Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng lên mức 27,6%

-Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, việc đạt tỷ lệ thu ngân sách/GDP cao được cho là vẫn có dấu hiệu báo động của sự "tận thu". 

Theo bản tin kinh tế vĩ mô số 7 của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, mặc dù so với nửa đầu năm trước thì tổng thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2012 đã có xu hướng sụt giảm rõ rệt, ước tính giảm khoảng 1,7% nhưng nếu so với GDP cùng kỳ thì kết quả lại khác đi nhiều, ước đạt mức 27,6% GDP, cao hơn mức trung bình 26,6% GDP trong cả năm 2011.

Bản tin nêu rõ, điều đó có nghĩa rằng, trong bối cảnh nền kinh tế vừa thoát đáy nhưng vẫn tăng trưởng chậm chạp đi kèm với tình trạng doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh cũng như là sự suy giảm mạnh sức mua của thị trường nội địa thì việc đạt tỷ lệ thu ngân sách/GDP cao được cho là vẫn có dấu hiệu báo động của sự "tận thu".

Nói một cách khác, việc triển khai chính sách giản, giảm, miễn thuế dành cho doanh nghiệp vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong đợi trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp và hỗ trợ khôi phục sức mua của thị trường nội địa.

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại đáng kể trong cả quý I và quý II/2012, cần phải chủ động tiến hành điều chỉnh chính sách tài khóa một cách linh hoạt nhanh và hiệu quả hơn nữa sao cho giữ được tỷ lệ thu ngân sách nhà nước ở dưới mức định hướng 25% trong từng giai đoạn nhất định để giúp "khoan sức dân" và cải thiện phầnnào tỷ lệ đầu tư hiện đang ở mức rất thấp khu vực doanh nghiệp.

Điều này cũng có nghĩa rằng, trong thời gian tới, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nên được thực hiện khẩn trương hơn, thông qua việc giảm thuế VAT, xem xét hạ thấp hơn mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp, cắt giảm tối đa phí và lệ phí không còn phù hợp nhằm giảm thiểu bớt chi phí gia nhập thị trường cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, cũng như mở rộng diện đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi thuế này.

Phần sụt giảm từ thu ngân sách nhà nước do triển khai các chính sách ưu đãi thuế này sẽ được bù đắp một phần đáng kể bằng cách tăng cường triển khai quyết liệt công tác chống thất thoát thuế, kiểm tra chống gian lận thương mại, chống chuyển giá và đặc biệt là thu hồi nợ đọng thuế.-Tỷ lệ thu ngân sách/GDP tăng lên mức 27,6%

18/10/2012, 08:30 (GMT+7)

Hụt hẫng lộ trình tăng lương

TT - “Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, năm 2013 Chính phủ không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình”. Tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ khiến phần đông trong số 7 triệu người hưởng lương nhà nước cảm thấy hụt hẫng.

Bởi theo lộ trình, từ ngày 1-5-2013 lương tối thiểu sẽ ở mức 1,3 triệu đồng/tháng, thay thế mức lương 1,05 triệu đồng/tháng hiện hành. Nay nếu không thực hiện được thì cuộc sống của người làm công ăn lương vốn đã khó lại càng thêm khó.

Theo giải trình của ông Huệ, trong nhiều năm qua, chưa năm nào thu ngân sách khó khăn như năm nay. Năm 2013 được dự báo là năm kinh tế vẫn khó khăn. Các nguồn thu, chi khác đều được tính toán ở mức rất “căng”.

Trong lúc bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết không còn khoản thu tạo nguồn điều chỉnh lương tối thiểu, trừ khi được phép... in thêm tiền, thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng trong hoàn cảnh khó khăn, Chính phủ muốn người làm công ăn lương đồng cảm với mình thì Chính phủ càng phải tìm cách chia sẻ với người làm công ăn lương. Một trong những cách để Chính phủ chia sẻ chính là việc tiết kiệm chi tiêu hành chính, hội nghị, mua sắm văn phòng, hạn chế tổ chức các lễ hội đình đám.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, các cơ quan nhà nước chỉ cần tiết kiệm một nửa số chuyến đi nước ngoài cũng để ra được một khoản kha khá.

