Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Đội hình tấn công Mỹ bất ngờ xuất hiện trên biển Hoa Đông

-Sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu chiến Trung Quốc đang hoạt động ở biển Hoa Đông, đội hình tấn công của hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington lập tức có mặt ở Tây Thái Bình Dương.

Hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington tập trận hồi đầu tháng này gần đảo Guam (Mỹ).

Báo dẫn nguồn từ các quan chức hải quân Mỹ xác nhận đội hình tấn công của tàu USS George Washington hoạt động trên biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Mỗi tàu sân bay chở hơn 80 máy bay, được hộ tống bằng các tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tiếp tế, tàu tuần tiễu trang bị tên lửa định hướng.
Tạp chí Time cho biết, trên đảo Guam (Mỹ) cũng có mặt khoảng 2.000 lính thủy đánh bộ với tàu tấn công đổ bộ USS Bonhomme Richard và hai tàu hộ tống. Dự kiến lực lượng này sẽ di chuyển từ đảo Guam đến Philippines tham gia tập luyện với binh sĩ Philippines theo kế hoạch định trước.
Tạp chí này nhận định, sự kiện ba đội hình tấn công của tàu sân bay và lính thủy đánh bộ cùng có mặt tại một khu vực tương đối nhỏ trên Thái Bình Dương là hiện tượng tập trung hỏa lực bất thường. Sự kiện này có thể nhằm cảnh báo Trung Quốc không leo thang xung đột ở quần đảo Sankaku/Điếu Ngư.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ tuyên bố, động thái tập trận và triển khai các đội hình tấn công tàu sân bay không nhất thiết liên quan đến căng thẳng tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo người phát ngôn này, hoạt động của hai đội hình tấn công tàu sân bay USS George Washington và USS John C. Stennis ở Tây Thái Bình Dương là một phần trong cam kết của Mỹ bảo đảm hòa bình, ổn định đối với khu vực. Tuy nhiên, người phát ngôn không bình luận về hướng di chuyển tiếp theo của hai đội hình trên.
--Đội hình tấn công Mỹ bất ngờ xuất hiện trên biển Hoa Đông

Cảnh tàu sân bay Mỹ tới điểm nóng Hoa Đông

Thứ Hai, 01/10/2012.


(Phunutoday) - Ngày 30/9, giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận rằng hàng không mẫu hạm USS George Washington cùng với một lực lượng tấn công đã bắt đầu hoạt động ở biển Hoa Đông, gần quần đảo nơi đang diễn ra các tranh chấp.




Báo Time ngày 30/9 đưa tin đội hình tấn công của hai tàu sân bay Mỹ USS John C. Stennis và USS George Washington đã có mặt ở biển Đông và biển Hoa Đông. Các quan chức hải quân Mỹ xác nhận đội hình tấn công của tàu USS George Washington triển khai hoạt động trên biển Hoa Đông gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, đội hình tấn công của tàu USS John C. Stennis hoạt động xa hơn, trong khu vực biển Đông.


Mỗi tàu mang theo khoảng 80 phi cơ chiến đấu và được hộ tống bởi nhóm các tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và tàu hậu cần.


Động thái này của Hải quân Mỹ đã khiến các bên đang “tham chiến” vô cùng bất ngờ bởi từ nơi các tàu chiến Mỹ đang hội quân, chỉ cần tăng tốc một chút là có thể tiến vào vùng quần đảo Senkaku, nơi tàu của Nhật Bản – Trung Quốc – Đài Loan liên tục có những cuộc đụng độ trong những ngày gần đây.


Mặc dù những cuộc đối đầu vừa xảy ra chỉ liên quan đến các tàu tuần tra bờ biển và tàu cá của các bên nhưng Trung Quốc tuyên thệ họ sẽ tiếp tục gửi thêm tàu tuần duyên để phối hợp với lực lượng phòng vệ bờ biển nhằm “bảo vệ” quần đảo này.


Đáng chú ý, Senkaku hiện vẫn là quần đảo do Nhật Bản kiểm soát và quản lý.


Người phát ngôn Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ tuyên bố tập trận và triển khai các đội hình tấn công tàu sân bay không nhất thiết liên quan đến căng thẳng tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.


Đến nay, phía Mỹ vẫn chưa tỏ ra đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp này và Ngoại trưởng Hillary Clinton đã lên tiếng kêu gọi các bên dùng “cái đầu lạnh” để ngăn chặn một cuộc chiến tranh nổ ra.


