-Hoàng Sa và Trường Sa : Vấn đề kế thừa Việt Nam Cộng Hòa.
Nhan Tuan Truong
-Hà Nội đi kiện Bắc Kinh?
Lữ Giang
Rốt cuộc, rất khó để thấy Việt Nam đi kiện Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa tìm được lối thoát nào cho Biển Đông, đành ngồi chịu trận.
Sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng cấm đánh cá trên Biển Đông bao trùm cả Hòa Sa và Trường Sa, ngày 14/1/2014, Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho phổ biến bài “Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì?” của phóng viên Mặc Lâm phỏng vấn hai nhân vật có hiểu biết về Biển Đông, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ và Thạc sĩ Hoàng Việt hiện đang giảng dạy tại Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.
Nhan Tuan Truong
Đã 40 năm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, quá khứ chiến tranh đã thành tro tàn, những người « tham gia » vào cuộc chiến 1954-1975 không còn bao nhiêu người. Phe chiến thắng, những người lãnh đạo đất nước hôm nay, cũng không có mấy người có dính líu vào cuộc chiến. Dầu vậy lòng hận thù của phe chiến thắng, tức những người đang lãnh đạo hiện nay, vẫn còn sâu sắc đối với phe chiến bại, tức chế độ Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Bất cứ ai có những gì có liên quan đến VNCH đều có thể bị trừng trị nặng nề bằng pháp luật. Điển hình, vụ án Nguyễn Mai Trung Tuấn, một đứa bé 14 tuổi bị kết án nặng nề 4 năm 6 tháng tù, lý do bề mặt là « cố ý gây thuơng tích » cho nhân viên công lực, nhưng bề trái là lý do đứa bé này mặc áo có vẽ hình cờ Việt Nam Cộng Hòa. Ngày 14-12-2015, một tòa án khác sẽ xử một người trẻ tuổi khác tên Nguyễn Viết Dũng. Lý do bề mặt là « gây rối trật tự » nhưng bề trái là vì cậu trẻ này mặc áo « gần giống » như quân phục VNCH ngày xưa. Cậu trẻ này bị tuyên án 15 tháng tù.
Điều này hết sức nguy hiểm cho chủ quyền lãnh thổ cũng như vùng biển của VN ở Biển Đông.
Bởi vì trên phương diện pháp lý quốc tế, chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa dính liền với Việt Nam Cộng Hòa. VN hôm nay chỉ có thể khẳng định chủ quyền tại HS và TS nếu nước CHXHCNVN hôm nay kế thừa hợp pháp di sản Việt Nam Cộng Hòa.
Nhà nưóc VN hôm nay vẫn xem VNCH là kẻ thù thì làm thế nào hồ sơ kế thừa HS và TS có thể thiết lập ? Hai vụ án nặng nề, một đứa bé 14 tuổi lãnh án 4 năm 6 tháng tù và một thanh niên thông minh tuấn tú 15 tháng tù, đơn giản chỉ vì hai người này đề cao những dấu hiệu biểu tượng VNCH, là bằng chứng cụ thể nhà nước hiện nay vẫn xem VNCH là kẻ thù của chế độ.
Như vậy, bằng cách này nước CHXHCNVN đã kế thừa HS và TS từ VNCH ?
Anh có thể ăn cướp của cải của một người mà anh xem là kẻ thù nhưng anh không thể kế thừa bất kỳ danh nghĩa nào của người đó.
Trung Quốc đang theo dõi sát sao những vụ án ở VN hiện nay xử tội những người có dính líu tới chế độ cũ. Kết quả của những vụ án này là những bằng chứng củng cố sự « đồng thuận » của VNDCCH – quốc gia tiền nhiệm của CHXHCNVN – qua công hàm (nổi tiếng) 1958 của ông Phạm Văn Đồng.
Một vụ án vừa xảy ra bên Pháp, theo đó một doanh nhân (tên là Bernard Tapie) đã bị xử hoàn trả tiền lại cho nhà nước trên 400 triệu Euros, mặc dầu Tòa Trọng tài trước đó đã xử nhà nước phải bồi thường cho ông này. Lý do Tòa nại ra là vị doanh nhân đã biết trước sự việc xảy ra (hay sẽ xảy ra), khi ông này bán xí nghiệp ADIDAS cho một nhà băng (vốn của nhà nước). Khi biết trước (sự việc sẽ xảy ra như vậy) mà vẫn bán, tức là đã có sự đồng thuận. Khi đã đồng thuận rồi thì còn đòi lại cái gì ?
Vụ án này làm cho ta nhớ lại công hàm 1958, là lãnh đạo VNDCCH thời đó đã biết rõ nội dung Tuyên bố của TQ về chủ quyền và hải phận của họ. Biết mà không phản đối lúc đó có nghĩa là đồng thuận. Đã biết, không phản đối, lại còn ra công hàm 1958 để nhìn nhận. Bây giờ, những người hậu duệ tiếp nối VNDCCH có tư cách nào để phản đối chủ quyền của TQ tại HS và TS ?
Không có cách nào khác cho người VN yêu nước, những người muốn giữ HS và TS lại cho Việt Nam muôn đời sau, ngoài cách vô hiệu hóa công hàm 1958 cũng như mọi hành vi của VNDCCH. Dĩ nhiên bằng những lý thuyết luật học còn hiệu lực.
TQ đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực. TQ có thể sẽ chiếm TS trong thời gian tới bằng vũ lực hay bằng pháp lý. Nếu lập trường thù dai hận sâu của nhà nước đối với VNCH vẫn không thay đổi, thì cách nào thì TQ cũng thắng và cách nào VN cũng sẽ không làm được gì TQ.
Tôi đăng lại bài viết này, nội dung nói về vấn đề kế thừa VNCH, như là một lời nhắc nhở cho lãnh đạo VN hôm nay. Đất nước là trường tồn, quyền lợi của dân tộc là cao hơn hết. Nếu vẫn còn nung nấu lòng hận thù, thì chính lòng hận thù này sẽ tách vùng lãnh thổ Trường Sa, cùng vùng biển của nó, ra khỏi Việt Nam. Mà đó là trách nhiệm của quí vị lãnh đạo CSVN.
Hoàng Sa và Trường Sa : Vấn đề kế thừa Việt Nam Cộng Hòa.
Trong hồ sơ Hoàng Sa, khó khăn nhất của VN hôm nay là chứng minh được quốc gia có tên gọi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã « kế thừa » danh nghĩa chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của thực thế Việt Nam Cộng Hòa.
Bà Monique Chemillier-Gendreau[i]dựa lên thuyết « liên tục quốc gia » để cho rằng VNDCCH có thể kế thừa VNCH để có quyền chủ quyền tại HS và TS :
Le Vietnam aujourd’hui unifié (par la victoire du Nord) doit choisir à qui il succède sur ce point. La logique territoriale renforce une cuccession aux droits et actions du Sud-Vietman, seul compétent d’une point de vue géographique.
Tạm dịch : Nước Việt Nam thống nhất hôm nay (do chiến thắng của miền Bắc) phải lựa chọn bên nào để kế thừa (danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa). Lôgíc về mặt lãnh thổ củng cố sự kế thừa về các quyền và những hành vi của Nam Việt Nam, phía duy nhất có thẩm quyền trên quan điểm địa lý.
