Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Mô hình Trung Quốc?

Trà Mi

Người dùng Internet tại Trung Quốc có lẽ khó tìm được hình ảnh, sinh hoạt và thông tin của Pháp Luân Công, hay về ông Lưu Hiểu Ba cùng đồng bạn và những người bất đồng chính kiến với Đảng và Nhà nước tại đó; ngược lại những hình ảnh và thông tin phô trương sự phát triển kinh tế của Trung Quốc thì ai cũng có thể truy cập được. 

(Từ trái) Công nhân lên tỉnh để con lại quê nhà; thiếu niên và đồ chơi hàng hiệu Nguồn:shanghaiist.com/micgadget.com.
Mới đây một người dùng Internet tại Trung Quốc đã cho cả thế giới thấy Trung Quốc phát triển ra sao bằng một loạt hình ảnh các thiếu niên bản xứ chưa quá tuổi 15-16. Nhìn những thiếu niên này không ai nghĩ đó là công dân của một quốc gia đã có 35 triệu người chết đói, 1959–1961, trong thời kỳ “Đại nhảy vọt”, và hiện nay có 153 triệu người lao động bỏ quê ra tỉnh mưu kế sinh nhai. 70% số người lao động từ quê lên tỉnh làm việc tại 6 thành phố/tỉnh như Beijing, Shanghai, Zhejiang, Jiangsu, Guangdong và Fujian. Năm 2011, 40% dân số Bắc Kinh là dân lao động từ những vùng quê Henan, Anhui, Hunan, Jiangxi, Sichuan and Hube đến thủ đô tìm việc làm. Thu nhập tối thiểu cuả những công nhân này tăng từ 500 đến hơn 1000 quan trong khoảng 10 năm 2000-2010. Trong những năm đầu thế kỷ 21, trung bình công nhân vùng Đồng bằng Châu giang - nơi được mệnh danh là “xưởng máy của thế giới” - có thu nhập hàng tháng là 800 quan (1 quan tương đương 16 xu Mỹ) để chi tiêu cho tất cả, từ thức ăn đến nhà ở và đồ tiêu dùng khác.(1) 


Nhìn ảnh trên ai cũng thấy có sự khác biệt lớn giữa những thiếu niên 15-16 và những người lao động bình thường tại Trung Quốc. Trên tay các thiếu niên đó là những máy hình số, nhưng không phải là loại máy “ngắm-rồi-bấm” mà toàn là những máy ảnh và ống kính Canon, Nikon - loại cho giới chuyên nghiệp sử dụng. Muốn có máy hình và ống kính loại đó, người lao động Trung Quốc phải nhịn ăn trung bình khỏang 40 tháng, và dĩ nhiên là phải ngủ ở công trường vì không còn tiền trả tiền thuê phòng trọ. 

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc trong hơn 30 năm vừa qua đã tạo ra một thiểu số nhà giàu mới và họ cũng là giới tiêu dùng mới tại đây. Khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc ngày càng lớn là sự thật không thể tranh cãi. Đây chỉ là một trong rất nhiều vấn nạn xã hội Trung Quốc thời kỳ phát triển, như trai thừa-gái thiếu, bệnh béo phì,... Con nhà giàu thế hệ thứ hai không những chỉ có đời sống xa hoa, thừa kế những gia sản kếch xù và dường như hoàn toàn mất khả năng tự lập, bươn chải để sinh tồn, không còn hiểu được giá trị của lao động tay chân cũng như trí tuệ. Có nhiều khả năng chính sách 1 con của Nhà nước cộng sản đã góp phần xây dựng xã hội Trung Quốc ngày nay.

Thế hệ con nhà giàu thứ hai này tại TQ muốn - không phải cần - có tất cả “đồ chơi” mới nhất, hiện đại nhất, thời trang nhất, và họ muốn có ngay tức thì. Văn hóa muốn và ngay tức thì của giới nhà giàu mới không chỉ giới hạn ở tuổi thiếu niên. Mới đây thôi, người ta chưa quên chuyện cô sinh viên đại học vòi quà cha mẹ để không bị... nhục.

Đầu niên học là thời gian cha mẹ hẳn phải chi tiêu nhiều cho con tựu trường. Nhưng tựu trường Đại học ở đầu thế kỷ này tại Trung Quốc lại là chuyện đến báo phải đăng. Mới đây, tại một cửa hàng Apple tại Bắc Kinh, cô sinh viên năm thứ nhất quyết chí đòi cha mẹ phải mua cho cô một “bộ 3 món Apple”; đó là iPhone 4S, iPad đời mới và một Macbook trị gía tất cả khoảng 20,000 quan (hơn 3000USD). Cô chiêu nói, “Nếu bố mẹ mà không mua mấy món này á, cứ để vậy đi, rồi con sẽ mất mặt ở đại học cho mà coi!” Bà mẹ cô sinh viên rơi nước mắt; bà khóc vì không đủ tiền mua một “bộ 3 món Apple” cho con gái hay bà khóc vì sợ con “mất mặt”, bị sỉ nhục? Cũng có thể bà mẹ đó đã khóc vì ứng xử “mất dậy” của cô con gái mà vợ chồng bà là người có trách nhiệm giáo dục một phần không nhỏ. 

