Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Thủ tướng và cái giá của sự 'ngạo mạn'; CON ĐƯỜNG DÀI ĐỂ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM

-Nguyễn Tấn Dũng
Việt Nam của năm 2012 là đất nước chìm trong khối nợ xấu khổng lồ, bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng, khối quốc doanh yếu kém, những doanh nghiệp tư nhân thoi thóp vì thiếu vốn và sự thao túng nền kinh tế của các nhóm lợi ích.

Trong bối cảnh đó, những năm qua nhiều ý kiến chỉ trích đã hướng về phía thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng vì quản lý lỏng lẻo và chủ nghĩa bè phái, với cao trào là Hội nghị Trung ương 6 vừa bế mạc ngày 15/10.

Bài viết nhìn lại về một vài dấu ấn của ông lên nền kinh tế Việt Nam từ lúc nhậm chức hồi năm 2006.

“Thủ tướng hiện đại”

Từ góc nhìn của giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, ông Dũng là “Thủ tướng hiện đại đầu tiên của Việt Nam”.
Là người mà Thayer gọi là “kinh tế gia theo chủ nghĩa dân tộc” trong một cuộc phỏng vấn với BBC ngày 16/10, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu trong việc giám sát tăng trưởng kinh tế Việt Nam kể từ năm 2006 và là người lãnh đạo cao cấp trong việc lèo lái và thỏa thuận với các chính khách và nhà đầu tư nước ngoài.
Ngay từ lúc nhậm chức, ưu tiên hàng đầu của ông là hỗ trợ xuất khẩu tài nguyên năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, các sản phẩm hải sản và may mặc; ngoài ra còn có phát triển những nguồn tài nguyên năng lượng đa dạng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ví dụ như thủy năng và năng lượng hạt nhân.
Ngoài ra, việc đầu tư vào những công trình như nhà máy lọc dầu Dung Quất của chính phủ cho thấy xu hướng muốn tách dần ra khỏi việc xuất khẩu tài nguyên dạng thô bằng cách trang bị cho kinh tế nội địa khả năng chế biến trước khi xuất khẩu nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trên chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhận xét về những thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ của thủ tướng, giáo sư Carl Thayer nói: "Khi Việt Nam phải gánh chịu khủng hoảng hồi năm 2008, thủ tướng đã đề xuất và thực hiện gói kích cầu để tạo một lá chắn khá tốt cho Việt Nam."
Một ý kiến khác từ chuyên gia Châu Á của hãng phân tích ONDD, ông Raphael Cecchi thì cho rằng "Nghị quyết số 11 của chính phủ vào năm ngoái đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô đáng kể, kiềm chế thành công lạm phát".

'Ngạo mạn'


Hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lạm phát và kinh tế yếu kém trong vài năm qua.

Là "một thủ tướng nhiều quyền lực nhất trong lịch sử Việt Nam và là người theo đuổi chính sách tăng trưởng nóng", tuy nhiên, “điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng,” giáo sư Carl Thayer bình luận.
Để giúp tiến hành cải cách kinh tế, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã thành lập Tổ chuyên gia tư vấn về cải cách kinh tế và hành chính. Đến khi thủ tướng Phan Văn Khải kế nhiệm, ông đưa tổ chuyên gia này lên thành Ban nghiên cứu về kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ.
Thế nhưng ngay khi nhậm chức, ông Dũng đã giải thể ban nghiên cứu này qua Quyết định số 1008/QĐ-TTg (ban hành ngày 28/7/2006).
“Ông Dũng đã loại bỏ đội ngũ cố vấn của thế hệ đi trước và thay vào đó bằng một mạng lưới bè phái của riêng mình” – Giáo sư Carl Thayer nhận xét.
Sự ngạo mạn này còn được cho là thể hiện qua cách ông đề bạt nhân sự.
“Chỉ cần nhìn cách thủ tướng đề bạt người nhà và những người thân cận vào các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng đủ thấy ông tự tin thế nào vào sức mạnh vây cánh của mình.” Một người có quan hệ cấp cao trong bộ máy Đảng Cộng sản nói với BBC.
“Thực ra ngay từ lúc đầu của Hội nghị Trung ương, những người trong cuộc đều biết rằng cả ông và những người thân tín của ông trong Đảng sẽ không mất chức. Tin đồn rằng thủ tướng bị cách chức chứng tỏ dư luận vẫn còn quá ngây thơ”, người muốn ẩn danh này nói thêm.
Thói quen bỏ ngoài tai những lời khuyên can đã trở thành một điều được nói đến thường xuyên của chính phủ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong đó có những lời khuyên can về sự bành trướng của mô hình Tập đoàn Nhà nước, những đầu tư công thiếu hiệu quả, làm thâm hụt vốn, ảnh hưởng môi trường cũng như sự bùng nổ của tăng trưởng tín dụng từ những kinh tế gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng như các lãnh đạo và cựu lãnh đạo quốc gia mà tiêu biểu có tướng Võ Nguyên Giáp, cựu phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình.

Tín đồ của tăng trưởng nóng


Ông Dũng có tham vọng biến Vinashin thành tập đoàn mạnh cấp khu vực.

