Tàu Hong Ji của Trung Quốc tại cảng than Cửa Ông ở thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, Việt Nam
-LẠNG SƠN/ VỊNH CAM RANH — Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lại nổi lên trở lại hồi tháng 7 vì vùng lãnh thổ tranh chấp trong Biển Ðông. Bất kể sự cãi cọ mang tính dân tộc, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục nở rộ. Nhưng khác với Trung Quốc, Việt Nam đã hoan nghênh sự can dự của Hoa Kỳ vào vụ tranh chấp. Thông tín viên VOA Daniel Schearf vừa đến thăm vùng biên giới Việt-Trung và vùng vịnh chiến lược ở Biển Ðông và ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Bất kể các tranh chấp mang tính dân tộc, giao thương dọc theo biên giới Việt Trung đang nở rộ.
Các giới chức ở tỉnh Lạng Sơn nói gần 3 tỷ đôla các sản phẩm nông nghiệp và điện tử được trao đổi hàng năm với Trung Quốc.Ông Nguyễn văn Chương, giám đốc văn phòng hải quan Tân Thanh, cho biết giao thương tăng khoảng 20% mỗi năm.“Trong lĩnh vực thương mại thì gần đây như các bạn biết vẫn diễn ra bình thường, không có gì là trở ngại cả. Cả hai bên đều tạo điều kiện cho hàng hóa xuất nhập bình thường. Như các anh thấy xe cộ đi lại rất là thuận lợi.”Việt Nam cho phép hàng loạt các cuộc biểu tình công khai hiếm hoi phản đối Trung Quốc hồi tháng 7 sau khi Bắc Kinh đạt các thỏa thuận thăm dò dầu khí trong vùng lãnh hải có tranh chấp với Việt Nam ở Biển Ðông.Sau đó Bắc Kinh đã loan báo lập thủ đô hành chính để cai quản các khu vực mà cả Brunei, Malaysia, Philippines và Ðài Loan cũng nhận chủ quyền.Căng thẳng đã gây quan ngại trong giới buôn bán, như ông Nguyễn Việt Ðức, lo rằng các vấn đề chính trị có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.“Quan hệ của công ty tôi đối với Trung Quốc thì cũng chưa lâu lắm, nhưng từ khi quan hệ đến nay thì liên tục, phát triển và tốt. Tôi cũng mong muốn là ở góc độ vĩ mô chính phủ hai nước quan tâm hơn và duy trì các hoạt động kinh doanh truyền thống trước đây đã có và tạo điều kiện cho hai bên các doanh nghiệp hoạt động tốt.”Ðể kiềm chế Trung Quốc, Việt Nam hoan nghênh sự can dự của Hoa Kỳ ở Biển Ðông, kể cả ở Vịnh chiến lược Cam Ranh, nơi đặt một căn cứ hải quân cấm.Hồi tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta là giới chức Mỹ cấp cao nhất đi thăm vịnh này, từng là một căn cứ không quân Hoa Kỳ trong thời chiến tranh Việt Nam và sau đó là một căn cứ của Liên Xô.Việt Nam đã mở lại vịnh để phục vụ các tàu hải quân nước ngoài vào năm 2010 và ông Nguyễn Ngọc Sơn, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cam Ranh nói rằng tầm quan trọng của Vịnh đang gia tăng.“Có thể nói Vịnh Cam Ranh là một nơi rất có tiềm năng để phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo giữ vững chủ quyền biên giới và biển đảo của quốc gia.”Vịnh Cam Ranh mở về phía quân đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát kể từ khi xảy ra những vụ xung đột với Việt Nam vào năm 1974, cũng như quần đảo Trường Sa mà cả hai nước nhận chủ quyền.Các giới chức cho rằng sự tập trung chú ý được đặt vào việc khai thác một trung tâm dịch vụ hậu cần mới cho cảng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở vịnh này.Nhưng Việt Nam cũng hoạch định việc trú đóng nhiều tầu ngầm do Nga chế tạo ở đấy để tăng cường khả năng phòng vệ, có thể gây khó chịu cho Bắc Kinh.- Thương mại Việt-Trung nở rộ bất kể tranh chấp Biển Ðông (VOA).
- Biển Đông: Philippines sẽ không lùi bước trước Trung Quốc (GDVN).
– Trung Quốc chật vật đòi nợ Philippines 500 triệu USD (GDVN).(GDVN) - Trước mắt chính phủ Philippines sẽ không chi một xu nào để trả khoản nợ 500 triệu USD mà chính quyền Tổng thống Arroyo đã vay Trung Quốc phục vụ cho dự án Đường sắt Phía Bắc (North Rail) dính nhiều bê bối.
Dân Trung Quốc chen nhau xem vũ điệu Samba
-Trung Quốc có thể tử hình kẻ biểu tình tấn công chủ xe Nhật
-La Viện: Trung Quốc, Đài Loan có thể hợp tác tấn công Senkaku
-Trung Quốc: "Khoe" bức phù điêu vàng ròng nặng gần 1 tạ
-Tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống điều khiển hạt nhân Nhà Trắng?
