Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Những mục tiêu quan trọng của Hội nghị Trung ương 6

-Những mục tiêu quan trọng của Hội nghị Trung ương 6 (RFA 3-6-12) -- P/v TS Lê Đăng Doanh Khai mạc Hội nghị Trung ương 6 vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra những mục tiêu quan trọng mà hội nghị cần bàn thảo thực hiện về kinh tế, giáo dục, đất đai cũng như chấn chỉnh đảng viên trong nỗ lực xây dựng đảng.

 

 Tải xuống - download

Mặc Lâm bắt đầu loạt bài này trước tiên về vấn đề kinh tế với TS Lê Đăng Doanh, nguyên Cố vấn kinh tế cho Bộ KHĐT, giám đốc CIEM Viện Nghiên Cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.

Chiến lược tăng trưởng bền vững

Trước tiên TS Lê Đăng Doanh cho biết nhận xét của ông về hội nghị lần này :

Việt Nam đã có quyết định là sẽ theo đuổi chiến lược tăng trưởng bền vững chứ không phải là tăng trưởng cao. Tăng trưởng lâu bền cho nhiều thế hệ chứ không phải chỉ có khai mỏ, bán các tài nguyên, bán đất, rồi đến các thế hệ sau thì sẽ không có tài nguyên, không có mỏ, không có đất để bán nữa thì không tăng trưởng được nữa. Và để thực hiện điều này thì có các yếu tố quan hệ hết sức chặt chẽ.

Một là vấn đề xã hội, có sự công bằng xã hội hay không. Người dân có cảm thấy là họ được tham gia, họ được thụ hưởng tất cả những tiến bộ hay không, hay là chỉ có một số người trở nên rất giàu có và được thụ hưởng rất nhiều, còn một số người thì bị gạt ra ngoài lề.

Việt Nam đã có quyết định là sẽ theo đuổi chiến lược tăng trưởng bền vững chứ không phải là tăng trưởng cao. Tăng trưởng lâu bền cho nhiều thế hệ chứ không phải chỉ có khai mỏ, bán các tài nguyên, bán đất, rồi đến các thế hệ sau thì sẽ không có tài nguyên

TS Lê Đăng Doanh

Điều thứ hai nữa cũng rất quan trọng đối với Việt Nam là vấn đề môi trường, tức là tăng trưởng nhưng vẫn bảo đảm môi trường xanh - sạch - đẹp. Bảo đảm tính đa dạng của thiên nhiên, bảo đảm tương lai vẫn sẽ có đủ đất nông nghiệp và có các yếu tố môi trường thuận lợi để cho người dân sinh sống. Không bị ốm, không bị mắc các bệnh do tác hại tiêu cực của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe như đang diễn ra.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Điều thứ ba có lẽ quan trọng nhất, đó là yếu tố kinh tế vĩ mô phải bảo đảm tăng trưởng cân đối, giảm được lạm phát, giảm nợ nước ngoài và muốn như vậy thì chắc chắn sẽ phải thực hiện dự án tái cấu trúc nền kinh tế mà trong đó có nhấn mạnh đến tái cấu trúc đầu tư công, tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, và tái cấu trúc hệ thống tài chính - ngân hàng. Mức tăng trưởng chắc chắn sẽ không còn có thể cao như là trước đây 8-9%, mà mức tăng trưởng sẽ phải hợp lý hơn.

 

Phải cải cách từ thể chế đến bộ máy nhà nước

 

Mặc Lâm: Thưa Tiến Sĩ, có một câu mà chúng tôi nghĩ rằng tất cả các chuyên gia về kinh tế Việt Nam đều rất quan tâm, đó là vấn đề mà ông Trọng nói là tiếp tục sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tức là các tổng công ty nhà nước. Theo TS qua một thời gian hoạt động lâu như vậy tất cả các doanh nghiệp nhà nước đều tỏ ra yếu kém rất là nhiều mặt, sắp xếp và đổi mới đã nhiều lần rồi mà vẫn không thành công thì lần này sắp xếp và đổi mới nữa thì hướng nào mở ra để cho nhà nước thấy rằng nên làm một điều gì đó cụ thể hơn, thưa TS?

