Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Chính phủ báo cáo chi tiết về nợ công


Nguyễn Văn Bnh-- Nợ công của Việt Nam tương đương 55,4% GDP (VNE).
Chính phủ cũng cho biết nợ công của Việt Nam sẽ không vượt qua 65% vào năm 2015.
> Mỗi người Việt gánh 750 USD nợ

Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội. Đây là báo cáo thường niên, song báo cáo năm nay chi tiết hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận xét.

Theo báo cáo, tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài tính đến cuối năm 2011 đạt 71,7 tỷ USD, trong đó số vốn đã được ký kết (thông qua các hiệp định vay/thoả thuận viện trợ không hoàn lại) là 54,1 tỷ USD. Vốn ODA đã được giải ngân cho các chương trình, dự án là 33,41 tỷ USD.

Phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỷ đồng và và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỷ đồng.

Vẫn tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD, tổng số vốn đã rút là 3,06 tỷ USD, dư nợ là 2,9 tỷ USD.

Trong số các chủ nợ nước ngoài, Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, sau đó là Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Ảnh: Hoàng Hà


68% dư nợ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, báo cáo phân tích.
Cũng tính đến ngày cuối cùng của năm trước, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương đương 12,6 tỉ USD. Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP, tập trung vào điện, dầu khí, công nghiệp tàu thủy, cấp nước, nông nghiệp, đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp, xi măng, phát triển hạ tầng đô thị…


Tình hình vay nợ, tính đến 31/12/2011:


● Tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài là 71,7 tỷ USD

● Tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD

● Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỉ USD, bằng 8,5% GDP

● Trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn là 55 dự án


● Tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010


Theo đánh giá của Chính phủ, các dự án này hoạt động có hiệu quả, việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên, trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 55 dự án, với số dư nợ gốc quá hạn chiếm 0,7% tổng dư nợ cho vay lại.

Không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chỉ tiêu về trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước trong 10 năm qua luôn nằm trong giới hạn an toàn (dưới 20% tổng thu ngân sách nhà nước), báo cáo nêu rõ.

Chính phủ cũng cho biết, đến 31/12/2011, có 91 dự án đã được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỷ USD, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết nợ.

Còn số dự án vay trong nước của các doanh nghiệp được cấp bảo lãnh đến 31/12/2011 là 16, với tổng số vốn cam kết là tương đương 3,21 tỷ USD (có 8 dự án đã trả hết nợ). Tổng số đã giải ngân đến hết năm trước là 2,24 tỷ USD và dư nợ gốc là 1,45 tỷ USD.

Đáng quan ngại ở lĩnh vực này là có 5/16 dự án xi măng và 2/4 dự án ngành giấy... gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, bộ, ngành chủ quản để thực hiện tái cơ cấu tài chính các dự án này.

Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP

Vẫn lấy thời điểm đến ngày 31/12/2011, Chính phủ cho biết tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010. Trong đó, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11,7% GDP. Nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% và bằng 0,5% GDP.

Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%. Còn trong số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Áchiếm 8% và còn lại từ các chủ nợ khác.

Cùng với xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục thì chi phí vay nợ cũng có xu hướng gia tăng, theo phân tích tại báo cáo.

Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

Bên cạnh đó, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

Chính phủ cũng cho biết sẽ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.

Trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh chính phủ.

Sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế, Chính phủ khẳng định.
- Phân bổ ngân sách 2013: Lo đầu tư ít, “xin” cho vùng khó (TBNH).
- Nhu cầu vay vốn cuối năm vẫn nguội (TBKTSG).- Tái cơ cấu kinh tế phải căn cơ, có nền tảng (VOV).

- Cổ đông “ngồi trên đống lửa“ lo bị “chia lỗ“ (PLVN).
- Huy động vàng trong dân: Chuyện ở… Thổ Nhĩ Kỳ (VnEco). – Giá vàng tăng tốc mạnh mẽ (DT). –Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí: Đừng động đến vàng (VNE). – Đánh thuế với vàng: Sẽ lôi kho vàng ra khỏi… “gầm giường”? (TBNH).
- Toàn cảnh kinh tế 1-11-2012: “Nới rộng khoảng cách” (VF). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 1-11-2012.
- TKV phải bán điện “nhiều giờ giá 0 đồng/kWh” (VnEco).


- Giảm giá sẽ cứu thị trường bất động sản? (NLĐ).
-Chính phủ báo cáo chi tiết về nợ công Nhu cầu đầu tư tăng, GDP không đạt kế hoạch, xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục.
Hoàn thành ngày 30/10, báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội.

