-Ngày mai (15/10) Hội nghị mới kết thúc, tuy nhiên, tại cửa ải cuối cùng, Thủ tướng đã thoát hiểm trong gang tấc và vẫn giữ nguyên vị trí. Hội nghị đã đáp ứng một mục tiêu mà Tổng Bí thư đề ra là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư không quên nhấn mạnh “ngoài lề”: làm gì thì làm phải giữ ổn định chính trị. Nhiều người băn khoăn, Việt Nam đã có mấy cái ụ nổi Vinalines là đủ rồi. Trung ương sắm thêm hai cái “ụ nổi” nữa (Ban Nội Chính, Ban Kinh tế) biết có mần chi?
————
Sau 15 ngày họp, ngày mai 15/10, Hội nghị sẽ kết thúc. Hội nghị đã đáp ứng một mục tiêu mà Tổng Bí thư đề ra là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư không quên nhấn mạnh “ngoài lề”: làm gì thì làm phải giữ ổn định chính trị.
Gần như toàn bộ thời gian họp Hội nghị lần này dành ra để Trung ương nghiên cứu Tài liệu thẩm tra Trung ương đối với nội dung tự kiểm của Thủ tướng. Tại cửa ải cuối cùng, Thủ tướng đã thoát hiểm trong gang tấc và vẫn giữ nguyên vị trí.
Đổi lại, Thủ tướng phải “tạo điều kiện” để Bộ Chính trị thực hiện một số công việc của Đảng như tăng cường sự lãnh đạo Đảng trong công tác phòng chống tham nhũng, tức kiện toàn Ban Nội chính ra đời đã lâu mà chưa hoạt động được, tái lập Ban Kinh tế Trung ương.
Nhiều người băn khoăn, Việt Nam đã có mấy cái ụ nổi Vinalines là đủ rồi. Trung ương sắm thêm hai cái “ụ nổi” nữa (Ban Nội Chính, Ban Kinh tế) biết có mần chi?
Dầu sao, Đảng sẽ có thêm ban bệ, sẽ có thêm Ủy viên Bộ Chính trị, nhiều quyền lực mới sẽ được đặt vào tay. Sân khấu chính trị lại xuất hiện một số khuôn mặt diễn viên mới.
Việc phân chia quyền lực với Chủ tịch nước chưa được quyết định tại Hội nghị.
Với nhân dân thì tình hình là Nguyễn Y Vân.
Với đất nước thì thảm trạng kinh tế ngày một u ám, nợ xấu, sản xuất đình đốn, tham nhũng, nhóm lợi ích hoành hành vơ vét hết tài sản quốc gia, thất nghiệp trầm trọng. Mặt khác, Trung Quốc không ngừng thực hiện các thủ đoạn, hoạt động lũng đoạn về chính trị, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, ngoại giao đối với Việt Nam và liên tục gia tăng xâm chiếm biển đảo của ta.
Hơn lúc nào hết, Việt Nam đang rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện và sâu sắc nhất kể từ 1985, đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài.
- Thủ tướng qua được ải, Đảng giành thêm tí quyền. (Cầu Nhật Tân). .
- Báo Hải quan “Rút kinh nghiệm sâu sắc”.
(HQ Online)- Hôm qua tôi gặp sếp cũ của tôi. Ông già rồi, trông hom hem lắm. Và nỗi buồn trên gương mặt trông ông càng khổ sở. Tôi hỏi ông xem gia cảnh ra sao.
Ông bảo: “Tốt”. Con cháu đều đi làm ăn, thu nhập tốt, có địa vị khá trong xã hội, có chức danh, có học vị. Tôi hỏi ông: Sức khỏe anh thế nào, có ăn ngủ được không? Ông ấy bảo: “Khá”. Ăn ngủ bình thường, có điều gần đây thì hơi khó ngủ một chút, cũng vì có mấy chuyện linh tinh.
Ông làm như chuyển chủ đề nói chuyện, hỏi tôi: “Lâu rồi cậu có gặp thằng B. không?” Tôi thành thực nói: “Tôi và anh ấy lâu rồi không chơi với nhau, nay anh ấy thăng chức, lên cấp trên, càng ít gặp”.
Ông sếp cũ của tôi thở dài: “Gay rồi… Hồi ấy cũng tại mình…”
À, thì ra ông ấy dằn vặt vì chuyện cũ.
