-
© Flickr.com
-- Nga muốn xây trung tâm tại Cam Ranh (ĐV).Khi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao QĐND Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Nikolai Makarov bày tỏ mong muốn xây dựng trung tâm phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng tại Cam Ranh.
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Nga
(ĐVO) “Chúng tôi đã bàn luận về việc thành lập trung tâm phục hồi chức năng tại Cam Ranh, tìm kiếm những điểm tương đồng và đang chuẩn bị tài liệu để biến dự án này thành hiện thực”, Tướng Makarov cho biết.
Cũng theo ông này, trung tâm sẽ được cả phía Việt Nam sử dụng.
Hai bên không bàn về vấn đề đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh, bởi “luật pháp Việt Nam không cho phép bất cứ một căn cứ quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ nước mình, nên đây hoàn toàn là vấn đề chính trị, không phải vấn đề quân sự nên chúng ta sẽ không đề cập đến nó nữa” - Tướng Nikolai Marakov cho biết.
Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam.
Trong buổi gặp, 2 bên đã cùng bàn luận về tình hình và triển vọng hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa quân đội hai nước, cũng như trao đổi ý kiến về hàng loạt các vấn đề nóng hổi đang diễn ra, trong đó có vấn đề hợp tác bảo vệ an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
>> Việt Nam cho phép tàu Nga vào khu vực dân sự ở Cam Ranh
>> Lãnh đạo Hải quân Nga bày tỏ ý muốn trở lại Cam Ranh
>> Nga bác tin đàm phán mở căn cứ hải quân ở Việt Nam
>> Kỷ niệm 10 năm Nga hoàn trả căn cứ Cam Ranh
>> Nga sẽ đặt trung tâm sửa chữa tàu tại Cam Ranh
>> Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn về Cam Ranh
>> Cam Ranh trong quan hệ Việt - Mỹ
>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết
>> 'Do thám' quân cảng Cam Ranh
>> 'Hai vị Vua' ở Quân cảng Cam Ranh
Hiền Thảo (theo Functional, Ruvr)
© Flickr.com
-- Nga muốn xây trung tâm tại Cam Ranh (ĐV).Khi hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao QĐND Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, Tướng Nikolai Makarov bày tỏ mong muốn xây dựng trung tâm phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng tại Cam Ranh.
Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam thăm Nga
(ĐVO) “Chúng tôi đã bàn luận về việc thành lập trung tâm phục hồi chức năng tại Cam Ranh, tìm kiếm những điểm tương đồng và đang chuẩn bị tài liệu để biến dự án này thành hiện thực”, Tướng Makarov cho biết.
Cũng theo ông này, trung tâm sẽ được cả phía Việt Nam sử dụng.
Hai bên không bàn về vấn đề đặt căn cứ quân sự tại Cam Ranh, bởi “luật pháp Việt Nam không cho phép bất cứ một căn cứ quân sự nước ngoài nào trên lãnh thổ nước mình, nên đây hoàn toàn là vấn đề chính trị, không phải vấn đề quân sự nên chúng ta sẽ không đề cập đến nó nữa” - Tướng Nikolai Marakov cho biết.
Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa, Việt Nam.
Trong buổi gặp, 2 bên đã cùng bàn luận về tình hình và triển vọng hợp tác quân sự và kỹ thuật giữa quân đội hai nước, cũng như trao đổi ý kiến về hàng loạt các vấn đề nóng hổi đang diễn ra, trong đó có vấn đề hợp tác bảo vệ an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
>> Việt Nam cho phép tàu Nga vào khu vực dân sự ở Cam Ranh
>> Lãnh đạo Hải quân Nga bày tỏ ý muốn trở lại Cam Ranh
>> Nga bác tin đàm phán mở căn cứ hải quân ở Việt Nam
>> Kỷ niệm 10 năm Nga hoàn trả căn cứ Cam Ranh
>> Nga sẽ đặt trung tâm sửa chữa tàu tại Cam Ranh
>> Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn về Cam Ranh
>> Cam Ranh trong quan hệ Việt - Mỹ
>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết
>> 'Do thám' quân cảng Cam Ranh
>> 'Hai vị Vua' ở Quân cảng Cam Ranh
Hiền Thảo (theo Functional, Ruvr)
– Thủ tướng Nga thăm Việt Nam (BBC). – Tổng thống Panama lần đầu thăm Việt Nam (BBC). - Báo nước ngoài: Nga sẵn sàng bán Su-34 cho Việt Nam? (PN Today). - Nga tăng cường hiện diện ở Cam Ranh (PN Today).
- Thủ tướng Nga Medvedev thăm Việt Nam vào 6-7/11 (TTXVN).
- Quân đội Trung Quốc có Tổng tham mưu trưởng mới (VNE).
-- Đưa vào bờ an toàn 10 thuyền viên bị tàu lạ đâm (TTXVN).- Việt Nam ủng hộ đàm phán về COC (TT).
- Tàu lạ đâm tàu cá rồi bỏ chạy (NNVN). – 10 thuyền viên cùng con tàu bị đâm trên biển đã vào bờ an toàn (DT).
- Tàu công vụ Bắc Triều Tiên rượt đuổi 70 tàu cá Trung Quốc (GDVN). “Kết quả cuộc rượt đuổi qua giới tuyến NLL, Bắc Hàn đã bắt được 1 tàu cá Trung Quốc”. Mới là đồng minh thôi, chứ có là “bạn vàng” thì ông cũng không ngán! Chớ có chọc ông nhé, ông nghèo chứ ông không có hèn đâu!
- Trung Quốc tuyên bố có bản đồ chủ quyền Điếu Ngư (TTXVN). – Tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật (PLVN). – Mỹ phái tàu ngầm gắn tên lửa Tomahawk tới Viễn Đông(NLĐ). – Ba giải pháp giảm căng thẳng Trung – Nhật (SGTT).Can China ‘Win’ Without Fighting? theDiplomat.com
- Hải quân Mỹ cam kết bảo đảm “tự do lưu thông hàng hải” ở châu Á (Petrotimes). – Báo Hoàn Cầu Trung Quốc sốt ruột vì quân Mỹ quay trở lại Philippines (GDVN).
- Mỹ tuyên bố sẽ đảm bảo “tự do hàng hải” ở Châu Á (TTXVN). – Indonesia triển khai tàu chiến ra Biển Đông (Petrotimes).
- Nhật cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật (TT). – TQ xác nhận tàu hải giám đi vào gần đảo tranh chấp (TTXVN). – TQ săn cổ vật Biển Đông, xua tàu hải giám vào Senkaku (PN Today). – Trung Quốc ‘mắng nhiếc thậm tệ’ công dân đi du lịch Nhật Bản(Infonet).