Không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động

TS Lê Đăng Doanh

 

TS Lê Đăng Doanh: Tôi xin nhấn mạnh Việt Nam đã bắt đầu cải cách doanh nghiệp nhà nước từ rất lâu rồi, hơn 50 năm rồi chứ không phải là ít, vì vậy cho nên cần phải tìm ra những nguyên nhân tại sao cải cách doanh nghiệp nhà nước lại chậm và lại không đạt được hiệu quả. Theo tôi là có một số yếu tố rõ ràng như thế này:

Một là không thể cải cách doanh nghiệp nhà nước nếu không cải cách chính bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước là cái đã đẻ ra chủ trương, đã đứng ra cho phép các doanh nghiệp hoạt động. Rất nhiều doanh nghiệp thua lỗ thì doanh nghiệp ấy trước đó phải có người cho phép lập ra, rồi phải có người cho phép vay vốn nước ngoài, bây giờ không trả được nợ thì phải lấy ngân sách nhà nước ra để mà trả.

Tôi nghĩ rằng hiện nay đã hình thành lợi ích nhóm giữa một số quan chức nhất định nào đấy trong bộ máy nhà nước với một số quan chức trong doanh nghiệp nhà nước, và những người này họ không muốn cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách mạnh mẽ và có hiệu quả. Họ vẫn muốn có sự can thiệp mặc dù Việt Nam từ rất lâu đã yêu cầu là phải tách bạch chức năng quản lý nhà nước tức là quản lý bằng pháp luật, quản lý đối với mọi công dân, đối với mọi doanh nghiệp, với chức năng quản lý của chủ sở hữu và quản lý của bộ và bộ quản lý ngành.

Mặc Lâm : Thưa Tiến Sĩ, trong nghị trình thảo luận thì Tổng bí thư cũng đưa ra một việc rất quan trọng, đó là đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển kinh tế tri thức. Giữa ba đề cương rất lớn này, theo Tiến Sĩ thì hiện nay Việt Nam có thể làm được theo như lời yêu cầu của ông Tổng bí thư hay không ạ?

Phải có sự thay đổi về thể chế, về bộ máy nhà nước, về việc sàng lọc và bổ nhiệm cán bộ. Nếu không có sự thay đổi đó thì không thể đạt được việc chuyển Việt Nam sang một nền kinh tế tri thức

TS Lê Đăng Doanh

TS Lê Đăng Doanh : Tổng bí thư đã có đề ra yêu cầu tái cấu trúc từ tháng 10-2011 và cho đến bây giờ là tháng 9-2012 thì lại đề ra yêu cầu đó một lần nữa. Gần một năm qua ít có tiến bộ trong hành động mặc dầu người ta đã nói rất nhiều. Báo chí Việt Nam không có ngày nào là không thấy nói đến tái cấu trúc kinh tế, tái cấu trúc ngân hàng...

Yếu tố ở đây tức là nền kinh tế tri thức. Để bảo đảm có nền kinh tế trí thức thì Việt Nam sẽ phải phát triển khoa học công nghệ, sẽ phải phát triển giáo dục đào tạo, và sẽ phải bảo đảm trọng dụng người tài chứ không phải như lmột lần chính TBT Nguyễn Phú Trọng cũng đã nói hiện nay có tệ thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là quan hệ, thứ ba là tiền tệ, thứ tư mới đến trí tuệ.

Phải có sự thay đổi về thể chế, về bộ máy nhà nước, về việc sàng lọc và bổ nhiệm cán bộ. Nếu không có sự thay đổi đó thì không thể đạt được việc chuyển Việt Nam sang một nền kinh tế tri thức. Đấy là điều rất cần thiết. Hết sức đáng mừng là TBT đã có bổ sung, nhưng nếu như không cải cách chính bộ máy nhà nước thì cũng không cải cách được doanh nghiệp nhà nước, và cũng sẽ không thực hiện được nền kinh tế tri thức.