55 dự án có nợ quá hạn
Về kết quả huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ, báo cáo cho biết, tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài tính đến cuối năm 2011 đạt 71,7 tỷ USD, trong đó số vốn đã được ký kết (thông qua các hiệp định vay/thoả thuận viện trợ không hoàn lại) là 54,1 tỷ USD. Vốn ODA đã được giải ngân cho các chương trình, dự án là 33,41 tỷ USD.
Phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỷ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỷ đồng và và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỷ đồng.
Vẫn tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD, tổng số vốn đã rút là 3,06 tỷ USD, dư nợ là 2,9 tỷ USD.
68% dư nợ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được đưa vào cân đối ngân sách, 32% cho vay lại các dự án đầu tư có khả năng thu hồi vốn, báo cáo phân tích.
Cũng tính đến ngày cuối cùng của năm trước, tổng trị giá vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân để cho vay lại tương đương 12,6 tỷ USD. Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỷ USD, bằng 8,5% GDP, tập trung vào điện, dầu khí, công nghiệp tàu thủy, cấp nước, nông nghiệp, đường cao tốc, hàng không, cảng biển, công nghiệp, xi măng, phát triển hạ tầng đô thị…
Theo đánh giá của Chính phủ, các dự án này hoạt động có hiệu quả, việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Tuy nhiên, trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn đến 31/12/2011 là 55 dự án, với số dư nợ gốc quá hạn chiếm 0,7% tổng dư nợ cho vay lại.
Không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chỉ tiêu về trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước trong 10 năm qua luôn nằm trong giới hạn an toàn (dưới 20% tổng thu ngân sách nhà nước), báo cáo nêu rõ.
Chính phủ cũng cho biết, đến 31/12/2011, có 91 dự án đã được cấp bảo lãnh vay nước ngoài với tổng trị giá vốn cam kết là 10,468 tỷ USD, trong đó có 20 dự án đã hoàn trả hết nợ.
Còn số dự án vay trong nước của các doanh nghiệp được cấp bảo lãnh đến 31/12/2011 là 16, với tổng số vốn cam kết là tương đương 3,21 tỷ USD (có 8 dự án đã trả hết nợ). Tổng số đã giải ngân đến hết năm trước là 2,24 tỷ USD và dư nợ gốc là 1,45 tỷ USD.
Đáng quan ngại ở lĩnh vực này là có 5/16 dự án xi măng và 2/4 dự án ngành giấy... gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Bộ Tài chính đang phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, bộ, ngành chủ quản để thực hiện tái cơ cấu tài chính các dự án này.
Nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP
Vẫn lấy thời điểm đến ngày 31/12/2011, Chính phủ cho biết tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010. Trong đó, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% và bằng 43,1% GDP. Nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm khoảng 21% và bằng 11,7% GDP. Nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1% và bằng 0,5% GDP.
Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%. Còn trong số các chủ nợ nước ngoài thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á chiếm 8% và còn lại từ các chủ nợ khác.
Cùng với xu hướng gia tăng về nợ công, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục thì chi phí vay nợ cũng có xu hướng gia tăng, theo phân tích tại báo cáo.

Tình hình vay nợ, tính đến 31/12/2011:
● Tổng số vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài là 71,7 tỷ USD
● Tổng số vốn cam kết vay thương mại nước ngoài là 4,08 tỷ USD
● Dư nợ các dự án cho vay lại của Chính phủ tương đương 10,3 tỷ USD, bằng 8,5% GDP
● Trong số 580 dự án cho vay lại, số dự án có nợ quá hạn là 55 dự án
● Tổng số dư nợ công bằng 55,4% GDP, giảm 1,9% so với năm 2010
Nguồn: Báo cáo của Chính phủ về tình hình nợ công






Theo định hướng của Chính phủ, nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Bên cạnh đó, đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.
Chính phủ cũng cho biết sẽ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.
Trước mắt chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh chính phủ.

Sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, làm ảnh hưởng đến các cam kết quốc tế, Chính phủ khẳng định. 

Nợ xấu
Một trong những vấn đề 'nóng' đang được bàn luận tại Quốc hội Việt Nam là nợ xấu và nhu cầu cải tổ hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, ngay về lượng nợ xấu, các đánh giá vẫn chưa đồng nhất.
Giải thích về con số nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói trên thế giới cũng như Việt Nam, hiện chưa có một bộ tiêu chí nào được coi là thống nhất để tính toán nợ xấu.
Mặc dù vậy, ông khẳng định: "Người ta đều thống nhất rằng con số do cơ quan quản lý, trong trường hợp này là ngân hàng Nhà nước, đưa ra là có cơ sở nhất."
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện quyết liệt việc tái cấu trúc ngân hàng
Giới chuyên gia tỏ ra bất đồng với ý kiến của ông Bình.
Kinh tế gia, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC: "Hiện nay tiêu chí về nợ xấu của Việt Nam chưa thống nhất với tiêu chí nợ xấu của quốc tế nên Việt Nam đánh giá nợ xấu thấp hơn so với quốc tế".
"Con số nợ xấu mà Việt Nam đưa ra trong thời gian qua cũng không nhất quán. Thống đốc thì nói là 10%, trong khi ông Quyền, chánh thanh tra thì nói 8,3%."
"Đây không chỉ là nợ xấu giữa ngân hàng với doanh nghiệp mà còn có thể là giữa ngân hàng với ngân hàng do tình trạng sở hữu chéo."
Hồi cuối tháng Chín, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's cho rằng khoảng cách trong thống kê giữa Việt Nam với quốc tế khiến việc nhận định đúng tình hình kinh tế rất khó khăn.
"Sự chênh lệch trong thống kê trong nước với tiêu chuẩn thống kê thế giới cũng như sự mập mờ xung quanh vị trí kinh tế thực sự của những ngân hàng hiện tại đang tiếp tục che đậy cho những vấn đề thực sự họ đang đối mặt," báo cáo của Moody's Investor Service về quyết định hạ bậc tín nhiệm Việt Nam ngày 28/9 viết.

