Tàu vận tải biển Vinalines Queen bị đắm và mất tích ngày 25 tháng 12, 2011 ở khu vực gần đảo Luzon (Philippines) khi chở quặng Nickel từ Indonesia đi Trung quốc. (Hình: Tiền Phong)
-Thủ tướng tiếp tục nắm trực tiếp 10 tập đoàn nhà nước
RFA 2012-11-01
Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam trong cuộc họp báo mới đây cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trực tiếp trách nhiệm đối với khoảng 10 tập đoàn nhà nước, tức phân nửa tổng số tập đoàn đang hoạt động hiện nay.
nguyentandung.org
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội hôm 22/10/2012 tại Hà Nội.
Tải xuống - download
Mặc Lâm phỏng vấn TS Lê Đăng Doanh để ghi nhận ý kiến một chuyên gia kinh tế truớc động thái quan trọng này.
Những sơ hở chết người
Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, mới đây Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ là Bộ trưởng Vũ Đức Đam đã chính thức cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ chỉ chịu trách nhiệm khoảng 10 tập đoàn kinh tế so với 21 tập đoàn như trước. Tiến Sĩ đánh giá ra sao về sự giảm bớt trách nhiệm này, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh : Kỳ họp ngày 28 tháng 10 vừa qua chính phủ đã cho biết là Thủ tướng sẽ chỉ chọn các tập đoàn chiến lược quan trọng, một số tập đoàn như dệt may, một số tập đoàn khác chưa được nói rõ thì có lẽ là sẽ được cổ phần hóa và chuyển thành tổng công ty.
Tôi thấy rằng việc thí điểm đến khi kết thúc như kết luận của Hội nghị trung ương thì cần có một báo cáo đầy đủ. Đánh giá đã thí điểm cái gì, phương pháp luận thế nào, đạt được kết quả gì, và sắp tới đây thì tái cấu trúc như thế nào và cái khuôn khổ pháp lý ra làm sao.
Hiện nay tôi mới chỉ được biết Thủ tướng tập trung vào những tập đoàn lớn nhất như dầu khí, bưu chính viễn thông, còn các tập đoàn khác không có vị trí chiến lược thì Thủ tướng có thể sẽ giao lại cho các bộ trưởng phụ trách. Vấn đề ở đây không phải là ông A hay bà B trực tiếp mà vấn đề là khung pháp lý thế nào. Vấn đề quyền chủ sở hữu làm gì, và Thủ tướng, người chịu trách nhiệm quản lý đất nước theo một nhà nước pháp
Các Tập đoàn cột trụ của kinh tế quốc gia. RFA filequyền của dân, do dân, thì việc trục tiếp phụ trách một số tập đoàn đó có lẫn lộn chức năng là Thủ tướng của toàn dân hay Thủ tướng cùa một số tập đoàn. Đấy cũng là một điều cần phải làm rõ.
Nếu một tập đoàn độc quyền thì phải chịu sự giám sát chứ không thể đặt nó dưới quyền trục tiếp chỉ đạo của Thủ tướng làm cho tập đoàn đó có một vị thế cao hơn các doanh nghiệp khác, thậm chí nó đã còn cao hơn là các bộ
TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Như vậy thì vai trò của Thủ tướng đối với các tập đoàn từ bấy lâu nay xem ra không thích hợp lắm phải không ạ?
TS Lê Đăng Doanh: Thủ tướng bổ nhiệm chủ tịch của các Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tập đoàn. Thủ tướng bổ nhiệm như vậy thì mặc nhiên các ông chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc đó nghĩ rằng mình có vị thế tương đương như bộ trưởng vì cũng được Thủ tướng đệ trình và quốc hội thông qua, một vị thế pháp lý đặc biệt cao.
Trong trường hợp Vinashin đã cho thấy là người ta có thể làm khó cho các cơ quan kiểm tra, kiểm toán, thanh tra thực hiện nhiệm vụ được pháp luật quy định. Thậm chí như trong trường hợp Vinashin thì Thủ tướng đã có hai lần ra quyết định là hãy hoãn việc thanh tra Vinashin mặc dù trước đó đã có quyết định của thanh tra rồi.