Mặc dù vậy, các quan chức Mỹ vẫn khẳng định Senkaku là khu vực nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật và theo đó Mỹ phải có trách nhiệm hỗ trợ quân đội Nhật Bản nếu quân đội nước này bị tấn công.


Cả nhóm tàu sân bay USS George Washington và lực lượng lính thủy đánh bộ tác chiến đều đồn trú ở Nhật Bản và đã từng có lịch huấn luyện riêng rẽ nhưng tất cả đã bị điều động về khu vực đảm Guam trước khi tình hình Senkaku nóng lên. Đảo Guam và đảo Tinian ở gần đó đều được quân đội Mỹ coi là “bàn đạp” để tạo thế tái cân bằng lực lượng của họ ở khu vực nhằm đối phó với sự lớn mạnh của quân đội và tham vọng của Trung Quốc.


Theo các nhà phân tích, việc quân đội Mỹ tập trung một lực lượng khá mạnh ở gần Senkaku có thể là thông điệp nhằm gửi đến Trung Quốc rằng “nếu biết điều thì đừng có nên đẩy các cuộc tranh chấp ở Senkaku đi quá xa”.


Tuy nhiên đây cũng có thể đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

----

Trung Quốc mang tên lửa diệt tàu sân bay ra Hoa Đông

Thứ Ba, 02/10/2012, 13:35 [GMT+7].

(Phunutoday) - Trong thông tin Mỹ đưa tàu sân bay đến biển Hoa Đông, nhiều mạng quân sự Trung Quốc đã đưa thông tin Hải quân nước này cũng đã triển khai loại tàu chiến có thể mang loại tên lửa diệt hạm đến khu vực này.




Trước thông tin tàu sân bay Mỹ đến biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng đã đưa loại tàu chiến hạng nặng của mình ra vùng biển này. Theo giới quân sự Trung Quốc loại tàu chiến này có khả năng mang 8 tên lửa chống hạm hạng nặng "bách phát bách trúng" tiêu diệt hoàn toàn chiến hạm 20.000 tấn trong 15-20s




Hiện nay Trung Quốc sở hữu 4 chiến hạm loại này. Khu trục hạm lớp Sovremenny class của Nga Trung Quốc mua bắn tên lửa đạn đạo. Khu trục hạm loại này có : Kích thước : 156.4m x 12.7m x 7.85m , Độ dãn nước : 8480 (full load), Tầm hoạt động : 14000 miles - Tốc độ tối đa : 32.7 hải lý/h , Thủy thủ đoàn : 370 người, Vũ khí : 8 ống phóng SS-N-22 Moskit; 2 hệ thống SA-N-7 Shtil SAM. 2 hệ thống 130mm/54cal guns. 4 ống phóng ngư lôi 533mm. Hiện nay Trung Quốc có 4 tàu loại này với số hiệu: 136, 137, 138, 139



Mặc dù không còn là chiến hạm mới trong biên chế của Hải quân Trung Quốc, nhưng những chiến hạm loại này vẫn có vị trí hết sức quan trong trong biên chế Hải quân nước này.




Vũ khí nguy hiểm nhất của chiến hạm loại này là 8 tên lửa hành trình chống tàu hạng nặng Moskit – SS-N-22. tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg.


Loại tên lửa này có thể đánh đắm chiến hạm 20.000 tấn trong 15-20s


Giới quân sự Trung Quốc quảng cáo đây là loại tên lửa bách phát bách trúng nó là nỗi sợ hãi cho bất cứ loại tàu sân bay nào, kể cả tàu sân bay hạt nhân


Chiến hạm lớp Sovremenny mang số hiệu 136 của Trung Quốc phóng tên lửa SS-N-22 Moskit


Tên lửa hạng nặng này còn có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân


Trung Quốc đang có những hành động khá rõ nét trước động thái Mỹ đến Hoa Đông


Nỗi sợ hãi của tàu sân bay Mỹ




--
Ảnh độc: Hạm tàu khủng bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh

Thứ Hai, 01/10/2012, 06:18 [GMT+7].

