Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Việt Nam khó tiêu thụ hết 69,1 tấn vàng

-Gần 70 tấn vàng vào Việt Nam đi đâu? (ĐV 16-3-15)

(Doanh nghiệp) - 69,1 tấn là số vàng tiêu thụ trong 2014 của VN. Đây là con số báo cáo về nhu cầu tiêu thụ vàng 2014 Hội đồng Vàng Thế giới vừa công bố.

Chuyên gia bác số liệu

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong số 69,1 tấn vàng được nhập vào Việt Nam có 56,4 tấn vàng miếng, còn vàng nữ trang là 12,7 tấn.

Tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty kinh doanh nữ trang New Partners Jewelry cho rằng con số này rất huyễn hoặc.
Theo ông Trọng, một tháng, nhu cầu nguyên liệu của mỗi doanh nghiệp nữ trang lớn vào khoảng 200 kg, và vì số lượng doanh nghiệp nữ trang lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay nên thực chất lượng vàng dùng để chế tác nữ trang không nhiều. Còn ở các tiệm vàng việc chế tác chủ yếu là mua lại sản phẩm đã bán ra trước đó, rồi nấu lại, không mua vàng nguyên liệu nhiều.

“Con số 12,7 tấn vàng nữ trang tiêu thụ trong năm 2014 có thể là hợp lý, nếu tính cả sản phẩm nữ trang vàng đã chế tác ở Trung Quốc nhập lậu về. Vì thị trường nữ trang năm qua rất trầm lắng. Số còn lại lên đến 56,4 tấn vàng được xem là vàng đầu tư, lại được thống kê riêng biệt với nữ trang thì không hiểu về Việt Nam rồi, lượng vàng này đã trở thành gì”.

Tuy vậy, theo một thành viên Hội đồng Vàng Thế giới, cho dù không nhập chính thức thì khả năng vàng được nhập lậu qua biên giới Việt Nam là vẫn có. “Cho dù nhập chính thức hay không thì nhiều năm gần đây, mỗi năm Việt Nam vẫn tiêu thụ trên 50 tấn vàng”, vị này nói thêm.
Giới chuyên môn không đồng tình với con số gần 70 tấn vàng được tiêu thụ trong năm 2014 tại Việt Nam
Giới chuyên môn không đồng tình với con số gần 70 tấn vàng được tiêu thụ trong năm 2014 tại Việt Nam

Đường đi của vàng

Chỉ ra lối đi của vàng, ông Trọng cho biết chỉ có 3 con đường chính thức.

Đầu tiên là làm nguyên liệu cho vàng nữ trang, nhẫn tròn trơn, nhưng như đã thống kê, vàng nữ trang đã nằm trong con số 12,7 tấn nói trên.

Hai là làm nguyên liệu để chế tác vàng mỹ nghệ, thường làm lớp áo bên ngoài sản phẩm nên cũng không cần quá nhiều vàng cho hoạt động này.

Ba là phục vụ công nghiệp sản xuất hàng công nghệ, nhưng lượng vàng cần cho hoạt động này cũng rất ít.

"Còn lối đi lớn nhất của vàng lậu trong nhiều năm trước là để dập thành vàng miếng bán ra thị trường giờ đã bị chặn.

Với nhu cầu nguyên liệu cho vàng nữ trang cùng lắm chỉ bằng con số nói trên, vàng miếng mới dập lại cũng không có thì khả năng sai sót của con số này rất cao”, ông Trọng tiếp tục khẳng định.

Một đại diện của SJC cũng cho biết ông ngạc nhiên về con số thống kê nói trên. Vì chuyện vàng lậu thì xưa nay vẫn có, ở miền Nam chủ yếu nhập qua biên giới các tỉnh như An Giang, Kiên Giang... do chênh lệch giá trong nước và thế giới, nhưng với mãi lực hiện tại thì không có lý do gì để Việt Nam nhập đến 69,1 tấn vàng trong năm 2014.

Không chỉ có vậy, suốt thời gian năm 2013 trở về trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 74 phiên đấu thầu vàng được tổ chức với gần 80 tấn vàng được cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Không chỉ có vậy việc tổ chức quản lý sản xuất vàng miếng cũng đã được sắp xếp lại từ năm 2012. Cụ thể, NHNN đã ban hành Quyết định số 1623/QĐ-NHNN về tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng. Theo đó, thay vì có nhiều thương hiệu vàng miếng như trước, toàn thị trường chỉ có một thương hiệu duy nhất do NHNN ủy quyền cho Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC gia công.

Hạn mức, khối lượng, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu cũng do NHNN quyết định, trên cơ sở mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thi trường.

Như vậy nhu cầu và khả năng tiêu thụ, cung ứng gần như được thu về một mối nên giới chuyên môn cho rằng không thể có chuyện lượng tiêu thụ vàng quá lớn như Hội đồng Vàng thế giới đã công bố.

Mặc dù vậy vẫn còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ, băn khoăn vì không biết vì sao lại có con số đó. Và nếu đó là số đúng vậy vàng vào Việt Nam rồi đi đâu?

Cách lập luận của Thống đốc Bình về thị trường vàng
NHNN phân trần về việc can thiệp thị trường vàng

-Việt Nam khó tiêu thụ hết 69,1 tấn vàngTiền Phong Online
Trong khi Hội đồng Vàng thế giới (WGC) công bố năm 2014 Việt Nam tiêu thụ hết 69,1 tấn vàng thì đa phần ý kiến của những người trong ngành đều bác bỏ con số này.

Vàng nhập lậu nay đã không thể dập thành vàng miếng SJC. Vì vậy mức lãi của những người nhập lậu không phải mức chênh lệch 5,5 triệu đồng/lượng của vàng miếng SJC so với giá thế giới. Ảnh: Thành Hoa

Con số không tưởng

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty kinh doanh nữ trang New Partners Jewelry cho rằng con số này rất huyễn hoặc. Thống kê của WGC không biết được dựa vào đâu nhưng với doanh số của tất cả doanh nghiệp vàng Việt Nam cộng lại cũng thể lên tới con số này.


Đi sâu vào phân tích, ông Trọng cho biết, một tháng, nhu cầu nguyên liệu của mỗi doanh nghiệp nữ trang lớn vào khoảng 200 kg, và vì số lượng doanh nghiệp nữ trang lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay nên thực chất lượng vàng dùng để chế tác nữ trang không nhiều. Còn ở các tiệm vàng việc chế tác chủ yếu là mua lại sản phẩm đã bán ra trước đó, rồi nấu lại, không mua vàng nguyên liệu nhiều.

“Con số 12,7 tấn vàng nữ trang tiêu thụ trong năm 2014 có thể là hợp lý, nếu tính cả sản phẩm nữ trang vàng đã chế tác ở Trung Quốc nhập lậu về. Vì thị trường nữ trang năm qua rất trầm lắng. Số còn lại lên đến 56,4 tấn vàng được xem là vàng đầu tư, lại được thống kê riêng biệt với nữ trang thì không hiểu về Việt Nam rồi, lượng vàng này đã trở thành gì”.

Theo ông Trọng, cho dù là nhập lậu thì lượng vàng trên khi đã vào Việt Nam sẽ chỉ có mấy lối ra như sau: Một là làm nguyên liệu cho vàng nữ trang, nhẫn tròn trơn, nhưng như đã thống kê, vàng nữ trang đã nằm trong con số 12,7 tấn nói trên. Hai là làm nguyên liệu để chế tác vàng mỹ nghệ, thường làm lớp áo bên ngoài sản phẩm nên cũng không cần quá nhiều vàng cho hoạt động này. Ba là phục vụ công nghiệp sản xuất hàng công nghệ, nhưng lượng vàng cần cho hoạt động này cũng rất ít. Còn lối đi lớn nhất của vàng lậu trong nhiều năm trước là để dập thành vàng miếng bán ra thị trường giờ đã bị chặn.

Cả năm 2014, xưởng gia công vàng của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) chỉ làm một việc duy nhất là dập lại vàng móp méo đang lưu hành trên thị trường, không có đợt dập vàng mới nào, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước TPHCM, đơn vị giám sát hoạt động sản xuất vàng miếng tại SJC. Từ khi Nghị định 24/2013/NĐ-CP có hiệu lực, vàng miếng do chính NHNN quản lý, chỉ gia công tại SJC (có thể sau này NHNN sẽ trực tiếp sản xuất như tuyên bố của cơ quan này trước đó).

“Với nhu cầu nguyên liệu cho vàng nữ trang cùng lắm chỉ bằng con số nói trên, vàng miếng mới dập lại cũng không có thì khả năng sai sót của con số này rất cao”, ông Trọng nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Dưng, Chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ, kim hoàn đá quý TPHCM, trong năm 2014, hoạt động kinh doanh vàng rất ế ẩm. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng đã không còn tồn tại được vì không còn được kinh doanh vàng miếng, nữ trang thì nhu cầu không lớn. Chưa kể thông tư 22 về kiểm soát chất lượng vàng trang sức đã khiến nhiều doanh nghiệp đóng cửa vì sản phẩm không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, ông Dưng cho rằng nhu cầu mua vàng nguyên liệu không nhiều. Ông Dưng cũng cho biết “không hiểu vì đâu Việt Nam lại tiêu thụ đến 69,1 tấn vàng như WGC nói”.

Một đại diện của SJC cũng cho biết ông ngạc nhiên về con số thống kê nói trên. Vì chuyện vàng lậu thì xưa nay vẫn có, ở miền Nam chủ yếu nhập qua biên giới các tỉnh như An Giang, Kiên Giang... do chênh lệch giá trong nước và thế giới, nhưng với mãi lực hiện tại thì không có lý do gì để Việt Nam nhập đến 69,1 tấn vàng trong năm 2014.

Nhập lậu vàng đẩy giá đô la Mỹ tăng

Chuyện giá đô la Mỹ trên thị trường tự do lên đến trên 21.730 đồng/đô la là chuyện cả năm rồi mới thấy. Thường thì mức chênh của thị trường tự do và trong ngân hàng chỉ cách nhau khoảng vài chục đồng/đô la.

Như hiện tại các ngân hàng bán ra 21.375 đồng/đô la thì ngoài thị trường tự do một đô la sẽ được bán với giá chừng 21.430 đồng.

Việc giá ngoại tệ trên thị trường tự do tăng ít khi là do nhu cầu từ doanh nghiệp, vì hiện tại ngân hàng không thiếu ngoại tệ này, doanh nghiệp không khó để mua. Vì vậy, thường thì lý do chính vẫn là yếu tố tâm lý do các tin đồn tăng tỷ giá, và cá nhân gom ngoại tệ để nhập lậu vàng.

Phó Tổng giám đốc phụ trách ngoại hối một ngân hàng TMCP lớn cho rằng, mỗi khi giá vàng trong nước giảm không kịp so với giá thế giới, đẩy khoảng chênh lệch giá cao hơn, thì giá đô la Mỹ ngoài thị trường tự do lại tăng. Điều này lặp lại rất thường xuyên trong nhiều năm nay. Vì vậy, ông này cho rằng đợt này giá vàng SJC cao hơn thế giới đến 5,5 triệu đồng/lượng, chênh lệch vàng nguyên liệu vì thế cũng tăng theo, dẫn đến nhu cầu nhập vàng lậu khi giá xuống có tăng lên, đẩy tỷ giá tăng theo.

Thừa nhận điều này, ông Trọng nói, trong những ngày gần đây, giá vàng nguyên liệu đã cao hơn giá thế giới trên 500.000 đồng/chỉ, một mức phù hợp để nhập lậu vàng. Tuy vậy, ông Trọng cho rằng với nhu cầu tiêu thụ nữ trang trong nước kém, chuyện nhập ồ ạt vàng lậu là không có. Việc tỷ giá tăng chỉ do nhu cầu nhập lậu tăng sau một thời gian im ắng vì mức chênh lệch quá ít.
Đại diện một cơ quan có thẩm quyền khẳng định có chuyện nhập lậu vàng trong những ngày gần đây, do giá vàng trong nước lên cao hơn giá thế giới, vì vậy có tác động đến tỷ giá trên thị trường tự do. Tuy vậy, số lượng không nhiều. Cơ quan này cũng đang phối hợp với các ban ngành để kiểm soát việc nhập lậu qua biên giới. ...
Tiền đâu mà dân Việt Nam tiêu thụ gần 70 tấn vàng?

