Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Thống đốc không thể hứa gì về xử lý nợ xấu' ?

 (sao ông kg nghỉ đi? !)

-'Thống đốc không thể hứa gì về xử lý nợ xấu' (VnEx 30-10-12) -- Ông Nguyễn Văn Bình nói

Cho rằng xử lý nợ xấu là trách nhiệm của nhiều cơ quan, trong đó có cả Quốc hội và Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng khẳng định chỉ riêng cá nhân ông thì không thể hứa gì về quá trình này.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng một mình ngân hàng không thể giải quyết nợ xấu. Ảnh: Hoàng Hà Thống đốc cho rằng riêng ngân hàng không thể giải quyết nợ xấu. Ảnh: Hoàng Hà

 Khởi động đề án công ty mua bán nợ quốc gia 

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng có mặt trong phiên thảo luận của Quốc hội ngày 30/10, để lắng nghe ý kiến của các đại biểu về tình hình kinh tế xã hội 2012-2013. Chưa phải là phiên chất vấn, nhưng do nhiều đại biểu quan tâm tới lĩnh vực ngân hàng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình được Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị phát biểu. Người đứng đầu ngành ngân hàng chỉ xin phép nói về 2 vấn đề nhức nhối nhất là xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng.

Theo số liệu của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31/3, nợ xấu hệ thống ngân hàng là 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% dư nợ, thay vì báo cáo cảu các ngân hàng chỉ là 4,47%.

Tuần trước, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết chưa có con số cập nhật chính xác, nhưng về tỷ lệ, nợ xấu vẫn dao động 8-10%. Từ quý I đến nay, các ngân hàng đã xử lý được 36.000 tỷ đồng nợ xấu, họ cũng trích lập dự phòng rủi ro hơn 70.000 tỷ đồng.

Đề án lập công ty quốc gia về mua bán nợ xấu mà Ngân hàng Nhà nước đang hoàn tất có mục tiêu xử lý 60.000-100.000 tỷ đồng nữa.

Nhắc lại rằng những vấn đề xung quanh việc xử lý nợ xấu đã được trình bày kỹ lưỡng trong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ hồi cuối tháng 8, Thống đốc Bình cho biết chỉ đề nghị được "mượn" diễn đàn Quốc hội để tái khẳng định rằng nợ xấu không phải là một con số duy nhất mà "biến động hàng ngày". Nhận định này được ông đưa ra trước nhiều ý kiến cho rằng các thống kê nợ xấu của cơ quan quản lý hiện không thống nhất .

"Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hiện chưa có một bộ tiêu chí nào được coi là thống nhất để tính toán nợ xấu. Tuy nhiên, người ta đều thống nhất rằng con số do cơ quản quản lý, trong trường hợp này là Ngân hàng Nhà nước, đưa ra là có cơ sở nhất", ông Bình nói. Theo người đứng đầu ngành ngân hàng, diễn biến nợ xấu từ đầu năm 2012 đến nay rất thống nhất với diễn biến của nền kinh tế: "Tăng mạnh đầu năm, kể từ tháng 6 thì tăng chậm hẳn lại".

Về trách nhiệm giải quyết nợ xấu, Thống đốc Bình cho rằng nếu chỉ đơn thuần là nợ giữa ngân hàng và doanh nghiệp thì trách nhiệm đương nhiên thuộc về 2 đối tượng này. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng trong số tài sản thế chấp của doanh nghiệp có rất nhiều hàng tồn kho (đã được thế chấp để vay vốn). Do đó việc tiêu thụ hàng tồn cũng có đóng góp quan trọng vào việc giải quyết nợ xấu.

"Hiện nợ đọng tiền xây dựng cơ bản ở các địa phương lên tới hơn 90.000 tỷ đồng. Nếu giải quyết được số này thì nợ xấu cũng giảm được đáng kể. Ngoài ra, nợ đọng vốn bất động sản khác hiện cũng rất lớn", Thống đốc nói.