(Phunutoday) - Trên rất nhiều mạng quân sự Trung Quốc mấy ngày gần đây đều đăng ảnh cách bố trí các hạm tàu cũng như tàu ngầm và máy bay chiến đấu để bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh sau khi con tàu này gia nhập Hải quân…



Hình ảnh các bố trí hạm tàu bảo vệ Thi Lang bao gồm: 2 tàu ngầm loại lớp 093 hoặc 091 chố chặn đầu và phía sau, 2 tàu khu trục hạm lớp Lan Châu, 2 tàu khu trục hạm lớp Quảng Châu, 2 tàu lớp 054A cùng 1 tàu cấp nhiên liệu và 2 tàu tuần tiễu bên ngoài. Tóm lại để bảo vệ Liêu Ninh Trung Quốc sử dụng khoảng 11 tàu chiến các loại


Việc Trung Quốc triển khai tàu sân bay đầu tiên đã đánh dấu cột mốc biểu tượng cho sức mạnh quân sự ngày một phát triển của nước này Giới chức quân sự và chính trị Trung Quốc gọi tàu Liêu Ninh, dài 300m, là cú nhảy vọt ngoạn mục về khả năng hải quân vào thời điểm Mỹ cho biết đang chuyển “trục xoay” chiến lược sang châu Á.


Tờ Thiết Huyết cho biết: Để Liêu Ninh không biến thành miếng mồi ngon của kẻ thù, thì việc có 1 hạm tàu thật hùng mạnh bảo vệ là vấn đề sống còn với Hải quân Trung Quốc. Rất nhiều loại khu trục hạm được xem xét tới nhắc tới đầu tiên là khu trục hạm lớp 054A, một trong những loại khu trục hạm hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc hiện nay.


Với vai trò là đảm bảo phòng không hạm đội nên Type-054A được trang bị hỏa lực phòng không khá mạnh, sử dụng hệ thống 32 ống phóng thẳng đứng, dùng đạn tên lửa phòng không tầm trung đa kênh, loại tên lửa đối không tầm trung 9M317 Shtil, (NATO định danh là SA-N-12, tầm bắn 38km của Nga) hoặc loại sao chép tương tự do Trung Quốc tự phát triển có tên HQ-16. Hệ thống được bố trí phía trước mũi tàu sau pháo chính. Bệ phóng thẳng đứng này cũng được cho là có khả năng dùng để phóng rocket chống ngầm Yu-8


8 tên lửa chống tàu YJ-83 C-803, có đầu đạn nặng 165kg, tầm bắn 180 km, được bố trí trong 2 cụm phóng ở giữa thân. Tên lửa được dẫn đường bằng phương pháp quán tính và radar chủ động. Ngoài ra, tàu được trang bị pháo hạm 76mm (sao chép từ pháo hạm đa năng AK-176 của Nga), hai hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 7 nòng cỡ 30mm, tầm bắn tối đa 3.000m, tốc độ bắn 5800 phát/phút, Để chống ngầm, tàu có hai hệ thống phóng rocket chống ngầm Type-87,cơ số 36 quả rocket, cỡ nòng 240mm, đầu đạn nặng 34kg, tầm bắn 1.200m.


Cái tên thứ 2 được nhắc tới sau 054A là chiến hạm lớp 052C của Hải quân Trung Quốc


Type 052C (lớp Luyang – II) là khu trục hạm hạng nặng mang tên lửa của hải quân Trung Quốc. Hiện có hai tàu thuộc hạm đội Nam Hải Lanzhou (170) và Haikou (171). Type 052C có chiều dài 154m, rộng 16m, lượng choán nước 7.000 tấn. Phần thân tàu thiết kế hoàn toàn giống “người anh” Type 052B nhưng xét hệ thống vũ khí, điện tử trang bị trên tàu thì khác biệt nhiều. Lớp Lyang – II lắp radar mạng đa năng tương tự hệ thống radar AN/SPY – 1 (bộ phận của hệ thống chiến đấu Aegis) tiên tiến trên các tuần dương, khu trục của hải quân Mỹ.


Sau chiến hạm lớp 052C, khu trục hạm mới nhất của Hải quân Trung Quốc lớp 052D. Tàu khu trục tên lửa 052D có chức năng tàng hình, lượng giãn nước khoảng 6.000 tấn. Tàu này thiết kế 64 ô phóng thẳng, có thể phóng tên lửa tấn công đối đất hoặc tên lửa phòng không, chống hạm với tốc độ nhanh. Ít ra là nhìn vào hình ảnh, thiết kế của tàu khu trục tên lửa 052D hầu như mộc mạc hơn so với tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ.