-Vụ hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?
-
Bài 3: Công ty khai thác vàng nợ từ tiền mua bún cho đến tiền thuế
Nhiều đơn vị, cá nhân tại thị trấn Khấm Đức (huyện Phước Sơn, Quảng Nam) bị Công ty TNHH vàng Phước Sơn (thuộc Tập đoàn Besra) nợ hàng chục tỷ đồng. Cái tết cận kề, cuộc sống người dân rất lao đao vì chưa được thanh toán.

>> Hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?


>> Hơn 5 tấn vàng ở Quảng Nam chảy ra nước ngoài
Nợ rau, nợ bún của người dân
Theo phản ánh của người dân tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, từ tháng 7.2013, Công ty TNHH vàng Phước Sơn (Công ty vàng Phước Sơn) mua rau, bún, mì sợi… của người dân nhưng chưa chịu thanh toán.
Gian hàng rau của bà Dương Thị Hoa tại chợ Khâm Đức bị công ty TNHH vàng Phước Sơn nợ 220 triệu đồng. 
Đích thân họ vào tận nhà máy đòi nhưng đành ra về tay trắng.
Trường hợp của bà Lê Thị Bạch Tuyết (43 tuổi) bán bún, mì sợi tại chợ thị trấn Khâm Đức thường xuyên cung cấp bún mì cho Công ty vàng Phước Sơn thì nay bị công ty nợ với số tiền 53 triệu đồng.
Theo bà Tuyết, bà thường xuyên cung cấp bún, mì cho Công ty vàng Phước Sơn, trước đây sau mỗi tháng cung cấp bún, mì công ty thanh toán bằng cách chuyển qua tài khoản. Thế nhưng từ tháng 7.2013 bà thường xuyên cung cấp bún, mì nhưng công ty không chịu chuyển tiền.
Tính đến thời điểm đầu tháng 12.2013, Công ty vàng Phước Sơn  nợ bà Tuyết với số tiền 53 triệu đồng.
“Tôi đích thân vào đòi nhưng phía công ty bảo là làm ăn lỗ, số tiền này sẽ chuyển từ từ. Công ty cứ bảo vậy, còn tôi lại bị người khác đòi vì mua gạo, nguyên liệu để sản xuất bún. Tiền công ty không chịu trả, tôi cũng không trả cho người khác nên không có vốn để quay vòng”, bà Tuyết buồn bã nói.
Thảm cảnh nhất là trường hợp của bà Dương Thị Hoa (62 tuổi) bị Công ty vàng Phước Sơn nợ lên đến 220 triệu đồng. Gian hàng của bà Hoa buôn bán rau, của quả tương đối nhỏ.
Thấy vậy, chúng tôi hơi ngạc nhiên về con số này? Bà Hoa liền giải thích: “Tôi làm gì có nhiều tiền đến vậy, buôn bán rau, quả ngày kiếm được vài chục ngàn đồng thôi. Để có rau, củ qua cung cấp cho Công ty vàng Phước Sơn, tôi thu mua từ 6-7 đầu mối ở dưới TP Đà Nẵng mua đi bán lại kiếm lời. Trước đây, công ty trả tiền đúng hẹn tôi có tiền trả cho họ nhưng nay công ty nợ, tôi nợ lại. Hiện tôi nợ các đầu mối họ tính lãi suất 2%”.
Ngoài việc nợ những người buôn bán thường xuyên cung cấp lương thực, thực phẩm cho Công ty vàng Phước Sơn, thì cũng tại thị trấn này có nhiều các doanh nghiệp, đơn vị khác với tổng số hàng chục tỷ đồng.
Đơn cử như Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Phước Sơn bị Công ty vàng Phước Sơn nợ 4 tỷ đồng, hiện công ty này buộc phải đóng cửa cây xăng. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nghỉ, vận tải bị Công ty vàng Phước Sơn nợ hơn 4,5 tỷ đồng.
Khinh khủng hơn là Công ty khai thác vật liệu và xây dựng công trình Quảng An (có trụ sở tại thị trấn Khâm Đức) bị Công ty vàng Phước Sơn nợ hơn 24 tỷ đồng. Đơn vị này tham gia một số hạng mục tại nhà máy vàng Đăksa, thuộc Công ty vàng Phước Sơn.
Nợ thuế Nhà nước
Ngoài số tiền thuế mà Hải quan đề nghị truy thu lên đến trên 450 tỷ đến nay chưa có kết luận, theo thông tin UBND huyện Phước Sơn cho biết, Công ty Vàng Phước Sơn không chỉ nợ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn mà còn nợ Nhà nước với số tiền lớn.
Bà Lê Thị Bạch Tuyết (trái) bị nợ 53 triệu đồng. 
 Trong năm 2013, Công ty vàng Phước Sơn nợ thuế Nhà nước hơn 140 tỷ đồng, trong đó thuế tài nguyên là 132 tỷ đồng, các khoản thuế khác gần 10 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2012, Cty còn nợ huyện Phước Sơn 4 tỷ đồng kinh phí theo cam kết đóng góp cho địa bàn (áp dụng theo Luật Khoáng sản, hai bên có biên bản thỏa thuận).
Trong kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh Quảng Nam khóa VIII cử tri các huyện Phước Sơn đề nghị tỉnh chỉ đạo, đôn đốc Công ty TNHH Vàng Phước Sơn hoàn thành việc sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt cho nhân dân xã Phước Đức.
Đặc biệt sửa chữa, nâng cấp mở rộng tuyến đường giao thông từ cầu Đăk Sa vào nhà máy vàng Phước Sơn, tăng cường các giải pháp để đảm bảo môi trường.
Ngoài ra, thực hiện hỗ trợ xã Phước Đức phát triển kinh tế - xã hội theo cam kết năm 2013. Thực hiện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương như quy định của Luật Khoáng sản.
Năm 2012, Công ty đã ký cam kết đóng góp cho huyện Phước Sơn 4 tỷ đồng nhưng đến nay chưa thực hiện.
Còn cử tri huyện Phú Ninh đề nghị tỉnh chỉ đạo Công ty Vàng Bồng Miêu đầu tư các công trình dân sinh, kinh tế - xã hội tại thôn Bồng Miêu như nhà văn hóa thôn, đường giao thông, xử lý rác, môi trường, hỗ trợ xã và lực lượng bảo vệ đã hứa trước đó.
Bên cạnh đó, xét thấy năng lực Công ty Vàng Bồng Miêu yếu thì không nên cho mở rộng diện tích khai thác.
Như chúng tôi đã đưa tin, đến nay Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu vẫn còn ngưng hoạt động. Riêng tại Công ty TNHH vàng Phước Sơn ngay sau khi có thông báo tạm ngưng vào ngày 27/11, buổi chiều cùng ngày ông Darin Lee – Giám đốc điều hành sản xuất đã có thông báo nội bộ về việc kết thúc việc tạm thời ngưng hoạt động. Hiện nay, mỏ vàng Đăksa tại Phước Sơn của công ty này vẫn hoạt động bình thường.
Sơn Mỹ
Đào được hàng tấn vàng nhưng luôn kêu ca
Giải thích chuyện nợ người dân và các đơn vị, doanh nghiệp nói trên, Công ty vàng Phước Sơn cho rằng, hiện tại công ty đang đối mặt với nhiều khó khăn về sản xuất cũng như tài chính. Giá vàng đã giảm xuống 35% kể từ đầu năm cho đến nay. Ngoài ra, việc tăng thuế tài nguyên và cách tính thuế khác nhau đã khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn hơn trong thời gian qua.
Cũng theo Công ty vàng Phước Sơn, khi Phước Sơn được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2003, mức thuế Tài nguyên vào thời điểm đó là 6%. Sau đó mức thuế này tăng lên 15% vào tháng 1.2010. Theo đó, cách tình thuế cũng khác nhau. Mức thuế 6% vào năm 2003 được tính trên lợi nhuận ròng trong khi đó mức thuế tài nguyên tăng lên 15% năm 2010 được tính trên tổng doanh thu. Rõ ràng là cách tính thuế mới đã tạo bất lợi cho công ty.
Trong giai đoạn đầu công ty còn khó khả năng xoay xở để duy trì hoạt động vì giá vàng cao hơn. Tuy nhiên sau đó giá vàng lại giảm sâu (từ 1.800 đô la Mỹ/oz vàng vào tháng 11.2012 xuống còn 1.200 đô la Mỹ/oz  vàng đến thời điểm hiện tại), khiến công ty gặp nhiều khó khăn hơn mặc dù chúng tôi đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để tăng hiệu quả và giảm chi phí đáng kể.
“Vì những khó khăn như vậy nên công ty chậm thanh toán cho các nhà cung cấp, nhà thầu và cá nhân chứ không phải không thanh toán”, Công ty vàng Phước Sơn cho biết.


Bài 2: Hơn 5 tấn vàng ở Quảng Nam chảy ra nước ngoài

Tiếp theo diễn biến trong bài trước Hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?, vào tháng 9.2013, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã giao Bộ tài chính xem xét xử lý theo quy định và có văn bản trả lời đối với Công ty TNHH vàng Phước Sơn và Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu và báo cáo Chính phủ đề nghị hổ trợ khẩn cấp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
Lách giám định
Trước đó, Công ty vàng Phước Sơn và Công ty vàng Bồng Miêu đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng vì bị truy thu tiền thuế xuất khẩu vàng nguyên liệu giai đoạn từ tháng 12.2007 đến 12.2012 với số tiền gần 250 tỉ đồng.
Công ty vàng Phước Sơn là liên doanh của Tập đoàn vàng Besra của Canada và Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, trong đó Besra có tỉ lệ góp vốn 85%.
Quy trình cuối sản xuất vàng tại mỏ vàng Bồng Miêu. Ảnh: Trần Việt Đức 
Công ty vàng Bồng Miêu ngoài Besra và Công ty cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam còn có thêm một liên doanh nữa là Công ty Olympus Pacific Minerals cũng của Canada.
Tóm lại, hai mỏ vàng được khai thác chuyên nghiệp hợp pháp, lớn nhất tại Việt Nam đều do Tập đoàn vàng Besra nắm quyền.
Trong thời gian 5 năm từ 2007-2012 theo số liệu báo cáo nộp thuế, tại hai mỏ ở Quảng Nam Besra khai thác được gần 5 tấn vàng, nộp thuế hơn 600 tỉ đồng. Đó là tất cả những gì mà phía Việt Nam hưởng lợi trong gần 5 tấn vàng khai thác được.
Việc khai thác loại nguyên liệu hấp dẫn, có tính nhạy cảm cao như vàng luôn gây tò mò cho nhiều người nhưng những số liệu, cũng như đầu ra của sản phẩm luôn trong tình trạng mờ mờ tỏ tỏ.
Cơ quan Hải quan phát hiện trong gần 5 tấn vàng nguyên liệu Besra đã xuất khẩu không có chứng thư giám định của Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) về hàm lượng vàng 99,99%.
Theo quy định, vàng nguyên liệu có hàm lượng 99,99% (dân gian gọi là vàng bốn số 9), sẽ được hưởng thuế xuất khẩu 0%.
SJC là công ty duy nhất được NHNN chỉ định cho việc giám định này nhưng Besra đã “lách” bằng một đơn vị giám định khác và khẳng định số lượng vàng mà công ty này đã xuất khẩu đạt hàm lượng vàng 99,99%.
Thanh doré không thể là vàng 99,99
Số lượng vàng khai thác được đã xuất ra khỏi Việt Nam nên việc giám định để truy thu thuế là không thể. Không cần tranh cãi, chúng ta chỉ cần rà soát lại quy trình khai thác sản xuất vàng và đưa ra thị trường vàng của các công ty khai mỏ trên thế giới sẽ phát hiện ngay sự gian dối này.
Thanh vàng doré của Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu. 
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký, tại điều 3 về giải thích từ ngữ nêu rõ “vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác”.
Tại tất cả các mỏ khai khoáng trên thế giới cũng như “cường quốc vàng” Nam Phi đều khai thác và chế biến tại chỗ và cho ra những thanh vàng được gọi theo thuật ngữ là thanh doré.
Những thanh vàng doré này không thể đưa ra giao dịch được trên thị trường vàng thế giới. Thanh doré cũng không bao giờ đạt hàm lượng vàng “bốn số 9” như Besra đã ngụy biện sau việc bị truy thu thuế.
Từ thanh doré, các công ty khai mỏ đưa tới những nhà máy tinh luyện vàng để tinh luyện thành vàng “bốn số 9”, quy chuẩn thanh vàng được thị trường chấp nhận theo tiêu chuẩn London good delivery.
Đó là những thanh vàng mà chúng ta thường nhìn thấy ở các tài khoản chỉ định trong ngân hàng bị cướp trên phim ảnh của Hollywood!
Việc cơ quan hải quan đề nghị truy thu thuế gần 250 tỉ đồng đối với Besra và liên doanh là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, vụ việc Besra có dấu hiệu gian lận thuế đến nay vẫn rơi vào im lặng.
Hiện nay, trên thế giới chỉ có 38 nhà máy tinh luyện vàng được Hiệp hội hị trường vàng London (London Bullion Market Association - LBMA) công nhận để sản xuất ra những thanh vàng theo tiêu chuẩn London Good Delivery.
Tại Việt Nam, Tập đoàn vàng Besra và liên doanh của mình không xây dựng nhà máy tinh luyện, toàn bộ số lượng vàng khai thác được chế biến thành thanh doré sau đó đưa sang một nhà máy tinh luyện tại công ty Argor-Heraues SA (Thụy Sĩ).
Từ đó, vàng Bồng Miêu, Phước Sơn sẽ trở thành những thanh vàng London Good Delivery hàm lượng “bốn số 9” lấp lánh trên thị trường vàng thế giới.
Việc cơ quan hải quan đề nghị truy thu thuế gần 250 tỉ đồng đối với Besra và liên doanh là hoàn toàn hợp lý, không cần tranh cãi nhằm tránh thất thu trong ngành khai thác tài nguyên.
Tuy nhiên, vụ việc Besra có dấu hiệu gian lận thuế đến nay vẫn rơi vào im lặng.
Việt Nam là quốc gia có trữ lượng vàng nhỏ, ước tính chỉ gần 150 tấn vàng. Việc khai thác thứ kim loại hấp dẫn này với các đối tác nước ngoài cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhiều khâu, công khai về số liệu và nghiêm cấm trường hợp các công ty khai mỏ đưa data center của mình sang một quốc gia khác như Besra đã làm.
Minh Sơn
-Hai công ty ngoại “vơ vét” vàng của Việt Nam rồi… bỏ chạy?
Liên tục than vãn, dọa dẫm, gây áp lực trước việc bị truy thu thuế và tăng thuế suất, Besra Gold Inc đã đẩy những cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam vào những tình huống bị động hoàn toàn. 
Lợi nhuận bí ẩn