Về đề án xử lý nợ xấu, ông Bình cho biết đã được Ngân hàng Nhà nước hoàn thành, và hiện đang ở giai đoạn xin ý kiến Bộ Chính trị do còn liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan khác như Chính phủ, Quốc hội. "Với tư cách là Thống đốc, tôi không thể hứa gì về việc giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, theo đề án, đến năm 2015, sẽ phấn đấu đưa nợ xấu về mức thông thường, tức là khoảng 3%", ông Bình phát biểu.

Trong phần phát biểu của mình, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng dành thời gian để nói nhiều về tiến độ thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng. Ông cũng lưu ý rằng bên cạnh việc mua bán, sáp nhập, quá trình này còn bao gồm nhiều nội dung khác như làm lành mạnh hóa tài chính các ngân hàng, vốn đang thu được nhiều kết quả tích cực.

Về việc xử lý các ngân hàng yếu kém Thống đốc cho biết Chính đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành, do Phó thủ tướng làm trưởng ban. Tại mỗi ngân hàng được xử lý cũng có ban chỉ đạo riêng "Như vậy, quá trình xử lý ngân hàng thương mại không phải chỉ có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều cơ quan, bộ ngành", ông Bình nói.

Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá cụ thể, đã có trong luật, người đứng đầu ngân hàng cho biết một mặt đang thực hiện thanh tra tại chỗ đối với 26 tổ chức tín dụng trong năm nay. Mặt khác, cơ quan quản lý cũng mời các hãng kiểm toán độc lập để đánh giá sức khỏe ngân hàng. "Kết quả ban đầu cho thấy những tổ chức tín dụng yếu kém, cần tái cơ cấu đều rất xứng đáng", ông nói.

Ngoài ra, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết Ngân hàng Nhà nước đang trong giai đoạn thống nhất với các tổ chức tín dụng về phương án xử lý, trên cơ sở tôn trọng tính tự nguyện của các nhà băng này. Ông cũng cam kết ngay khi có được kết quả cuối cùng, các con số cũng như phương án tái cơ cấu cụ thể sẽ được Ngân hàng Nhà nước công bố.

Thực hiện đề án do Ngân hàng Nhà nước xây dựng, tính đến nay có 6 ngân hàng đã tiến hành tái cơ cấu theo lộ trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Đầu tiên là vụ hợp nhất của 3 ngân hàng: Ngân hàng cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Tín Nghĩa, Ngân hàng Đệ nhất và sau đó là thương vụ sáp nhập Habubank và SHB. TienPhongBank cũng là thực hiện tự tái cơ cấu với việc chào đón cổ đông mới là Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI.

