Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Nền kinh tế đang chuyển biến tích cực, đúng hướng?

-(Toquoc)- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XIII, sáng 24/10, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012, kế hoạch năm 2013.

Thảo luận tại tổ, ĐB Quốc hội cho rằng chưa thể khẳng định dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế (ảnh: Nguyễn Duy)
Các đại biểu tập trung phân tích những mục tiêu đạt và chưa đạt của năm 2012, 9 nhóm giải pháp của Chính phủ để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội năm 2013.
Ghi nhận những cố gắng của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, nhiều đại biểu cho rằng, đạt được mức tăng trưởng 5,2% là một nỗ lực lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn. Tuy nhiên, các đại biểu cũng lưu ý, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn các yếu tố bền vững.

Nhìn một cách tổng quát về tình hình kinh tế- xã hội năm nay, các đại biểu cho rằng, đạt được mức tăng trưởng 5,2% là một nỗ lực lớn trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn. Dù không đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là 6-6,5% nhưng ngay từ đầu năm, các chuyên gia kinh tế đã nhận định, mức tối đa có thể đạt được tăng trưởng trong năm nay là 5,5%...

Một điểm được xem như dấu hiệu tích cực được Chính phủ ghi nhận trong báo cáo trước Quốc hội là “tốc độ tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước”. Thế nhưng, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), đây là chuyện hết sức bình thường.

Đại biểu này cho rằng, Chính phủ không nên xem đó là dấu hiệu phục hồi mà cần nhìn nhận khách quan rằng, nền kinh tế đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn. Bằng chứng là có tới hơn 40.000 doanh nghiệp giải thể (tính đến hết tháng 9-2012).

Truy tìm nguyên nhân giải thể doanh nghiệp thời gian qua, một số đại biểu đặt vấn đề, nếu chính sách tiền tệ không ổn định, cứ nới lỏng rồi thắt chặt thì doanh nghiệp gặp khó khăn là điều đương nhiên.

Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, các đại biểu nhấn mạnh việc giải quyết bài toán tồn kho và nguồn vốn cho doanh nghiệp. Một số đại biểu đề nghị, cần đánh giá đầy đủ hơn, xem xét lại các chính sách điều tiết vĩ mô hay có những cú hích hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế, giãn thuế, đặc biệt là xử lý các khoản nợ cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc để doanh nghiệp có liều thuốc hồi sinh, phát triển.

Liên quan tới con số trên 40.000 doanh nghiệp giải thể từ đầu năm đến nay, nhiều đại biểu chỉ ra rằng kéo theo đó là biết bao lao động thất nghiệp. Tuy vậy, báo cáo của Chính phủ lại chưa làm rõ thực tế này mà chỉ dự kiến số lao động được tạo việc làm mới trong năm nay là 1,5 triệu người.

Chính vì vậy, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đà Nẵng, cho rằng cần phải có căn cứ để đưa ra chỉ tiêu tạo việc làm cho gần 1,6 triệu lao động trong năm 2013.

“Chỉ tiêu về việc làm Quốc hội giao 1,6 triệu lao động, trong đó có 9 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài và ước thực hiện năm 2012 là 1,52 triệu. Tuy con số thống kê là vậy nhưng thực chất con số người được giải quyết việc làm chưa thật bền vững và có trùng lắp nhất định về số lượt người. Về vấn đề này tôi nghĩ phải cân nhắc, xem xét để có những điều chỉnh cho phù hợp trong những năm tới” - đại biểu Thuý yêu cầu.

Trong năm 2013, các đại biểu nhấn mạnh, thách thức lớn nhất là phải đảm bảo được hai mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng nguy cơ lạm phát quay trở lại, nợ xấu, khó khăn của doanh nghiệp, hàng tồn kho lớn, thị trường giảm…

Ông Vũ Viết Ngoạn - Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia phản ánh, kinh tế của chúng ta đang rơi vào tình trạng tổng cung và tổng cầu đều thấp. Tổng cầu ở đây bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng. Tình trạng này sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2013, thậm chí cả sang năm 2014. Vì thế, ông Ngoạn đề xuất phát hành trái phiếu công trình để tăng tổng cầu cho xã hội.

Đồng tình với cách nhìn này, đại biểu Trần Hoàng Ngân lưu ý thành công trong kéo giảm lạm phát không phải do điều hành có được mà là do lực cầu trong nước suy kiệt. “Chúng ta nền nhìn đúng mực hơn” - đại biểu Ngân nhắc nhở.

Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) thì cho rằng, cần đánh giá thực chất yếu kém của điều hành kinh tế vĩ mô để từ đó có giải pháp cho tái cơ cấu nền kinh tế.

Đại biểu Bùi Thị An nói: “Tôi nghĩ tìm ra bệnh thì sẽ có thuốc. Nên đánh giá được thực chất, yếu kém ở đâu, lĩnh vực nào. Tái cơ cấu mà trước hết là tái cơ cấu ngân hàng như thế nào, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước như thế nào cần cụ thể hơn. Giải quyết nợ xấu được bao nhiêu cần báo cáo rõ hơn...”.