Mô hình Trung Quốc: “Không mua là tui mất mặt á!” - “Mẹ lạy con!”
Nguồn ảnh: micgadget.com

Cô sinh viên trẻ đó và rất nhiều bạn đồng trang lứa có biết chuyện nhiều công nhân Foxconn, xưởng làm Macbook, iPhone, iPad, iPod và những sản phẩm khác của Apple, đã nhảy lầu tự tử đòi có điều kiện làm việc xứng đáng với nhân phẩm con người hơn những điều kiện hiện tại hay không? Có lẽ họ không quan tâm cho lắm. Và họ lại càng không cần biết rằng công nhân xưởng Foxconn hôm nay đang lo méo mặt, bị chủ dũa te tua, và có thể mất việc làm vì vỏ nhôm của iPhone 5 mới trên thị trường bị trầy sứt.

Mô hình Trung Quốc ngày nay dĩ nhiên không phải là sinh viên dọa bỏ học, mất mặt hay bị sỉ nhục vì không có “bộ 3 món Apple” hay những món hàng xịn khác - biểu trưng của sức mạnh đồng tiền, và cũng không phải là những thiếu niên chơi máy ảnh của giới chuyên nghiệp. Nhưng, không thể tranh cãi, đó là những góc rất thực của mô hình Trung Quốc cũng như cảnh hàng triệu công nhân tranh nhau mua vé lên xe lửa về quê mỗi khi Tết đến. 

© DCVOnline



Nguồn: (1) China Labour Bulletin, A Decade of Change, The Workers’ Movement in China 2000-2010, www.clb.org.hk, March 2012.
Modern Chinese Kids Are Using Expensive DSLR Camera. By Star Chang, posted Oct 9, 2012.

Chinese College Students Will Suffer Humiliation if They Don’t Own “Apple 3-Piece Set”. By Star Chang, posted Sep 4, 2012.-Mô hình Trung Quốc? 

 

Trung Quốc đổi mới hệ thống trại cải tạo lao động
Alexa Olesen (AP) - DCVOnline lược dịch

 

BẮC KINH (AP) — Chính phủ Trung Quốc đang trong tiến trình đổi mới hệ thống giam cầm bằng các trại tù lao động không cần xét xử, một cán bộ tư pháp cấp cao cho biết.

Nhận định trên là chỉ dấu rõ nhất rằng sau nhiều năm tranh luận chính phủ TQ đang chuẩn bị sửa đổi nhưng không xóa bỏ hệ thống “cải tạo bằng lao động” mà giới phê bình cho là một hệ thống chà đạp quyền dân sự và dễ bị lạm dụng.


Jiang Wei, người đứng đầu ủy ban của chính phủ về cải cách tư pháp, cho biết chính phủ đã tìm được thỏa thuận rộng rãi giữa các học giả và các dân biểu lập pháp về sự cần thiết phải đổi mới hệ thống nhà tù lao động, và thay đổi lớn của hệ thống này sẽ dựa trên đồng thuận kể trên.

Khoảng 190.000 tù nhân TQ đang bị giam giữ tại tại 320 trung tâm cải tạo trong năm 2009, theo một báo cáo của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra còn 1,6 triệu người Trung Quốc đang bị giam trong hệ thống nhà tù chính thức.

Trại cải tạo Tuanhe gần Beijing (June 12, 1986). 
Nguồn ảnh: AFP/Getty Images
Bắt đầu từ những năm 1950, các trại cải tạo bằng lao động ban đầu là nơi giam giữ kẻ thù của chế độ cộng sản. Ngày nay, hệ thống này cho phép các công an giam những người tù trong ba năm không cần xét xử, và có thể giam thêm một năm thứ tư nếu tù nhân có hành vi xấu. Tuy thường được dùng giam những người nghiện ma túy, gái mại dâm và những người phạm tội nhẹ, các trại cải tạo cũng đã được sử dụng để bịt miệng những người chỉ trích chính phủ và trừng phạt các thành viên của phong trào Pháp Luân Công.

Cảnh sát và các quan chức đã coi hệ thống trại tù cải tạo là công cụ tiện dụng để trừng phạt mà không có sự can thiệp của luật sư hay thẩm phán.