Nhật Minh - Thanh Lan

Ông Đặng Thành Tâm: 'Chị em tôi nợ dưới 500 triệu USD' (VnEx 30-10-12) - Ông Đặng Thành Tâm nợ bao nhiêu? (NĐT). – Ông Đặng Thành Tâm hé lộ khoản nợ gần nửa tỷ USD(PL&XH).
Từ hải ngoại nghĩ về các "nhà dân chủ" (ND 30-10-12) -- Một người Việt ở Mỹ (không phải THD!!!) viết về cho báo Nhân Dân.
- Nợ xấu và lợi nhuận: Khi đồng xu rơi… (NĐH). - “Kim cô” nợ xấu ngày một siết chặt (TQ). - Phá “vòng kim cô” nợ xấu (TP).  – Không để nợ xấu dây dưa (NLĐ).  – Ngân hàng Nhà nước không thể hứa gì về xử lý nợ xấu (TN).  – Thống đốc: Đến 2015 nợ xấu sẽ theo thông lệ quốc tế (VOV).
- Tái cơ cấu tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước: Sẽ rõ “địa chỉ” trách nhiệm (TT). - Thách thức cải tổ, giám sát doanh nghiệp nhà nước (SGGP).
- Chuyên gia & chính sách Không nên chạy theo CPI khi điều hành lãi suất (TT).
- Xem xét lại các biện pháp quản lý thị trường vàng cho phù hợp (CAND). - Được – chưa được trong điều hành (PLTP). - Giải pháp thì dễ, vấn đề là niềm tin! (PLTP). - Giá vàng tăng nhẹ trở lại (VOV).
- Bất động sản: “Tảng băng” 1 triệu tỉ đồng (NLĐ).  – Chủ dự án Đại Thanh làm trái luật, đón đầu chính sách?(PN Today). - Chung cư 10 triệu đồng/m2: Thế nào là phá giá? (VnM).
- Gần một nửa công ty chứng khoán lỗ quí 3 (TBKTSG).  - Cổ phiếu chìm nổi theo phận đại gia (VNN).
- Nhập siêu quay trở lại (TBKTSG).
- Nước mắm Phú Quốc gặp khó vì cá cơm (LĐ).  - Bác tin đồn cam sành Vĩnh Long là cam Trung Quốc (TT).
- Thanh toán mua hàng bằng ngón tay, không cần thẻ ngân hàng (RFI).
- Xanh mặt với làn sóng thất nghiệp (VNN).
- Hợp tác kinh doanh ẩm thực Việt – Pháp (TN).
- Rượu vang Pháp trong tầm ngắm của Trung Quốc (RFI).
- Apple chia tay hai chuyên viên cấp cao (BBC).
- Baidu của TQ báo doanh thu tăng 60% (BBC).
- Singapore mua 10% cổ phần hãng Virgin (BBC).
- Pháp và Đức tăng cường biện pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc (RFI).
:
- Nợ công Việt Nam: Nguồn rủi ro nằm ở DNNN (Đoan Trang). – Điểm báo 31.10.2012 (DĐKTVN).  - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lập kế hoạch giải quyết nợ xấu (VOA).  – Thống đốc: Các ngân hàng cần đảm bảo lợi nhuận để giải quyết nợ xấu (CafeF/TTVN). – NHNN đã mua vào 10 tỷ USD kể từ đầu năm tới nay (CafeF/TTVN). – Đại biểu Nguyễn Bá Thanh: “Có những khoản nợ không phải xấu mà rất xấu”(Stox/TTVN). – “Cục nợ xấu” của ngân hàng: Chỉ còn là “ống” trong tay “đười ươi”? (LĐ). – Nợ xấu từ góc nhìn doanh nghiệp (DT).
- Tỷ lệ động viên thu ngân sách Việt Nam thấp so với khu vực (Stox/Gafin). – Cải cách thuế và nỗi lo giảm thu ngân sách (ĐTCK). – Tăng thuế và phí, mừng hay lo? (ĐĐK).
- Cấm ngân hàng chia cổ tức nếu không trích đủ dự phòng rủi ro (Stox/Gafin).
- “Nên phát hành trái phiếu công trình để kích thích kinh tế” (VnEco).
- Hoãn việc dừng huy động vàng: Chắc không có lần thứ tư (VIR). – Từ quản lý đến “độc quyền” vàng – Bài 3: Được – chưa được trong điều hành (PLTP). – Thống đốc và thị trường vàng: “Tôi nhận trách nhiệm!” (VnEco).
- DaiABank sáp nhập với HDBank, ai lợi? (ĐTCK). – Nhân sự ngân hàng thay đổi thế nào trong 4 tháng qua? (Cafef/TTVN). – Nhân viên ngân hàng nơm nớp nỗi lo sa thải (VNE).
- Doanh nghiệp xuất khẩu có cơ hội vay với lãi suất 7,5%/năm (CafeF/TTVN).
- Lãi lớn giúp cổ phiếu GAS vững giá (VIR). – VSD cảnh cáo Ngân hàng Phương Đông (ĐTCK).
- HUD “sốc nặng“ vì quyết định thay Chủ tịch Hội đồng thành viên (PLVN).
- Giá có tốt mới hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư (SGTT).
- Giải quyết hàng tồn kho BĐS: Chỉ trong vòng 1 tháng? (LĐ). – Doanh nghiệp địa ốc TP. HCM bắt tay giải quyết hàng tồn kho (ĐTCK). – Bất động sản đến hồi thoái vốn (LĐ).
- Quản lý giá xăng dầu gây bất bình (Khampha). – Bất thường giá xăng dầu (TT). – Giá xăng dầu tăng giảm không cân xứng (Stox/Gafin).
- Khẩn trương đăng ký mã số để xuất khẩu nông, thủy sản sang Hoa Kỳ (NNVN).
Cá tra trước nguy cơ 'vỡ trận' (VNN 30-10-12)