Mặc Lâm : Xin TS một câu hỏi nữa là TBT có nhấn mạnh đến việc lập lại Ban Kinh Tế Trung Ương, theo ông thì việc lập lại Ban này có giúp ích gì được trong hoàn cảnh hiện nay hay không, thưa Tiến Sĩ?

TS Lê Đăng Doanh : Theo tôi hiểu thì bây giờ Bộ Chính Trị và Trung Ương Đảng có nhu cầu cần một ban như vậy để kiểm soát rõ ràng và chi tiết hơn, kịp thời hơn, phát hiện ra các vấn đề kinh tế sớm hơn đối với các hoạt động củachính phủ. Trong thời gian vừa qua thì rõ ràng không có Ban Kinh Tế nên việc nghiên cứu, theo dõi đã có phần không được kịp thời. Chưa được sâu sắc và lãnh đạo bên Đảng cũng chưa kịp thời phát hiện được những vấn đề theo con đường nghiên cứu độc lập của mình, bởi vì chỉ dựa theo báo cáo của chính phủ.

Mặc Lâm : Vâng. Một lẫn nữa xin cảm ơn TS Lê Đăng Doanh rất nhiều.

TS Lê Đăng Doanh : Vâng. Xin cảm ơn ông.

Quý vị vừa theo dõi bài đầu tiên về Hội nghị Trung ương 6, bàn về vấn đề kinh tế. Mời quý vị theo dõi bài thứ hai về nội dung chỉnh đốn và xây dựng đảng tại hội nghị cũng do Mặc Lâm thực hiện trong lần phát thanh tới.

-Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng RFI

 

Nhân sự kiện đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày 02/10/2012, có bài nhận định về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng, với đối tượng chính là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bài viết có tựa "Việt Nam: Trận chiến cuối cùng của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và những người ủng hộ ông ? - Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung and his Supporters?". RFI trích dịch.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 (Khoá 11)

Ngày 01/10/2012, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 6. Hội nghị này có thể kéo dài đến tận ngày 15/10. Theo bài diễn văn khai mạc của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị sẽ xem xét nhiều vấn đề trong đó có tình hình xã hội-kinh tế, cải cách năng lực các doanh nghiệp Nhà nước, báo cáo phê và tự phê của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và xây dựng quy hoạch Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính Trị, Ban Bí thư và các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong Đảng và Nhà nước sẽ được quyết định trong Đại hội lần thứ 12 (2016-2021). *

Tên chính thức của Ban Trung ương này là Ban Chấp hành Trung ương. Danh từ “chấp hành” có nghĩa là Ban này là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian 5 năm giữa hai kỳ Đại hội toàn quốc. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đều là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và từng ủy viên Bộ Chính trị cũng như Bộ Chính trị với tư cách là một tập thể phải chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Trung ương.

Điều này quan trọng bởi vì đa số các bài viết của các phóng viên nước ngoài và giới quan sát, khi nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng ở Việt Nam chỉ tập trung vào những lãnh đạo cấp cao – thủ tướng, chủ tịch nước và tổng bí thư đảng. Ngược lại, truyền thông ngoại quốc ít chú ý đến Ban Chấp hành Trung ương.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương có quyền bãi miễn bất kỳ ủy viên nào trong hàng ngũ Đảng cũng như trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương cũng có quyền bổ sung ủy viên mới, chỉ định các ủy viên mới trong Bộ Chính trị. Điều lệ của Đảng quy định là Ban Chấp hành Trung ương họp hội nghị ít nhất mỗi năm 2 lần. Các Hội nghị Trung ương được họp kín.

Truyền thông Việt Nam sẽ khá im lặng về những thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương trong 15 ngày tới. Thông thường, truyền thông chính thức chỉ nói về bài diễn văn trong lễ khai mạc và bế mạc của tổng bí thư Đảng, về các nghị quyết được thông qua và thông cáo cuối cùng của Hội nghị. Dường như các bài diễn văn và tài liệu được soạn thảo lại. Một số nghị quyết quan trọng có thể không được công bố trong một thời gian dài.

Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 được gọi là một hội nghị bất thường. Hội nghị được tổ chức vào thời điểm đang có đợt phê và tự phê trong nội bộ Đảng. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị được yêu cầu phê và tự phê trách nhiệm của mình. Ban Chấp hành Trung ương sẽ nhận được bản báo cáo về kết quả sơ bộ của chiến dịch phê và tự phê. Các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có ủy viên Bộ Chính trị, có quyền chất vấn về bản báo cáo này và về tính trung thực của việc tự phê bình của cá nhân và/hoặc đề nghị phải có biện pháp khắc phục.

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 họp vào lúc đang có đấu tranh quyết liệt trong nội bộ Đảng về việc ai phải chịu trách nhiệm về nạn tham nhũng lan tràn trong các tập đoàn của Nhà nước, trong các doanh nghiệp Nhà nước và tình trạng yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng và kinh tế.

Những vụ việc xấu xa của Việt Nam được phát tán trên các blog cung cấp những chi tiết công khai về nạn tham nhũng và tình trạng thiên vị do mạng lưới thân hữu và các thành viên trong gia đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiến hành. Tính xác thực của những thông tin được đăng tải trên các website này không thể kiểm chứng được, nhưng đa số mọi người đều nghĩ rằng chỉ có những người trong Đảng thì mới tiếp cận được loại thông tin này. Có tin đồn đại là một số thông tin này thuộc các hồ sơ đang do bộ Công an nắm giữ.

Cho đến nay, đa số những nhân vật hàng đầu bị cáo buộc tham nhũng là do thủ tướng bổ nhiệm, nằm dưới quyền của ông hoặc được nhận diện là trong số những người ủng hộ ông.

Các câu chuyện xuất hiện trên các websites có tiếng tăm dường như nhằm triệt hạ quyền uy của thủ tướng Dũng. Ông đã phản công lại bằng cách ra chỉ thị cấm các websites có liên quan, như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Có thể Hội nghị Trung ương 6 sẽ chứng kiến một cuộc đọ sức giữa thủ tướng và những người chỉ trích ông. Ít ra thì đảng Cộng sản Việt Nam dường như sẽ tìm cách giảm bớt quyền lực rất lớn tập trung trong tay thủ tướng và văn phòng của ông. Ví dụ, diễn văn khai mạc Hội nghị của ông Nguyễn Phú Trọng nói đến khả năng tái lập các ban kinh tế trung ương dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương dường như sẽ kỷ luật một số ủy viên. Một số tin báo chí đã nói rằng nhiều ủy viên Trung ương đã bị kỷ luật hoặc bị chuyển sang các công tác mới trong tháng qua. Có nhiều tin đồn rằng thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình có thể bị mất chức.

Khi Bộ Chính trị được bầu ra trong Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011, các nguồn tin Việt Nam đã đánh giá là « không ổn định » bởi vì có 14 ủy viên hoặc một số chẵn các ủy viên, làm nẩy sinh khả năng cân bằng số phiếu đối với những vấn đề tranh cãi. Có thể Hội nghị Trung ương 6 bầu thêm một ủy viên Trung ương vào Bộ Chính trị.

Câu hỏi lớn nhất là liệu những người chỉ trích thủ tướng sẽ ép ông phải từ chức hay không. Tụy nhiên, mọi việc phụ thuộc nhiều vào việc liệu đa số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương không chỉ chấp nhận việc tự phê bình của thủ tướng Dũng là trung thực mà còn đồng ý với các đề nghị của ông về những biện pháp khắc phục. Trong quá khứ, ông thủ tướng đã chứng minh có đủ khả năng nhận trách nhiệm về vụ tham nhũng ở Vinashin và "hy sinh" chính những người mà ông đã bổ nhiệm.

