Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Chiêu lừa của “trùm” Như: Bộ Công an thông báo về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như

TLQ:--ACB: Ông Trần Xuân Giá cùng 3 cựu lãnh đạo Ngân hàng ACB bị khởi tố
--“Bảo bối” của ông Trần Xuân Giá là gì?
-Công an đề nghị triệu tập 12 sếp Vietinbank
-- Vụ lừa đảo trên TTCK: Đại gia minh oan


-Bộ Công an thông báo về vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (04/10)
Ngày 29/9, Bộ Công an có thông báo về việc tống đạt quyết định khởi tố các bị can trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an cho biết: Ngày 17/09/2012, Lãnh đạo 3 ngành tư pháp Trung ương đã họp thống nhất khởi tố 04 thành viên thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 – Bộ luật hình sự trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Ngày 24/09/2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông: Trần Xuân Giá – nguyên Chủ tịch HĐQT, ông Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang – nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 – Bộ luật hình sự và cho tại ngoại để phục vụ quá trình điều tra vụ án.



Nguồn: Bộ Công An
TIN LIÊN QUAN
Khởi tố ông Trần Xuân Giá và 3 nguyên lãnh đạo ACB (27/09)


-Chiêu lừa của “trùm” Như- TT - Theo thông tin có được, danh sách nạn nhân của bà Như khá dài, trong đó có hàng loạt doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bất động sản, dệt may, sản xuất, kinh doanh thương mại và một số ngân hàng.

Sử dụng các hợp đồng ủy thác đầu tư vốn, thông qua các công ty “sân sau”, bà Huỳnh Thị Huyền Như (người vừa bị cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố và bắt giữ do có hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) và những người có liên quan đã đưa hàng loạt nạn nhân vào tròng, trong đó có không ít doanh nghiệp tên tuổi, những đại gia có máu mặt.



