--
Hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình ( trái ) và Việt Khang ( phải )
-Nhạc sĩ Việt Khang mãn hạn tù
-- Việt Khang: Bởi vì tôi là người Việt Nam (Chuacuuthe). VRNs (15.11.2012) – Sài Gòn – 8 giờ sáng ngày 30.10.2012 tôi đến Tòa án Sài Gòn để tham dự phiên tòa xử hai nhạc sĩ yêu nước. Trong sân tòa dày đặc công an chìm nổi. Tôi ước lượng cũng phải đến 300-500 tên. Ngoài ra còn có xe chữa cháy, xe cứu thương và xe bít bùng đậu trong khu vực tòa. Thỉnh thoảng lại có môtô cảnh sát giao thông và 113 chạy vào sân tòa rồi lại chạy ra. Không khí sân tòa ngột ngạt và căng thẳng như sắp sửa xảy ra khủng bố.
Trong sân tòa xuất hiện một số nhóm người là thân nhân và bạn bè của hai nhạc sĩ. Có mấy ca viên của ca đoàn xóm 7-8 nhà thờ Kỳ Đồng. Khuôn mặt ai cũng có vẻ căng thẳng, không phải vì thân nhân của họ sắp sửa bị tòa kết án bất công mà vì họ đang đứng trong một rừng cảnh sát, nguy hiểm ập đến với họ bất cứ lúc nào.
Tôi xuất trình giấy tờ và đi qua vòng kiểm soát thứ nhất, một dãy hàng rào sắt cắt ngang sân tòa, công an nai nịt gọn gàng, với súng ống lăm lăm trên tay như đang sẵn sàng chiến đấu với nhân dân. Vòng kiểm soát thứ hai đặt tại cửa chính của tòa, công an thu hết điện thoại và các thiết bị điện tử của những người đến tham dự, sau đó còn bắt tôi qua một cửa điện tử kiểm soát vũ khí như ở sân bay.
Trong phòng xử có hơn 20 người tham dự trong đó phân nửa là chị em phụ nữ trong vai “diễn viên quần chúng”. Những người tham dự khác đông hơn, kể cả thân nhân của hai bị cáo ngồi tại sảnh chính, theo dõi phiên tòa qua màn hình. Trong phòng xử, sảnh xem truyền hình trực tiếp và hành lang đầy nhóc an ninh chìm nổi, với những cặp mắt soi mói, rình rập đến tất cả mọi cử động ánh mắt của những người tham dự.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Vũ Phi Long.
Bào chữa cho nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đoàn Luật sư Sài Gòn; bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang là luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn Hà Nội .
Để có luật sư bào chữa cho hai anh, anh Trần Văn Việt anh của anh Bình đã phải bỏ cả công ăn việc làm để dò hỏi, tìm kiếm người sẵn lòng giúp đỡ em mình, bà Chung Thị Thu Vân mẹ anh Việt Khang đã phải lặn lội từ Mỹ Tho lên Sài Gòn gõ cửa các văn phòng luật sư, cuối cùng một luật sư giới thiệu bà về Đoàn Luật sư Sài Gòn, nơi đây đã nhiệt tình giới thiệu bà cho luật sư Trần Vũ Hải có chi nhánh tại Sài Gòn.
Trong vụ án này, vợ của hai nhạc sĩ cũng bị an ninh mời lên bót hỏi tội. Chị Cao Thị Lan Anh vợ anh Việt Khang bị an ninh gây áp lực về tinh thần và bị lấy lời khai như một kẻ phạm pháp. Chị Trương Thị Mỹ Duyên vợ anh Bình mặc dù không quen giao tiếp ngoài xã hội cũng bị an ninh bắt viết lời khai nhưng chị đã xé nát tờ giấy ném vào mặt chúng và đứng dậy ra về. Lời khai của chị Lan Anh và chị Mỹ Duyên (nếu có) trong điều kiện như vậy liệu có giá trị hay không?
Phiên tòa bắt đầu lúc 8 giờ 30. Trong phần mở đầu phiên tòa, luật sư Hải yêu cầu tòa triệu tập giám định viên; luật sư Miếng yêu cầu tòa cho công bố các bài hát tại phiên tòa do chứng cứ là các tác phẩm âm nhạc nên cần phải có cái nhìn toàn diện và khách quan.
Về yêu cầu của luật sư Hải, thẩm phán Vũ Phi Long nói đã gửi giấy triệu tập hai giám định viên nhưng do luật sư Hải gửi yêu cầu quá trễ nên các giám định viên đang nghỉ phép, không thể mời được. Tuy nhiên bản Kết luận giám định của họ vẫn có giá trị làm căn cứ để xét xử trong vụ án này.
Về yêu cầu của luật sư Miếng, thẩm phán nói không thể đáp ứng trong khuôn khổ của một phiên tòa, tất cả đều phải căn cứ vào bản Kết luận giám định.
Sau khi vị đại diện Viện Kiểm sát công bố Cáo trạng, thẩm phán cho mọi người giải lao.
Tiếp tục phiên tòa, trong phần xét hỏi, thẩm phán Vũ Phi Long chủ yếu truy vấn mục đích của các bị cáo. Các bị cáo đã trả lời mục đích của các bị cáo là chống Trung Quốc, các hành vi bị cáo thực hiện là tự nguyện không bị ai xúi giục và không có mục đích chống nhà nước.
Phần luận tội, công tố viên hùng hồn: Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đề nghị phạt Trần Vũ Anh Bình 6-7 năm tù và khuyến mãi 3 năm quản thúc; Việt Khang 4-5 năm tù và kính biếu 2 năm quản thúc theo khoản 2 Điều 88.
Bắt đầu bài bào chữa, luật sư của anh Bình lên tiếng tố cáo cơ quan an ninh đã bắt giữ nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình trái pháp luật 3 ngày. Anh Bình bị bắt tại nhà vào sáng 19-9-2011, bị giữ tại Công an phường 9 quận 3 một ngày, giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu hai ngày. Tối ngày 21.09.2011 Cơ quan An ninh mới ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong các biên bản hỏi cung, có một biên bản anh Bình bị dựng dậy để lấy lời khai lúc 0h15 là vi phạm luật cấm hỏi cung ban đêm. Luật sư yêu cầu tính lại ngày anh Bình bị bắt là ngày 19.09.2011.
Tranh luận với luật sư, đại diện Viện Kiểm sát nói việc bắt giữ người là nghiệp vụ của công an, Viện không can thiệp, “án tại hồ sơ” nên Viện vẫn xác định ngày anh Bình bị bắt là 21.09.2011.
Ôi Trời ơi! Viện Kiểm sát có nhiệm vụ giám sát việc thực thi pháp luật mà trả lời vô pháp như vậy. Chẳng trách vì sao việc bắt giữ người trái pháp luật của cơ quan công an xảy ra hằng ngày trên đất nước này.
Luật sư của anh Bình trình bày tiếp, hành vi của bị cáo chỉ đáng bị xử phạt hành chính. Vì các lý do anh Bình cũng có các hành vi tương tự:
- Trong vụ án này, có Nguyễn Kiên Giang treo cờ vàng tại 3 địa điểm tại thành phố Thái Nguyên, chỉ bị xử phạt hành chính. Thực ra công an Thái Nguyên không xử lý hành vi treo cờ vàng mà phạt Nguyễn Kiên Giang về 2 hành vi: Xem các trang mạng lề trái, và phát tán trong mạng điện thoại hình ảnh độc hại. Nghị định gì đó về văn hóa – thông tin tôi nghe không rõ, mà công an áp dụng, không xử phạt hành vi treo cờ vàng.
- Trần Thành, người được tặng một laptop mới và có nhiều bài đăng trên web, không bị truy tố vì chưa thành niên.
- Nguyễn Thiện Khánh (em trai của nhân vật bí ẩn Nguyễn Thiện Thành) và Trần Tuấn Kiệt cũng không bị khởi tố vì “hoạt động cầm chừng”. Luật sư nói Cơ quan điều tra đã “sáng tạo” ra định chế “hoạt động cầm chừng” để miễn truy tố các sinh viên này.
Về hành vi vi phạm theo Cáo trạng, trước tòa anh Bình có nhận thực hiện một số hành vi, nhưng thấy việc mình làm có thể nguy hiểm cho bản thân nên đã tự ý chấm dứt trước khi công an phát hiện. Nên đề nghị Tòa xem xét cho anh Bình tình tiết tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đáng chú ý là kết luận giám định 11 tác phẩm âm nhạc thu giữ trong máy vi tính của anh Bình, không xác định Trần Vũ Anh Bình là tác giả mà chỉ đi phân tích tính “độc hại” của những tác phẩm này. Anh Bình khai mục đích việc đăng nhạc lên mạng là để đấu tranh đòi tự do và nhân quyền, lên tiếng phản đối Trung Quốc dùng vũ lực cướp biển đảo của mình, bắn giết ngư dân ViệtNamtrên biển.
Về việc làm truyền đơn đem dán và treo cờ vàng, luật sư cho rằng Cơ quan điều tra đã dùng chứng cứ ảo để kết tội thật. Cơ quan điều tra chỉ phát hiện ra sự việc khi truyền đơn và cờ vàng xuất hiện trên internet. Họ đã in ra và bắt bị cáo ký xác nhận. Chứng cứ phải là những gì có thật. Trong vụ án này Cơ quan điều tra không thu được vật chứng như truyền đơn, cờ, chứng cứ trên điện toại di động và máy vi tính không có, biên bản khám nghiệm hiện trường cũng không có nốt.
Nguyễn Thiện Thành khai đã đến nhà anh Bình, tại đây anh Bình mới bắt đầu in ra bốn tờ truyền đơn do anh Bình đã làm sẵn lưu trong máy tính. Thế nhưng tang vật thu giữ tại nhà anh Bình không thu được máy in
Có một điều hài hước là việc tranh cãi ai là tác giả của nội dung tờ truyền đơn: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Cơ quan điều tra đã truy anh Bình và Nguyễn Thiện Thành xem một trong hai anh ai là tác giả. Cả hai anh đều không nhận mình là tác giả. Thực tế ai cũng biết đây là lời bình luận của giáo sư Ngô Bảo Châu sau phiên tòa xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Viện Kiểm sát không thể lấy câu nói của giáo sư Ngô Bảo Châu làm căn cứ để kết tội bị cáo.
Bào chữa cho hành vi treo cờ vàng, bất ngờ luật sư của anh Bình lôi “đạo cụ” từ bộ hồ sơ dày cộp ra. Đó là 3 tấm ảnh khổ A4 in cờ Hùng Vương, Long Tinh Kỳ của nhà Nguyễn và Cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Luật sư nói, cờ Hùng Vương được treo tại lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bây giờ vẫn được treo tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ; Long Tinh Kỳ được treo mỗi khi con cháu hoàng tộc họp mặt, Cờ Mặt trận được treo mỗi dịp 30.04. Không vi phạm pháp luật, không ai bị bắt vì hành vi treo cờ “chế độ cũ”. Thẩm phán Vũ Phi Long vội ngắt lời luật sư: “Luật sư đã phạm một sai lầm nghiêm trọng”.
Tôi không hiểu luật sư đã phạm lỗi gì nhưng dường như phần trình bày về cờ Việt Nam đã xong, luật sư đề nghị tòa xem xét hành vi treo cờ vàng của bị cáo là không có tội theo cách xử lý của công an tỉnh Thái Nguyên. Một vị ngồi gần tôi buột miệng: Cờ nào cũng là “đồ cổ” sao lại cấm cờ vàng?
Đối với hành vi anh Bình nhận tiền để đi mua cho Trần Thành một máy laptop, nhận 200 đô để tổ chức cho anh em đi chơi Nha Trang, anh Bình thật thà khai báo là chỉ nghĩ đơn giản là mình ở Sài Gòn, nên đi mua giúp, nhận tiền dùm để anh em đi chơi chứ điều đó không đáng gì. Số tiền 200 đô lúc ấy đổi ra tiền Việt được 4.200.000 đồng, nếu chia cho 6 người đi chơi bữa đó mỗi người chỉ được 700.000 đồng.
Trong lúc học lập trình trên mạng, Vũ Trực nói có mấy cái laptop cũ để anh ấy lau chùi sửa chữa gửi về cho các học viên. Nguyễn Thiện Thành là người nhận được 2 cái laptop cũ, anh lựa cái tốt nhất về cho bạn gái chơi game, còn cái máy mất ốc, rụng phím thì đem đến nhà cho anh Bình, lúc ấy anh Bình đang nghỉ hè tại quê vợ, không có mặt ở Sài Gòn. Lúc nhận được laptop “thương binh liệt sĩ” anh mắc cỡ phải nói dối mọi người là mua lại của thằng em.
Tranh luận với luật sư, đại diện Viện Kiểm sát không đi vào từng phần, chỉ nói chung là bị cáo đã nhận tội rồi, Viện đã vận dụng pháp luật “không sai” cho mọi đối tượng trong vụ án, bị cáo vẫn vi phạm khoản 2 Điều 88.
Bào chữa cho Việt Khang, luật sư Hải chủ yếu soi bản Kết luận giám định để gỡ tội cho Việt Khang. Bản Kết luận giám định có chữ ký 3 giám định viên nhưng có dấu hiệu cạo sửa. Chữ ký của hai giám định viên về âm nhạc và tài liệu Nguyễn Hoài Phương và Nguyễn Minh Nghiệp không được ai xác nhận. Hai vị này được Tòa mời mà không đến. Chữ ký của giám định viên giao nhận vật chứng, không tham gia giám định lại được ông trưởng phòng xác nhận chữ ký. Đặc biệt bản Giám định này được Phòng Kiểm tra Văn hóa phẩm Xuất nhập khẩu lập. Thực tế bị cáo không xuất nhập khẩu văn hóa phẩm.
