(Dân Việt) - Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng đa số đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý...
-- Bác tin đồn cấy trứng đỉa vào thức ăn
-- Cơn sốt săn đỉa chưa từng có của dân xứ Nghệ
Liên tục các vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép đỉa sống từ Campuchia về Tây Ninh trong thời gian qua khiến cả ngành chức năng và người dân lo lắng.
Những ngày qua, cơ quan chức năng Tây Ninh liên tục phát hiện nhiều vụ nhập lậu, thu gom đỉa trái phép trên địa bàn tỉnh. Theo giải thích của các đối tượng bị bắt giữ, số đỉa này sẽ tiếp tục được chuyển xuống TP.HCM để giao cho một mối lái khác, được cho là người Trung Quốc.Nhập khẩu đỉa để làm... thuốc
Ông Trần Phú Đông – Đội phó Đội Cảnh sát kinh tế (Công an huyện Bến Cầu, Tây Ninh) cho biết, tối ngày 17.10, đơn vị này phát hiện một xe ô tô chạy hướng Tây Ninh – TP.HCM chứa 127kg đỉa sống. Ngay lập tức đơn vị này đã tịch thu và tiêu hủy số đỉa này ngay ngày hôm sau. Trước đó, ngày 12.10 Công an Bến Cầu cũng đã bắt 3 người dùng xe gắn máy vận chuyển 180kg đỉa từ Campuchia về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch.
“Số đỉa bắt được là gom từ Campuchia về Bến Cầu, sau đó tiếp tục chuyển xuống TP.HCM để đưa đi tiêu thụ. Qua điều tra các đối tượng khai rằng, đỉa mua về bán cho thương lái Trung Quốc để làm thuốc chữa bệnh” - ông Đông cho biết.
Ông Lê Văn Khải - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh
Cơ quan Công an Tây Ninh cũng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã bắt giữ, tiêu hủy 4 vụ nhập khẩu, vận chuyển trái phép với số lượng gần 500kg đỉa sống. Ông Lê Văn Khải – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Tây Ninh cho biết, đỉa được các thương lái thu mua với giá 135.000 đồng/kg. Đỉa sống được chứa trong các bao lưới, bảo quản trong thùng xốp, một số được ướp đông nhưng phần lớn đỉa chuyển về Việt Nam trong tình trạng “bò lúc nhúc” khiến lực lượng chức năng phải buồn nôn khi xử lý.
“Campuchia đất hoang còn nhiều nên đỉa có thể phát triển mạnh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được là làm thế nào người dân, thương lái bên đó thu gom được số lượng đỉa lớn cả trăm kg để chuyển về Việt Nam” - ông Khải nói.
Đe dọa con người, vật nuôi
Dù theo khai báo của các đối tượng bị bắt giữ, đỉa nhập lậu về Việt Nam không được tiêu thụ trong nước, tuy nhiên, nguy cơ đỉa gây hại cho môi trường tự nhiên, con người, vật nuôi là rất lớn. Theo ông Đông, ngoài huyện Bến Cầu, một số địa phương khác trên địa bàn Tây Ninh cũng phát hiện nhiều thương lái vận chuyển, thu gom, tàng trữ đỉa trái phép như thị xã Tây Ninh, huyện Châu Thành…
Đỉa thường được vận chuyển từ Campuchia về Tây Ninh theo đường bộ, nhưng khi lực lượng chức năng siết chặt kiểm tra, quản lý việc nhập lậu thông qua các trục đường bộ dọc biên giới thì cánh thương lái chuyển sang chở đỉa trên những chiếc ghe nhỏ, men theo đường sông, các kênh lạch… để “qua mặt” cơ quan chức năng. Lượng đỉa này sau đó sẽ được ngụy trang cẩn thận và vận chuyển về TP.HCM bằng xe buýt hoặc xe tải nhỏ.
Thanh Xuân
“Lo nhất là phần đỉa dạt - tức là đỉa loại nhỏ, thương lái không mua nên bỏ lại, tràn ra ruộng để sinh sôi, nảy nở, de đọa môi trường sống tự nhiên cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi” - ông Đông thông tin.
Ông Khải còn lo rằng, việc thu gom đỉa rất khó khăn nên có thể thương lái thu mua giá cao hơn gấp nhiều lần mức họ khai báo là 135.000 đồng/kg. Việc này sẽ kích thích một số người dân tập trung nuôi đỉa, gom đỉa trái phép để thu lợi, đe dọa môi trường sống.