Tôi nghĩ rằng vị thế của các tập đoàn trực tiếp trực thuộc Thủ tướng cần phải được làm rõ nó phải hoạt động theo cơ chế thị trường. Nếu một tập đoàn độc quyền thì phải chịu sự giám sát chứ không thể đặt nó dưới quyền trục tiếp chỉ đạo của Thủ tướng làm cho tập đoàn đó có một vị thế cao hơn các doanh nghiệp khác, thậm chí nó đã còn cao hơn là các bộ. Vì vậy cho nên nó làm cho việc thực thi pháp luật, việc tuân thủ pháp luật, việc kiểm soát giám sát các tập đoàn, nhất là các tập đoàn có vị thế độc quyền không thực hiện theo đúng như là luật pháp đã quy định. Đấy là cái sơ hở chết người đã dẫn đến những sai lầm lớn, những khuyết điểm và thiếu sót lớn như đã diễn ra ở Vinashin, ở Vinaline.
Hiện nay thì người ta chưa biết là sẽ còn Vinashin nào khác xuất hiện nữa hay không. Người ta nói rằng đấy
Nhân viên EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Source EVN4là mới có 2 “bị lộ” còn những ông khác chưa bị lộ thì là những ông nào thì cũng chưa biết.
...Đấy là cái sơ hở chết người đã dẫn đến những sai lầm lớn, những khuyết điểm và thiếu sót lớn như đã diễn ra ở Vinashin, ở Vinaline
TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Vâng. Theo nhận xét của Tiến Sĩ vừa rồi thì các tập đoàn nhà nứơc đã lộ rõ yếm kém. Hầu như ai cũng thừa nhận rằng kết quả mà các tập đoàn mang lại cho nền kinh tế Việt Nam là rất khiêm nhường so với những lợi thế mà nó có. Theo ý Tiến Sĩ thì những tập đoàn này có nên cổ phần hóa thay vì cố cải tổ chúng như nhiều lần trứơc đây, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng nên tiến hành cổ phần hóa càng nhiều càng tốt. Cho đến nay thì mới có ý kiến là chưa cổ phần hóa Petrovietnam vì nó gắn liền với tài nguyên, nhưng vấn đề của Petrovietnam cũng cần phải xem xét để tránh dẫn đến hiểu lầm rằng bất kỳ mỏ dầu nào phát hiện ở Việt Nam thì cũng là do Petrovietnam phụ trách.
Điều đó có nghĩa rằng Petrovietnam trở thành độc quyền về một tài nguyên rất lớn cùa đất nước. Có lẽ điều này cần phải có một sự xem xét và trình ra quốc hội để xem xét, còn các đóng góp của các tập đoàn thì cho đến nay chưa có sự đánh giá độc lập một cách rõ ràng.
Thí dụ như Petrovietnam bán tài nguyên dầu đi chứ không đóng góp gì cụ thể vào Petrovietnam. Công lao của Petrovietnam trong việc khai thác và bán dầu như thế nào và so với những đối thủ cũng được thành lập cùng với Petrovietnam. Như Petronas của Malaysia, trình độ khoa học, trình độ công nghệ và các trình độ khác về mặt tài chính của Petrovietnam so với họ đến đâu thì cần phải có sự xem xét và đánh giá một cách công bằng và khách quan.
(kỷ luật EVN) ...đấy là một bước đi đáng hoan nghênh để cho chúng ta thấy rằng những sai phạm của những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn thì cũng sẽ phải được xử lý theo pháp luật, và mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật
TS Lê Đăng Doanh
Mặc Lâm: Vâng. Xin Tiến Sĩ một câu hỏi chót. Trong công bố của ông Vũ Đức Đam thì ông cho biết là sẽ kỷ luật EVN, đây có phải là dấu hiệu mới nhất cho thấy chính phủ đã nhận ra khiếm khuyết cần mạnh tay dứt bỏ nó hay không, thưa ông?
TS Lê Đăng Doanh: Tôi nghĩ rằng đấy là một bước đi đáng hoan nghênh để cho chúng ta thấy rằng những sai phạm của những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn thì cũng sẽ phải được xử lý theo pháp luật, và mọi người đều phải bình đẳng trước pháp luật. Đấy là điều đáng hoan nghênh.
