Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Có dấu hiệu Trung Quốc chen vào cuộc họp Trung Ương Ðảng CSVN

- Nguoi Viet OnlineTư Ngộ/Người Việt
HÀ NỘI (NV) - Có một số dấu hiệu chứng tỏ mỗi khi đảng CSVN họp bàn chuyện nhân sự, Bắc Kinh thường kín đáo xía vào, biểu lộ chế độ Hà Nội không “độc lập, tự chủ.”

Ðảng CSVN bắt đầu họp hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Khóa XI từ ngày 1 tháng 10 và dự trù kéo dài hai tuần lễ.

Cuộc họp lần này kéo dài gấp đôi các kỳ họp trước đây mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, “Ít có hội nghị trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này. Hầu hết các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng, khó và nhạy cảm.”



Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ðại Sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu. (Hình: chinhphu.vn)


Khi đại hội bắt đầu họp, một số chuyên gia phân tích thời sự Việt Nam trong đó có ông Carl Thayer, thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc, nhận xét kỳ họp này có vẻ như một sự đấu đá giữa hai phe kình chống nhau, một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và một bên là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Tấn Dũng bắt đầu nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai từ năm ngoái. Người ta chưa thấy có một nhiệm kỳ thủ tướng nào của chế độ CSVN lại gặp nhiều vấn nạn lớn như thế. Tai tiếng tham nhũng nặng như Vinashin, Vinalines. Nhiều tập đoàn, tổng công ty đối diện nguy cơ sụp đổ nếu không được nhà nước chống lưng. Nền kinh tế đình trệ và lạm phát có lúc lên hơn 23% khiến dân chúng khốn đốn.

Những dấu hiệu đấu đá nội bộ qua những trò triệt hạ “ủy nhiệm” thuộc hạ của nhau, từ bắt giữ đến hạ uy tín, khiến giới quan sát và dư luận theo dõi sát xem những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Một ngày sau khi Ðảng CSVN họp Trung Ương Ðảng, theo bản tin Cổng Thông Tin Chính Phủ, www.chinhphu.vn, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính Trị, đã phải bỏ họp để tiếp ông Khổng Huyễn Hựu, đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội.

Cuộc gặp mặt này, như bản tin viết, đâu có gì quan trọng để đưa tin vì bản tin chỉ toàn là những lời ông Phúc “bày tỏ vui mừng nhận thấy sự phát triển trong quan hệ giữa hai nước thời gian qua và vai trò quan trọng của đại sứ trong việc thúc đẩy, vun đắp tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng tốt đẹp.”

Còn ông đại sứ thì “cảm ơn Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp và khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, vì lợi ích của nhân dân hai nước.”

Ca tụng “16 chữ vàng” và những lời “cảm ơn,” “bày tỏ vui mừng” chẳng ai muốn biết. Nhưng cái sự thăm viếng lại vào đúng dịp Ðảng CSVN họp 200 nhân vật Trung Ương Ðảng mà dư luận đồn đoán số phận và cái ghế của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiều tai tiếng có vẻ lung lay. Ðiều này dẫn đến nghi vấn là “ông thầy phương Bắc” đánh hơi cái gì bất thường tại kỳ họp Trung Ương Ðảng nên đến nhắn nhe hay chỉ thị không chừng.

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ CSVN tại Trung Quốc (1974-1989), trong bài viết phổ biến trên trang mạng Bauxite Vietnam, nêu ra một sự thật mà ông là một trong những người được biết về áp lực của Trung Quốc trong các cuộc họp nội bộ của đảng CSVN.

“Mỗi lần Bộ Chính Trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có ủy viên Bộ Chính Trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý 'khéo.'” Tướng Vĩnh viết.

Ông Vĩnh viết trong bài này là khi chế độ Hà Nội chuẩn bị nhân sự chính phủ ở kỳ họp Ðại hội Ðảng X thì “có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm bộ trưởng Ngoại Giao thì Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh gạt đi, nói rằng 'Trung Quốc không đồng ý,' và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.”