Ông Trần Đình Vĩnh - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.HCM cho biết: “Chưa có thông tin nào về việc sử dụng đỉa làm thuốc chữa bệnh nhưng nếu đỉa tràn ra môi trường sẽ rất nguy hiểm cho người, chưa kể các tác động xã hội khác như tác động đến tâm lý người dân, gây mất trật tự an ninh xã hội…” - ông Vĩnh nói.
Trước tình hình này, sáng 19.10, UBND huyện Bến Cầu yêu cầu các lực lượng từ dân phòng, đến bộ đội biên phòng đóng trên địa bàn huyện tăng cường phối hợp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các tuyến đường biên giới. Đồng thời, kết hợp với TP.HCM để bắt tận gốc đường dây vận chuyển đỉa lậu này.
- Ồ ạt nhập đỉa: Rất nguy hiểm cho người (DV).
- Phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (ND).- Hãi hùng Đông dược trộn độc chất! (NLĐ)
--.Cận cảnh một đĩa thịt heo có dấu hiệu lạ
(Nguoiduatin.vn) - Một thực khách vừa gửi tới tòa soạn ảnh chụp một đĩa thịt heo tại một nhà hàng ở phố N (Hà Nội). Đĩa thịt có dấu hiệu lạ và gây ra sự sợ hãi cho nhiều người, chị nói.
Nước uống nhiễm khuẩn bị đình chỉ vẫn xuất hiện
- Lo ngại vì “vi sinh vật lạ” trong thịt heo chín (NĐT).
(Nguoiduatin.vn) - Việc cơ quan chức năng quản lý lỏng lẻo nguồn thực phẩm trên thị trường đã khiến người dân phải gánh chịu nhiều thiệt thòi. Mới đây, nhiều người dân được phen phát hoảng khi nghe thông tin có "sinh vật lạ" trong thịt heo.
Hoang mang vì thịt heo tiêm thuốc an thầnChưa hết bàng hoàng sau nhiều vụ việc như dùng thịt heo chết làm ruốc, xúc xích có giòi hay thịt heo tiêm thuốc an thần…, người dân lại sốc trước thông tin có "vi sinh vật lạ" bò lúc nhúc trong thịt heo chín. PV Người đưa tin đã có cuộc điều tra, tìm hiểu thực tế trên địa bàn TP.HCM. Tại đây, nhiều người dân lẫn lái buôn tỏ ra hoang mang, lo ngại trước thông tin này.
Nhiều người tỏ ra lo ngại, lưỡng lự khi mua thịt
"Sốc" vì thịt heo chín có "vi sinh vật lạ"
Tiếp xúc với PV, nhiều người dân tỏ ra hoang mang, lo sợ và có ý định tẩy chay thịt heo vì sợ nhiễm bệnh. Chị Trần Tuyết Lan (35 tuổi, ngụ Bình Thạnh) lắc đầu ái ngại: "Tôi thật sự kinh hoàng trước thông tin có "vi sinh vật lạ" trong thịt heo chín. Nếu có loại vi khuẩn còn sống được khi thịt heo đã nấu chín thì chắc chắn nó rất nguy hiểm. Có lẽ từ nay, nhà tôi sẽ cạch hẳn món này!".
Cùng suy nghĩ, chị Dương Thị Hà (35 tuổi, ngụ quận Tân Bình) chia sẻ: "Thực sự tôi thấy rất ghê sợ. Đã gần hai tháng qua, tôi không dám ăn thịt heo, bây giờ nghe thêm tin này chắc tôi phải tẩy chay món này".
Chị Phạm Thị Hồng (43 tuổi, quận Tân Bình) chia sẻ: "Những sạp bán thịt quá lắm trò. Họ dùng hóa chất để tẩy mùi và làm cho thịt heo tươi ngon nhưng mắt thường chúng tôi không thể biết. Tôi đã từng có lần mua phải thịt thối, khi về nấu xong thấy có xác giòi nổi lên".
Theo quan sát của PV, tại nhiều chợ trên địa bàn TP.HCM, người dân đã không còn thiết tha với món thịt heo. Nhiều chủ cửa hàng thịt bán đến 8h tối vẫn còn ế ẩm. Người dân hầu hết chọn mua rau quả và thủy sản vì lo sợ "vi sinh vật lạ" có trong thịt heo gây nguy hại cho cơ thể. Nhiều chủ cửa hàng thịt tỏ ra hoang mang.
Chị Nguyễn Thị Đào, chủ sạp thịt heo chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) bày tỏ: "Tôi không hiểu nổi sao lại có "vi sinh vật" sống khỏe đến vậy, cũng không biết nguyên do vì đâu. Nhiều ngày qua, không riêng gì cửa hàng của tôi mà hầu hết các cửa hàng thịt ở chợ này đều ế ẩm. Bên cạnh những sạp bán thịt, những quán cơm từ bình dân cho đến sang trọng cũng đang ế khách".