Cuối tháng 11 vừa qua, Công ty THHH khai thác vàng Bồng Miêu đã gửi văn bản số 637 TB-13/BGM cho UBND tỉnh Quảng Nam và các ban ngành liên quan thông báo việc nhà máy này phải tạm ngưng hoạt động để khắc phục sự cố sạt lở đường và nhiều hạng mục khác trong nhà máy do bão lũ.
Mỏ vàng Bông Miêu đã ngừng hoạt động với lý do bị thiệt hại do bão lũ.
Trước đó, vào ngày 6.8.2013 Besra Gold đã có thông báo gửi đến các cơ quan truyền thông và kiến nghị lên Bộ tài chính phản đối việc tăng thuế suất tài nguyên vàng từ 15-25%.
Besra Gold với hai công ty con của mình là Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH vàng Phước Sơn dọa sẽ đóng cửa nếu kế hoạch thuế suất khoáng sản tăng lên vào năm 2014.
Không những phản đối việc tăng thuế tài nguyên, Besra Gold thậm chí còn kiến nghị giảm mức thuế suất cũ từ 15% xuống còn 6%, thuế thu nhập doanh nghiệp từ 40% xuống còn 32%.
Quan điểm của Bộ Tài chính là hiện nay nên hạn chế việc khai thác tài nguyên quý hiếm với trữ lượng có hạn, sản lượng khai thác khó quản lý, khuyến khích những doanh nghiệp thăm dò, khai thác vàng hiệu quả nên mức thuế suất tài nguyên đối với vàng cần tăng lên mức kịch trần.
Toàn bộ data center của Besra Gold nằm ở nước ngoài
Địa chỉ trang web của Besra Gold Inc là www.besra.com. Khoảng năm 2010, Besra đã đưa data center tại Việt Nam ra nước ngoài. Cụ thể hiện Besra có 1 data center tại New Zealand và 1 data center sứ dụng dịch vụ Cloud Storage của Amazon. Data center của Besra Gold nằm ở nước ngoài đồng nghĩa với việc các cơ quan chức năng của Việt Nam không thể kiểm soát được số liệu của tập đoàn này. 
Besra Gold gây áp lực bằng cách dọa nếu hai Công ty vàng lớn nhất Việt Nam này đóng cửa thì gần 1.600 lao động sẽ thất nghiệp, ngân sách sẽ thất thu, các khoản vay từ ngân hàng không thể trả và những tác động đến kinh tế xã hội cho tỉnh Quảng Nam, nơi hai công ty vàng này đang hoạt động.
Trước những động thái “dọa Nhà nước” của Besra Gold, thời điểm đó ông Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Tư vấn Phát triển (CODE) cho rằng việc doanh nghiệp kêu như vậy là do doanh nghiệp cứ kêu lên hòng có lợi.
Về mặt lợi nhuận của Besra Gold từ khi được cấp phép khai thác hai mỏ vàng lớn nhất ở Quảng Nam cho đến nay vẫn là một bí ẩn.

Cơ hội để biến dọa dẫm thành sự thật
Trong thông báo số 637-13/BGM ông Lê Minh Kha – Tổng giám đốc Công ty THHH khai thác vàng Bồng Miêu nêu: Mưa lũ và sạt lở đất nghiêm trọng đã làm hư hỏng đoạn đường từ Tam Kỳ đến mỏ, từ mỏ vào núi Kẽm bị hư hỏng vì vậy xe cộ không thể lưu thông được.

Văn bản này cũng nêu rõ mặc dù đang cố gắng hết sức nhưng vì lý do bất khả kháng nên công ty buộc phải ngưng mọi hoạt động sản xuất.

Đổ thanh vàng doré tại Bồng Miêu. Ảnh: Trần Việt Đức 
Công nhân được thông báo nghỉ việc tạm thời vào lúc 2h chiều ngày 16.11.2013 cho đến khi được thông báo làm việc trở lại.
Tất cả các nhân viên đang làm việc tại Mỏ Bồng Miêu sẽ nhận được mức lương tối thiểu được Chính phủ quy định là 1.650.000 đồng/tháng. Số công nhân hiện tại của Bồng Miêu khoảng 750 người.

Một số bộ phận vẫn làm việc để đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực nhà máy và đảm bảo tài sản của công ty (những nhân viên đi làm thì vẫn nhận lương bình thường).

Ở Phước Sơn, công nhân được thông báo tạm nghỉ việc từ lúc 10 đêm 26.11.2013 và hưởng lương tối thiểu như trên cho đến khi tình trạng được giải quyết, do một số nhân viên nhà bếp chặn đường đi qua thôn 4 xã Phước Đức.

Nguyên nhân là do công ty đang gặp khó khăn về sản xuất và tài chính (giá vàng giảm 30% từ đầu năm đến nay, hàm lượng vàng khai thác cũng thấp hơn nhiều so với những năm trước), nên phải cắt giảm chi phí bằng cách đóng cửa các bếp ăn tại Đà Nẵng và Phước Sơn. Nguyên nhân đóng cửa mỏ vàng Bồng Miêu khả dĩ hợp lý vì lý cần khắc phục thiệt hại do mưa lũ, nhưng nguyên nhân đóng cửa mỏ vàng Phước Sơn có nhiều điểm không rõ ràng.

Hơn và gần 1 tháng trôi qua, 2 mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn của Besra Gold vẫn chưa có dấu hiệu hoạt động trở lại.
Hai công ty vàng lớn nhất Việt Nam
Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu được cấp phép đầu tư số 331022000008 do UBND tỉnh Quảng nam cấp ngày 27.6.2008 và sửa đổi qua từng thời kỳ với tổng vốn đầu tư 40 triệu USD, phía nước ngoài chiếm 85%.
Công ty TNHH vàng Phước Sơn được cấp phép thăm dò năm 1999 và chính thức khai thác vào tháng 6.2011 với tổng vốn đầu tư 73,4 triệu USD trong đó vốn nước ngoài chiếm 80%.
Năm 2013 theo trang web của Besra, công ty này ước tính sẽ sản xuất khoảng 60.187 oz vàng và dự kiến đạt 70.000 oz vào cuối năm tài chính 2014.
Mỏ vàng Phước Sơn công suất 1.000 tấn quặng/ngày, tỉ lệ thu hồi vàng là 92-95%. Mỏ vàng Bồng Miêu 500 tấn quặng/ngày, tỉ lệ thu hồi vàng là 88%. 
Khi chúng tôi đến thị trấn Khâm Đức - đại bản doanh của Công ty TNHH vàng Phước Sơn người dân và nhất là những hộ buôn bán trong chợ Khâm Đức vẫn không ngớt bàn tán về việc Công ty TNHH vàng Phước Sơn đang đóng cửa.

Một số người buôn bán chuyên cung cấp nhu yếu phẩm cho mỏ vàng Phước Sơn đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì bị công ty này nợ tiền thông qua một đầu mối chuyên cung cấp thực phẩm.

Xin được nhắc lại là ngay thời điểm hai công ty vàng lớn nhất Việt Nam này tuyên bố ngừng hoạt động, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép xuất khẩu vàng nguyên liệu hơn 300 kg cho Besra Gold.

Theo đó Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu được xuất khẩu bổ sung 82,7 kg vàng nguyên liệu có hàm lượng từ 60-99,99%.

Công ty TNHH vàng Phước Sơn được xuất khẩu bổ sung 244 kg vàng nguyên liệu có hàm lượng từ 60% đến 99,99%. Tất cả đều qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.

Theo các ông chủ mỏ vàng ở Phước Sơn, việc Besra Gold tạm ngừng hoạt động khai thác ở Bồng Miêu và mỏ Đăk Sa ở Phước Sơn chỉ là “đòn gió”.

Đối với mỏ vàng Bồng Miêu, việc đóng cửa có thể chấp nhận được vì trữ lượng mỏ này còn lại ít, hơn nữa Besra đã “ăn đủ” rồi. Riêng tại mỏ vàng Đăk Sa không dễ gì Besra nhả ra vì đây là nơi mà tất cả các ông chủ mỏ vàng Phước Sơn đều mơ ước.

Minh Sơn
Thủ tướng: “Kiên quyết độc quyền xuất nhập vàng” (VnE 18-12-13) -- Nghe câu "kiên quyết độc quyền" sao mà trái tai!  Chẳng khác gì nghe câu "tao kiên quyết độc quyền đánh con tao"!




Nếu ở hội nghị năm trước, Thủ tướng nói thẳng về vấn đề đạo đức trong ngành ngân hàng, những bất cập và khó khăn lớn cần nhanh chóng xử lý, thì tại hội nghị lần này, ít nhất ba lần ông nhấn mạnh sự hài lòng với kết quả và thành công của Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng nói chung trong năm 2013.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành gần một giờ đồng hồ để đánh giá lại việc điều hành chính sách tiền tệ thời gian qua, cũng như giao các nhiệm vụ rất cụ thể tại hội nghị toàn ngành ngân hàng diễn ra sáng 18/12 tại Hà Nội.

Nếu ở hội nghị năm trước, Thủ tướng nói thẳng về vấn đề đạo đức trong ngành ngân hàng, những bất cập và khó khăn lớn cần nhanh chóng xử lý, thì tại hội nghị lần này, ít nhất ba lần ông nhấn mạnh sự hài lòng với kết quả và thành công của Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng nói chung trong năm 2013.

Nhưng không vì thế mà ít đi những khó khăn, bất cập mà người đứng đầu Chính phủ điểm lại, cũng như khi giao các nhiệm vụ cụ thể cho năm 2014.