Sai lầm lớn nhất của Thủ tướng Dũng là đã theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, lấy trọng tâm là khối quốc doanh trong lúc nền kinh tế đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất khu vực trong suốt một thập niên qua.
Không ít các ý kiến cho rằng với tham vọng tăng trưởng thần kỳ, việc ông Dũng xây dựng các tập đoàn Nhà nước lấy ý tưởng từBấmmô hình Chaebol của Nam Hàn để trang bị cho nền kinh tế những 'cú đấm thép' là không có gì đáng ngạc nhiên.
Tương tự với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước của thủ tướng được ưu đãi những khối tín dụng khổng lồ, được đảm bảo từ phía chính phủ. Nếu tăng trưởng tín dụng trong những năm 90 chỉ có 20% thì đến năm 2010, mức này lên đến 136%. Tín dụng chủ yếu được bơm vào các doanh nghiệp Nhà nước và các thế lực đầu cơ chứng khoán, bất động sản.
Tuy nhiên khác với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước Việt Nam không được hình thành qua quá trình tích tụ vốn, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và không những không thay thế được xuất khẩu mà còn đẩy cán cân thương mại sang nhập siêu khi nhập khẩu quá nhiều vật liệu.
Không những thế, quyết định cho phép các doanh nghiệp nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 – 2010 kèm theo sự quản lý yếu kém của thủ tướng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này lạm dụng nguồn cung cấp tín dụng dồi dào để phát triển đa ngành, lũng đoạn nền kinh tế nội địa với các công ty con làm ăn thua lỗ, khiến 70% nợ xấu trong tổng 200 nghìn tỷ nợ xấu tại các ngân hàng thuộc về khối quốc doanh.
"Điểm yếu lớn nhất của ông Dũng là sự ngạo mạn và thiếu khả năng lắng nghe những ý kiến quan trọng"
Giáo sư Carl Thayer, học viện quốc phòng Úc

Thu hút vốn đầu tư và vay vốn lãi suất thấp từ Trung Quốc để khắc phục thâm hụt mậu dịch là một phần khác trong chiến lược tăng trưởng của thủ tướng; tuy nhiên điều này không những gây phản ứng mạnh mẽ từ dư luận trong bối cảnh tranh chấp lãnh hải trên biển Đông giữa hai nước mà còn khiến Việt Nam ngày càng phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Theo số liệu của Bộ Công thương thì trong 4 tháng đầu năm 2011, nhập siêu Việt Nam là gần 4,9 tỷ đôla, trong đó riêng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần 4 tỷ đôla.
Điều đáng chú ý là nhập siêu với Trung Quốc dưới thời thủ tướng Dũng là ở mức 12,7 tỷ đôla, cao gấp 5 lần mức 2,67 tỷ đôla năm 2005 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải.
Sự nhập siêu này được Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách VEPR, đại học quốc gia Hà Nội lý giải là dưới thời thủ tướng Dũng, có đến 90% các dự án lớn, chủ yếu là công nghiệp thượng nguồn của các tập đoàn kinh tế Việt Nam trụ cột với giá trị trúng thầu từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đôla có nhà thầu là Trung Quốc.
Không những thế, các nhà thầu này thường chỉ sử dụng lao động và thiết bị đem từ Trung Quốc sang, dẫn đến việc Việt Nam không được hưởng chút lợi ích nào về lao động việc làm trong các thương vụ với Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc chỉ chiếm 1,5% tổng FDI của Việt Nam.
Để bù đắp cho sai lầm trong chính sách mậu dịch với Trung Quốc, chính phủ thủ tướng Dũng đã phải tìm kiếm những khoản FDI khác từ nước này để cân bằng cán cân thương mại, bất chấp những quan ngại về sự phá hoại môi trường và an ninh quốc phòng.
Tn dụng
Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam so với khu vực qua các năm

Dự án Bauxite Tây Nguyên mà tác giả David Pilling trong bài viết đăng ngày 6/5/2009 trên Financial Times gọi là sự 'triều cống' của Việt Nam để đổi lại khoản đầu tư 15 tỷ đôla nhằm giải quyết 11 tỷ đôla nhập siêu năm đó là một trong những dự án như vậy.
Để đảm bảo tăng trưởng, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng còn phải chỉ đạo thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án biệt thự, sân golf, công nghiệp.
Nhiều vụ trong số này đã trở thành cưỡng chế bạo lực, dẫn đến những vụ như Văn Giang hồi tháng Tư năm nay. Điều này khá giống với tình hình tại Trung Quốc trong bản báo cáo mới nhất của Ân xá Quốc tế.
Chỉ tính trong 5 năm từ 2006-2010, cả Việt Nam đã mất khoảng 200 nghìn ha đất cho các dự án công nghiệp, sân golf, biệt thự, dẫn đến gần 2,5 triệu lao động mất việc và người nông dân có 3-4 tháng nông nhàn mỗi năm, theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh Xã hội.

Lạm phát "quán quân" khu vực


Bất ổn vĩ mô đã kéo theo biến động trong khu vực ngân hàng Việt Nam

Không có nước nào trong khu vực hoặc thậm chí có điều kiện tương tự mà lạm phát liên tục cao hơn tăng trưởng như Việt Nam những năm qua
Hồi tháng 10/2007, trả lời báo chí trong nước, ông Nguyễn Sinh Hùng (lúc đó là phó thủ tướng) tự tin khẳng định “chỉ tiêu tăng trưởng 9% trong năm 2008 là khiêm tốn”. Thậm chí ông cho rằng trong điều kiện thuận lợi, khả năng tăng trưởng lên đến hai con số là hoàn toàn có thể.
Có lẽ lúc đó ông Hùng đã không lường trước rằng, thứ duy nhất tăng lên hai con số năm 2008 là ... lạm phát.
Lạm phát năm 2007-2008 bùng nổ vì nhiều lý do, trong đó có sự tăng mạnh của mức lương tối thiểu, gia tăng giá cả của hàng hóa quốc tế và việc luồng đầu tư nước ngoài đổ vào ồ ạt sau khi Việt Nam gia nhập WTO cuối năm 2006 mà không có chính sách kiểm soát; kèm theo chính sách tiền tệ lỏng lẻo, thiếu linh hoạt cũng như tỷ giá cứng nhắc.
""Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục""
Geoffrey Cain, cây bút trên Foreign Policy