Nguy cơ nhiễm "vi sinh vật lạ" từ chợ bẩn
Vòng quanh một số chợ trên địa bàn TP.HCM, PV bắt gặp rất nhiều điểm buôn bán thịt heo nhếch nhác, bẩn thỉu, nguy cơ lây nhiễm "vi sinh vật lạ" rất cao. Tại chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), một số tiểu thương bày bán thịt heo với đầy ruồi nhặng bu xung quanh.
Chị Phùng Ngọc Oanh, chủ một sạp thịt heo chợ Hoàng Hoa Thám lý giải: "Người ta bày bán đủ thứ ở chợ, muốn sạch cũng không được. Thịt heo ở đây phần lớn chúng tôi lấy ở xa về, mỗi ngày phải đến cả tạ, bán không hết thì bỏ tủ đá mai bán tiếp, chẳng ai dại đến nỗi bán không hết mà lại bỏ đi".
Tại khu chợ tự phát trên đường Phạm Văn Bạch (quận Gò Vấp), nhiều tiểu thương thú nhận việc bày bán thịt heo ngày này qua ngày khác là có. Thậm chí, họ còn cố bán tống bán tháo những miếng thịt đã ế lâu ngày với giá rất mềm. Phần lớn các bộ phận của heo như lưỡi, thịt đùi được giữ lại lâu nhất bằng cách bảo quản qua loa là ướp đá. Sau khi thắc mắc với chị Nguyễn Hồng Thắm (chủ sạp thịt heo ở đường Phạm Văn Bạch) về các lưỡi heo có màu bạc, mùi hôi, chị liền rút trong túi ni lông ra một bọc lưỡi heo tươi rói kêu là hàng mới về, những cái trên sạp do bị nắng mà bạc.
Theo các công bố của Bộ Y tế, trong thịt heo có rất nhiều loại vi khuẩn, vi trùng có thể ký sinh như: Sán xơ mít, giun xoắn trichinosis, liên cầu khuẩn Streptococcus suis… Đây đều là các loại vi khuẩn nguy hiểm, chúng thường gây ra nhiều dịch bệnh cho động vật và con người. Các loại vi khuẩn trên thường sống trong các đống rác thải, phân, với môi trường ẩm thấp, chúng sinh sản và lây lan rất nhanh.
Chính vì thế, việc thịt heo được bày bán tràn lan mà không đảm bảo vệ sinh đã trở thành môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hiểm này xâm nhập. Tuy nhiên, hầu hết các loại này đều chết khi đun sôi ở 100oC, trong vòng 15 phút.
Trước đó như tin đã đưa, gia đình chị Nguyễn Thị Chiến ở phường Đông Giang có mua thịt lợn về nấu. Khi đang ăn thì phát hiện có cảm giác lạ khi cắn phải gì đó. Chị Chiến và gia đình đã dừng lại, không ăn nữa và lấy toàn bộ thịt nấu xé đôi ra thì cả nhà hoảng hồn khi phát hiện nhiều "sinh vật lạ" bò lúc nhúc. Ngay lập tức, gia đình đã trình báo sự việc trên đến cơ quan liên quan.
Phải tự bảo vệ mình Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Nguyễn Huy Mẫn, trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM cho biết: "Trong các loại thịt bao giờ cũng chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Bởi vậy, mọi người phải tự bảo vệ mình bằng cách ăn uống hợp vệ sinh. Tốt nhất là phải nấu thật kĩ các món đồ tươi sống như thịt, cá… Bên cạnh đó, không nên mua những loại thực phẩm, thịt đã quá hạn vì nguy cơ ngộ độc rất cao". |
- Măng tre, cá biển nhiễm nhiều chất độc(ANTĐ).-
- Tìm chất độc trong dép Trung Quốc (TN). – Dép Trung Quốc nghi có độc bán ở nhiều chợ Hà Nội (Infonet). -Hành trình tận thu cây kim cương để bán sang Trung Quốc (DT). – “Tẩy chay sản phẩm Trung Quốc” – Action! (Paulo Thành Nguyễn). – Buôn bán với TQ: ‘VN tiếp tục nhập siêu’ (BBC).
-- Việt Nam đoạt giải thưởng “Vì con người” (TN). Ngày 19.10, tin từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, Chương trình Khí sinh học cho ngành chăn nuôi của Việt Nam đã đoạt giải thưởng “Vì con người” năm 2012, giải thưởng do Diễn đàn Năng lượng thế giới (WEF) bình chọn và trao tặng.