Tái cấu trúc

Tại phiên họp Quốc hội ngày 30/10, Thống đốc ngân hàng Nhà nước nói đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng "đang được Ngân hàng nhà nước thực hiện quyết liệt" để giải quyết các vấn đề, trong đó có nợ xấu.
Thế nhưng giới chuyên gia lại cho rằng việc tiến hành đang diễn ra quá chậm chạp, thiếu công khai.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói trong buổi phỏng vấn với BBC ngày 31/10: "Việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đã được thông qua từ hội nghị Trung ương lần thứ Ba hồi tháng Mười năm 2011 cho đến nay đã là một năm mà chỉ mới sáp nhập có mấy ngân hàng nhỏ"
"Cho đến nay tôi vẫn chưa thấy công bố đầy đủ đề án đó, dù đại biểu Quốc hội rất quan tâm."
Phát biểu tại buổi họp ngày 30/10, tiến sỹ kinh tế Trần Du Lịch, đại biểu Quốc hội cho rằng nên công khai các tiêu chí về tái cơ cấu ngân hàng thương mại, xử lý thanh khoản ngân hàng yếu kém để tạo niềm tin cho thị trường.
“Ngân hàng Nhà nước cần công khai minh bạch các tiêu chí về tái cơ cấu ngân hàng. Nếu không làm được điều này, dù công tâm đến đâu chúng ta cũng vẫn bị nghi ngờ và mất niềm tin," ông Lịch nói.
Trước ý kiến này, ông Nguyễn Văn Bình cho biết "các hoạt động thanh tra, kiểm toán sẽ được công khai đầy đủ đến các phương tiện thông tin đại chúng".
Tuy nhiên vị thống đốc ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh "có những đề án phải xem xét để tránh gây hoang mang cho công chúng trước khi đăng tải".
Bình luận về câu trả lời của ông Bình, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng tất cả các thông tin cần được công khai và giải thích rõ với người dân.
"Theo tôi cách tốt nhất là hãy cung cấp thông tin, giải thích và trình bày đầy đủ sự việc để người ta khỏi bất ngờ ... vì sớm hay muộn gì người ta cũng sẽ biết được sự thật và sẽ có những phản ứng khác nhau."
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
"Theo tôi cách tốt nhất để công chúng không bị hoang mang, đó là thông báo đầy đủ. Chứ còn giấu thông tin thì không có lợi ích gì trong việc thuyết phục được công chúng," ông nói.
"Theo tôi cách tốt nhất là hãy cung cấp thông tin, giải thích và trình bày đầy đủ sự việc để người ta khỏi bất ngờ ... vì sớm hay muộn gì người ta cũng sẽ biết được sự thật và sẽ có những phản ứng khác nhau."

'Không hợp pháp lý'

Bình luận về độ hiệu quả của các bộ phận quản lý hiện tại, tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: "Hiện nay chỉ có một Ủy ban giám sát tài chính do Nhà nước lập theo quyết định của Thủ tướng chứ không phải do một nghị định của chính phủ, vì vậy tư cách pháp lý không phải là cao lắm".
Nhận xét về việc thành lập Ban chỉ đạo liên ngành do một Phó thủ tướng làm trưởng ban để xử lý yếu kém của hệ thống ngân hàng, ông Doanh nói "tất nhiên điều này sẽ đem lại một sự tiến bộ hơn so với trước khi có sự tham gia liên ngành."
"Tuy nhiên hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, hệ thống chứng khoán và bất động sản có sự liên thông với nhau, thế nên cần sự giám sát có tính liên thông, hệ thống để nhìn thấy toàn bộ hệ thống tài chính, tiền tệ, chứng khoán và bất động sản để rút ra những kết luận cụ thể và hiệu quả hơn. Và hiện nay cần phải chờ xem sự liên thông, liên ngành này được tiến hành đến mức độ nào."
Ông Doanh cũng nhận định rằng các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lâu nay dựa quá nhiều vào tín dụng để kinh doanh. Nên khi thị trường bất động sản đóng băng khiến các công ty bất động sản không trả được nợ thì nợ đó biến thành nợ của ngân hàng.
Phát biểu trong buổi họp ngày 31/10, Bí thư thành ủy Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh cho rằng sở dĩ các ngân hàng không siết nhà, siết đất khi bên vay không trả được nợ ngoài lý do thị trường đóng băng, tụt giá còn có đóng góp của sự nâng khống giá."
Ông Thanh ví dụ: "Một khu đất có giá trị khoảng 200 tỷ đồng, bằng một hợp đồng mua bán họ đã đưa lên 800 - 1.000 tỷ đồng để được vay 600 tỷ, bây giờ bán thì chưa tới 100 tỷ, khu đất đó không có ai mua, như vậy mất đứt 500 tỷ."
L Đăng Doanh
Cựu viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương cho rằng tính pháp lý của Ủy ban giám sát tài chính lập theo quyết định của Thủ tướng chứ không theo nghị định chính phủ là không cao.
"Việc cải tổ hệ thống ngân hàng là điều hết sức trọng yếu," Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói.
Ông Doanh nhận xét tăng trưởng tín dụng trong những năm qua và thực trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng đang khiến yếu kém trong hệ thống ngân hàng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Lý giải về vấn đề tái cấu trúc ngân hàng, thống đốc Nguyễn Văn Bình nói việc này không chỉ có "sáp nhập các ngân hàng mà còn có các giải pháp để lành mạnh hóa các hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại." Thống đốc cũng lấy dẫn chứng việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro đã giúp thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn.
Bình luận về điều này, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng "đây là một bước tiến bộ có giới hạn và tạm thời".
"Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần có một nỗ lực có tính chất hệ thống. Luật pháp Việt Nam cần được bổ sung, sửa đổi để có sự giám sát chặt chẽ hơn."

Nợ xấu và quyết tâm chính trị

Trả lời câu hỏi về việc liệu với đề án tái cấu trúc các tổ chức tín dụng hiện nay, chỉ tiêu hạ nợ xấu xuống dưới 3% theo đúng thông lệ và chuẩn mực quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là có khả thi hay không, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói:
"Khi thống đốc giải trình trước Ủy bản thường vụ Quốc hội trước câu hỏi của Chủ tịch hỏi rằng cuối năm 2012, 2013 là nợ xấu là bao nhiêu thì ông đã nói rằng với sự nỗ lực của toàn thể hệ thống chính trị, đến hết nhiệm kỳ này sẽ đưa nợ xấu xuống tiêu chuẩn quốc tế. Và kỳ này ông cũng nhắc lại điều đó và nói thêm là đạt 3%."
"Nhưng tôi không hiểu là nỗ lực hệ thống chính trị này nghĩa là gì. Vì lực lượng vật chất sẽ phải được giải quyết bằng lực lượng vật chất."
"Một khoản nợ độ 10 tỷ đôla như ông Quyền chánh thanh tra nói thì phải cần một khoản vốn bắt cầu để giải quyết. Nhưng giờ tôi chưa rõ rằng phương án đó là như thế nào và số vốn giải quyết sẽ là bao nhiêu."
Ông Doanh nói ông cũng chưa biết là số tiền giải quyết nợ xấu sẽ lấy ở đâu ra.