- Đuổi tàu cá Trung Quốc, tàu Triều Tiên lấn sang biển Hàn Quốc (NLĐ). – Nga tăng cường quân sự trên đảo tranh chấp với Nhật (TN).
- Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm khởi động đàm phán chính thức về COC (QĐND). – Xinhgapo ủng hộ dự thảo COC về Biển Đông (Tin tức). – Singapore ủng hộ bản thảo Quy tắc ứng xử Biển Ðông của Indonesia(VOA). - Singapore ủng hộ “dự thảo số 0” về COC (PLTP). -Việt Nam kêu gọi sớm bàn Quy tắc Biển Đông (VnE).
- Hải quân Mỹ cam kết bảo đảm « tự do lưu thông hàng hải » ở châu Á (RFI). – Tàu sân bay USS George Washington tới thăm Philippines (GDVN).
- Trung Quốc phản đối Nhật – Mỹ tập trận (VnE). – Trung Quốc phản đối cuộc tập trận chung của Nhật(TTXVN). – Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (RFI). – Tàu Trung Quốc tới gần quần đảo đang tranh chấp với Nhật (VOA). – TQ tìm thấy bản đồ ‘chủ quyền Điếu Ngư’(BBC). - Tàu Trung Quốc ồ ạt tiến đến đảo tranh chấp (DV). - Mỹ-Hàn tái khẳng định liên minh (PLTP). - Mỹ kết nạp Hàn Quốc vào chương trình lá chắn tên lửa toàn cầu (ĐV).
- Hàn Quốc tập trận lớn chuẩn bị đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI).
- Bắc Triều Tiên hành quyết cựu Thứ trưởng Quốc phòng bằng đạn pháo (RFI). – Trong vương quốc của Kim Jong Un (phần 1) (Spiegel/ Phan Ba).
- Tướng tá TQ lên chức để giữ nhà? (BBC). - Trung Quốc có Tổng tham mưu trưởng mới (TN). – Trung Quốc cải tổ giàn lãnh đạo quân đội: Hải quân và Không quân lên ngôi(RFI). - Trung Quốc bác tin thử tên lửa phá vệ tinh (DV). - Nga ngăn chặn kịp thời một âm mưu khủng bố lớn (TTXVN). – Chủ tịch đảng Cộng sản Nga tin vào hệ tư tưởng cánh tả (SGGP).
- Thị trưởng Tokyo từ chức, lập đảng mới (TN). -NHỮNG BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN TRUNG ẤN
(BS HỒ HẢI)- 1962′s Other Crisis: India and China go to War theDiplomat.com - Quân đội Trung Quốc có Tổng tham mưu trưởng mới (VNE).
-- Đưa vào bờ an toàn 10 thuyền viên bị tàu lạ đâm (TTXVN).- Việt Nam ủng hộ đàm phán về COC (TT).
- Tàu lạ đâm tàu cá rồi bỏ chạy (NNVN). – 10 thuyền viên cùng con tàu bị đâm trên biển đã vào bờ an toàn (DT).
- Tàu công vụ Bắc Triều Tiên rượt đuổi 70 tàu cá Trung Quốc (GDVN). “Kết quả cuộc rượt đuổi qua giới tuyến NLL, Bắc Hàn đã bắt được 1 tàu cá Trung Quốc”. Mới là đồng minh thôi, chứ có là “bạn vàng” thì ông cũng không ngán! Chớ có chọc ông nhé, ông nghèo chứ ông không có hèn đâu!
- Trung Quốc tuyên bố có bản đồ chủ quyền Điếu Ngư (TTXVN). – Tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp với Nhật (PLVN). – Mỹ phái tàu ngầm gắn tên lửa Tomahawk tới Viễn Đông(NLĐ). – Ba giải pháp giảm căng thẳng Trung – Nhật (SGTT).Can China ‘Win’ Without Fighting? theDiplomat.com
- Hải quân Mỹ cam kết bảo đảm “tự do lưu thông hàng hải” ở châu Á (Petrotimes). – Báo Hoàn Cầu Trung Quốc sốt ruột vì quân Mỹ quay trở lại Philippines (GDVN).
- Mỹ tuyên bố sẽ đảm bảo “tự do hàng hải” ở Châu Á (TTXVN). – Indonesia triển khai tàu chiến ra Biển Đông (Petrotimes).
- Nhật cáo buộc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật (TT). – TQ xác nhận tàu hải giám đi vào gần đảo tranh chấp (TTXVN). – TQ săn cổ vật Biển Đông, xua tàu hải giám vào Senkaku (PN Today). – Trung Quốc ‘mắng nhiếc thậm tệ’ công dân đi du lịch Nhật Bản(Infonet).
- Đuổi tàu cá Trung Quốc, tàu Triều Tiên lấn sang biển Hàn Quốc (NLĐ). – Nga tăng cường quân sự trên đảo tranh chấp với Nhật (TN).
- Việt Nam mong muốn ASEAN và Trung Quốc sớm khởi động đàm phán chính thức về COC (QĐND). – Xinhgapo ủng hộ dự thảo COC về Biển Đông (Tin tức). – Singapore ủng hộ bản thảo Quy tắc ứng xử Biển Ðông của Indonesia(VOA). - Singapore ủng hộ “dự thảo số 0” về COC (PLTP). -Việt Nam kêu gọi sớm bàn Quy tắc Biển Đông (VnE).
- Hải quân Mỹ cam kết bảo đảm « tự do lưu thông hàng hải » ở châu Á (RFI). – Tàu sân bay USS George Washington tới thăm Philippines (GDVN).
- Trung Quốc phản đối Nhật – Mỹ tập trận (VnE). – Trung Quốc phản đối cuộc tập trận chung của Nhật(TTXVN). – Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản (RFI). – Tàu Trung Quốc tới gần quần đảo đang tranh chấp với Nhật (VOA). – TQ tìm thấy bản đồ ‘chủ quyền Điếu Ngư’(BBC). - Tàu Trung Quốc ồ ạt tiến đến đảo tranh chấp (DV). - Mỹ-Hàn tái khẳng định liên minh (PLTP). - Mỹ kết nạp Hàn Quốc vào chương trình lá chắn tên lửa toàn cầu (ĐV).
- Hàn Quốc tập trận lớn chuẩn bị đối phó với Bắc Triều Tiên (RFI).
- Bắc Triều Tiên hành quyết cựu Thứ trưởng Quốc phòng bằng đạn pháo (RFI). – Trong vương quốc của Kim Jong Un (phần 1) (Spiegel/ Phan Ba).