Ngân hàng Nhà nước lúc đó phải bơm tiền đồng vào nền kinh tế để giảm nhẹ áp lực tăng tỷ giá, làm trầm trọng hơn tình trạng lạm phát, đưa lạm phát tháng Tám năm 2008 lên mức 28,2%, cao nhất kể từ năm 1993, theo số liệu từ Tổng cục thống kê.
Không những thế, những chi tiêu công quá mức (chiếm khoảng 20% GDP, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương) thiếu hiệu quả, không tạo ra sản phẩm tương ứng, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế cũng như các khoản vay theo quan hệ và sự độc quyền giá xăng, điện khiến lạm phát như quả bom chỉ chực bùng nổ và thực tế đã tiếp tục leo lên 23,2%, mức cao nhất Châu Á trong tháng Tám năm 2011.
Cũng kể từ năm 2008, mặc dù triển vọng tăng trưởng vẫn bị hạ thường xuyên nhưng tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn liên tục trượt mốc chỉ tiêu, với tăng trưởng trượt dốc từ mức 8,2% năm 2006 xuống còn 5,2% trong năm 2012 theo báo cáo tháng Mười của Ngân hàng Thế giới.

Đầu tư để kiếm lỗ?

Nguyễn tấn dũng
Thủ tướng Dũng trong những phút cuối diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 6 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Một trong những dấu ấn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên kinh tế Việt Nam là việc hướng đầu tư công vào những dự án hoặc có rất ít, hoặc không có chút giá trị kinh tế nào trong khi cả người dân lẫn doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đều than vãn về hạn chế cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Chỉ số được sử dụng rộng rãi trong việc đo đạt hiểu quả đầu tư là Hệ số sử dụng vốn đầu tư (ICOR). Mục đích của hệ số này là tính ra phải mất bao nhiêu đồng vốn đầu tư mới tạo ra một đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chỉ số ICOR càng cao đồng nghĩa với vốn đầu tư được sử dụng kém hiệu quả.
Nếu báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy ICOR dưới thời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1991-1995 chỉ là 3,5 và tăng lên 3,9 trong nhiệm kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải thì dưới thời thủ tướng Dũng, hệ số ICOR tăng vọt lên 6,15 trong giai đoạn 2007-2008 và đến năm 2009 thì lên đến 8.
Dù con số này đến năm 2010 đã giảm xuống mức 6,9 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Đáng chú ý hơn, ICOR của khu vực Nhà nước năm 2010 là 10,2 lần, cao gấp rưỡi hệ số chung trong khi đó, ICOR của khu vực ngoài Nhà nước năm 2010 là 3,9 lần, thấp hơn hệ số 4,9 lần của năm 2006, chứng tỏ sự vượt trội trong hiệu quả đầu tư.
Ngoài ra báo cáo của sứ quán Anh hồi tháng Sáu cũng chỉ ra khoảng cách năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước so với cả khu vực doanh nghiệp nói chung tăng ngày càng lớn qua thời gian, từ 1:4 năm 2000 đến 1:8 năm 2008.
Chỉ cần lấy ví dụ những công trình mà thủ tướng đích tay ký như cảng Vân Phong, với tổng mức đầu tư 3,6 tỷ đôla và lễ khởi công hoành tráng tốn kém hơn 4,144 nghìn tỷ đồng giờ chỉ còn lại "114 cọc thép và một xà lan toàn những máy móc rỉ" (theo AP); những câu chuyện như sự tiêu phí 4 tỷ đôla của Vinashin hay các dự án bỏ hoang của Vinaconex thì cũng dễ hiểu tại sao cây bút Geoffrey Cain lại phải thốt lên "Việt Nam của năm 2012 là nơi của một chính phủ đưa ra quyết định xây dựng những công trình ở những vị trí kỳ cục" trong bài viết trên trang Foreign Policy hồi tháng Bảy.

Sau những thành tựu


Nỗ lực làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước của ông Nguyễn Phú Trọng được một số người đánh giá cao.

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục được “phong tặng” các danh hiệu nhất nhì bởi các tổ chức quốc tế.
Về kinh tế, Việt Nam là nước thứ nhì ASEAN từ dưới đếm lên trong năng lực cạnh tranh toàn cầu, theo báo cáo tháng Chín của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tụt tổng cộng 16 bậc trong hai lần xếp hạng gần nhất của tổ chức này.
Báo cáo hồi tháng Sáu năm nay của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng chỉ ra rõ những cái 'nhất' khác của kinh tế Việt Nam như lạm phát, tăng trưởng tín dụng, lãi suất và tỷ lệ nợ xấu cao nhất Châu Á những năm qua.
Đó là chưa kể đến những danh hiệu phi kinh tế khác như "nước bảo vệ động vật hoang dã tồi nhất" của Quỹ bảo vệ thiên nhiên thế giới (WFF) hay vị trí 172/179 trong xếp hạng những nước thù địch tự do Internet của Tổ chứng phóng viên không biên giới (RSF).
Những sai phạm nghiêm trọng trong điều hành của ông Dũng được cho là lý do khiến Trung ương Đảng phải họp kín sớm hơn dự đoán hồi đầu tháng Mười.
Trả lời về kết quả Hội nghị Trung ương Sáu sau buổi bế mạc ngày 15/10, giáo sư Carl Thayer nói:
"Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ Chính trị"
Giáo sư Carl Thayer

"Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.
Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.
Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này."
Nhận định về người có khả năng kế nhiệm Thủ tướng Dũng, ông Thayer cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là ứng cử viên khá sáng giá, vì không những là người được ông Dũng chọn đầu tiên mà còn là phó thủ tướng duy nhất nằm trong Bộ chính trị.
“Nhiều người cho rằng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người khá trung lập trong quan hệ trong Đảng cộng sản. Tuy nhiên thực tế là ông Phúc là người rất thân tín của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,” nguồn tin giấu tên có quan hệ cấp cao trong Đảng nói với BBC.
“Trong mắt ông Dũng, ông Phúc là người 'dễ bảo' và có đường lối ôn hòa.”- Thủ tướng và cái giá của sự ‘ngạo mạn’ (BBC). “Chỉ cần nhìn cách thủ tướng đề bạt người nhà và những người thân cận vào các vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước và các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng đủ thấy ông tự tin thế nào vào sức mạnh vây cánh của mình”.
-Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'
--'Đảng lãnh đạo, Quốc hội giám sát'
--Kinh tế VN: ‘Đề thi cho Bộ Chính trị’
ĐỒNG CHÍ X (Mai Xuân Dũng). – Ếch-Xì Thân Mến (Đinh Tấn Lực).  - Đồng chí “X”, Người mặt nạ đen ở nước Nam (Đông A).
- Thanh Tùng: Tôi nhất định không “cướp công” của ai! (BVN).- Nguyễn Lễ: ‘Nếu tôi là ủy viên’ (BBC). “Kỷ cương không còn thì Đảng suy thoái rất nhanh, lòng dân không tựa thì không ai cứu Đảng được… người dân không thể hiểu tại sao Trung ương Đảng lại không trừng phạt, lại càng không hiểu nguyên do là từ ‘các thế lực thù địch’. Rõ ràng, khi đi đến quyết định không phạt, các vị ủy viên Trung ương đã bị ‘các thế lực thù địch’ ám ảnh đến mức họ không nhìn thấy nhân dân”. Tại sao thủ tướng lại cười bí hiểm trong khi tổng bí thư nghẹn ngào như muốn khóc?
- Ngô Duy Phóng: Đó không phải là sang trọng (BVN). - Trần Bình, cựu nhà báo, nhà đài: THẮNG LỢI TỘT ĐỈNH CỦA “DÂN CHỦ ĐỈNH CAO” (?!) (Bùi Văn Bồng).   – Chống tham nhũng – đi tù- ai dám? (RFA).  – THÔI, CHẢ DẠI (!) (Bùi Văn Bồng).
- “CANH BẠC” HAY “CUỘC CỜ”? (FB Thích Thanh Thắng/ Thùy Linh).  – Cơ hội ư? Không có cơ hội nào cả (Nguyễn Thông). “Phải thừa nhận rằng đảng là một tổ chức chính trị rất chặt chẽ, có nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc của đảng là khi xây dựng, phát triển đội ngũ có thể bỏ sót người tài nhưng bất kỳ ai đứng trong tổ chức đều phải là người trung thành, tuyệt đối trung thành. Với đội ngũ đảng viên như thế, nhất nhất theo ý kiến cấp trên, sao dám khác biệt mà cơ hội với chả cơ hội”.  – Liệu có chuyện trù úm cả dân tộc này hay không? - (Quê Choa).
Còn lâu mới cải cách được! Vietnam's long road to SOE reform (Asian Money 17-10-12)