Ổn định lãi suất và tỷ giá

“Chính phủ đánh giá cao những thành công, kết quả của Ngân hàng Nhà nước, của hệ thống ngân hàng hai năm qua, đặc biệt năm 2013. Tôi tin rằng các đồng chí có thực tiễn kinh nghiệm để tiếp tục điều hành, hoạt động hiệu quả hơn nữa”, Thủ tướng đánh giá tổng quát.

Nhiệm vụ đầu tiên mà Thủ tướng giao cho ngành ngân hàng là tiếp tục tập trung kiềm chế lạm phát, mà chịu trách nhiệm trực tiếp là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Trên cơ sở đó để giữ ổn định mặt bằng lãi suất, tính toán chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng cho phù hợp.

Giữ ổn định lãi suất, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp được người đứng đầu Chính phủ giao trách nhiệm chủ yếu cho hệ thống ngân hàng. Bởi theo ông, hiện nhiều doanh nghiệp khó khăn, vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay nên lãi suất là một điểm gỡ có tính quyết định, cần giữ ổn định và thấp như hiện nay.

Đáng chú ý là Thủ tướng nêu cụ thể mục tiêu giữ ổn định tỷ giá trong năm tới, bên cạnh yêu cầu tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối. Đánh giá cao sự ổn định của tỷ giá trong hai năm qua, ông yêu cầu năm tới tiếp tục giữ được khoảng biến động chỉ từ 1 - 2%, như các khoảng cam kết mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra thời gian qua.

“Nhân đây tôi cũng nói, các cơ quan mà dự báo làm cho tỷ giá tăng lên trồi xuống thì phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm. Chính mình gây ra định hướng làm cho xã hội không ổn định. Phải phối hợp các yếu tố để giữ ổn định”, Thủ tướng nói khi điểm lại một số biến động thời gian gần đây.

“Kiên quyết độc quyền xuất nhập vàng”

Với quản lý thị trường vàng, Thủ tướng đánh giá Ngân hàng Nhà nước đã làm tốt trong năm 2013.

“Chúng ta có thể nói là đã thành công bước đầu, bước quan trọng về quản lý thị trường vàng. Vừa qua là đúng hướng, đúng Nghị định 24. Cái này chúng ta muốn rất lâu rồi mà chưa được, nhưng năm nay chúng ta làm có kết quả rất rõ”, Thủ tướng nói và đưa ra ba đề nghị cần tiếp tục làm mạnh.

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước dứt khoát phải độc quyền xuất nhập khẩu vàng.

Thủ tướng nêu một thực tế để nhấn mạnh quan điểm trên rằng: “Có rất nhiều sức ép nói này nói khác, nhưng tôi có nói với Thống đốc là Chính phủ phải kiên quyết cái này. Nhà nước phải độc quyền xuất nhập khẩu”.

Thứ hai, các ngân hàng dứt khoát không được huy động và cho vay vàng.

Những bất cập trong huy động và cho vay vàng đã được nhìn thấy từ lâu, thực tiễn đã cho thấy những bất ổn, nhưng phải đến năm 2013 Ngân hàng Nhà nước mới chấm dứt được. Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục kiên định việc cắt bỏ hoạt động này, tránh hỗ trợ cho vàng hóa trong nền kinh tế.

Thứ ba, thị trường vàng cần được quản lý chặt chẽ để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô, tác động đến tỷ giá, đến lãi suất.

Và năm 2014, nhiệm vụ mà Thủ tướng giao là Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu làm sao để huy động nguồn lực vàng tích trữ trong dân trở thành nguồn vốn đầu tư phát triển cho xã hội.

“Tôi tin các đồng chí đã làm được những cái tốt thời gian qua, thì sẽ tiếp tục làm tốt trong năm tới”, Thủ tướng tin tưởng.

Xử lý sở hữu chéo bằng pháp lý

Tại hội nghị năm trước, điểm mà Thủ tướng nhấn mạnh khá gay gắt là tình trạng lũng đoạn trong hệ thống ngân hàng, quan hệ sở hữu chéo; xem đây là một nguyên nhân chính khiến nợ xấu tăng cao.

Tại hội nghị sáng nay, một lần nữa người đứng đầu Chính phủ đề cập lại hạn chế trên trong hệ thống ngân hàng, vạch hướng xử lý khá cụ thể.

Đánh giá cao những kết quả ngành đạt được trong năm qua, nhưng hệ thống đã an toàn, lành mạnh chưa, còn khả năng đổ vỡ hay không. “Tôi thấy cái này là vẫn còn đấy, chứ không phải nói phơi phới được đâu”.

“Những ngân hàng còn yếu kém, nếu không kiên quyết thì sẽ dẫn tới khó khăn. Ngân hàng nào khó khăn thì tự giác làm đi. Sân sau, sở hữu chéo, lũng đoạn, làm ngân hàng cho công ty mình vay rồi đổ vào bất động sản, rồi hàng đống nợ. Năm ngoái tôi đã nhấn mạnh cái này, năm nay tôi tiếp tục nói. Đó không chỉ là trách nhiệm với mình mà còn trách nhiệm với xã hội, với nền kinh tế”, Thủ tướng nêu trách nhiệm cá nhân của các lãnh đạo ngân hàng yếu kém.

Ông cũng điểm lại những vụ việc tiêu cực đã và sẽ được xét xử trong hệ thống ngân hàng. Và một kết luận đưa ra là hệ thống văn bản pháp quy lĩnh vực ngân hàng vẫn chưa thực sự hoàn thiện.

“Sở hữu chéo, lũng đoạn ngân hàng, nhưng giải quyết bằng cách gì? Bằng văn bản pháp quy chứ bằng cách gì! Ngăn chuyện rút vốn của cổ đông lớn phải bằng luật pháp. Thấy không lành mạnh rồi thì phải ngăn, phải hoàn thiện thể chế. Muốn khắc phục sở hữu chéo, các ngân hàng cổ phần đại chúng rồi thì dứt khoát phải đưa lên sàn chứng khoán, giao dịch công khai minh bạch để khắc phục sở hữu chéo. Nếu đúng thì các đồng chí ban hành văn bản quy định bắt buộc. Đây là pháp luật. Anh không chần chừ được nữa, anh phải niêm yết”, Thủ tướng nhấn mạnh và mở ra một hướng định hình trong năm tới - các ngân hàng có thể sẽ bắt buộc phải niêm yết trên sàn chứng khoán.

Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác thanh tra. Một lần nữa Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao sự quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, đội ngũ thanh tra cũng như cá nhân Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Bây giờ có thể nói Thống đốc đã nắm được tình hình sức khỏe thực tế của tất cả các ngân hàng, kể cả ngân hàng nước ngoài. Nhưng vẫn phải làm tốt hơn nữa”.

Cùng với công tác thanh tra, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu là nhiệm vụ Thủ tướng giao cho ngành ngân hàng trong năm 2014. Dù ghi nhận nỗ lực của hệ thống trong việc trích lập dự phòng hai năm qua, song nợ xấu vẫn là quan ngại lớn, khi ông đề cập đến con số vẫn ở khoảng 8% theo các tiêu chí giám sát, thay vì con số khoảng 4,6% mà các tổ chức tín dụng báo cáo.

“Để giảm nợ xấu trở về 2 - 3% như Thống đốc báo cáo trước Quốc hội thì còn nặng nề, còn khó khăn lắm!”, Thủ tướng nhìn nhận.

- Giá vàng trong nước giảm chưa bằng 1/3 giá vàng thế giới (TN). - Giá vàng thế giới rớt thấp nhất trong 3 năm (VnEco).- Vàng mất mốc 35 triệu đồng/lượng, chênh lệch tăng cao (DT).

- Giá vàng giảm mạnh, doanh nghiệp né đấu thầu (VNE). – Huy động vàng qua phát hành chứng chỉ có phù hợp không? (ĐBND).- “Ế” 300 lượng vàng trong phiên đấu thầu sáng nay (VnEco). - Chênh lệch giá vàng trong nước – thế giới ngày càng giãn rộng (TT). - 14.700 lượng vàng đấu thầu hết veo trong phiên 75 (ĐT).- Tiếp tục đấu thầu 15.000 lượng vàng vào sáng mai (DT). - Chiều nay, giá vàng thế giới giảm mạnh (VnEco).

- DN Nhà nước góp phần “giết chết” DN tư nhân (TQ). – Tái cơ cấu DNNN vẫn như “đánh cờ nước một” (ĐT).

- Chính sách tài khóa và tiền tệ đều rất khó (TBKTSG).

- Lãi suất vay thấp hơn huy động, tiềm ẩn rủi ro (TBKTSG). – Ngân hàng tự chôn chân với chỉ tiêu tín dụng (ĐT).
Các DN vừa và nhỏ Việt Nam đang chết dần
Đóng cước sinh hoạt bằng thẻ thanh toán quốc tế
Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt chui vào hội chợ

Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân (TN).(TNO) Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đặng Thanh Bình cho rằng quyết định 1623 mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình ban hành cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC không gây thiệt hại cho dân.
Đại diện NHNN cho rằng, quyết định 1623 không gây thiệt hại cho người dân
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch


>> Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới hơn 3 triệu đồng/lượng
>> Tổ chức lại mạng lưới mua bán vàng miếng
>> NHNN sẽ ban hành quy định chuyển đổi vàng miếng trong vài ngày tới
>> Lãng phí do độc quyền vàng miếng
>> Băn khoăn kinh doanh vàng miếng

Lách luật?


Tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do Ủy ban Pháp luật chủ trì sáng nay, 24.12, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội (QH) Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục chất vấn lãnh đạo NHNN xoay quanh việc ban hành quy định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC.


Theo bà Khánh, tại kỳ họp thứ 4 của QH vừa qua, bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC và đề nghị Thống đốc cho biết quyết định 1623 đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa.


Tuy nhiên, văn bản trả lời, Thống đốc chỉ nói về Nghị định (NĐ) 24 của Chính phủ mà không đề cập đến câu hỏi về quyết định 1623.


Vì vậy, bà Khánh đề nghị lãnh đạo NHNN có mặt tại phiên giải trình làm rõ vì sao NĐ 24 của Chính phủ không quy định cụ thể về vàng SJC nhưng quyết định 1623 của Thống đốc lại quy định cụ thể và tạo thu nhập riêng cho SJC để nhân dân và doanh nghiệp (DN) khác bị thiệt hại. Vì sao trước khi ban hành quyết định này không lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan, DN và ý kiến người dân?.Ngoài ra, theo bà Khánh, quyết định 1623 có nội hàm là văn bản quy định pháp luật nhưng không hiểu vì sao văn bản này lại không được NHNN ban hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật.


“Vậy có phải sơ suất hay là kiểu lách luật trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Đối với những thiệt hại của người dân và DN do những thực hiện của quyết định 1623 gây ra, trách nhiệm của lãnh đạo NHNN nói chung và trách nhiệm Thống đốc nói riêng như thế nào?”, bà Khánh chất vấn.


Có mặt tại phiên giải trình, Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình giải thích: Liên quan đến ổn định thị trường vàng, Chính phủ đã ban hành NĐ 24, trong đó có nội dung rất quan trọng liên quan đến trách nhiệm của NHNN đối với việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng (Điều 16) là phải thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng; có trách nhiệm tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng, thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất, phương thức sản xuất vàng miếng phù hợp với từng thời kỳ.


Không gây thiệt hại cho dân!


Cũng theo ông Bình, sau khi NĐ 24 có hiệu lực, việc sản xuất vàng miếng đã không được đại trà như trước đây nữa mà thuộc độc quyền của NHNN.


Để thực hiện trách nhiệm của NHNN về vấn đề quyết định tổ chức sản xuất vàng miếng và phương thức thực hiện, ngày 23.8.2012 Thống đốc ban hành quyết định 1623, trong đó nói rõ phạm vi điều chỉnh của quyết định này là quy định việc tổ chức và sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.


“Đây là quy định điều chỉnh quản lý, tổ chức sản xuất vàng miếng của riêng NHNN Việt Nam, không thuộc dạng văn bản quy phạm pháp luật. Tôi nghĩ rằng với các quy định về trách nhiệm của NHNN trong NĐ 24, chúng tôi cho rằng quyết định này được ban hành rất hợp hiến và hợp pháp”, ông Bình nói.