- Tướng tá TQ lên chức để giữ nhà? (BBC). - Trung Quốc có Tổng tham mưu trưởng mới (TN). – Trung Quốc cải tổ giàn lãnh đạo quân đội: Hải quân và Không quân lên ngôi(RFI). - Trung Quốc bác tin thử tên lửa phá vệ tinh (DV). - Nga ngăn chặn kịp thời một âm mưu khủng bố lớn (TTXVN). – Chủ tịch đảng Cộng sản Nga tin vào hệ tư tưởng cánh tả (SGGP).
- Thị trưởng Tokyo từ chức, lập đảng mới (TN). -NHỮNG BÀI HỌC TỪ CUỘC CHIẾN TRUNG ẤN
-Nga thành lập trung tâm phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng của Bộ Quốc phòng tại Cam Ranh Nga dự định thành lập trung tâm lớn phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng của Bộ Quốc phòng tại Cam Ranh (Việt Nam), Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, tướng Nikolai Makarov nói với các phóng viên sau cuộc đàm phán với đối tác của mình từ Việt Nam, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ.
"Chúng tôi đã thảo luận về việc thành lập một trung tâm nghỉ dưỡng tại Cam Ranh, tìm thấy những điểm mà đôi bên cùng chấp nhận được, hiện đang chuẩn bị tài liệu để tiếp tục thực hiện dự án này", - ông nói. Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, Trung tâm sẽ được sử dụng cùng với phía Việt Nam.
-Nga thành lập trung tâm phục hồi chức năng và nghỉ dưỡng của Bộ Quốc phòng tại Cam Ranh
-- Một tàu cá bị tàu lạ đâm (TP).
- Giải mã “bàn cờ” trên Biển Đông (ĐĐK). – Trung – Nhật – Hàn vẫn căng thẳng về biển đảo (Petrotimes). – Australia kêu gọi duy trì ổn định ở Biển Đông(ĐV). – Du khách Nhật “tẩy chay” Trung Quốc và Hàn Quốc (VOV). – Nhật: Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp (DT). – Ba tàu hải giám TQ tiến sát một đảo trong Senkaku (TTXVN). – Trung Quốc muốn Nhật “sửa chữa lỗi lầm” (VnMedia).
- Chiến hạm Mỹ bất ngờ thử vãi đạn trên biển Hoa Đông (PN Today).
--Trung Quốc và Đài Loan sẽ hợp sức bảo vệ cơ sở pháp lý của đường “lưỡi bò”
– Tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong các trường phổ thông (TQ). - Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân: Về địa danh Vạn Lý Trường Sa (BBC).
- Nước Pháp với Biển Đông: Đối với Trường Sa (TQ). – Úc kêu gọi các bên tranh chấp duy trì ổn định tại Biển Đông (RFI). - Úc mong muốn sớm hoàn tất COC (PLTP).
- Indonesia triển khai hạm đội miền Tây ở Biển Đông (TTXVN).
- Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường “lưỡi bò” (DT). – Trung Quốc và Đài Loan sẽ hợp sức bảo vệ cơ sở pháp lý của đường “lưỡi bò” (RFI). – Học giả Trung Quốc, Đài Loan nghiên cứu ranh giới trên Biển Đông (VOA). - Phản đối nhóm học giả TQ nghiên cứu đường lưỡi bò (TTXVN).
- Nhật – Trung thảo luận kín về quần đảo tranh chấp ANTĐ). – Nhật Bản xác nhận đối thoại với Trung Quốc về các đảo tranh chấp (VOA). - Tàu Trung Quốc lại tiến gần biển Nhật Bản (DV).
- Tàu hộ vệ tên lửa Úc thăm TP.HCM (TN).
- Việt-Trung tăng cường hợp tác công an (VOA). “Đôi bên nhất trí rằng trong thời gian qua, công an Việt-Trung đã hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả trong việc chống tội phạm đe dọa an ninh, trật tự hai nước“. – Trung – Việt ‘hợp tác chống tội phạm’ (BBC). –Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Công an TQ (RFA).
Ảnh mới nhất về tàu ngầm Kilo Nga đóng
Thứ Tư, 24/10/2012 - 15:01Gần đây, trên mạng Nga xuất hiện chùm ảnh đầu tiên về tàu ngầm Kilo 636.1 neo đậu tại âu tàu của nhà máy Admiratly (St Petersburg).
Diễn đàn airbase.ru của Nga vừa đăng tải 4 hình ảnh đầu tiên về chiếc tàu ngầm diesel-điện Kilo thuộc Project 636.1. Ảnh chụp hôm 4/9, khi đó con tàu vừa mới được hạ thủy (28/8) và đang được tiếp tục hoàn thiện phần kiến trúc thượng tầng
Theo các nguồn tin Nga tiết lộ, con tàu Kilo đầu tiên được hạ thủy có số hiệu 01336. Nga đang thực hiện hợp đồng trị giá 2 tỷ USD để cung cấp 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo thuộc Project 636.1. Ngoài việc đóng tàu còn việc xây dựng các cơ sở hạ tầng và cung cấp vũ khí cũng như chi phí khác sẽ nâng giá trị của thỏa thuận lên tới 4 tỷ USD. Ảnh chụp hôm 20/9, khi đó phần kiến trúc thượng tầng của tàu vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện
Dự kiến, tàu ngầm Kilo đầu tiên này sẽ được bàn giao cho khách hàng vào cuối năm 2012 sau khi hoàn thành thử nghiệm trên biển. Việc thực hiện hoàn tất cung cấp 6 tàu ngầm dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2016. Ảnh chụp hôm 20/9
Tàu ngầm Project 636 có tải trọng 3.100 tấn, tốc độ di chuyển 20 hải lý/giờ, khả năng lặn sâu 300 mét, thủy thủ đoàn 52 người. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, mìn, và tên lửa hành trình Caliber. Ảnh chụp hôm 10/10/2012
Theo kienthuc
http://dddn.com.vn/20121024024844566...o-nga-dong.htm
http://dddn.com.vn/20121024024844566...o-nga-dong.htm
- Đằng sau sự cúng dường ‘bề trên’ trong các cấp GHPG (chùa Phúc Lâm).
- Người Quốc gia trong chiến tranh Việt nam (ĐCV).
- Điện hạt nhân: Bài học tồn vong từ thảm họa (Hoàng Xuân Phú). - Chưa xác định giá thành nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam (ND).
- Another Tibetan in west China self-immolates, dies (MSA). – Thêm một người Tây Tạng tự thiêu tại thị trấn Xiahe (RFA). – Trung Quốc tố Đức Đạt Lai Lạt Ma xúi giục người Tây Tạng tự thiêu (RFI). – Trung Quốc thưởng tiền cho những thông tin về tự thiêu (VOA).