Một trong những “điểm nghẽn” của nền kinh tế hiện nay, theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, là nợ xấu. Ông Ngân kiến nghị Chính phủ cần tập trung xem xét, giải quyết nợ xấu, cắt bỏ “khối u” này là khỏi nền kinh tế, để tách bạch giữa doanh nghiệp tốt và doanh nghiệp xấu; ngân hàng tốt và ngân hàng xấu, từ đó có cái nhìn đúng hơn, tạo sự tin tưởng giữa người cho vay và người đi vay.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân dẫn số liệu của một số tổ chức quốc tế nhận định, năm 2013, tăng trưởng kinh tế của ViệtNam có thể tăng từ 5,7-5,9%. Điều đó cho thấy, tiềm năng kinh tế của chúng ta rất lớn nếu chúng ta có giải pháp đúng.

Tán thành với đại biểu Ngân, đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng khi không biết nợ xấu là bao nhiêu thì sẽ không giải quyết được. Khi có con số rõ ràng rồi thì các ngân hàng thương mại phải lập quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu, thậm chí có thể lấu nợ để nuôi nợ và trả nợ.

Về ngân sách nhà nước, một số đại biểu đề nghị, nếu nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân lên 9 triệu đồng thì ngân sách sẽ thâm hụt đi rất nhiều. Ngân sách thiếu thì sẽ không đủ để tăng lương.

Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nói rằng, nên tăng lương cho cán bộ công nhân viên chức đúng lộ trình nhưng ngân sách cần phải cân đối lại bởi phân bổ ngân sách nhiều chỗ chưa hợp lý. “Tôi đồng tình cắt bỏ chi phí không cần thiết để tăng lương. Những cái khác thì có thể cắt chứ đi chợ thì không cắt được” – ông Quyền nhấn mạnh, đồng thời cho rằng, tất cả cách làm phải xem xét lại để tăng lương cho đội ngũ cán bộ.Trong phiên thảo luận, nhiều đại biểu cũng đã bày tỏ sự cảm kích trước thái độ cầu thị của Chính phủ. Theo các đại biểu, điều này cho thấy Chính phủ đã nhìn nhận khuyết điểm của mình. Và tất nhiên, thấy được khuyết điểm thì phải sửa được khuyết điểm, đại biểu Quốc hội mong muốn và kỳ vọng một cam kết mạnh mẽ hơn từ Chính phủ trong thời gian tới./.- Chưa thể khẳng định dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế (TQ). – Đến lúc không “soi” chỉ tiêu mà nhìn… chất lượng (TBNH).- Việt Nam sẽ gặp khó khăn với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012 (Bloomberg/ TCPT). – Video: Đối thoại chính sách (VTV). - Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Có khả năng mất 500 tỷ từ nợ thuế” (DT). – Dự thảo Luật Quản lý thuế gây nhiều lo ngại (TBKTSG). – 10 năm doanh nghiệp mới bị kiểm tra thuế… 1 lần? (DT). – Nên giảm thuế để khoan sức dân (PN). – Cảnh sát thuế, cảnh sát luật (Đào Tuấn).- LỜI KÊU GỌI XUỐNG ĐƯỜNG ĐÒI CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG CỦA CÔNG NHÂN VIỆT NAM (DĐCN). - Cao Bằng: Nhiều CĐ doanh nghiệp không thể đại hội (LĐ).
- Phải tìm cách đưa tàu và thuyền viên Vinashinlines về nước (LĐ). - Đề nghị kỷ luật lãnh đạo PVN (NLĐ). - Quảng Ninh: Bắt quả tang cán bộ giám sát công trình nhận hối lộ 155 triệu đồng (DT). - Bắt tạm giam một thượng tá “chạy” chế độ chính sách (TN). - Cán bộ giám sát xây dựng nhận hối lộ bị bắt quả tang (TN).
- Tỉnh Bình Thuận: Chủ tịch UBND tỉnh bị kiện (NCT). - Bí thư “vi hành”, đình chỉ dự án (NLĐ).
- Hôm nay, Quốc hội nghe một loạt dự án luật quan trọng (VnM). - Sửa thời hạn nộp thuế hàng hóa nhập khẩu: Lo doanh nghiệp tốn thêm 1,5 tỉ USD (TT). - Năm hiệp hội đồng thanh kiến nghị về thuế và lương (SGTT). - Buộc giải trình để làm rõ trách nhiệm người đứng đầu (TN). – Phòng, chống tham nhũng: Vai trò của người đứng đầu còn mờ nhạt! (Infonet). – Lãnh đạo tập đoàn nhà nước phải công khai thu nhập hằng năm (TN).- Cán bộ phải giải trình về tài sản, thu nhập (TP). – Phòng, chống tham nhũng: Vẫn là vấn đề con người và… cơ chế (ĐĐK). – Tiền dân, ai xót? (ĐĐK).
- Các Bộ trưởng hứa gì và đã làm được gì? (Petrotimes).
- Đã nói, còn làm (ĐĐK).
- Ông Tâm bà Yến (Nguyễn Thông).- Cơ chế tài chính cho KH-CN cần tính đột phá, đổi mới (VOV).
- Cấp bách vấn đề việc làm cho thanh niên (DV).
- Thu nhập 9 triệu đồng chưa phải nộp thuế (VNN). – Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi): Thiếu linh hoạt, chưa đủ sức răn đe (ĐĐK). – Ân hạn thuế: đừng vì con sâu làm rầu nồi canh… (SGTT).
- Nhận hối lộ từ doanh nghiệp, một cán bộ bị bắt (Tin tức).
- Chưa thống nhất số tiền bồi thường thiệt hại (LĐ).
- Cắt giảm đầu tư công để tăng lương (TT).
- Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Thuế thu nhập cá nhân phải hài hòa nhiều mục đích (SGGP).
- Diệp Văn Sơn: Tư duy “chỉ lo phần ngọn” và nguy cơ bất ổn (TVN). Bàn về chính quyền cấp xã.
- Chưa nên thành lập cảnh sát thuế (NLĐ). - NHNN: Nợ xấu giảm 36 ngàn tỷ đồng (CP). – NHNN: Giải bài toán “vàng hóa”, căn cơ đối với nợ xấu(TTXVN). – Phỏng vấn TS. Trần Hoàng Ngân: Không xử lý được nợ xấu tình hình sẽ càng xấu(TBNH). - Chuẩn bị trình đề án Công ty mua bán nợ xấu (Vef). - 15/11 sẽ trình Chính phủ đề án Công ty mua bán nợ quốc gia (VnEco). - Khởi động đề án mua bán nợ quốc gia (VNE).
- S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Việt Nam, triển vọng “ổn định” (Vietstock).
- Gánh nặng hệ thống ngân hàng đè lên vai VCB? (vietstock). – Ngân hàng giảm lợi nhuận (NLĐ). – Giữ tiền đồng lời gấp 3 lần USD (TBNH). - Dự kiến sẽ sáp nhập HDBank với DaiABank (SGTT). - Từ nay đến hết năm sẽ xử lý 5 ngân hàng (TN). - Dừng dự án BĐS, nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng (DT). - Căn hộ sẽ đại hạ giá (TP). - BĐS trước ‘cơn bão’ thoái vốn của cổ đông (VNN).
- Lạm phát tại Việt Nam tăng (VOA).
- “Nung chảy” vàng thành VND? (VnEco). – 60 tấn vàng đã được các ngân hàng mua ròng (DT). – Xem xét việc gia hạn dừng huy động vàng (CP). – Sẽ gia hạn thời gian huy động và cho vay vàng (TBKTSG). - Không có chuyện bù lỗ vàng cho NH (TN). - Giá vàng có nguy cơ giảm về cuối năm (VnEco). - Thị trường vàng: Rối như canh hẹ! (DV). - Vàng giả, nhái SJC tăng (TN).- Vàng SJC cao giá, hàng nhái tăng (SGTT). -Không cấm vàng miếng phi SJC (NLĐ).
- Người dân lo lắng vì vàng SJC nhái số lượng lớn (VOV).- Thị trường nhiễu loạn, người dân chịu thiệt (HNM).
- Yêu cầu PV Oil và Thanh Lễ tái xuất lô xăng A92 và A95 (VnEco). – Buộc tái xuất hàng ngàn tấn xăng không đạt chuẩn (PN).
- Hàng loạt doanh nghiệp bị “tuýt còi” trên sàn chứng khoán (DT). - Tái cấu trúc TTCK: Đến lúc mạnh tay? (VEF).
--Đan Mạch đóng ba dự án, vẫn hỗ trợ VN (BBC).
- Việt Nam tạm qua mặt Thái Lan giành vị trí quốc gia xuất khẩu gạo số một thế giới (RFI). - Sân chơi lúa gạo ASEAN: Ba sai lầm và bàn gỡ của Việt Nam (SGTT). - Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 22,5 tỷ USD (TTXVN).
- Xóm nuôi tôm “ba không” ở Bến Tre (PLTP). - Xóm nuôi tôm “ba không” ở Bến Tre (PLTP).
- Bốn “ông lớn” rút khỏi dự án mỏ sắt Thạch Khê (TBKTSG).
- Nhập khẩu điện thoại chín tháng tăng hơn 100% (SGTT). - Mười tháng xuất khẩu hơn 93 tỉ USD.
- Ba doanh nghiệp lớn đồng loạt giảm 30 – 50% đàn gà thịt (SGTT).
- Đề xuất lập Khu kinh tế biển Phú Quốc (TT).
- Tiền tỷ cũng không “bán” bí quyết đúc đồng… (Bee)..