Theo bản Giám định, bài hát “Anh là ai?”: “Thông qua việc chống Trung Quốc xâm lược, xuống đường biểu tình bị giải tán, bị bắt, Việt Khang muốn thanh minh, giải bày tự nhận mình là người yêu nước, để đả phá cách giải quyết của Nhà nước”.
Ở đây Việt Khang chỉ đả phá cách giải quyết của Nhà nước, chứ không chống lại Nhà nước. Bởi vì cách giải quyết một vấn đề có thể đúng có thể sai, cho nên đả phá cách giải quyết một vấn đề không thể là một hành vi vi phạm pháp luật.
Còn bài hát “ViệtNamtôi đâu?” theo Việt Khang lời bài hát ban đầu đã bị sửa “Kẻ xâm lược cướp nước ViệtNam” thành “Kẻ nhu nhược bán nước ViệtNam”. Cơ quan điều tra đã không làm rõ tình tiết này mà đã vội vàng quy kết Việt Khang tuyên truyền chống Nhà nước.
Bản Giám định kết luận: “Hầu hết các ca khúc đều có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước ở các mức độ khác nhau.”
Bản giám định viết là “hầu hết” chứ không phải là tất cả nên không thể gom tất cả các bài hát thu được thành một mối là tuyên truyền chống phá Nhà nước. Thể hiện rõ nhất là cụm từ “Ở các mức độ khác nhau”. Nghĩa là có những bài hát mức độ tuyên truyền chống phá Nhà nước rất thấp hoặc không chống phá gì cả nhưng lại không chỉ ra là bài nào.
Bài hát “Quê hương ngày về” không phải là của Việt Khang, cơ quan điều tra thu được từ email trong hộp thư đến của Việt Khang. Cơ quan điều tra cho rằng Việt Khang đã nhận phối khí bài hát này. Nhưng Việt Khang đã phủ nhận hoàn toàn và không có chứng cứ buộc tội bị cáo. Việc in tài liệu từ email gửi đến ra và bắt bị cáo phải nhận tội tạo thành một tiền đề rất nguy hiểm về sau này. Bởi vì bất cứ ai nhận được email có nội dung chống nhà nước mà không xóa đi đều có nguy cơ vi phạm điều 88. Điều này rất vô lý.
Khi được Cơ quan an ninh mời lên, Việt Khang đã hợp tác tốt và được cho về nhà. Nay Viện lại lấy thiện chí đó để quy kết Việt Khang phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng” là không hợp lý.
Trong một vụ án được cho là “đặc biệt nghiêm trọng” mà lại có một sự chênh lệch quá lớn về cách xử lý, người thì không bị truy tố, người thì chỉ bị phạt hành chính, người thì bị truy tố mà hình phạt tù có thể tới 20 năm. Như đồng nghiệp tôi đã trình bày. Đó là điều rất bất hợp lý. Qua đó Viện đã không chứng minh được tính đặc biệt nghiêm trọng của vụ án.
Việt Khang khẳng định chỉ mời ba người vào mạng chat, còn việc họ có tham gia vào nhóm Tuổi trẻ yêu nước hay không lại là việc khác.
Tranh luận với luật sư Hải, kiểm sát viên lại “vận dụng pháp luật” nói bản Kết luận giám định chỉ dùng để tham khảo, trước Tòa bị cáo đã cúi đầu nhận tội. Mới lúc đầu nói bản Kết luận giám định là căn cứ để kết tội bây giờ nói ngược lại.
Việt Khang lại bị thẩm phán yêu cầu thẩm vấn lại. Thẩm phán công bố bản cung của Việt Khang do an ninh điều tra lập: “Việc mời 3 người vào mạng chat là để phát triển lực lượng.”
Mục đích của việc sáng tác hai bài hát lại được thẩm phán chất vấn, bị cáo tự ý hay bị xúi giục. Việt Khang nói việc đó là do bị cáo bức xúc và bị cáo tự ý làm, không bị ai xúi giục, Việt Khang nghẹn ngào, và bởi vì bị cáo là người ViệtNam.
Phiên tòa bỗng lặng đi vài giây. Lời tự bào chữa “Bởi vì tôi là người Việt Nam” của Việt Khang đủ để xổ toẹt vào Cáo trạng của Viện Kiểm sát, là lời biện hộ đầy đủ và hùng hồn nhất, làm thức tỉnh những trái tim đã bán linh hồn cho ngoại bang, kêu gọi lòng yêu nước nơi những người bàng quan trước vận mệnh sinh tử của đất nước. Hai vị luật sư còn ngồi đó làm gì mà không đứng dậy xách cặp đi về.
Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang nói lời sau cùng. Cả hai đều mong muốn Tòa xử một mức án thấp nhất để trở về với gia đình và sống trong môi trường âm nhạc với cộng đồng.
Trong lúc chờ nghị án, tôi muốn tìm hiểu thêm một số thông tin về vụ án nhưng không thể tiếp cận được hai vị luật sư. Luật sư Miếng đang đứng nói chuyện với viên thư ký tại hành lang trước cửa phòng xử, sau lưng là một viên an ninh già, không biết ông ta đứng đó để “bảo vệ” luật sư hay đang nghe lén câu chuyên của họ. Luật sư Hải và cô thư ký thì biến đâu không rõ.
Kết quả tòa tuyên án Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, Việt Khang 4 năm tù giam theo khoản 1 Điều 88, sau khi chấp hành xong hình phạt tù mỗi người còn nhận thêm 2 năm quản thúc, bị tước quyền bầu cử, ứng cử, quyền làm việc trong cơ quan nhà nước.
Phiên tòa kết thúc lúc quá ngọ. Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang tra tay vào còng quay lại cám ơn hai vị luật sư và theo quan quân áp giải ra xe.
Trong lúc chờ nhận lại điện thoại, có hai ông Tây đến bắt tay hai vị luật sư. Một vị nói tiếng Việt: “Chúng tôi đã theo dõi hết tất cả. Cám ơn hai luật sư. Các luật sư làm việc rất tốt nhưng tòa kết án không tốt (ông lắc đầu tỏ vẻ thất vọng). Buồn thật là buồn! Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về vụ này.”
Tôi nhận lại điện thoại ra về, trời Sài Gòn gay gắt nắng.
PV.VRNs**Một phóng viên mới của VRNs được sắp xếp để được vào dự phiên tòa, nhưng quá bất ngờ về tiến trình tranh tụng và cách xử của tòa án, nên người phóng viên nay đã lâm bệnh. Mãi đến hôm nay, người phóng viên này mới có thể viết lại tường tận để thông tin đến bạn đọc.
Hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình ( trái ) và Việt Khang ( phải )
-Nhạc sĩ Việt Khang mãn hạn tù
Hôm 14/12, nhạc sỹ Việt Khang đã về tới nhà tại TP. Mỹ Tho sau bốn năm tù.
Bà Chung Thị Thu Vân, mẹ ông Khang, nói với BBC rằng bà tôn trọng mọi quyết định của con trai.
Nhạc sỹ Việt Khang, tên thật là Võ Minh Trí, 37 tuổi, sinh tại Tiền Giang, được biết đến với hai ca khúc 'Anh là ai' và 'Việt Nam tôi đâu' sáng tác năm 2011. Hai bài hát này có ca từ cảnh báo hiểm họa mất nước, thể hiện cảm xúc của tác giả trước việc chính quyền đàn áp những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo của Việt Nam.
Bài hát ‘Việt Nam tôi đâu’ của nhạc sỹ Việt Khang có những ca từ: "Mẹ Việt Nam đau từng cơn xót xa nhìn đời: người lầm than đói khổ nghèo nàn, kẻ quyền uy giàu sang dối gian; giờ đây Việt Nam còn hay mất mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta".
Bài hát kêu gọi ‘là một người con dân Việt Nam lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm’ và ‘già trẻ gái trai giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam’.
Nhiều người cho rằng hai bài hát này chính là lý do nhạc sỹ này bị chính quyền bắt giữ và đưa ra xét xử.
Ngày 30/10/2012, ông bị Tòa tại TP Hồ Chí Minh tuyên án 4 năm tù và 2 năm quản chế về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Hôm 14/12, từ Mỹ Tho, trả lời phỏng vấn của BBC, bà Chung Thị Thu Vân, mẹ ông Khang cho hay con trai bà được một chiếc xe taxi chở về nhà lúc 14:35 sau khi rời nhà tù ở Đồng Nai.
"Ngày về của Khang rất ấm áp vì có rất nhiều người cùng chí hướng từ xa đến đón và chúc mừng. Tôi vui vì mọi sóng gió đã tạm qua và trong lúc hoạn nạn, gia đình vẫn nhận đuợc sự quan tâm của nhiều nguời, nhiều tổ chức", bà Vân cho biết.
Bà nói thêm: "Việt Khang vẫn là niềm tự hào của gia đình. Tôi luôn tôn trọng mọi quyết định của con trai vì biết những điều Khang làm là đúng và có suy xét".
Bà cũng cho hay trong thời gian con trai ngồi tù, gia đình gặp khó khăn về tài chính và người vợ của nhạc sỹ Khang đã chia tay chồng.
Việc đầu tiên mà nhạc sỹ Việt Khang làm sau khi ra tù là đón con trai, nay đã 7 tuổi, tan học vào lúc 17:00 cùng ngày.
Hôm 14/12, một đoàn gồm hơn 40 người thuộc một số tổ chức Xã hội dân sự và những người bất đồng chính kiến tại Sài Gòn đã có mặt từ sớm tại Mỹ Tho để đón mừng nhạc sỹ ra tù.
Một số người trong đoàn cáo buộc họ "bị sách nhiễu khi nghỉ qua đêm tại một khách sạn gần chợ Mỹ Tho".
-- Việt Khang: Bởi vì tôi là người Việt Nam (Chuacuuthe). VRNs (15.11.2012) – Sài Gòn – 8 giờ sáng ngày 30.10.2012 tôi đến Tòa án Sài Gòn để tham dự phiên tòa xử hai nhạc sĩ yêu nước. Trong sân tòa dày đặc công an chìm nổi. Tôi ước lượng cũng phải đến 300-500 tên. Ngoài ra còn có xe chữa cháy, xe cứu thương và xe bít bùng đậu trong khu vực tòa. Thỉnh thoảng lại có môtô cảnh sát giao thông và 113 chạy vào sân tòa rồi lại chạy ra. Không khí sân tòa ngột ngạt và căng thẳng như sắp sửa xảy ra khủng bố.
Trong sân tòa xuất hiện một số nhóm người là thân nhân và bạn bè của hai nhạc sĩ. Có mấy ca viên của ca đoàn xóm 7-8 nhà thờ Kỳ Đồng. Khuôn mặt ai cũng có vẻ căng thẳng, không phải vì thân nhân của họ sắp sửa bị tòa kết án bất công mà vì họ đang đứng trong một rừng cảnh sát, nguy hiểm ập đến với họ bất cứ lúc nào.
Tôi xuất trình giấy tờ và đi qua vòng kiểm soát thứ nhất, một dãy hàng rào sắt cắt ngang sân tòa, công an nai nịt gọn gàng, với súng ống lăm lăm trên tay như đang sẵn sàng chiến đấu với nhân dân. Vòng kiểm soát thứ hai đặt tại cửa chính của tòa, công an thu hết điện thoại và các thiết bị điện tử của những người đến tham dự, sau đó còn bắt tôi qua một cửa điện tử kiểm soát vũ khí như ở sân bay.
Trong phòng xử có hơn 20 người tham dự trong đó phân nửa là chị em phụ nữ trong vai “diễn viên quần chúng”. Những người tham dự khác đông hơn, kể cả thân nhân của hai bị cáo ngồi tại sảnh chính, theo dõi phiên tòa qua màn hình. Trong phòng xử, sảnh xem truyền hình trực tiếp và hành lang đầy nhóc an ninh chìm nổi, với những cặp mắt soi mói, rình rập đến tất cả mọi cử động ánh mắt của những người tham dự.
Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Vũ Phi Long.
Bào chữa cho nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là luật sư Nguyễn Văn Miếng, Đoàn Luật sư Sài Gòn; bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang là luật sư Trần Vũ Hải, Đoàn Hà Nội .
Để có luật sư bào chữa cho hai anh, anh Trần Văn Việt anh của anh Bình đã phải bỏ cả công ăn việc làm để dò hỏi, tìm kiếm người sẵn lòng giúp đỡ em mình, bà Chung Thị Thu Vân mẹ anh Việt Khang đã phải lặn lội từ Mỹ Tho lên Sài Gòn gõ cửa các văn phòng luật sư, cuối cùng một luật sư giới thiệu bà về Đoàn Luật sư Sài Gòn, nơi đây đã nhiệt tình giới thiệu bà cho luật sư Trần Vũ Hải có chi nhánh tại Sài Gòn.
Trong vụ án này, vợ của hai nhạc sĩ cũng bị an ninh mời lên bót hỏi tội. Chị Cao Thị Lan Anh vợ anh Việt Khang bị an ninh gây áp lực về tinh thần và bị lấy lời khai như một kẻ phạm pháp. Chị Trương Thị Mỹ Duyên vợ anh Bình mặc dù không quen giao tiếp ngoài xã hội cũng bị an ninh bắt viết lời khai nhưng chị đã xé nát tờ giấy ném vào mặt chúng và đứng dậy ra về. Lời khai của chị Lan Anh và chị Mỹ Duyên (nếu có) trong điều kiện như vậy liệu có giá trị hay không?
Phiên tòa bắt đầu lúc 8 giờ 30. Trong phần mở đầu phiên tòa, luật sư Hải yêu cầu tòa triệu tập giám định viên; luật sư Miếng yêu cầu tòa cho công bố các bài hát tại phiên tòa do chứng cứ là các tác phẩm âm nhạc nên cần phải có cái nhìn toàn diện và khách quan.