Bãi nhiệm thủ tướng Dũng sẽ là việc chưa từng có tiền lệ. Điều này cũng có thể gây mất ổn định cho nền kinh tế và phản tác dụng đối với các mục đích của những người chỉ trích ông.

(*)Các chủ đề khác sẽ được thảo luận tại Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương 6 là kế hoạch phát triển xã hội-kinh tế, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013, cải cách giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ và "một số vấn đề quan trọng khác".

Nguồn: RFI

Những thay đổi nhân sự có thể sau hội nghị trung ương 6 (RFA 2-10-12) Vietnam PM's future uncertain as communists meet(AFP 3-10-12) Vietnam struggles to get its house in order (Reuters video 3-10-12)
Quyết định khởi tố ông Trần Xuân Giá có hiệu lực từ khi nào? (NĐT 3-10-12)

 

Ngân hàng gửi nhau hàng trăm nghìn tỷ đồng (VnEx 3-10-12)
Lo chính sách kinh tế lại 'phóng nhanh, phanh gấp' (VnEx 3-10-12)

Tập đoàn kinh tế: Cuộc thanh lọc bắt đầu (VnE 3-12-10)

 

- ADB hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam (TN).   – Bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn qua sự suy giảm tổng cầu (CafeF).  - “Miếng bánh FDI” đang nhỏ lại (Khampha).
- Triển vọng tăng trưởng phụ thuộc giải quyết nợ xấu (TP).
- Cân nhắc khi điều chỉnh giá để kiểm soát CPI (Tin tức).
- Ban hành thông tư về bảo lãnh ngân hàng (PLTP).   – Không giao dịch với ngân hàng vẫn có sổ tiết kiệm tiền tỉ(LĐ).  - Ngân hàng yếu kém nên “âm thầm” đóng cửa (VOV).

Giám đốc cầm cố nhà cửa, công nhân màn trời chiếu đất (NĐT).

9 điểm sáng trong xuất khẩu 9 tháng qua
Trong 9 tháng qua, cả nước đã xuất siêu 34 triệu USD. Dự báo năm 2012 có thể là năm đầu tiên trong 20 năm lại đây có xuất siêu.

Không nên vội vã huy động vàng trong dân
Theo các chuyên gia, nếu chưa trả lời được câu hỏi huy động vàng trong dân để làm gì thì chưa nên huy động và nên cấm tuyệt đối cho vay vàng.

- Giải thể hai tập đoàn xây dựng ở VN (BBC). Đó là Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD).  - Dừng thí điểm hai “siêu” tập đoàn (TN).   – Có dấu hiệu thất thoát tài sản nhà nước tại Cty Phytopharma (LĐ).   – Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam (Energy Tribune/ x-café).   - VN: Cái giá của tăng trưởng nóng (BBC). “Ổn định vĩ mô không đủ sức bù đắp được cho rủi ro đến từ sự xuống cấp được dự đoán trước của hệ thống ngân hàng“.

- Coca và Samsung rút quảng cáo trên Zing (BBC). Nhật. bỏ tù - Mỹ phạt 1,9 triệu Mỹ kim vì tải lậu 24 bài hát.-