- Vốn FDI chỉ bằng trên 75% mức của cùng kỳ năm 2011 (SGTT).
- Tái cấu trúc đầu tư công: “Có tiếng, mà không có miếng?” (CafeF/TTVN). – Tái cơ cấu DNNN “vướng” thủ tục (Infonet).
- Giải quyết sở hữu chéo sẽ hạn chế được nợ xấu (CafeF/TTVN). – Ngân hàng Nhà nước: Ưu tiên xử lý nợ xấu, tái cơ cấu (TP). – 5 NH tái cơ cấu chưa có phương án tối ưu (Vef). – Lập công ty mua bán nợ: Quy mô lên đến 100.000 tỷ đồng (DT).
- 5 hiệp hội lớn muốn tăng lương tối thiểu 15%/năm từ 2013 (VnEco).
- NHNN không cấm lưu thông các loại vàng khác nhau (DT). – Vàng phải chịu thuế như ôtô, rượu? (TT). – Tránh rủi ro khi mua bán vàng: Nên xét trong vị thế 1 năm (DĐDN). – Quý III, ACB lỗ gần 500 tỷ đồng vì vàng (VNE). – Sẽ nới thời hạn ngừng huy động vàng (TQ). – Không thể “nuôi dưỡng” doanh nghiệp độc quyền (DT/HNM).
- Chủ tịch SCR đã tìm được đối tác ngoại để bán cổ phiếu? (ĐTCK).
- Bộ trưởng cùng doanh nghiệp bàn cách giải cứu thị trường BĐS (TN). – BĐS trước ‘cơn bão’ thoái vốn của cổ đông (Vef). – Bộ trưởng Xây dựng: Bất động sản trong tình trạng khẩn cấp (DT). – Bất động sản: Giảm giá cũng bị phản đối (VnEco). – Thị trường bất động sản chưa có tín hiệu thoát “đường hầm“ (PLVN). - Lối thoát để người nghèo có nhà (LĐ).
- Bầu Hiển nắm quyền điều hành Bianfishco (VNE).
- Đề cao trách nhiệm xã hội: Doanh nghiệp sẽ hoàn thiện hơn (ĐĐK).- E ngại “chân trong, chân ngoài” nếu giảng viên làm luật sư (NĐT).
“Giấy phép con”, quy định trớ trêu của Cục bảo vệ Thực vật (NĐT).
Ép doanh nghiệp đăng quảng cáo trên website Cảnh sát môi trường (VnMedia).
Làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định (Chu Mộng Long).
- Âu thuyền 80 tỷ đồng bỏ không ở Quảng Nam (VNE).
Khai mạc hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động, việc làm (LĐ).
Hàn Quốc : Các chaebol bị lên án đã bóp nghẹt nền kinh tế (RFI).
Thương vụ Rosneft-BP quan trọng với toàn bộ nền kinh tế Nga (TQ).
- Trần Vinh Dự Giải Nobel Kinh tế 2012 xuất phát từ một thuật toán đơn giản (VOA’s blog).
Trung Quốc đối mặt với bất ổn (TVN)
- Tiền “bẩn” khiến Trung Quốc thất thoát 3.800 tỷ USD (TTXVN).



- Vũ Thành Tự Anh: Nền kinh tế đang chuyển biến tích cực, đúng hướng? (TBKTSG). - Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội vào đầu tuần này, Chính phủ đã có báo cáo về “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và nhiệm vụ năm 2013”, trong đó nhấn mạnh ý “Tăng trưởng kinh tế chín tháng đạt 4,73%, ước cả năm đạt khoảng 5,2%, thấp hơn kế hoạch nhưng quí sau cao hơn quí trước, lạm phát được kiềm chế, kinh tế vĩ mô ổn định hơn là những dấu hiệu tích cực để phát triển bền vững trong thời gian tới”.
Ngoài ra báo cáo cũng đề cập đến các thành tựu như lãi suất cho vay đã giảm, tỷ giá ổn định, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư trên 8 tỉ đô la Mỹ, hàng tồn kho giảm...

Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận một thực trạng là nền kinh tế đang bộc lộ những chuyển biến tiêu cực như tăng trưởng tiếp tục giảm so với các năm trước, nhập khẩu tăng chậm do sự suy kiệt của doanh nghiệp trong nước, tăng trưởng tín dụng èo uột và nợ xấu còn nguyên, chỉ số tồn kho tuy giảm nhưng vẫn ở mức rất cao (đặc biệt trong ngành bất động sản), lạm phát có chiều hướng tăng nhanh trở lại, nhu cầu nội địa yếu...
Đứng trước tình trạng “tranh tối, tranh sáng” này, cần phải lý giải như thế nào? Vấn đề thực sự của nền kinh tế hiện nay là gì? Triển vọng của năm 2013 có sáng sủa hơn nay không?
Xuất khẩu - “cứu tinh” của tăng trưởng chín tháng đầu năm
Không thể phủ nhận một thực trạng là nền kinh tế đang bộc lộ những chuyển biến tiêu cực như tăng trưởng tiếp tục giảm so với các năm trước, nhập khẩu tăng chậm do sự suy kiệt của doanh nghiệp trong nước, tăng trưởng tín dụng èo uột và nợ xấu còn nguyên...
Đầu tiên hãy xem xét con số tăng trưởng GDP. Theo lý thuyết, nhìn từ góc độ tổng cầu thì GDP là tổng của tiêu dùng cuối cùng của dân cư, chi thường xuyên của chính phủ, đầu tư, và thặng dư thương mại. Trong bốn bộ phận này, chi thường xuyên của chính phủ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 6% GDP) và nhìn chung ổn định, do vậy không phải là nhân tố gây ra sự đột biến trong GDP. Vốn đầu tư toàn xã hội trong chín tháng đầu năm 2012 theo giá hiện hành ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với mức 12,8% của chín tháng đầu năm 2011; và sau khi điều chỉnh lạm phát thì thậm chí còn tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Về tiêu dùng cuối cùng của dân cư, mặc dù không có số liệu thống kê nhưng từ quan sát thực tế có thể nhận thấy tiêu dùng dù có tăng thì cũng không đáng kể.
Như vậy, nhân tố quan trọng nhất giúp duy trì tốc độ tăng trưởng trong chín tháng đầu năm nay là thặng dư thương mại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong chín tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch là 83,79 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu là 83,76 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, trong chín tháng đầu năm 2012, nền kinh tế xuất siêu khoảng 30 triệu đô la. Mặc dù con số này hết sức khiêm tốn về mặt tuyệt đối, nhưng nếu so một cách tương đối với mức nhập siêu 6,9 tỉ đô la trong chín tháng đầu năm 2011 thì rõ ràng là chính sự thay đổi trong cán cân thương mại đã quyết định kết quả tăng trưởng GDP của chín tháng năm 2012.
Sự suy kiệt của khu vựcdoanh nghiệp trong nước
Đến đây có thể thấy xuất siêu, dù rất nhỏ, nhưng vẫn có thể coi là một điểm sáng trong nền kinh tế cho đến thời điểm này. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào con số xuất siêu này thì sẽ thấy điểm sáng này che khuất ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế Việt Nam.
Thứ nhất, khu vực kinh tế trong nước không hề đóng góp vào thành tích tăng trưởng xuất khẩu. Cụ thể là mặc dù xuất khẩu của cả nước tăng 18,9% nhưng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước lại giảm 0,6%, trong khi xuất khẩu của khu vực FDI vẫn tăng 34,6%. Thứ hai, khu vực trong nước tiếp tục nhập siêu nặng nề (-8,5 tỉ đô la), trong khi đó khu vực FDI vẫn xuất siêu cao (+8,6 tỉ đô la). Thứ ba, và có lẽ quan trọng hơn cả, việc kim ngạch nhập khẩu của khu vực trong nước giảm rất nhanh và mạnh cho thấy sự suy kiệt thực sự của khu vực kinh tế trong nước, đặc biệt là kinh tế dân doanh. Nếu như đến tháng 12-2011, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước vẫn còn tăng tới 21,2% thì trong cả ba quí của năm 2012, nhập khẩu không những không tăng mà còn giảm (-10,9% trong quí 1, -8,2% trong quí 2, và -8,2% trong quí 3). Trong một nền sản xuất lệ thuộc nặng nề vào đầu vào nhập khẩu như Việt Nam, việc các doanh nghiệp giảm nhập khẩu là dấu hiệu cho thấy sự suy kiệt đã đến mức không còn khả năng hấp thụ đầu vào, đồng thời cũng là chỉ báo về triển vọng thị trường không mấy sáng sủa ở phía trước. `
Sự kiệt quệ của doanh nghiệp trong nước cũng được thể hiện qua việc trong chín tháng đầu năm 2012, chính thức có tới khoảng 40.000 doanh nghiệp phá sản và đóng cửa. Nếu cộng thêm với con số 53.000 của năm 2011 thì trong vòng chưa đến hai năm, tổng số doanh nghiệp đóng cửa và phá sản lên tới gần 100.000, chiếm 40% tổng số doanh nghiệp đóng cửa kể từ đổi mới. Nếu tính cả số doanh nghiệp đóng cửa “không kèn không trống” và mức độ thu hẹp hoạt động của các doanh nghiệp còn trụ lại - theo TS. Trần Đình Thiên không dưới 20-30% - thì quả thật khu vực doanh nghiệp dân doanh - thành công lớn nhất của đổi mới và là động lực chính của nền kinh tế - đã sụp đổ một mảng lớn. Điều này cũng được phản ảnh qua tình trạng nợ đọng thuế của khu vực doanh nghiệp dân doanh trong chín tháng đầu năm lên tới hơn 17.000 tỉ đồng, ngay cả khi đã được miễn, giảm, và giãn thuế khoảng 20.000 tỉ đồng.
Nợ xấu ngân hàng -bài toán chưa có lời giải
Trong khi khu vực doanh nghiệp kiệt quệ và tốc độ tăng trưởng suy giảm thì chương trình tái cấu trúc khu vực ngân hàng vẫn giậm chân tại chỗ và chưa đem lại bất kỳ kết quả đáng kể nào. Khối nợ xấu rất lớn không những không giảm mà còn tiếp tục tăng lên, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa đưa ra được giải pháp xử lý. Những thực trạng này dẫn đến một hệ quả tất yếu là dòng tín dụng gần như tắc nghẽn, mặc dù thanh khoản trong hệ thống ngân hàng dư dả. Tính đến ngày 20-9-2012, trong khi tốc độ tăng trưởng huy động tín dụng là 11,23% thì tốc độ giải ngân tín dụng chỉ tăng 2,35%.
Tại sao bài toán nợ xấu lại khó giải đến như vậy? Nguyên nhân dễ thấy đầu tiên là mặc dù giới ngân hàng đều biết nợ xấu rất lớn, song có lẽ không ai biết chính xác nó lớn đến mức nào. Thậm chí lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ở gần như cùng một thời điểm nhưng tại các diễn đàn khác nhau đã đưa ra những con số hết sức khác nhau về nợ xấu.
Thứ hai, về cơ cấu, nợ xấu của khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện rất lớn. Theo số liệu của TS. Đinh Tuấn Minh, khu vực doanh nghiệp nhà nước hiện đã chiếm tới 70% tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, còn đóng góp riêng của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty là 53%. Nợ của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty, trong nhiều trường hợp xuất phát từ tín dụng chỉ định hay được Chính phủ bảo lãnh (công khai hay ngầm ẩn) và không có tài sản thế chấp, vì vậy rất khó xử lý theo nguyên tắc thị trường.
Thứ ba, việc xử lý khối nợ xấu lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng chắc chắn sẽ động chạm tới rất nhiều nhóm đặc quyền - đặc lợi, và nếu làm dứt khoát có thể dẫn tới rất nhiều hình phạt nghiêm trọng, vì vậy không tránh khỏi sự kháng cự quyết liệt của những nhóm này.
Thứ tư, cách tiếp cận xử lý nợ xấu hiện nay ít căn cứ vào thực tế, vào các nguyên lý kinh tế và giá thị trường mà lại thiên về duy ý chí, biểu hiện qua dự kiến kế hoạch năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong đó hạ quyết tâm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% ngay trong năm 2013!
***
Thật khó dung hòa giữa nhận định “tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng” với những thực tế hiển nhiên về sự suy kiệt của doanh nghiệp dân doanh và những tắc nghẽn cơ bản trong nền kinh tế, điển hình là trên thị trường tín dụng và bất động sản.
___________________________________
(*) Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright- Vũ Thành Tự Anh: Nền kinh tế đang chuyển biến tích cực, đúng hướng? (TBKTSG).
- Phỏng vấn TS. Trần Hoàng Ngân – Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Nợ xấu sẽ ở mức 3% nếu tập trung xử lý (VOV).

