Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia?

-Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện tại Lào, Campuchia với những khoản đầu tư hàng tỉ đô la. Trước 'hành động hào hiệp' của Trung Quốc, lãnh đạo Campuchia gọi nước này là "người bạn đáng tin cậy nhất".

Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất.

Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia.


Hội đồng phát triển Campuchia cũng ước tính nước này nhận đầu tư trực tiếp khoảng 1,19 tỷ USD từ Trung Quốc trong năm 2011, nhiều gần 10 lần so với đầu tư trực tiếp từ Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất của Campuchia với giá trị hơn 2,1 tỷ USD.



Từ tháng 2/2009, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã gọi Trung Quốc là “người bạn đáng tin cậy nhất” khi cảm ơn những hỗ trợ của Bắc Kinh trong sự phát triển, hòa bình và hòa giải quốc gia Campuchia.



Hồi tháng 7/2012, mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc trở thành trung tâm thu hút sự chú ý trong khu vực, sau khi các Ngoại trưởng ASEAN, họp tại Phnom Penh, đã không thể ra được thông cáo chung - điều chưa từng có trong lịch sử 45 năm tồn tại của ASEAN. 

Nguyên nhân là do bất đồng giữa các thành viên Hiệp hội trong cách đề cập tranh chấp Biển Đông trong văn bản thông cáo. 

Philippines khi đó tố Campuchia ngả theo quan điểm của Trung Quốc - nước muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng các cách thức song phương với từng nước có tranh chấp, chứ không muốn giải pháp đa phương.



Sau hội nghị ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á, Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen đã có chuyến thăm Trung Quốc. 

Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết ông Hồ Cẩm Đào đã cảm ơn Campuchia vì “vai trò quan trọng của nước này trong việc duy trì được tình trạng chung của mối quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và ASEAN”. Phía Trung Quốc cam kết viện trợ và cho Campuchia vay ưu đãi 500 triệu USD. ( tiền trả công sau khi Cam bán đứng VN ? :5:)



Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Campuchia ngày càng tăng khi người dân Campuchia bắt đầu lựa chọn học tiếng Trung Quốc thay vì học tiếng Anh. 

Hãng Reuters cho biết, khoảng 40.000 người Campuchia đã ghi danh vào các lớp học tiếng Trung Quốc (dân số hiện nay của Campuchia là khoảng 15 triệu dân).


Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. 

Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn.



Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. 

Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. 

Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. 

Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29/3/2010).



Gần đây nhất, trong cuộc tiếp đòn đoàn đại biểu các Học viện Quân đội Nhân dân Lào, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Mã Hiểu Thiên tuyên bố, Trung Quốc sẵn sàng cùng Lào nỗ lực để tăng cường hơn nữa sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi giữa các học viện quân sự, để thúc đẩy quan hệ 2 quân đội tới tầm cao mới.



Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, phân tích:

"Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ... Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế".



Trong một bài viết, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”.

-Trung Quốc mưu tính gì sau đầu tư khủng vào Lào, Campuchia? 

-http://phunutoday.vn/anh-nong/201210/Trung-Quoc-muu-tinh-gi-sau-dau-tu-khung-vao-Lao-Campuchia-2188812/?cp=20100749&page=1