Thủ đoạn lừa đảo của bà Huyền Như

Theo thông tin chúng tôi có được, danh sách nạn nhân của bà Như khá dài, trong đó có hàng loạt doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực bất động sản, dệt may, sản xuất, kinh doanh thương mại và một số ngân hàng. Đặc biệt, hàng loạt người thân, bạn bè của bà Như cũng trở thành nạn nhân.
Bẫy nạn nhân bằng hợp đồng “ủy thác đầu tư”
Chị T., người được công ty K ủy nhiệm thực hiện giao dịch với ngân hàng X - nơi bà Như làm việc, vẫn chưa hết bàng hoàng nói: “Tôi đâu có ngờ, tưởng họ làm ăn đàng hoàng, ai dè bị lừa”. Theo lời chị T., trong một lần tình cờ bán một căn nhà cho bà Như vào năm 2008, chị T. được bà Như mời hợp tác kinh doanh gạo, do ngân hàng nơi bà Như làm việc có quan hệ với các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.
Nhiều nạn nhân đến cơ quan điều tra trình báo
Ngày 13-10, nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết liên quan đến vụ lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng do Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn (một cán bộ ngân hàng) thực hiện, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triệu tập một số cán bộ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán có liên quan đến lấy lời khai. Đồng thời, trước và sau khi có thông tin hai “trùm” lừa đảo bị bắt, có hàng chục nạn nhân là các tổ chức tín dụng, cá nhân đến cơ quan điều tra trình báo, tố cáo hành vi lừa đảo của ông Tuấn và bà Như.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định bà Như và ông Tuấn lấy danh nghĩa là đại diện một ngân hàng làm giả con dấu, ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các công ty chứng khoán, bảo hiểm, sau đó yêu cầu các công ty này chuyển tiền vào các tài khoản do bà Như chỉ định
HOÀNG KHƯƠNG
Sau một thời gian làm ăn và tạo được uy tín, bà Như đề nghị chị T. bàn bạc với công ty chuyển toàn bộ số dư tiền gửi trên tài khoản tại các ngân hàng khác vào tài khoản tại ngân hàng X.
Theo cam kết của bà Như, nếu gửi tiền tại ngân hàng X, ngoài mức lãi suất được trả cao hơn 2% so với mức lãi trần theo quy định, công ty K còn được hưởng nhiều ưu đãi khác như được rút tiền bất cứ lúc nào với mức lãi suất không thay đổi, được mua ngoại tệ với giá gốc...
Tuy nhiên, điều kiện của bà Như là thay vì mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng X, công ty K phải ký với ngân hàng X một hợp đồng “ủy thác đầu tư vốn nguyên tắc”, trong đó có điều khoản yêu cầu công ty K gửi tiền vào tài khoản của một doanh nghiệp do ngân hàng X chỉ định và nhận tiền lãi (hoặc gốc nếu cần) từ một ngân hàng thứ ba do ngân hàng X ủy nhiệm chi.
Giải thích về hợp đồng ủy thác đầu tư này, bà Như cho biết đây là hình thức “hợp thức hóa” việc trả lãi cao, tránh bị phát hiện và xử lý do trả lãi vượt trần. “Thấy chúng tôi không an tâm, cô Như đã đưa ra một hợp đồng ủy thác đầu tư giữa ngân hàng X và một doanh nghiệp khá nổi tiếng trong ngành dệt may với giá trị lên tới hơn 200 tỉ đồng, nên chúng tôi mới tin và đặt bút ký” - chị T. rầu rĩ nói.
Theo lời chị T., ngoài số dư còn lại trên tài khoản trước đó, công ty K vừa chuyển gần 20 tỉ đồng vào tài khoản Công ty CP Ph.Đ do bà Như chỉ định mới đây, tổng cộng số tiền mà công ty K có thể bị mất lên tới gần 50 tỉ đồng.
Doanh nghiệp “sân sau” và chiêu “lòe thiên hạ”
Với cái mác có địa vị trong xã hội, lại quen nhiều biết rộng, bà Như đã sử dụng chiêu bài “ủy thác đầu tư” và dễ dàng đưa các nạn nhân này vào tròng. Theo thông tin chưa được kiểm chứng, một nạn nhân là thành viên của một doanh nghiệp lớn vẫn đang bị “kẹt” hơn 200 tỉ đồng trong đường dây lừa đảo của bà Như, bản thân nạn nhân này từng “ủy thác đầu tư” cho nhóm bà Như với số dư lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Dù lấy danh nghĩa ngân hàng X nhưng toàn bộ số tiền của các nạn nhân đều được chuyển thẳng vào tài khoản các công ty “sân sau” của bà Như cũng như nhóm người liên quan. Có thông tin cho biết có ít nhất năm công ty “sân sau” trong đường dây lừa đảo của bà Như như Công ty CP Ph.Đ, Công ty TNHH xây dựng sản xuất và tư vấn C, Công ty CP xuất nhập khẩu TMDV Ph.Th... Trong số các công ty “sân sau”, có đơn vị mà lượng tiền được các đơn vị ủy thác đầu tư vốn chuyển vào (và rút ra) lên tới hơn 900 tỉ đồng. Nguồn tin cũng cho biết ngay cả các công ty “sân sau” cũng là nạn nhân của bà Như, chỉ được bà Như nhờ đứng tên và ủy quyền lại cho bà Như sử dụng các tài khoản rút và gửi tiền.
Một nạn nhân của bà Như khẳng định ngoài lòng tham lãi suất cao, một trong những lý do nạn nhân này chấp nhận chuyển tiền vào tài khoản các công ty được chỉ định thay vì ngân hàng là thấy có rất nhiều công ty lớn, những người có uy tín cũng tham gia. Vị này cho biết bị thuyết phục khi được bà Như đưa cho xem hợp đồng “ủy thác đầu tư” lên tới hơn 600 tỉ đồng với một doanh nghiệp có tiếng tại TP.HCM. Sau khi bà Như bị bắt giữ, nạn nhân này mới biết đây chỉ là hợp đồng giả bà Như tự làm ra để đi “lòe thiên hạ”.
Một mắt xích của bà Như bị tố cáo
Bà L.N. (Q.1, TP.HCM) vừa đứng đơn đại diện cho bảy nạn nhân làm đơn tố giác bà Hùng Mỹ Phương (còn có biệt danh là Phương “đen”) lên cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đơn tố giác, vào ngày 15-7 bà Hùng Mỹ Phương đã huy động của nhóm người này 4,6 tỉ đồng với lãi suất thỏa thuận 7,5%/tháng, sẽ hoàn trả cả vốn lẫn lãi vào ngày 1-10.
Tuy nhiên đến nay, bà Phương đã tuyên bố mất khả năng chi trả, vợ chồng bà Phương và con đi khỏi nơi đăng ký thường trú. Bà Hùng Mỹ Phương là một trong những mắt xích trong đường dây lừa đảo của bà Huỳnh Thị Huyền Như.
HẢI ĐĂNG-Chiêu lừa của “trùm” Như-