-Mặc cả sự tín nhiệm   (NVP)
Thoạt trông, nỗ lực thông qua nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh lãnh đạo của Quốc hội là đáng ghi nhận bởi thông qua công cụ này, Quốc hội sẽ đóng tốt hơn vai trò giám sát của mình. Trong bối cảnh bộ máy Chính phủ có nhiều yếu kém, khuyết điểm để người đứng đầu phải đứng ra nhận lỗi thì việc lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm là động thái người dân trông chờ để bày tỏ thái độ thông qua người đại diện dân cử của mình.
Tuy nhiên, việc gì cũng có mặt trái của nó và mặt trái của việc lấy phiếu tín nhiệm nếu không được phân tích đầy đủ và có biện pháp khắc phục thì nỗ lực này của Quốc hội khó lòng có tác dụng như mong muốn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm, trước hết, sẽ cổ xúy   cho cách điều hành rất ngắn hạn, làm triệt tiêu tầm nhìn dài hạn, khi phải đánh đổi giữa các thiệt hại ngắn hạn vì những mục tiêu lâu dài. Lấy ví dụ đối với Bộ trưởng Tài chính, để khắc phục tình trạng bội chi năm nào cũng cao ngất, sẽ phải nghiêm khắc với các yêu cầu chi tiêu của các địa phương, phải xiết hầu bao không để lợi ích địa phương, sự vận động của địa phương tác động lên dự toán ngân sách chung. Vì tầm nhìn dài hạn, giải quyết cán cân thu chi ngân sách, Bộ trưởng Tài chính cũng sẽ mạnh tay với các bộ ngành khác, không để việc xin cấp ngân sách diễn ra tràn lan, lãng phí và trùng lắp… Trong bối cảnh các đại biểu Quốc hội đồng thời là lãnh đạo các địa phương và bộ ngành, liệu họ có đồng tình với một vị bộ trưởng tài chính nghiêm khắc với túi tiền ngân sách hay sẽ dùng lá phiếu tín nhiệm để mặc cả chuyện phân bổ?
Một ví dụ khác dựa vào tình hình thực tế hiện nay là chuyện giải quyết nợ xấu. Muốn giải quyết nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ phải siết chặt việc cho vay của hệ thống ngân hàng, từ đó lại gián tiếp gây khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Để đối phó với bong bóng tài sản bị xẹp làm tài sản thế chấp bị bốc hơi, Thống đốc cũng sẽ phải cần vài ba năm, trong đó tín dụng tăng trưởng chậm lại, ngân sách phải gánh chịu những khoản chi lớn để làm sạch hệ thống ngân hàng… Một Thống đốc mạnh tay như thế sẽ không được lòng nhiều người trong ngắn hạn để đổi lại sự lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng sau vài ba năm nữa. Đánh giá tín nhiệm đối với Thống đốc trong trường hợp này sẽ như thế nào? Chẳng lạ gì thống đốc ngân hàng trung ương nhiều nước có nhiệm kỳ dài, không bị bãi miễn trước hạn.
Tương tự như vậy, giả thử Chính phủ kiên quyết tái cơ cấu nền kinh tế, có nghĩa trước mắt tạm chấp nhận tăng trưởng chậm đi, thất nghiệp nhiều hơn, doanh nghiệp phá sản cao hơn mới mong chuyển thành công qua mô hình phát triển mới. Liệu những năm khó khăn đó, ai trong Chính phủ sẽ chịu tín nhiệm thấp? Khi đa phần đại biểu Quốc hội, người bỏ phiếu tín nhiệm đồng thời là người trong bộ máy nhà nước, cách chức danh như thanh tra, kiểm toán sẽ đụng chạm nhiều nên sẽ có xung đột lợi ích khi lấy phiếu tín nhiệm.
Quan trọng hơn, trong bộ máy nào cũng vậy, sẽ có người tiếp xúc nhiều với người dân nên cũng dễ xảy ra tranh cãi về phương pháp làm việc; sẽ có người ít khi xuất hiện trước công chúng, khó lòng đánh giá hiệu quả làm việc. Không lẽ lấy phiếu tín nhiệm người đứng mũi chịu sào sẽ chặt tay hơn người lùi lại đằng sau.
Trên đây là những chuyện giả định bởi hiện nay cách điều hành thường là chạy theo “giải pháp tình thế” chứ làm gì có chuyện tầm nhìn dài hạn nhưng các ví dụ cũng cho thấy hiệu ứng ngược của việc lấy phiếu tín nhiệm có thể xảy ra.
Mấu chốt của vấn đề là làm sao việc lấy phiếu tín nhiệm không làm tê liệt bộ máy hành chính mà là một công cụ để kiểm soát quyền lực và thúc đẩy bộ máy vận hành tốt hơn.
Để giải quyết những vấn đề nêu ở trên, thiết nghĩ việc lấy phiếu tín nhiệm không nên mở rộng quá nhiều chức danh lãnh đạo để khỏi mang tính hình thức, làm qua loa, không công bình giữa người làm nhiều và người làm ít. Chịu trách nhiệm cho mỗi bộ máy có người đứng đầu, người này sẽ quyết định được ê-kíp làm việc có thực sự hiệu quả không, sẽ biết rõ từng thành viên có đáp ứng được nhu cầu của bộ máy hay không, sẽ phân biệt được lợi ích dài hạn và lợi ích ngắn hạn. Lấy phiếu tín nhiệm một số người đứng đầu sẽ có tác dụng to lớn hơn nhiều trong vai trò giám sát bộ máy. Bởi trong nhiều trường hợp, từng cá nhân trong bộ máy thì không có vấn đề gì nhưng bộ máy nhìn chung vẫn trì trệ, không thoát khỏi quán tính cũ. Lúc đó vấn đề đặt ra là chuyện tín nhiệm hay không người tổ chức ra bộ máy đó.