Về yêu cầu của luật sư Hải, thẩm phán Vũ Phi Long nói đã gửi giấy triệu tập hai giám định viên nhưng do luật sư Hải gửi yêu cầu quá trễ nên các giám định viên đang nghỉ phép, không thể mời được. Tuy nhiên bản Kết luận giám định của họ vẫn có giá trị làm căn cứ để xét xử trong vụ án này.
Về yêu cầu của luật sư Miếng, thẩm phán nói không thể đáp ứng trong khuôn khổ của một phiên tòa, tất cả đều phải căn cứ vào bản Kết luận giám định.
Sau khi vị đại diện Viện Kiểm sát công bố Cáo trạng, thẩm phán cho mọi người giải lao.
Tiếp tục phiên tòa, trong phần xét hỏi, thẩm phán Vũ Phi Long chủ yếu truy vấn mục đích của các bị cáo. Các bị cáo đã trả lời mục đích của các bị cáo là chống Trung Quốc, các hành vi bị cáo thực hiện là tự nguyện không bị ai xúi giục và không có mục đích chống nhà nước.
Phần luận tội, công tố viên hùng hồn: Hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, đề nghị phạt Trần Vũ Anh Bình 6-7 năm tù và khuyến mãi 3 năm quản thúc; Việt Khang 4-5 năm tù và kính biếu 2 năm quản thúc theo khoản 2 Điều 88.
Bắt đầu bài bào chữa, luật sư của anh Bình lên tiếng tố cáo cơ quan an ninh đã bắt giữ nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình trái pháp luật 3 ngày. Anh Bình bị bắt tại nhà vào sáng 19-9-2011, bị giữ tại Công an phường 9 quận 3 một ngày, giữ tại số 4 Phan Đăng Lưu hai ngày. Tối ngày 21.09.2011 Cơ quan An ninh mới ra lệnh bắt khẩn cấp. Trong các biên bản hỏi cung, có một biên bản anh Bình bị dựng dậy để lấy lời khai lúc 0h15 là vi phạm luật cấm hỏi cung ban đêm. Luật sư yêu cầu tính lại ngày anh Bình bị bắt là ngày 19.09.2011.
Tranh luận với luật sư, đại diện Viện Kiểm sát nói việc bắt giữ người là nghiệp vụ của công an, Viện không can thiệp, “án tại hồ sơ” nên Viện vẫn xác định ngày anh Bình bị bắt là 21.09.2011.
Ôi Trời ơi! Viện Kiểm sát có nhiệm vụ giám sát việc thực thi pháp luật mà trả lời vô pháp như vậy. Chẳng trách vì sao việc bắt giữ người trái pháp luật của cơ quan công an xảy ra hằng ngày trên đất nước này.
Luật sư của anh Bình trình bày tiếp, hành vi của bị cáo chỉ đáng bị xử phạt hành chính. Vì các lý do anh Bình cũng có các hành vi tương tự:
- Trong vụ án này, có Nguyễn Kiên Giang treo cờ vàng tại 3 địa điểm tại thành phố Thái Nguyên, chỉ bị xử phạt hành chính. Thực ra công an Thái Nguyên không xử lý hành vi treo cờ vàng mà phạt Nguyễn Kiên Giang về 2 hành vi: Xem các trang mạng lề trái, và phát tán trong mạng điện thoại hình ảnh độc hại. Nghị định gì đó về văn hóa – thông tin tôi nghe không rõ, mà công an áp dụng, không xử phạt hành vi treo cờ vàng.
- Trần Thành, người được tặng một laptop mới và có nhiều bài đăng trên web, không bị truy tố vì chưa thành niên.
- Nguyễn Thiện Khánh (em trai của nhân vật bí ẩn Nguyễn Thiện Thành) và Trần Tuấn Kiệt cũng không bị khởi tố vì “hoạt động cầm chừng”. Luật sư nói Cơ quan điều tra đã “sáng tạo” ra định chế “hoạt động cầm chừng” để miễn truy tố các sinh viên này.
Về hành vi vi phạm theo Cáo trạng, trước tòa anh Bình có nhận thực hiện một số hành vi, nhưng thấy việc mình làm có thể nguy hiểm cho bản thân nên đã tự ý chấm dứt trước khi công an phát hiện. Nên đề nghị Tòa xem xét cho anh Bình tình tiết tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
Đáng chú ý là kết luận giám định 11 tác phẩm âm nhạc thu giữ trong máy vi tính của anh Bình, không xác định Trần Vũ Anh Bình là tác giả mà chỉ đi phân tích tính “độc hại” của những tác phẩm này. Anh Bình khai mục đích việc đăng nhạc lên mạng là để đấu tranh đòi tự do và nhân quyền, lên tiếng phản đối Trung Quốc dùng vũ lực cướp biển đảo của mình, bắn giết ngư dân ViệtNamtrên biển.
Về việc làm truyền đơn đem dán và treo cờ vàng, luật sư cho rằng Cơ quan điều tra đã dùng chứng cứ ảo để kết tội thật. Cơ quan điều tra chỉ phát hiện ra sự việc khi truyền đơn và cờ vàng xuất hiện trên internet. Họ đã in ra và bắt bị cáo ký xác nhận. Chứng cứ phải là những gì có thật. Trong vụ án này Cơ quan điều tra không thu được vật chứng như truyền đơn, cờ, chứng cứ trên điện toại di động và máy vi tính không có, biên bản khám nghiệm hiện trường cũng không có nốt.
Nguyễn Thiện Thành khai đã đến nhà anh Bình, tại đây anh Bình mới bắt đầu in ra bốn tờ truyền đơn do anh Bình đã làm sẵn lưu trong máy tính. Thế nhưng tang vật thu giữ tại nhà anh Bình không thu được máy in
Có một điều hài hước là việc tranh cãi ai là tác giả của nội dung tờ truyền đơn: “Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ”. Cơ quan điều tra đã truy anh Bình và Nguyễn Thiện Thành xem một trong hai anh ai là tác giả. Cả hai anh đều không nhận mình là tác giả. Thực tế ai cũng biết đây là lời bình luận của giáo sư Ngô Bảo Châu sau phiên tòa xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Viện Kiểm sát không thể lấy câu nói của giáo sư Ngô Bảo Châu làm căn cứ để kết tội bị cáo.
Bào chữa cho hành vi treo cờ vàng, bất ngờ luật sư của anh Bình lôi “đạo cụ” từ bộ hồ sơ dày cộp ra. Đó là 3 tấm ảnh khổ A4 in cờ Hùng Vương, Long Tinh Kỳ của nhà Nguyễn và Cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. Luật sư nói, cờ Hùng Vương được treo tại lễ hội 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, bây giờ vẫn được treo tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ; Long Tinh Kỳ được treo mỗi khi con cháu hoàng tộc họp mặt, Cờ Mặt trận được treo mỗi dịp 30.04. Không vi phạm pháp luật, không ai bị bắt vì hành vi treo cờ “chế độ cũ”. Thẩm phán Vũ Phi Long vội ngắt lời luật sư: “Luật sư đã phạm một sai lầm nghiêm trọng”.
Tôi không hiểu luật sư đã phạm lỗi gì nhưng dường như phần trình bày về cờ Việt Nam đã xong, luật sư đề nghị tòa xem xét hành vi treo cờ vàng của bị cáo là không có tội theo cách xử lý của công an tỉnh Thái Nguyên. Một vị ngồi gần tôi buột miệng: Cờ nào cũng là “đồ cổ” sao lại cấm cờ vàng?
Đối với hành vi anh Bình nhận tiền để đi mua cho Trần Thành một máy laptop, nhận 200 đô để tổ chức cho anh em đi chơi Nha Trang, anh Bình thật thà khai báo là chỉ nghĩ đơn giản là mình ở Sài Gòn, nên đi mua giúp, nhận tiền dùm để anh em đi chơi chứ điều đó không đáng gì. Số tiền 200 đô lúc ấy đổi ra tiền Việt được 4.200.000 đồng, nếu chia cho 6 người đi chơi bữa đó mỗi người chỉ được 700.000 đồng.
Trong lúc học lập trình trên mạng, Vũ Trực nói có mấy cái laptop cũ để anh ấy lau chùi sửa chữa gửi về cho các học viên. Nguyễn Thiện Thành là người nhận được 2 cái laptop cũ, anh lựa cái tốt nhất về cho bạn gái chơi game, còn cái máy mất ốc, rụng phím thì đem đến nhà cho anh Bình, lúc ấy anh Bình đang nghỉ hè tại quê vợ, không có mặt ở Sài Gòn. Lúc nhận được laptop “thương binh liệt sĩ” anh mắc cỡ phải nói dối mọi người là mua lại của thằng em.
Tranh luận với luật sư, đại diện Viện Kiểm sát không đi vào từng phần, chỉ nói chung là bị cáo đã nhận tội rồi, Viện đã vận dụng pháp luật “không sai” cho mọi đối tượng trong vụ án, bị cáo vẫn vi phạm khoản 2 Điều 88.
Bào chữa cho Việt Khang, luật sư Hải chủ yếu soi bản Kết luận giám định để gỡ tội cho Việt Khang. Bản Kết luận giám định có chữ ký 3 giám định viên nhưng có dấu hiệu cạo sửa. Chữ ký của hai giám định viên về âm nhạc và tài liệu Nguyễn Hoài Phương và Nguyễn Minh Nghiệp không được ai xác nhận. Hai vị này được Tòa mời mà không đến. Chữ ký của giám định viên giao nhận vật chứng, không tham gia giám định lại được ông trưởng phòng xác nhận chữ ký. Đặc biệt bản Giám định này được Phòng Kiểm tra Văn hóa phẩm Xuất nhập khẩu lập. Thực tế bị cáo không xuất nhập khẩu văn hóa phẩm.
Theo bản Giám định, bài hát “Anh là ai?”: “Thông qua việc chống Trung Quốc xâm lược, xuống đường biểu tình bị giải tán, bị bắt, Việt Khang muốn thanh minh, giải bày tự nhận mình là người yêu nước, để đả phá cách giải quyết của Nhà nước”.
Ở đây Việt Khang chỉ đả phá cách giải quyết của Nhà nước, chứ không chống lại Nhà nước. Bởi vì cách giải quyết một vấn đề có thể đúng có thể sai, cho nên đả phá cách giải quyết một vấn đề không thể là một hành vi vi phạm pháp luật.
Còn bài hát “ViệtNamtôi đâu?” theo Việt Khang lời bài hát ban đầu đã bị sửa “Kẻ xâm lược cướp nước ViệtNam” thành “Kẻ nhu nhược bán nước ViệtNam”. Cơ quan điều tra đã không làm rõ tình tiết này mà đã vội vàng quy kết Việt Khang tuyên truyền chống Nhà nước.
Bản Giám định kết luận: “Hầu hết các ca khúc đều có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước ở các mức độ khác nhau.”
Bản giám định viết là “hầu hết” chứ không phải là tất cả nên không thể gom tất cả các bài hát thu được thành một mối là tuyên truyền chống phá Nhà nước. Thể hiện rõ nhất là cụm từ “Ở các mức độ khác nhau”. Nghĩa là có những bài hát mức độ tuyên truyền chống phá Nhà nước rất thấp hoặc không chống phá gì cả nhưng lại không chỉ ra là bài nào.
Bài hát “Quê hương ngày về” không phải là của Việt Khang, cơ quan điều tra thu được từ email trong hộp thư đến của Việt Khang. Cơ quan điều tra cho rằng Việt Khang đã nhận phối khí bài hát này. Nhưng Việt Khang đã phủ nhận hoàn toàn và không có chứng cứ buộc tội bị cáo. Việc in tài liệu từ email gửi đến ra và bắt bị cáo phải nhận tội tạo thành một tiền đề rất nguy hiểm về sau này. Bởi vì bất cứ ai nhận được email có nội dung chống nhà nước mà không xóa đi đều có nguy cơ vi phạm điều 88. Điều này rất vô lý.
Khi được Cơ quan an ninh mời lên, Việt Khang đã hợp tác tốt và được cho về nhà. Nay Viện lại lấy thiện chí đó để quy kết Việt Khang phạm tội “đặc biệt nghiêm trọng” là không hợp lý.
Trong một vụ án được cho là “đặc biệt nghiêm trọng” mà lại có một sự chênh lệch quá lớn về cách xử lý, người thì không bị truy tố, người thì chỉ bị phạt hành chính, người thì bị truy tố mà hình phạt tù có thể tới 20 năm. Như đồng nghiệp tôi đã trình bày. Đó là điều rất bất hợp lý. Qua đó Viện đã không chứng minh được tính đặc biệt nghiêm trọng của vụ án.
Việt Khang khẳng định chỉ mời ba người vào mạng chat, còn việc họ có tham gia vào nhóm Tuổi trẻ yêu nước hay không lại là việc khác.
Tranh luận với luật sư Hải, kiểm sát viên lại “vận dụng pháp luật” nói bản Kết luận giám định chỉ dùng để tham khảo, trước Tòa bị cáo đã cúi đầu nhận tội. Mới lúc đầu nói bản Kết luận giám định là căn cứ để kết tội bây giờ nói ngược lại.
Việt Khang lại bị thẩm phán yêu cầu thẩm vấn lại. Thẩm phán công bố bản cung của Việt Khang do an ninh điều tra lập: “Việc mời 3 người vào mạng chat là để phát triển lực lượng.”
Mục đích của việc sáng tác hai bài hát lại được thẩm phán chất vấn, bị cáo tự ý hay bị xúi giục. Việt Khang nói việc đó là do bị cáo bức xúc và bị cáo tự ý làm, không bị ai xúi giục, Việt Khang nghẹn ngào, và bởi vì bị cáo là người ViệtNam.
Phiên tòa bỗng lặng đi vài giây. Lời tự bào chữa “Bởi vì tôi là người Việt Nam” của Việt Khang đủ để xổ toẹt vào Cáo trạng của Viện Kiểm sát, là lời biện hộ đầy đủ và hùng hồn nhất, làm thức tỉnh những trái tim đã bán linh hồn cho ngoại bang, kêu gọi lòng yêu nước nơi những người bàng quan trước vận mệnh sinh tử của đất nước. Hai vị luật sư còn ngồi đó làm gì mà không đứng dậy xách cặp đi về.
Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang nói lời sau cùng. Cả hai đều mong muốn Tòa xử một mức án thấp nhất để trở về với gia đình và sống trong môi trường âm nhạc với cộng đồng.
Trong lúc chờ nghị án, tôi muốn tìm hiểu thêm một số thông tin về vụ án nhưng không thể tiếp cận được hai vị luật sư. Luật sư Miếng đang đứng nói chuyện với viên thư ký tại hành lang trước cửa phòng xử, sau lưng là một viên an ninh già, không biết ông ta đứng đó để “bảo vệ” luật sư hay đang nghe lén câu chuyên của họ. Luật sư Hải và cô thư ký thì biến đâu không rõ.
Kết quả tòa tuyên án Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam, Việt Khang 4 năm tù giam theo khoản 1 Điều 88, sau khi chấp hành xong hình phạt tù mỗi người còn nhận thêm 2 năm quản thúc, bị tước quyền bầu cử, ứng cử, quyền làm việc trong cơ quan nhà nước.
Phiên tòa kết thúc lúc quá ngọ. Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang tra tay vào còng quay lại cám ơn hai vị luật sư và theo quan quân áp giải ra xe.
Trong lúc chờ nhận lại điện thoại, có hai ông Tây đến bắt tay hai vị luật sư. Một vị nói tiếng Việt: “Chúng tôi đã theo dõi hết tất cả. Cám ơn hai luật sư. Các luật sư làm việc rất tốt nhưng tòa kết án không tốt (ông lắc đầu tỏ vẻ thất vọng). Buồn thật là buồn! Chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng về vụ này.”
Tôi nhận lại điện thoại ra về, trời Sài Gòn gay gắt nắng.
PV.VRNs**Một phóng viên mới của VRNs được sắp xếp để được vào dự phiên tòa, nhưng quá bất ngờ về tiến trình tranh tụng và cách xử của tòa án, nên người phóng viên nay đã lâm bệnh. Mãi đến hôm nay, người phóng viên này mới có thể viết lại tường tận để thông tin đến bạn đọc.
- LẠM BÀN VỀ PHIÊN TÒA LỊCH SỬ “NGUYỄN ÁI QUỐC Ở HỒNG KÔNG” (Chungta/ Hai Lúa). – Lật Tẩy Bằng Chứng Những Bản Án Bỏ Túi (Đinh Tấn Lực).- Hiện tình nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa trong tù (RFA).
- Nguyễn Thanh Giang: Phạm Đình Trọng: Một người lính biết suy tư (DLB).
- Thăm nhà mục sư Nguyễn Công Chính (DLB).
- Trời không tạo ra người đứng trên người (Nguyễn Huỳnh Khôi Nguyên).
DR -Hoa Kỳ phản đối Việt Nam về vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình
Ông Van Rompuy nói thêm là ông vẫn còn giữ lòng tin vào “tương lai của Việt Nam”
Áp lực quốc tế lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền gia tăng hôm thứ Tư, khi EU nêu vấn đề này sau khi hai nhạc sĩ bị án tù vì bị cáo buộc tuyên truyền chống lại nhà nước cộng sản.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đang thăm Việt Nam nói trong một cuộc họp báo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội rằng điều “rất quan yếu” cho Việt Nam là tái xác nhận “những cam kết cải cách, trong đó có quản lý công quyền tốt, pháp quyền và nhân quyền.”
Ông Van Rompuy, một người Bỉ bình thường không gây ra tranh cãi, nói thêm là ông vẫn còn giữ lòng tin vào “tương lai của Việt Nam.”
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm thứ Ba cũng lên án Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận, vài giờ sau khi hai nhạc sĩ bị bỏ tù, để gia nhập hàng ngũ của hàng chục nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù khác.
Hôm thứ Ba, tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh kết án 4 năm tù nhạc sĩ Việt Khang 34 tuổi, và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi 6 năm tù vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Christopher Hodges nói:
“Chính phủ Việt Nam nên trả tự do cho những nhạc sĩ này, cùng với tất cả những tù nhân lương tâm, và tuân thủ tức khắc những nghĩa vụ quốc tế.”
Hôm thứ Ba, Tổ chức Human Rights Watch, HRW, có trụ sở tại New York kêu gọi ông Van Rompuy công khai làm áp lực với Việt Nam để trả tự do cho các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ, trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của ông.
Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW nói:
“Việt Nam thường xuyên bỏ tù các công dân nào đòi hỏi dân chủ và những quyền tự do mà người châu Âu xem là bình thường. Ông Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nói rõ cho chính phủ Việt Nam là không thể nào dùng chế độ độc tài đàn áp để cai trị.”
Nguồn: AFP, South China Morning Post-EU kêu gọi Việt Nam xúc tiến cải cách nhân quyền
-Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình
-Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lên tiếng
Mười năm tù Việt Nam dành cho hai nhạc sĩ tác giả của các bài hát yêu nước phản đối bất công xã hội và chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam đang dấy lên những quan ngại trong giới yêu chuộng và bảo vệ nhân quyền cả trong lẫn ngoài nước. Nhạc sĩ Việt Khang bị kêu án 4 năm tù và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lãnh 6 năm tù sau 5 giờ xét xử tại một phiên tòa ở Sài Gòn hôm 30/10.
Phiên tòa được gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can không được mời tham dự. Người thân của hai nhạc sĩ cho biết sau khi đấu tranh trước cổng tòa, họ mới được cho vào phòng theo dõi phiên xử qua màn hình của tòa án.
Diễn biến phiên xử như thế nào và phản ứng của gia đình bị can trước bản án này ra sao? Trà Mi ghi nhận qua cuộc trao đổi với anh ruột của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Anh Trần Văn Việt: Vô trong đó mình chỉ được vào giống như một phòng cách ly, chứ đâu phải được vô trực tiếp phiên tòa.
VOA: Anh ngồi bên ngoài phòng theo dõi qua màn hình?
Anh Trần Văn Việt: Dạ.
VOA: Bên gia đình anh Việt Khang có mấy người được vào?
Anh Trần Văn Việt: Được hai người gồm mẹ và vợ của Việt Khang.
VOA: Anh có ghi nhận sự hiện diện của ai khác nữa ngoài gia đình hai bị can không?
Anh Trần Văn Việt: Xung quanh là công an hết. Họ ngồi kế bên luôn. Tất cả các máy quay của họ quay hết.
VOA: Còn báo giới hay nhân viên ngoại giao nước ngoài thì sao thưa anh?
Anh Trần Văn Việt: Các nhà báo thì ngồi một bên. Báo chí nước ngoài họ lại ngồi ở một phòng khác nữa.
VOA: Qua màn hình, anh có được theo dõi thông suốt vụ xử từ đầu chí cuối không?
Giờ dù có tội hay không có tội, họ cũng cho là mình có tội rồi. Họ bắt mình ‘có’ hoặc ‘không’ thì cũng phải chấp nhận thôi. Khi kết thúc, tòa có hỏi hai bị can có ước nguyện gì. Bình và Khang nói giờ chỉ xin tòa xem xét khoan hồng để được về sớm lo cho gia đình, cho mẹ già và vợ con.
Trần Văn Việt, anh của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Anh Trần Văn Việt: Những lời Bình và Khang nói, ở ngoài tụi em coi bị cắt, một lát sau họ mới bật lên lại. Luật sư tranh cãi thì chánh tòa bác bỏ, không cho nói. Họ kêu ngưng ngay, không nói nữa. Em thấy bất công và quá đáng.
VOA: Tại tòa, anh Bình và anh Khang có được phát biểu, có được trình bày những lý lẽ không?
Anh Trần Văn Việt: Phát biểu vừa nói lên là họ bác bỏ, không cho nói. Tòa có hỏi chỉ được trả lời có hay không thôi.
VOA: Vì sao có sự khác biệt giữa bản án của anh Bình và anh Khang? Một người bị 4 năm, một người bị 6 năm. Có yếu tố nào dẫn tới sự chênh lệch đó?
Anh Trần Văn Việt: Bình khác với Việt Khang. Việt Khang chỉ có bài hát thôi. Còn Bình vừa vì bài hát, vừa vì rải truyền đơn. Nhưng truyền đơn không phải chống đối nhà nước, mà nói lên bức xúc của đất nước mình bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa-Trường Sa. Còn Việt Khang thì vì sáng tác nhạc, giao lưu trên mạng mà họ gọi là ‘lôi kéo mọi người để tạo nên một tổ chức chống đối nhà nước’. Họ nói vậy đó.
VOA: Hai anh Khang và Bình phản biện thế nào trước những điều bị cáo buộc?
Anh Trần Văn Việt: Khang chỉ đấu tranh về những lời bài hát. Khang vừa nói được những câu đó thì chủ tọa cắt, kêu không được nói, coi như đâu nói được gì.
VOA: Lời cuối cùng của anh Bình và Khang tại tòa anh ghi nhận được là gì? Họ có thái độ gọi là ‘nhận tội, xin khoan hồng’ hay không?
Anh Trần Văn Việt: Giờ dù có tội hay không có tội, họ cũng cho là mình có tội rồi. Họ bắt mình ‘có’ hoặc ‘không’ thì cũng phải chấp nhận thôi. Khi kết thúc phiên tòa, tòa có hỏi hai bị can có ước nguyện gì. Bình và Khang nói giờ chỉ xin tòa xem xét khoan hồng để được về sớm lo cho gia đình, cho mẹ già và vợ con.
VOA: Là người đại diện gia đình, anh muốn nói gì về bản án này?
Anh Trần Văn Việt: Em chỉ mong nhà nước bên này xem xét lại, giảm mức án cho Bình và Khang, chứ bây giờ nói chuyện được thả về thì hy hữu lắm. Chỉ có mong giảm án xuống thôi chứ hy vọng được thả về thì không có đâu.
VOA: Đối với gia đình, bản án này có ý nghĩa thế nào?
Anh Trần Văn Việt: Em thấy đó là điều bất công. Khang và Bình bức xúc trước việc đất nước đang bị Trung Quốc xâm chiếm và cách đối xử của chính quyền với người dân. Trăn trở và ý chí của họ về tinh thần dân tộc rất mãnh liệt. Bình là một người hăng hái sinh hoạt bên ngoài. Ở nhà thờ, sinh hoạt của Bình coi như ai cũng biết hết. Bình vừa công tác xã hội, vừa công tác trong nhà thờ, đi về các vùng sâu-vùng xa để cắt tóc, khám bệnh, phân phát quần áo cho thiếu nhi..v.v…
VOA: Gia đình có dự định gì sắp tới trước bản án dành cho anh Bình?
Anh Trần Văn Việt: Hỏi qua luật sư được biết mình cũng không được kháng án, chỉ có Bình với Khang mới được kháng án thôi. Ngày mai em đi thăm Bình. Nếu được gặp mặt, mình cũng trao đổi để khuyên Bình kháng án.
VOA: Hồi nãy anh có nói bản án này đối với gia đình là một sự bất công. Nhưng với xã hội và với thế giới, bản án của anh Bình và anh Khang nói lên điều gì, theo anh?
Anh Trần Văn Việt: Những phiên tòa xử các vụ như vậy thứ nhất là bất công, thứ hai cho thấy ý chí của người Việt Nam bảo vệ dân tộc rất mãnh liệt. Có nhiều người không dám nói lên mà Bình, Khang, hoặc blogger Điếu Cày dám nói lên. Những người đó ý chí của họ rất mãnh liệt. Họ dám nói lên những bức xúc trước việc đất nước bị xâm chiếm.
VOA: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
– Châu Âu kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFI).Hôm nay, 31/10/2012, chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy bắt đầu chuyến công du Việt Nam trong vòng ba ngày. Ngay sau khi tới Hà Nội ông Herman Van Rompuy kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết của mình trong lĩnh vực nhân quyền.
Tại cuộc họp báo chung với chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn San tại Hà Nội, ông Herman Van Rompuy nói với Việt Nam thì điều cốt lõi là tôn trọng « các cam kết cải cách, trong đó báo gồm lĩnh vực quản lý lãnh đạo, nhà nước pháp quyền và nhân quyền ». Chủ tịch châu Âu cũng nói thêm là « Mặc dù có những thách thức Liên hiệp châu Âu lạc quan với tương lai của Việt Nam » .
Tuyên bố trên của chủ tịch châu Âu đưa ra trong khi ngày hôm qua 30/10/2012 chính quyền Việt nam vừa kết án tù hai nhạc sĩ, Việt Khang và Trần vũ Anh Bình vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » mà thực chất là vì họ đã sáng tác những bản nhạc có nội dung chỉ trích chính quyền đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc. Bản án ngay lập tức đã gây phản ứng từ nhiều nước và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Nhân dịp chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Hội đồng châu Âu, tổ chức Human Rights Watch, ngày hôm qua, đã kêu gọi lãnh đạo châu Âu hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng ưu tiên trong các cuộc hội đàm với giới chức Việt Nam.
Theo Human Rights Watch, chủ tịch Van Rompuy cần công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và xóa bỏ biện pháp lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện ma túy. Human Rights Watch tố cáo là nhiều nhà hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã bị sách nhiễu, dọa nạt và bỏ tù.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch nhấn mạnh : « Khi châu Âu nhìn nhận Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng, chủ tịch Van Rompuy không thể đưa vấn đề nhân quyền xuống hàng thứ yếu. Việt Nam thường xuyên bỏ tù những công dân của mình vì họ đòi hỏi phải có dân chủ và các quyền tự do như châu Âu vẫn bảo vệ. Chủ tịch Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nêu rõ với chính phủ Việt Nam rằng họ không thể thực hiện sự độc tài trấn áp mà không phải hứng chịu những hậu quả trong quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu ».