Chương trình được triển khai tại Việt Nam bởi Cục Chăn nuôi với sự hợp tác của Tổ chức phát triển Hà Lan - SNV. Dự án đã hỗ trợ xây dựng 130.000 công trình khí sinh học, tạo được công ăn việc làm cho hơn 5.700 thợ xây và nâng cao đời sống cho hơn 650.000 người thông qua việc cung cấp nguồn năng lượng sạch và rẻ tiền.
- Kỳ lạ phố có hơn 50 “quốc gia” giữa Sài Gòn (TP/ DT).
- TP.HCM Bì bõm khổ cực giữa triều cường (TT). - Cảnh báo từ xa đường bị ngập. - Kênh rạch TPHCM Bị san lấp vô tội vạ (SGGP).
- Cô giáo tử vong bất thường: Sở Y tế vào cuộc (Khám phá). - Tàn độc rạch mặt bé trai 20 tháng tuổi. - Một phụ nữ và 3 trẻ nhỏ bị tạt axit dã man (NLĐ).
- Chờ chồng ngủ say, cắt đứt “của quý” (NLĐ). - Những người đàn bà làm thân trâu ngựa (VTC).
- Quảng Ngãi: Bé trai 1 tuổi bị rạch mặt chằng chịt (DV).
- Ông Hùng Mau: “Tôi không lừa tiền Cẩm Vân – Khắc Triệu!”(NLĐ).
- Huy động hàng trăm cảnh sát bắt 10 xe chở hàng lậu (NĐT).
- Bảo tồn voi tại Đắk Lắk, Nghệ An, Đồng Nai (SGGP).
- Cà Mau: Cá sấu lại sổng chuồng (DT).
- Cây sưa lớn nhất Việt Nam bị lâm tặc đốn hạ (TP).
- Khỉ trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh tiếp tục cắn người (NLĐ).
- Báo động nạn phá và xâm lấn rừng phòng hộ (QĐND).
- Hoa Kỳ giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu (VOA).
- Huy động cộng đồng ngăn ngừa tội phạm mua bán người (NLĐ).
- Trung Quốc phá đường dây buôn trứng người (NLĐ).
- Mỹ: Dịch viêm màng não dẫn đến nhiều vụ kiện (VOA).
--Lao động khổ sai thời hiện đại (19/10)
(Dân Việt) - Hơn 20 người ở Phú Yên bị lừa bán làm lao động khổ sai ở Lâm Đồng, bị bắt làm việc thâu đêm suốt sáng, bị đánh đập, giam giữ... Chuyện xảy ra ở thời này, trên đất nước này mà như chuyện nô lệ thời trung cổ.
Gần đây, ở Trung Quốc, báo chí cũng đã điều tra được một vụ tương tự, đó là một nhóm tội phạm chuyên bắt người đưa vào làm việc ở trong các hầm mỏ. Họ bị đày đọa, bỏ đói và làm việc đến kiệt sức, đến ngu dại. Sau khi vụ việc được phanh phui, dân chúng vô cùng phẫn nộ, yêu cầu xử lý thật nghiêm để ngăn chặn tội ác bắt người làm nô lệ.
Chuyện tưởng chỉ có ở xứ người, nhưng không ngờ vẫn liên tục xảy ra ở xứ ta. Nói âm ỉ là vì, tuy không có những vụ lao động khổ sai hàng trăm người, nhưng đâu đó lẩn khất trong những vùng quê nghèo, rừng sâu núi thẳm, đang có những ông chủ độc ác sử dụng lao động như vậy. Tình trạng lừa người dân đi làm thuê, hứa trả với số tiền vài triệu đồng mỗi tháng, nhưng sau đó giam giữ lại, bắt làm việc và trả lương thấp đã từng xảy ra. Tuy mức độ tàn ác có thể khác nhau, nhưng bản chất của vấn đề chỉ có một.
Ở nhiều vùng có hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là đào đãi vàng, có những ông chủ thuê thanh thiếu niên làm công với những lời hứa hẹn rất hấp dẫn. Nhưng đến khi người lao động sập bẫy, họ bị bắt làm việc theo kiểu khổ sai, bị canh giữ không cho rời khỏi mỏ. Chưa kể, ở nhiều nơi có tình trạng sử dụng lao động trẻ em, làm việc trong cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản, làm việc nhà, các em bị đánh đập tàn nhẫn - cháu Hào Anh ở Cà Mau là một ví dụ nhỏ. Chuyện đau lòng như vậy ngay trên đất nước mình kể ra không ít.