Đại diện lãnh đạo NHNN cũng khẳng định đã làm đúng trình tự thủ tục ban hành quy định, đã xin ý kiến của tất cả các cơ quan liên quan, làm việc với UBND TP.HCM (chủ sở hữu của Công ty SJC…).


Trả lời chất vấn của bà Khánh liên quan đến việc độc quyền vàng miếng SJC có gây thiệt hại cho dân không, ông Bình cho rằng, NĐ 24 và các quy định của NHNN cũng không có quy định nào buộc người dân phải chuyển đổi vàng miếng sang thương hiệu SJC, nhưng thực tiễn có rất nhiều người dân đang nắm giữ thương hiệu vàng miếng khác muốn chuyển sang thương hiệu SJC.


Về việc này, NHNN đã có hướng dẫn và đã cho phép SJC được nhận các thương hiệu vàng miếng này và gia công lại trở thành thương hiệu SJC; người dân phải nộp phí gia công mỗi lượng vàng 50.000 đồng.

“Tôi cho rằng việc ban hành quyết định 1623 không hề gây thiệt hại đối với người dân”, Phó thống đốc NHNN quả quyết.- Độc quyền vàng miếng SJC không gây hại cho dân (TN).-- Độc quyền vàng miếng, dân không thiệt gì (VNN).--Xong độc quyền, Ngân hàng nhà nước buông giá vàng?
SGTT.VN - Nếu như NHNN không muốn / không thể quản giá vàng, "thả" việc định giá trong tay những đại gia có tiềm lực kinh tế thao túng, thì việc tạo quyền cho SJC phải chăng nên xem xét lại?


Nếu không nhất thiết bình ổn giá vàng thì tạo thế độc quyền cho vàng miếng SJC để giải quyết vấn đề gì khi vàng độc quyền đã giữ giá cao hơn vàng thế giới đến 5 triệu mỗi lượng.

Giá vàng thế giới liên tục sụt giảm trong từng phiên giao dịch, giới đầu tư quốc tế bán tháo. Giá vàng trong nước cũng giảm theo, nhưng chỉ giảm nhỏ giọt, cầm chừng trong xu thế chống đối, đỉnh điểm, ngày 21.12, vàng trong nước cao hơn giá vàng quốc tế quy đổi tới 5 triệu đồng/lượng.

Trước thực trạng giá vàng trong nước “vênh” nhiều so với giá thế giới, ở thời điểm tháng 10, khi mức chênh còn thua xa hiện nay, các đại biểu quốc hội đã chất vấn Thống đốc rằng việc này liệu có biểu hiện lợi ích nhóm không?

Thống đốc Bình đã quả quyết Nhà nước không khuyến khích kinh doanh vàng miếng, vàng cũng không thuộc diện bình ổn giá.

“Vàng không phải mặt hàng thiết yếu, không phục vụ quốc kế dân sinh, nhưng vì tính chất ảnh hưởng của nó như vậy buộc lòng Chính phủ và NHNN phải cho phép nhập khẩu qua con đường chính thức, để ổn định giá vàng trong nước quốc tế kéo gần nhau hơn,” Thống đốc nói.

Theo thừa nhận của người đứng đầu NHNN, ở thời điểm cách đây hơn một tháng thì "mặc dù chênh lệch lớn nhưng không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô cũng như chỉ tiêu giá cả, hàng hóa của đất nước”.

Không hiểu đến thời điểm này, mức chênh đến 5 triệu mỗi lượng thì theo Thống đốc đã ảnh hưởng gì chưa?

Không ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô chưa xét đến, nhưng ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, khi vàng miếng ngoài SJC đã bị bán đổ bán tháo khiến người giữ vàng miếng thiệt hại, sau khi chính sách sẽ chọn SJC là thương hiệu độc quyền Nhà nước. Và như lẽ thường, vàng độc quyền làm mưa làm gió "đốn hạ" các thương hiệu khác trên thị trường.




Thống đốc Bình cho biết trước đây mỗi khi giá vàng trong nước biến động lên hoặc xuống, gây ra biến động về kinh tế vĩ mô. Nếu giá trong nước cao hơn giá thế giới chỉ 400 nghìn thôi đã có hiện tượng đầu cơ vàng. Mỗi năm lượng vàng buôn lậu từ 10 – 30 tấn. Tình trạng đầu cơ khiến thị trường chợ đen tăng cao, kéo theo tỷ giá thị trường chính thức tăng, từ đó ảnh hưởng đến nhập khẩu. Tỷ giá tăng như vậy sẽ làm cho mặt bằng nhập khẩu tăng lên. Từ đó ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát, ảnh hưởng lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô và gây chảy máu ngoại tệ.




Nếu không nhất thiết bình ổn giá vàng thì tạo thế độc quyền cho vàng miếng SJC để giải quyết vấn đề gì khi vàng độc quyền đã giữ giá cao hơn vàng thế giới đến 5 triệu mỗi lượng, mức kỷ lục từ trước đến nay.

Nhiều người chắc chắn không quên chính sách tại thế độc quyền cho vàng miếng SJC chỉ nảy sinh sau những đợt loạn thị trường vàng, với những cơn sốt nóng, làm giá.

Về huy động vàng trong dân, NHNN cho rằng đây một nguồn lực rất lớn đang bị lãng phí.

Nếu hiểu một cách tích cực nhất về khoảng cách chênh lệch lớn hiện nay là động tác "thả" cho giá vàng cao vót, qua đó kích thích người dân đem vàng ra bán, coi như cách huy động vàng trong dân, thì liệu NHNN đã lường số tiền bán vàng sẽ đổ vào đâu?

Liệu có đổ sang BĐS hay có kênh nào tiêu vốn khả quan ở thời điểm này? Nếu đổ vào BĐS cũng càng không phải là cách hay ho, cho dù ở thời điểm này giá đang dần về thực.

Một tình huống khác được lường tới là khi giá vàng chênh lệch quá cao giữa thế giới và trong nước như hiện nay, người giữ vàng phát sinh tâm lý bán vàng rồi chờ khoảng cách rút ngắn sẽ lại đổ tiền ra mua lại. Như vậy mục tiêu huy động vàng chắc chắn không khả thi.

Không rõ mục tiêu chính sách đạt được đến đâu. Thậm chí còn có ý kiến nghi ngờ, nếu như NHNN không muốn/không thể quản giá vàng, việc định giá vàng miếng nằm trong tay những đại gia có tiềm lực kinh tế thao túng, thì việc tạo quyền cho SJC phải chăng nên xem xét lại?

Rõ ràng động thái im lặng của NHNN để giá vàng tự rút xa khoảng cách với thế giới một cách chưa từng có như hiện nay, cũng đang đặt ra không ít hoài nghi về chính sách quản lý thị trường vàng.

INFONET.VN-Xong độc quyền, Ngân hàng nhà nước buông giá vàng?

-Gold mobilization II (Giang Le)
Tôi vừa viết một bài viết ngắn cho TBKTSG nêu quan điểm của tôi về vấn đề huy động vàng trong dân mà tôi đã viết trong entry Gold mobilization cách đây hơn 1 năm. Xem lại phần comment trong entry đó thấy mình hứa sẽ trả lời một số comment của các bạn nhưng rồi quên mất nên tôi sẽ trả lời/giải thích thêm dưới đây. Bạn nào quan tâm có thể đọc lại entry trước và những comment phản biện của mọi người trước khi đọc entry này.

Trước hết có ý kiến cho rằng vàng không phải là công cụ thanh toán và khi nó được giao dịch trong các tiệm vàng thì nó chỉ là một loại hàng hóa thuần túy như những hàng hóa khác nên không làm tăng cung tiền. Commenter này lấy ví dụ nếu dân Mỹ bán xe hơi để đầu tư thì chẳng ảnh hưởng gì đến giá trị của đồng USD cả. Bạn Nhật Nam đồng ý với tôi về điểm dân bán vàng ra thay vì giữ trong két sắt ở nhà sẽ làm tăng cung tiền nhưng không đồng ý với lập luận tương tự nếu họ bán bất động sản. Một số ý kiến khác cho rằng nếu người dân bán vàng cho ngân hàng rồi gửi tiền đồng vào ngân hàng lấy lãi thì cũng không làm tăng cung tiền.


Không kể việc vàng vẫn trực tiếp đóng vai trò phương tiện thanh toán cho các giao dịch giá trị lớn ở VN, việc người dân bán thêm 100 tấn vàng (thay vì giữ trong két sắt) sẽ làm tăng cung tiền theo cơ chế sau. Vì giá vàng do thị trường quốc tế quyết định, nếu giá vàng ở VN giảm xuống do excess supply (có thêm 100 tấn vàng trên thị trường không ai muốn giữ) sẽ có người arbitrage (xuất khẩu) chênh lệch giá nội địa và giá quốc tế (qua con đường chính thức, tiểu ngạch, buôn lậu...). Do đó một lượng USD sẽ chảy vào, hoặc trực tiếp trở thành công cụ thanh toán hoặc sẽ được NHNN mua vào để giữ ổn định tỷ giá, điều này tương đương tăng cung tiền. Điểm mấu chốt ở đây là vàng từ chỗ nằng chết trong két sắt (wealth) được biến thành liquidity trong hệ thống tài chính (USD hay VND).

Trong entry trước (bạn đã đọc lại chưa?) nền kinh tê tôi giả định là một nền kinh tế đóng, nghĩa là không có chuyện arbitrage như trên. Tuy nhiên để giữ cho mô hình hợp lý tôi cũng giả định luôn vàng phải là phương tiện thanh toán. Chỉ có như vậy mới có khả năng người dân cùng lúc giảm lượng vàng cất trong két sắt từ 800 xuống 700 tấn (nếu không những người bán ra thêm 100 tấn phải tìm được người muốn mua và cất giữ 100 tấn vàng đó). Thực ra nếu không có giả định vàng trực tiếp là phương tiện thanh toán thì cung tiền vẫn tăng nếu vàng được chuyển thành một loại hàng hóa khác (vd trang sức) và central bank có chính sách ổn định mặt bằng giá. Đơn giản vì khi 100 tấn vàng được chuyển thành một loại hàng hóa khác, real GDP sẽ tăng thêm do đó tổng phương tiện thanh toán phải tăng để phục vụ cho nhu cầu giao dịch tăng.

Điều này cũng đúng với các loại tài sản khác được sử dụng dưới hình thức store of value, vd một mảnh đất để trống hay một chiếc xe hơi cất trong garage. Khi những tài sản "chết" này được đưa vào lưu thông/sản xuất (wealth biến thành liquidity) thì real GDP sẽ tăng lên và tổng phương tiện thanh toán phải tăng tương đương (sẽ nói thêm bên dưới). Trong entry trước tôi đã nhấn mạnh người dân bán thêm 100 tấn vàng vì họ lạc quan hơn vào tương lai nên quyết định bán vàng (hay nhà đất, xe hơi, hoặc bất kỳ tài sản nào khác đang nằm chết) để lấy tiền mặt đi đầu tư, mở rộng sản xuất hay gia tăng tiêu dùng. Chính cái expectation này là lý do làm tăng cung tiền, giả định vàng là phương tiện thanh toán chỉ để lập luận đơn giản, có thể thay thế bằng giả định tồn tại central bank với chính sách ổn định mặt bằng giá.

Một central bank như vậy sẽ tăng cung tiền (tăng phương tiện thanh toán) khi họ thấy expectation về đầu tư, tiêu dùng của người dân gia tăng. Tuy nhiên nếu central bank đánh giá người dân quá lạc quan và real GDP sẽ không thể tăng kịp nhu cầu đầu tư/tiêu dùng thì họ có thể phải giảm phương tiện thanh toán để làm nguội bớt nền kinh tế nhằm tránh lạm phát. Điều này liên quan đến điểm thứ hai tôi đề cập đến trong entry trước là capacity của nền kinh tế. Một số comment phản biện lại lập luận của tôi về việc những yếu kém về hạ tầng, năng lực quản lý của VN làm capacity của VN thấp. Bạn đó lập luận rằng chính những yếu kém đó nếu được giải quyết sẽ giúp VN tăng năng lực sản xuất lên rất nhiều.