Chủ quyền của VN tại HS và TS liên tục từ nhiều thế kỷ, từ chúa Nguyễn chuyển sang triều Tây Sơn, sang triều đại nhà Nguyễn, rồi đến nhà nước bảo hộ Pháp. Năm 1954, quốc gia VN bị phân chia thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, hai quần đảo HS và TS do VNCH quản lý. Nhà nước VNCH, tiếp nối nhà nước bảo hộ Pháp, quản lý liên tục và khai thác HS và TS.
Tức là lập luận của bà học giả M. Chemiller-Gendreau « Nam Việt Nam, phía duy nhất có thẩm quyền trên quan điểm địa lý » là phù hợp với thực tế lịch sử và pháp lý.
Một câu hỏi (chính đáng) đã đặt ra, từ những lần bàn luận trên Facebook : anh đã giết chết người ta thì anh có tư cách gì để kế thừa người ta ?
Từ « giết chết » sử dụng ở đây có thể không phù hợp, nhưng thực tế lịch sử giữa hai thực thể VNCH và VNDCCH, từ năm 1959 đến 1975, đã thể hiện trong chiều hướng như vậy.
Thủ tục « kế thừa » có thể thể hiện (một cách đơn giản như bà học giả M. Chemiller-Gendreau đề nghị) trong một hoàn cảnh lịch sử thế này hay không ?
Nội dung Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 của ông Hồ Chí Minh :
Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Tuyên bố này, trên quan điểm pháp lý, cắt đứt mọi quan hệ giữa nhà nước VNDCCH và nhà nước bảo hộ Pháp. Nhà nước VNDCCH là chính phủ của một Việt Nam mới (không quan hệ gì với nhà nước vương quyền cũng như các nhà nước đã từng hiện hữu trên đất nước VN, đồng thời hay trước đó.)
Nội dung Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Lê Duẩn :
« Cách mạng tháng Tám nǎm 1945 là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân… Nó đã xoá bỏ chính quyền Nhà nước của thực dân và phong kiến, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là Nhà nước độc lập, dân chủ thật sự của nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mớitrong lịch sử phát triển của nước ta… »
Bản báo cáo này khẳng định nhà nước VNDCCH là chính phủ của một nước VN mới, đã « xóa bỏ thực dân phong kiến ».
Khi đã « xóa bỏ » thì không có gì còn vướng mắc. Không hiện hữu vấn đề « kế thừa » giữa mình và cái mình đã xóa bỏ, mà chỉ có việc « chiếm hữu » (hay chiếm đoạt) mà thôi.
Nội dung hiến pháp 1959 :
« Nhưng đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức lại gây chiến tranh xâm lược hòng cướp nước ta và bắt nhân dân ta làm nô lệ một lần nữa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, toàn thể nhân dân ta đoàn kết một lòng đứng lên đánh giặc cứu nước. »
Phía VNDCCH luôn gọi VNCH là « bọn tay sai », là « giặc », là « ngụy ». « Ngụy » tức là giả. Khi anh cho rằng bọn đó là « giả », không phải là một thực thể chính trị, thì làm sao hiện hữu vấn đề kế thừa ? Anh không thể kế thừa một cái gì đó không có thật (ngụy).
Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10-9-1960 :
« Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:
Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước… »
Nghị quyết khẳng định chính quyền miền Nam (VNCH) là « bọn tay sai ».
Câu nói hiện nay trên môi những người lãnh đạo VN (và các học giả VN) : « nhà nước CXHCNVN đã kế thừa danh nghĩa chủ quyền HS và TS từ nhà nước VNCH », hay nại việc Thủ Tướng Trần Văn Hữu tuyên bố này kia tại Hội nghị San Francisco năm 1951 nghe thật là lố bịch và chướng tai. Đâu có ai kế thừa cái gọi là « danh nghĩa chủ quyền » từ « bọn tay sai » bao giờ ? Đã là « tay sai » thì chỉ có « tuân lệnh chủ » chứ làm sao có vấn đề « danh nghĩa » ở đây ?
Chiến thắng 30-4-1975, không hề hiện hữu một buổi lễ bàn giao chính quyền giữa VNCH với VNDCCH hay với CPLT MTGPMN.
Không có bàn giao quyền lực thì làm sao có kế thừa ?
Theo ý kiến của bà học giả M. Chemiller-Gendreau, sau khi hiệp thuơng thống nhất đất nước 1976, nước CHXHCNVN có thể « kế thừa » VNCH để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS.
Nhưng với một thực tế lịch sử và pháp lý như vậy, ta có thể thuyết phục được ai ? Chưa chắc được với một người dân thường huống chi trước những Thẩm phán giàu kinh nghiệm trước một Tòa án, hay trước những học giả dư tài hùng biện của TQ.
Một số học giả VN (1) biện luận rằng « theo luật quốc tế, chủ quyền lãnh thổ thì thuộc về quốc gia » và chủ trương có hai quốc gia VNCH và VNDCCH trong thời kỳ 1954-1975. Mục đích nhằm chứng minh CHXNCHVN đã kế thừa danh nghĩa chủ quyền ở hai quần đảo HS và TS từ VNCH, thông qua CPLT CHMNVN.
Lập luận này đã sai từ những điều rất cơ bản :
1/ Không có « luật quốc tế » nào (còn hiệu lực) qui định « chủ quyền lãnh thổ thuộc về quốc gia » hết cả. Lý thuyết của các học giả này là lý thuyết « territoire-objet », hiện hữu ở thời kỳ phong kiến, lãnh thổ thuộc về vua chúa. Quan niệm này chấm dứt cùng lúc với chế độ phong kiến quân quyền. Đây là một quan niệm được các nhà Luật học đương thời phê bình là « sai lầm »[ii].
2/ Không hề hiện hữu « hai quốc gia » VNDCCH và VNCH trong thời kỳ 1954-1975.
3/ CHXHCNVN không thể « kế thừa » danh nghĩa chủ quyền HS (và TS) từ VNCH, thông qua CPLT CHMNVN. Lập luận này dựa theo thuyết « Reversion » không hề được công pháp quốc tế nhìn nhận (Xem tranh chấp Erythré và Yemen (2) về chủ quyền các đảo ở Hồng Hải trong bài ở đây).
Khi « lý thuyết » lập nên từ những lập luận nền tảng (đã sai), thì lý thuyết đó không có một giá trị hữu dụng nào.
Học giả khác(4), (cũng như các học giả nói trên) lập luận trên nền tảng công ước Montévidéo, cho rằng VNCH là một « quốc gia » :
VNCH là một thực thể có đủ 4 điều kiện của một quốc gia (state), gồm : (a) một dân số ổn định ; (b) một lãnh thổ rõ rệt ; (c) có một chính quyền ; và (d) có khả năng giao dịch với quốc gia khác.
Tác giả không giải thích bằng cách nào danh nghĩa chủ quyền Hoàng Sa từ « quốc gia » VNCH chuyển sang « quốc gia » CHXHCNVN hôm nay.
Nếu các thực thể VNDCCH và VNCH là hai « quốc gia », thì mối tương quan giữa VNDCCH, VNCH và Trung Quốc là tương quan giữa « quốc gia » với « quốc gia ». TQ chiếm HS từ tay VNCH, được sự « im lặng đồng tình » của quốc gia VNDCCH vào tháng giêng năm 1974, cũng như được sự « đồng thuận » của « quốc gia » này trong quá khứ thể hiện qua công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng (cùng với nhiều hành vi mặc định khác).