- China hints at reform by dropping Mao wording (Reuters).
- Huawei để Úc tiếp cận mã nguồn (BBC). – Công ty Huawei của Trung Quốc bác bỏ cáo buộc gián điệp (VOA).
- Sinh viên Phật giáo Miến Điện biểu tình chống người Hồi giáo (RFI). – Hơn 1.000 nhà cửa bị đốt vì bạo động tôn giáo ở Miến Ðiện (VOA). – Miến Điện: căng thẳng gia tăng giữa Phật Giáo và Hồi Giáo (RFA). – Bạo động ở miền tây Myanmar, 3 người thiệt mạng (TT).
- Bắc Hàn thanh trừng nhiều quan chức? (BBC). – Hoa Kỳ vẫn còn lo ngại về Bắc Triều Tiên (VOA). - Mỹ, Hàn sẽ “không tha thứ” nếu Triều Tiên gây hấn (TTXVN).
- Nga định thêm tội danh phản quốc (BBC). – Nhà hoạt động Nga Razvozzhayev nói bị bắt cóc, tra tấn, ép cung (VOA).
- Thủ tướng Đức tưởng niệm những người Rom nạn nhân của chủ nghĩa phát xít (RFI). – Đức khánh thành công trình tưởng niệm nạn nhân Holocaust(VOA).
- Kỷ niệm 56 năm khởi nghĩa Budapest (BBC). - Tiến sĩ Phạm Ngọc Cương, Canada: Lực đảng & thế nước (Trương Duy Nhất). – Nguyễn Ngọc Già – Ông Sang, ông Trọng có thể làm được…? (Dân Luận). – Còn tin đảng đến bao giờ? (ĐCV).
- VĂN HÓA XIN LỖI (Hai Lúa). – Xin lỗi dân (Trương Duy Nhất). – Khi vua đấm ngực ăn năn (DLB).
- Từ chức, cứ từ từ! (VietQ).
-Why Calling China an “Adversary” Doesn’t Matter
theDiplomat.com
-China’s ‘Image’ Problem in Africa -The Diplomat.
-Khủng hoảng vì cơ cấu
Mọi thể chế chính trị phải có phương cách giải quyết những tranh chấp quyền lực, giữa các cá nhân hoặc các phe phái. Mỗi chế độ có giải pháp riêng.
Ngô Nhân Dụng
Mọi thể chế chính trị phải có phương cách giải quyết những tranh chấp quyền lực, giữa các cá nhân hoặc các phe phái. Mỗi chế độ có giải pháp riêng. Các ông Stalin và Mao Trạch Ðông đã dùng những phương pháp chấm dứt các mâu thuẫn rất giản dị.
Những đồng chí có thể tranh giành ảnh hưởng với Stalin thường bị đưa ra tòa, kết tội phản động, rồi bắn chết. Khi Stalin chết, những người chung quanh cũng đem bắn ngay trùm mật vụ Beria của ông ta, theo cùng giải pháp đó.
Mao Trạch Ðông áp dụng cách đó, nhưng “theo đường hướng Trung Hoa.” Ông ta không xử bắn các đồng chí mà lại đem họ ra giữa chợ, cho “quần chúng” đấu tranh, hành hạ, sỉ nhục; rồi cho kéo dài kiếp sống mòn mỏi, tuyệt vọng, cho đến khi kiệt sức.
Những phương cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ như trên rất phù hợp với chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Vì chuyên chính vô sản dựa trên bạo lực. Khi bỏ mất nền tảng đó, nó sẽ tự tan rã giống như ngôi nhà bị sụt móng. Chế độ cộng sản bắt đầu rạn nứt khi các đồng chí tranh chấp quyền hành mà không còn bắn giết nhau nữa; chế độ dần dần tan vỡ khi các đồng chí chỉ tìm cách mua chuộc, hối lộ lẫn nhau (trả giá bằng các địa vị sinh lợi chắc chắn, hoặc đưa thẳng tiền mặt, đô la Mỹ). Ðổi mới kinh tế tạo cơ hội cho các “luật chơi mới” xuất hiện. Những người biết sử dụng các luật chơi mới sớm nhất sẽ tạo được thế lực mạnh hơn người khác. Nhưng vì thế các tranh chấp mới xuất hiện và cần giải quyết.
Nhưng các phe phái lại muốn sử dụng các luật chơi khác nhau để giải quyết những mâu thuẫn. Trong bất cứ hệ thống chính trị nào, câu hỏi quan trọng nhất là tại sao người này phải làm theo ý kiến, mệnh lệnh của người khác. Tại sao anh được quyền sai bảo mà tôi phải làm theo? Luật chơi cũ dựa trên chức vụ; thí dụ, chức tổng bí thư thì cao hơn chức thủ tướng. Luật chơi mới dựa trên khả năng phân phối, chia chác tài nguyên, lợi lộc. Tất nhiên, những người sử dụng luật chơi mới, phù hợp với thực tế kinh tế mới hơn, sẽ chiếm lợi thế. Tình trạng thay thế “bạo lực cách mạng” bằng “tài lợi kinh tế” làm cho hệ thống tự nó mất thăng bằng. Ðang giữa trận đấu, “luật lệ cuộc chơi” bỗng dưng thay đổi; người ta không còn biết áp dụng như phương pháp nào để giải quyết các tranh chấp nữa.
Ðiểm nổi bật là tất cả mọi người đều nhận ra “thực tế với lý thuyết” không đi đôi với nhau nữa. Mà họ cũng không thể đồng ý với nhau làm cách nào để sửa lại cho chúng phù hợp. Hậu quả là họ sẽ phải tiếp tục hô hoán những khẩu hiệu cũ (lý thuyết) mặc dù rỗng tuếch; trong khi đành chấp nhận phó mặc cho thực tế đưa đẩy, trôi nổi theo sức mạnh tương đối giữa các phe phái.
Thử tưởng tượng trong một trận đá banh bỗng dưng một tay cầu thủ dùng tay và cùi chỏ, thay vì chỉ dùng chân. Mà mấy anh cầu thủ đó còn tự ý thổi còi nữa. Một người dùng tay; rồi người thứ hai đá cẳng nhau thay vì đá banh; mà đó lại là những cầu thủ bự con, cao cấp; tất cả đua nhau đổi luật chơi, vừa đá banh lại vừa đóng vai trọng tài. Như vậy thì kết quả sau cùng sẽ ra sao? Khán giả sẽ bỏ về hết, trận đấu sẽ phải kết thúc không kèn không trống; giống như ở Liên Xô và các nước Ðông Âu những năm 1989, 90 vậy.