Vụ nổ OTC lên 5.000 tỉ đồng, bắt nguyên PGĐ Vietinbank Nhà Bè (13/10)

Theo nguồn tin, ông Tuấn chính là nhân vật thứ hai sau bà Như trong phi vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân.

>> Vụ nổ OTC lên tới hơn 2.800 tỷ đồng

>> Nữ đại gia 'lừa tiền tỷ' qua lời kể của giới chứng khoán


>> ‘Vietinbank không chịu bất kỳ tổn thất gì về tài chính’


Ngày 12-10, nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương chi nhánh Nhà Bè (Vietinbank Nhà Bè), về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.


Theo nguồn tin, ông Tuấn chính là nhân vật thứ hai sau bà Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, đã bị bắt giam trước đó cùng tội danh trên) trong phi vụ lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của các tổ chức tín dụng và cá nhân.


Bước đầu, cơ quan điều tra xác định ông Tuấn và bà Như lấy danh nghĩa là đại diện Vietinbank Nhà Bè làm giả con dấu, ký hợp đồng hợp tác đầu tư với các công ty chứng khoán, bảo hiểm, sau đó yêu cầu các công ty này chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.


Bằng thủ đoạn trên, bà Như và ông Tuấn đã chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của các công ty chứng khoán. Ngoài ra, ông Tuấn đã giúp sức cho bà Như làm giả các hợp đồng tiền gửi với các cá nhân thế chấp cho các ngân hàng để vay hàng trăm tỉ đồng.


Không chỉ làm giả giấy tờ để lừa đảo, bà Như và ông Tuấn còn huy động rất nhiều tiền của các môi giới, nhà đầu tư cổ phiếu OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết), bất động sản với lãi suất 5%/tháng để thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng thực chất để lừa đảo, quỵt nợ. Cơ quan điều tra xác định số tiền mà các bị can chiếm đoạt của các tổ chức tín dụng và các cá nhân tính đến thời điểm này là khoảng 5.000 tỉ đồng. Vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng.


Trong một diễn biến khác, Công ty CP chứng khoán Phương Đông (ORS) vừa công bố quyết định đình chỉ tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như. Trước đó, bà Như được một nhóm cổ đông (gồm ông Đỗ Quốc Thái, bà Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Thủy và Huỳnh Mỹ Hạnh) nắm giữ 14,9% vốn cổ phần của ORS đề cử và được bầu vào làm thành viên HĐQT tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 của ORS vào ngày 18-5.


Chiều 12-10, một lãnh đạo ORS thừa nhận đã nhận được yêu cầu của bà Triệu Thị Hương Giang - phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài tại TP.HCM - về việc rút toàn bộ thông tin cá nhân cũng như tên tuổi của bà Giang trong danh sách thành viên HĐQT của ORS trong khoảng thời gian từ ngày 18-5 đến 18-7, với lý do bà Giang hoàn toàn không ứng cử vào danh sách này.


Theo thông tin của chúng tôi, trong danh sách đề cử của nhóm cổ đông nêu trên, ngoài bà Như còn có tên bà Giang và cả hai cùng được bầu làm thành viên HĐQT của ORS. Tuy nhiên, bà Giang khẳng định hoàn toàn không có quan hệ với nhóm cổ đông này và rất bất ngờ khi thấy tên mình xuất hiện trong danh sách thành viên HĐQT của ORS.