Quí vị lập luận làm sao để thuyết phục mọi người là nước CHXHCNVN hôm nay thụ đắc danh nghĩa chủ quyền tại HS từ tay VNCH ? TQ đã chiếm HS trên tay VNCH chứ đâu phải trên tay CHXHCNVN. Làm sao VNCH có thể chuyển cho CHXHCNVN cái đã bị mất ?
Nếu quí vị không giải thích được việc này, cũng không phản biện được lý lẽ của tôi viết ở đây(6) và ở đây(6), thì làm sao có thể phản biện được những lý lẽ của TQ ? Chưa nói phải biện luận làm sao để thuyết phục các thẩm phán trước một Tòa án (nếu vấn đề tranh chấp đưa ra tòa án phân xử).
Quí vị tự trói buộc quí vị (và Việt Nam) trong những lập luận sai trái. Việc này, nếu chỉ đối với cá nhân của quí vị thì không ai màng đến làm chi. Vấn đề là nó liên hệ đến đất nước và toàn thể quốc dân Việt Nam.
Công ước Montévidéo năm 1933 thực ra là một công ước được ký kết giữa các xứ thuộc Châu Mỹ, lâu ngày trở thành « tập quán » của Luật quốc tế. Nhưng nội dung của nó không đủ để diễn đạt thế nào là một « quốc gia » sau Thế chiến II cũng như trong khung cảnh « Toàn cầu hóa » hiện thời.
Đâu phải hễ có lãnh thổ, dân chúng, một chính quyền và chính quyền này có khả năng giao dịch với các quốc gia thì là « quốc gia » ?
Trường hợp Palestine, Đài Loan… họ cũng có lãnh thổ, dân chúng, có chính quyền và chính quyền này có khả năng « giao dịch » với các nước trên thế giới, sao họ không là « quốc gia » ?
Các tổ chức « ONG », hay các « tập đoàn kinh tế » hiện nay, họ có tư cách pháp nhân trong « Luật quốc tế », có « quan hệ » với các quốc gia, nhưng họ đâu phải là quốc gia ?
Vì thế, Công pháp quốc tế hôm nay bổ túc thêm hai đặc tính « độc lập – indépendant » và « có chủ quyền – souveraineté » vào định nghĩa (điều kiện thành lập) « Quốc gia » theo công ước Montévidéo.
Hai thực thể VNDCCH và VNCH được khai sinh theo Hiệp định Genève 1954 và hiệp định này được quốc tế công nhận (và bảo trợ).
Trong khoản 1954 và 1975 nước Việt Nam bị phân chia theo hiệp định Genève thành hai vùng lãnh thổ tại vĩ tuyến 17, lần lượt mang tên : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Việt Nam Cộng Hòa. Vĩ tuyến 17 là đường ranh quân sự tạm thời, không phải là đường phân định biên giới về chính trị hay lãnh thổ.
Nội dung Hiệp định Genève xác nhận VN là nước độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, có chủ quyền và thống nhất (được tái xác nhận theo Hiệp định Paris năm 1973). Điều này thể hiện lên thực tế.
Trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1973, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới nhìn nhận sự hiện hữu của hai quốc gia Việt Nam. Khối Tư bản nhìn nhận VNCH là đại diện của nước Việt Nam duy nhất. Khối XHCN công nhận VNDCCH là đại diện nước VN duy nhất. Nước này nhìn nhận phía này thì không nhìn nhận phía kia, hay ngược lại.
Quí vị nói rằng VNDCCH và VNCH là « hai quốc gia độc lập, có chủ quyền ». Vậy quí vị thử đưa bằng chứng cho biết quốc gia nào (trên thế giới này) đã cùng lúc công nhận hai quốc gia VNCH và VNDCCH ?
Tôi có viết thư gởi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (7), khi thấy một số viên chức VN bị ảnh hưởng bởi lập luận của quí vị, nội dung đại khái :
Trên tinh thần một nước VN « độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ » của các hiệp ước 1954 và 1973, thì bất kỳ các tuyên bố, các hành vi đơn phương của một bên (VNCH hay VNDCCH), nếu có làm tổn hại đến việc toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chúng đều không có giá trị.
Công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng viết trong khoản thời gian 1954-1973, có liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần hai Hiệp định 1954 và 1973, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc.
Như thế, không cần phải bóp méo lịch sử, không cần phải biện luận bằng những lý thuyết không còn hiệu lực (như lý thuyết về quan hệ giữa « quốc gia và lãnh thổ » hoặc lý thuyết « đáo hoàn – reversion »), để phản biện công hàm 1958 của ông Phạm Văn Đồng cũng như chứng minh CHXHCNVN thụ đắc danh nghĩa chủ quyền HS.
Chỉ cần nhìn nhận một thực tế lịch sử (đã bị chối bỏ từ nhiều thập niên nay). Đó là nhìn nhận hiệu lực của các hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1973. Công hàm 1958 (cùng với các hành vi của VNDCCH có hiệu lực tương tự) trở nên không có hiệu lực.
Vấn đề còn lại chỉ là làm thế nào để « kế thừa » danh nghĩa của VNCH.
Nhiều người có ý kiến : chỉ cần đổi tên nước, đổi quốc kỳ, quốc ca… để trở thành VNCH thì mọi việc đều ổn thỏa.
Theo tôi thì chưa chắc. Những điều đã viết ở trên, khi anh gọi người ta là « ngụy », là « giặc », là « bọn tay sai »… thì anh làm sao kế thừa ?
Bà Joële Nguyên Duy-Tân qua bài « La représentation du VietNam dans les institutions spécialisées »[iii]có đặt vấn đề :
« La R.D.V.N. avait toujours nié théoriquement l'existence d'un Etat au Sud, en particulier celui de la R.V.N. La R.S.V.N. peut-elle succéder à une entité inexistante pour elle?
Tạm dịch : VNDCCH luôn cương quyết phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia ở miền Nam, tức VNCH. CHXHCNVN có thể kế thừa một thực thể mà họ đã quan niệm là không hiện hữu ?
Mặt khác, một câu hỏi đã đặt ở trên : anh đã giết chết người ta thì anh có tư cách gì để kế thừa người ta ?
Vì thế, việc đổi tên nước, đổi cờ quạt này kia… là không thuyết phục.
Tôi đã đề nghị giải pháp « kế thừa » thông qua chính sách « hòa giải dân tộc » sau đây. Đề nghị này đã có từ hơn 10 năm nay. Xem ra sau gần 4 thập niên thống nhất đất nước, việc kế thừa vẫn chưa muộn, nếu lãnh đạo CSVN muốn làm việc này.
Tức là, để trả lời một câu hỏi nhức nhối, lẽ thường anh không thể « giết chết » người ta rồi « kế thừa » người ta được. Nhưng trong phạm trù « quốc gia », việc này có thể thực hiện, nếu người lãnh đạo có can đảm chính trị, (như đã thể hiện ở nội chiến Nam, Bắc Mỹ).
Đó là phải « hòa giải dân tộc ».