Hoàn cảnh bế tắc của cuộc họp gọi là “Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng khóa XI” của đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra theo kịch bản như trên. Ðọc bản tin cuối chúng ta thấy họ bị tắc nghẽn suốt 15 ngày vì không có kết quả cụ thể nào cả. Những lời lẽ mơ hồ, dù làm bộ nói đến cả những chi tiết lẩm cẩm vô ích nhưng trong thực tế lại vu vơ, không gây được hiệu quả nào hết. Qua đó, chúng ta biết chính những người trong Bộ Chính Trị cũng không biết họ phải theo luật chơi nào. Sở dĩ họ họp nhau lại, trước hết là vì có người muốn hạch tội Nguyễn Tấn Dũng. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thổi còi bắt đầu trận đấu, với Trương Tấn Sang đóng vai giám biên và đá cẳng. Nhưng cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng vẫn được an toàn “ra về thơ thới hân hoan.”
Lý do khiến Ba Dũng an toàn là vì đã tự bày trận đấu trên một sân banh khác, và theo những luật chơi khác. Mấy trăm ông bà ủy viên Trung Ương Ðảng, người theo Trọng Lú, người theo Ba Dũng; cũng theo các luật chơi khác nhau. Cuối cùng, trận đấu giải tán; không có kết quả nào cả vì không thể tính điểm ai thắng, ai thua. Ðể khỏi mất mặt cả bầu đoàn, họ đành phải đưa ra những khẩu hiệu trống rỗng cùng với những biện pháp nửa mùa, không thể gây ra hiệu lực cụ thể nào cả. Họ lúng túng, bế tắc vì không theo một luật chơi chung. Mà họ cũng không thể quay lại, sử dụng các luật chơi kiểu Stalin hay Mao.
Ðể thấy tình trạng bối rối và bế tắc của chế độ chính trị tại nước ta, hãy thử tìm hiểu xem trong các chế độ chính trị khác, khi người ta cần giải quyết các tranh chấp quyền lực tương tự giữa các “phe phái” thì họ theo các luật chơi như thế nào.
Trong một chế độ đại nghị, ông thủ tướng thường là lãnh tụ phe chiếm đa số ở Quốc Hội, thì các đối thủ của ông ta có thể yêu cầu Quốc Hội bỏ phiếu bất tín nhiệm. Nếu nhiều người đồng ý là ông thủ tướng đã làm kinh tế suy yếu hoặc nuôi đàn em tham nhũng quá đáng, thì họ sẽ bỏ phiếu lật đổ. Nếu không, ông ta tiếp tục cai trị, trong vinh dự.
Ở một nước theo tổng thống chế, thì Quốc Hội không thể lật đổ một tổng thống do dân trực tiếp bầu lên; nhưng họ vẫn có khả năng kìm hãm bớt quyền hành của ông ta qua việc biểu quyết ngân sách. Với quyền nắm túi tiền của quốc gia, Quốc Hội có thể buộc hành pháp phải thỏa hiệp với mình tức là chia sẻ bớt quyền hành.
Trong một chế độ cộng sản thì sao? Trên nguyên tắc, đảng nắm toàn quyền. Tổng bí thư, Bộ Chính Trị rồi đến Trung Ương Ðảng quyết định tất cả. Trong cuộc họp 15 ngày đầu tháng 10, Nguyễn Phú Trọng đã trù tính dùng uy tín Trung Ương Ðảng để hạ thủ Nguyễn Tấn Dũng. Thật ra trận đấu đã khởi sự từ mấy tháng trước; ngay sau khi Trọng lên nắm chức tổng bí thư đã tính dùng “luật chơi cũ” để gia tăng quyền hành. Nhưng sân chơi đã thay đổi; uy quyền của tổng bí thư đã giảm sút rõ rệt nhờ Nông Ðức Mạnh ù ù cạc cạc. Có thể coi như chức tổng bí thư đã mất gần hết quyền lực; khi đem so với quyền hành thực tế của chức vụ thủ tướng. Quyền lực được thể hiện trong khả năng chia chác địa vị sinh lợi chứ không phải là các chức vị suông; ngoài ra là khả năng bắt người, giam người. Ba Dũng đã nắm trong tay hầu hết hai thứ quyền đó; nay Trọng Lú cố giành lấy nhưng vô hiệu.
Ngay từ đầu, cuộc đấu giữa Trọng và Dũng cho thấy họ theo các luật chơi khác nhau, người này không chịu luật chơi của kẻ kia. Nguyễn Phú Trọng đã ra tay trước khi công bố quyết định đem Ủy Ban Chống Tham Nhũng vào dưới quyền Bộ Chính Trị; để tổng bí thư đương nhiên nắm chức chủ tịch. Ai cũng tưởng Trọng đã thắng Dũng một keo; vì từ đầu Dũng đã lập ra Ủy Ban Chống Tham Nhũng để chính mình nắm đầu. Khi Trọng ra tay giành lấy quyền chống tham nhũng; nhiều nhà quan sát coi là cuộc mâu thuẫn giữa “Ðảng” và “Nhà nước” đã biểu hiện; và vội vã kết luận rằng trong keo này Ðảng đã thắng, tức là Trọng thắng.
Nhận xét đó càng có vẻ vững hơn khi Bầu Kiên bị bắt. Vụ bắt Bầu Kiên được thực hiện trong vòng bí mật, kín bưng, giống như cuộc hành quân của toán biệt kích tấn công vào sào huyệt Bin Laden! Một đội công an đặc biệt, do một thứ trưởng Bộ Công An cầm đầu thi hành cuộc đột kích. Mãi đến khi đi bắt Bầu Kiên họ mới thông báo cấp trên là bộ trưởng Công An biết. Như vậy là chức vụ tổng bí thư có quyền sử dụng một nhánh công an riêng, và thủ tướng chính phủ và Bộ Công An phải chấp nhận. Ai cũng nghĩ là Ba Dũng bị thua một keo nặng nề.