Đây là lần đầu tiên, chủ tịch Hội đồng châu Âu tới thăm Việt Nam kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990. Năm 1996, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định khung quan hệ hợp tác. Tháng Sáu năm 2005, chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
Bên lề Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ Tám, tại Bỉ, tháng 10/2010, hai bên đã ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện – PCA. Văn bản này đã được ký chính thức hồi tháng Sáu vừa qua.Trong lĩnh vực kinh tế, theo số liệu của Việt Nam, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng gia tăng, từ 4,1 tỷ đô la năm 2000 lên đến 24,2 tỷ năm 2011. Trong tám tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại song phương đã lên tới 18 tỷ đô la.
Liên Hiệp Châu Âu là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Trong cơ cấu trao đổi mậu dịch, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hải sản, hàng dệt may, giầy dép, một số mặt hàng tiêu dùng và nhập khẩu máy móc, xe hơi, dược phẩm, phân bón… Bên cạnh đó, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam.
Liên Hiệp Châu Âu cũng là nhà tài trợ đứng hàng thứ hai của Việt Nam, với tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất lớn. Trong giai đoạn 1996 – 2012, tổng viện trợ công cho phát triển – ODA của châu Âu cho Việt Nam là 13 tỷ đô la.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu thăm Việt Nam (BBC).
- Tuấn Khanh: Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không? (BBC). – Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình (VOA). – Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì? (BBC). – Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lên tiếng (VOA). – LUẬT PHÁP THỤT LÙI (Mai Xuân Dũng).
- Bắt hết đi, tù hết đi… (Nguyễn Văn Thiện).- Từ đảo Sơn Ca: Nguyễn Hàm Thuận Bắc – Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc (Dân Luận).-- TỪ TRƯỜNG SA GỬI NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN (Nguyễn Trọng Tạo). – Nguyễn Hưng Quốc: Chiến thắng của những kẻ yếu đuối (VOA’s blog). - CON ƠI ĐỪNG CÓ CHỐNG TÀU ! (Huỳnh Ngọc Chênh). - Đến thăm Phạm Thanh Nghiên (Người Buôn Gió). - Nguyễn Trọng Vĩnh: Thư gửi con gái (BVN).- EU kêu gọi Việt Nam xúc tiến cải cách nhân quyền (VOA).
- GS Nguyễn Minh Thuyết: “Từ khi tôi tham gia QH đến nay, chưa thấy trường hợp nào tự nguyện từ chức” (Infonet). – Nhận lỗi, sửa lỗi và đòi hỏi từ nghị trường (VnEco).
- ĐBQH bật khóc vì người nghèo (TP). – Khi đại biểu được mời tranh luận (VNN). – Tám theo đại biểu của dân (Nguyễn Thế Thịnh).
-Tuyên truyền chống Nhà nước: lãnh 4-6 năm tù Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 30-10, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt hai bị cáo Trần Vũ Anh Bình (38 tuổi, sáng tác nhạc) 6 năm tù và Võ Minh Trí (34 tuổi, nhạc công tự do, sáng tác nhạc) 4 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88 Bộ luật hình sự.
Trần Vũ Anh Bình ngụ đường Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM. Võ Minh Trí ngụ tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Bản án còn tuyên buộc hai bị cáo phải chịu hình phạt bổ sung là bị quản chế tại địa phương trong thời gian 2 năm kể từ khi chấp hành xong án phạt tù. Trong thời gian chịu quản chế, các bị cáo bị tước một số quyền công dân như quyền ứng cử, quyền bầu cử, làm việc tại các cơ quan nhà nước và phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Theo hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo Bình và Trí là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia. Tại phiên tòa, cả Bình và Trí đều thừa nhận hành vi của mình như bản cáo trạng của VKSND TP.HCM nêu, đề nghị hội đồng xét xử xem xét để xử mức án nhẹ cho các bị cáo.
Tại tòa, Bình nói đã nhận thức được việc làm của mình là không đúng, để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho an ninh đất nước, bị cáo xin chấp nhận các hình phạt mà tòa tuyên. Trí cũng cho rằng thật ra bị cáo không có tham vọng làm chính trị, do nhận thức còn hạn chế nên hành vi đi quá xa so với hiểu biết.
Trong khi đó, khi bào chữa tại tòa, hai luật sư bào chữa cho Bình và Trí lại cho rằng các bị cáo không có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hội đồng xét xử đã bác quan điểm bào chữa của các luật sư.
Theo cáo trạng, các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận tự dựng lên nhóm gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Internet lập trang web “tuoitreyeunuoc…” và lập các blog cá nhân để trao đổi thông tin. Trên các trang web và blog trên, các bị cáo đã cho lưu trữ nhiều tài liệu, đăng tải các bài viết, bản nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật, nói xấu gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Bình là người hoạt động tích cực, tạo lập và quản trị blog “Nhacviet…”, cho đăng tải những bài viết, bản nhạc do Bình sáng tác hoặc biên tập, sưu tầm có nội dung chống Nhà nước, phát tán cờ chính quyền Sài Gòn cũ, rải truyền đơn tại nhiều tỉnh thành: Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TP.HCM.
Trí cũng tham gia sáng tác hai bài hát (lấy nghệ danh là Việt Khang) có nội dung chống Nhà nước gửi đăng trên trang web của nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”, móc nối, lôi kéo 3 người khác vào nhóm nhưng những người này từ chối tham gia.
Theo tài liệu điều tra, người cầm đầu, thành lập nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” là Vũ Trực (còn gọi là Hồn Việt, hiện ở Mỹ). Thông qua các diễn đàn, hai bị cáo Bình, Trí và 5 người khác tại Việt Nam đã quen biết và tham gia nhóm này. Ngoài Bình và Trí đã bị xét xử, hiện cơ quan điều tra đang truy nã Nguyễn Thiện Thành (tham gia tích cực vào việc rải tờ rơi, truyền đơn chống Nhà nước).
Những người khác cũng có hành vi vi phạm nhưng do tính chất, mức độ hạn chế (hầu hết là sinh viên bị lôi kéo rủ rê) nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
n ...
Hai bị cáo lãnh 10 năm tù về tội dán truyền đơn, treo cờ, viết nhạc ...Sài gòn Giải Phóng
(SGGPO).- Ngày 30-10, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm đối với Trần Vũ Anh Bình (SN 1974, ngụ quận 3 TPHCM), Võ Minh Trí (SN 1978, ngụ TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) về các hành vi hoạt động nhằm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hai bị cáo phải nhận lãnh tổng cộng 10 năm tù.
Theo cáo trạng của Viện KSND TPHCM, vào tháng 4-2011 Vũ Trực (hiện ở Mỹ) thành lập nhóm có danh xưng “Tuổi trẻ yêu nước”, lập trang web “tuoitreyeunuoc.com”, lập các blog cá nhân để liên lạc, trao đổi và làm ra, tàng trữ các tài liệu, đăng nhiều bài viết, bản nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu hoạt động của nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ. Thông qua các diễn đàn trên mạng Internet, Vũ Trực làm quen, chiêu dụ một số học sinh, sinh viên, người có hoạt động văn hóa văn nghệ tham gia nhóm, trong đó có Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Vũ Anh Bình khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Vũ Trực, bị cáo Bình điều hành blog “Nhacviet.Tuoitreyeunuoc.com” chuyên đăng những bài hát do Bình biên tập hoặc sáng tác với nghệ danh Hoàng Nhật Thông.
Theo kết luận của giám định viên tư pháp về văn hóa, các bài hát này có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước ở các mức độ khác nhau; chủ trương vận động tập hợp lực lượng nhằm thay đổi hiện trạng chính trị, thể chế hiện tại với mục đích gây xáo trộn, phá hoại an ninh quốc gia; phủ nhận thành quả cách mạng, đất nước đã đạt được; phỉ báng chính quyền, nhà nước, các tổ chức khác gây hận thù chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...
Ngoài ra, bị cáo Bình còn đọc, ghi âm trên blog cá nhân và sưu tầm, phát tán nhiều bài viết có nội dung vu khống, xuyên tạc với mục đích gây mất lòng tin trong nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc hoang mang cho người dân bằng các thủ đoạn, giọng điệu chiến tranh tâm lý nhằm thay đổi chế độ hiện tại ở Việt Nam.
Không dừng lại ở đây, bị cáo Bình còn cùng với Nguyễn Thiện Thành (hiện đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã) làm nhiều truyền đơn có nội dung chống Nhà nước rồi dán tại một số khu vực ở TPHCM, tỉnh Long An; làm cờ vàng ba sọc đỏ (cờ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn trước đây) treo, cắm ở khu vực đường cao tốc Trung Lương, tỉnh Long An. Những việc làm này đều được Bình và Thành quay phim, chụp hình chuyển tập tin cho Vũ Trực để đăng trên trang web “tuoitreyeunuoc.com”.
Đổi lại, Bình nhận từ Vũ Trực một máy vi tính xách tay và 200 USD để tổ chức cho 6 thành viên trong nhóm đi du lịch Nha Trang như là một hình thức khen thưởng cho nhóm. Trả lời thẩm vấn của hội đồng xét xử, bị cáo Bình thừa nhận: “Bị cáo đã làm những việc mà chính lương tâm bản thân bị cáo cũng thấy không đúng. Hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo phải trả giá cho việc làm vô nghĩa và trái pháp luật của mình”.
Với thái độ thành khẩn tương tự, Võ Minh Trí khai: với nghệ danh Việt Khang, bị cáo sáng tác hai bài hát “Việt Nam tôi đâu”, “Anh là ai” có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước gửi cho Vũ Trực để đăng trên trang web “tuoitreyeunuoc.com”. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương phát triển lực lượng cho nhóm, bị cáo Trí tuyên truyền, lôi kéo ba người khác gia nhập cái gọi là nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” nhưng đều bị những người này từ chối.
“Bị cáo không có tham vọng làm chính trị, chỉ do nhận thức yếu kém nên đã làm những việc sai trái. Trong thời gian bị tạm giam, được cán bộ điều tra giải thích, tôi đã nhận ra việc làm của mình là sai và đã hợp tác với cơ quan điều tra. Tôi ân hận rất nhiều, mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”, bị cáo Trí nói.
Theo nhận định của hội đồng xét xử, hành vi của hai bị cáo Bình, Trí là đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm đến an ninh quốc gia. Các bị cáo hoạt động có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự móc nối câu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch. Hành vi của các bị cáo phạm vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự, cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc để có tác dụng giáo dục riêng và răn đe phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, thể hiện sự ăn năn hối hận, riêng bị cáo Trí tự thú một số hành vi sai phạm với cơ quan điều tra nên hội đồng xét xử quyết định giảm một phần hình phạt đối với các bị cáo.
Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Bình mức án 6 năm tù, bị cáo Trí 4 năm tù cùng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Ngoài ra, mỗi bị cáo bị phạt quản chế 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian bị quản chế, các bị cáo bị tước một số quyền công dân như quyền ứng cử, quyền bầu cử cơ quan quyền lực, quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Xét xử nhóm hoạt động chống phá nhà nước bằng internetTiền Phong Online
Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát 'chống phá nhà nước' VNExpress
-Vietnam sentences 2 songwriters to prison terms
HANOI (AP) October 30, 2012 - Two musicians in Vietnam whose topical songs are popular among overseas Vietnamese were sentenced to prison on Tuesday, prompting criticism from the United States and international rights groups.
-KẾT QUẢ PHIÊN TÒA – 12h40′: Nhạc sĩ Việt Khang: 4 năm tù giam, 2 năm quản chế, Trần Vũ Anh Bình: 6 năm tù giam, 2 năm quản chế.
Ngày 29/10/2012 – Hai nhạc sĩ Việt Nam đang đối mặt 20 năm tù giam vì viết bài hát chỉ trích chính phủ của họ phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ngày hôm nay, trước phiên toà xét xử vào ngày Thứ Ba, 30/10/2012 tại Tòa án nhân dân Tp. HCM.
Võ Minh Trí, được biết với tên Việt Khang, 34 tuổi, và Trần Vũ Anh Bình, tức Hoàng Nhật Thông, 37 tuổi, cả hai đã bị giam giữ kể từ cuối năm 2011.
Cả hai bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự của Việt Nam – một hành vi phạm tội có mức án lên đến 20 năm.
“Đây quả là lố bịch cho những người chỉ vì viết các bài hát. Những người này là những tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận thông qua các bài hát và các hoạt động ôn hòa của họ, và nên được thả tự do”, ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
“Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo hiến pháp và quốc tế, qua đó tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân, bao gồm cả thông qua âm nhạc và các phương tiện truyền thông khác.”
Các nhạc sĩ chỉ trích Trung quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với tuyên bố này. Họ cũng nhấn mạnh các vấn đề bất công của xã hội và quyền con người.
Cảnh sát đã bắt ông Võ Minh Trí vào giữa tháng 9/2011, rồi thả ông ngay sau đó, nhưng sau đó ông bị bắt lại vào ngày 23/12/2011. Kể từ đó, ông bị tạm giam tại nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu, Tp. HCM. Trần Vũ Anh Bình bị bắt ngày 19/9/2011 và được báo cho biết là bị nhốt trong cùng một nhà tù.
Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ xảy ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp quyền tự do ngôn luận.
“Có một xu hướng rất đáng lo ngại trong việc đàn áp những người nói lên ý kiến một cách ôn hòa mà chính quyền Việt Nam không thích”, ông Abbott nói.
Một ví dụ khác như hôm 14/10/2012, cảnh sát bắt giữ Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, cùng với ba sinh viên nữa của một trường đại học ở Tp. HCM. Trong khi những sinh viên khác đã được thả cùng ngày hôm đó, còn Nguyễn Phương Uyên thì bị giam giữ và đã bị chuyển đến trại giam của tỉnh Long An.