Một hình thức nô lệ khác, đó là nhiều trường hợp thiếu nữ bị lừa vào làm việc ở các quán cà phê, nhà hàng, sau đó bị bắt phục vụ tình dục cho khách. Ai không tuân lệnh thì bị đánh đập, dọa giết. Nạn nhân bị giam cầm, không có cách thoát thân hoặc liên lạc với gia đình. Bị làm nô lệ kiểu này còn tan nát cuộc đời hơn cả lên rẫy hái cà phê.
Có một điều, hầu hết các nạn nhân của các kiểu nô lệ trên đều là người nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi. Họ quá nghèo khổ nên cùng đường kiếm ăn, họ ít học nên không đủ chữ để suy nghĩ thiệt hơn, họ quá tăm tối nên không có kiến thức pháp luật để tự bảo vệ mình.
Trở lại vụ lừa người lao động tại xã Ea Bia (Sông Hinh), việc phải làm kiên quyết là điều tra và xử lý thật nghiêm những kẻ có hành vi vi phạm. Phải xử thật nặng mới đủ sức răn đe, ngăn chặn tội ác. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ là giải quyết cái ngọn. Cái gốc vẫn là làm sao giúp đỡ để người dân nông thôn, miền núi có cuộc sống tốt hơn, có điều kiện để sản xuất, vươn lên thoát khỏi thân phận đói nghèo, tăm tối.
Hoàng Tụy: Thay đổi tư duy giáo dục (viet-studies 19-10-12) -- Bản gốc của tác giả (đầy đủ hơn bản đăng trên Tuổi Trẻ)◄◄
Lớp “VIP” trong trường công (TN 19-10-12)
Nguyên Bộ trưởng GD: "Làm Bộ trưởng khổ lắm" (GD 19-1012) -- Nhưng chớ lo! Nếu thất bại thì lên làm Phó Thủ tướng!
Không để tuổi mới lớn bơ vơ trong khủng hoảng (TT 19-10-12) -- Cũng không nên để tuổi già bơ vơ trong khủng hoảng. (Túm lại, tuổi nào bơ vơ trong khủng hoảng cũng là không tốt)
Nữ sinh liên tiếp tự tử: Trách nhiệm thuộc về ai? (infonet 19-10-12)
Ngô Phan Lưu chán ngán khi bị đạo văn (VnEx 19-10-12)
Nguyễn Quỳnh Trang và sự hoang mang của người trẻ (VnEx 19-10-12)
Mạc Ngôn: Was there a conflict of interest behind the Nobel literature prize? (Foreign Policy 18-10-12)
Tin động trời: Writers Are Twice as Likely to Commit Suicide (Atlantic 19-10-12) -- Nhà văn có khả năng tự tử gấp hai người thường!- LS Nguyễn Văn Đài: Thế nào là phản động? (BBC). – HRW: Luật pháp Việt Nam không tôn trọng nhân quyền(VOA). - Bài học đấu tranh dân chủ của ông Aryyeh Neier (Người Việt). – Gia đình tù nhân Dương Âu kêu cứu(RFA). – Lê Diễn Đức – gửi Nguyễn Phương Uyên: Hãy cho biết con gái tôi ở đâu? (RFA’s blog). – Em – Người con gái của đợi chờ (Chuacuuthe).
-Quyết định thành lập Học viện Phụ nữ VN,.
– Bi kịch tự thú, tự xử lý (RFA).– Hội nghị TW 6 khẳng định sức chiến đấu của Đảng (TTXVN).
- Con gái Thủ tướng trách blog ‘phản động’ (BBC). - Đề nghị cách chức chánh án TAND huyện Đức Hòa (NLĐ). - Nguyên Kế toán trưởng công ty con của Vinalines tham ô 2,3 tỷ đồng (CAND). - 12 cán bộ ngân hàng lập 110 sổ tiết kiệm khống (ANTĐ). - Trưởng thôn trốn lệnh truy nã sa lưới (SGGP).
- Ngày 22-10, khai mạc kỳ họp thứ 4 của Quốc hội: Sẽ “nóng” chuyện kinh tế – xã hội, đất đai (TT). - Không thực hiện đúng lời hứa, bộ trưởng dễ mất tín nhiệm (TN).
- HÃY ĐẤU TRANH SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP VÌ TƯƠNG LAI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM! – (VLB). -- Nghẹn ngào đoàn kết (pro&contra).
- Lật lại vụ án Thỏ và Rùa (Tin khó tin).
- MỘT VỊ TƯỚNG CÔNG AN ĐÁNG NỂ TRỌNG (Bùi Văn Bồng).