-Ngân sách 100 tỉ Mỹ kim dành cho đường sắt Trung Quốc

 Bauxite Việt Nam 
Trefor Moss, The Diplomat, 19 tháng Mười 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Ta hãy mường tượng một cơ chế nhà nước rộng lớn với khoảng hai triệu công nhân viên, gồm một mạng lưới choáng ngợp với nhiều đơn vị và một hệ thống ban ngành dàn trải khắp nước. Ngụy trang dưới hình thức một kế hoạch hiện đại hóa sâu rộng và nhanh chóng, ngân sách của cơ chế này đang bành trướng mau lẹ – vào khoảng 100 tỉ Mỹ kim một năm – đến nỗi bất cứ bộ óc nào cũng thấy khó mà theo dõi sự kiện bao nhiêu tiền thật sự được chi tiêu, hay chi tiêu vào việc gì. Đồng thời, tính cách dàn trải rộng lớn và gần như tự trị của cơ chế này ngụ ý rằng nó hoạt động gần như hoàn toàn không có trách nhiệm giải trình hay được giám sát: Chỉ có tiền là chính và nhiều cái túi của quan chức để đồng tiền ấy biến mất vào bên trong.
Đương nhiên, chúng ta đang bàn về Bộ Đường sắt Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng có thể đang nói về Giải phóng quân Nhân dân (GPQND). Sự khác biệt duy nhất chỉ là, một bên đang xây dựng một mạng lưới đường cao tốc, trong khi bên kia đang xây dựng một quân đội có khả năng hoạt động cao. Nhưng có lẽ, không bên nào làm tốt công việc của mình.
Nếu bạn chưa đọc bài tường trình sống động của Evan Osnos trên tờ The New Yorker về nạn tham nhũng tràn lan trong Bộ Đường sắt TQ, thì quả là một điều thiếu sót. Tuy nhiên, điều nổi bật đập vào mắt một người theo dõi tình hình GPQND là, ta có thể dễ dàng dùng quân đội TQ để thay thế cho Bộ Đường sắt TQ trong toàn bài báo của Osno mà vẫn có ý nghĩa. Ông mô tả bộ này như một “nhà nước nằm trong một nhà nước”, được chính phủ trung ương giao cho một tấm chi phiếu trống [muốn tiêu bao nhiêu thì cứ việc điền con số vào]. Và bộ này, vì không có cơ quan chế tài nào ngăn chặn hành vi của mình, đã tiêu bậy một số tiền có thể làm choáng váng đầu óc mọi người. Nhưng nếu có gì đáng nói ở đây chăng, thì đó là, GPQND thậm chí còn được tự trị hơn cả Bộ Đường sắt, nơi mà các nhân viên cao cấp thường ăn chặn hàng triệu Mỹ kim dưới hình thức lại quả (kickback) ngay cả khi họ thực hiện một cách tồi dở việc xây dựng mạng lưới đường sắt hiện đại của họ.
Liệu nạn tham nhũng trong GPQND có tính đục khoét dữ dội như trong đế chế đường sắt khấp khểnh của Lưu Chí Quân không? Điều đầu tiên cần chú ý là, ngân sách công khai mà báo chí đưa ra của GPQND và của Bộ Đường sắt là rất tương đương. Tuần này Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã đăng lên báo những con số ước tính về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc và các nước châu Á khác. Năm 2011 Trung Quốc đã chi tiêu trong khoảng từ 90 tỉ Mỹ kim đến 142 tỉ Mỹ kim, bản báo cáo của CSIS tính toán và kết luận rằng số tiền này được chia khá đều giữa chi phí nhân viên (34% tổng số), hoạt động và bảo quản (33,7%), và đầu tư quốc phòng (32,2%) trong năm 2009, là năm gần đây nhất mà CSIS đưa ra 3 lĩnh vực chi tiêu như vậy.
Bản phân tích này cho thấy 100% ngân sách của GPQND được hướng tới các đòi hỏi thực sự. Nhưng câu chuyện ngụ ngôn đường sắt cho thấy rõ ràng những con số này không thể nói lên sự thật. Bao nhiêu phần trăm trong ngân sách GPQND đã được chi tiêu về nhà nghỉ hưu của các tướng tạiFlorida[ở Mỹ], hay chuyển vào các doanh nghiệp tư, hay dùng để mua chức vụ? Bao nhiêu phần trăm ngân sách bị phung phí trên các loại khí tài ma (bogus capabilities) mà quân đội không thực sự cần đến, nhưng việc mua sắm chúng đã giúp các ông lớn đút tiền vào túi? Và bao nhiêu phần trăm đã được chi tiêu vào các loại khí tài có thực, nhưng lại là loại khí tài mà giá cả được thổi phồng kinh khủng để các quan chức cao cấp có thể lấy bớt phần dư dôi?
Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán ngân sách của GPQND đã bị lãng phí khoảng bao nhiêu, nhưng điều mà chúng ta biết chắc là tổ chức này đang có một vấn đề tham nhũng rất nghiêm trọng. Tình hình đã trở nên tồi tệ, như John Garnaut đã cho thấy vào tháng Tư [trên trang mạng này], tồi tệ đến nỗi một trong các vị tướng hàng đầu của GPQND, Tướng Lưu Nguyên (Liu Yuan) đã công khai cảnh báo các đồng chí của mình ở Tổng cục Hậu cần rằng quân đội Trung Quốc đang đương đầu với một cuộc chiến sinh-tử chống lại nạn tham nhũng. Thật vậy, GPQND đang đối diện với nguy cơ tự hủy diệt nếu cơ chế này không chấm dứt được văn hoá tham nhũng đã ăn sâu vào hệ thống quân đội TQ, Lưu được tường thuật đã nói như vậy. Mời đọc thêm:http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/20/thoi-nat-tu-ben-trong-quan-doi-trung-quoc/).
Những người ngồi ở chóp bu Bộ Đường sắt chỉ muốn trở nên giàu có, mặc dù họ làm ra vẻ đang tạo thành tích nhanh chóng. Cuối cùng, họ bị thực tế bắt quả tang: Tàu cao tốc của họ đã không hoạt động khi được đem ra thử nghiệm, và hậu quả là 40 người đã thiệt mạng. Hệ thống quân sự hiện đại của Trung Quốc hầu như vẫn chưa được thử nghiệm.trên thực tế. Nhưng nếu hằng tỉ Mỹ kim đã bị các tướng lãnh và nhà thầu đánh cắp, thay vì được chi tiêu vào việc cải thiện các hệ thống và phương thức hoạt động phức tạp, thì quân đội Trung Quốc thực sự có nguy cơ trở thành một tai nạn cao tốc đang chờ đợi xảy ra.
Đối với những ước tính ngân sách nói trên, nếu Lầu Năm Góc và các cơ quan khác cho rằng Trung quốc thực sự chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn con số đã công bố, thì có lẽ họ nên suy nghĩ lại. Sau khi được điều chỉnh vì lãng phí và tham nhũng, chi phí đích thực cho GPQND có thể thấp hơn bất cứ một óc nào có thể nghĩ ra.
T.M.
Nguồn:  The Diplomat, 19 tháng Mười 2012

Tổng số lượt xem trang