Trong trường hợp này chúng ta đều biết EVN đã có đầu tư vào một mạng điện thoại di động và hệ thống mạng đó đã có công nghệ không thích hợp, gây thua lỗ, và đành phải chuyển sang tập đoàn Viettel. Viettel là tập đoàn của viễn thông quân đội và việc thua lỗ cũng như một số sai sót khác cho đến nay chưa được báo cáo rõ sẽ được xử lý ra sao. Tôi hy vọng rằng sau khi xem xét nếu như có những vấn đề gì vi phạm pháp luật thì cũng phải được xử lý trên cơ sở pháp luật, chứ không phải chỉ có kỷ luật hành chính
Mặc Lâm: Vâng. Một lần nữa xin cám ơn TS Lê Đăng Doanh đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vần ngày hôm nay.
TS Lê Đăng Doanh: Dạ. Xin cảm ơn ông Mặc Lâm. HÀ NỘI (NV) - Thủ tướng CSVN sẽ không còn nắm quyền sinh sát trực tiếp đối với 11 tập đoàn và 10 tổng công ty quốc doanh lớn nhất của chế độ.
Bản tin chinhphu.vn loan tin, ông Vũ Ðức Ðam, chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ họp báo hôm Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012, loan báo phiên họp thường lệ của chính phủ trong tháng 10 đã có quyết định là ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng không còn nắm quyền trực tiếp tất cả 21 đại công ty nói trên.
Các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh CSVN đầy tai tiếng từ tham nhũng đến kinh doanh bừa bãi thất thoát tiền của nhà nước hàng tỉ đô la, nổi tiếng hơn một năm qua như Vinashin, Vinalines, Tập đoàn Ðiện Lực, Tập Ðoàn Than Khoáng Sản, v.v...
Theo một nghị định chưa thấy công bố, ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn “có một số quyền hạn, trách nhiệm trực tiếp... có thể sẽ ít hơn 10” trong tổng số tập đoàn và tổng công ty nói trên. Phần còn lại “về cơ bản trách nhiệm, quyền hạn đó sẽ được giao cho các bộ quản lý chuyên ngành, bộ quản lý tổng hợp UBND tỉnh, thành phố,” theo bản tin chinhphu.vn.
Quyết định này có dấu hiệu đến từ hậu quả của cuộc họp Trung Ương Ðảng từ 1 đến 15 tháng 10, 2012 vừa qua mà tin tức hé lộ cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị đả kích mạnh mẽ về sự thất bại của hệ thống quốc doanh. Ðám đại gia quốc doanh lâu nay nổi tiếng “lời giả lỗ thật” nhờ được nuông chiều, lấy những khoản tiền khổng lồ của nhà nước đầu tư bừa bãi đủ mọi thứ ngành nghề ngoài phạm vi chuyên môn. Ðặc biệt những khoản tiền rất lớn được các tập đoàn điện lực, tập đoàn đóng tàu, tổng công ty tàu biển, than đá, v.v... đổ vào xây dựng biệt thự, chung cư. Nhà bán không được, không có tiền trả nợ ngân hàng dù là tiền lời. Nay cả đám từ ngân hàng đến con nợ là các đại gia quốc doanh đều đang kẹt.
Một số tiền không nhỏ của những khoản đầu tư này chui vào túi tham của các quan dưới hình thức “lại quả” cho những chữ ký thuận.
Ngày 25 tháng 10, 2012, báo Thanh Niên có bản tin Thanh tra Bộ Xây Dựng “đề nghị Thanh tra Chính phủ kiến nghị lên thủ tướng kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân HÐQT và Ban Giám Ðốc PVN khi ban hành các văn bản chỉ thị cho các đơn vị cấp dưới chỉ định thầu trái với luật đấu thầu.”
Theo bản tin này, Thanh tra Bộ Xây Dựng CSVN công bố một bản kết luận khi tới thanh tra dự án xây dựng nhà máy sản xuất ống thép của Tập Ðoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam (PVN) thì thấy nó “không thuộc danh mục các dự án được phê duyệt quy hoạch phát triển ngành dầu khí đến năm 2012, định hướng 2025 của Thủ tướng Chính phủ.” Nói khác dự án này đã được PVN tự ý thực hiện “vượt thẩm quyền cho phép.” Ðủ mọi mặt từ thiết kế đến xây dựng và kế toán đều “có nhiều sai phạm” mà không ai không hiểu các quan tìm cách chấm mút, rút ruột.
Những gì xảy ra tại PVN cũng đã thấy xảy ra ở Vinashin, Vinalines mà ông Nguyễn Tấn Dũng là người có thẩm quyền cao nhất. Tất cả các dự án lớn nhỏ ở Việt Nam dù là quốc doanh hay cấp nhỏ ở một thôn làng đều là các cơ hội để các quan chia nhau ăn bẩn.