Theo bà Giang, toàn bộ thông tin về việc ứng cử vào làm thành viên HĐQT của ORS và đơn từ nhiệm vào ngày 18-7 của bà Giang đều là giả mạo, các chữ ký hoàn toàn khác xa với các chữ ký trong các giao dịch chính thức của bà Giang với tư cách là phó tổng giám đốc một công ty nước ngoài.

Theo H.Khương - H.Đăng - Tuổi trẻ

Tấn hài kịch vỡ nợ


Vụ nổ OTC: Lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.800 tỷ đồng | Kinh tế 24h | Vef

Hơn 2.800 tỷ đồng là tổng số tiền mà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Phương Đông (ORS) và đồng bọn lừa đảo, chiếm đoạt của hơn 10 tổ chức, cá nhân, theo tìm hiểu đến thời điểm này.

“Phần nổi” là 2800 tỉ, tức 150 triệu USD. Theo quy mô KT VN nhỏ hơn Mỹ 200 lần, thì số tiền này trong nền KT Mỹ là 30 tỉ USD, bằng 60% vụ Madoff.

Vụ lừa đảo 50 tỷ USD gây chấn động nước Mỹ | VnExpress

“Phần chìm”, ai cũng biết, là lớn hơn gấp bội, có thể cả chục lần. Hiện nay đã lên 5.000 tỷ đồng. Tương đương 107% vụ Madoff chấn động thị trường tài chính Mỹ.

Vụ nổ OTC lên 5.000 tỉ đồng, bắt nguyên PGĐ Vietinbank Nhà Bè | Cổ phiếu | NDHMoney

Do bà này quen biết tận Trung ương, “giữ giùm” tiền cho không ít cán bộ gộc, quan chức cấp Bộ, không có giấy tờ gì.

Rất nhiều ngân hàng bị quỵt, nay giấu nhẹm, đâu dám đòi, khai ra, do biết không thể thu hồi và tránh mang tiếng.

Quan chức, nhà tài phiệt, bị quỵt vô số kể, nay ai cũng làm lơ, như chưa từng quen bà này.


Liên quan đến Ngân hàng Công thương, ngân hàng này đã xác nhận không bị thiệt hại tài chính nào liên quan đến vụ bà Như


Tổng giám đốc KimEng Việt Nam: “Thông tin về vụ nổ OTC là hoàn toàn xa lạ với chúng tôi”


Cũng theo một số nguồn tin từ thị trường, bằng thủ đoạn làm giả hợp đồng tiền gửi giữa Ngân hàng Công thương, Chi nhánh Nhà Bè với các cá nhân, người thân, bà Như đã dùng các hợp đồng giả để thế chấp vay 180 tỷ đồng của Ngân hàng X, Chi nhánh TP. HCM. Chiều 8/10/2011, Ngân hàng X đã có cuộc họp bàn về vấn đề này, nhưng chưa xác nhận thông tin về vụ việc trên.

Của thiên trả địa.

——————————————————

Hổm rày ngày nào cũng có tin quỵt nợ ít thì 500 tỉ, trung bình 1000 tỉ, vụ bà Như 5000 tỉ thay vì lúc đầu 2000 tỉ, v.v…

Một số bị quỵt phải quỵt lại người khác, quỵt ngân hàng, v.v… cho dù là cố tình lấy cớ, hoặc không có khả năng trả thật.

Ngân hàng bị quỵt không ít, tuy họ ráng dấu giếm, không khai ra. Bà Như làm gì không nợ ngân hàng.

Vị thế bà này, hồi còn thời oanh liệt, mượn tiền các ngân hàng lớn vài trăm tỉ không cần phải đi lấy, chỉ gọi điện thoại cho đàn em đi thu về, các ngân hàng muốn ĐƯỢC cho vay còn không kịp.

Nghịch lý là, nay các ngân hàng lại dấu nhẹm việc bị bà này quỵt, vì có nói ra cũng không thu lại được, còn bị mang tiếng.