Ở đây tôi muốn phân biệt capacity (hiện thời) và potential (trong tương lai) của một nền kinh tế. Về lâu dài potential sẽ quyết định tăng trưởng (capacity tăng lên) và tôi đồng ý VN có nhiều potential. Tuy nhiên trong ngắn hạn capacity mới là yếu tố quyết định tốc độ lạm phát khi expectation về đầu tư/tiêu dùng gia tăng. Tất nhiên capacity không phải là một limit cứng nhắc, một cỗ máy có thể chạy vượt công suất và một nền kinh tế cũng vậy. Nhưng cũng giống như một cỗ máy, nền kinh tế sẽ bị nóng lên khi phải chạy quá tải làm gia tăng rủi ro bị crash. Vai trò của một central bank đúng nghĩa là điều phối cái van cung tiền để cỗ máy kinh tế không bị quá nóng. Do đó central bank thường quan tâm đến capacity chứ không phải potential. [Lưu ý: thuật ngữ potential GDP thường được dùng với ý nghĩa capacity.]

Một điều có thể rút ra từ những thảo luận trên đây là trong một nền kinh tế thị trường (không bị quản lý bởi các mệnh lệnh hành chính) cung tiền được quyết định bởi central bank để accommodate expectation của người dân/doanh nghiệp về tương lai và capacity hiện thời của nền kinh tế. Trong trường hơp VN, tôi cho rằng capacity hiện thời rất hạn chế nên nếu người dân tin vào chính sách huy động vàng của nhà nước bán hết số vàng hiện tại thì hệ quả sẽ là lạm phát, NHNN sẽ không thể sterilize (phát hành trái phiếu rút VND về như một bạn comment) mà phải accommodate số vàng được bán ra vì đó là mục tiêu của chính phủ (tăng đầu tư/tiêu dùng, i.e. tăng AD). Trong bài viết cho TBKTSG tôi cho rằng NHNN có thể còn một lý do nữa là muốn chống lại hiện tượng "vàng hóa" (dollarization bằng vàng) nền kinh tế. Tuy nhiên tôi không nghĩ người dân VN sẽ từ bỏ vàng chừng nào lạm phát còn cao.



Theo tôi thay vì cứ loay hoay thử/sửa hết chính sách này đến chính sách khác trong cái capacity hạn hẹp hiện tại, tốt nhất hãy cởi trói nền kinh tế để tiến đến potential rất lớn của nó. Tôi chưa thấy quốc gia nào (kể cả những nước người dân rất chuộng vàng như Ấn độ, TQ, Cambodia) cứ phải loay hoay với việc quản lý, huy động vàng như VN cả. Bây giờ là thời đại modern banking rồi, không còn là gold standard như cả thế kỷ trước nữa. Một điều tôi cũng rất ngạc nhiên là không hề thấy các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB khuyên can gì NHNN và chính phủ VN về vấn đề huy động vàng. Chẳng lẽ họ cũng đồng tình với ý định này?

-Ai chịu trách nhiệm về chính sách đối với vàng?
SGTT.VN - Câu hỏi về trách nhiệm đặt ra không chỉ với vấn đề năng lực làm chính sách mà còn đối với động cơ đằng sau nó. Nhất là, ngay từ khi còn phôi thai, chính sách quản lý vàng này đã bị rất nhiều chuyên gia cảnh báo gay gắt về tính hiệu quả cũng như những hậu quả có thể phát sinh. Thực tế đang chứng minh tính chính xác của những cảnh báo này. Và, cho đến nay, khi đã đi được một chặng đường, câu hỏi về việc có cần thiết phải xây dựng một thương hiệu SJC độc quyền hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Gia công vàng miếng tại cơ sở của SJC, quận 7. Ảnh: Thanh Hảo
Khác với thời gian chuẩn bị cho sự ra đời của chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng như hiện nay, nhiều quan chức ngân hàng Nhà nước (NHNN) đăng đàn tiết lộ thông tin, giải thích, cam kết, trấn an người dân rằng quyền lợi của họ với vàng phi SJC vẫn được đảm bảo. Giờ đây, khi hậu quả nhãn tiền của chính sách này đang trút thẳng vào người dân, không thấy quan chức nào đứng mũi chịu sào nhận trách nhiệm hay thông tin về sự có thể điều chỉnh của chính sách để khắc phục thiệt hại.

Khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng miếng SJC do NHNN độc quyền sản xuất so với giá vàng thế giới ngày càng mở rộng (đang tăng lên mức 3 triệu đồng/lượng). Khoảng cách này so với giá vàng miếng thương hiệu khác trong nước cũng vậy (từ vài trăm đến hơn 2 triệu đồng). Cho đến nay, người lạc quan nhất cũng phải thừa nhận rằng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo nghị định 24 ngày 3.4.2012 của NHNN và những chính sách từ trước đó đã hoàn toàn thất bại, xét trên phương diện các mục tiêu do chính những người chủ trương nó đưa ra.

Ngược dòng thời gian, NHNN muốn ngăn chặn thực tế vàng được sử dụng như một đơn vị tiền tệ nhưng lại cho phép và thiếu cương quyết trong việc đưa ra thời hạn chấm dứt việc các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép huy động – cho vay vàng, khiến cho mỗi khi có biến động thì ba loại tiền tệ là VND, USD hay vàng hoán chuyển với nhau dễ dàng, đồng nghĩa với việc các nhà quản lý tự thu hẹp dư địa chính sách của mình.

Thời hạn cuối hiện nay là 25.11 đang bị lung lay bởi áp lực từ một số NHTM, khi mà họ phụng mệnh NHNN, làm cái việc thực ra là kinh doanh nhưng nhân danh công ích là bán vàng huy động được để đa dạng hoá nguồn cung nhằm bình ổn giá. Các ngân hàng đang phải mua lại một lượng vàng lớn đã bán ra để tất toán trong bối cảnh giá thế giới tăng cao và nguồn cung vàng SJC trong nước nhỏ giọt. Chính các ngân hàng này, thay vì là nhân tố bình ổn thị trường, lại đang gây bất ổn. Những ngày vừa qua, họ vẫn tận dụng thời gian còn lại để chạy đua lãi suất huy động vàng, nếu giá thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao như hiện nay, chắc chắn bất ổn chưa đến hồi kết.

Trong khi đó, một con mắt khác của dư luận đang dồn về phía NHNN để ngóng kế hoạch huy động vàng trong dân nhằm phục vụ cho phát triển kinh tế mà NHNN hứa hẹn. Không biết nó có khác gì với việc các NHTM đang huy động hiện nay không. Nếu không, thì vàng vẫn hoàn là tiền. Tác động của vàng đối với vĩ mô vẫn vậy. Chưa thấy NHNN tiết lộ điều gì nhưng cách huy động nguồn lực tốt nhất có lẽ vẫn ở chỗ nâng cao giá trị đồng tiền trong nước để dân tình nguyện và tự mình trực tiếp chuyển đổi từ vàng sang tiền. Còn làm không được, thì quyền bảo toàn giá trị tài sản thông qua vàng của họ là hiển nhiên và cần phải được bảo hộ. Vấn đề bình ổn giá chỉ nên đặt ra với mục tiêu tiệm cận giá thế giới.

Nguyên nhân sâu xa của tình thế tiến thoái lưỡng nan về chính sách hiện nay không nằm ở chỗ các NHTM, vì nếu nguồn cung từ NHNN đáp ứng đủ nhu cầu với mức giá bình ổn như NHNN nêu ý muốn thì lời giải cho bài toán, tuy không đơn giản vì liên quan đến an toàn hệ thống, nhưng nếu khoanh khéo, sẽ chỉ gói ở chuyện lời – lỗ của từng ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là tại sao sau khi giành độc quyền sản xuất vàng miếng, NHNN lại tự mình gây ra tình trạng khan hiếm trong khi có thể chủ động tăng cung qua việc chủ động dập lại vàng từ các thương hiệu khác sang SJC – điều mà chính chủ các thương hiệu phi SJC đã chầu chực nhiều tháng trời nay chứ không phải đến khi thị trường thế giới có biến. Thậm chí, nếu ngay cả khi đã hành động mà vẫn không đáp ứng hết nhu cầu, nhập vàng là giải pháp cần tính đến để không chỉ an các ngân hàng mà còn an dân.

Câu trả lời có thể nằm ở chỗ chi phí cho việc chuyển đổi mấy chục ngàn đồng mỗi lượng. Nhưng câu trả lời còn có thể nằm ở con số lợi nhuận mà các doanh nghiệp giữ vàng phi SJC “bỗng dưng” có được từ sự gật hay lắc cho phép chuyển đổi, cho phép với số lượng bao nhiêu của NHNN. NHNN đang nắm trong tay quyền phân phối các miếng bánh lợi ích, mà cơ chế xin – cho thì dễ nảy sinh tiêu cực. Cho đến nay, nhiều người thắc mắc không biết quota chuyển đổi của NHNN dựa trên tiêu chí gì, thậm chí danh sách những đơn vị được phép chuyển đổi cùng với số lượng cũng không được công khai.

Công bằng mà nói, các doanh nghiệp chủ các thương hiệu vàng phi SJC đã bị thiệt khi NHNN tuyên bố độc quyền sản xuất vàng miếng và quốc hữu hoá tầm quốc gia thương hiệu SJC. Từ trước khi quyết định trên có hiệu lực, một số doanh nghiệp đã “đại hạ giá” vàng của mình. Nhưng, nếu như các doanh nghiệp (dù không phải tất cả) có cơ hội (dù tốn chi phí) chen chân xếp hàng để xin NHNN cho dập lại vàng miếng của mình thành vàng SJC – lấy lại những gì thuộc về mình đã mất, thì người dân đang giữ vàng phi SJC, cho tới giờ phút này, cách nào đó vẫn là bị tước đoạt giá trị.

NGUYÊN LÊ
Ai chịu trách nhiệm về chính sách đối với vàng? (SGTT). - Đua hút tiết kiệm vượt trần lãi suất: Thanh khoản ngân hàng chưa vững (SGGP).

- Ứng xử với “sốt” vàng? (VnEco). – Chuyển vàng thành vốn cho nền kinh tế (NLĐ).- Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng (TP).- Việc liên quan đến 1 số lãnh đạo ngân hàng sẽ ‘nóng’ nhất nghị trường (GDVN).


- Video: Thống đốc NHNN trả lời về hoạt động ngân hàng “ … Bên cạnh đó cũng có một bộ phận các nhóm cổ đông, hoặc các cổ đông thì chống đối, dưới hình thức trước cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước thì họ buộc phải chấp nhận,… nhưng bên ngoài thì họ cấu kết với các phần tử xấu ở trong nước, cũng như các phần tử, thậm chí là các phần tử phản động ở nước ngoài, đưa ra các thông tin thất thiệt, bôi nhọ các cán bộ lãnh đạo của đảng và nhà nước của chúng ta, rồi bóp méo cái thực tế tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của chúng ta để gây hoang mang trong dư luận, để gây cái hoài nghi trong cán bộ lãnh đạo các cấp vào chương trình tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng hiện nay, để làm cho các cơ quan quản lý nhà nước chùn bước trong việc xử lý trong vấn đề này… “.

“… kết thúc đợt kiểm điểm, thay mặt đoàn công tác, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, qua cái kiểm điểm của ban cán sự ngân hàng nhà nước, đã ghi nhận không có lợi ích nhóm trong tập thể ban cán sự đảng ngân hàng nhà nước, cũng như từng cá nhân các đồng chí trong ban cán sự đảng ngân hàng nhà nước …”

- Thống đốc: Có lợi ích nhóm xuất hiện trong hệ thống ngân hàng (Gafin). - Có ngân hàng 70 – 90% dư nợ phục vụ nhóm cổ đông chi phối (VinaCorp). – “Kiên quyết đấu tranh chống lại lợi ích nhóm trong ngành ngân hàng” (Công lý). – Không thể nói chính sách tiền tệ năm nay quá thắt chặt (Gafin).

-  Việt Nam lọt danh sách 10 thống đốc ngân hàng yếu kém nhất TG (the box).