Năm 2012 khó khăn, năm 2013 vẫn khó khăn. Liệu năm 2014 có hết khó khăn? Không ai có thể trả lời rõ được. Và việc bộ trưởng Bộ Tài chính lặp lại tuyên bố “không có tiền” trong một vài năm tới là hoàn toàn có thể. Như vậy về lâu dài, rất cần một giải pháp khác đảm bảo lộ trình cải cách tiền lương. Đó là cải cách tiền lương từ bản chất của nó, mà nghịch lý đã được ông Đoàn Cường - vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ - chỉ ra cách đây ít lâu tại một cuộc hội thảo, rằng “khó khăn lớn nhất cho việc cải cách tiền lương là ngân sách có hạn trong khi số người hưởng lương quá lớn”. Lời khuyên của nhiều chuyên gia cũng nhấn mạnh: VN cần chịu đau một lần để cắt giảm nhân lực trong bộ máy hành chính đang quá cồng kềnh.

Đúng là Chính phủ có khó khăn nhưng người ăn lương cũng khó khăn không kém. Thực tế cho thấy lạm phát gia tăng trong mấy năm qua đã triệt tiêu gần hết giá trị thực chất của các đợt tăng lương. Nỗi khổ “cơm, áo, gạo, tiền” vẫn đeo đẳng hàng triệu cán bộ, công chức sống nhờ lương. Trước tình hình như vậy, ngoài việc chuẩn bị các giải pháp “chịu đau” để cải cách tiền lương hiệu quả, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh lương tối thiểu đúng lộ trình. Đây là một việc làm không chỉ để chia sẻ khó khăn với hàng triệu người làm công ăn lương, cao hơn nữa là tạo niềm tin cho người dân về một chính sách đã được đặt ra từ trước, đồng thời thể hiện cụ thể quan điểm an sinh xã hội mà Đảng và Nhà nước vẫn luôn nêu cao.

Theo phân tích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rõ ràng là dư địa tạo nguồn chi để tăng lương vẫn còn. Chính phủ sẽ có tiền nếu không tổ chức một lễ khởi công hoành tráng, chưa mua thêm một chiếc xe hơi hạng sang, cán bộ từ chối một chuyến công tác nước ngoài chưa thật cần thiết, thậm chí là lùi thời hạn triển khai một số dự án như dự án bảo tàng quốc gia vừa được đề nghị tới 11.000 tỉ đồng...

LÊ KIÊN

- Chủ tịch nước: Không hoàn thành nhiệm vụ thì rút lui (VNN).
- Về 528 vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài: Mục tiêu là giải quyết dứt điểm (TQ).  – Tính hỗ trợ cho dân Dương Nội ‘đỡ thiệt thòi’ (ĐV).

486/528 vụ khiếu kiện tồn đọng được xử lý
Đài Truyền Hình Việt Nam
Đến giữa tháng 10, Thanh tra chính phủ đã kiểm tra, rà soát được 486 trong tổng số 528 vụ khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp kéo dài theo Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ. Đây là số liệu vừa được Thanh tra chính phủ công bố sáng 18/10.
Đã rà soát, kiểm tra 92% khiếu nại kéo dàiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Rà soát “điểm nóng” khiếu kiện đất đaiTin tức 24h
Trước 31/10, kiểm tra, rà soát xong 528 vụ phức tạp, kéo dàiThanh Tra

Việt Nam có tiềm năng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng lớn
Ước tính, trong 20 năm tới, Việt Nam sẽ cần khoảng 130 tỷ USD để đầu tư vào ngành năng lượng trong đó 65,5% sẽ được chi cho phát triển điện.
USAID dành 40 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu
Khoản tiền này do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) dành tài trợ cho Việt Nam.
- Nguyên Chủ tịch Sudico đối mặt án kỷ luật về Đảng (VnEco).
- Khởi tố vụ cản trở việc khảo sát, thăm dò cổ vật (TN).
- CSGT ngồi vắt vẻo yên xe máy, nghe điện thoại bên đường (Infonet).
- Nhà Trắng Mỹ: Huawei không làm gián điệp cho Trung Quốc (Infonet).

