Tái cơ cấu ngân hàng hiện chưa làm được gì, thể hiện ở nợ xấu chưa được giải quyết, TS Vũ Thành Tự Anh nhận định.
Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam trước yêu cầu tái cơ cấu và Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán” do VCBS tổ chức ngày 12/10, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đưa ra một số nhận định về chương trình tái cấu trúc ngành ngân hàng nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế nói chung hiện nay.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thành công của đề án tái cơ cấu ngân hàng?Tái cơ cấu ngân hàng hiện chưa làm được gì, thể hiện ở nợ xấu chưa được giải quyết. Việc mua bán, sáp nhập diễn ra ở quy mô vừa phải, cách làm không thực sự như kỳ vọng của nhà thực hiện chính sách. Ngoài ra, tín dụng hiện không khai thông được (9 tháng tăng trưởng tín dụng khoảng 2,35% - PV).Với các chỉ báo nợ xấu, mức độ cạnh tranh, độ an toàn chưa có cải thiện đáng kể thì tái cơ cấu ngân hàng chưa đạt được mục tiêu đề ra như ban đầu. Nhưng cũng phải nói công bằng là một chương trình tái cơ cấu ngân hàng căn cơ khó có thể có hiệu lực trong vài tháng được, do vậy cần phải kiên nhẫn trong một thời gian nữa.Nguyên tắc tái cơ cấu ngân hàng nên như thế nào, thưa ông?Ngân hàng là khu vực nhạy cảm nên cần có biện pháp thận trọng là căn cơ. Ở ngắn hạn, không thể vì một vài sức ép mà thay đổi chính sách đột ngột, điều đó có thể tạo ra sự kém tin tưởng của thị trường vào điều hành của chính phủ.Khi thực hiện cải cách ngân hàng cần nhìn ở góc độ tổng thể, tái cơ cấu ngân hàng cần đi đôi với các cải cách cơ cấu khác như cải cách đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước. Bởi nếu doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục là nơi hút vốn và không tạo ra giá trị gia tăng thì không thể giải quyết được nợ xấu ngân hàng.Trong trưởng hợp ngân hàng mất vốn, Nhà nước có thể bước vào tiếp quản ngân hàng, thay thế chủ sở hữu, tái cấu trúc ngân hàng và sau đó bán lại khi thị trường thích hợp, vì khi ngân hàng phá sản về mặt kĩ thuật, Nhà nước hoàn toàn có quyền như 1 cơ quan điều tiết ngân hàng đó, rất nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp này và thành công.Vậy theo ông, nguồn tiền tái cơ cấu ngân hàng sẽ lấy từ đâu?Khi mà dư địa chính sách không còn nhiều, thâm hụt ngân sách lớn, nếu huy động trái phiếu để có tiền tái cơ cấu ngân hàng thì dẫn đến hậu quả là lấn át khu vực doanh nghiệp, bởi khi Nhà nước vay nợ thì doanh nghiệp khó có thể vay nợ lớn hơn. Thứ hai, có thể gây ra sức ép về lạm phát khi phát hành trái phiếu.Chi phí tái cơ cấu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên khó có thể ước lượng được tốn bao nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn phải tốn một số chi phí như chi phí mua bán nợ xấu, chi phí liên quan đến kinh tế khi tái cơ cấu có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế, tạo ra xáo trộn môi trường kinh doanh... Do vậy, có nhiều tác động của tái cơ cấu đến nền kinh tế, nên khó có thể ước định chi phí tái cơ cấu là bao nhiêu.Nhưng nếu xem các quốc gia trong khu vực, chi phí tái cơ cấu ngân hàng có thể tốn khoảng 5-10% GDP. Ở Việt Nam không có thước đo cụ thể, nhưng nếu chúng ta chấp nhận trả giá trong ngắn hạn và có quyết tâm, đề án tái cơ cấu đúng đắn thì trong trung và dài hạn sẽ mang lại lợi ích.Theo ông, làm cách nào để có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu hiện nay?