Nếu giá trị của vàng ở nhiều nơi trên thế giới được đo bằng tuổi thì ở Việt Nam, tuổi vàng không quan trọng bằng miếng vàng đó mang logo gì. Sau khi tăng 320.000 đồng mỗi lượng vào cuối chiều 4-10 thì sáng 5-10, giá vàng trong nước lại tiếp tục tăng vọt, đạt mức 48,4 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi giá thế giới chỉ tăng nhẹ.
Theo giám đốc một công ty vàng, đó là dấu hiệu bất thường của thị trường vàng. Trước đây, giá vàng trong nước khi bắt đầu một ngày được thiết lập theo giá thế giới. Tuy nhiên, ngày hôm qua, mức giá được thiết lập dựa trên mức chênh lệch với giá vàng thế giới.

“Chẳng hạn, nếu, mức chênh lệch hôm trước là 2,8 triệu đồng/lượng thì hôm sau sẽ lấy mốc này để tăng lên. Giá vàng trong nước tăng cao hơn giá thế giới là vì thế́” - giám đốc này nói.

Ông còn so sánh, trước đây giá vàng thế giới biến động khoảng vài chục USD thì giá trong nước mới biến động như những ngày qua. Còn hiện nay, giá thế giới chỉ biến động vài USD thì vàng trong nước đã tăng thêm vài trăm ngàn đồng. Như vậy, ngay cả khi giá thế giới có giảm thì giá trong nước giảm rất chậm.

Một thực tế đáng quan tâm khác, theo TS Nguyễn Đại Lai, chuyên viên Ngân hàng Nhà nước (NHNN), là nếu giá trị của vàng trên thế giới được đo bằng tuổi vàng thì tại Việt Nam, tuổi vàng không quan trọng bằng miếng vàng đó mang logo gì. 
Giá vàng tăng cao trong ngày 5-10 - Ảnh: HTD

Bởi vậy, khi các ngân hàng phải hút vàng vào với khối lượng lớn để cân bằng trạng thái vàng, bù đắp thanh khoản thì lại mua vào duy nhất  thương hiệu SJC. Hơn nữa, do lo sợ mất giá số vàng đang nắm giữ, người dân cũng tăng cường bán vàng miếng của các thương hiệu khác SJC.

“Tất cả nguyên nhân này đã đẩy giá vàng SJC lên cao, hơn là theo quy luật lên xuống của giá thế giới” - ông Lai nói.

Lúc hơn 16 giờ chiều qua, trong khi vàng SJC bán ra 48,18 triệu đồng/lượng thì vàng Bảo Tín Minh Châu bán 44,8 triệu đồng/lượng, vàng AAA bán 46,6 triệu đồng/lượng, thấp hơn vàng SJC tới 3,5 triệu đồng/lượng.




Theo Yên Trang (Pháp luật TPHCM)


-Thị trường vàng có yếu tố bất thường (06/10/2012)

-Ngân hàng đầu tư, đói ăn thời khủng hoảng

-Tuần tới, vàng có thể lên 50 triệu?

Vàng tăng tiếp lên 48,4 triệu đồng/lượng

-Đổi vàng: bỗng dưng hưởng tiền tỷ

SGTT.VN 06.10.2012
- Xin được giấy phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chuyển đổi vàng từ vàng phi SJC sang SJC lập tức có lãi tiền tỷ. Cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng đang khiến cho những “người trong cuộc” hưởng lợi lớn.

Độc quyền gây ra sốt vàng?

- Ngân hàng đầu tư, đói ăn thời khủng hoảng (VEF). – Ngân hàng trở thành… tiệm cầm đồ cao cấp (Infonet).
- Thị trường vàng và hệ lụy của một quyết định (KTĐT). - Giá vàng vẫn có thể tiếp tục tăng lên (DT). – Giá vàng tuần tới: Mục tiêu vẫn là 1.800 USD/oz (VnEco). - Tuần tới, giá vàng có thể lập kỷ lục trong năm (VnM). – Ngổn ngang thị trường vàng (LĐ).


- Chuyển đổi sang vàng SJC: Bỗng dưng có tiền tỷ (TP).


- Có nên nhập vàng? (TN).  – Cuối tuần, giá vàng tuột mốc 48 triệu đồng/lượng (VnEco).  – Định vị nguồn lực vàng trong guồng máy kinh tế (TQ).  – Vàng thế giới vẫn thấp hơn trong nước gần 3 triệu đồng/lượng(VOV).   – Giới đầu tư vàng thờ ơ, mua bán lẻ nhộn nhịp  (Infonet).
-Ai gây sốt giá vàng?

Thứ Năm, 04/10/2012 22:48

Việc cho phép các ngân hàng bán vàng khống để nay phải mua vào gây sốt giá là bài học cần rút kinh nghiệm

Ngày 4-10, thị trường vàng trong nước lại một phiên “nóng sốt” khi tăng mạnh lên 48,12 triệu đồng/lượng. Cùng lúc, hội trường nơi diễn ra hội thảo “Làm sao huy động nguồn lực vàng trong dân” do Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam tổ chức tại TPHCM cũng “nóng” không kém. Câu chuyện bất ổn về giá vàng, quản lý thị trường vàng được nhiều chuyên gia mổ xẻ.
Trả giá vì… bán khống!
Cuối ngày, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng mua vào 47,82 triệu đồng/lượng, bán ra 48,12 triệu đồng/lượng, tăng 320.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch trước. Một lần nữa, mức tăng của giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá thế giới, đẩy chênh lệch lên hơn 3 triệu đồng/lượng. Nhưng khác với các cơn sốt vàng trước, cảnh người dân xếp hàng mua vàng không tái diễn nhưng giá vàng trong nước vẫn tăng từng ngày, thường xuyên chạy nhanh hơn thế giới.
Sản xuất vàng miếng tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC). Ảnh: HỒNG THÚY
Vậy ai đang gây ra “cơn sốt” giá vàng lần này? Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động đã bị các ngân hàng (NH) thương mại, đặc biệt là nhóm G5 (nhóm 5 NH được phép bán vàng huy động, mua vàng tài khoản để bình ổn thị trường) bán ra trước đây nay phải mua vào với giá cao trong khi nguồn cung có hạn đã gây áp lực tăng giá.
Chuyên gia kinh tế - TS Phạm Đỗ Chí nhận xét tình trạng NH bán khống vàng lúc giá chỉ khoảng 1.550 USD/ounce, nay phải mua vào để đóng trạng thái trước ngày 25-11 (thời điểm chấm dứt huy động, cho vay vàng) với giá 1.770 USD/ounce tạo “cơn sốt” giá. Chưa hết, số vàng khác được NH thương mại đem cho vay trực tiếp với tài sản  bảo đảm như cổ phiếu, bất động sản… ngày càng bị mất giá trong khi giá vàng tăng nhanh, người vay vàng không có tiền trả. Nợ xấu vàng leo cao càng tạo thêm áp lực tăng giá vàng...
TS Phạm Đỗ Chí cho rằng việc cho phép các NH bán vàng khống để nay phải mua vào gây sốt giá là bài học cơ quan quản lý cần rút kinh nghiệm trong điều hành.
Bất lợi từ độc quyền
Liên quan đến Nghị định 24/CP về quản lý vàng, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nói: Theo Nghị định 24/CP thì NH Nhà nước chỉ độc quyền sản xuất vàng miếng chứ không độc quyền kinh doanh vàng. Hiện SJC đang làm mọi việc từ độc quyền can thiệp thị trường vàng, độc quyền mang vinh danh của thương hiệu NH Nhà nước (SBV) và độc quyền gia công để SJC hóa các loại vàng miếng khác...

“Thay vì NH Nhà nước nên tổ chức thị trường để có sự cạnh tranh, quản lý để theo dõi toàn bộ thị trường vàng nhưng nay lại tạo ra một cơ chế độc quyền trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng là tối kỵ” - TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nhìn nhận.
TS Nguyễn Đại Lai cho rằng giới đầu cơ đang làm giá một cách trắng trợn trên thị trường vàng tạo nên mức chênh lệch luôn từ khoảng 2,5 triệu đồng/lượng đến hơn 3 triệu đồng/lượng so với thế giới. Lạ hơn, giá trị vàng miếng bây giờ không theo tuổi vàng mà dựa vào miếng vàng đó mang… nhãn hiệu, logo gì bởi cơ chế cấm nửa vời. Hiện các NH phải gom vàng để bù thanh khoản với khối lượng lớn nhưng lại dồn vào duy nhất thương hiệu vàng SJC đã đẩy giá vàng SJC lên rất cao theo cơ chế độc quyền hơn là theo quy luật giá vàng.  Theo TS Lai:“Giá vàng đang nhảy múa, đang tuột khỏi tầm kiểm soát của chính người có vàng”.
Để giải quyết “cơn sốt” giá vàng hiện nay, theo Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long, NH Nhà nước cần lùi thời gian chấm dứt huy động vàng sau ngày 25-11, đồng thời cho phép nhập khẩu vàng giải quyết thanh khoản vàng cho các NH.
Nhanh chóng huy động nguồn vàng trong dân
Liên quan đến việc huy động vàng trong dân (theo ước tính lên tới 500 tấn vàng - xấp xỉ 30 tỉ USD), nhiều ý kiến cho rằng cần sớm được triển khai. Huy động vàng làm tăng tỉ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối giúp NH Nhà nước có nguồn lực chủ động, sẵn sàng điều tiết thị trường khi xảy ra các cơn sốt giá. NH Nhà nước có thể huy động vàng bằng cách phát hành chứng chỉ vàng dài hạn. Số vàng huy động này sẽ dùng làm tài sản thế chấp đem phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sau khi huy động thì giao nguồn vốn này cho ai, sử dụng như thế nào để có hiệu quả mới là quan trọng.

-Cái giá của bán khống khi SJC tăng vọt

Việc cho phép các ngân hàng bán vàng khống để nay phải mua vào gây sốt giá là bài học cần rút kinh nghiệm
Ngày 4-10, thị trường vàng trong nước lại một phiên “nóng sốt” khi tăng mạnh lên 48,12 triệu đồng/lượng. Cùng lúc, hội trường nơi diễn ra hội thảo “Làm sao huy động nguồn lực vàng trong dân” do Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam tổ chức tại TPHCM cũng “nóng” không kém. Câu chuyện bất ổn về giá vàng, quản lý thị trường vàng được nhiều chuyên gia mổ xẻ.
Trả giá vì… bán khống!
Cuối ngày, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng mua vào 47,82 triệu đồng/lượng, bán ra 48,12 triệu đồng/lượng, tăng 320.000 đồng/lượng so với phiên giao dịch trước. Một lần nữa, mức tăng của giá vàng trong nước cao hơn nhiều so với giá thế giới, đẩy chênh lệch lên hơn 3 triệu đồng/lượng. Nhưng khác với các cơn sốt vàng trước, cảnh người dân xếp hàng mua vàng không tái diễn nhưng giá vàng trong nước vẫn tăng từng ngày, thường xuyên chạy nhanh hơn thế giới.
Vậy ai đang gây ra “cơn sốt” giá vàng lần này? Theo nhiều chuyên gia, một lượng khá lớn vàng huy động đã bị các ngân hàng (NH) thương mại, đặc biệt là nhóm G5 (nhóm 5 NH được phép bán vàng huy động, mua vàng tài khoản để bình ổn thị trường) bán ra trước đây nay phải mua vào với giá cao trong khi nguồn cung có hạn đã gây áp lựctăng giá.
Chuyên gia kinh tế - TS Phạm Đỗ Chí nhận xét tình trạng NH bán khống vàng lúc giá chỉ khoảng 1.550 USD/ounce, nay phải mua vào để đóng trạng thái trước ngày 25-11 (thời điểm chấm dứt huy động, cho vay vàng) với giá 1.770 USD/ounce tạo “cơn sốt” giá. Chưa hết, số vàng khác được NH thương mại đem cho vay trực tiếp với tài sản bảo đảm như cổ phiếu, bất động sản… ngày càng bị mất giá trong khi giá vàng tăng nhanh, người vay vàng không có tiền trả. Nợ xấu vàng leo cao càng tạo thêm áp lực tăng giá vàng...
TS Phạm Đỗ Chí cho rằng việc cho phép các NH bán vàng khống để nay phải mua vào gây sốt giá là bài học cơquan quản lý cần rút kinh nghiệm trong điều hành.
Bất lợi từ độc quyền
 Liên quan đến Nghị định 24/CP về quản lý vàng, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nói: Theo Nghị định 24/CP thì NH Nhà nước chỉ độc quyền sản xuất vàng miếng chứ không độc quyền kinh doanh vàng. Hiện SJC đang làm mọi việc từ độc quyền can thiệp thị trường vàng, độc quyền mang vinh danh của thương hiệu NH Nhà nước (SBV) và độc quyền gia công để SJC hóa các loại vàng miếng khác...
“Thay vì NH Nhà nước nên tổ chức thị trường để có sự cạnh tranh, quản lý để theo dõi toàn bộ thị trường vàng nhưng nay lại tạo ra một cơ chế độc quyền trong sản xuất, kinh doanh vàng miếng là tối kỵ” - TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, nhìn nhận.
TS Nguyễn Đại Lai cho rằng giới đầu cơ đang làm giá một cách trắng trợn trên thị trường vàng tạo nên mức chênhlệch luôn từ khoảng 2,5 triệu đồng/lượng đến hơn 3 triệu đồng/lượng so với thế giới. Lạ hơn, giá trị vàng miếng bây giờ không theo tuổi vàng mà dựa vào miếng vàng đó mang… nhãn hiệu, logo gì bởi cơ chế cấm nửa vời. Hiện các NH phải gom vàng để bù thanh khoản với khối lượng lớn nhưng lại dồn vào duy nhất thương hiệu vàng SJC đã đẩy giá vàng SJC lên rất cao theo cơ chế độc quyền hơn là theo quy luật giá vàng. Theo TS Lai:“Giá vàng đang nhảy múa, đang tuột khỏi tầm kiểm soát của chính người có vàng”.
Để giải quyết “cơn sốt” giá vàng hiện nay, theo Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam Nguyễn Thành Long, NH Nhà nước cần lùi thời gian chấm dứt huy động vàng sau ngày 25-11, đồng thời cho phép nhập khẩu vàng giải quyết thanh khoản vàng cho các NH.