- “Nợ đọng” của chính sách tiền tệ (VnEco). Các mốc hẹn của một số nội dung chính sách tiền tệ quan trọng đã lần lượt trôi qua, tuy nhiên NHNN vẫn chưa công bố chính sách cụ thể.
Hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng tăng giá trị gia tăng
Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ về lượng giảm nhưng giá trị kim ngạch lại tăng cho thấy xu hướng tăng giá trị gia tăng.
- Bong bóng và nợ xấu: Có lỗi của ‘đại gia’? (VEF).
- Ngân hàng VN: Uy tín giảm sút, cải cách khó khăn;   – Ngân hàng đầu tiên báo lãi 9 tháng 2012  (VnEco).
- WGC: Vàng không có lý do giảm giá dài hạn (ndhmoney).   – “Thả” vàng… gửi tiết kiệm VNĐ!(TBNH/ndhmoney). --Vàng vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn
Tuy vàng là kênh đầu tư hấp dẫn, song nhiều chuyên gia kinh tế cũng khuyến cáo, đầu tư vào vàng theo hình thức lướt sóng sẽ rất rủi ro.
Ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn từ vấn đề tài chính
Ngân hàng đang vướng vào không ít rắc rối từ vấn đề tài chính như: nợ xấu tăng, lợi nhuận giảm, hoạt động cầm chừng, thậm chí trì trệ.
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 18-10-2012: Chuyện ngày xưa (VF).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 18-10-2012 (VF).
- Xuất khẩu gạo Việt Nam 2012: Dự đoán đạt mức kỷ lục (VF).
- Nhà đầu tư chê dự án hạ tầng xương xẩu (Đầu tư).
- TPHCM: Phát hiện thêm nhiều cây xăng gian lận (NLĐ).  – Cũng chỉ có thể hạn chế việc “găm” xăng dầu(TQ).

Thị trường chứng khoán Trung Quốc suy giảm khoảng 14% thời gian qua
Nhiều ý kiến được đưa ra bàn thảo và một trong những lý do thuyết phục nhất là sự can thiệp quá sâu của Chính phủ Trung Quốc vào thị trường.

-Người Trung Quốc ngày càng ghét bỏ thế giới bên ngoài

China comfortable with weaker growth
(Financial Times)-Something has definitely changed in Beijing, where officials are no longer concerned about hitting the magic 8 per cent annual economic growth target
China’s solar industry ‘on life support’
(Financial Times)-Senior Chinese energy official warns that the country’s solar panel industry needs consolidation and cuts to emerge from ‘crisis’ of overcapacity

China eyes tepid rebound as data signals worst is over
BEIJING (Reuters) - China likely hit the bottom of a seven-quarter long economic downturn between July and September, but the slowest three months of growth since the depths of the financial crisis and a cloudy housing market outlook make recovery prospects tepid.

-Merkel refuses to hurry on banking union

(Financial Times)-German chancellor demands system’s effectiveness is proven before giving green light to use eurozone rescue funds to recapitalise banks


-- Quảng Bình: Mất pho tượng cổ trăm tuổi ở chùa Phổ Minh (DT).

- Vũ khúc từ sông Quao (PN Today).
- Bị lừa vì đọc…bình phim (VNN).
- Sơn mài Việt Nam: Vinh danh ở Nhật và Trung Quốc (TTVH).
- Tác giả ‘Sát thủ đầu mưng mủ’ vẽ …văn hóa giao thông của người Việt (TP).
- ‘Thảm hoạ’ showbiz Việt: Vì đâu mà thành? (VTC).
- “Chiến tranh và hòa bình” đã được làm phim như thế nào? (VOV).

