cho họ một phần rent kiếm được.Rent seeking là bản chất của quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Thế nhưng, theo Kang, mức độ mà các quan chức tạo ra rent và đi kèm với nó là mức độ tham nhũng, lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống doanh nghiệp cũng như cấu trúc của hệ thống chính trị. Lý thuyết của Kang có thể được tóm lược bằng một bảng hai chiều mô tả quan hệ này.
Ông mô tả quyền lực của nhà nước theo hai nhóm: Thứ nhất là các nhà nước mạnh – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước có thể tuỳ ý ra các quyết định/chính sách mà không chịu sự ảnh hưởng đáng kể nào từ xã hội hoặc các chính đảng cạnh tranh (thí dụ như nhà nước độc tài của Park Chung-Hee ở Hàn Quốc).Thứ hai là các các nhà nước yếu – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước không thể tuỳ tiện ban hành các quyết định hay chính sách mà các quyết định này chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường chính trị (thí dụ có các chính đảng đối lập mạnh), hoặc của khối doanh nghiệp và các thế lực xã hội khác (thí dụ nhà nước mới thành lập).
Ông cũng mô tả quyền lực của khối doanh nghiệp thành hai nhóm:Thứ nhất là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp tập trung, bao gồm một số ít các doanh nghiệp quy mô rất lớn và có quyền lực hùng mạnh trong xã hội (thí dụ như mô hình các đại công ty Cheabol của Hàn Quốc hoặcKeiretsu của Nhật Bản).Thứ hai là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp khá phân tán và không có các đại công ty có sức mạnh chi phối hệ thống (thí dụ các nền kinh tế thị trường đã phát triển với nhiều công ty, tập đoàn lớn, nhưng không có công ty, tập đoàn nào có sức mạnh lấn át các đối thủ khác).
Nhà nước mạnh | Nhà nước yếu | |
Doanh nghiệp tập trung | Loại 1: Cùng là con tin Mô thức: cấu kết Mức độ tham nhũng: vừa | Loại 2: Tìm kiếm rent Mô thức: từ dưới lên Mức độ tham nhũng: lớn |
Doanh nghiệp không tập trung | Loại 3: Nhà nước thợ săn Mô thức: từ trên xuống Mức độ tham nhũng: lớn | Loại 4: Kinh tế tự do Mô thức: phân tán Mức độ tham nhũng: thấp |
Theo Kang, nếu hệ thống chính trị, nền tảng xã hội, luật pháp không cho phép các quan chức nhà nước tuỳ tiện hành động nhằm tìm kiếm rent, và hệ thống doanh nghiệp cũng không tập trung để có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có thể thao túng, thì nền kinh tế ấy rơi vào tình trạng nền kinh tế tự do.
-Chủ nghĩa tư bản thân hữu (phần 3)
Theo Kang, trong trường hợp hệ thống doanh nghiệp tập trung vào một nhóm nhỏ có quyền lực chi phối, và hệ thống nhà nước cũng mạnh, thì đất nước rơi vào tình trạng cả hai phe phái cùng là con tin của nhau. Trong trường hợp này, các doanh nghiệp mạnh trực tiếp đàm phán với nhà nước về cách thức và cơ chế chia sẻ lợi ích khi cấu kết với nhau. Do không bên nào có thể ép được bên nào, quyền lợi được chia đều hơn, mức độ tham nhũng vì thế chỉ ở mức vừa phải.
Đây là mô hình xuất hiện ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee. Đặc trưng của nó vẫn là một dạng chủ nghĩa tư bản thân hữu, tuy nhiên mức độ tham nhũng không quá nghiêm trọng. Thêm nữa, do hai bên doanh nghiệp và chính quyền có thể dễ dàng chia sẻ thông tin và lập trường (doanh nghiệp dễ đề đạt nguyện vọng và nhà nước cũng có quyền lực để quyết định nhanh), chi phí giao dịch trong trường hợp này thấp đáng kể. Đây làm một lợi điểm mà theo Kang, không phải là do Park Chung-Hee cố tình tạo ra mà đơn giản là một kết quả ngẫu nhiên khi ông này thực hiện tập trung quyền lực cả về chính trị và kinh tế.
Trong trường hợp nhà nước mạnh nhưng hệ thống doanh nghiệp lại phân tán, không hình thành được các quyền lực đối trọng với nhà nước, thì theo Kang, nhà nước biến thành một dạng “nhà nước thợ săn” – theo đó các quan chức nhà nước nắm trong tay quyền lực lớn, tự tung tự tác, và không gặp phải sự kháng cự đáng kể từ khối các doanh nghiệp nên thoả sức thu rent dưới mọi hình thức. Doanh nghiệp sẽ phát triển khó khăn, tham nhũng lớn, và theo mô hình từ trên xuống (quan chức đi thu tô).
Trường hợp cuối cùng, là nhà nước không tập trung quyền lực, nhưng khối doanh nghiệp lại tập trung trong một số ít các doanh nghiệp lớn. Trong trường hợp này, quyền lực của kinh doanh lấn át quyền lực chính trị. Các đại gia có thể can thiệp để nâng người này, hạ người kia trong hệ thống chính trị. Các doanh nghiệp đầy quyền lực này sẽ thoả sức thao túng, vô hiệu hoá các chính sách của nhà nước, vận động hành lang để tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent. Tham nhũng trong các nền kinh tế thuộc dạng này cũng rất lớn, nhưng theo mô hình từ dưới lên (doanh nghiệp vận động chính sách để lấy rent).