Để xử lý nợ xấu, trước hết phải nhận định rõ và đo lường chính xác nợ xấu của Việt Nam hiện là bao nhiêu. Nợ xấu Việt Nam nếu đúng như con số chính thức mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đây là trên 4% tổng dư nợ thì con số đó Chính phủ có thế giải quyết, nhưng nếu con số đó trên 10% thì Chính phủ có thể không đủ nguồn lực để giải quyết. Do vậy, điều tiên quyết là xác định đúng quy mô của nợ xấu.Thứ hai là xem trong quy mô đấy, nguồn gốc của nợ xấu là như thế nào? Giả sử lấy con số nợ xấu là 10% tổng dư nợ theo Thống đốc trả lời chất vấn trước Quốc hội, thì theo tính toán 70% nợ xấu là từ doanh nghiệp Nhà nước (khoảng 200 nghìn tỷ đồng), còn lại là từ các thành phần khác như doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân.Tuy nhiên, nợ xấu từ các thành phần còn lại này có thế chấp nên ngân hàng nên có thể xử lý được, đồng thời số nợ của khối này không lớn.Do vậy, cái khó hiện nay là xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước, bởi nợ xấu của khối này ở quy mô lớn. Thứ hai là khoản nợ này tồn tại chủ yếu do tín dụng chỉ định, khi tín dụng chỉ định thì để xảy ra nợ xấu không phải lỗi của ngân hàng, bởi họ được chỉ định cho vay món đó. Ngoài ra, tín dụng khu vực doanh nghiệp nhà nước phần lớn không có thế chấp.Để giải quyết nợ xấu, có một số đề xuất. Thứ nhất là để ngân hàng tự xử lý, nhưng theo tôi, gần như việc này không có khả năng bởi nợ xấu hiện ở quy mô lớn. Ngoài ra, hiện có những ngân hàng nợ xấu chiếm khoảng 10-12% tổng dư nợ nhưng không trích lập dự phòng đầy đủ thì lúc đó biện pháp tự xử lý là không thể được.Thứ hai, dùng công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính (DATC), tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty nàychỉ 3.000 tỷ đồng thì không có cơ sở để xử lý nợ xấu vài trăm nghìn tỷ đồng.Thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu, điều này đã được đề xuất vài tháng trở lại đây nhưng đến nay chưa có bất kỳ một quyết định nào về việc có hay không thành lập công ty mua bán nợ xấu này.Vấn đề đặt ra với công ty mua bán nợ xấu là nguồn vốn từ đâu. Nếu quy mô nợ xấu lớn khoảng 4% tổng dư nợ thì nguồn vốn của nó khoảng 100.000 tỷ đồng, nhưng nếu nợ xấu khoảng 10% thì số 100.000 tỷ đồng này cũng chưa chắc giải quyết được.Thứ hai là cũng phải xác định cơ chế mua bán như thế nào, trong đó quan trọng là cơ chế định giá các khoản nợ.Đây có thể là những điều khiến công ty mua bán nợ xấu chưa được thành lập.Quá trình tái cấu trúc ảnh hưởng gì đến thất nghiệp?Ở Việt Nam không có số liệu chính thức về thất nghiệp, nguyên nhân do hệ thống thống kê chưa đầy đủ, đặc biệt là khu vực phi chính thức đóng góp 90% lực lượng lao động. Trong khi thống kê thất nghiệp chỉ tính ở khu vực chính thức, hoặc chọn theo mẫu mà không phản ánh chính xác.Do vậy, khó có thể nói về tác động của tái cấu trúc đến thất nghiệp, vì thước đo không đúng nên khó thể nói nó sẽ như thế nào. Nhưng về lý thuyết có thể nói thất nghiệp sẽ tăng trong ngắn hạn nhưng nếu cấu trúc tốt thì thất nghiệp có thể giảm trong trung và dài hạnNhưng theo tôi, vấn đề thất nghiệp không phải lo ngại khi tái cấu trúc, đừng để đây trở thành cản trở khi tái cấu trúc.Ông nhận định viễn cảnh nền kinh tế có gì mới sau tái cơ cấu?
Như tôi đã nói ở trên, trong trung và dài hạn việc tái cơ cấu nhất định sẽ mang lại lợi ích, chỉ cần chúng ta có quyết tâm và đề án tái cơ cấu đúng đắn.-"Nếu nợ xấu trên 10%, Chính phủ có thể không đủ nguồn lực giải quyết"
-
Hãng Shell Gas rút khỏi Việt Nam vì gas lậu
Nguoi Viet Online
Bình gas màu xanh dương của hãng Shell rời Việt Nam vì không cạnh tranh nổi bình gas lậu. (Hình: Báo Tuổi Trẻ) |
Thị trường gas Việt Nam chấn động trước tin hãng Shell của Hòa Lan chính thức rút khỏi Việt Nam. Ðây là công ty ngoại quốc thứ ba trong lĩnh vực khí đốt rời khỏi Việt Nam, sau Mobil Unique Gas của Hoa Kỳ và BP của Anh Quốc.
Bất chấp thực tế cho thấy thị trường gas Việt Nam đang tăng trưởng, trung bình mỗi năm khoảng 10%, đại công ty Shell Gas Việt Nam xác nhận đã bán hết cổ phần của mình cho một công ty Thái Lan.