Hồi ông ấy làm sếp, anh B. là đệ tử ruột, nhưng B. là kẻ chả ra gì, hay làm bậy, dính vào kinh tế là lèm nhèm, nịnh trên nạt dưới. Thời đó, B. làm đổ vỡ một dự án bị thanh tra, gây thất thoát hàng tỷ đồng. Chi bộ họp, ban lãnh đạo họp, cuối cùng ông sếp cũ của tôi kết luận B. phải “rút kinh nghiệm sâu sắc”, rồi cho làm tiếp để khắc phục hậu quả. Ai cũng ngao ngán. Nhưng thời gian trôi qua, sếp cũ về hưu, anh B. lên sếp, chả ai ho he gì nữa. Và, anh B. được đề bạt lên cấp trên nữa…
Khi tiếp quản cơ ngơi của anh B., sếp tôi bây giờ mới té ngửa ra, mọi thứ đều rối tung lên, động đâu cũng thấy sai. Thanh tra vào, kiểm sát vào… Rồi sự việc thành ra to…
Bây giờ sếp cũ của tôi mới dốc bầu tâm sự: “Cậu ạ, mình cả đời đi làm, tưởng về hưu là an nhàn, ngờ đâu vẫn nặng nề. Giá ngày đó nghe các cậu thì không đến nỗi”.
Tôi hỏi: “Bây giờ chuyện anh B. thế nào?”
Sếp cũ bảo: “Tôi lên các anh ấy nói hết… Nhưng rồi họ lại bảo, thôi thì cứ để nó rút kinh nghiệm sâu sắc, nó làm tiếp khắc phục khuyết điểm… Ôi”
Tôi định nói câu gì an ủi sếp cũ của tôi, nhưng không thốt lên lời.
Nguyễn Xuân
-- - Thư ngỏ của một nông dân gửi hội nghị trung ương 6 (DLB). - HÃY CHỜ XEM LỜI HỨA BẰNG CẢ NƯỚC MẮT & SỰ “HỐI HẬN SÂU SẮC” CỦA THỦ TƯỚNG? (VLB).
- Bùi Minh Quốc: Tôi hoan nghênh một nửa thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cực lực phản đối nửa kia (Nguyễn Tường Thụy).
- Canh bạc của Đảng Cộng sản (BBC).
- Trí thức Việt Nam trước nội tình đất nước (DLB). - Sửa luật Đất đai và những điểm mấu chốt (TVN). – TP. Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ “tố” cấp sai sổ đỏ tại huyện Sóc Sơn (DT). – Thư tố cáo nhà cầm quyền câu kết cướp đất thổ mộ (chuacuuthe).
- Chuyện đọc cuối tuần: Phạm Hồng Sơn – Những người khốn khổ (DĐCN). – Những điều người đi làm việc ở nước ngoài cần biết (DĐCN).
- Công viên nòng nọc và chủ nghĩa hình thức (Đào Tuấn).
“Những cái khó khăn nhất của dân tộc qua rồi”... (VNN 13-10-12) -- P/v Lê Kiên Thành (con trai Lê Duẩn) ◄
- Phỏng vấn Đại tá Đào Lê Bình – Tổng biên tập Báo An ninh Thủ đô: Báo in phát hành kém có cái lý của nó(NHN/ANTĐ). - Báo điện tử Kiến thức kích động, chia rẽ đoàn kết dân tộc, phân biệt vùng miền???! (TTHT). Kiến Thức: “Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay…” (KT). - “Phân biệt lao động vùng miền thì không xứng làm lãnh đạo” (Bee).
- Vụ giành cổ vật: Có dấu hiệu hình sự (NLĐ). – Đề nghị khai quật khẩn cấp ‘kho cổ vật 500 năm’ (VNE). - “Sóng gió” nổi lên ở vùng cổ vật bị đắm (SGTT). - Vận động ra đầu thú để hưởng khoan hồng (TT).
- TP.HCM phản đối xây đê biển (PLTP).
- Trong tay cảnh sát cầm dùi cui có gì? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- YÊU THỜI… ĐỒ ĐỂU (Kỳ 2) (Nhật Tuấn).
- Giá trị đích thực của doanh nhân (HNM).
- Không rượu, bia giờ trưa để tiết kiệm (NLĐ).
- “Hiệp sĩ” cần chính danh (NLĐT).
- 2012 – năm thay đổi tư duy của lãnh đạo (VietQ).
- CẦN THƠ: Xem xét kỷ luật Đảng hai lãnh đạo Sở Tư pháp (PN).
- Đào Trung Đạo: Mạc Ngôn và Giải Nobel Văn chương 2012 (VOA’s blog). – Những khúc mắc đằng sau các giải Nobel Văn học (RFI). – Đọc lại Ma chiến hữu của Mạc Ngôn (Anh Vũ). - Nobel và bãi cát dài thơ ngây (VNN).