-Báo mạng Zing ở Việt Nam bị Coke và Samsung rút quảng cáo
Nguoi Viet Online
Hai đại công ty, một của Hoa Kỳ và một của Nam Hàn, loan báo ngừng quảng cáo sản phẩm của họ trên báo điện tử Zing.vn tại Việt Nam vì báo này cho phép độc giả lấy miễn phí các bài hát của các tác giả ở Việt Nam và ngoại quốc mà không trả tiền tác quyền.
Tài sản của các 'đại gia' ở Việt Nam 'bốc hơi' hàng triệu đô la
Nguoi Viet Online
Những người được tặng cho biệt hiệu “Giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam” đang sốt vó: giá trị tài sản bằng cổ phiếu mà họ sở hữu “bốc hơi” mạnh.
- Bỏ ân hạn thuế: Hải quan đẩy khó cho DN? (VEF).
- Không vội vã huy động vàng trong dân (Đầu tư).  – Vì sao giá vàng trong nước tăng bất thường? (VOV).
- Nhập hàng TQ “thượng vàng hạ cám”: Cần biện pháp phòng vệ (NLĐ). - EVN: hệ thống điện đang…thừa năng lực phát điện (VOV).  – Bài toán kinh doanh của ngành điện (DV).
- Giải mã giảm giá bất động sản (SGGP).  – “Bán phá giá” căn hộ: Chủ tịch HAGL lên tiếng (VnEco).  - Găm sẵn tiền: Đón sóng hạ giá chung cư cuối năm (VEF).
- Xuất khẩu dệt may sẽ vượt 15 tỷ USD (TP).
- Mở cửa mời tư nhân nước ngoài đầu tư sân bay (VnE).
- Khoáng sản kẹt cứng vì hàng tồn kho (VEF).
- Hạ Long: Tàu du lịch khốn khổ với thuế mới (VEF).
- Kinh doanh Casino: Từ sự ra đi của Genting (VnEco).
- Câu chuyện kinh doanh Cái tốt chưa được đem khoe (TT).
- Sự thực về những công việc “dễ làm, lương ngon” (VnEco).
- “Bí” đường sang Campuchia, giá lúa gạo trong nước giảm mạnh (TBKTSG).- Số người cao niên sẽ lên đến 1 tỷ trong vòng 10 năm nữa (VOA).
- Dầu thô rớt giá thảm, vàng đi ngang (NĐH).
- Ấn Độ thảo luận mua xe lửa cao tốc với Pháp và Nhật (RFI).
- ADB giảm dự báo tăng trưởng châu Á (PLTP).  – Ngân hàng ADB hạ thấp dự báo tăng trưởng ở Châu Á (VOA).


 
 
Trung Quốc - Mỹ: It's not 'China bashing' if it's true (FP 1-10-12)

-Woes deepen in Europe and China; U.S. the bright spot
LONDON/NEW YORK (Reuters) - The euro zone's economic woes accelerated last month and China's slowdown looked likely to extend to a seventh quarter, surveys on Wednesday showed, while the United States proved the bright spot with better-than-expected news on services and jobs. Although the German downturn eased last month, hopes for an imminent recovery in the 17-nation currency bloc were dealt a blow by steeper declines for firms in France, Italy and Spain - the euro zone's three largest economies after Germany.

Australia Feels the Sting of China Slowdown
theDiplomat.com
China slowdown hits Asian growth hopes
(Financial Times)--Asian Development Bank makes biggest cut to its regional economic growth forecast since 2008, down almost a full percentage point

- Các ông trùm thâu tóm nền kinh tế Nga thế nào? (TQ).
Can Moscow and Washington Join Hands in the Pacific? theDiplomat.com
EU tăng vốn ngân hàng thêm 200 tỷ euro đối phó khủng hoảng
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ khu vực tiếp diễn, các ngân hàng châu Âu phải tăng vốn dự trữ để trụ vững trước những cú sốc tài chính.
A New Tech Generation Defies the Odds in Japan
NYT --While Japan’s aging technology giants continue to falter, Japanese entrepreneurs are forming start-ups despite difficulties with financing and a culture that discourages risk-taking.

US data point to impetus in economy
(Financial Times)--Mortgage refinancing applications have soared as Americans take advantage of record low rates triggered by the Fed’s quantitative easing
End of the line for cheap labour
(Financial Times)- Worker shortages in China’s factories are forcing manufacturers to turn to automation, write Rahul Jacoband Sarah Mishkin
US coal exports to Europe soar
(Financial Times)-Sales in Europe have been booming, as traders dispose of coal not wanted by US power generators and European utilities ditched more expensive natural gas
MIANMA: VÁN CÁ CƯỢC CHIẾN LƯỢC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC BA SÀM
Truyền hình trực tiếp trận: Barack Obama vs Mitt Romney(ABC News).  – Ông Obama, Romney đối mặt với rủi ro cao trong cuộc tranh luận đầu tiên (VOA).

Tổng số lượt xem trang