Muốn làm được điều này, người đứng đầu bộ máy phải thật sự có quyền chọn và loại thải những người giúp việc bên dưới, chứ không thể để chuyện “trên bảo, dưới không nghe” diễn ra. Người đứng đầu phải có tầm nhìn và tư duy sao cho con đường phát triển trong năm bảy năm tới được trình bày rõ ràng, nói được những khó khăn sẽ gặp phải trên chặn đường này và mục tiêu sau cùng sẽ nhắm đến là gì. Lúc đó, lấy phiếu tín nhiệm sẽ là cách thể hiện sự tín nhiệm cho lộ trình đó hay bất tín nhiệm để chọn lộ trình khác.
---
- Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: “Ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu của mình!” (VNEco).  - Xem thêm tin: Hải Phòng: Cán bộ ngân hàng mất tích cùng hàng trăm tỉ đồng (LĐ).  - Lương nhân viên ngân hàng sụt giảm (VnE).
- Tháo “nút thắt” nền kinh tế: Loay hoay tự cứu (NLĐ).  – Vai trò của sức mua với nền kinh tế (RFA).  - CPI thấp nhưng giá không ngừng tăng (VEF).
- Vi phạm kinh doanh xăng dầu ngày càng tinh vi (TT).
- Đi vào nhà ở xã hội để “phá băng” (NLĐ). – Bộ Xây dựng kiến nghị loạt giải pháp “phá băng” bất động sản (TQ). –Măng Đen – Xót xa biệt thự bỏ hoang (QĐND).
- Độc quyền vàng miếng: Dân thiệt, SJC được lợi (PLTP). - Hạn chế giữ vàng hay đánh vào tiền tích cóp của dân? (NĐT).  - Quốc hội ‘nóng’ với vàng (TP).  - Đừng động đến… vàng!
- Doanh nghiệp “lách” mua cổ phiếu quỹ (VNEco).
- Chuyên gia BĐS quốc tế: Đầu tư casino tại VN đầy thách thức! (GDVN).
- ADB công bố chiến lược Đối tác quốc gia với Việt Nam (TN).
- Đầu tư của Mỹ vào Asean tăng, VN đứng cuối bảng (TT).
- Chính sách mới của Campuchia gây bất lợi cho doanh nghiệp VN? (RFA).
- Đua tạm trữ: Chỉ DN hưởng lợi! (PLTP).
- Giám sát chặt thương lái Trung Quốc thu mua cá cơm (NLĐ).
- Bắc Kinh coi đa phương là ‘con ngựa thành Troy’ (TVN/ CSIS).
- Chrysler: Không chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc (VOA).
- Disney mua bản quyền kinh doanh phim Star Wars (VOA).
- Nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Ấn Độ gặp khó khăn vì lạm phát (VOA).
- Chứng khoán Mỹ tăng giảm trái chiều sau bão Sandy (OTC).
- Vàng bất ngờ tăng mạnh (Khampha).
- 2013, ADB sẽ hỗ trợ Việt Nam khoảng 1,3 tỷ USD (VTV). – Phân bổ ngân sách 2013: Lo đầu tư ít, “xin” cho vùng khó (Vietstock/TBNH). – Nợ của Việt Nam hiện như thế nào? (VnEco).
- IMF: Việt Nam cần mạnh mẽ cơ cấu lại DNNN và hệ thống ngân hàng (OTC/NHNN). – Nợ xấu ăn mòn lợi nhuận ngân hàng (VIR). – Bí thư Đà Nẵng: “Ngân hàng nâng khống giá trị tài sản để cho vay”(DT).
- Doanh nghiệp khó vay vốn USD (VIR).  – Cẩn trọng gói vay lãi suất thấp (TP).
- Điểm mặt doanh nghiệp sống khỏe trong khủng hoảng (Vietstock).
- Chủ tịch HUD bất ngờ bị thay (DT). – Địa ốc tháng 10: Từ biệt thự đến căn hộ đều mất giá (VNE). –10 triệu/m2 nhà, đòi thanh tra: Có nghĩ đến dân nghèo? (VTC). – Hàng loạt dự án “giậm chân tại chỗ” (ĐTCK).
- Giá gas lại tăng thêm 7.000 đồng bình 12kg (VTC). – Đầu tháng 11, giá gas tiếp tục tăng cao(VnMedia). – Giá xăng dầu cần có tính cạnh tranh! (Petrotimes). – Xử phạt hơn 5 tỉ đồng do gian lận xăng dầu (SGTT).
- Ngành thép: “Chết lâm sàng” (ĐĐK).
- XK dăm gỗ đã có lối thoát (NNVN).
- DN xuất khẩu dệt may: Rối bời với thuế nhập khẩu nguyên liệu (VIR).
- Tiêu thụ giấy giảm, nhiều doanh nghiệp đóng máy (TTXVN).
- 150 tấn cá bị cuốn trôi do sạt lở bờ sông Tiền (VNE).
- Vụ Đông… công cốc! (NNVN).
- Tỉ lệ thất nghiệp tại các nước khối euro cao kỷ lục (VOA).
- Hơn một nửa dân số Mỹ tin Tổng thống Obama sẽ tái đắc cử (VOV). – Bầu cử tổng tống Mỹ 2012 tốn kém kỷ lục: 6 tỷ USD (DT). – Thế giới sau tháng 11/2012 sẽ ra sao? (Tin tức).
- Hoa Kỳ chạm trần vay mượn cuối năm (SGĐT).
- Bangladesh: chìm tàu chở hơn 130 người tị nạn (TT).
- Nhật Bản nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng năng lượng (TTXVN). – Nhật Bản ra quy định mới về an ninh hạt nhân (Petrotimes).
Nợ công của Mỹ sẽ kịch trần vào cuối năm nay 
Bộ Tài chính vừa tiết lộ Mỹ sẽ đạt giới hạn nợ vào cuối năm 2012 và Quốc hội Mỹ có thể phải xem xét nâng trần nợ mới.