Ðại diện Shell Gas Việt Nam chỉ nói vắn tắt rằng việc chuyển nhượng đó “phù hợp với chiến lược kinh doanh của hãng Shell trên thế giới”.
Tuy nhiên, báo Tuổi Trẻ dẫn lời của bà phó chủ tịch Hiệp Hội Gas Việt Nam - Lê Thị Anh Mẫn thì cho rằng các “đại gia” lớn của ngành gas rút khỏi Việt Nam vì môi trường kinh doanh không thuận lợi.
Theo bà, hoạt động chiết gas lậu tràn lan khắp nơi, đặc biệt tại tỉnh Long An và Ðồng Nai, giúp giới buôn lậu gas ở Việt Nam cạnh tranh quyết liệt về giá.
Họ hạ giá để tung bình gas chiết lậu ra thị trường, đi vào từng ngõ ngách, góc bếp của người tiêu thụ, giới kinh doanh gas lậu đã giết chết những sản phẩm “chính thống” tuy đắt nhưng bảo đảm an toàn cho người tiêu thụ.
Mặc dù nạn bình gas cháy nổ, gây hỏa hoạn làm chết người liên tiếp xảy ra thời gian qua ở nhiều tỉnh thành, nhiều nhất là Hà Nội, chính quyền Cộng Sản Việt Nam hầu như “bình chân như vại”. Cuối cùng, theo bà Anh Mẫn, vì bị lỗ lã, vì không cạnh tranh nổi với các nhóm chiết gas bất hợp pháp, những người làm ăn chân chính đành phải ra đi.
Cũng theo bà Anh Mẫn, trước đây công ty Shell Gas Việt Nam chỉ phân phối gas cho các tiệm bán độc nhất bình gas của hãng mình để bảo vệ uy tín thương hiệu và sự an toàn cho người tiêu thụ. Số tiệm bán độc quyền này ít dần rồi chẳng còn ai, vì giá bình gas của Shell quá cao, không bán được hàng. Tuy đã “lùi một bước,” chịu bán chung với các hiệu gas khác, cuối cùng bình gas của hãng Shell cũng bị ế dài dài, đến nỗi phải rút khỏi Việt Nam. (P.L.) - Hãng Shell Gas rút khỏi Việt Nam vì gas lậu (Người Việt).
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa cho phép Ngân hàng Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam (TTXVN). -Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc mở văn phòng tại Việt Nam
Văn phòng được đặt tại Hà Nội, có thời hạn hoạt động là 5 năm.
Cảnh giác với hình thức lừa đảo mới từ Châu Phi
Bộ Công Thương vừa có cảnh báo tới các cá nhân, doanh nghiệp trong nước một số hình thức lừa đảo mới của các đối tượng từ Châu Phi và nước ngoài.
Doanh nghiệp cho nhau vay không phải chịu thuế
Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng có thể cho doanh nghiệp khác vay tiền và khoản lãi thu được không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
- Tiền đâu ra? (Nguyễn Vạn Phú). - Khoản nợ hơn 1.000 tỷ đồng ai trả? (TP).
- “Lại ảo thuật gian lận xăng dầu”: kỷ luật một loạt (TT). - TKV sẽ thoái gần 620 tỉ đồng vốn đầu tư ngoài ngành (TBKTSG).
- Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đến Việt Nam (VNN).
- Giới sản xuất Mỹ đặt vấn đề về việc Việt Nam tham gia TPP (VOA).
- Thỉnh nguyện thư yêu cầu chặn tôm đông lạnh không an toàn từ VN nhập vào Mỹ (VOA). – Hãy nói với cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) không nương tay với thực phẩm nhập khẩu không an toàn: Tell the FDA to Crack Down on Unsafe Imported Seafood (ForceChange).
- Nghiêm cấm công chức Thanh tra Chính phủ can thiệp việc xử phạt giao thông (HNM).
- Xót xa công trình “ngàn năm” (NLĐ). – Công viên Hòa Bình nhếch nhác đâu chỉ do thiếu kinh phí (ANTĐ). - Xây bảo tàng để… đón gió? (VNCA). Bảo tàng nghìn tỷ ‘rỗng ruột’ sau 2 năm mở cửa (VNE). – Sai phạm nhiều tỷ đồng tại 2 “công trình nghìn năm“ Hà Nội (PLVN). - Công trình ngàn năm: 2 năm đã hỏng! (NLĐ). -Công viên hiện đại nhất thủ đô xuống cấp nhanh vnexpress
– Bảo tàng hấp dẫn nhất của Việt Nam (SGTT).