- “Tăng lương được đồng nào hay đồng đó” (DT). – Bộ trưởng Vương Đình Huệ: “Đề xuất tăng lương tối thiểu thêm 100.000 đồng” (ĐTCK). – Lương tối thiểu chung tăng lên 1.150.000 đồng từ 1-7-2013(NLĐ).
- Thu phí người đi bộ (NNVN).
- 90% hố sụp lún là do sự cố từ hệ thống cống thoát nước: Công trình đã bàn giao, ngân sách chịu… phạt?(SGTT).
- Lại không có thằng nào phải chịu TRÁCH NHIỆM!!! (Phair Zios).
- Không khởi tố vụ viện trưởng VKS bị bắt giữ (PLTP).
- Chuyển Cục Kiểm soát thủ tục hành chính về Bộ Tư pháp (PLVN).
- Bắc Kinh thắt chặt an ninh (TT). – Báo Trung Quốc công kích báo Mỹ vì ‘bóp méo thông tin’ (TP). –Báo chí Trung Quốc “tấn công” The New York Times (NLĐ).
- Đài Loan bắt 8 cựu sỹ quan làm gián điệp cho Trung Quốc đại lục (DT).
Uống cafe “âm phủ” (PetroTimes 30-10-12)


Nhà giàu Trung Quốc gởi tiền (bất hợp pháp) ra nước ngoài: Waves of illegal money leaving China (Vancouver Sun 28-10-12)
Trung Quốc bắt chước Singapore? China’s new leader contemplates Singapore model of authoritarian capitalism (Vancouver Sun 23-10-12) -- Bình luận khá hay của Jonathan Manthorpe
"Hiệu ứng Lucifer" của nhà cầm quyền Trung Quốc: The ‘Lucifer effect’ theory of Chinese governance (WP 30-10-12)
Trung Quốc có biết là họ cần thay đổi không? Does China know it must change? (East Asia Forum 26-10-12) -- Tác giả là ha nhà nghiên cứu Mỹ phe bảo thủ.
ĐH Bách khoa đưa thầy già vào thế khó (VNN 30-10-12)
Vũ Trọng Phụng với 'một xã hội kỳ quặc' (TVN 30-10-12) -- P/v Phạm Xuân Nguyên
Nhà giáo nhân dân, dịch giả Lê Hồng Sâm: Cần giáo dục thói quen tự vấn (SGTT 30-10-12)
Người thầy của tôi - nhà văn Đoàn Minh Tuấn (CAND 30-10-12)
"Còn sức khỏe, tôi còn nghiên cứu về Bác Hồ" (ND 30-10-12) -- GS Hà Minh Đức

- Quảng Nam: Gửi mẫu áo ngực nghi chứa “thuốc lạ” đi xét nghiệm (DT).  – Phát hiện nhiều áo ngực có chứa “thuốc lạ” ở Nghệ An (TN).   – Áo ngực Trung Quốc: Cứ kiểm tra là ra chất lạ! (NLĐ).  -

- Phát hiện 2 tấn nội tạng heo hôi thối chuẩn bị đưa đi tiêu thụ (TN).
- Yêu cầu xét nghiệm mì Hàn Quốc (TBKTSG).
- Sinh ra lần nữa – Kỳ 6: Người mẹ thứ hai (TT).
- Trăn trở những mảnh đời “phong” dưới chân núi Sóc (CAND).
- Mang giày lên xe buýt, hành khách bị tài xế ném đá vỡ đầu? (NLĐ).
- Người chồng giáo viên bị vợ tưới xăng đốt đã tử vong (Infonet).
- Chết mòn vì thuốc trừ sâu (TN).

Tổng số lượt xem trang