Biện pháp là :
Nhà nước CSVN bỏ tên nước, đặt lại tên nước, thí dụ : Cộng Hòa Việt Nam, thay đổi quốc kỳ, quốc ca, hiến pháp… thay đổi tất cả những gì dính líu đến VNDCCH và CHXHCNVN để lập một nền cộng hòa mới, tổ chức bầu cử tự do, lập chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân ; đoạn tuyệt với quá khứ sai lầm của VNDCCH.
Thể thức này nhằm đoạn tuyệt với di sản của VNDCCH, tức đoạn tuyệt với công hàm 1958 cùng với những thái độ có thể khiến VN bị vướng Estoppel hay Acquiescement.
Nhà nước mới, trên nền tảng dân chủ, thảo luận về một bộ luật « hòa giải dân tộc », trong đó qui định phương cách phục hồi danh dự cũng như việc đền bồi xứng đáng cho các thành phần quân nhân công chức VNCH nạn nhân của chính sách học tập cải tạo. Lập ra điều luật cấm sử dụng tiếng « ngụy » đối với những người thuộc chế độ cũ. Đền bồi cho các nạn nhân do cải tạo công thuơng nghiệp, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới ; làm luật phục hồi danh dự (cho người quá vãng) và đền bồi tương xứng cho nạn nhân của cộng sản như vụ Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, vụ án « xét lại chống đảng » v.v… Nếu những người này đã mất thì đề bồi cho con cháu của họ. Cho tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, không phân biệt nam bắc, dân tộc kinh, thuợng, không phân biệc cuộc chiến 1975, 1979 hay cuộc chiến với Kampuchia v.v…
Vấn đề « đền bồi » ở đây, trước tình hình đất nước, có thể chỉ là một hình thức nào đó, « tượng trưng » mà thôi. Để tránh những xáo trộn sâu xa trong xã hội.
Thể thức này nhằm « kế thừa » danh nghĩa của VNCH.
Trên căn bản như thế VN đương nhiên có chủ quyền tại HS và TS, như VNCH, từ đó mới có cơ sở giải quyết các tranh chấp bằng một trọng tài quốc tế, phân định hải phận biển Đông với các nước khác.
Trên tinh thần đó, với sự hưởng ứng của toàn khối dân tộc, VN sẽ đứng ở thế mạnh, hay ở thế không ai có thể bắt nạt, toàn dân một lòng chắc chắn đủ khả năng để tự bảo vệ lãnh thổ và hải phận của tổ tiên để lại.
[i]Monique Chemillier-Gendreau, « La Souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys », nxb Harmattan, ISBN 2-7384-4061-4, tr 123.
[ii]Nguyen Quoc Dinh, Patrick Daillier, Mathias Forteau, Alain Pellet - Doit International Public, L.G.D.J, 8eEdition, tr 456.
[iii] Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions spécialisées. In: Annuaire français de droit international, volume 22, 1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996
-Hà Nội đi kiện Bắc Kinh?
Lữ Giang
Rốt cuộc, rất khó để thấy Việt Nam đi kiện Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa tìm được lối thoát nào cho Biển Đông, đành ngồi chịu trận.
Sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng cấm đánh cá trên Biển Đông bao trùm cả Hòa Sa và Trường Sa, ngày 14/1/2014, Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho phổ biến bài “Kiện Trung Quốc, Việt Nam được gì?” của phóng viên Mặc Lâm phỏng vấn hai nhân vật có hiểu biết về Biển Đông, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ và Thạc sĩ Hoàng Việt hiện đang giảng dạy tại Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bài báo cáo về Biển Đông trước “các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học Cao đẳng Hà Nội” hôm 19/12/2012, Đại Tá Trần Đăng Thanh thuộc Học Viện Chính Trị Bộ Quốc Phòng VN đã nói toẹc ra tất cả những mưu lược mà “các thế lực thù địch” đang xử dụng để “chống phá chúng ta trong tình hình hiện nay”. Trong báo cáo này, Đại Tá Trần Đăng Thanh nói rất rõ:
“Thực ra mà nói, Mỹ đang thực hiện chiến lược hai mặt. Một mặt đang dùng Việt Nam như một lực lượng tiên phong để chặn Trung Quốc. Mặt thứ hai đang tìm mọi cách để phá vỡ mối quan hệ đoàn kết lâu đời của Việt Nam, giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà người hưởng lợi sẽ là nước Mỹ.”
Ngày 23/12/2012, Đài RFA đưa lên bài “ĐT Trần Đăng Thanh vô tình tiết lộ bí mật quốc gia”của Mặc Lâm phỏng vấn David Brown, một nhà ngoại giao và chuyên gia trong vấn đề Việt Nam.
Một vài chiêu thức
Trong nhiều năm qua, Đài RFA đã phỏng vấn một số trí thức XHCN bất mãn với chế độ vì không được trọng dụng, đòi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thực thi tự do dân chủ, tôn trọng nhân quyền, diệt trừ tham nhũng, cải cách kinh tế, chống Trung Quốc, v.v.
Để đối phó với chiến dịch này, ngoài việc bắt bớ và truy tố các thành phần hay các tổ chức bị coi là nguy hiểm, Đảng CSVN còn cho mở các chiến dịch chiến tranh tâm lý để chống lại. Vụ Đại Tá Trần Đăng Thanh “nói toạc móng heo” nói trên là một trong những hình thức phản pháo.
Nhưng đầu năm nay, Đảng CSVN đã xử dụng một chiêu thức mới lạ hơn, đó là thu gom các đòi hỏi chính của giới đối kháng lại thành thông điệp đầu năm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và coi đó là đường lối của “Đảng và Nhà Nước ta”. Nhiều nhà bình luận và cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại đã tỏ ra rất ngạc nhiên và hỏi nhau: “CSVN bắt đầu thay đổi thật sự sao?” Nhưng họ đã lầm. Đó chỉ là một trong các chiêu thức phản pháo.
Một trận giao đấu ngoạn mục
Đặc biệt, trong vụ kỷ niệm 40 năm cuộc chiến Hoàng Sa, hai bên đã giao đấu khá ngoạn mục. Ngày 6/1/2014 Đài RFA đi bài “Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải” để đẩy Hà Nội vào ngõ bí. Ký giả Nam Nguyên đã phỏng vấn một số người bất đồng chính kiến trong nước. Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu Biển Đông nói:
“Khi mà đã công nhận chính quyền VNCH đã đề kháng chống cự lại sự xâm lược của Trung Quốc, thì dĩ nhiên vinh danh bất cứ ai đã hy sinh trong vấn đề Hoàng Sa. Hiện nay tôi chưa biết cụ thể sẽ như thế nào nhưng bây giờ là xu hướng chung và mọi người đang mong đợi.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A phát biểu:
“Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế. Khi mà một chính phủ, một chế độ không làm được điều ấy thì trong người dân người cũng làm việc đó, có lúc thì âm thầm có lúc thì công khai. Những chuyện ấy rất là bình thường và lịch sử nhân dân Việt Nam sẽ luôn luôn ghi nhớ những người ấy như là những người con thân yêu của đất nước.”
Hà Nội phản ứng khá lẹ làng, cho các báo trong nước đăng trong nhiều tuần lễ gần như toàn bộ các tài liệu liên quan đến cuộc chiến Hoàng Sa 1974 do Mỹ, VNCH và Trung Quốc công bố. Viện Minh triết Việt tổ chức một cuộc hội thảo về Hoàng Sa, còn trường Đại học Đà Nẵng tổ chức trưng bày hiện vật về Hoàng sa, Trường sa. Ngày 17/1/2014 website vnexpress.net cho đăng bài “30 phút đấu pháo trong trận hải chiến Hoàng Sa” do Nguyễn Hùng Cường tổng kết khá khách quan và chính xác.
Nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại đã vui mừng hớn hở: CSVN đã phải công nhận VNCH rồi!
Những cú “đá giò lái”
Nhưng ngày 14/1/2014 Blog my.opera.com/thanhniendatviet/blog/ ở trong nước đã cho tung ra bài“Bí mật về ‘Hải chiến Hoàng Sa 1974’ và những điều chưa biết” dưới hình thức “link tổng hợp” đã khiến nhiều người té ngửa bò càng. Nhóm Giao Điểm Phật Giáo chủ trương “đồng hành với dân tộc”, tức với Đảng CSVN, đã vội chụp lấy và cho phổ biến trên sachhiem.net ngay!
Bài báo mở đầu bằng tiểu đề “Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã bán toàn bộ biển Đông cho Trung Quốc” và từ đó đặt ra 12 câu hỏi, chẳng hạn như: Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình? Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến? Vũ khí của Trung Quốc và Ngụy ai hơn ai, hơn mấy lần? Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó… nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ? Bài viết dài 20 trang đánh máy.
Chúng tôi chưa bàn đến những điểm đúng và những điểm sai trong bài nói trên, nhưng phải coi đây là một cú “đá giò lái”. Ngày 16/1/2014, Đài BBC đưa bài “Cựu binh: ‘Hoàng Sa đáng ra không mất’” nữa, thế là ngày 18/1/2014, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng tuyên bố hủy bỏ lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa với lý do ‟chuẩn bị chưa được chu đáo”. Lại một cú “đá giò lái” khác.
Thua keo này bấy keo khác
Trước hết, RFA nhắc lại Công Hàm 1958 của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và cho rằng Hà Nội phải đưa công hàm này ra trước Tòa Án Quốc Tế để xin phán xử theo học thuyết Estoppel, công hàm đó có giá trị hay không.
Xin lưu ý, trong bài “Trở lại chuyện bán đất” phổ biến ngày 13/7/2011, chúng tôi đã nói rõ nếu áp dụng học thuyết “Promissory Estoppel” trong Common Law hay nguyên tắc “Promesse de vente vaut vente” trong Roman Law, Công Hàm 1958 của Phạm Văn Đồng có giá trị hay không? Khi nào hứa bán có giá trị như bán?
Tiếp theo, RFA đã phỏng vấn Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ông Trục cho rằng sự lên tiếng “có giá trị nhóm lên ngọn lửa chống xâm lăng trong nước nhưng không có kết quả cụ thể gì đối với quốc tế.” Theo ông, bà Giáo sư Monique Chemillier Gendreau của Pháp nói rằng Việt Nam có đủ căn cứ pháp lý cũng như lịch sử về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, tuy nhiên nếu Hà Nội không nhanh chóng có hành động công khai chống lại việc Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa thì sẽ bị Tòa Quốc tế buộc có thái độ thụ động trong một thời gian dài và do đó quy định acquiescement, tức sự đồng thuận, có thể được thành lập.
Khi nói như vậy, ông Trục hơi “cường điệu” để hù dọa. Không phải trong mọi trường hợp thinh lặng đều bị luật pháp coi là đồng thuận. [Xem các án lệ Groslière, 10 décembre 1981, D. 1983, I. R. 78 hay Guinchard, 23 novembre 1983, Gaz. Pal. 1984, Pan. 151 thì sẽ rõ.] Nó không đơn giản như ông Trục dọa.
Nhưng ông cũng đưa ra một trở ngại mà chúng tôi đã nói nhiều lần, đó là khi có phán quyết của Tòa Án Quốc Tế mà Trung Quốc không thi hành thì phải đưa ra Hội Đồng Bảo An LHQ. Nhưng tại đây Trung Quốc có quyền phủ quyết, nên cũng không thi hành được.
Người thứ hai được RFA phỏng vấn là Thạc sĩ Hoàng Việt hiện đang giảng dạy tại Đại học luật Sài Gòn. Ông cũng nêu lên khó khăn mà chúng tôi đã nêu ra nhiều lần là Tòa Án Quốc Tế đòi hỏi phải có sự đồng thuận thi hành án tòa mới xét xử. Trung Quốc không thuận thì kể như bó tay. Do đó Philippines phải đưa ra Tòa Trọng Tài Quốc Tế, vì Tòa này có thể xử khuyết tịch khi một bên không đồng ý tranh tụng. Nhưng theo ông, các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế trước sau gì cũng chỉ mang ý nghĩa chính trị và không có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu không tôn trọng phán quyết của tòa, Trung Quốc sẽ bị thế giới nhìn dưới ánh mắt phủ định trong tất cả mọi giao dịch và việc Trung Quốc cấm tàu cá Việt Nam ra hành nghề tại quần đảo Hoàng Sa sẽ bị thế giới lên án.
Rồi sẽ tới đâu?
Lý luận của hai ông Trần Công Trục và Hoàng Việt quá yếu, không đủ sức thuyết phục chính phủ Việt Nam cũng như công luận thấy rằng đi kiện Trung Quốc là hay nhất. Nếu phán quyết của Tòa Án Quốc Tế mà có hiệu lực cưởng hành như vụ kiện đền Preah Vihear giữa Cambodia và Thái Lan thì nên đi kiện, còn kiện chỉ để tạo áp lực quốc tế thì chẳng kiện làm gì. Khi ban hành lệnh thiết lập vùng nhận diện phòng không và vùng cấm đánh cá, Trung Quốc có coi dư luận quốc tế ra gì đâu? Mỹ là quốc gia có quyền lực nhất, nhưng chỉ phản đối lấy lệ rồi để Trung Quốc làm gì thì làm; vì quyền lợi của Mỹ ở Trung Quốc còn quá nhiều, chạy theo mấy nước bé xí làm gì?
Ông Trần Công Trục có nói đến bà Monique Chemillier-Gendreau, nhưng chúng tôi tin bà không bao giờ xúi Việt Nam đi kiện, vì bà nắm rất vững tình trạng pháp lý về chủ quyền các đảo trên Biển Đông. Với tư cách là giáo sư Trường Đại học Reims ở Pháp, dạy về môn quốc tế công pháp và khoa học chính trị, bà đã sưu tìm tài liệu trong văn khố Pháp và viết cuốn “La souveraineté sur les archipels Paracels et Spratleys” (Chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) cho xuất bản năm 1996. Từ đó bà trở thành chuyên viên về Biển Đông, được mời làm Tư vấn cho Văn phòng các Tiêu chuẩn Quốc tế và các Vấn đề Pháp lý. Bà còn là cộng tác viên thường xuyên của báo Le Monde diplomatique.
Nhờ quyển sách của bà, Ủy ban Biên Giới của Việt Nam đã tìm ra được nhiều tài liệu chính xác về Biển Đông và chính phủ Việt Nam đã mời bà cộng tác. Phải đọc cuốn sách này mới thấy được vấn đề xác định chủ quyền của các đảo trên Biển Đông phức tạp như thế nào. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài khác.