Trước rất nhiều lời tố cáo quan chức PVN làm bậy, ông Vũ Ðức Ðam cho hay một hội đồng kỷ luật được thành lập và sẽ đưa ra kết luận trong tháng 11.
Một vấn đề nhức nhối khác đang là nỗi khó khăn cho chế độ Hà Nội là nợ xấu nằm trong hệ thông ngân hàng thương mại, gồm cả các ngân hàng quốc doanh, rất lớn. Con số nợ xấu ước lượng trên 200,000 tỉ đồng hiện chế độ Hà Nội chưa biết đối phó ra sao, chỉ mới thấy ông Vũ Ðức Ðam nói Ngân Hàng Nhà Nước CSVN “đang lên phương án về quy mô cụ thể của công ty và các nguồn vốn huy động, nhưng chắc chắn Nhà nước sẽ không lấy tiền ngân sách trả nợ thay doanh nghiệp.”
Từng có những dự đoán của giới chuyên viên quốc tế cho rằng chế độ Hà Nội sẽ phải cầu cứu Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cho vay để giải quyết nợ xấu. Tuy vậy, Ngân Hàng Nhà Nước CSVN đã phủ nhận điều đó.
Tuy ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không còn nắm trực tiếp trọn quyền sinh sát đối với 11 tập đoàn và 10 tổng công ty quốc doanh lớn nhất của chế độ nhưng nó vẫn còn nằm trong vòng tay của chính phủ. Ông chỉ bớt đi phần chỉ huy trực tiếp mà như vậy vẫn không mất đi phần ảnh hưởng.
Ngày 26 tháng 10, 2012, ông Huỳnh Phong Tranh, tổng thanh tra chính phủ CSVN đại diện đọc một tờ trình tại Quốc Hội về một dự luật sửa đổi Luật Phòng Chống Tham Nhũng. Cái chính yếu trong dự luật sửa đổi này là chuyển quyền “chỉ đạo” chống tham nhũng từ tay ông thủ tướng sang tay ông tổng bí thư đảng.
Sự sửa đổi là hậu quả của cuộc họp Trung Ương Ðảng mà ông thủ tướng bị quy cho sự thất bại của các chính sách kinh tế tài chính buộc ông phải “nhận trách nhiệm chính trị.”
Việc mất quyền “lãnh đạo” chống tham nhũng đến giảm bớt quyền hạn chỉ huy đám quốc doanh của ông thủ tướng cho hiểu ông Nguyễn Tấn Dũng bị mất bớt uy thế và hậu thuẫn trong đảng. Các chính sách và kế hoạch của chính phủ ông sẽ bị phe phái chống đối trong nội bộ đảng CSVN soi mói nhiều hơn.-Nguyễn Tấn Dũng mất kiểm soát 21 doanh nghiệp lớn nhà nước
- Thủ tướng sẽ nắm trực tiếp dưới 10 Tập đoàn nhà nước (DT). – Thủ tướng san bớt trách nhiệm ở tập đoàn nhà nước (VNE). – Số tập đoàn, tổng công ty “chắc chắn dưới 10” (VnEco).
- Hoàng Linh Vương: Đảng có quyền tha tội cho đồng chí X? (ĐCV).– Chớ vội “Hổ thẹn với Tiền Nhân” mà hãy biết “Nhục với Hậu Sinh” (DLB).– 4000 năm: không thể “vị thành niên” (DLB).
- Ban chỉ đạo… tham nhũng, vàng, Tiên Lãng (Nguyễn Thông). – Chống tham nhũng: Phải minh bạch tài sản! (NLĐ).
- Thực trạng nền kinh tế không thể bằng những lời ‘múa mép’ của Thủ Tướng mà vực dậy được! (VLB). – KINH TẾ VIỆT NAM : “TÁI TỚI TÁI LUI CHỈ CÓ NHÂN DÂN LÀ SẶC MÁU” (DĐCN).
- Kế gom vàng? (Người Buôn Gió). – Có chăng một âm mưu chiếm vàng ??? (FB Pham Chinh). – Đảng cướp mãi là đảng cướp (DĐKTVN). - Phỏng vấn ông nghị “rau muống” Đỗ Văn Đương: Gặp đại biểu từng chất vấn chuyện ‘bầu’ Kiên (VNN).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Bình Phước (ND). Khi làm việc ở Bình Phước xong, chắc chủ tịch sẽ làm việc vụ này? TBT Đinh Đức Lập “trù úm” dã man người tố cáo ngay trước mặt Mặt Trận (Hữu Nguyên).