Outcry in Japan Over Diversion of Post-Disaster Aid Funds (NYT 30-12-12) -- Có nói đến việc Nhật viện trợ cho lò hạt nhân VN
Tập Cận Bình nên làm gì? Xi should draw up a new social contract for China (FT 31-10-12)
Hai châu Á: A Tale of Two Asias (FP 31-10-12) In the battle for Asia's soul, which side will win -- security or economics?

Hoa Kỳ và Trung Quốc sau Bầu Cử và Đại Hội

 (Nguyễn Xuân Nghĩa)
Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA Ngày 121031
Ai là đầy tớ của nhân dân? Ai là cứu tinh của nhân loại?


* AFP photo - Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc 
Hồ Cẩm Đào trước một cuộc họp song phương tại trung tâm hội nghị ở Los Cabos, 
Mexico vào ngày 19 tháng 6 năm 2012, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.*
Một ngẫu nhiên khiến hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có thay đổi lãnh đạo giữa nhiều vấn đề nan giải trong nội bộ. Phải chăng vì vậy mà đôi bên cùng phê phán lẫn nhau về những khó khăn kinh tế của mình? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự kiện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện.

 

Dàn lãnh đạo mới  

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều năm chuẩn bị, tuần tới, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử và sau đó hai ngày, Trung Quốc có Đại hội đảng khóa 18. Sau tổng tuyển cử, Hoa Kỳ sẽ có Quốc hội mới, khóa 113, và có thể lãnh đạo Hành pháp mới. Bên kia Thái bình dương, sau Đại hội, đảng Cộng sản Trung Quốc có Tổng bí thư khác trong một Bộ Chính trị và Thường vụ mới.
Qua năm sau, cả hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới sẽ có một lớp người lãnh đạo mới, nhưng họ cũng phải ứng phó với nhiều nan đề thật ra đã cũ ở bên trong, nhất là về kinh tế. Vì vậy, kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu về những thay đổi trên thượng tầng, những vấn đề kinh tế chìm sâu bên dưới và quan trọng không kém, tương quan giữa hai quốc gia đang có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế toàn cầu. Ông nghĩ sao về đề nghị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta có một thực đơn hấp dẫn mà tôi sẽ phải gói cho gọn để khỏi vượt thời lượng. 
- Đáng chú ý nhất trong đề tài này là sự đối chiếu, là so sánh hai quốc gia. Một đàng là Hoa Kỳ đã phát triển và công nghiệp hóa từ lâu trong một chế độ dân chủ; đàng kia là Trung Quốc với một chế độ độc tài có tham vọng là nhờ quyền lực tập trung đó mà thâu ngắn giai đoạn để cũng trở thành một nước công nghiệp hoá....
Việt Long: Như vậy ta sẽ trước tiên đi từ những thay đổi trên thượng tầng lãnh đạo chính trị, đó là Tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ và Đại hội đảng tại Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Hiến pháp Hoa Kỳ quy định là cứ hai năm một lần, dân chúng đi bầu lại toàn thể Hạ viện, một phần ba Thượng viện và nhiều chức Thống đốc tiểu bang, rồi bốn năm một lần thì đi bầu lại chức vụ Tổng thống cùng Phó Tổng thống. Cũng từ Hiến pháp, dù Hoa Kỳ theo phương thức "Tổng thống chế" hơn là "Đại nghị chế" như nhiều nước Âu, Úc hay Nhật Bản, quyền lực về nội trị của Tổng thống Mỹ thật ra bị giới hạn bởi Quốc hội, Tối cao Pháp viện và cả một định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương, nên chỉ có thế tương đối mạnh là về đối ngoại.
- Ta cũng để ý là Hoa Kỳ theo chế độ liên bang nên Tổng thống và chính quyền liên bang không thể lấn quyền lực của các tiểu bang và trong cuộc bầu cử tổng thống đầy phức tạp, các tiểu bang nhỏ vẫn có tiếng nói riêng khi chọn ứng viên ngay từ vòng sơ bộ. Điều ấy dẫn tới một nghịch lý năm nay là nhiều tiểu bang nhỏ mới giữ vị trí bản lề và quyết định về người sẽ là tổng thống.
- Sau cùng, tình trạng bầu bán liên tục ấy lại công khai cho nên mọi chuyện xấu tốt, kể cả xuyên tạc khi tranh cử, đều được phơi bày cho công luận biết để phê phán với hậu quả là cử tri đều thấy rõ, rằng lãnh đạo chỉ là người đi xin việc và người dân có quyền sa thải họ bằng lá phiếu. Nhìn từ bên ngoài thì ta có thể thấy rằng bầu cử tại Mỹ có vẻ huyên náo như chợ phiên hay điên khùng bát nháo như chợ cá, mà ứng cử viên nào cũng sợ là không được làm "đầy tớ của nhân dân".
Việt Long: Trong khi ấy mọi chuyện tại Trung Quốc lại có vẻ tuần tự và ổn định hơn, nhưng sự thật có hẳn là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả là nhìn qua Trung Quốc thì mọi sự lại có vẻ êm đềm ổn định hơn, thậm chí là kín như bưng, nhưng lâu lâu lại như mụn bọc xưng tấy vì mưng mủ.
- Xứ này có hơn một tỷ 330 triệu dân, mà quyền quyết định lại thuộc một đảng duy nhất. Đảng này có hơn 80 triệu đảng viên, tiếng là có quyền dân chủ khi cử đại biểu vào các Đại hội năm năm tổ chức một lần. Sự thật thì không phải quần chúng bầu ra đảng nên đảng không là đại diện của họ, đấy chỉ là sự khẳng định từ trên xuống mà không ai được nói khác.
- Sự thật cũng không là đảng viên ở dưới bầu lên lãnh đạo ở trên theo lối gọi là "dân chủ tập trung" mà là lãnh đạo, từ Bộ Chính trị gồm 25 người và Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín người, đã quyết định trong bí mật cho ở dưới chấp hành. Sự thật khác là các đảng viên cán bộ không có trách nhiệm giải trình với người dân ở dưới mà chỉ cần được hậu thuẫn của thượng cấp trong guồng máy đảng ở trên để được thăng quan tiến chức. Kết quả là ở trên có nhiều quyền mà lại ít thông tin về thực tế ở dưới vì được cấp dưới báo cáo sai, trong khi dân chúng và báo chí lại ít được quyền tự do phản bác.