Cô nữ sinh này bị cáo buộc tham gia rãi truyền đơn chỉ trích Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.
Lúc đầu chính quyền phủ nhận có bắt giữ cô ấy, nhưng sau đó đã thừa nhận khi thông báo cho gia đình cô rằng cô ấy, giống như hai nhạc sĩ, đang bị điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
“Thay vì cố gắng bịt miệng những người trẻ tuổi Việt Nam, chính quyền Việt Nam nên cho phép họ bày tỏ ý kiến của mình và có tiếng nói trong định hướng và phát triển đất nước họ”, Abbott nói.
“Hai nhạc sĩ và nữ sinh viên trẻ tuổi phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện”.
@VNHRDs
Source: http://amnesty.org/en/news/viet-nam-acquit-songwriters-who-face-20-years-jail-2012-10-29 -Việt Nam: Hãy tha bổng những nhạc sĩ đối mặt với bản án 20 năm tù
- Nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông ra tòa (Người Việt). - Mẹ Nấm: VN câm lặng và xét xử Việt Khang (Chuacuuthe). - Bắc California biểu tình yểm trợ Việt Khang (Bùi Văn Phú). - Thư gửi hai anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (DLB). - Chửi cho chúng sụm bà chè!? (DLB).
– Việt Khang ‘không hoạt động chính trị’ (BBC). - Người Việt hải ngoại kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang (RFA). – Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế: hai nhạc sĩ Việt Nam đang đối diện với bản án tù 20 năm: Viet Nam: Acquit songwriters who face 20 years in jail (Amnesty). – Giáo dân nói về phiên tòa xử Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (Chuacuuthe).
- SAO KHÔNG XUỐNG ĐƯỜNG? (Quỳnh Trâm). . –Người xưa chống Mỹ ngụy, hồn ở đâu bây giờ(DLB).
- Phương Uyên – cuối cùng em sẽ thắng (DLB).
- Chống Trung Cộng cướp đất chiếm biển Việt Nam là chống nhà nước (Chuacuuthe). – SAU BÃO VỀ HẢI PHÒNG THĂM PHẠM THANH NGHIÊN (Huỳnh Ngọc Chênh). – Thương ma Bình Thuận (DLB).
- Biểu tình là thể hiện lập trường của mình (BBC). --Từ hải ngoại nghĩ về các “nhà dân chủ” (Nhân Dân)- Tranh luận xung quanh comment của Nguyễn Thành Nam: “Nỗi bất lực và lời nhắn gửi: Đấu tranh mà làm gì khi tù đày luôn đe dọa, chúng ta đang mơ về viễn mơ” (Han Times). - Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ thăm Chùa Giác Minh – Đà Nẵng (RFA). – P/V nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang vừa đến Mỹ tị nạn (VOA). – Thêm 8 giáo dân Cồn Dầu sắp được sang Mỹ định cư (RFA).
- Tôn Trung Sơn – Chủ nghĩa Dân quyền, 1924 (phần 1) (Dân Luận).
Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí (TCCS 25-10-12) -- Kinh hãi!
Chống "thế lực thù địch": Về những luận điệu chống Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: Như "dòng nước ngược" (QĐND 28-10-12)
– Yêu nước là phản động, chống ngoại xâm là thù địch? (Chuacuuthe). – Nhà cầm quyền cần con cháu dạy lại lòng yêu nước (VRNs/ TNCG).
- KHỐI 8406 – TUYÊN BỐ VỀ NHỮNG BẠN TRẺ YÊU NƯỚC ĐANG BỊ BẮT (Trí Nhân Media). - THÁNG 10: KHÍ HÙNG BẤT TỬ – NOI GƯƠNG TIỀN NHÂN – ĐÁP LỜI SÔNG NÚI (Trí Nhân Media). - Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đang bị Đảng và chính quyền CS Việt Nam giễu cợt (Chuacuuthe). – Xin Đừng Tài Lanh và Nói Khôn Với Dại (DĐCN). – Ba Nhân Vật Trong Tuần. The Week’s Three Personalities (Phạm Hồng Sơn).
- Nguyễn Thanh Giang: Phạm Đình Trọng: Một người lính biết suy tư (DLB).
- Thăm nhà mục sư Nguyễn Công Chính (DLB).
- Trời không tạo ra người đứng trên người (Nguyễn Huỳnh Khôi Nguyên).
DR -Hoa Kỳ phản đối Việt Nam về vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình
Hai ngày sau khi Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh kết án tù hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”, bộ Ngoại giao Mỹ đã vào hôm qua, 01/11/2012, đã chính thức bày tỏ thái độ quan ngại. Hoa Kỳ đồng thời kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho hai người kể trên cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác.
- Mỹ chỉ trích việc bỏ tù hai nhạc sỹ (BBC). – Hoa Kỳ phản đối Việt Nam về vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (RFI). – Mỹ quan ngại trước án tù của nhạc sĩ Việt Khang,Trần Vũ Anh Bình (VOA). - FIDH: Án tù cho Việt Khang, Anh Bình vi phạm luật nhân quyền quốc tế (VOA). – Kết án 2 NS. Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang là khủng bố những người yêu nước (Chuacuuthe). – KẾT ÁN TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC VIỆT CỘNG ĐÃ TỰ NHẬN TỘI “VIỆT GIAN BÁN NƯỚC” (Trí Nhân Media).- Tuyên bố của ông Mark Toner, Bộ Ngoại giao Mỹ, về việc Tuyên án và Kết án Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình:Conviction and Sentencing of Viet Khang and Tran Vu Anh Binh (Bộ Ngoại giao Mỹ). – Văn Bút Quốc Tế cực lực phản đối Cộng sản kết án tù hai văn nghệ sĩ yêu nước (Đối Thoại).
– Vì Độc lập, vì Tự do… (DLB).
- Phượng yêu (tập 3) (DLB). – Song Chi: Phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ?(RFA’s blog).
- Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình quyết định không kháng án (VOA).
US Troubled By Vietnam Conviction And Sentencing Of Two Musicians
Posted: 01 Nov 2012 10:22 PM PDT
The United States said Thursday it is troubled by the Ho Chi Minh City People’s Court conviction and sentencing in Vietnam on October 30 of musicians Viet Khang and Tran Vu Anh Binh on charges of “propagandizing against the state.” The Court sentenced Viet Khang to four years and Tran Vu Anh Binh to si
-
Trong một bản thông cáo báo chí, Phó phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã nhắc lại rằng Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 30/10 vừa qua đã kết án nhạc sĩ Việt Khang 4 năm tù và Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù, kèm theo một thời gian quản chế sau khi mãn án.
Bản thông cáo cho rằng bản án đó là biểu hiện mới nhất của “một loạt các vụ bắt giữ và kết án tại Việt Nam nhắm vào những người chỉ muốn bày tỏ ý kiến của mình một cách ôn hòa”. Đó cũng là ví dụ mới nhất về tình hình “nhân quyền ngày càng xấu đi tại Việt Nam”.
Do đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thúc giục chính quyền Việt Nam “công nhận và cải thiện tình trạng đó, thông qua việc trả tự do cho các nhạc sĩ này và tất cả những tù nhân lương tâm, cũng như tuân thủ ngay lập tức các nghĩa vụ quốc tế của mình”.
Nhạc sĩ Việt Khang, tên thật là Võ Minh Trí, 34 tuổi, cùng với nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi đã bị kết án 4 và 6 năm tù giam, kèm theo 2 năm quản chế. Khi được hỏi, tòa án đã không cung cấp chi tiết các tội mà hai người này phạm phải. Riêng luật sư của họ cho biết hai người đã công nhận có quan hệ với một nhóm chính trị bị cấm, nhưng cả hai đều “không có ý định chính trị”.
Theo AFP, nhạc sĩ Việt Khang được biết đến qua các bài hát tố cáo công an đàn áp những người đấu tranh chống Trung Quốc, và những ca khúc liên quan đến các vấn đề công bằng xã hội. Một số bài hát của nhạc sĩ Anh Bình - trong đó có một bài được cho là do ông soạn ra phản đối việc bắt giam những người bất đồng chính kiến - cũng đã được nhiều ca sĩ khác trình bày.
Cả hai đã bị bắt vào cuối năm 2011 sau khi chính quyền Việt Nam tăng cường trấn áp phong trào chống Trung Quốc ngày càng mạnh sau các hành động gây hấn của Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
AFP nhắc lại, mới đây, một tòa án ở miền nam Việt Nam cũng đã kết án tới 12 năm tù ba blogger về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước” sau một phiên tòa ngắn ngủi. Hành động này cũng đã bị Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và các tổ chức nhân quyền quốc tế phản đối.
- Mỹ chỉ trích việc bỏ tù hai nhạc sỹ (BBC). – Hoa Kỳ phản đối Việt Nam về vụ xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (RFI). – Mỹ quan ngại trước án tù của nhạc sĩ Việt Khang,Trần Vũ Anh Bình (VOA). - FIDH: Án tù cho Việt Khang, Anh Bình vi phạm luật nhân quyền quốc tế (VOA). – Kết án 2 NS. Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang là khủng bố những người yêu nước (Chuacuuthe). – KẾT ÁN TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC VIỆT CỘNG ĐÃ TỰ NHẬN TỘI “VIỆT GIAN BÁN NƯỚC” (Trí Nhân Media).- Tuyên bố của ông Mark Toner, Bộ Ngoại giao Mỹ, về việc Tuyên án và Kết án Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình:Conviction and Sentencing of Viet Khang and Tran Vu Anh Binh (Bộ Ngoại giao Mỹ). – Văn Bút Quốc Tế cực lực phản đối Cộng sản kết án tù hai văn nghệ sĩ yêu nước (Đối Thoại).
– Vì Độc lập, vì Tự do… (DLB).
- Phượng yêu (tập 3) (DLB). – Song Chi: Phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ?(RFA’s blog).
- Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình quyết định không kháng án (VOA).
US Troubled By Vietnam Conviction And Sentencing Of Two Musicians
Posted: 01 Nov 2012 10:22 PM PDT
The United States said Thursday it is troubled by the Ho Chi Minh City People’s Court conviction and sentencing in Vietnam on October 30 of musicians Viet Khang and Tran Vu Anh Binh on charges of “propagandizing against the state.” The Court sentenced Viet Khang to four years and Tran Vu Anh Binh to si
Ông Van Rompuy nói thêm là ông vẫn còn giữ lòng tin vào “tương lai của Việt Nam”
Áp lực quốc tế lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền gia tăng hôm thứ Tư, khi EU nêu vấn đề này sau khi hai nhạc sĩ bị án tù vì bị cáo buộc tuyên truyền chống lại nhà nước cộng sản.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy đang thăm Việt Nam nói trong một cuộc họp báo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội rằng điều “rất quan yếu” cho Việt Nam là tái xác nhận “những cam kết cải cách, trong đó có quản lý công quyền tốt, pháp quyền và nhân quyền.”
Ông Van Rompuy, một người Bỉ bình thường không gây ra tranh cãi, nói thêm là ông vẫn còn giữ lòng tin vào “tương lai của Việt Nam.”
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm thứ Ba cũng lên án Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận, vài giờ sau khi hai nhạc sĩ bị bỏ tù, để gia nhập hàng ngũ của hàng chục nhà bất đồng chính kiến bị cầm tù khác.
Hôm thứ Ba, tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh kết án 4 năm tù nhạc sĩ Việt Khang 34 tuổi, và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, 37 tuổi 6 năm tù vì tội “tuyên truyền chống phá nhà nước.”
Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ Christopher Hodges nói:
“Chính phủ Việt Nam nên trả tự do cho những nhạc sĩ này, cùng với tất cả những tù nhân lương tâm, và tuân thủ tức khắc những nghĩa vụ quốc tế.”
Hôm thứ Ba, Tổ chức Human Rights Watch, HRW, có trụ sở tại New York kêu gọi ông Van Rompuy công khai làm áp lực với Việt Nam để trả tự do cho các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ, trong chuyến thăm Việt Nam 3 ngày của ông.
Ông Brad Adams, giám đốc châu Á của HRW nói:
“Việt Nam thường xuyên bỏ tù các công dân nào đòi hỏi dân chủ và những quyền tự do mà người châu Âu xem là bình thường. Ông Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nói rõ cho chính phủ Việt Nam là không thể nào dùng chế độ độc tài đàn áp để cai trị.”
Nguồn: AFP, South China Morning Post-EU kêu gọi Việt Nam xúc tiến cải cách nhân quyền
-Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình
-Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lên tiếng
Mười năm tù Việt Nam dành cho hai nhạc sĩ tác giả của các bài hát yêu nước phản đối bất công xã hội và chống Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam đang dấy lên những quan ngại trong giới yêu chuộng và bảo vệ nhân quyền cả trong lẫn ngoài nước. Nhạc sĩ Việt Khang bị kêu án 4 năm tù và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lãnh 6 năm tù sau 5 giờ xét xử tại một phiên tòa ở Sài Gòn hôm 30/10.
Phiên tòa được gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can không được mời tham dự. Người thân của hai nhạc sĩ cho biết sau khi đấu tranh trước cổng tòa, họ mới được cho vào phòng theo dõi phiên xử qua màn hình của tòa án.
Diễn biến phiên xử như thế nào và phản ứng của gia đình bị can trước bản án này ra sao? Trà Mi ghi nhận qua cuộc trao đổi với anh ruột của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Anh Trần Văn Việt: Vô trong đó mình chỉ được vào giống như một phòng cách ly, chứ đâu phải được vô trực tiếp phiên tòa.
VOA: Anh ngồi bên ngoài phòng theo dõi qua màn hình?
Anh Trần Văn Việt: Dạ.
VOA: Bên gia đình anh Việt Khang có mấy người được vào?
Anh Trần Văn Việt: Được hai người gồm mẹ và vợ của Việt Khang.
VOA: Anh có ghi nhận sự hiện diện của ai khác nữa ngoài gia đình hai bị can không?