Ông Vĩnh cho rằng từ thời Nông Ðức Mạnh làm tổng bí thư về sau thì “Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ của nước ta và muốn gì được nấy.”

Hiện nay, như dư luận đồn đoán và một đảng viên CSVN giấu tên tiết lộ với hãng thông tấn AFP: “Chưa bao giờ người ta thấy (CSVN) có một ông thủ tướng bị dư luận đả kích dữ dội đến như vậy vì các khó khăn kinh tế và tham nhũng.”

Ông này còn nhìn nhận rằng cuộc họp hiện nay là sự đấu đá giữa hai phe, một phe nắm quyền chính trị (Nguyễn Phú Trọng/Trương Tấn Sang) và một phe nắm kinh tế (Nguyễn Tấn Dũng).

Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đặt nghi vấn về áp lực của Trung Quốc đối với vận mạng của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp Hành Trung Ương và theo dân?”

Ông Vĩnh tỏ vẻ tức giận khi nói: “Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc Hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.”
--‘Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng’
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cảnh báo nguy cơ Trung Quốc can thiệp để ‘giải nguy cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’.


--PHÁT HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA! -Chúng tôi không biết rõ nội dung cụ thể của Hội nghị trung ương 6 khóa XI hiện đang họp tại cung đình ngoài những lời thông báo tổng quát của ông Nguyễn Phú Trọng trên các phương tiện truyền thông lề đảng, và thú thực cũng không để tâm cho lắm. Nhưng các vị lão thành cách mạng thì rất quan tâm đến mục tiêu và diễn biến của Hội nghị ấy. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh là một trong số các vị lão thành đó. Ông vừa gửi đến BVN một bài viết trình bày một vài quan điểm cá nhân liên quan đến Hội nghị nói trên. Trên tinh thần tôn trọng ý kiến của một bậc cách mạng đàn anh suốt đời nêu tấm gương yêu nước nồng nàn và lối sống đạo đức mẫu mực cho con cháu, chúng tôi xin trân trọng đăng nguyên bài viết của ông, để các cấp có thẩm quyền và bạn đọc xa gần tham khảo. Qua điện thoại, tác giả có một lời nhắn đến chúng tôi, rằng ông chịu trách nhiệm hoàn toàn về những vụ việc dính dáng đến tên tuổi các nhân vật mà bài viết đề cập.
Bauxite Việt Nam
Chiến tranh bin giới Việt - Trung năm 1979. Trung Quốc đem qun tấn cng Việt Nam trn ton tuyến bin giới giữa hai nước (hướng mũi tn đen). Source Wikipedia
Chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979. Trung Quốc đem quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước (hướng mũi tên đen). Source WikipediaChúng ta từng tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi”. Tuyên bố đó, về chiến lược, sách lược đều đúng.

Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia độc lập, bất kỳ lớn nhỏ đều phải như vậy.
Đáng thất vọng là trong cuộc đàm phán Việt – Trung về bình thường hóa quan hệ lại không thể hiện tinh thần ấy.
Trong cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình nói là: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, tuy có giết hại được bộ phận đồng bào ta, tàn phá các tỉnh biên giới miền Bắc nước ta, nhưng cũng bị quân dân ta đánh cho sứt đầu mẻ trán phải tháo lui. Ta đâu có phải là bại trận mà trong đàm phán phải đi nước dưới để Trung Quốc đòi ta phải gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đòi không được nhắc đến trận chiến năm 1979… Phái đoàn ta lại chấp nhận?!
Đại hội VII năm 1991 gạt bỏ đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc; mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã.
Từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ nước ta và muốn gì được nấy.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh điểm chiến lược Tây Nguyên, được Tổng bí thư chấp nhận ngay mặc dầu chưa có ý kiến tập thể Bộ Chính trị. Mỗi lần Bộ Chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý “khéo”. Khi dự kiến các chức danh Chính phủ cho nhiệm kỳ Đại hội X, có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng “Trung Quốc không đồng ý”, và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.
Khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II của ta thăm dò khảo sát trong thềm lục địa Việt Nam, nhân dân phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tình hình rất căng, đáng ra Trung Quốc phải “hạ nhiệt” thì phía ta lại cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa. Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?
Được biết gần đây có việc bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, có ý kiến trong số người dự định bổ sung, nên có đồng chí M. thì liền có ý kiến sợ “căng thẳng với Trung Quốc”. Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân? Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.
Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước.
Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam…
Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”.
N.T.V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
-PHÁT HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA!
Việt-Trung xác định các lĩnh vực có thể hợp tác (PLTP).-  Cảnh giác khi cùng mục tiêu, lý tưởng với Trung Quốc (Bùi Văn Bồng).- Không ngồi yên cho người khác bắt nạt (DT).
- Tàu Nhật Bản tới gần Dokdo/Takeshima 71 lần (TP). – Tàu chiến Trung Quốc tiến gần Nhật (TT). – ‘Gián điệp’ Trung Quốc được miễn truy tố ở Nhật (VNE).
- Tranh chấp lãnh thổ “nóng” tại Manila (Petrotimes).


- Điểm tựa Trường Sa (QĐND).   –  Album nhạc đầu tiên quay ở Trường Sa (Khám phá). Lần đầu tiên, một nghệ sỹ Việt Nam được chấp nhận quay toàn bộ đĩa nhạc tại Trường Sa.
- VN mừng quốc khánh TQ ở Hoàng Sa? (BBC). - Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam: Tàu Trung Cộng, Tàu Đài Loan đều là Tàu xâm lược (BoxitVN).
- Trung Quốc muốn lập quỹ hợp tác hàng hải với ASEAN (TTXVN).  – DIỄN ĐÀN HÀNG HẢI ASEAN MỞ RỘNG LẦN THỨ NHẤT: Giải quyết tranh chấp bằng luật pháp (NLĐ).  – Các nước Á châu họp ở Manila bàn về vấn đề hải dương (VOA).  – Kiên quyết chống “lý lẽ thuộc về kẻ mạnh” trong hàng hải (LĐ).  – Trung Quốc muốn lập quỹ hợp tác hàng hải với ASEAN (TTXVN).
- Nhật Bản yêu cầu ASEAN để ý tới Công ước LHQ về Luật biển trong tranh chấp Biển Đông (VOA).  – Malaysia kêu gọi ASEAN lấy nhân dân làm trung tâm (TTXVN).
- Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Công bố tài liệu mật của CIA (PLTP). – Xung đột Senkaku/Điếu Ngư làm Toyota giảm 1/2 số xe bán tại Trung Quốc (RFI).  - Nhật cắt giảm chuyến bay tới Trung Quốc (TQ).   – Căng thẳng Trung-Nhật ảnh hưởng đến ngành hàng không, bảo hiểm (Gafin).  - Kết cục sẽ là cái gì đó khác chiến tranh và tốt hơn chiến tranh (CSM/ TVN).   – Bộ trưởng Nhật dính bê bối nhận tài trợ của TQ (TT).  – Tàu chở người Trung Quốc cháy trên biển Nhật (THX/ Global Times/ NLD).
- ’Chiến lược của Bắc Kinh đang đánh mất bạn bè’ (PN Today).  – Tương lai đội tàu sân bay Trung Quốc (PetroTimes).
- Mỹ triển khai hai nhóm chiến hạm lớn (BBC). America Needs a Taiwan Strategy theDiplomat.com
- Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân: Đón nhận tàu pháo hiện đại (TT).
- Một ngày cho Tổ Quốc Việt Nam tại München vào thứ Bảy 20/10/2012 (Dân Luận).

Tổng số lượt xem trang