Ông Jiang, phát biểu tại một cuộc họp báo, nói rằng hệ thống trại tù cải tạo “đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội” cho nên chính phủ không muốn dẹp bỏ chúng. Nhưng, ông nói, xã hội Trung Quốc đã “đạt một đồng thuận về sự cần thiết phải đổi mới hệ thống cải tạo bằng lao động.”

Quần chúng lên tiếng chỉ trích toàn hệ thống trại, gần đây nhất là vào tháng Tám, sau khi một phụ nữ ở tỉnh Hồ Nam đã bị kết án 18 tháng tù tại một trại cải tạo lao động vì bà ấy đã yêu cầu chính phủ phải có hình phạt cứng rắn hơn đối với bảy người đàn ông bị kết tội bắt cóc, hãm hiếp và bán dâm cô con gái 11 tuổi của bà.

Bà Tang Hui, người mẹ nói trên, đã gởi kiến nghị đến tòa án và các quan chức chính quyền địa phương, đã được trả tự do trong vòng một tuần sau khi có sự phản đối kịch liệt từ giới trí thức, các blogger và cả giới truyền thông nhà nước.

Tờ báo Global Times của nhà nước đăng một bài phê bình thẳng thắn bất thường về sự đối xử với bà Tang Hui và hệ thống pháp luật của Trung Quốc.

“Đáng lưu ý là hệ thống kiến nghị và cải tạo lao động của Trung Quốc có kẽ hở, và có thể dễ dàng dẫn đến tranh cãi,” bài báo viết.

Ông Jiang cũng được yêu cầu cho biết tin về nhà thơ Liu Xia, vợ của người tù được giải Nobel Hòa bình Lưu Hiểu Ba. Bà Liu Xia đã bị quản thúc tại gia tại Bắc Kinh trong gần hai năm, mặ dù dường như không không bị truy tố trước pháp lý. Hoàn cảnh của bà Liu Xia đã được các Mỹ và các chính phủ khác lên tiếng phản đối.

Ông Jiang trả lời rằng ông “không có tin (thêm) để báo cáo,” và đề nghị các nhà báo có thể đặt câu hỏi với “các cơ quan chính phủ liên hệ”, nhưng từ chối không cho biết cơ quan mà ông đã đề cập đến là cơ quan nào.


© DCVOnline


Nguồn: China to reform labour camp ‘re-education’ system: official. ALEXA OLESEN BEIJING — The Associated Press. Published Oct. 09 2012.

131 học viên cai nghiện trốn trại tập thể
(NLĐO)- Đến 10 giờ ngày 13-10, đã bắt lại được hơn 70 học viên trong vụ học viên Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (CB-GD-LĐXH) của tỉnh Bình Phước vừa trốn trại.
Số học viên bị bắt lại sau cuộc trốn trại tập thể vào tối 12-10 tại Trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh Bình Phước.

(NLĐO) – Suốt quá trình truy tìm và vây bắt từ lúc tối 12-10 đến sáng 13-10, các lực lượng chức năng của huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã bắt lại được hàng chục học viên cai nghiện đã đập phá tường để trốn trại vào tối 12-10.

Sáng 13-10, ông Nguyễn Văn Nhãn, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội (CB-GD-LĐXH) của tỉnh Bình Phước, cho biết sau suốt đêm qua, nhân viên của trung tâm phối hợp với các lực lượng chức năng tại các xã lân cận đã bắt lại được trên 70 học viên cai nghiện trốn trại.

Trước đó, lúc 17 giờ, ngày 12-10, khi đến giờ cơm chiều, nhân viên của Trung tâm CB-GD-LĐXH mở cửa phòng học viên để cho đại diện mỗi phòng (từ 3-4 học viên/phòng) ra nhận cơm, canh. Khi ra đến ngoài sân, lúc này đã có khoảng 40 học viên đại diện của các phòng đưa ra yêu sách không được chặn đường cung cấp thuốc lá từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, cán bộ nhân viên trung tâm từ chối yêu sách trên và yêu cầu những đại diện quay trở lại phòng. Ngay lập tức nhóm học viên này la hét kích động hàng trăm học viên còn lại dùng các vật dụng đập phá cửa để lao ra ngoài sân.

Do đã được chỉ đạo của lãnh đạo từ trước đó nên những cán bộ trực đóng chặt cửa chính của trung tâm, đồng thời gọi điện báo Công an xã Minh Lập và Công an huyện Chơn Thành tới hỗ trợ. Trong khoảng thời gian này, hàng trăm học viên bắt đầu chạy ra bức tường sau trại đập vỡ một khoảng trống để chui ra và bỏ trốn.