Nhưng ngay sau đó Nguyễn Tấn Dũng lại họp báo, trưng bày đủ mặt các bộ trưởng ngồi bên, Dũng tuyên bố một cách long trọng là, trái với tin đồn, chính mình đã ra lệnh đi bắt Bầu Kiên. Không những thế, Ba Dũng lại nhân dịp đó lại tự xác nhận mình vẫn là chủ tịch cái Ủy Ban Chống Tham Nhũng; một chức vụ ai cũng tưởng đã bị Nguyễn Phú Trọng giật mất rồi! Ðúng là hai bên đá banh theo lối khác nhau, và bên nào cũng tự coi mình nắm cái còi để thổi! Trước cảnh đó, người ngoài không thể biết được là ở trong nước Việt Nam hiện chỉ có một, hay là có hai cái ủy ban chống tham nhũng chạy song song? Chưa bao giờ hai ông tổng bí thư và thủ tướng lại giành nhau một cái danh hiệu như bây giờ. Mà cũng không ai biết nếu có hai cái ủy ban cùng làm một việc một lúc thì anh chủ tịch nào mới là anh có thực quyền? Chưa hết, anh nào có quyền ra lệnh sai bảo bảo công an? Ðám công an nào sẽ nghe lệnh ai? Nói chung, luật chơi hiện nay nó như thế nào? Chẳng biết sự thật ra sao cả! Nhưng đây là lần đầu tiên trong một chế độ cộng sản mối tranh chấp nội bộ được phơi bày trước mắt thiên hạ như vậy.
Trong cuộc họp 15 ngày, người ta tưởng là họ sẽ cùng nhau xác định lại một luật chơi thống nhất. Nhưng thất vọng. Vì ngay cả bản thông cáo cuối cùng họ cũng không dám gọi đó là một thông cáo; chỉ đưa ra dưới hình thức một bản tin, ký tên một phóng viên. Bản tin cho thấy cuộc đấu vẫn chưa ngã ngũ. Như đã phân tích trong bài trước, những điểm kết luận đưa nghe giống như những khuyến cáo, hoặc như các khẩu hiệu nghe cho vui tai nói phải làm gì nhưng không biết phải làm như thế nào. Cũng không thấy có ràng buộc nào để bắt phải thi hành hay không; rồi mai sau người thi hành có thể nói mình đã làm đúng; người chống đối sẽ bảo vẫn làm sai, cũng không có tiêu chuẩn nào để đánh giá cả. Nhìn vào văn từ của “bản tin kết thúc” chúng ta thấy toàn những điểm mập mờ muốn thi hành sao cũng được. Thí dụ, cuộc họp 15 ngày bảo các doanh nghiệp nhà nước mỗi năm phải được kiểm toán (nghe như dạy trẻ con trước khi ăn phải rửa tay!) Nhưng cả hệ thống kinh tế và chính trị ở nước ta chưa hề có những tổ chức chuyên nghiệp và độc lập làm công việc kiểm toán. Như vậy thì có bắt phải kiểm toán hàng tháng, hàng ngày cũng vậy thôi! Bao nhiêu điều khuyến cáo khác cũng tương tự! Cho nên, cuộc đấu chưa ngã ngũ, tức là vẫn như cũ, mạnh ai nấy đá banh theo lối của mình. Nguyễn Tấn Dũng không hề hấn gì hết! Có nhà quan sát đoán là sau 6 tháng hay một năm nữa, họ có thể họp lại để đánh giá việc thi hành. Ðó là cách suy nghĩ hoàn toàn lý thuyết, không hề nghĩ đến quyền hành thực sự nằm trong tay ai. Họ đã họp 15 ngày chẳng đi tới đâu, một năm nữa họp lại cũng chỉ thế thôi.
Cơn khủng hoảng bắt nguồn từ từ trong cơ cấu của chế độ, khi cải tổ kinh tế mà vẫn giữ nguyên hệ thống chính trị xơ cứng như cũ. Toàn thể hệ thống đã hết sức sống; mất ngay cả khả năng tự thay đổi. Tình trạng rạn nứt kéo dài sẽ đưa tới nhu cầu thay đổi toàn diện, không cách nào khác.
Khuynh hướng ‘liberal’ là gì tại Hoa Kỳ?
Trong chính trường Hoa Kỳ, trước và sau cuộc bầu cử, có một chữ một từ thường được báo chí sử dụng, đó là “liberal” hay “liberalism.”
Hùng Tâm/Người Việt
Cùng một chữ mà có nhiều nghĩa trái ngược
Trong chính trường Hoa Kỳ, trước và sau cuộc bầu cử, có một chữ một từ thường được báo chí sử dụng, đó là “liberal” hay “liberalism.” Người ta hiểu từ này và dịch sát nguyên ngữ là “tự do” hoặc “chủ nghĩa tự do.” Nhưng nếu để nói về một khuynh hướng chính trị thì sự thể sẽ hơi khác.
Tại Hoa Kỳ, đấy là trào lưu thiên tả, cấp tiến hay xã hội, tức là trái ngược với xu hướng bảo thủ hay hữu khuynh. Chứ tại Âu Châu và hầu hết các nước khác trên thế giới thì “liberal” lại là khuynh hướng bảo thủ. “Hồ Sơ Người-Việt” sẽ tìm hiểu về nghịch lý ấy để chúng ta cùng thận trọng khi lọc tin, dịch tin hoặc khi đọc báo về cuộc bầu cử năm nay của nước Mỹ.
Những định nghĩa của “liberalism”
Theo bộ Stanford Encyclopedia of Philosophy thì “liberalism” có thể gồm ba nghĩa khác nhau. Một là trào lưu chính trị; hai là triết lý chính trị; và ba là một trào lưu tư tưởng triết học bao hàm 1) lý luận về giá trị xấu hay tốt, 2) nhân sinh quan về cá nhân trong xã hội, và 3) lý luận về đạo đức lẫn triết lý về chính trị. Nghĩa là chỉ một từ đã có nhiều nghĩa khác biệt.
Khi hiểu “liberalism” là “trào lưu chính trị” hay chủ nghĩa tự do thì mỗi nơi lại có một định nghĩa khác.
Tại Anh quốc, có lẽ là cái nôi chủ nghĩa này, chủ nghĩa tự do về chính trị hàm ý hòa đồng tôn giáo, tôn trọng pháp quyền do người dân lập ra và đề cao quyền tự do cá nhân lẫn tự do kinh tế của công dân. Dân Pháp thì tin rằng họ mới phát minh ra chủ nghĩa này và hàm ý đề cao quyền lực thế tục đối lập với giáo quyền (chủ yếu là của Tòa Thánh Vatican) và tự do kinh tế đối lập với sự can thiệp của nhà nước. Tại nước Úc, do ảnh hưởng của Anh, chủ nghĩa tự do hàm ý đề cao chủ nghĩa tư bản, nhưng người ta dè dặt hơn với đòi hỏi về dân quyền của cánh tả.
Ngược lại và đây là chi tiết đáng chú ý, tại Hoa Kỳ, chủ nghĩa tự do lại có ý đề cao quyền tự do của người dân và có ác cảm hoặc nghi ngờ chủ nghĩa tư bản. Cho nên, riêng ở tại Mỹ, “liberalism” hay chủ nghĩa tự do có ý nghĩa là trào lưu giới hạn quyền tự do kinh tế của chủ nghĩa tư bản, của kinh tế thị trường, và vì vậy mới được gọi là thiên tả, khuynh tả hay cấp tiến...