Anh Trần Văn Việt: Xung quanh là công an hết. Họ ngồi kế bên luôn. Tất cả các máy quay của họ quay hết.
VOA: Còn báo giới hay nhân viên ngoại giao nước ngoài thì sao thưa anh?
Anh Trần Văn Việt: Các nhà báo thì ngồi một bên. Báo chí nước ngoài họ lại ngồi ở một phòng khác nữa.
VOA: Qua màn hình, anh có được theo dõi thông suốt vụ xử từ đầu chí cuối không?
Giờ dù có tội hay không có tội, họ cũng cho là mình có tội rồi. Họ bắt mình ‘có’ hoặc ‘không’ thì cũng phải chấp nhận thôi. Khi kết thúc, tòa có hỏi hai bị can có ước nguyện gì. Bình và Khang nói giờ chỉ xin tòa xem xét khoan hồng để được về sớm lo cho gia đình, cho mẹ già và vợ con.
Trần Văn Việt, anh của nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình.
Anh Trần Văn Việt: Những lời Bình và Khang nói, ở ngoài tụi em coi bị cắt, một lát sau họ mới bật lên lại. Luật sư tranh cãi thì chánh tòa bác bỏ, không cho nói. Họ kêu ngưng ngay, không nói nữa. Em thấy bất công và quá đáng.
VOA: Tại tòa, anh Bình và anh Khang có được phát biểu, có được trình bày những lý lẽ không?
Anh Trần Văn Việt: Phát biểu vừa nói lên là họ bác bỏ, không cho nói. Tòa có hỏi chỉ được trả lời có hay không thôi.
VOA: Vì sao có sự khác biệt giữa bản án của anh Bình và anh Khang? Một người bị 4 năm, một người bị 6 năm. Có yếu tố nào dẫn tới sự chênh lệch đó?
Anh Trần Văn Việt: Bình khác với Việt Khang. Việt Khang chỉ có bài hát thôi. Còn Bình vừa vì bài hát, vừa vì rải truyền đơn. Nhưng truyền đơn không phải chống đối nhà nước, mà nói lên bức xúc của đất nước mình bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa-Trường Sa. Còn Việt Khang thì vì sáng tác nhạc, giao lưu trên mạng mà họ gọi là ‘lôi kéo mọi người để tạo nên một tổ chức chống đối nhà nước’. Họ nói vậy đó.
VOA: Hai anh Khang và Bình phản biện thế nào trước những điều bị cáo buộc?
Anh Trần Văn Việt: Khang chỉ đấu tranh về những lời bài hát. Khang vừa nói được những câu đó thì chủ tọa cắt, kêu không được nói, coi như đâu nói được gì.
VOA: Lời cuối cùng của anh Bình và Khang tại tòa anh ghi nhận được là gì? Họ có thái độ gọi là ‘nhận tội, xin khoan hồng’ hay không?
Anh Trần Văn Việt: Giờ dù có tội hay không có tội, họ cũng cho là mình có tội rồi. Họ bắt mình ‘có’ hoặc ‘không’ thì cũng phải chấp nhận thôi. Khi kết thúc phiên tòa, tòa có hỏi hai bị can có ước nguyện gì. Bình và Khang nói giờ chỉ xin tòa xem xét khoan hồng để được về sớm lo cho gia đình, cho mẹ già và vợ con.
VOA: Là người đại diện gia đình, anh muốn nói gì về bản án này?
Anh Trần Văn Việt: Em chỉ mong nhà nước bên này xem xét lại, giảm mức án cho Bình và Khang, chứ bây giờ nói chuyện được thả về thì hy hữu lắm. Chỉ có mong giảm án xuống thôi chứ hy vọng được thả về thì không có đâu.
VOA: Đối với gia đình, bản án này có ý nghĩa thế nào?
Anh Trần Văn Việt: Em thấy đó là điều bất công. Khang và Bình bức xúc trước việc đất nước đang bị Trung Quốc xâm chiếm và cách đối xử của chính quyền với người dân. Trăn trở và ý chí của họ về tinh thần dân tộc rất mãnh liệt. Bình là một người hăng hái sinh hoạt bên ngoài. Ở nhà thờ, sinh hoạt của Bình coi như ai cũng biết hết. Bình vừa công tác xã hội, vừa công tác trong nhà thờ, đi về các vùng sâu-vùng xa để cắt tóc, khám bệnh, phân phát quần áo cho thiếu nhi..v.v…
VOA: Gia đình có dự định gì sắp tới trước bản án dành cho anh Bình?
Anh Trần Văn Việt: Hỏi qua luật sư được biết mình cũng không được kháng án, chỉ có Bình với Khang mới được kháng án thôi. Ngày mai em đi thăm Bình. Nếu được gặp mặt, mình cũng trao đổi để khuyên Bình kháng án.
VOA: Hồi nãy anh có nói bản án này đối với gia đình là một sự bất công. Nhưng với xã hội và với thế giới, bản án của anh Bình và anh Khang nói lên điều gì, theo anh?
Anh Trần Văn Việt: Những phiên tòa xử các vụ như vậy thứ nhất là bất công, thứ hai cho thấy ý chí của người Việt Nam bảo vệ dân tộc rất mãnh liệt. Có nhiều người không dám nói lên mà Bình, Khang, hoặc blogger Điếu Cày dám nói lên. Những người đó ý chí của họ rất mãnh liệt. Họ dám nói lên những bức xúc trước việc đất nước bị xâm chiếm.
VOA: Cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
– Châu Âu kêu gọi Việt Nam tôn trọng nhân quyền (RFI).Hôm nay, 31/10/2012, chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy bắt đầu chuyến công du Việt Nam trong vòng ba ngày. Ngay sau khi tới Hà Nội ông Herman Van Rompuy kêu gọi Việt Nam tôn trọng các cam kết của mình trong lĩnh vực nhân quyền.
Tại cuộc họp báo chung với chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn San tại Hà Nội, ông Herman Van Rompuy nói với Việt Nam thì điều cốt lõi là tôn trọng « các cam kết cải cách, trong đó báo gồm lĩnh vực quản lý lãnh đạo, nhà nước pháp quyền và nhân quyền ». Chủ tịch châu Âu cũng nói thêm là « Mặc dù có những thách thức Liên hiệp châu Âu lạc quan với tương lai của Việt Nam » .
Tuyên bố trên của chủ tịch châu Âu đưa ra trong khi ngày hôm qua 30/10/2012 chính quyền Việt nam vừa kết án tù hai nhạc sĩ, Việt Khang và Trần vũ Anh Bình vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » mà thực chất là vì họ đã sáng tác những bản nhạc có nội dung chỉ trích chính quyền đàn áp người biểu tình chống Trung Quốc. Bản án ngay lập tức đã gây phản ứng từ nhiều nước và các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Nhân dịp chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Hội đồng châu Âu, tổ chức Human Rights Watch, ngày hôm qua, đã kêu gọi lãnh đạo châu Âu hãy đặt vấn đề nhân quyền lên hàng ưu tiên trong các cuộc hội đàm với giới chức Việt Nam.
Theo Human Rights Watch, chủ tịch Van Rompuy cần công khai kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho các tù chính trị, tôn trọng quyền tự do tôn giáo và xóa bỏ biện pháp lao động cưỡng bức tại các trại cai nghiện ma túy. Human Rights Watch tố cáo là nhiều nhà hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã bị sách nhiễu, dọa nạt và bỏ tù.
Ông Brad Adams, giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch nhấn mạnh : « Khi châu Âu nhìn nhận Việt Nam là một đối tác thương mại quan trọng, chủ tịch Van Rompuy không thể đưa vấn đề nhân quyền xuống hàng thứ yếu. Việt Nam thường xuyên bỏ tù những công dân của mình vì họ đòi hỏi phải có dân chủ và các quyền tự do như châu Âu vẫn bảo vệ. Chủ tịch Van Rompuy có nghĩa vụ đạo đức phải nêu rõ với chính phủ Việt Nam rằng họ không thể thực hiện sự độc tài trấn áp mà không phải hứng chịu những hậu quả trong quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu ».
Đây là lần đầu tiên, chủ tịch Hội đồng châu Âu tới thăm Việt Nam kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990. Năm 1996, Việt Nam và Liên Hiệp Châu Âu đã ký hiệp định khung quan hệ hợp tác. Tháng Sáu năm 2005, chính phủ Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể quan hệ Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015.
Bên lề Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ Tám, tại Bỉ, tháng 10/2010, hai bên đã ký tắt Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện – PCA. Văn bản này đã được ký chính thức hồi tháng Sáu vừa qua.Trong lĩnh vực kinh tế, theo số liệu của Việt Nam, quan hệ thương mại hai chiều không ngừng gia tăng, từ 4,1 tỷ đô la năm 2000 lên đến 24,2 tỷ năm 2011. Trong tám tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại song phương đã lên tới 18 tỷ đô la.
Liên Hiệp Châu Âu là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Trong cơ cấu trao đổi mậu dịch, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu hải sản, hàng dệt may, giầy dép, một số mặt hàng tiêu dùng và nhập khẩu máy móc, xe hơi, dược phẩm, phân bón… Bên cạnh đó, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu thực hiện nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam.
Liên Hiệp Châu Âu cũng là nhà tài trợ đứng hàng thứ hai của Việt Nam, với tỷ lệ viện trợ không hoàn lại rất lớn. Trong giai đoạn 1996 – 2012, tổng viện trợ công cho phát triển – ODA của châu Âu cho Việt Nam là 13 tỷ đô la.
- Chủ tịch Hội đồng châu Âu thăm Việt Nam (BBC).
- Tuấn Khanh: Án tù cho nghệ sĩ, có sợ không? (BBC). – Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình (VOA). – Hai nhạc sỹ bị buộc tội gì? (BBC). – Gia đình nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình lên tiếng (VOA). – LUẬT PHÁP THỤT LÙI (Mai Xuân Dũng).
- Bắt hết đi, tù hết đi… (Nguyễn Văn Thiện).- Từ đảo Sơn Ca: Nguyễn Hàm Thuận Bắc – Hôm đến trại tạm giam Tân An mẹ khóc (Dân Luận).-- TỪ TRƯỜNG SA GỬI NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN (Nguyễn Trọng Tạo). – Nguyễn Hưng Quốc: Chiến thắng của những kẻ yếu đuối (VOA’s blog). - CON ƠI ĐỪNG CÓ CHỐNG TÀU ! (Huỳnh Ngọc Chênh). - Đến thăm Phạm Thanh Nghiên (Người Buôn Gió). - Nguyễn Trọng Vĩnh: Thư gửi con gái (BVN).- EU kêu gọi Việt Nam xúc tiến cải cách nhân quyền (VOA).
- GS Nguyễn Minh Thuyết: “Từ khi tôi tham gia QH đến nay, chưa thấy trường hợp nào tự nguyện từ chức” (Infonet). – Nhận lỗi, sửa lỗi và đòi hỏi từ nghị trường (VnEco).
- ĐBQH bật khóc vì người nghèo (TP). – Khi đại biểu được mời tranh luận (VNN). – Tám theo đại biểu của dân (Nguyễn Thế Thịnh).
-Tuyên truyền chống Nhà nước: lãnh 4-6 năm tù Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 30-10, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt hai bị cáo Trần Vũ Anh Bình (38 tuổi, sáng tác nhạc) 6 năm tù và Võ Minh Trí (34 tuổi, nhạc công tự do, sáng tác nhạc) 4 năm tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo khoản 1 điều 88 Bộ luật hình sự.
Trần Vũ Anh Bình ngụ đường Kỳ Đồng, quận 3, TP.HCM. Võ Minh Trí ngụ tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Bản án còn tuyên buộc hai bị cáo phải chịu hình phạt bổ sung là bị quản chế tại địa phương trong thời gian 2 năm kể từ khi chấp hành xong án phạt tù. Trong thời gian chịu quản chế, các bị cáo bị tước một số quyền công dân như quyền ứng cử, quyền bầu cử, làm việc tại các cơ quan nhà nước và phục vụ trong lực lượng vũ trang.
Theo hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo Bình và Trí là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm an ninh quốc gia. Tại phiên tòa, cả Bình và Trí đều thừa nhận hành vi của mình như bản cáo trạng của VKSND TP.HCM nêu, đề nghị hội đồng xét xử xem xét để xử mức án nhẹ cho các bị cáo.
Tại tòa, Bình nói đã nhận thức được việc làm của mình là không đúng, để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho an ninh đất nước, bị cáo xin chấp nhận các hình phạt mà tòa tuyên. Trí cũng cho rằng thật ra bị cáo không có tham vọng làm chính trị, do nhận thức còn hạn chế nên hành vi đi quá xa so với hiểu biết.
Trong khi đó, khi bào chữa tại tòa, hai luật sư bào chữa cho Bình và Trí lại cho rằng các bị cáo không có hành vi phạm tội. Tuy nhiên, hội đồng xét xử đã bác quan điểm bào chữa của các luật sư.
Theo cáo trạng, các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận tự dựng lên nhóm gọi là “Tuổi trẻ yêu nước”, sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng Internet lập trang web “tuoitreyeunuoc…” và lập các blog cá nhân để trao đổi thông tin. Trên các trang web và blog trên, các bị cáo đã cho lưu trữ nhiều tài liệu, đăng tải các bài viết, bản nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật, nói xấu gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Bình là người hoạt động tích cực, tạo lập và quản trị blog “Nhacviet…”, cho đăng tải những bài viết, bản nhạc do Bình sáng tác hoặc biên tập, sưu tầm có nội dung chống Nhà nước, phát tán cờ chính quyền Sài Gòn cũ, rải truyền đơn tại nhiều tỉnh thành: Thái Nguyên, Long An, Đồng Tháp và TP.HCM.