Trong bài Chuyện Mỹ – VN “đối tác chiến lược” phổ biến ngày 18/7/2013, chúng tôi đã nói: Giữa Trung Quốc và Mỹ, Hà Nội sẽ chọn Trung Quốc vì ba lý do chính:
1. Lý do thứ nhất là ơn nghĩa giữa Đảng CSTQ và Đảng CSVN quá nhiều. Qua hai cuộc chiến, nếu không có Trung Quốc, Đảng CSVN sẽ không có cơ ngươi như ngày nay.
2. Lý do thứ hai, Trung Quốc là nước “núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển” và là một nước lớn. Bất cứ sự phong tỏa nào của Trung Quốc cũng sẽ gây tổn hại lớn cho Việt Nam. Ngày xưa các vua Lê Lợi và Quang Trung sau khi đánh thắng quân Tàu rồi đều tìm cách làm hòa với Trung Quốc. Đọc sớ cầu hòa của hai vua này, chúng ta thấy quá thê thảm, nhưng đó là cách xử thế của nước nhỏ để tồn tại. Chiêm Thành vì không biết món “võ lòn” này nên bị xóa tên trong lịch sử.
3. Lý do thứ ba là Mỹ không đáng tin cậy. Đại Tá Trần Đăng Thanh đã nhận định: “Họ đang thực hiện ‘thả con săn sắt, bắt con cá rô’. Họ chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha.”
VNCH mà còn bị Mỹ bán cho Trung Quốc, CHXHCNVN mà nghĩa lý gì?
Rốt cuộc, rất khó để thấy Việt Nam đi kiện Trung Quốc. Việt Nam vẫn chưa tìm được lối thoát nào cho Biển Đông, đành ngồi chịu trận.
Ngày 24/1/2014
Nguồn: Bài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa.
-Hoàng Sa và Trường Sa : vấn đề kế thừa.
Nếu không làm các thủ tục cần thiết để kế thừa di sản Việt Nam Cộng Hòa, Hoàng Sa đã mất vào 18-1-1974, sẽ mất đi vĩnh viễn. Trường Sa, trên danh nghĩa, đã mất từ 30-4-1975, cùng lúc với sự giải thể của VNCH.
Kế thừa là một thủ tục pháp lý cần thiết. Nó có thể trễ, nhưng không thể không thực hiện để kế thừa danh nghĩa chủ quyền về lãnh thổ.
1/ Tư cách pháp nhân của Mặt Trận Giải Phóng miền Nam.
MT khai sinh ngày 20-12-1960 theo nghị quyết của của Đại hội đảng toàn quốc lần thứ ba của đảng CSVN (lúc đó có tên là đảng Lao Động), được đặt dưới sự lãnh đạo của bộ Chính trị đảng CSVN và Trung ương cục miền Nam.
Mục tiêu của MT :
« đoàn kết các tầng lớp nhân dân, đảng phái, đoàn thể, tôn giáo và nhân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, để thực hiện độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập tiến tới hòa bình thống nhứt tổ quốc. »
MT là một « thực thể chính trị » trực thuộc đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay), do cán bộ đảng CSVN lãnh đạo.
MT quan niệm chế độ VNCH là « ngụy, tay sai của đế quốc Mỹ ». Người Mỹ hiện diện ở miền Nam là « đế quốc », là « quân cướp nước ».
Cuộc chiến được gọi là cuộc chiến tranh « giải phóng ».
Thực thể chính trị MTGPMN được thế giới biết đến qua biến cố « tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 ». Chính phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN được thành lập ngày 8-6-1969. Thực thể này được VNDCCH cùng các nước trong khối cộng sản công nhận.
Ngày 30-4-1975 chính quyền VNCH sụp đổ. Trước các định chế quốc tế (mà chính quyền VNCH là đại diện cho một nước Việt Nam duy nhất), tên gọi Việt Nam Cộng Hòa đổi tên thành Cộng hòa miền Nam Việt Nam qua một số thủ tục đơn giản[i].
Việc « kế thừa » VNCH của CPCMLT tại các định chế quốc tế chỉ là việc « đổi tên nước ».
Điều cần ghi nhận, đại diện của Việt Nam Cộng Hòa tại các định chế quốc tế là đại diện cho một nước Việt Nam duy nhất và thống nhất, gồm ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong khi CPCMLT chỉ đại diện cho miền Nam, tính từ vĩ tuyến 17.
Điều ghi nhận khác, sau 30-4-1975, VNDCCH cũng xin gia nhập vào các định chế quốc tế thuộc LHQ[ii].
Lập trường một quốc gia Việt Nam duy nhất, xác định theo Hiệp định Genève 1954 và Hiệp định Paris 1972, có hiệu lực từ 1954 đến 1975, được hai bên CPCMLT và VNDCCH đồng thuận hủy bỏ.
Tức là trong giai đoạn 30-4-1975 đến 2-7-1976, có hai nước VN : Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
Việc thống nhứt đất nước 2-7-1976 như thế là thống nhứt giữa hai quốc gia.
2/ Sự kế thừa và liên tục quốc gia theo Luật quốc tế.
Điều 1 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề « kế thừa và sự liên tục quốc gia » qui định :
« Sự kế thừa của quốc gia là sự thay thế quốc gia đó trong trách nhiệm về những quan hệ quốc tế liên quan đến lãnh thổ. »
Điều 2 của Nghị quyết :
« Sự kế thừa của quốc gia bao gồm những tình huống : a/ quốc gia giải thể (gián đoạn, không có kế thừa), b/ chuyển nhượng, tức chuyển giao vùng lãnh thổ của quốc gia này cho một quốc gia khác (có sự liên tục của hai quốc gia, từ quốc gia chuyển nhượng sang quốc gia kế thừa), c/ ly khai, tức một lãnh thổ tách rời tự thành lập một quốc gia khác (liên tục quốc gia tiền nhiệm với sự thành lập một quốc gia mới), d/ những trường hợp thống nhất của hai hay nhiều quốc gia (sự liên tục của quốc gia với sự kết hợp của quốc gia này vào một quốc gia kia hay tính gián đoạn của hai hay nhiều quốc gia với sự thành lập một quốc gia mới). »
Nước CHXHCNVN được thành lập do việc thống nhứt hai quốc gia VNDCCH và CHMNVN. Vấn đề kế thừa lãnh thổ, theo hướng đẫn của Nghị quyết LHQ, vì vậy phải tuân thủ.
Động thái này nhằm tái xác định, hay phủ định, hiệu lực các kết ước, hay các tuyên bố của nhà nước (hay quốc gia) tiền nhiệm đã thể hiện đối với các nước khác.
Bà Monique Chemilier-Gendreau, trong tập La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys [iii] viết :
« Như vậy, chính quyền Sài Gòn, và chỉ chính quyền này mới được phát biểu về vấn đề các đảo HS và TS. Họ đã làm các việc đó. Họ đã làm việc đó với tư cách là người thừa kế các quyền của nước Việt Nam trong giai đoạn tiền thuộc địa. »
Điều 3 của Nghị quyết của LHQ về các vấn đề « kế thừa và sự liên tục quốc gia » :
« Sự liên tục của quốc gia có nghĩa là tính cách pháp nhân của quốc gia trong luật pháp quốc tế vẫn tồn tại bất chấp những thay đổi về lãnh thổ, dân số, hệ thống chính trị - pháp lý và quốc hiệu. »
Cho thấy tư cách pháp nhân của quốc gia Việt Nam không thay đổi từ nhà nước phong kiến sang nhà nước bảo hộ cho đến nhà nước VNCH. Chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện liên tục, từ các nhà nước phong kiến, chuyển sang nhà nước thuộc địa Pháp, sau đó là VNCH.