- Doanh nghiệp được “cứu” nhưng chưa “thoát” (Infonet).
- Vốn FDI đăng ký năm nay vượt mốc 10 tỷ USD (VnEco).  – Liên tục kêu lỗ, doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng kinh doanh (VnEco).Nhật Bản đầu tư 40 triệu USD xây nhà máy dầu bôi trơn tại Hải Phòng
Công ty có vốn điều lệ trên 10 triệu USD, dự kiến chính thức đi vào sản xuất từ tháng 5/2014
- Agribank thay đổi 3 lãnh đạo cao cấp (Xtox/ĐV).
- Ngành điện: không để qui hoạch vừa làm xong đã hết hạn (VOV).Đã phát hiện hơn 460 lượng vàng giả, vàng nhái SJC
Trong số này, có 377 lượng được phát hiện ở Hà Nội và 86 lượng tại TPHCM.
- Hai đầu mối nhập xăng không đạt chuẩn (VEF).  – Xăng sinh học:5 năm chưa tìm thấy đầu ra (TQ).
- Toàn cảnh kinh tế 25-10-2012: “Đói đầu gối phải bò”.   – Vào chợ mỗi ngày TTCK 25-10-2012: Kỳ lạ (VF).
- Ngân hàng còn thiếu 20 tấn vàng (VNE).  – Phát hiện 463 lượng vàng nhái, vàng giả hiệu SJC (TN).
- Kiến nghị hàng loạt giải pháp “cứu” bất động sản (VnEco).  – Bộ Xây dựng gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản (VOV).  – Thị trường BĐS sắp chứng kiến hiệu ứng phá sản Đôminô? (GDVN).
- Giá gạo tiếp tục đi lên  (VnEco).
- Gia Lai: dân đổ xô trồng hồ tiêu, hậu quả khó lường (VOV).
- Bloomberg viết về ông Phạm Nhật Vượng (KT).
Phạm Nhật Vượng, tỷ ph ẩn danh
Phạm Nhật Vượng, “tỷ phú ẩn danh”
Hãng tin tài chính Bloomberg hôm nay (25/10) có đăng một bài viết về doanh nhân Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.
Trong bài viết này, ông Vượng được giới thiệu là đã vươn lên trở thành tỷ phú USD với bước đầu khởi nghiệp từ kinh doanh mỳ ăn liền ở Ukraina và sau đó đã sáng lập nên công ty bất động sản lớn nhất ở Việt Nam.

Năm nay 44 tuổi, ông Vượng đang xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam với tổng chi phí dự kiến hơn 4 tỷ USD. Ông còn muốn làm giầu hơn nữa cho công ty của mình bằng cách bán các căn hộ trung - cao cấp cho người dân muốn đa dạng hóa các tài sản nắm giữ chứ không còn chỉ giữ  tiền mặt và vàng như trước nữa, Bloomberg cho biết.

"Người dân Việt Nam hiện đang còn đang giữ một lượng vàng lớn. Người Việt Nam có một điểm tương đồng với người Trung Quốc, đó là họ không thể cứ giữ vàng dưới chân giường mãi được. Thế nào rồi cũng có lúc họ  sẽ phải lấy ra và mang đi đầu tư. Và điều này sẽ giúp cho thị trường bất động sản bùng nổ", ông Vượng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Bloomberg.