Theo Kang, Philippines khác với Hàn Quốc ở chỗ đây là đất nước mà quan hệ doanh nghiệp – chính trị (Kang gọi là “chính trị tiền bạc” – money politics) đảo như một con lắc giữa hai thái cực – từ chỗ nhà nước yếu, doanh nghiệp mạnh và tham nhũng từ dưới lên vào những năm 1946 đến 1972 khi đất nước còn trong giai đoạn dân chủ - sang trạng thái nhà nước độc tài thiết quân luật dưới chế độ của Marcos từ năm 1972 trở đi, khi mà Marcos cũng các thân hữu của ông đã trấn áp tất cả các thế lực khác, kể cả hệ thống doanh nghiệp, và biến nền kinh tế từ chỗ một xã hội tìm kiếm rent sang một xã hội với nhà nước thợ săn. Theo Kang, Philippines đã đánh mất đi cơ hội chuyển từ xã hội tìm kiếm rent sang xã hội cùng là con tin (giống như ở Hàn Quốc dưới thời Park Chung-Hee) vì Marcos đã không biết tự tiết chế quyền lực của mình và chung sống hoà bình với các doanh nghiệp mạnh.
Hàn Quốc và Philippines trong khủng hoảng 1997Mô hình chính trị tiền bạc ở Hàn Quốc và Philippines như mô tả ở trên tồn tại trong vài thập kỷ trước thập kỷ 90 và đem lại sự khác biệt to lớn cho hai quốc gia. Trong khi cấu trúc “cùng là con tin” ở Hàn Quốc giúp cho nước này phát triển mau chóng, thì việc đảo qua đảo về giữa hai thái cực xã hội tìm kiếm rent và xã hội nhà nước thợ săn khiến cho Philippines chìm đắm trong nghèo đói và lạc hậu.
Tuy nhiên, theo Kang, các cấu trúc chính trị tiền bạc này ở hai nước có sự thay đổi lớn vào nửa sau của thập kỷ 80. Ở Hàn Quốc, cuộc chuyển đổi sang dân chủ hồi năm 1987 làm suy yếu quyền lực của nhà nước. Các chính đảng phải cạnh tranh quyết liệt với nhau để dành quyền lực qua lá phiếu và vì thế sức đề kháng của nhà nước trước các đòi hỏi của xã hội và các doanh nghiệp cũng bị kém đi nhiều. Một số nhỏ các đại công ty của Hàn Quốc, không chịu sự kiểm soát của các quy luật thị trường vì quy mô quá lớn của họ, đã theo đuổi các quyết định ngày càng rủi ro hơn.
Nói cách khác, Hàn Quốc đã chuyển từ cấu trúc “cùng là con tin” sang cấu trúc “tìm kiếm rent”. Vì thế, dân chủ “quá nhiều” kết hợp với mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp – nhà nước đã đẩy tới việc xuất hiện nhiều chính sách không hiệu quả. Và cuộc khủng hoảng năm 1997 đã đưa tất cả các ung nhọt này ra ánh sáng.
Trong khi đó, theo Kang, sự tan hoang của đất nước Philippines dưới thời Ferdinand Marcos đã dẫn tới cao trào “Quyền lực của Dân” (People Power) vào năm 1986 và sự phát triển mới này đã san phẳng sân chơi của nhà nước và doanh nghiệp. Khi Philippines dần dần hồi phục, cả doanh nghiệp và nhà nước đều có ít quyền lực hơn. Philippines phải trải qua một cuộc tái cấu trúc đầy đau đớn trong những năm đầu của thập kỷ 90 để chuyển sang một cấu trúc mới “kinh tế tự do”. Sự ra đi của Marcos đã khiến các quan hệ “thân hữu” giữa nhà nước và doanh nghiệp bị xoá bỏ. Philippines đã thực hiện được việc cải cách chính sách và tăng cường các luật lệ giám sát về tài chính. Kết quả là, khi cuộc khủng hoảng năm 1997 xuất hiện, Philippines đã có sức chịu đựng tốt hơn. Theo Kang, triển vọng của Philippines sau cuộc khủng hoảng 1997 cũng có vẻ như sáng sủa hơn với một cấu trúc chính trị tiền bạc lành mạnh hơn, ít mang tính “thân hữu” hơn.
Kết luận
Lý thuyết của David C. Kang về chủ nghĩa tư bản thân hữu, ra đời cách đây cả 10 năm, mặc dù khá đơn giản, nhưng cũng đem lại một cách giải thích khá thuyết phục cho cả hai “bí ẩn” về các nền kinh tế mới nổi ở Đông và Đông Nam Á: Tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng có những nước phát triển tốt hơn (như Hàn Quốc) và có những nước phát triển kém hơn hẳn (như Philippines), và tại sao cũng là chủ nghĩa tư bản thân hữu nhưng một số nước lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng 1997 hơn các nước khác.
Đương nhiên đây chỉ là một góc nhìn được đơn giản hoá chứ không phải là một sự giải thích rốt ráo về lịch sử phát triển cũng như nguyên nhân của khủng hoảng ở các nước này. Tuy nhiên, dẫu sao, nó cũng đem lại một góc nhìn sâu sắc hơn về khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” và các ngụ ý của nó đối với các nước đi sau như Việt Nam cũng đáng để suy ngẫm.