CON ĐƯỜNG DÀI ĐỂ CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM



Frances Yoon
Lê Quốc Tuấn/XCafeVN chuyển ngữ
Hà Nội đã công bố kế hoạch tái cơ cấu DNNN (doanh nghiệp nhà nước) cồng kềnh của họ bằng cách bán bỏ hoặc liệt kê chúng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, điều cần nhất là họ phải nhổ tận gốc cái chủ nghĩa đồng đội chia chác nhau từng thấm nhập quá đậm sâu trong các công ty và khu vực ngân hàng.
Việt Nam đang vấp ngã dưới một núi nợ nần. Và đất nước này có thể xụp đổ.
Cám dỗ tài chính của đất nước có được là nhờ sự giúp đỡ của một làn sóng đầu tư trực tiếp rất lớn từ nước ngoài (FDI) trong thập kỷ qua, vốn đã thúc đẩy lối chi tiêu không khôn ngoan của doanh nghiệp nhà nước vào các ngành kinh doanh không liên quan. Ví dụ như, tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), đã dự trữ tài sản trong các ngành xây dựng, khách sạn và thậm chí cả một công ty taxi. Một số doanh nghiệp nhà nước đã có đến 400 công ty con.
"Sự tình không khác gì chuyện lấy thẻ tín dụng của cha mẹ để đi Las Vegas rồi nói rằng "nếu thắng thì là tiền của tôi, nếu thua thì bố mẹ tôi sẽ trả nợ "Andrew Clarke, một nhà phân tích tại VinaSecurities nhận xét. "Một điều tương tự như thế đã xảy ra ở đây. Tại sao một công ty có công ty lại phải có nhiều công ty phụ ? Ở đây, vẫn đang ở trong giai đoạn khám phá. Họ thực sự hiểu được rằng những điều này có thể tồi tệ đến đâu."
Một báo cáo hôm 17 tháng 7 của Bộ Tài chính cho thấy, vào cuối tháng 9 năm 2011, tởng số nợ doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam ở mức khoảng 415 nghìn tỷ đồng (20 tỷ USD). Đấy là 16% tổng sản phẩm GDP 122 tỷ USD của đất nước trong năm 2011, hầu hết đều nằm trong tay các ngân hàng thất bại của họ. Việc quản trị kém cỏi và thiếu minh bạch đã giúp các doanh nghiệp nhà nước thủ đắc được những tài sản không thuộc ngành kinh doanh chính của mình thông qua các chính sách tài chính thoải mái. Kết quả là, nhiều doanh nghiệp nhà nước, chiếm khoảng 1/3 sản lượng của đất nước, đã trở thành quá lớn và quá yếu. Một số thực sự phải phá sản.
Chính phủ đang hành động quá muộn màng để giải quyết những vấn đề này. Ngày 17 tháng 7, Chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khởi sự bằng cách quy định một kế hoạch lớn khiến các doanh nghiệp nhà nước phải thanh lý các vị trí trong doanh nghiệp không chuyên môn vào năm 2015. Đất nước cũng bắt đầu thương thảo với Ngân hàng Phát triển châu Á để tái cơ cấu hai doanh nghiệp nhà nước đầu tiên như các mẫu mực để giúp thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo sau là một số vụ bắt giữ những nhân vật có tăm tiếng. Ngày 20 tháng 8 Nguyễn Đức Kiên, người sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Châu Á, ngân hàng cho vay lớn nhất Việt Nam, đã bị bắt vì "hoạt động kinh doanh bất hợp pháp", theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Ngày hôm sau, cổ phiếu của ngân hàng đã tụt giảm đến giới hạn hàng ngày 7%, khiến Ngân hàng Nhà nước phải bơm tiền vào hệ thống ngân hàng.
Tiếp theo là là Dương Chí Dũng, cựu giám đốc của Công ty Hàng hải Việt Nam, bị bắt ngày 05 tháng 9 về những cáo buộc tham nhũng dẫn đến 4,5 tỷ USD trong các khoản nợ xấu. Theo Saigon Times, ngân sách nhà nước phải huy động khoảng 14.6 nghìn tỷ đồng VN được huy động từ ngân sách nhà nước để trang trải các khoản lỗ.
Sau đó, vào ngày 26 tháng 9 Hà Nội công bố rằng Công ty xăng dầu PVN sẽ phải từ bỏ tất cả các tài sản không thuộc về kinh doanh chính của mình. Các câu hỏi quan trọng bây giờ là liệu những động thái này có quá ít và quá muộn hay không.
Tinh hình tài chính ngày càng nguy hiểm của doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã làm suy yếu các ngân hàng của họ. Ngân hàng Mizuho ước tính các khoản cho vay không hiệu quả (nợ xấu) chiếm đến 20% tổng số nợ. Trên thang điểm từ 1 đến 10, trong đó 10 là yếu nhất, tổ chức Standard & Poor xếp hệ thống ngân hàng Việt Nam vào hạng thứ chín. Mặc dù đã cam kết sẽ giải quyết khu vực ngân hàng, chính phủ vẫn bị chỉ trích rộng rãi vì không đưa ra được đường hướng cụ thể.
"Chúng tôi đã làm rõ các vấn đề cần phải giải quyết, bao gồm cả các khoản nợ xấu, và chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và ngân hàng trung ương tiếp tục đẩy mạnh việc tái cơ cấu hai lĩnh vực tài chính và ngân hàng này", Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói với Asiamoney, có vẻ tránh không muốn nói đến chi tiết cụ thể.
Theo một báo cáo ngày 29 tháng tám của Vina Securities và Macquarie , để ngăn chặn các ngân hàng của đất nước này không rơi vào cuộc khủng hoảng hệ thống, Việt Nam cần tài trợ khoảng 30 tỷ USD.
Để nâng cao lượng tiền đòi hỏi phải nhanh chóng gạt bỏ việc để tài sản nhà nước rơi vào tay tư nhân, đúng như chính phủ đã dự kiến. Những đầu tư như vậy cũng rất cần thiết để giúp các dự án doanh nghiệp nhà nước, là những đầu tư cần vốn mạnh và không thể tài trợ được từ trong nước mà phải cần đến công nghệ tiên tiến từ bên ngoài.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế đang ngày càng thận trọng về lối quản trị doanh nghiệp kém chất lượng của và các hoạt động bất hợp pháp ở Việt Nam, đặc biệt là sau các vụ bắt giữ gần đây. Để thúc đẩy dòng vốn, Hà Nội cần cung cấp cho các nhà đầu tư cổ phần đáng kể trong doanh nghiệp nhà nước với giá hấp dẫn, dù có phải chịu gánh nặng về chính trị.