Trí cũng tham gia sáng tác hai bài hát (lấy nghệ danh là Việt Khang) có nội dung chống Nhà nước gửi đăng trên trang web của nhóm “Tuổi trẻ yêu nước”, móc nối, lôi kéo 3 người khác vào nhóm nhưng những người này từ chối tham gia.
Theo tài liệu điều tra, người cầm đầu, thành lập nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” là Vũ Trực (còn gọi là Hồn Việt, hiện ở Mỹ). Thông qua các diễn đàn, hai bị cáo Bình, Trí và 5 người khác tại Việt Nam đã quen biết và tham gia nhóm này. Ngoài Bình và Trí đã bị xét xử, hiện cơ quan điều tra đang truy nã Nguyễn Thiện Thành (tham gia tích cực vào việc rải tờ rơi, truyền đơn chống Nhà nước).
Những người khác cũng có hành vi vi phạm nhưng do tính chất, mức độ hạn chế (hầu hết là sinh viên bị lôi kéo rủ rê) nên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
n ...
Hai bị cáo lãnh 10 năm tù về tội dán truyền đơn, treo cờ, viết nhạc ...Sài gòn Giải Phóng
(SGGPO).- Ngày 30-10, TAND TPHCM đã xét xử sơ thẩm đối với Trần Vũ Anh Bình (SN 1974, ngụ quận 3 TPHCM), Võ Minh Trí (SN 1978, ngụ TP Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) về các hành vi hoạt động nhằm tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hai bị cáo phải nhận lãnh tổng cộng 10 năm tù.
Theo cáo trạng của Viện KSND TPHCM, vào tháng 4-2011 Vũ Trực (hiện ở Mỹ) thành lập nhóm có danh xưng “Tuổi trẻ yêu nước”, lập trang web “tuoitreyeunuoc.com”, lập các blog cá nhân để liên lạc, trao đổi và làm ra, tàng trữ các tài liệu, đăng nhiều bài viết, bản nhạc có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng và Nhà nước.
Mục tiêu hoạt động của nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” là tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, gây mất ổn định chính trị, khi có thời cơ thì nổi dậy xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ. Thông qua các diễn đàn trên mạng Internet, Vũ Trực làm quen, chiêu dụ một số học sinh, sinh viên, người có hoạt động văn hóa văn nghệ tham gia nhóm, trong đó có Trần Vũ Anh Bình và Võ Minh Trí.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Vũ Anh Bình khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Theo đó, dưới sự chỉ đạo của Vũ Trực, bị cáo Bình điều hành blog “Nhacviet.Tuoitreyeunuoc.com” chuyên đăng những bài hát do Bình biên tập hoặc sáng tác với nghệ danh Hoàng Nhật Thông.
Theo kết luận của giám định viên tư pháp về văn hóa, các bài hát này có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước ở các mức độ khác nhau; chủ trương vận động tập hợp lực lượng nhằm thay đổi hiện trạng chính trị, thể chế hiện tại với mục đích gây xáo trộn, phá hoại an ninh quốc gia; phủ nhận thành quả cách mạng, đất nước đã đạt được; phỉ báng chính quyền, nhà nước, các tổ chức khác gây hận thù chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc...
Ngoài ra, bị cáo Bình còn đọc, ghi âm trên blog cá nhân và sưu tầm, phát tán nhiều bài viết có nội dung vu khống, xuyên tạc với mục đích gây mất lòng tin trong nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, gieo rắc hoang mang cho người dân bằng các thủ đoạn, giọng điệu chiến tranh tâm lý nhằm thay đổi chế độ hiện tại ở Việt Nam.
Không dừng lại ở đây, bị cáo Bình còn cùng với Nguyễn Thiện Thành (hiện đã bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã) làm nhiều truyền đơn có nội dung chống Nhà nước rồi dán tại một số khu vực ở TPHCM, tỉnh Long An; làm cờ vàng ba sọc đỏ (cờ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn trước đây) treo, cắm ở khu vực đường cao tốc Trung Lương, tỉnh Long An. Những việc làm này đều được Bình và Thành quay phim, chụp hình chuyển tập tin cho Vũ Trực để đăng trên trang web “tuoitreyeunuoc.com”.
Đổi lại, Bình nhận từ Vũ Trực một máy vi tính xách tay và 200 USD để tổ chức cho 6 thành viên trong nhóm đi du lịch Nha Trang như là một hình thức khen thưởng cho nhóm. Trả lời thẩm vấn của hội đồng xét xử, bị cáo Bình thừa nhận: “Bị cáo đã làm những việc mà chính lương tâm bản thân bị cáo cũng thấy không đúng. Hành vi của bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bị cáo phải trả giá cho việc làm vô nghĩa và trái pháp luật của mình”.
Với thái độ thành khẩn tương tự, Võ Minh Trí khai: với nghệ danh Việt Khang, bị cáo sáng tác hai bài hát “Việt Nam tôi đâu”, “Anh là ai” có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước gửi cho Vũ Trực để đăng trên trang web “tuoitreyeunuoc.com”. Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương phát triển lực lượng cho nhóm, bị cáo Trí tuyên truyền, lôi kéo ba người khác gia nhập cái gọi là nhóm “Tuổi trẻ yêu nước” nhưng đều bị những người này từ chối.
“Bị cáo không có tham vọng làm chính trị, chỉ do nhận thức yếu kém nên đã làm những việc sai trái. Trong thời gian bị tạm giam, được cán bộ điều tra giải thích, tôi đã nhận ra việc làm của mình là sai và đã hợp tác với cơ quan điều tra. Tôi ân hận rất nhiều, mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật”, bị cáo Trí nói.
Theo nhận định của hội đồng xét xử, hành vi của hai bị cáo Bình, Trí là đặc biệt nghiêm trọng, đã xâm phạm đến an ninh quốc gia. Các bị cáo hoạt động có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có sự móc nối câu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch. Hành vi của các bị cáo phạm vào tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Bộ luật Hình sự, cần phải áp dụng hình phạt nghiêm khắc để có tác dụng giáo dục riêng và răn đe phòng ngừa chung.
Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, thể hiện sự ăn năn hối hận, riêng bị cáo Trí tự thú một số hành vi sai phạm với cơ quan điều tra nên hội đồng xét xử quyết định giảm một phần hình phạt đối với các bị cáo.
Từ đó, hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Bình mức án 6 năm tù, bị cáo Trí 4 năm tù cùng về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Ngoài ra, mỗi bị cáo bị phạt quản chế 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù. Trong thời gian bị quản chế, các bị cáo bị tước một số quyền công dân như quyền ứng cử, quyền bầu cử cơ quan quyền lực, quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước, quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Xét xử nhóm hoạt động chống phá nhà nước bằng internetTiền Phong Online
Lĩnh án tù vì sáng tác bài hát 'chống phá nhà nước' VNExpress
-Vietnam sentences 2 songwriters to prison terms
HANOI (AP) October 30, 2012 - Two musicians in Vietnam whose topical songs are popular among overseas Vietnamese were sentenced to prison on Tuesday, prompting criticism from the United States and international rights groups.
-KẾT QUẢ PHIÊN TÒA – 12h40′: Nhạc sĩ Việt Khang: 4 năm tù giam, 2 năm quản chế, Trần Vũ Anh Bình: 6 năm tù giam, 2 năm quản chế.
Ngày 29/10/2012 – Hai nhạc sĩ Việt Nam đang đối mặt 20 năm tù giam vì viết bài hát chỉ trích chính phủ của họ phải được phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết ngày hôm nay, trước phiên toà xét xử vào ngày Thứ Ba, 30/10/2012 tại Tòa án nhân dân Tp. HCM.
Võ Minh Trí, được biết với tên Việt Khang, 34 tuổi, và Trần Vũ Anh Bình, tức Hoàng Nhật Thông, 37 tuổi, cả hai đã bị giam giữ kể từ cuối năm 2011.
Cả hai bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự của Việt Nam – một hành vi phạm tội có mức án lên đến 20 năm.
“Đây quả là lố bịch cho những người chỉ vì viết các bài hát. Những người này là những tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận thông qua các bài hát và các hoạt động ôn hòa của họ, và nên được thả tự do”, ông Rupert Abbott, nhà nghiên cứu về Việt Nam của Tổ chức Ân xá Quốc tế nói.
“Nhà cầm quyền Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ theo hiến pháp và quốc tế, qua đó tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân, bao gồm cả thông qua âm nhạc và các phương tiện truyền thông khác.”
Các nhạc sĩ chỉ trích Trung quốc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên vùng Biển Đông và phản ứng của chính quyền Việt Nam đối với tuyên bố này. Họ cũng nhấn mạnh các vấn đề bất công của xã hội và quyền con người.
Cảnh sát đã bắt ông Võ Minh Trí vào giữa tháng 9/2011, rồi thả ông ngay sau đó, nhưng sau đó ông bị bắt lại vào ngày 23/12/2011. Kể từ đó, ông bị tạm giam tại nhà tù số 4 Phan Đăng Lưu, Tp. HCM. Trần Vũ Anh Bình bị bắt ngày 19/9/2011 và được báo cho biết là bị nhốt trong cùng một nhà tù.
Phiên tòa xét xử hai nhạc sĩ xảy ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp quyền tự do ngôn luận.
“Có một xu hướng rất đáng lo ngại trong việc đàn áp những người nói lên ý kiến một cách ôn hòa mà chính quyền Việt Nam không thích”, ông Abbott nói.
Một ví dụ khác như hôm 14/10/2012, cảnh sát bắt giữ Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, cùng với ba sinh viên nữa của một trường đại học ở Tp. HCM. Trong khi những sinh viên khác đã được thả cùng ngày hôm đó, còn Nguyễn Phương Uyên thì bị giam giữ và đã bị chuyển đến trại giam của tỉnh Long An.
Cô nữ sinh này bị cáo buộc tham gia rãi truyền đơn chỉ trích Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.
Lúc đầu chính quyền phủ nhận có bắt giữ cô ấy, nhưng sau đó đã thừa nhận khi thông báo cho gia đình cô rằng cô ấy, giống như hai nhạc sĩ, đang bị điều tra về tội tuyên truyền chống nhà nước theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
“Thay vì cố gắng bịt miệng những người trẻ tuổi Việt Nam, chính quyền Việt Nam nên cho phép họ bày tỏ ý kiến của mình và có tiếng nói trong định hướng và phát triển đất nước họ”, Abbott nói.
“Hai nhạc sĩ và nữ sinh viên trẻ tuổi phải được thả ngay lập tức và vô điều kiện”.
@VNHRDs
Source: http://amnesty.org/en/news/viet-nam-acquit-songwriters-who-face-20-years-jail-2012-10-29 -Việt Nam: Hãy tha bổng những nhạc sĩ đối mặt với bản án 20 năm tù
- Nhạc sĩ Việt Khang và Hoàng Nhật Thông ra tòa (Người Việt). - Mẹ Nấm: VN câm lặng và xét xử Việt Khang (Chuacuuthe). - Bắc California biểu tình yểm trợ Việt Khang (Bùi Văn Phú). - Thư gửi hai anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (DLB). - Chửi cho chúng sụm bà chè!? (DLB).
– Việt Khang ‘không hoạt động chính trị’ (BBC). - Người Việt hải ngoại kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang (RFA). – Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế: hai nhạc sĩ Việt Nam đang đối diện với bản án tù 20 năm: Viet Nam: Acquit songwriters who face 20 years in jail (Amnesty). – Giáo dân nói về phiên tòa xử Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình (Chuacuuthe).
- SAO KHÔNG XUỐNG ĐƯỜNG? (Quỳnh Trâm). . –Người xưa chống Mỹ ngụy, hồn ở đâu bây giờ(DLB).
- Phương Uyên – cuối cùng em sẽ thắng (DLB).
- Chống Trung Cộng cướp đất chiếm biển Việt Nam là chống nhà nước (Chuacuuthe). – SAU BÃO VỀ HẢI PHÒNG THĂM PHẠM THANH NGHIÊN (Huỳnh Ngọc Chênh). – Thương ma Bình Thuận (DLB).
- Biểu tình là thể hiện lập trường của mình (BBC). --Từ hải ngoại nghĩ về các “nhà dân chủ” (Nhân Dân)- Tranh luận xung quanh comment của Nguyễn Thành Nam: “Nỗi bất lực và lời nhắn gửi: Đấu tranh mà làm gì khi tù đày luôn đe dọa, chúng ta đang mơ về viễn mơ” (Han Times). - Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ thăm Chùa Giác Minh – Đà Nẵng (RFA). – P/V nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang vừa đến Mỹ tị nạn (VOA). – Thêm 8 giáo dân Cồn Dầu sắp được sang Mỹ định cư (RFA).
- Tôn Trung Sơn – Chủ nghĩa Dân quyền, 1924 (phần 1) (Dân Luận).
Tăng cường quản lý nhà nước về pháp luật đối với báo chí (TCCS 25-10-12) -- Kinh hãi!
Chống "thế lực thù địch": Về những luận điệu chống Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: Như "dòng nước ngược" (QĐND 28-10-12)
– Yêu nước là phản động, chống ngoại xâm là thù địch? (Chuacuuthe). – Nhà cầm quyền cần con cháu dạy lại lòng yêu nước (VRNs/ TNCG).
- KHỐI 8406 – TUYÊN BỐ VỀ NHỮNG BẠN TRẺ YÊU NƯỚC ĐANG BỊ BẮT (Trí Nhân Media). - THÁNG 10: KHÍ HÙNG BẤT TỬ – NOI GƯƠNG TIỀN NHÂN – ĐÁP LỜI SÔNG NÚI (Trí Nhân Media). - Lòng yêu nước của người dân Việt Nam đang bị Đảng và chính quyền CS Việt Nam giễu cợt (Chuacuuthe). – Xin Đừng Tài Lanh và Nói Khôn Với Dại (DĐCN). – Ba Nhân Vật Trong Tuần. The Week’s Three Personalities (Phạm Hồng Sơn).