Nhà nước VNCH đã kế thừa và thể hiện các quyền của quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau 30-4-1975, Nhà nước CPCMLT đã có các động thái nào nhằm thay thế chính quyền VNCH về các vấn đề lãnh thổ, đặc biệt tại Hoàng Sa và Trường Sa ?
Tương tự, sau năm 1976, nhà nước CHXHCNVN đã thể hiện các hình thức kế thừa nào, trước quốc tế, để khẳng định chủ quyền của VN tại HS và TS ?
Quốc tế cần phải biết thái độ của các chính phủ mới về chủ quyền của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này cần thiết. Ở Trường Sa, một số nước đã chiếm đảo của VN một cách trái phép. Trong khi ở Hoàng Sa thì TQ đã xâm lăng quần đảo này bằng vũ lực tháng 2 năm 1974.
Việc lên tiếng không chỉ là cần thiết mà còn là bắt buộc, nếu các nhà nước VN, sau 30-4-1975, muốn khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo này.
Tháng giêng 1974, nhân việc Trung Quốc đem quân xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam có tuyên bố lập trường của mình. Theo đó nhìn nhận có việc tranh chấp đồng thời cho rằng « chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc ». Tờ Le Monde số ngày 27 loan tin « đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Hội nghị La Cell St-Cloud đã bác bỏ đề nghị của Sài Gòn ra một nghị quyết chung lên án việc Trung Quốc dung vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa ».
Thái độ của CPCMLT sẽ không thuyết phục, nếu cho rằng chính phủ này đã khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa.
« Lãnh thổ là thiêng liêng » thì không thể chỉ đơn thuần « bảo vệ » lãnh thổ bằng lời nói hay bằng thái độ của kẻ ngoại cuộc.
Trong khi nhà nước VNDCCH thì hoàn toàn im lặng trước hành vi xâm lăng của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Liên Xô thì lên án mạnh mẽ hành vi này.
Theo tập quán quốc tế, người ta xem thái độ giữ im lặng của một quốc gia trước động thái của một quốc gia khác là sự mặc nhiên đồng thuận về động thái đó. Thái độ im lặng của chính phủ VNDCCH trước việc TQ xâm lăng HS có ý nghĩa pháp lý là thái độ mặc nhiên đồng thuận về việc TQ « giải phóng HS ».
Phía VNCH, dĩ nhiên, chính phủ này đã phản kháng mạnh mẽ, bằng vũ lực tự vệ và bằng mọi nỗ lực ngoại giao, đúng như thủ tục cần thiết theo qui định của quốc tế trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ.
Từ đó, cho đến khi thống nhất đất nước, các chính phủ CMLT và VNDCCH không có động thái nào khác nhằm khẳng định chủ quyền của VN tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Trên nguyên tắc, sau khi VNCH giải thể, không có nhà nước kế thừa, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở thành vô chủ.
Điều nên biết, lập trường của Hoa Kỳ, VNCH là một quốc gia bị giải thể[iv] :
The Republic of Viet Nam, both of a state and government, had ceased to exist in law or fact and the United States had not recognized any government as the sovereigh authority in the territory formerly known as South Viet Nam
Tạm dịch: Việt Nam cộng hòa, quốc gia và chính quyền, đã ngừng hiện hữu trên phương diện pháp lý và thực tế. Hoa Kỳ không công nhận bất kỳ nhà nước nào trên vùng lãnh thổ trước kia mang tên Nam Việt Nam.
3/ Quốc gia Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam có kế thừa HS và TS từ VNCH ?
Ngày 2-7-1976 hai nước VNDCCH và CHMNVN hiệp thương thống nhứt đất nước. Với tư cách một quốc gia khác, sau khi thống nhứt đất nước, CHXHCNVN có kế thừa VNCH hay không ?
VNDCCH luôn quan niệm VNCH là một chính quyền « tay sai của ngoại bang », là « ngụy » cần phải lật đổ. Trên lý thuyết không thể hiện hữu vấn đề kế thừa.
Bà Joële Nguyên Duy-Tân[v] có đặt vấn đề :
« La R.D.V.N. avait toujours nié théoriquement l'existence d'un Etat au Sud, en particulier celui de la R.V.N. La R.S.V.N. peut-elle succéder à une entité inexistante pour elle?
Tạm dịch : VNDCCH luôn cương quyết phủ nhận sự hiện hữu của một quốc gia ở miền Nam, tức VNCH. CHXHCNVN có thể kế thừa một thực thể mà họ đã quan niệm là không hiện hữu ?
Tài liệu thuộc Bộ Ngoại giao Pháp, ngày 9-9-1978, cho thấy CHXHCNVN từ chối kế thừa di sản của thực dân Pháp (chuyển sang VNCH) :
A la suite de la disparition de la République du Sud VN, le nouveau gouvernement de VN n’a pas fait la déclaration indiquant qu’il entendait succéder aux traités des 16 Septembre 1954 et 16 Aout 1955, conclus entre la République française et l’ancien gouvernement Sud Vietnam. Il en résulte, conformément au principes du droit international actuel en matière de question du succestion d’Etat, que ces traités n’engagent plus le gouvernement actuel de VN et qu’il sont devenus caduc.[vi]
Tạm dịch : Tiếp theo sự biến mất của Cộng hòa miền Nam, chính phủ VN mới đã không ra tuyên bố cho biết họ kế thừa các hiệp ước 16-9-1954 và 16-8-1955, ký kết giữa Cộng hòa Pháp và chính phủ miền Nam VN cũ. Vì vậy, chiếu theo các nguyên tắc của luật quốc tế hiện thời về vấn đề kế thừa quốc gia, các hiệp ước này không còn ràng buộc chính phủ VN hiện thời và chúng trở thành vô giá trị.
Một loạt các hành động khác, như CHXHCNVN ký kết vào hiệp ước « Không phổ biến vũ khí nguyên tử » với tư cách một quốc gia mới, từ chối kế thừa VNCH[vii].
Tuyên bố CHXHCNVN gởi chính phủ Thụy Sỹ, dẫn từ Conrad G. Buhler, nhìn nhận CHXHCNVN “liên tục” với quốc gia tiền nhiệm VNDCCH :
The S.R.V will continue the participation of the DRV and the RSV in the four “Geneva convention of 1949” concerning the protection of war civil victims with the same observations as those set forth by the DRV and the SRV.
Ta thấy trong văn bản trên, VN đã sử dụng chữ “sẽ tiếp tục” thay vì “kế thừa” VNDCCH.
Tính liên tục quốc gia đã được thể hiện : di sản của VNDCCH được chuyển sang CHXHCNVN. Việc này càng rõ rệt hơn khi ta nhận thấy đảng lãnh đạo nhà nước VNDCCH trước kia và đảng lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN hôm nay là một : đảng CSVN.
Vấn đề kế thừa chính phủ CMLT cũng không đặt ra. Những người lãnh đạo chính phủ này cũng là nhân sự của đảng CSVN.