Trong khi ấy, khuynh hướng tự do như ta hiểu ở Âu Châu thì tại Mỹ lại được gọi là “libertarian,” hoặc trào lưu tư tưởng tự do tuyệt đối, một trào lưu đối lập với cả hai xu hướng tả và hữu trên chính trường. Sở dĩ rắc rối như vậy là vì chủ nghĩa tự do còn là một triết lý chính trị.
Nội dung và kích thước của tự do
Vì là một triết lý chính trị, sự khác biệt về nội dung tự do không chỉ có tính cách khách quan, (như tôi gọi màu này là màu xanh, màu kia là màu đỏ) mà còn hàm nghĩa chủ quan (vì màu xanh của tôi lại khác với màu xanh của bạn). “Hồ Sơ Người-Việt” xin nói theo lối khó hiểu để độc giả suy ngẫm thêm: cái chủ thể là người xét đoán lại chi phối khách thể là đối tượng được xét đoán. Người tự gán cho mình chữ tự do có khi đề cao một số khía cạnh hoặc tiêu chuẩn họ cho là quan trọng nhất trong ý niệm tự do, dù rằng quan niệm đó của họ lại khác với quan niệm chung.
Ðể hiểu rõ những kích thước khác biệt của tự do như một triết lý chính trị (đặc biệt tại Hoa Kỳ là nơi chúng ta sinh sống và là xuất xứ của nhiều tin tức nói tới từ “liberal”), ta cần nhắc lại lịch sử lập quốc Hoa Kỳ: Thời đó, các di dân đầu tiên đã rời bỏ Âu Châu vì thiếu tự do và bị bách hại nên tự phát triển trên một lục địa bát ngát, có khi đi trước chính quyền, với sức mạnh tinh thần là ý chí tìm tự do, với lòng tự tin và sự sùng tín tôn giáo. Từ nguyên thủy, tinh thần tôn giáo chi phối xã hội Mỹ nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ sau này, trong thế kỷ 20. Trên tờ giấy bạc, một biểu tượng của kinh tế hay vật chất, ta thấy câu “In God We Trust,” tiêu biểu cho tâm linh.
Có lẽ, cả hai xu hướng tả và hữu của nước Mỹ đều công nhận quyền tự do và vì vậy đều có thể tự xưng là “liberal” trong ý nghĩa giải thoát khỏi sự độc đoán của chính quyền thuộc địa là Ðế Quốc Anh và của chính quyền liên bang về sau.
Nhưng thật ra đấy chỉ là quyền tự do trong các địa hạt mà hai khuynh hướng đó không coi là quan trọng nhất. Còn lại, chủ yếu và quan trọng nhất chính là quyền tự do kinh tế và tự do luân lý nên “Hồ Sơ Người-Việt” mới tìm hiểu thêm.
Tự do kinh tế và tự do luân lý
Ðầu tiên, cánh hữu tại Hoa Kỳ vốn coi luân lý và tôn giáo là quan trọng - họ là những người duy tâm - chủ trương là nhà nước phải tôn trọng quyền tự do kinh tế của công dân, nhưng chính họ lại muốn đặt để ra một số tiêu chuẩn về đạo lý. Họ chống phá thai, không đồng ý với chế độ hôn nhân giữa những người cùng tính phái, ủng hộ quyền kiểm soát thông tin để ngăn ngừa nạn phổ biến tác phẩm khiêu dâm cho trẻ em và đề cao việc cầu nguyện trong học đường. Rất vô vi phóng túng về kinh tế, họ lại cổ xúy kỷ cương luân lý trong gia đình và xã hội.
Trào lưu đó chủ trương tự do kinh tế, cũng tương tự như phe “liberal” tại Âu Châu nên họ được gọi là “classical liberal” về kinh tế. Nhưng lại bảo thủ về đạo đức xã hội nên được gọi là “social conservative” và đôi khi cực đoan về tôn giáo nên được gọi là “fundamentalist,” “integrist” hoặc đơn giản là “extremist” như phe tả vẫn gán cho các hệ phái thủ cựu của Thiên Chúa Giáo.
Từ mấy chục năm nay, khi xuất hiện trào lưu Hồi Giáo cực đoan với hành vi khủng bố, người ta gọi trào lưu quá khích đó là “fundamentalist” - chủ trương đề cao giáo lý nguyên thủy. Nhiều nhà báo thiên tả Hoa Kỳ nhân đó phiên dịch với hàm ý là phe thủ cựu của Thiên Chúa Giáo cũng cực đoan như vậy. Chúng ta nên thận trọng vì sự thật thì các mục sư hay giám mục Thiên Chúa Giáo bảo thủ tại Mỹ cũng chưa hẳn là nghiệt ngã như một số giáo chủ Hồi Giáo, loại Ayatollah Khomeini của xứ Iran!
Có một tiêu chuẩn dễ hiểu và dễ nhớ: cánh hữu tại Hoa Kỳ chủ trương là phải cho người dân được tự do trong loại vấn đề mà họ không đem xuống mồ được. Ðó là tài sản, là quyền tự do kinh tế. Nhưng xu hướng này lại quan tâm đến loại vấn đề tâm linh và luân lý.
Ngược lại, cánh tả tại Hoa Kỳ chẳng mấy quan tâm đến đức tin hay luân lý cá nhân mà họ cho là thuộc quyền tự do của từng người và chính quyền không được hạn chế hay xâm phạm. Nhưng họ lại coi trọng công bằng xã hội mà họ đánh giá như một luân lý xã hội, khác biệt với luân lý tôn giáo. Cho nên họ vừa chủ trương quyền tự do tuyệt đối của cá nhân (đến độ bị phe bảo thủ công kích là phóng túng buông thả) và vừa đòi hỏi giới hạn quyền tự do kinh tế bằng cách tăng cường vai trò của nhà nước, tăng cường ngân sách xã hội và giới hạn tác động của thị trường.
Cũng vì quan điểm kinh tế này mà họ được coi là gần với xu hướng xã hội cổ điển (như đảng Xã Hội tại Pháp hay đảng Lao Ðộng tại Anh và Úc) và trái ngược với xu hướng tự do của Âu Châu.