Những lợi quyền khó lay chuyển
Trong nhiều năm, sự đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài đã che giấu cho các doanh nghiệp nhà nước kém năng lực của Việt Nam.
Năm 2008, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, FDI đạt mức kỷ lục 72 tỷ USD.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã phơi bày những khó khăn của đất nước. Đầu tư FDI sụp đổ và chưa phục hồi lại được, với các hạng mục đầu tư trong nước sụt giảm đến14,7 tỷ USD trong năm 2011.
Nếu không có dòng tiền mặt này, các doanh nghiệp nhà nước đã bị chìm trong một hố nợ nần. Việc không trả được nợ là chắc chắn, phải bán tháo tài sản là bắt buộc sẽxảy ra.
Đến mức này, ngày 27 tháng 6, Bộ Tài chính mới công bố kế hoạch tái cơ cấu 889 doanh nghiệp nhà nước vào năm 2015.
Trong số ấy, 367 doanh nghiệp phải cổ phần hoá (một từ ngữ mà Đảng Cộng sản sử dụng để mô tả việc tư nhân hóa thông qua bán cổ phiếu hoặc bán hàng chiến lược mà không phải đề cập đến từ 'tư nhân hóa'). 532 doanh nghiệp nhà nưóc khác hoặc sẽ được ký gởi, bán, khoán, cho thuê hoặc giải thể. 93 doanh nghiệp nhà nước đã đăng ký để cổ phần hóa vào năm 2012.
Các thông báo về chính sách và những vụ bắt giữ của chính phủ cho thấy rằng Hà Nội hiểu được mình phải cải cách và chống tham nhũng. Nhưng điều này sẽ không dễ dàng, nhiều giới tinh hoa cầm quyền của đất nước đã hưởng lợi rất tốt từ hệ thống hiện tại và miễn cưỡng không muốn nhìn thấy thay đổi.
Ví dụ, các công ty doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam là những công ty lớn nhất của đất nước nhưng chỉ có sáu công ty, bao gồm cả Công ty Cổ phần Supe phốt phát Hóa chất Lâm Thao và PV Gas, được niêm yết trên thị trường chứng khoán của tháng Tám. Việc thiếu vắng các công ty đăng ký trên sàn chứng khoán phần lớn là hậu quả của việc quan chức chính phủ muốn bảo vệ quyền lợi bất di bất dịch của mình.
"Mọi người đều quan tâm nhiều về công việc của họ hơn là về việc thực hiện tiến trình này, ngay cả khi họ vẫn hiểu rằng mình có để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
"Không ai muốn chịu trách nhiệm ", một quan chức cấp cao tại một công ty đầu tư tại Việt Nam nói.
Sự không sẵn lòng này được đi ra ngoài khuôn khổ đã mang lại một tác dụng phụ không mong muốn: các kỳ vọng không thực tế về giá cả.
"Vì những lợi quyền khó lay chuyển của họ, các nhà đầu tư có thể phải trả một chi phí cao để mua đứt các nhà quản lý hiện tại ", ông Alex Kun, nhà phân tích nghiên cứu đầu tư cao cấp tại ngân hàng tư nhân Wells Fargo tại Hồng Kông cho biết. "Giới quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thường ... luận chuyển các lợi ích của việc điều hành các doanh nghiệp nhà nước về lại cho chính mình thông qua các phương cách có liên quan. Họ thích doanh nghiệp nhà nước thuộc về chính phủ để họ có thể tiếp tục các hoạt động mờ ám".
Các quan chức đảng ngoan cố của các công ty thường đòi hỏi một tỷ lệ thu nhập trung bình (PE) là 30 lần nhiều hơn sổ sách dành cho tài sản doanh nghiệp nhà nước, trong khi các nhà đầu tư tin rằng thu nhập 9 hoặc 10 phần hơn là hợp lý hơn, theo các nhà đầu tư ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Mong đợi định cao giá của chính phủ rõ ràng là không đạt được khi nhìn vào hiệu quả của sàn Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh. Các chỉ số chứng khoán rơi vào một thị trường tụt giảm mạnh vào ngày 27 tháng Tám, sau khi đã giảm hơn 20% từ tháng 8 và thấp hơn 7% so với một năm trước đây, có nghĩa là cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước sẽ tăng ít hơn rất nhiều từ khi rao bán lần đầu ra công chúng trong năm 2011 .
Chỉ số tụt giảm này giúp những nhà đầu tư tiềm năng thêm động lực để đòi hỏi mức định giá thấp hơn.
Tất cả cứ xảy ra quá thường xuyên, kết quả là một khoảng cách khá lớn giữa bên chính phủ muốn bán và bên nhà đầu tư sẵn sàng mua.
Vất vả cải thiện
"Cho đến nay, thị trường tài chính đã không được thân thiện" Kun của Wells Fargo cho biết.
"Thật không may là thị trường cổ phiếu chưa được thực sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tính khích lệ để cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước bị thiếu sót trừ khi chính phủ có thể mang lại việc giảm giá nhiều hơn nữa. Nhưng điều ấy sẽ có nghĩa là giá bán sẽ quá rẻ ".
Để giải quyết vấn đề này chính phủ đã sửa đổi Nghị định số 59 về cổ phần hoá trong tháng tư để cho các nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu ở một mức giá thấp ngang với giá đấu thầu thấp nhất. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần trước khi bán đấu giá cho tư nhân, nhưng họ phải giữ các cổ phiếu trong ít nhất là năm năm, tăng lên từ mức ba năm trướcđây.
"Các quy định được thay đổi, chúng không hoàn toàn sửa chữa được vấn đề nhưng cũng là đạt được một số tiến bộ", ông Jerome Buzenet, một đối tác tại công ty luật DFDL nhận xét.
"Nhưng đó là một quyết định chính trị rất khó khăn từng được chính phủ thực hiện để bán ra cho người nước ngoài những gì thấp hơn so với giá IPO"
Doanh nghiệp nhà nước như Tập đoàn Thép Việt Nam, Petrolimex, nhà nhập khẩu và phân phối dầu mỏ lớn nhất của đất nước, Ngân hàng Phát triển nhà ở Mê Kông và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã nhìn thấy giá cổ phiếu của họ chỉ tăng khoảng 1% từ khi đưa ra bán trong công chúng vào năm 2011. Các công ty này vẫn chưa được niêm yết và hiện chỉ đang giao dịch trên thị trường ngoài quầy (OTC) vốn thiếu giá cả minh bạch.