Các trò hề này sẽ ngày càng thành các bi hài kịch, quý vị chỉ cần ngồi chỏng cẳng chờ xem, khỏi cần mua vé.

--- Nữ đại gia ‘lừa tiền tỷ’ qua lời kể của giới chứng khoán (VNE). Nữ đại gia ’lừa nghìn tỷ’: Lời kể của giới chứng khoán (09/10/2011) – Lùm xùm quanh chuyện nhà đầu tư vỡ nợ (TBKTSG). – Bắt trùm lừa đảo chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng(Tuổi Trẻ). – Khởi tố một phụ nữ lừa trên 2.000 tỉ đồng (Thanh Niên). – ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán ‘khủng’ (TP)

- Vụ lừa đảo trên TTCK: Đại gia minh oan (ĐV)-(Đất Việt) Công ty chứng khoán, ngân hàng liên tiếp phát thông báo liên quan đến việc lừa đảo “khủng” trên thị trường chứng khoán (TTCK). Trước đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ bà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên HĐQT Công ty chứng khoán Phương Đông, vì lừa đảo nhiều người góp vốn để đầu tư, trong đó có chứng khoán.
>> Thị trường chứng khoán ‘rúng động’ vì nghi án lừa đảo

Công ty chứng khoán Phương Đông (ORS) trưa 7/10 đã phát thông báo bất thường gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thông tin đang xemxét tư cách thành viên HĐQT của bà Huỳnh Thị Huyền Như. Bà Như được một nhóm cổ đông đề cử và được bầu làm thành viên HĐQT ORS từ ngày 18/5/2011. Thông báo cũng khẳng định, bà Như không mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại ORS, công ty cũng không hề có bất kỳ giao dịch vay mượn nào với cá nhân bà Như.
Thị trường chứng khoán đang rúng động vì vụ lừa đảo lên đến hàng nghìn tỷ đồng.Ảnh minh họa.

Trước đó, chiều 5/10, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) cũng có công văn gửi các cơ quan chức năng liên quan đến vụ việc. Vietinbank cho rằng, xuất phát từ vụ lừa đảo này, những ngày qua đã xuất hiện tin đồn thất thiệt cho rằng Vietinbank có tỷ lệ nợ xấu cao. Đây là động cơ có chủ ý làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh, giá trị cổ phiếu của Vietinbank.

Vietinbank thừa nhận, có hiện tượng một số ngân hàng thương mại cổ phần thông qua các công ty "sân sau" cấu kết với phần tử xấu trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Trong đó, hai cán bộ Vietinbank bị lôi kéo làm hồ sơ, hợp đồng, chữ ký, con dấu giả... để chuyển tiền qua hệ thống một số nhà băng, lấy tiền ngân hàng sử dụng cho mục đích khác. Vietinbank khẳng định không chịu bất kỳ tổn thất gì về tài chính liên quan tới vụ việc trên. Hiện tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank chỉ ở 1,2%, thấp nhất trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Ngân hàng này đã sa thải, hủy hợp đồng lao động 2 cán bộ có hành vi bất hợp pháp.

Công ty CP chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) được nghi có dính đến vụ việc cũng khẳng định không ghi nhận trường hợp nợ xấu nào tới thời điểm này. Ngoài ra, trong danh sách khách hàng cũng không có khách hàng nào tên Như đang có tài khoản và sử dụng đòn bẩy tài chính của KEVS. Theo KEVS, tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ margin của KEVS chỉ được cấp hạn mức tối đa 9 tỷ/khách hàng, tương đương 3% vốn điều lệ của công ty theo đúng quy định.

Tin đồn vỡ nợ, lừa đảo trên OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết) này đã lan trên thị trường chứng khoán mấy ngày nay. Con số thiệt hại theo đồn đoán lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Nạn nhân là những môi giới OTC và công ty chứng khoán dễ dãi trong việc cấp hạn mức margin cho khách hàng.