Ông Nhãn cho biết trước đó vài ngày, sau khi phát hiện ra đường dây chuyển thuốc (trong đó có thuốc lá) do các đối tượng bên ngoài câu kết với những học viên đã ra trại quẳng vào (qua tường của trung tâm) để bán cho học viên đang chữa trị tại đây. Vì vậy lãnh đạo trung tâm đã siết chặt công tác tuần tra, bảo vệ và thu giữ được nhiều tang vật.

Sau đó, các đối tượng phía ngoài trong đường dây chuyển thuốc vào trung tâm, tổ chức đi thành từng đoàn, mỗi đoàn có trên 10 người đi trên nhiều xe máy và cầm dao, mã tấu sáng loáng trên tay chạy vòng quanh trung tâm nhằm uy hiếp nhân viên tại đây để ném thuốc vào nhưng vẫn bị nhân viên bên trong chặn được. Nhận định sẽ có khả năng xảy ra bạo động trong các học viên nên lãnh đạo trung tâm đã chủ động thuê thêm bảo vệ chuyên nghiệp tham gia tuần tra.

Do bị siết chặt dẫn đến "đói" thuốc nên các học viên bắt đầu có thái độ manh động. “Khi vụ việc xảy ra, do cán bộ và nhân viên tại đây quá mỏng, dù có sự hỗ trợ của công an địa phương nhưng các học viên rất manh động, dùng đá ném vào lực lượng chức năng. Vì vậy, chúng tôi đã chỉ đạo đóng chặt cửa chính, cứ để học viên chạy cửa sau, đến khi học viên tách ra từng nhóm trên đường trốn chạy thì nhân viên trung tâm sẽ phối hợp với lực lượng chức năng ở các xã lân cận để chặn bắt”, ông Nguyễn Văn Nhãn, Giám đốc Trung tâm CB-GD-LĐXH tỉnh Bình Phước nói.

Cũng theo ông Nhãn, tại trung tâm có 276 học viên đang được chữa trị và học tập (có 34 nữ). Trong khi đó toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế và bảo vệ chỉ có 36 người. Bên cạnh đó, do trung tâm được xây dựng từ năm 1992, vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng tại đây xuống cấp trầm trọng, không kiên cố như những cơ sở của TPHCM xây dựng trên địa bàn tình Bình Phước. Trong vụ đập phá tường để trốn, có tổng cộng 131 học viên trốn trại tập thể. 

Nguyên cán bộ huyện Mường Lát tham nhũng bị khởi tố
(Thanh tra) - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (Công an tỉnh Thanh Hóa) vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng nguyên là cán bộ huyện Mường Lát để làm rõ hành vi tham nhũng tiền của Nhà nước trong kiểm ...
Hai cán bộ huyện bị bắt vì tham nhũngDân Trí
Bắt hai cán bộ huyện Mường LátThanh Niên
Tham nhũng tiền đền bù, cán bộ huyện bị bắtVNExpress

Bộ Thông tin - truyền thông “ôm” quá nhiều việc
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 12-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM đã tổ chức buổi góp ý cho dự án Luật xuất bản (sửa đổi). Đại diện Sở Thông tin - truyền thông và các nhà xuất bản tại TPHCM cho rằng dự thảo luật sửa đổi có nhiều quy định chưa sát thực tế, khó khả thi và ...
Luật Xuất bản (sửa đổi) chưa phù hợp với thực tếSài gòn Giải Phóng
Góp ý Luật Xuất bản (sửa đổi)Đài Tiếng Nói TPHCM
Nhà xuất bản sẽ mọc 'như nấm' giống trường đại họcVNExpress

 

Từ sụp đổ kinh tế Việt Nam bàn tới chế độ dân chủ Dự đoán kinh tế Việt Nam

 

--Trung Quốc từ chối cấp visa cho nghệ sĩ Nhật

Ba thành viên người Nhật Bản của một dàn nhạc giao hưởng hàng đầu Đài Loan vừa bị Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh, giữa lúc Bắc Kinh và Tokyo có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

 Nhật đề cao vai trò của Mỹ trong tranh chấp đảo

"Các nhạc sĩ Nhật Bản không được cấp thị thực có thể do thời điểm xin cấp đúng vào lúc có những tranh cãi về quần đảo Điếu Ngư. Chúng tôi vẫn đang cố gắng vì còn ba tuần nữa mới đến chuyến lưu diễn này", AFP dẫn lời một thành viên trong dàn nhạc cho biết. Cô này nói thêm rằng dàn giao hưởng gồm hơn 90 thành viên này vẫn có khả năng biểu diễn khi thiếu ba người Nhật Bản.

Theo lịch trình, dàn nhạc sẽ biểu diễn ở Bắc Kinh, Thượng Hải và thành phố Vô Tích ở miền đông Trung Quốc. Đây là một phần trong chuyến lưu diễn Đông Á của dàn nhạc.

Tổng số lượt xem trang