Cảnh hoang phế tại công trường thi công Dự án Đường sắt Phía Bắc tại Philippines do nhà thầu Trung Quốc tiến hành |
Các quan chức Trung Quốc đã thông báo cho Bộ trưởng Nội vụ Philippines Manuel Roxas II trong chuyến công du tới Trung Quốc cách đây 2 tuần rằng khoản nợ này đã đến hạn phải thanh toán.Trong một văn bản gửi cho tờ The Star ngày hôm qua, Bộ trưởng Tài chính Florencio Abad nói rằng chính phủ Philippines sẽ phải xem xét những kết quả đạt được trước khi thanh toán bất cứ khoản nợ nào.
“Chúng tôi sẽ tuân theo nguyên tắc công bằng và đáng bao nhiêu được bấy nhiêu để trả tiền cho những gì đã được làm hoặc được chuyển tới.” Ông Abad cho hay.
Bộ trưởng Tài chính Philippines Florencio Abad |
Bộ Giao thông và và Truyền thông (DOTC) sẽ xác định số lượng công việc mà nhà thầu Trung Quốc do chính phủ Trung Quốc lựa chọn đã hoàn thành được trong dự án này. Để làm được điều đó, Manila sẽ phải nhờ đến trọng tài quốc tế.Bộ trưởng Giao thông Joseph Emilio Abaya nói: “Chúng tôi có thể sẽ đưa vụ việc lên trọng tài quốc tế, đó là một quy trình pháp lý để giải quyết và thỏa thuận. Chúng tôi sẽ chịu chi phí cho trọng tài… Chúng tôi thanh toán theo nghĩa vụ và sẽ bắt đầu lại từ đầu.”
Philippines sẽ chấm dứt dự án dang dở này và bắt đầu lại từ đầu |
Sau những lùm xùm xung quanh quá trình triển khai dự án này, phương án tốt nhất đối với Philippines là nên hủy bỏ dự án và thực hiện một dự án mới. Tuy dự án Đường sắt Phía Bắc do Trung Quốc cấp vốn bị đình chỉ nhưng Philippines vẫn cần có một hệ thống đường sắt tốc độ cao tới Clark để thực hiện kế hoạch di dời sân bay quốc tế này tới một căn cứ không quân cũ của Mỹ ở thành phố Angeles.
- Nguyễn Anh Tuấn: Chợt hiểu Tổ quốc đến xót xa… (Trần Nhương).
- Thế giới 24h: Lún sâu tranh chấp (VNN). – Các nước Đông Nam Á họp bàn về an ninh hàng hải (RFI). - Đông Nam Á thảo luận tăng cường an ninh hàng hải (TN). – Lãnh đạo các lực lượng bảo vệ biển ở Châu Á họp tại Ấn Độ (VOA). – ASEAN họp bàn về Biển Đông (VOA). - Indonesia đề xuất dự thảo quy tắc ứng xử Biển Đông (TTXVN). - UNCLOS là nền tảng cho an ninh hàng hải (PLTP).
- Tổn thương Nhật – Trung lan rộng (NLĐ). - 3 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển tranh chấp với Nhật (VOA). - Hồng Lỗi: Senkaku có thể là nguyên nhân gây chiến tranh (GDVN). - Senkaku: Nước cờ khó Nhật Bản dành cho Trung Quốc (PN Today). – “Tàu hải giám Trung Quốc vẫn sẽ tuần tra Điếu Ngư” (TTXVN). – Cảnh sát biển Nhật Bản lại rượt đuổi Hải giám trên biển Hoa Đông (GDVN). - Ngân hàng Trung Quốc tẩy chay Hội nghị World Bank và IMF tại Tokyo (RFI). – Nhật sẽ quảng cáo Senkaku/Điếu Ngư trên báo nước ngoài (TN). - Vai trò nòng cốt trong tranh chấp biển đảo Đông Á (TVN).
- Mỹ có quyền hỗ trợ 3 bên đang tranh chấp với Trung Quốc? (LĐ). – Tàu sân bay Mỹ đang hoạt động tại Biển Đông (VOA).
- Bùi Tín: Hai chính khách Miến Điện được trao giải thưởng Trần Nhân Tông (VOA’s blog). -- RẮC RỐI VỀ PHẬT GIÁO CỦA BÀ AUNG SAN SUU KYI (William McGowan, FP Foreign Policy/ Thư viện Hoa Sen). - Aung San Suu Kyi: “Miến Điện phải tìm con đường dân chủ riêng cho mình” (RFI).
- Cuba: Ít nhất 533 người bị bắt tùy tiện trong tháng 9 (RFI).
- Công ty Trung Quốc kiện Tổng thống Obama (VOA). – Bị chặn dự án, công ty TQ kiện Obama (BBC). – Một công ty Trung Quốc kiện Tổng thống Mỹ vì bị cấm mua cơ sở điện gió (RFI).