Nếu anh đưa cho tôi 10 tỷ USD, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó đầu tư vào xây dựng vì còn quá nhiều thứ phải xây. Nhu cầu tại Việt Nam vẫn rất lớn.Ông Phạm Nhật Vượng

Doanh nhân này và vợ, bà Phạm Thu Hương, hiện nắm giữ khoảng 50% số cổ phiếu của Vingroup, doanh nghiệp lớn thứ 5 ở Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường. Bởi vậy mà tiêu đề bài viết của Bloomberg gọi ông là “tỷ phú ẩn danh của Việt Nam”. Cho đến nay, ông Vượng chưa từng xuất hiện trên các xếp hạng tỷ phú của thế giới, Bloomberg cho biết.Vingroup hiện đang có kế hoạch huy động khoảng 300 triệu USD vào năm sau thông qua việc chào bán và niêm yết cổ phiếu của công ty tại Singapore để bổ sung vốn cho việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Năm ngoái, Vingroup đã gác lại kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại thị trường Singapore sau khi chỉ số Straits Times Index của thị trường này giảm 17%.

"Nếu anh đưa cho tôi 10 tỷ USD, tôi sẽ dùng tất cả số tiền đó đầu tư vào xây dựng vì còn quá nhiều thứ phải xây. Nhu cầu tại Việt Nam vẫn rất lớn", ông Vượng nói với phóng viên của Bloomberg.
Tỷ phú này cũng cho biết, ông có tham vọng xây các dự án địa ốc ở Singapore và Hồng Kông, nơi có những công ty bất động sản vào hàng lớn nhất của châu Á.

Trước đây, ông Vượng theo học ngành kinh tế địa chất thuộc Đại học Địa chất Moskva tại Nga. Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển tới Ukraine, thành lập nên công ty thực phẩm LLC Technocom. Công ty này sản xuất hơn 100 sản phẩm khác nhau, từ mỳ ăn liền tới khoai tây nghiền.

Vào năm 2010, ông bán LLC Technocom cho tập đoàn Nestle SA, mức giá bán không được tiết lộ. Ở thời điểm đó, công ty này có mức doanh thu trên 100 triệu USD/năm. Tuy nhiên, ông Vượng từ chối bình luận về giá bán do thỏa thuận về bảo mật giữa hai bên.
Ông Vượng bắt đầu đầu tư về Việt Nam từ năm 2001. Đó cũng là thời điểm mà ông thành lập nên công ty du lịch khách sạn mang tên Vinpearl. Năm 2002, ông thành lập Vincom, công ty chuyên phát triển các dự án bất động sản thương mại và nhà ở trung - cao cấp.
Vinpearl và Vincom đều là công ty niêm yết và đã sáp nhập thành Vingroup trong năm nay. Hiện Vingroup đang nắm lợi ích kiểm soát trong 19 dự án bất động sản đa năng và nghỉ dưỡng mà tập đoàn này đang xây dựng tại Hà Nội, Tp.HCM, Hưng Yên và Đà Nẵng.

Dự án đa năng Royal City của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ từ 1.800-2.500 USD/m2. Khi hoàn thành vào năm tới, dự án này sẽ có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam.

Là một ông bố 3 con, ông Vượng nói ông muốn đem đến “trải nghiệm cuộc sống” mới cho người dân Việt Nam.

Theo chuyên gia phân tích Phương Tôn của Công ty Chứng khoán Bản Việt, thì vị trí đẹp chính là nhân tố giúp cho Vingroup bán được nhà với giá cao. Ngoài ra, một thế mạnh của Vingroup, theo bà Tôn, là công ty này có thời gian hoàn tất dự án nhanh chóng. Bà Tôn hiện khuyến nghị các nhà đầu tư nên giữ cổ phiếu của Vingroup.

“VIC có một lợi thế đặc biệt về vốn, đó là lý do tại sao họ có thể thực hiện được các dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn ngay từ khi bắt đầu thực hiện”, bà Tôn nhận định. Năm nay, Vingroup đã huy động được 300 triệu USD nhờ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho các nhà đầu tư quốc tế. Vào năm 2009, doanh nghiệp này là công ty Việt Nam đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi ở nước ngoài, huy động được 100 triệu USD.

Hiện Vingroup đang nắm lợi ích kiểm soát trong 19 dự án bất động sản đa năng và nghỉ dưỡng mà tập đoàn này đang xây dựng tại Hà Nội, Tp.HCM, Hưng Yên và Đà Nẵng.  

Ông Vượng cho biết sẽ thực hiện dự án bất động sản ở nước ngoài “khi nào có cơ hội tốt”. Năm nay, ông đã thuê hãng tư vấn McKinsey & Co. thực hiện rà soát chiến lược hoạt động kinh doanh của Vingroup và tư vấn công ty về chiến lược tương lai.