Quy mô vũ khí trang bị của nó không thể so sánh được với tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu khu trục lớp Ticonderoga. Nhưng, loại tàu khu trục này của Trung Quốc có thể phát động tấn công chí tử trong các cuộc xung đột khu vực ở các vùng biển lân cận châu Á. Trong đa số trường hợp, nó có thể triển khai hành động dưới sự chi viện của hỏa lực bờ biển.


Bên cạnh các hạm tàu bảo vệ thì nhiên liệu để duy trì sự hoạt động của tất cả đội hình tàu chiến này không thể thiếu các loại tàu dịch vụ hay còn gọi là tàu cấp dầu


Trung Quốc còn muốn trang bị cả máy bay cảnh báo sớm do nước này tự sản xuất để tham gia hạm tàu bảo vệ này


Bên cạnh trang bị hạm tàu "khủng" Trung Quốc cũng cắt cử 2 loại tàu ngầm loại 091 và 093 tham gia bảo vệ Liêu Ninh


Biên chế bảo vệ Liêu Ninh bao gồm khoảng 12 tàu khu trục hạm các loại, và 2 tàu ngầm loại 091 và 093 cùng 1 đến 2 máy bay cảnh báo sớm do Trung Quốc tự sản xuất

-Căng thẳng Trung - Nhật leo thang, toàn bộ nội các Nhật từ chức
Tất cả bộ trưởng của Nhật Bản đều đã từ chức nhằm phục vụ công tác cải tổ nội các của Thủ tướng Yoshihiko Noda, nỗ lực được đánh giá là nhằm xoa dịu mối bất đồng gây tổn thất với Trung Quốc, đồng thời tăng cường tín nhiệm trước công chúng.
- Việt kiều Australia góp tiền xây trường ở Trường Sa (VNE).   – Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi: Giúp nước mắt người dân bớt mặn (HNM).
- Trung Quốc định lập mạng viễn thông ở Hoàng Sa, Trường Sa (ICT News).
- ASEAN-Trung Quốc họp về Biển Đông tại Thái Lan (TTXVN).   – Trung Quốc cử phái bộ tăng cường hợp tác ASEAN (TTXVN).  – Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông(Petrotimes).
- Indonesia giới thiệu dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) (CAND).
- Nhật Bản muốn đối thoại với Trung Quốc về tranh chấp đảo (VOV).  – Toàn bộ nội các Nhật từ chức(VNN).  – Nhật Bản sắp xếp lại Nội các nhằm giảm căng thẳng Hoa Đông;   – Nhật Bản truy tố người biểu tình đổ bộ lên Senkaku (GDVN).  – Trung Quốc chi 250 ngàn USD quảng cáo Senkaku trên New York Times (GDVN).  – ‘Đánh cờ’ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư? (TP).
- Ảnh độc: Hạm tàu khủng bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh (PN Today).
- Thủy quân lục chiến Philippines làm gì ở Trường Sa? (TP).
- Tàu Đài Loan xuất hiện gần Điếu Ngư/Senkaku (VNE).
- Vận động được gần 10 tỉ đồng xây trường ở Trường Sa (TN). – Sẽ có ngôi trường đặc biệt ở Trường Sa (PLTP). – Ở lò thiếu sinh ngư dân (SGTT). – Ghe thúng bủa vây… Công viên Biển Đông (ĐĐK).
- TQ đẩy mạnh xây hạ tầng ‘Tam Sa’ (BBC).-- Trung Quốc: Chúng tôi không bắt nạt những nước yếu (Infonet). – Trung Quốc khởi công xây dựng phi pháp ngoài Hoàng Sa (GDVN).
- Người dân Đài Loan lại biểu tình phản đối Nhật Bản (TTXVN).  – Trung Quốc tập trận chiếm đảo ở Hoa Đông (VNE). – Vì sao Mỹ triển khai máy bay trinh sát chống ngầm tiên tiến nhất đến Nhật Bản? (ANTĐ). – Mỹ sẽ làm gì trong xung đột Trung – Nhật? (ĐV). – Tàu sân bay Mỹ triển khai đội hình ở biển Đông(SGTT). – Mỹ bí mật “ém” Hải quân gần Senkaku để làm gì? (Infonet). – Mỹ và ASEAN đều cần tái cân bằng  (SGTT).
- Philippines đăng cai diễn đàn hàng hải quốc tế (VNE).

Tổng số lượt xem trang