Đầu mối chủ yếu là việc bà Như thành lập một công ty mở tài khoản ở một ngân hàng tại TP HCM. Mặc dù lĩnh vực hoạt động là đầu tư, kinh doanh bất động sản… nhưng thực chất công ty này huy động vốn với lãi suất rất cao (khoảng 5-7,5%/tháng) từ cá nhân, tổ chức, rồi thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng. Tại một ngân hàng, cơ quan công an đã xác định có đến 86 tài khoản được mở liên quan đến bà Như. Ngoài ra, bà Như còn dùng tài khoản của người thân mở tài khoản tại một số công ty chứng khoán để đầu tư.
Theo HoSE, vụ việc không liên quan đến đơn vị này vì hoạt động xảy ra trên sàn OTC, không thuộc thẩm quyền quản lý của HoSe, kể cả các hoạt động margin của những công ty chứng khoán.


- Vụ lừa đảo trên TTCK: Đại gia minh oan (ĐV). . Vỡ lở vụ lừa khủng trên thị trường chứng khoán



ORS lên tiếng về vụ lừa đảo chứng khoán 'khủng'

TP - Sau thông tin bà Huỳnh Thị Huyền Như, thành viên HĐQT CTCP Chứng khoán Phương Đông (ORS) liên quan vụ lừa đảo trên TTCK (Cơ quan Công an đang điều tra) được các phương tiện thông tin đăng tải, hôm qua 7-10, ORS lên tiếng về việc này.

Một phụ nữ lừa đảo trên 2.000 tỉ đồng

Quốc hội đề nghị báo cáo nợ nước ngoài

Số liệu nợ nước ngoài của Chính phủ, kết quả sử dụng vốn trái phiếu... được các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo thêm.
Niêm phong tài sản con nợ trăm tỷ ở Hà Nội(Tamnhin.net) - Bằng thủ đoạn vay nợ với lãi suất cao, Quang đã huy động được hàng trăm tỷ đồng. Sau khi vỡ nợ, Quang đã lên đường để bỏ trốn trong đêm. Quang đã bị bắt ngay sau đó không lâu.
Khởi tố 10 cán bộ của Agribank Bà Rịa-Vũng Tàu (QĐND) -Ngày 13-10, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án đối với 10 đối tượng là cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; trong đó, 5 người bị bắt giam và 5 người còn lại được tại ngoại...

- Niêm phong tài sản con nợ trăm tỷ ở Hà Nội (VTC). - Bất thường sau vụ vỡ nợ hàng trăm tỷ? (VNN).
Cần Thơ: Nhiều khuất tất ở dự án nghìn tỷ(Dân Việt) - Từ năm 2005 - 2010, Sở GTVT TP Cần Thơ được UBND thành phố giao làm chủ đầu tư 14 dự án với tổng mức đầu tư là 3.447,65 tỷ đồng. Bước đầu, các cơ quan chức năng đã phát hiện một số sai phạm tại nhiều DA.
tại sao NLĐ lại rút bài này xuống, bản tin tài chính VTV1 cũng có nói tới số tiền lên tới 5000 tỉ !
-Điều tra bước đầu của C46 cho thấy ông Tuấn và bà Như đã lấy danh nghĩa của Chi nhánh VietinBank Nhà Bè, giả mạo con dấu để ký các hợp đồng hợp tác đầu tư, làm giả hợp đồng tiền gửi để lừa các công ty bảo hiểm, chứng khoán và nhiều cá nhân. Nghiêm trọng hơn, sự “liên minh” của cặp đôi này đã làm điêu đứng giới đầu tư chứng khoán khi huy động rất nhiều vốn của những người môi giới, kinh doanh cổ phiếu và bất động sản rồi chiếm đoạt. Đến nay, cơ quan điều tra xác định có không dưới 10 tổ chức, cá nhân trở thành nạn nhân của Như - Tuấn, với số tiền thiệt hại có thể lên đến hơn 5.000 tỉ đồng.

Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn trước đây cùng là đồng nghiệp tại VietinBank. Một nguồn tin cho biết tại thời điểm bị bắt, bà Như đang mang thai khoảng 5 tháng. Dư luận giới đầu tư chứng khoán TPHCM cho rằng “trùm lừa” này đã có sự chuẩn bị để tự “đưa tay vào còng” nhằm tránh áp lực đòi nợ từ nhiều phía.

(Báo nld.com.vn)

Số tiền lừa đảo có thể hơn 5.000 tỉ đồng

(NLĐ) - Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (C46 - Bộ Công an) vừa bắt tạm giam ông Võ Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) - Chi nhánh huyện Nhà Bè-TPHCM, vì liên quan đến vụ vỡ nợ gây chấn động dư luận tuần qua. Đây là bước mở rộng điều tra của cơ quan chức năng đối với các hoạt động lừa đảo của bà Huỳnh Thị Huyền Như mà Báo Người Lao Động đã phản ánh--
Đô la Mỹ có thể không được bảo hiểm tiền gửi. Ảnh: Lê Toàn.
-Có nên bảo vệ đồng tiền của nước khác? -

(TBKTSG Online)- Dự thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi sắp trình Quốc hội xem xét để thông qua. Nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn chưa thống nhất với nhau về quy định "không bảo hiểm đối với tiền gửi bằng ngoại tệ".

Một số chuyên gia kinh tế không đồng tình với quy định chỉ bảo hiểm cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam, như trong dự thảo luật. Vì làm như thế có thể sẽ không khuyến khích người có ngoại tệ gửi tiền vào ngân hàng, hoặc họ sẽ phải chuyển đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam và bị thiệt hại do chênh lệch tỷ giá mua và bán.

Theo các chuyên gia này, nếu bảo hiểm cả với tiền gửi ngoại tệ, sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hút được nguồn ngoại tệ lớn từ người dân.

Tuy vậy, theo chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh, ở hầu hết các nước trên thế giới, khi một đồng tiền được công nhận chính thức thì cũng đồng nghĩa với việc bảo hiểm tiền gửi chỉ dành cho đồng tiền đó. Vì vậy, ở Việt Nam, nếu chấp nhận bảo hiểm tiền gửi áp dụng cho cả vàng và ngoại tệ, thì mặc nhiên cũng công nhận sự chính thức của chúng. Như vậy, vô hình trung, vàng - một tài sản cất giữ lâu đời, ngoại tệ - đồng tiền của nước khác tiếp tục được bảo vệ, điều này làm giảm giá trị của tiền đồng, vốn đang được coi là đồng tiền chính thức của Việt Nam.

Lãnh đạo một số ngân hàng cũng cho rằng bảo hiểm tiền gửi ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền nó còn góp phần giúp cho ổn định nền tài chính vĩ mô, tránh hiện tượng người gửi tiền bị hoảng loạn dây chuyền khi một ngân hàng nào đó phá sản. Tuy nhiên, nếu bảo hiểm cho cả tiền gửi ngoại tệ hay vàng, thì khoản tiền đưa ra để bảo hiểm sẽ lớn hơn rất nhiều, có thể vượt qua quy mô chi trả của nhà nước.

Ở một góc cạnh khác, giới ngân hàng đề nghị nên sửa đổi các bất cập liên quan đến bảo hiểm tiền gửi hiện nay. Cụ thể như mức bảo hiểm tối đa 50 triệu đồng đã không còn hợp lý, trong bối cảnh tiền đồng mất giá do lạm phát và nhiều cá nhân, tổ chức hiện nay cũng đã gửi những khoản tiền lên đến vài chục tỉ đồng. Thêm vào đó, theo quy định hiện nay, phí bảo hiểm tiền gửi phải đóng chỉ có 0,15%, trong khi tại các nước, con số này thường từ 1% trở lên. Vì vậy, khi có sự cố, liệu Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có thể đủ tiền để đứng ra chi trả?

Việc áp dụng cơ chế tính phí cố định giống nhau cần phải có sự đánh giá lại. Mức phí nên linh hoạt tùy thuộc vào mức độ uy tín và mức độ rủi ro của mỗi tổ chức tín dụng. Nếu làm được như vậy, thì các tổ chức tín dụng sẽ tìm cách nâng cao vị thế, giảm thiểu các rủi ro.