Xét như vậy, ý niệm tự do cứ tưởng là dễ hiểu và phổ biến lại cần được xác định trong tinh thần đối lập với vài ý niệm quan trọng khác, như Thượng Ðế, Chính quyền, cá nhân, thị trường và xã hội. Và chủ trương tự do cần được hiểu ít nhất từ hai hướng là tự do kinh tế và tự do luân lý. Tại Hoa Kỳ, từ “liberal” được dành cho khuynh hướng bảo vệ tự do cá nhân, trong khi xu hướng bảo vệ tự do kinh tế lại được gọi là “bảo thủ.”
Mà chữ “bảo thủ” hay “thủ cựu” này không có ý nghĩa tiêu cực xấu xa như đa số thường nghĩ - và nhiều nhà báo thường dịch - do ảnh hưởng của văn hóa chính trị Âu Châu.
Hậu quả cụ thể của sự khác biệt
Từ phương pháp bổ dọc khái niệm tự do trên lằn ranh kinh tế và luân lý, người ta suy ra nhiều sự khác biệt trong hai triết lý tả hữu của chính trị Hoa Kỳ.
Nhưng trước hết, xin hãy nêu câu hỏi sơ đẳng tại sao lại có hai chữ “tả” và “hữu” đó?
Trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789, loại “Quốc Hội” (États Généraux hay Estates-General) đầu tiên đã thành hình gồm ba phe đại diện cho ba thành phần xã hội và chính trị khi đó là tăng lữ, quý tộc và quần chúng. Ðại biểu cho quần chúng (được gọi là Tiers État, Ðệ tam Ðẳng cấp hay Nghị hội) gồm thành phần tư sản và dân lao động thì ngồi ở bên trái. Họ chủ trương phải thay đổi theo hướng cách mạng để thiết lập một chế độ mới, với nội dung công bằng và bình đẳng hơn. Phe thủ cựu, muốn duy trì quyền lực quý tộc trong chế độ cũ, thì ngồi ở bên phải.
Từ đó, hai hướng trái phải trở thành cách phân biệt giữa hai hướng tiến bộ và bảo thủ, với hàm ý phê phán xấu tốt: trái là tiến bộ, cấp tiến, là hợp với trào lưu lịch sử và phải là phản động, lạc hậu, chậm tiến. Thế giới đã quen với cách nhìn đó, chúng ta cũng vậy.
Nhưng báo chí thì không nên mà quên rằng cuộc Cách Mạng Pháp đã thủ tiêu chế độ quân chủ, chặt đầu vua Louis XVI rồi dựng lên đế chế còn tập quyền hơn của Hoàng Ðế Napoléon và đế quốc Pháp mở ra mấy chục năm đại chiến tại Âu Châu. Người ta cũng đã quên nhiều thành tích “cách mạng” của cánh tả, tại Nga Xô, Trung Quốc hay Việt Nam cùng nhiều xứ cộng sản khác.
Quan trọng nhất, người ta còn quên rằng chế độ Ðức Quốc Xã của Adolf Hitler cũng khởi đi từ khái niệm “xã hội chủ nghĩa” cấp tiến và rồi tiến quá xa về cánh tả mà trở thành cực hữu chẳng khác gì chế độ của Stalin và Mao Trạch Ðông. “Hồ Sơ Người-Việt” sẽ còn trở lại chuyện phân biệt này vì khá cần thiết cho nhận thức của chúng ta khi phân biệt bốn hướng phát triển của ý niệm tự do.
Xin trở lại vài chuyện cụ thể tại Hoa Kỳ.
Cánh hữu chủ trương phát huy quyền tự do của công dân đối lập với nhà nước và đòi thu hẹp vai trò của nhà nước, từ đó mới tranh đấu cho quyền tự do kinh tế, giảm thuế và giản lược hóa luật lệ hành chánh. Cánh tả nhân danh một thứ tự do khác, không chỉ là quyền tự do tích cực (như quyền được làm việc này việc khác, “to be free to”) mà còn là tự do tiêu cực (thí dụ như quyền được bảo vệ khỏi sự chèn ép thúc bách chỉ vì đói khổ, “to be free from”). Vì vậy họ đòi hỏi công bằng xã hội và hạn chế tự do thị trường, nhiều khi đối lập với chủ nghĩa tư bản, còn cánh hữu thì tin vào quy luật thị trường và quyền tư hữu và giảm thiểu vai trò ôm đồm của nhà nước.
Nhưng chủ nghĩa tự do ấy không chỉ thu hẹp trong lãnh vực nội chính bên trong nước Mỹ. Xin hãy nói riêng và rất ngắn về đối ngoại.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh, phe tả nhân danh dân chủ và nhân quyền mà đẩy mạnh việc be bờ ngăn chặn cộng sản bành trướng và có chủ trương chống Cộng mãnh liệt y như cánh hữu. Nhiều tổ chức nghiệp đoàn (theo định nghĩa là tả khuynh) sẵn sàng hợp tác với cơ quan CIA để yểm trợ các chính quyền chống cộng trong Ðệ Tam Thế Giới, các nước nghèo đang bị khối cộng sản khuynh đảo. Tất cả đều nhân danh lý tưởng tự do.
Ngay trong nội bộ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều có sự khác biệt tả/hữu đó. Thí dụ có ảnh hưởng nhất từ xa xưa và cho đến sau này là chủ trương đối ngoại cứng rắn đầy chất hữu khuynh của Nghị Sĩ Henry “Scoop” Jackson trong đảng Dân Chủ. Chủ trương này được sự ủng hộ của nhiều nhân vật Cộng Hòa. Nhiều thành phần trí thức Dân Chủ của phe này đã bỏ đảng mà ngả theo đảng Cộng Hòa. Sau này, ngày nay, họ còn được gọi là “Tân Bảo Thủ” với chủ trương phát huy quyền tự do và dân chủ trên toàn cầu để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Họ đều là các nhà lý luận xuất chúng từ cánh tả, và đề cao chủ nghĩa tự do theo định nghĩa riêng.
Và bảo rằng đảng Cộng Hòa thì hiếu chiến hoặc đảng Dân Chủ lại chủ hòa là... chưa hiểu gì cả!
Kết luận gì?
Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn có một xã hội độc đáo và phức tạp với những đặc tính riêng, có thể nói là “không giống ai.”
Khi theo dõi, nhận xét hoặc tường thuật cái thực tế Hoa Kỳ đó, chúng ta dùng kiến thức đã thu nhận chủ yếu từ Âu Châu. Kiến thức đó cũng hàm ý thành kiến.
“Chủ nghĩa tự do” là khái niệm khá tiêu biểu cho cái đặc tính độc đáo và khác biệt của nước Mỹ. Nếu tìm hiểu thêm, độc giả có thể thấy ra nhiều điều hữu ích và hấp dẫn khi theo dõi tin tức về cuộc bầu cử năm nay của Hoa Kỳ.