Một điểm vướng mắc nữa là sự miễn cưỡng của chính phủ không muốn từ bỏ quyền kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước của mình. Các công ty chiến lược nước ngoài muốn mua các cổ phần lớn trong công ty, nhưng Hà Nội lại cứ thích bán các cổ phần quá nhỏ khiến các cổ đông viên nước ngoài phải suy nghĩ.
Ví dụ, PV Gas đã được liệt kê trên sàn chứng khoán trong tháng năm, nhưng chính phủ chỉ đưa 5% ra để bán. Điều đó ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoài, những người chỉ mua được 4,5% cổ phần có sẵn. Việc cầm giữ dòng vốn quá chặt của chính phủ cũng gây khó khăn cho giới đầu tư muốn tìm kiếm cổ tức lớn hơn.
"Họ phải bán các phần đủ lớn để công ty hiện không phải là công ty của chính phủ và các cổ đông sẽ bắt đầu có được một số quyền hạn và việc quản trị doanh nghiệp được cải thiện", ông Marc Djandji, phó chủ tịch cấp cao của Indochina Capital nói. "Tuy nhiên, nếu chính phủ đang nắm giữ 95% của công ty, thật chẳng có gì thực sự thay đổi."
Việc không sẵn lòng nới lỏng sự kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước của chính phủ là một hệ quả của những lợi ích riêng tư mà các nhà quản lý doanh nghiệp nắm giữ được. Các công chức biết rằng điều này phải thay đổi nhưng bị bối rối vì không biết tiến hành như thế nào.
"Các quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, cùng với đầu tư công cộng và khu vực tài chính, 3 khu vực mà chúng tôi nhấn mạnh này là ... rất phức tạp, vì đó là sự nhạy cảm về chính trị và xã hội" Võ Trí Thanh, viện trưỏng viện Quản lý Kinh tế Trung ương ( CIEM), liên quan trực tiếp đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho biết.
Không có được một cách để gỡ rối các bộ phận hư hỏng của các doanh nghiệp nhà nước bằng cách chuyển các cổ phần bị kiểm soát trong các công ty mới niêm yết ra khỏi chính phủ, các công ty nước ngoài ít có động cơ để mua tài sản tại Việt Nam.
"Chúng tôi không thực sự tích cực tập trung hoặc chờ đợi những tài sản đó được cổ phần hoá vì lịch sử đã cho thấy rằng chúng từng được bán ở một mức giá quá cao hoặc không bán được đủ đểchúng trở nên thực sự quan trọng", ông Djandji nói.
Chỉ có 1,2% cổ phần của Công ty Rượu Bia Hà Nội (Habeco) vào Tháng 3 năm 2008 đã được người nước ngoài mua giữa mối lo ngại rằng mức giá ban đầu 50, 000 là quá cao. Việc thiếu tiếp nhận đã đẩy mưc giá cổ phiếu thắng trung bình chỉ được 50, 015 Đồng.
Làm thế nào để tạo tiến bộ
Khi mọi việc xảy ra, Hà Nội đã bắt đầu nói lên những điều không đúng, nhưng họ vẫn chưa hành động đủ để lôi kéo các nhà đầu tư.
Bước đầu tiên của chính phủ để cải thiện quản trị doanh nghiệp và minh bạch nên là việc phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. Cần phải giải thích cho các nhà quản lý doanh nghiệp nhà nước và người lao động những lợi ích của việc lên danh sách và mời các nhà đầu tư nước ngoài có chuyên môn và công nghệ quản lý tiên tiến vào hội đồng quản trị để có khả năng thúc đẩy cạnh tranh và từ đó tạo nên dòng vốn.
Để tạo điều kiện thuận lợi này, phải loại bỏ các các quan chức cao cấp gây trở ngại và các giao dịch tham nhũng. Một phương cách thực hiện sẽ là việcphải có kiểm toán viên chính thức của nhà nước để kiểm tra các giao dịch của quản lý cấp cao và thiết lập các quy tắc có nền tảng pháp lý để tăng cường tính minh bạch.
Sau đó, các doanh nghiệp nhà nước nên chuẩn bị cho việc có nên niêm yết, giá trị cổ phiếu hay không. Điều đó sẽ buộc phải yêu cầu công bố các thông tin về tài chính công, đưa các vấn đề tài chính ra ánh sáng rõ ràng.
Chính phủ cũng phải nới lỏng hơn nữa các quy định về cổ phần hóa để chúng ít hạn chế đối với các nhà đầu tư chiến lược. Điều này có thể được thực hiện bằng cách loại bỏ các hạn chế về số năm mà các nhà đầu tư phải chờ đợi để chuyển cổ phần của họ từ năm năm. Nghị định số 59 cũng hạn chế các nhà đầu tư chiến lược trong giới hạn ba đối tượng. Nâng cao con số đó có thể cung cấp cho nhà đầu tư sự thoải mái của giảm thiều rủi ro.
Các công ty nước ngoài nên được cho phép để mua các phần chia lớn hơn trong các doanh nghiệp nhà nước bằng cách nâng cao mức 49% sở hữu nước ngoài. Gia tăng ảnh hưởng nước ngoài trong các quyết định của hội đồng quản trị cũng sẽ giúp Việt Nam nhập khẩu được kỹ năng quản lý, hướng dẫn các công ty trong nước thông qua các mô hình quốc tế.
Chính phủ cũng cần cung cấp những đánh giá công bằng để lôi kéo các nhà đầu tư.
"Giá trị của doanh nghiệp nên được dựa đa phần vào thị trường," Võ Trí Thanh nói. "Điều quan trọng là làm thế nào để chúng ta có thể không chỉ thu hút vốn, mà quan trọng hơn là làm thế nào để chúng ta có thể có được công nghệ mới, kỹ năng mới về quản lý doanh nghiệp nhà nước cho các TNNN đã cổ phần hoá." Với dòng vốn nước ngoài cạn đi, tình trạng hiện tại của các doanh nghiệp nhà nước nợ nần và khu vực ngân hàng khó khăn sẽ không chống đỡ được nữa.
Hà Nội cần phải kết hợp sự sẵn lòng đấu tranh chống lại nạn tham nhũng với sự sẵn sàng cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những quyền hạn gia tăng và sự linh hoạt trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Và Hà Nội phải nhanh chóng thực hiện những điều này trước khi gánh nặng nợ xấu của mình trở nên quá nặng nề không thể giải quyết được.
Nguồn: Asian Money