-
Cựu vương Campuchia Norodom Sihanouk từ trần
Thanh Niên
(TNO) Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk đã từ trần tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc trong hôm nay, 15.10, theo thông báo của Tân Hoa xã. Tân Hoa xã dẫn lời Phó thủ tướng Campuchia Nhik Bun Chhay cho hay, ông Sihanouk từ trần vào lúc 2 giờ, ...
Cựu quốc vương Campuchia qua đời tại Bắc KinhDân Trí
Cựu Quốc vương Campuchia Sihanouk qua đờiTin tức 24h
Campuchia: Cựu vua Norodom Sihanouk qua đờiVOA Tiếng Việt
- Nói và Làm: Cạn tiền là thôi “nổ” hết “chảnh” (VNN). - ĐT Việt Nam: Hoàn thiện bản thân, nội soi đối thủ (Bóng Đá). - Dự báo nhu cầu giáo viên trong tương lai (TN). - Dạy thêm học thêm: Khi không nhìn từ góc độ lương giáo viên (LĐ).
- Dạy thêm: Lỗi hệ thống. – Dạy thêm, học thêm: Chỉ cấm trên giấy! (NLĐ). – Chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm, thu chi trái quy định (PN).
- ‘Cô giáo đã sai sót’ trong vụ canh gà Thọ Xương (VNE). - Đoạn gạch chân về “món canh gà” khác với màu bút ở các lỗi khác (DV). - Vụ “canh gà Thọ Xương”: Nhiều độc giả thương cảm cô giáo Thủy (GDVN). - Từ sự cố “Canh gà Thọ Xương”: Làm thầy thật khó! (ANTĐ). - Đâu rồi tính nhân văn? (GD&TĐ).
- Giáo dục HS qua lao động: Một chương trình không thể bỏ qua (GD&TĐ).
- Vì sao LĐ Thanh-Nghệ-Tĩnh bị tẩy chay? (KP).
- Gà giống Trung Quốc ồ ạt nhập lậu (NLĐ).
- Xử lý các học viên cai nghiện bỏ trốn (BBC). - Sống mòn ở vùng đất chết (NLĐ). “Hai năm qua, xã Noong Hẻo, huyện Sìn Hồ – Lai Châu đã có hơn 40 người chết và hiện có gần 500 người đang nghiện ma túy, bị ‘ết’.”
- Nửa cây số sông Lô, một ngày uống 12 thùng phuy rượu (Thanh tra).
- Những bí ẩn bên trong sòng bài (NĐT).
- Nguy cơ mất an toàn khi du lịch vịnh Hạ Long (CATP). – Đảo ngọc Phú Quốc bất an (NLĐ).
- Hà Tĩnh: Nhức nhối nạn khai thác “lậu” tài nguyên đất (ANTĐ).
- Thợ chuyên nghiệp tát ao bắt cá sấu sổng chuồng (NLĐ). – Vụ cá sấu sổng chuồng: 300 HS nghỉ học (KP). - Chưa bắt hết cá sấu, học sinh phải nghỉ học (TT). - Vẫn chưa rõ số cá sấu sổng chuồng (TN).
- Đàn vượn bidoup… đi về đâu? (Lâm Đồng).
- Sửng sốt điểm nuôi nhốt hổ như nuôi lợn (VNN).
- Lộ diện đường dây ‘cái bang’ (TP).
- Sắm hung khí phòng thân (TN).
- Biến đổi khí hậu làm cá nhỏ đi (RFI).
Phận nữ mưu sinh ở chợ đêm Long Biên (CAND 14-10-12)
--Giáo dục đại học: Phê bình thì nhiều, bàn chiến lược thì chưa (VNN 14-10-12)
Lãng du với Hồ Anh Thái (TN 14-10-12)
Hé lộ tác giả bài thơ 'Không đi không biết Đồ Sơn (TP 14-10-12)
Cà phê hẻm Trịnh không... nhiều thứ (TVN 14-10-12)
Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới: Bước phát triển của văn xuôi Việt Nam sau 1975 (Cửa Việt, Quảng Trị, số 6 (Xuân Tân Mùi 1991) ) -- Bài Lê Tiến Dũng
Cuốn này quá hay! ‘Broken Harbor’ by Tana French (NYT 18-10-12) -- Tôi đang đọc mê mệt cuốn tiểu thuyết này! Để biết thêm về Tana French: Writer Finds Her Niche in Dark Themes (NYT 26-8-12) SHE IS REALLY GOOD! (This book is particularly resonant to me after my vacation in Ireland last summer)
Bauxite Việt Nam Christian Carlyle, Foreign Policy, 11 tháng Mười 2012
Trần Ngọc Cư dịch