- Quốc hội bắt đầu tuần làm việc thứ 2 (VOV). - Quốc hội yêu cầu làm rõ năm vấn đề (SGTT). - Việt Nam trong tuần: Đề cao trách nhiệm (VOV). - Lo ngại bội chi ngân sách (TN). – “Tiết kiệm chi, cắt giảm tối đa các khoản chi thường xuyên” (TQ).
- Quân domino đầu tiên (Đào Tuấn). . – Con số 1 triệu tỉ đồng (DĐKTVN).
- Sắp công bố kỷ luật ở EVN (VNN). – Tháng 11 sẽ có kết luận xử lý sai phạm ở EVN (VTC).
- Ngay khi cân đối đủ nguồn, sẽ tăng lương (CP). - Tăng lương ngay khi cân đối đủ nguồn (TP). – Vẫn còn hi vọng tăng lương vào 1/5 năm sau? (DT).
<= Photo: x-men. – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 32) : Gió đưa “cái giá” lên trời… (Nhật Tuấn).
- Cung bậc của lương tâm và lương tháng (BBC).
- Lo Luật Thủ đô tiếp tục “lưu ban” (VnEco).
- Phương Hà: CÂU CHUYỆN CỦA HAI VỊ CỰU BỘ TRƯỞNG (Quê Choa).
- Hoạt động báo chí là công vụ? (PLTP). - Đại úy công an cản trở phóng viên tác nghiệp (DV).
- Bi hài Đại hội Công chức – Viên chức Trường Đại học Quy Nhơn (Lê Mộng Long).
- Chuyện mua vũ khí & một câu hỏi khó (Nguyễn Vĩnh).
- Đoàn nhạc lễ CAND Việt Nam gây ấn tượng mạnh (ANTĐ).
- ‘Thâm cung bí sử’ việc biến dầu thải thành dầu xịn (VTC).
- Ngay khi cân đối đủ nguồn, sẽ tăng lương (CP). - Tăng lương ngay khi cân đối đủ nguồn (TP). – Vẫn còn hi vọng tăng lương vào 1/5 năm sau? (DT).
<= Photo: x-men. – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 32) : Gió đưa “cái giá” lên trời… (Nhật Tuấn).
- Cung bậc của lương tâm và lương tháng (BBC).
- Lo Luật Thủ đô tiếp tục “lưu ban” (VnEco).
- Phương Hà: CÂU CHUYỆN CỦA HAI VỊ CỰU BỘ TRƯỞNG (Quê Choa).
- Hoạt động báo chí là công vụ? (PLTP). - Đại úy công an cản trở phóng viên tác nghiệp (DV).
- Bi hài Đại hội Công chức – Viên chức Trường Đại học Quy Nhơn (Lê Mộng Long).
- Chuyện mua vũ khí & một câu hỏi khó (Nguyễn Vĩnh).
- Đoàn nhạc lễ CAND Việt Nam gây ấn tượng mạnh (ANTĐ).
- ‘Thâm cung bí sử’ việc biến dầu thải thành dầu xịn (VTC).
- THÔNG BÁO “BẢN KIẾN NGHỊ 5 ĐIỂM”… VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH CÓ NGUY CƠ BỊ BỎ QUÊN (Lần 2) (Phạm Viết Đào). – Mời xem lại: THÔNG BÁO “BẢN KIẾN NGHỊ ĐIỂM”… VỀ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH CÓ NGUY CƠ BỊ BỎ QUÊN (Lần 1). – Minh Diện TÔI ĐI TÌM MỘ ANH TÔI (Bùi Văn Bồng). – Lá thư không người nhận (DLB). – Kim Nguyên: Ngày vượt biên nhìn lại (ĐCV).
- ‘Bảy người Tạng tự thiêu trong một tuần’ (BBC).
- Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc (BBC). - Gia đình Thủ tướng Trung Quốc bác tin có 2,7 tỷ đô (TTXVN). –Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dọa kiện nhật báo Mỹ New York Times (RFI). – Ôn Gia Bảo làm giàu ra sao? (Người Việt).