Tại sao các thương hiệu vàng khác không đưa vàng cho SJC? Giá vàng đang tăng mạnh, nhu cầu mua vàng cao. Và dù ít nhưng vẫn có người chấp nhận mua các thương hiệu vàng ngoài SJC.

Giá vàng thế giới đang tiến về mốc 1.800 USD/oz. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới đang ngày một doãng ra.

1.900 USD/oz: điểm đến không xa?
Giá vàng tăng nằm trong kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Với những gì đang diễn ra đối với nhiều nền kinh tế thế giới thì việc không chỉ các nhà đầu tư mà cả ngân khố các quốc gia cũng đặt niềm tin vào vàng. Nhân thể, các nhà đầu tư lớn trên thế giới có điều kiện để làm giá, càng khiến giá vàng tăng cao. Sau khi bán ra chốt lời vào tuần thứ ba của tháng 9, khiến giá vàng giảm nhẹ, việc tăng mua vào của các quỹ đầu tư, các quốc gia như Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt là Trung Quốc, cộng thêm tác động tâm lý của gói hỗ trợ kinh tế QE3 của Mỹ (hai gói trước đã đẩy giá vàng tăng thêm 70%) khiến các chuyên gia dự báo giá vàng thế giới sẽ chạm mốc 1.900 USD/oz vào tháng 10 năm nay.
Và không chỉ là kỳ vọng, hôm 28/9, giá vàng thế giới đã tăng gần 30 USD/oz - một mức tăng kỷ lục chỉ trong một phiên giao dịch, đẩy giá vàng thế giới lên mức 1.782,69 USD/oz, và chưa có vẻ gì là sẽ dừng lại. Lao theo giá vàng thế giới, vàng trong nước vọt lên mốc 47,5 triệu đồng mỗi lượng, vượt qua đỉnh 47,4 triệu đồng hôm 14/9. Như vậy, chỉ trong tháng 9, giá vàng đã tăng 2,4 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng mạnh khiến khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới "xác lập" hôm 28/9 là 2,4 triệu đồng/lượng, giảm so với ngày 27/9 là 2,9 triệu đồng/lượng. Tại sao khoảng cách về giá này lại cứ ngày một doãng ra, bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách, biện pháp để quản lý thị trường vàng? Mục tiêu đưa khoảng cách giá vàng thế giới và trong nước về mức 400 ngàn đồng/lượng giờ đây trở nên xa vời hơn bao giờ hết. Phải chăng vì thế mà Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý thị trường vàng "buông tay"?
Nguyên lý cơ bản của thị trường là cầu lớn hơn cung thì giá tăng, và ngược lại. Tất nhiên điều này cơ quan quản lý biết. Chính vì thế, để chặn đà tăng của giá vàng trong nước, từ trung tuần tháng 9, khi giá vàng thế giới bắt đầu có sóng mạnh thì Ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo cho phép SJC được sản xuất vàng miếng với số lượng lên đến 350.000 lượng (tương đương 13 tấn). Nhưng, nói thế mà không phải thế.
Hậu quả tất yếu của độc quyền
Thông tin được chính ông Nguyễn Công Tường, Phó phòng Kinh doanh vàng miếng, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cho biết: tính đến cuối ngày 25/9, SJC đã gia công và bàn giao khoảng 23 ngàn lượng vàng SJC móp méo. Số lượng vàng mà SJC được giao "sản xuất" rất lớn, nhưng nguyên liệu lại phụ thuộc vào các đơn vị kinh doanh vàng khác! Nguồn nguyên liệu để sản xuất lại chủ yếu từ chính vàng SJC bị móp méo và các thương hiệu vàng phi SJC. Theo ông Toại, dự kiến số vàng SJC được dập lại vào khoảng 40.000 lượng. Như vậy, số còn lại 310.000 lượng trông chờ vào các nguồn khác. Nguồn khác, trong lúc này chỉ là từ vàng của các thương hiệu phi SJC. Thế nhưng, mới 16 tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch gia công lại số vàng SJC móp méo và vàng thương hiệu khác. Trong số này lại có 5 đơn vị không chuyển vàng cho SJC. Số đơn vị có chuyển thì số lượng lại rất nhỏ, chỉ vài ngàn, thậm chí vài trăm lượng. Tóm lại, con số 13 tấn vàng cung ra thị trường là chưa thể có ngay. Cung vẫn nhỏ giọt, trong khi cầu ngày một tăng, hỏi thế làm sao giá vàng không tăng mạnh! Đây chính là hậu quả tất yếu của sự độc quyền trong sản xuất vàng miếng.

Mục tiêu đưa khoảng cách giữa giá vàng thế giới và trong nước về mức 400 ngàn đồng/lượng trở nên xa vời hơn bao giờ hết
Tại sao các thương hiệu vàng khác không đưa vàng cho SJC? Giá vàng đang tăng mạnh, nhu cầu mua vàng cao. Và dù ít nhưng vẫn có người chấp nhận mua các thương hiệu vàng ngoài SJC. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đang có sẵn máy móc, cớ gì họ không chuyển vàng miếng thành vàng trang sức và bán với giá như vàng của SJC để thu lãi. Vì thực tế, khái niệm thế nào là vàng trang sức hiện rất mơ hồ. Nếu các thương hiệu vàng khác "cắt" vàng miếng thành từng chỉ, thậm chí đánh thành nhẫn 2 - 3 chỉ (vẫn là vàng trang sức!?) thì họ vẫn bán được. Việc này nhanh và hiệu quả hơn hẳn so với việc phải xin hạn ngạch của Ngân hàng Nhà nước rồi sau đó lại chờ SJC sản xuất. Đến lúc đó, giá vàng lên hay xuống, ai mà dám chắc? Trong kinh doanh, thời cơ và thời điểm là quan trọng nhất! Đó là chưa kể, khi chuyển vàng đến dập lại tại SJC, các đơn vị kinh doanh vàng khác phải trả phí khoảng 50.000 đồng/lượng.
Một yếu tố khác khiến cầu lớn hơn cung: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đến 25/11 các tổ chức tín dụng phải chấm dứt việc huy động và cho vay bằng vàng. Trước đây không ít NHTM đã "lỡ" chuyển một lượng lớn vàng thành VND nay phải lo chuyển lại; cộng thêm việc số lượng vàng gửi tại ngân hàng bị rút ra khá nhiều (do người dân muốn chuyển sang VND gửi tiết kiệm khi lãi suất cao, nhất là những ai chót mua vàng không phải của SJC. Và một số nữa rút ra để bán chốt lời khi giá vàng tăng cao). Như vậy, không chỉ có người dân đi mua vàng, mà chính các tổ chức tín dụng cũng mua rất nhiều để đảm bảo thanh khoản vàng cũng như cân đối trên tài khoản.
Ngân hàng Nhà nước có thể cải thiện nguồn cung bằng cách cho phép nhập khẩu vàng. Nhưng việc này quá mạo hiểm trong bối cảnh hiện nay. Trên thế giới, USD đang lên giá. Còn tỷ giá VND/USD trong nước cũng bắt đầu tăng. Đến ngày 28/9, giá mua vào niêm yết tại các ngân hàng thương mại đã là 20.860 đồng/USD, bán ra 20.900 - 20.910 đồng/USD. Nếu nhập khẩu vàng phải cần đến đô la, điều này sẽ gây áp lực lớn lên tỷ giá, nhất là vào thời điểm cuối năm. Hơn nữa, sau rất nhiều nỗ lực, quỹ dự trữ ngoại hối mới tăng lên 11 tuần nhập khẩu. Trong bối cảnh thế giới có quá nhiều biến động, nếu quỹ này eo hẹp thì ngân sách lấy gì chèo chống khi "có biến"?
Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông. Đã có một thời gian dài để Ngân hàng Nhà nước xây dựng, ban hành chính sách. Cho đến thời điểm này, phải chăng cơ quan quản lý đã "hết bài", nên để thị trường tự điều chỉnh? Nhưng nếu vẫn còn độc quyền, thì làm gì có cơ chế thị trường!?

--Giá vàng phi mã: Tại sao SJC một mình một chợ?
-Vàng phi mã, cảnh tranh mua tranh bán tái diễn
-Ông Vũ Thành Tự Anh: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững”
3 nhân tố cơ bản để kinh tế tăng trưởng bền vững: xác định mục tiêu dài hạn, chính sách kiên định, mạnh dán tái cơ cấu nền kinh tế.

-Minh bạch - Vũ khí chống sở hữu chéo

2012-10-05

Sở hữu chéo đã lộ rõ mối nguy hiểm cho hệ thống tài chánh Việt Nam ngay sau khi các thành viên trong Hội Đồng Quản trị ngân hàng ACB bị truy tố.
-Sở hữu chéo: lạc đà chui lỗ kim
2012-10-05


Vụ bắt giữ bầu Kiên và truy tố các nhân vật tai mắt của Hội Đồng Quản trị ngân hàng ACB đã lộ diện vai trò sở hữu chéo của những đại gia lợi dụng kẽ hở luật pháp để làm lợi cho mình hay cho nhóm lợi ích.

-- Nhập siêu từ Trung Quốc là bình thường! (NLĐ).
Những khó khăn trong ngành thép Việt Nam năm 2012
2012-10-05

Sản phẩm đang bị khủng hoảng thừa, nhưng ngành thép Việt Nam mỗi năm phải nhập khẩu thêm khoảng 7 tỷ USD
Việt Nam: con hổ thành mèo sa lưới nợ nần
2012-10-05

“Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình. Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị, hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.” theo kinh tế gia Hoa Kỳ Ruchir Shama.
Thị trường Việt Nam sẽ là “bãi phế thải” của Trung Quốc?
2012-10-05

Ngoài thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng bị nới rộng, thì chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước này bấy lâu vẫn bị xem là không đạt tiêu chuẩn và ngầm ý phá hoại nền sản xuất nội địa Việt Nam, thế nhưng vì sao hiện tượng này vẫn dai dẳng diễn ra và hệ lụy của nó là gì?
- Cuộc “marathon” xử lý nợ xấu: Đừng hứng khởi nhất thời! (DT).
- Bộ Tài chính đối thoại gỡ khó cho doanh nghiệp (VOV).   – Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, tăng tốc cuối năm (VOV).
- Toàn cảnh kinh tế 6-10-2012: Chạng vạng (VF).
- Vụ xăng pha nước lã: Tạm đình chỉ hoạt động cây xăng (TN).
- Chung cư tái định cư- Giá rẻ, chất lượng thấp (ND).
- Vỏ sồi… triệu đôla! (TTCT).



Tổng số lượt xem trang