Tuy vậy, muốn thực hiện việc áp phí này thì phải nâng cao năng lực quản lý, đánh giá rủi ro của phía các cơ quan quản lý nhà nước và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đồng thời cũng cần phải có sự hỗ trợ tích cực của các công ty định mức tín nhiệm độc lập.-Có nên bảo vệ đồng tiền của nước khác? 
--
Giang Le-Bác Tự Anh nói đúng, bảo hiểm tiền gửi thực chất không phải là "bảo hiểm" mà là một cơ chế bảo vệ payment system của một quốc gia. Trừ khi VN chính thức công nhận vàng và ngoại tệ là legal tender thì không có lý do gì chấp nhận chúng trong official payment systems. Do vậy trọng tâm của cơ chế này không phải là bảo hiểm cái gì, phí bảo hiểm bao nhiêu, chi trả thế nào... mà là nó phải thiết kế thế nào để tránh tối đa rủi ro payment system bị vỡ. 
Một điểm cực kỳ quan trọng các chuyên gia của VN nên tham khảo kinh nghiệm của FDIC là vai trò receivership/administrator của cơ quan này khi một ngân hàng nộp đơn phá sản. Thị trường có panic hay không là ở chỗ này chứ không phải ở số tiền được bảo hiểm. Ngoài ra nên để bảo hiểm tiền gửi độc lập với NHNN, giống như FDIC độc lập với Fed.

Một điểm đáng khen của cơ quan Bảo hiểm tiền gửi hiện tại là họ công bố annual reports công khai trên website, một điều hiếm thấy trong các cơ quan nhà nước ở VN. 

Lãi suất gửi vàng tăng cao (NLĐ).- Hiệp hội Ngân hàng không đề xuất áp trần cho vay ở liên ngân hàng (PLTP).- Hoài nghi chuyện bình ổn giá vàng (TP). - Giải mã giá USD (TN).
-- Ông Vũ Tiến Lộc: Kêu gọi ‘cứu’ doanh nghiệp là xúc phạm doanh nhân (VEF). -- Tâm lý e dè sẽ đánh mất cơ hội của DN Việt (TQ).- - Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu (PLTP).
- - Hội chợ kinh tế quốc tế – Sao vàng đất Việt (VOH).
Thịt heo, gà đang bị làm giá (NLĐ).
Phải minh bạch trong cách tính giá điện (TQ).


- TS Alan Phan: Làm ăn ở Mỹ: Đêm vẫn dài và tiệc vẫn đầy champagne (VEF).
Nông nghiệp Châu Á sẽ đóng vai trò quan trọng trên thế giới - (RFA)--- IMF cảnh báo tăng trưởng châu Á có thể bị giảm do khủng hoảng tài chính châu Âu– (RFI).
Tăng trưởng và thặng dư mậu dịch của Trung Quốc giảm nhẹ  – (RFI). – Thặng dư mậu dịch của Trung Quốc giảm trong tháng 9 (VOA).

Hạ viện Mỹ có thể ngăn chặn dự luật trừng phạt Trung Quốc  – (RFI). - Hạ viện Mỹ thông qua FTA với Colombia, Panama, và Nam Triều Tiên (VOA).
Kinh tế Mỹ không ảm đạm như dự báo? (VEF).
Mỹ-Nam Triều Tiên họp thượng đỉnh sau hiệp định thương mại tự do  (VOA).  –Quốc hội Mỹ thông qua hiệp định tự do thương mại với Hàn Quốc  – (RFI).
Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi khẩn cấp tăng vốn cho các ngân hàng  – (RFI).
-  Úc cấm máy tính bảng Samsung – (BBC).  - Sony thu hồi tivi LCD trên toàn cầu (TN). - Sony cảnh báo lỗi nhiệt trong tivi LCD Bravia (TT). - Không có chuyện Sony thu hồi 1,6 triệu TV LCD (CafeF).

Tổng số lượt xem trang