- Dân Trung Quốc biểu tình chống nhà máy hóa dầu (VOA). –Dưới áp lực biểu tình, Trung Quốc ngưng một dự án nhà máy lọc dầu (RFI). - TQ ngưng dự án bị phản đối ở Chiết Giang (PNTP). – Trung Quốc đình chỉ một dự án ở miền đông sau nhiều ngày biểu tình (VOA). =>
- Đặng Duật Văn – Mười vấn đề nghiêm trọng trong di sản của Hồ-Ôn (Phạm Nguyên Trường). - Tập Cận Bình khởi nghiệp (VnE). - Trung Quốc cần cải cách toàn diện (RFI). –Trung Quốc từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông trên đường cải cách(Reuters/ Thụy My).
- Nhà đối kháng chống Castro qua đời (BBC). .
- Sự trở lại của những người cộng sản Séc (Foreign Policy/ PVLH).
- ‘Bảy người Tạng tự thiêu trong một tuần’ (BBC).
- Gia đình ông Ôn Gia Bảo bác bỏ cáo buộc (BBC). - Gia đình Thủ tướng Trung Quốc bác tin có 2,7 tỷ đô (TTXVN). –Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dọa kiện nhật báo Mỹ New York Times (RFI). – Ôn Gia Bảo làm giàu ra sao? (Người Việt).
- Dân Trung Quốc biểu tình chống nhà máy hóa dầu (VOA). –Dưới áp lực biểu tình, Trung Quốc ngưng một dự án nhà máy lọc dầu (RFI). - TQ ngưng dự án bị phản đối ở Chiết Giang (PNTP). – Trung Quốc đình chỉ một dự án ở miền đông sau nhiều ngày biểu tình (VOA). =>
- Đặng Duật Văn – Mười vấn đề nghiêm trọng trong di sản của Hồ-Ôn (Phạm Nguyên Trường). - Tập Cận Bình khởi nghiệp (VnE). - Trung Quốc cần cải cách toàn diện (RFI). –Trung Quốc từ bỏ tư tưởng Mao Trạch Đông trên đường cải cách(Reuters/ Thụy My).
- Nhà đối kháng chống Castro qua đời (BBC). .
- Sự trở lại của những người cộng sản Séc (Foreign Policy/ PVLH).
- “Miếng bíp tết” quá dai (NLĐ). “Nỗ lực cải cách DNNN là vấn đề khó khăn dai dẳng, được đặt ra từ năm 1965 đến nay vẫn chưa thực hiện được. Khi đặt vấn đề, không ai phản đối nhưng khi giao nhiệm vụ thì không ai chịu làm”.
- Quyết liệt chống “vàng hóa” nền kinh tế (PN). – Chính phủ yêu cầu làm lành mạnh thị trường vàng (VnMedia). –Không nên vội chuyển sang vàng miếng SJC (CP). – ‘Không có chuyện độc quyền trong kinh doanh vàng’ (VTC). - Vàng mặt vì…vàng nhái (ANTĐ). - Không nên nóng vội, đổi vàng SJC bằng mọi giá (TN). - Bản tin đầu tuần: Nóng chuyện tất toán vàng (Vietstock).- Không trả nợ thay doanh nghiệp (TT). – Phỏng vấn TS Nguyễn Trí Hiếu: Hai cách giải nợ xấu (NLĐ). - Lo 50% hợp tác xã sẽ giải thể (TT).- Hủy niêm yết: Thiệt cho cổ đông nhỏ (NLĐ).
- Phải đưa bất động sản về giá trị thực (TQ). - Bất động sản tham giá cao và chờ giải cứu (VNN). – Chính phủ ủng hộ việc hạ giá, bán nhà giá rẻ (VTC). – Tìm mọi cách giúp người dân có nhà ở (CP). - Căn hộ 10 triệu/m2: Đừng nói là không thể (VEF).
- Bức tranh lợi nhuận ngân hàng phủ đầy màu xám (OTC).
- Chương trình phát triển xăng sinh học – Nguy cơ phá sản (SGGP).
- Chi hơn 52 triệu USD nhập khẩu thịt gà (SGTT).
- Đeo đuổi chuyện nâng cao giá trị hạt gạo (SGTT).
- Luôn đứng trên vai người khổng lồ (TN).
- Tuyển dụng “ảo”, thiệt hại thật (LĐ).
- Đức đứng trước nguy cơ suy thoái (VEF).