Những cuộc chuyển giao quyền lực trong DN Việt (VEF 18-10-12)
-“Bong bóng” và nợ xấu từ đâu ra? (DNSG 18-10-12)
-Siết chặt việc chi, tạm ứng vốn ngân sách nhà nước

Từ ngày 15/11, sẽ siết chặt việc quản lý chi, tạm ứng vốn ngân sách nhằm hạn chế tối đa tình trạng thất thoát tài sản của Nhà nước.

-Ủy ban Kinh tế Quốc hội: Vẫn có dấu hiệu "tận thu" ngân sách
Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, việc đạt tỷ lệ thu ngân sách/GDP cao được cho là vẫn có dấu hiệu báo động của sự "tận thu".
-Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 15 tỷ USD
Riêng trong 9 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài cả cấp mới và tăng vốn của các doanh nghiệp trong nước đạt gần 1,3 tỷ USD.
--“Nợ đọng” của chính sách tiền tệ
Facebook thành mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam (VnEx 18-10-12)
Người đi trong thương trường với bàn chân đất (DNSG 18-10-12) -- P/v bà Ba Huân
Làng săn rắn (PetroTimes 17-10-12)
Chuyện ly kỳ ở 'Trung tâm NASA' của Việt Nam (TP 18-10-12)
- Trần Vinh Dự:  Việt Nam: Liên tục hạ dự báo tăng trưởng (VOA’s blog).
- Lại nóng cuộc đua mới về lãi suất (PLTP). - Lãi suất cho vay phổ biến 12-15%/năm (TN).  – Tái diễn chuyện vượt trần lãi suất (NLĐ).
- Phí điều tiết điện lực vẫn không được chấp nhận (VnEco).  – Bộ Công thương vẫn đòi thu phí điều tiết điện lực(VNN).
- Bán khống chứng khoán: Khó quản hay làm ngơ? (VEF).
- Mở bán căn hộ Golden Palace giá từ 20,5 triệu đồng/m2 (VnEco).  – ‘Thu nhập đến 9 triệu đồng có thể mua nhà xã hội’ (VNE).
- Du lịch đường sông èo uột (NLĐ).
- Cà phê mất mùa (TN).
- Đất cũ, dụng võ mới (Alan Phan).
- Mỹ ngưng điều tra chống trợ cấp đối với thép Việt Nam (VOA).
- “OPEC lúa gạo” là tin thất thiệt (DV).
- 3-11: thu hồi, kiểm tra gần 5.300 xe Toyota bị lỗi (TT).
- Hàng Trung Quốc “vươn vòi” tung hoành (DV). - Thận trọng khi bán gạo cho thương nhân Trung Quốc (TBKTSG).
- Nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc tăng vọt (DT).
- EU ưu tiên giám sát ngân hàng (NLĐ).
- Tăng trưởng kinh tế TQ bị giảm xuống (BBC).  – Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng 7,4% trong quý 3 (VOA).
- EU thảo luận việc tăng cường sức mạnh của đồng Euro (VOA).
- Cổ phiếu Google bị tạm ngưng giao dịch (BBC).-Eurozone nhất trí lộ trình lập liên minh ngân hàngTheo lộ trình, khuôn khổ pháp lý cho việc lập liên minh ngân hàng eurozone sẽ được hoàn tất vào cuối năm nay và triển khai trong năm 2013.
-Sprint rules out using Huawei equipment
(Financial Times)-Mobile operator seeks to ease US security concerns about potential links to Chinese group in wake of SoftBank’s proposed stake acquisition - Không có chứng cứ Huawei do thám (BBC).   - Mỹ – Trung căng thẳng vì ‘gián điệp kinh tế’ (Stockbiz).





Tổng số lượt xem trang