“Với tầm nhìn của họ thì việc bó buộc trong biên giới Việt Nam sẽ hạn chế tiềm năng phát triển của họ”, bà Ton nói về Vingroup. Ông Vượng thường tới thăm nhiều thành phố nước ngoài để tìm kiếm ý tưởng khi xây dựng các dự án của mình. Ông cũng là người coi trọng nguyên tắc và trao thưởng xứng đáng cho những ai làm việc hiệu quả với chất lượng tốt, luôn nhấn mạnh khẩu hiệu “tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong từng hành động” đối với nhân viên.
Theo Bloomberg, nhà tỷ phú này thường chơi bóng đá và bóng rổ mỗi tuần với các nhân viên của mình tại trung tâm thể thao của công ty. Trong bộ đồ thể thao và giày đá bóng, ông thường chơi ở vị trí tiền đạo, người giữ nhiệm vụ ghi bàn cho đội bóng.
“Tấn công hơn là phòng thủ”, nguyên tắc này được vị chủ tịch tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam áp dụng cho tất cả mọi việc ông làm.
Điểm mặt những ng vua đất ở Mỹ
Điểm mặt những “ông vua” đất ở Mỹ
Petro Vietnam lm tri chỉ đạo của Thủ tướng
“Petro Vietnam làm trái chỉ đạo của Thủ tướng”
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận thanh tra công tác đầu tư xây dựng tại Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam).
Theo đó, trên cơ sở chỉ đạo của cơ quan chức năng, thanh tra Bộ Xây dựng đã tiến hành thanh tra dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống thép tại khu công nghiệp dịch vụ dầu khí Soài Rạp (tỉnh Tiền Giang), có tổng vốn đầu tư hơn 2.157 tỷ đồng, do Petro Vietnam thành lập công ty để đầu tư.
Trong quá trình thanh tra, đã phát hiện nhiều sai phạm trong việc lập, quản lý và triển khai dự án.
Cụ thể, theo cơ quan thanh tra, dự án xây dựng nhà máy nói trên không thuộc danh mục "các dự án được phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2015, định hướng 2025" của Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, theo cơ quan thanh tra, việc Hội đồng Thành viên Petro Vietnam ban hành nghị quyết chấp thuận chủ trương thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu khí để triển khai đầu tư dự án nhà máy sản xuất ống thép là vượt thẩm quyền cho phép.
Tuy nhiên, do dự án đến nay đã cơ bản hoàn tất và đang chuẩn bị chính thức di vào hoạt động, nên thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Petro Vietnam, sau khi kiểm điểm trách nhiệm, phải báo cáo Thủ tướng phê duyệt bổ sung dự án nói trên vào quy hoạch.
Cơ quan thanh tra cũng phát hiện nhiều gói thầu có giá trị lớn, sử dụng nguồn vốn của nhà nước nhưng lại áp dụng chỉ định thầu mà không tổ chức đấu thầu, vi phạm Luật Đấu thầu. Petro Vietnam cũng đã tự ý phê duyệt dự án với nhiều sai phạm ngay từ khâu thiết kế, lập dự toán.
Đối với công tác thẩm tra dự án cũng đưa ra kết quả không chính xác như: bản vẽ không thể hiện chi tiết các thanh thép nền nhà xưởng; không có bảng thống kê thép cho toàn bộ nền nhà xưởng; bảng thống kê thép móng nhà xưởng nhiều thanh không phù hợp bản vẽ thiết kế... Từ đó, dẫn đến việc nhà thầu xây lắp phạm nhiều sai sót trong công tác quản lý chất lượng công trình.
Liên quan đến các sai phạm về tài chính, cơ quan thanh tra phát hiện nhiều sai phạm trong quyết toán công trình với tổng giá trị trên 5,7 tỷ đồng, đã chi sai cho các nhà thầu trên 150 triệu đồng. Toàn bộ số tiền trên, cơ quan thanh tra yêu cầu Petro Vietnam chỉ đạo thu hồi về để xử lý theo luật định.
Về kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan đến sai phạm tại dự án trên, Thanh tra Bộ Xây dựng đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm cá nhân và tập thể Hội đồng Thành viên và Ban tổng giám đốc Petro Vietnam do đã ban hành các văn bản trái luật định và chỉ đạo của Thủ tướng.
Cùng với đó, cơ quan thanh tra cũng yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu khí kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể trong để xảy ra những sai phạm trong quá trình triển khai dự án nói trên.

Lin tục ku lỗ, doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng kinh doanh

Liên tục kêu lỗ, doanh nghiệp FDI vẫn mở rộng kinh doanh

---Our Debt to Stalingrad
Project Syndicate -Seventy years ago, 200,000 Soviet soldiers – overwhelmingly male and predominantly Russian – crossed the Volga River to the city of Stalingrad. The Red Army soldiers, the workers who armed them, and the peasants who fed them turned the Battle of Stalingrad into the fight that has made the greatest positive difference for humanity.
Analysis: Americans to face tougher 2013 on rising prices, taxes
NEW YORK (Reuters) - Consumers will have to dig deeper into their pockets next year to pay for costlier healthcare, more expensive grocery bills and higher taxes, an extra drag on the country's already slow-moving economy.
Presidential debate jibes ignore history of Chinese counterfeiting
NEW YORK (Reuters) - Some of the most acrimonious moments of Monday's U.S. presidential election debate occurred during the candidates' discussions of China, with Barack Obama attacking Mitt Romney for his investments in Chinese companies, and Romney demanding that we adopt a tougher line on the Chinese counterfeiting of American products.

Lawyer for China's deposed Bo unsure if he can take case
BEIJING (Reuters) - A lawyer for disgraced former top Chinese politician Bo Xilai, who has been employed by the family to represent him, said on Thursday he was unable to say whether the government would allow him to represent Bo when the case comes to trial.




















Tổng số lượt xem trang