Tóm lại, nhà nước CHXHCNVN là nhà nước tiếp nối nhà nước VNDCCH.
4/ Muốn giữ Biển Đông là phải kế thừa di sản VNCH.
Năm 1988, Trung Quốc chiếm một số đảo Trường Sa bằng vũ lực. Phía VN đã không đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo An LHQ cũng như kiện TQ ra trước Tòa án Công lý quốc tế. Thời điểm này, CHXCNVN đã gia nhập LHQ, có đủ tư cách pháp nhân (mà phía VNCH trước kia không có) để kiện (hay thách thức kiện) TQ.
Đầu thập niên 90, TQ đã cho phép công ty dầu khí của Hoa Kỳ khai thác tại vùng Tứ Chính – Vũng Mây (Vạn An Bắc, gọi theo TQ). VN có nhờ tổ hợp Luật sư Hoa Kỳ thiết lập hồ sơ, có lẽ có ý định « kiện » công ty dầu khí Crestone, chứ không nhằm kiện TQ.
Vấn đề đặt ra, tại sao nhà nước CHXHCNVN, vừa có tư cách pháp nhân cũng như đầy đủ lý lẽ để kiện TQ, nhưng nhà nước này lại im lặng ?
Bởi vì, nhà nước này không thể kiện TQ.
Nhà nước CHXHCNVN có nghĩa vụ tôn trọng những kết ước, những tuyên bố về một vấn đề quốc tế... của nhà nước tiền nhiệm VNDCCH. Trong đó có việc nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS.
Trong thập niên 90, nhân có các vụ xung đột tại TS, nhiều học giả, chuyên gia về luật quốc tế đã viết những tác phẩm về tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và TQ về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phần lớn các học giả này nhìn nhận rằng VN đã phạm « Estoppel ». Theo họ, VN đã nhìn nhận chủ quyền của TQ tại HS và TS trong một thời gian dài, đã hưởng lợi từ Trung Quốc, thì bây giờ không thể nói ngược lại.
Điều này đã thể hiện qua thái độ của nhà nước CHXHCNVN. Mặc dầu bị phía TQ lấn lướt (đến mức không thể chịu đựng) nhưng họ luôn chịu nhịn, không đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
Thái độ này dầu vậy hợp lý. Bởi vì, việc kiện tụng, nếu xảy ra, phía VN có rất ít hy vọng thắng. Nhưng nếu thua thì mất hết.
Mất Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển kinh tế độc quyền của VN sẽ bị thu hẹp, nếu không nói là mất cả Biển Đông. TQ có đủ lý do để đặt các luật lệ cấm đánh cá, hay mở rộng vùng Nhận diện Phòng không trên khu vực các đảo này, tức bao trọn biển Đông. VN sẽ bị cô lập.
Nhưng nếu không làm gì hết, TQ cũng sẽ lần hồi thâu tóm các đảo TS, chiếm trọn Biển Đông.
Lối thoát cuối cùng cho VN là kế thừa di sản VNCH, thông qua phương pháp hòa giải quốc gia và dân chủ hóa chế độ.
Hòa giải quốc gia để kế thừa danh nghĩa VNCH. Dân chủ hóa chế độ để đoạn tuyệt với di sản VNDCCH. Từ đó VN mới có danh nghĩa để mà đưa vấn đề tranh chấp ra trước một trọng tài quốc tế.
Một khi đã kế thừa di sản VNCH, nhà nước VN mới sẽ xúc tiến việc kiện tụng. Nhưng không bắt đầu bằng kiện TQ (vì nước này không chấp nhận mọi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế). VN nên kiện Phi trước, vì nước này chiếm trái phép của VN các đảo Trường Sa. Kết quả vụ kiện này, nếu VN thắng (phần chắc) thì sẽ thắng lý ở Hoàng Sa. Dựa vào đó, VN làm « vốn » thương lượng với TQ nhằm phân định vùng biển và thềm lục địa chung quanh các đảo Hoàng Sa.
Trong khi việc dân chủ hóa chế độ còn phù hợp với ý định « thay đổi thể chế » của một vị lãnh đạo. Vấn đề là mọi người đặt quyền lợi đảng phái lên trên hay quyền lợi của đất nước lên trên ?
[i] Nguyen Duy Tan Joële. La représentation du Viet-Nam dans les institutions spécialisées. In: Annuaire français de droit international, volume 22, 1976. pp. 405-419. doi : 10.3406/afdi.1976.1996 http://www.persee.fr/web/revues/home/prescript/article/afdi_0066-3085_1976_num_22_1_1996
[iii] Monique Chemillier-Gendreau – La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys – NXB Harmattan 1996, page
[iv] Conrad G. Buhler, in State Succession and Membership in International Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism, tr94-103…sdd, tr 107.
[vi] Conrad G. Buhler, State Succession and Membership in International Organisations – Legal Theories versus Political Pragmatism, tr 107.
[vii] Conrad G. Buhler, sdd, tr. 87.
- Kiện cái gì ở Hoàng Sa ?
- Hâm nóng lại vấn đề Hoàng Sa là cần thiết, thưa kiện Trung Quốc là một chuyện khác. Nhiều người cho rằng đã đến lúc « chín mùi » để đưa vụ Hoàng Sa ra Tòa Án quốc tế.Thời điểm gọi là « chín mùi » thực ra đã qua từ rất lâu.Trong vụ Hoàng Sa người ta có thể kiện Trung Quốc ở vấn đề gì ? Về hành vi cưỡng chiếm bằng vũ lực của Trung Quốc ? Hay kiện để giải quyết một tranh chấp về lãnh thổ ?Luật pháp quốc tế không nhìn nhận tính chính đáng của việc thụ đắc lãnh thổ bằng vũ lực. Chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, theo quốc tế công pháp, là không được nhìn nhận.Vấn đề của Việt Nam là, thực thể pháp nhân nào có thể đứng ra kiện Trung Quốc ?Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có tư cách pháp nhân của một « quốc gia », là đối tượng của công pháp quốc tế. Nhưng thực thể này không có tư cách pháp nhân để kiện Trung Quốc ở Hoàng Sa. Lý do : Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trên tay của VNCH chứ không phải trên tay CHXHCNVN.CHXHCNVN chỉ có thể làm việc này khi đã kế thừa di sản VNCH một cách hợp pháp.Tuy vậy, CHXHCNVN có thể kiện Trung Quốc ở một số đảo thuộc Trường Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam bằng vũ lực, vào năm 1988. Nhà nước CSVN đáng lẽ từ lâu đã phải lập thủ tục đệ trình vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lên các định chế pháp lý trực thuộc LHQ như Tòa án Công lý Quốc tế.Vấn đề này thực ra mới là « chín mùi ». Để lâu là « hóa bùn ».Nhưng nếu kiện như vậy cũng là thất sách, khi mà nhà nước VN hôm nay vẫn chưa kế thừa VNCH (và đoạn tuyệt quá khứ của VNDCCH).Ta có thể từ vụ kiện các đảo Trường Sa để đặt lại vấn đề chủ quyền Hoàng Sa trước Tòa. Các đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa, những vùng lãnh thổ của Việt Nam từ lâu đời đã bị Trung Quốc xâm chiếm trái phép bằng vũ lực.Tức là VN vẫn có lối thoát ở Hoàng Sa, có điều nhà nước hôm nay có dám đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng phái hay không ?