- Phỏng vấn ông Deepak Mishra, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Kinh tế Việt Nam cũng bị tác động bởi thế giới” (VTV).
- Tái cơ cấu để phát triển doanh nghiệp (Tin tức).
- Doanh nhân “vượt bão”(NLĐ). - Doanh nhân và trọc phú (DT). - Thử thách niềm tin doanh nhân (VNN). - Có “chí” thì nên… đại gia (DV).
- Khi đại gia ngân hàng “cảm nắng”(GDTĐ). - Ngân hàng xuống phố tiếp thị cho vay (VnE).
- Biến nguồn lực vàng thành vốn đầu tư (TVN). - Không nên “ôm” vàng (NLĐ).
- Phó Chủ tịch UBCKNN: Thị trường khó khăn nảy sinh nhiều tiêu cực(HNM).
- Náo loạn thị trường địa ốc (SGGP).
- Để cà phê không còn là “giọt đắng” (DNSG). - Sản lượng cà phê có thể giảm (TP).
- Đường nội gây tranh cãi (TN).
- Thêm làn sóng giảm giá căn hộ (NLĐ). - Hà Nội tìm lối thoát cho giá dịch vụ chung cư (VnM).
- Siết chặt nhập cư trong Luật Thủ đô: Có tăng Chất lượng sống cho Hà nội? (NB&CL). - Có hay không thanh lịch người Hà Nội? Bài 1: Một Hà Nội không được yêu (HNM). - Huế: Méo mó những đô thị kiểu mẫu (TP).
- Dự thảo Luật Đất Đai gây thất vọng lớn (RFA). - Khuất tất xung quanh vụ án “Cố ý gây thương tích…” tại TAND huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình: Xét xử sót người, lọt tội, ông Chánh án được gì? (NCT). – Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội: Những khuất tất qua một phiên tòa (NCT). – Vụ đòi tài sản tại Phước Long, Bình Phước: Tác nghiệp lạ lùng của “quan” thẩm phán! (NCT).
- TÌNH TIẾT MỚI VỤ THU GIỮ TRẦM Ở KHÁNH HÒA: Hứa ăn chia 50:50 rồi… “xù” (NLĐ).. – Thanh Hóa: Bắt 2 cán bộ huyện tham nhũng (PLVN). - Đình chỉ chức vụ, điều tra quan chức có 21 nhà (TP).
- Yên Mỹ (Hưng Yên): Trưởng Công an xã bị tố dùng dùi cui đánh dân (Thanh tra).
- Đắk Lắk: Hành trình gần 20 năm đi đòi công lý của hai giáo viên(CATP).
- Quận Hoàn Kiếm lập đoàn kiểm tra vụ tranh chấp tường nhà 27 Hàng Phèn (DT). - Tống đạt quyết định tạm đình chỉ điều tra quá chậm (TT). - Đừng lấy hộ khẩu cản trở người nhập cư (PLTP). - Ra tòa vì tên công ty giống nhau (PLTP). – Nạn nhân Hoàng Đức Doanh: Đạo đức xã hội xuống cấp là vì nhiều người không biết xấu hổ (vô liêm sỉ) (Nguyễn Tường Thụy). – Kính gửi Chương trình Dân Hỏi Bộ Trưởng Trả Lời (DLB). – Đề xuất bảo vệ đất rừng của người thiểu số (RFA).- Tội nghiệp cô giáo (hay là) nghiệp chướng giáo dục (Nguyễn Thông). – Thêm một chứng cứ về tội ác của VnExpress (Chu Mộng Long). – Trần Duy Huỳnh: Củng cố niềm tin hay hoang mang bất định (DLB).
- Hai Bà Trưng và bài học “ việc nước trước việc nhà ” (RFI). – Ba triều đại Việt Nam nối tiếp đòi Trung Hoa trả đất(Hữu Nguyên).
Hiểm Hoạ Hoá Chất: Formaldehyde
Mạch Sống
Phạm Xuân Nguyên: Sự sinh, sự chết và sự sống: Đọc “Báu Vật Của Đời” của Mạc Ngôn (viet-studies 12-10-12) -- Bài viết đã lâu nhưng đăng lâi nhân dịp Mạc Ngôn được Nobel.◄
Thạc sỹ ĐH Melbourne không đạt chuẩn Thạc sỹ tại Việt Nam? (infonet 12-10-12)
Từ báo vào sách (VHQN 12-10-12) -- Ngô Thảo viết về Hoàng Thiên Nga
Tại sao đại học ở các nước độc tài là tệ: Why Dictators Build Terrible Universities (FP 11-10-12)