- 5 mất mát lớn từ vụ “canh gà Thọ Xương” (GDVN).  – Cám ơn cô giáo! (SGTT).
- Ninh Bình: Lạm thu, trường phải trả lại tiền cho phụ huynh (DT).  – Một loạt sai phạm ở các trường tiểu học Hà Nội (VnMedia).
- Người thầy đáng kính của tôi: Cảm ơn điểm 0 cô dành cho em (TT).  – Vì cô mà em yêu…  (VNN).
- Câu chuyện ‘vượt vũ môn’ của cô bé mồ côi giàu nghị lực (Zing).
- Tường trình của nữ sinh cứa tay phản đối cô giáo (VNN).
- Sai lầm của cha mẹ khi đưa con vào kỷ luật (DT).
- Pháp: Cấm học sinh làm bài tập về nhà để… cải tổ giáo dục (TN).
-  Hãy tin các nhà khoa học (TBKTSG).  –“Không nói dối mới là chuyện lạ”.
- Google mở cửa trung tâm dữ liệu bí mật (TT). -Giang hồ nổ súng thanh toán nhau ở quán trà sữa
(NLĐO)- Gần 20 chục người lao đến chém gục chủ quán và nổ hai phát súng thị uy. Khi công an đến hiện trường, 3 người đã nằm trong vũng máu.
Giành giật hơn 1 tỉ đồng trước Vietcombank
(NLĐO) - Sau nhiều lần đòi nợ không được, chủ nợ theo dõi và tổ chức giật bọc tiền khi con nợ mang tiền đến gửi ở ngân hàng.

Cảnh ngộ éo le của nữ sinh 'bán trinh' cho đại gia

Nhìn vẻ ngây thơ đằng sau lớp phấn trên khuôn mặt của cô nữ sinh, chúng tôi không khỏi xót xa. Ngạc nhiên hơn khi biết dù gia đình không thiếu gì nhưng cháu vẫn bỏ ra Hà Nội làm chuyện “người lớn”…

- Vỡ bờ bao, hàng trăm hộ dân ngập nặng (TT).
- Công ty dược nước ngoài sẵn sàng bao bác sĩ cả nghìn đô (VOV). -Công ty dược nước ngoài sẵn sàng bao bác sĩ cả nghìn đô Công ty dược nước ngoài sẵn sàng bao bác sĩ cả nghìn đô. (VOV) - Số tiền đó được dùng để mời gia đình bác sĩ đi du lịch và được tính vào chi phí thuốc và vaccine mà người bệnh phải chịu. Đưa thuốc tân dược vào hàng bình ổn giá ...
Nguy cơ đông dược thành độc dượcSài gòn Giải Phóng
Thuốc Đông y trộn... cát, xi măngVietNamNet
"Kỹ nghệ" làm giả đông dược ngày càng tinh viVNMedia
- Nhiều dịch bệnh “hoành hành” trong 9 tháng đầu năm (DT).   – Gia cầm lậu gia tăng, ẩn chứa mầm bệnh nguy hiểm (PNTĐ).
- Nha Trang: Du khách đưa tài sản cho cướp để được tha đánh (DV).  – Thầy giáo dọa nổ mìn cướp tiệm vàng(VNN).
- Ca sĩ Cẩm Vân tố việc bị đại gia Hưng lùn lừa 21 tỷ đồng (CATP/ĐV).
- Lật mặt “cò” việc làm lừa tiền người lao động (LĐ).
- Vui buồn ‘chợ tình Osin’ giữa Sài thành (TP).
- Cháy lớn, 50 con heo bị ‘quay’ chín (VTC).
- Những vụ trộm chó bị đánh hội đồng đến chết (VTC).
- Truy tìm chất độc hại nghi có trong dép nhựa Trung Quốc (DT).
- Chuyện ly kỳ ở ‘Trung tâm NASA’ của Việt Nam (TP).

Tổng số lượt xem trang