 

Hiện trạng Trung Quốc 

035_pau715182_03-250.jpgMột nhà đầu tư Trung Quốc nhìn vào giá cổ phiếu (màu đỏ là tăng, màu xanh lá cây là giảm) tại một nhà môi giới chứng khoán thành phố tại tỉnh Hải Nam hôm 11/10/2012. AFP photo  
Việt Long: Người ta cứ ca ngợi thành tích cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc từ ba chục năm qua. Nhưng như ông vừa trình bày thì xứ này cũng có khá nhiều khó khăn trong nội bộ, có phải như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sự thật thì sau 30 năm khủng hoảng vì sự hoang tưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông khiến mấy chục triệu người chết oan trong thời bình thì 30 năm cải cách từ 1979 đến 2009 là một tiến bộ lớn cho mức sống của người dân và khả năng sản xuất của kinh tế.
- Nhưng dù có thay đổi, chế độ chính trị đó vẫn không giải quyết nổi những khó khăn cơ bản về kinh tế và xã hội trên một lãnh thổ bát ngát mà thiếu tài nguyên và có quá nhiều dị biệt giữa các khu vực. Như nhiều trí thức trong đảng đã phát biểu gần đây, "Trung Quốc là sự bất ổn từ dưới cơ sở, là sự bất mãn của thành phần ở giữa, và sự bất lực của lãnh đạo trên chóp bu." Sau Đại hội 18 này, thế hệ thứ năm, sẽ lãnh đạo trong 10 năm tới, phải cải cách và chuyển hướng để tránh khủng hoảng. Việc cải cách ấy thì thế hệ trước đó, của những Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đã thấy là cần thiết mà thực hiện chưa nổi.
- Cũng do sự bất mãn của đông đảo quần chúng ở dưới, lại trong một chu kỳ thay đổi lãnh đạo qua vận động ngầm cho Đại hội đảng, mà chủ nghĩa ái quốc được đảng khai thác để xả sức ép tâm lý bằng tự ái dân tộc và dồn phản ứng người dân qua hướng bài ngoại và đề cao chủng tộc. Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối.
Việt Long: Ta trở lại chuyện Hoa Kỳ và các nan đề ở bên trong đang trở thành nổi cộm trong cuộc tranh cử năm nay. So sánh với cái mầm ung thối như ông nói về Trung Quốc thì ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin phép sẽ rất ngắn gọn đối chiếu tương quan giữa đôi bên để nói về thực lực và tiềm năng của hai nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới.
- Nói chung, khó khăn của các nền kinh tế công nghiệp hoá tại Âu Châu, Nhật Bản hay Hoa Kỳ xuất phát từ nhiều thập niên tăng chi và đi vay nên khó xoay trở khi phải trả nợ vào đúng lúc kinh tế trôi vào chu kỳ suy trầm. Những khó khăn đó là cơ hội cho Trung Quốc giải thích cái tính ưu việt của mô hình tổ chức và lãnh đạo chính trị của mình. Nhưng sự sai lầm của xứ khác không thể giải trừ được hậu quả tai hại từ những sai lầm của mình. Và trên cái lực dù sao vẫn rất mạnh của các nền kinh tế tiên tiến, cái thế của nền dân chủ vẫn cho phép người ta cải sửa. Các chế độ độc tài thì khó cải sửa và khủng hoảng kinh tế tất nhiên trở thành khủng hoảng xã hội, rồi dội lên thượng tầng thành khủng hoảng chính trị.
- Một cách ngắn gọn và khá tiêu biểu thì Hoa Kỳ và sinh hoạt bầu bán là sự bất ổn thường trực với lập luận đả kích nhà cầm quyền được hàng ngày tung ra trước dư luận, nhưng đấy cũng là sự cải tiến thường trực của cả xã hội vì nhà nước không là tất cả và quyết định về tất cả mọi việc. Trung Quốc thì có cái vẻ ổn định mà thật ra rất khó chuyển hoá, về kinh tế chẳng hạn thì họ chưa thể chuyển lượng sang phẩm, từ tăng trưởng qua phát triển.

Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối. Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
Việt Long: Ông trả lời sao khi mà dư luận thế giới nói đến việc Trung Quốc đang là một chủ nợ của Hoa Kỳ với hơn ngàn tỷ đô la Công khố phiếu họ nắm trong tay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi này rất lý thú vì cho phép chúng ta soi thấu vào ngọn nguồn của vấn đề và thấy ra nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.
- Chúng ta biết Trung Quốc chọn chiến lược Đông Á là lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng. Kết quả là nhà nước nắm trong tay một khối lượng dự trữ ngoại tệ tương đương với khoảng ba ngàn ba trăm tỷ đô la mà cả thế giới nói đến. Nhưng người dân vẫn chẳng được hưởng kết quả ngoạn mục đó một cách tương xứng vì vậy họ mới bất mãn và động loạn xã hội mới bùng nổ. Bây giờ, với khối tài nguyên ngoại tệ dồi dào ấy, lãnh đạo Trung Quốc làm những gì? Họ đầu tư ra ngoài và có phương tiện lớn lao để mua chuộc hoặc lung lạc xứ khác, đấy là cái mặt nổi về chính trị hay tuyên truyền ở bên trên. Chuyện kinh tế bên dưới lại hơi khác
Việt Long: Thưa ông, thế thì cái mặt chìm là những gì ở bên dưới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa rằng trong luồng giao dịch tài chính với bên ngoài, tính đến Tháng Sáu vừa qua thì Trung Quốc đạt mức thặng dư tương đương với khoảng một ngàn 750 tỷ đô la. Đấy là kết số của tài sản họ đầu tư ra ngoài, khấu trừ phần đầu tư của ngoại quốc vào thị trường của họ. Người ta có thể kết luận rằng Bắc Kinh tung tiền khuynh đảo thế giới, kể cả nhờ vị trí chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Thực tế kinh tế vốn dĩ cứng đầu, sự thật bên dưới lại chẳng như vậy.
- Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn lao mà hai phần ba tức là hai ngàn tỷ là tài sản đầu tư ra ngoài, phân nửa số này là đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, đa số dưới dạng Công khố phiếu, có lời thấp mà mức an toàn cao. Đấy là ý nghĩa của việc làm chủ nợ của nước Mỹ. Nhưng Trung Quốc cũng nhận một ngàn 900 tỷ đô la đầu tư ngoại quốc, kể cả của Mỹ - tức là vay tiền nước ngoài để phát triển – và phải trả tiền lời cao gấp bội. Tiền lời ấy là lợi nhuận của doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
- Nôm na là Trung Quốc vay tiền ngoại quốc để phát triển và phải trả tiền lời rất cao. Thế rồi khi thu hoạch được tài sản là khối ngoại tệ ấy thì lại cho ngoại quốc vay với lãi suất cực thấp. Một cường quốc đang đòi lũng đoạn thế giới thì chẳng thể làm ăn theo kiểu lỗ lã như vậy! Sở dĩ vẫn cứ thế vì các nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của họ. Hỏi cho dễ hiểu, vì sao Bắc Kinh không dùng tài sản vĩ đại của mình đầu tư vào bên trong cho người dân được hưởng? Vì bên trong thiếu an toàn và có thể mất!

 

Mối lo nào cho Hoa Kỳ


000_Was6450199-250.jpgBộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (T) lắng nghe Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói trong một cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc hôm 07/5/2012. AFP photo
Việt Long: Quả là ông cứ hay nêu ra những nghịch lý bất ngờ! Trung Quốc đi vay đắt và cho vay rẻ nên thật ra là gặp bất lợi lớn vì những nhược điểm trong cơ cấu kinh tế cùa mình. Còn Hoa Kỳ thì sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tại Mỹ, nhất là trong chu kỳ tranh cử hầu như thường trực, thế giới cứ thấy dư luận than vãn về nhiều chứng tật bên trong, kể cả tình trạng doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra ngoài và tạo công việc làm cho người dân xứ khác trong khi công nhân viên Mỹ bị thất nghiệp. Sự thật kinh tế chìm sâu bên dưới lại khác. 
- Hoa Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhiều hơn mọi quốc gia trên thế giới. Nghĩa là làm sao? Là các doanh nghiệp Âu Châu hay Nhật Bản đã bỏ tiền vào kinh doanh tại Hoa Kỳ, tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Vì thời lượng có hạn, tôi chỉ xin nêu thêm một thí dụ khác để so sánh với Trung Quốc.
- Trong mùa bầu cử tại Mỹ, người ta đả kích nhau là bị nhập siêu tức là mua nhiều hơn bán với Trung Quốc nên mới là con nợ của Bắc Kinh. Hoa Kỳ có mức tiêu thụ khoảng 70% Tổng sản lượng và đấy là vấn đề thật. Nhưng hơn 88% số tiêu thụ là mua hàng hóa và dịch vụ nội địa của doanh nghiệp Mỹ, chỉ khoảng 12,5% là mua từ nước ngoài. Trong số này, phần của Trung Quốc, với thương hiệu là "Chế tạo tại Trung Quốc", chiếm chưa tới 3%, mà quá nửa trị giá lại thuộc về doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu, đóng gói và quảng cáo rồi phân phối tại Mỹ.

Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch. Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Ngược lại, Trung Quốc có cái thế xuất khẩu rất mạnh mà cái lực lại tùy vào các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây để tìm lợi thế nhân công rẻ. Khi lợi thế ấy không còn hoặc kinh tế các nước tiên tiến bị đình trệ và giảm mức nhập khẩu, là chuyện đang xảy ra, thì chính Trung Quốc mới bị lao đao và lãnh đạo mới càng khó xử lý.
- Để kết luận, có lẽ ta phải vượt qua nhiễu âm của tranh cử để nhìn ra thực lực và tương quan mạnh yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.
Việt Long: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời cuộc phỏng vấn kỳ này.





















Tổng số lượt xem trang