Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

Làm giả thiết kế để tránh bị xử lý vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 : Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục: là… kế hoạch của chủ đầu tư


Một phần của đập thủy điện bị cuốn trôi, nhưng chủ đầu tư vẫn nói “vỡ phần đang thi công dở dang”.
Làm giả thiết kế để tránh bị xử lý vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (CAND).
Sau khi bị đoàn liên ngành kiểm tra sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3, chủ đầu tư công trình đã trình ra một bản vẽ, nhưng không có sự phê duyệt của các cấp, ngành có thẩm quyền, cho rằng vì mục đích kiểm tra thân đập, các bên chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đơn vị thi công đã thỏa thuận xây dựng một bức tường tạm (thực chất là 3 khoang đập bị vỡ) theo bản vẽ trên.

>> Chủ đầu tư bao biện trong việc "vỡ đập thủy điện Đakrông 3"
Ngày 26/10, Sở Xây dựng Quảng Trị cho biết, chủ đầu tư công trình thủy điện Đakrông 3 (Công ty cổ phần Thủy điện Trường Sơn, trụ sở TP Đồng Hới, Quảng Bình), sau khi bị đoàn liên ngành kiểm tra sự cố vỡ đập thủy điện này vào ngày 19/10, đã trình ra một bản vẽ, nhưng không có sự phê duyệt của các cấp, ngành có thẩm quyền, cho rằng vì mục đích kiểm tra thân đập, các bên chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và đơn vị thi công đã thỏa thuận xây dựng một bức tường tạm (thực chất là 3 khoang đập bị vỡ) theo bản vẽ trên.





Bản vẽ “lậu” mà chủ đầu tư cho rằng dùng để phục vụ xây dựng tường tạm của công trình đã bị vỡ(!).




Một cán bộ UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sở dĩ đoàn kiểm tra liên ngành chưa thống nhất việc tham mưu UBND tỉnh có quyết định kiểm tra chất lượng công trình là do chủ đầu tư giải trình bức tường bị vỡ trên được xây tạm(!?). Song, cũng theo cán bộ này, bản vẽ trên chắc chắn đã được thực hiện sau khi xảy ra sự cố vỡ đập.

Tìm hiểu sự việc, ông Cao Văn Kết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Trị xác nhận: Việc chủ đầu tư đưa ra lý do trên là có thật. Tuy nhiên, việc bỏ ra hàng tỉ đồng chỉ để xây tường tạm, phục vụ kiểm tra thân đập là không thuyết phục. Hiện sự việc vỡ đập thủy điện Đakrông 3 vẫn đang được các cơ quan chức năng tích cực điều tra

Thanh Bình




- Thủy điện sông Tranh 2: Có nhiều biểu hiện bất thường (DV). – Rộ tin đồn thất thiệt về thảm họa động đất ở Sông Tranh 2 (VOV). - Miền Trung: Còn gần 5.000 ngư dân ở vùng nguy hiểm bão số 8 (Infonet).

-Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 là… kế hoạch của chủ đầu tư
Báo cáo với đoàn công tác của Cục Giám định - Bộ Xây dựng, Cty cổ phần thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư dự án thủy điện Đak Rông 3 (Quảng Trị) - nói rằng, phần đập bị vỡ trôi hôm 7.10 không có trong bản vẽ thiết kế (!).

Cùng với thông tin này là khẳng định việc “phá tường ngăn nước” là một trong những công việc “nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư" đã và đang khiến cho dư luận ở địa phương mất niềm tin đối với công trình thủy điện hàng trăm tỉ đồng (vốn vay) ''treo'' trên dòng sông này.

Liên tục nói dối và coi thường dân

Bà Hồ Thị Hoa - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, huyện Đak Rông, nơi có đập thủy điện Đak Rông 3 - nói: “Mưa rất to trong nhiều giờ liền đã khiến nước sông Đak Rông lên nhanh dữ dội. 13 hộ dân ở thôn Pa Hy của xã suýt chìm trong nước lòng hồ, nếu đập không vỡ. Trước đây, chủ đầu tư khảo sát nói tích nước không ảnh hưởng đến 13 hộ dân này, nhưng thực tế bây giờ ngăn đập xong, nước lên ngập hết đất đai, ao cá, hoa màu và còn có nguy cơ ngập cả nhà dân. Chủ đầu tư không bồi thường thiệt hại cho dân, không có kế hoạch di dời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng lòng hồ. Xã nhiều lần mời họ đến làm việc, nhưng họ liên tục nói dối và coi thường dân.

Sáng 7.10, mưa to, nước dâng cao, dân địa phương ai cũng thấy đập vỡ, nước xuống nhanh; thế mà Cty vẫn nói là Cty chủ động phá đập. Nói thế, trẻ con ở Tà Long cũng không nghe được...”.

Anh Hồ Văn Khanh - nhà ở ngay mép hồ thủy điện này - nói: “Nhà mình có 2 ao cá, 4 sào ruộng nước, 1 hécta sắn, hàng nghìn cây tràm đều bị nước nhấn chìm sau khi tích nước; nhưng Cty thủy điện nó bảo không đền bù gì cả. Mẹ, vợ và 5 đứa con của mình biết lấy chi mà ăn đây, rồi đất đai mô mà sản xuất? Mình nghĩ những việc như rứa huyện, xã phải đứng ra bảo vệ cho người dân, chứ răng mà thấy im re hết...”.

Tại trụ sở UBND xã Tà Long, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã khẳng định, đã rất nhiều lần phát văn bản yêu cầu chủ đầu tư họp với dân, với xã để giải quyết ổn thỏa việc đền bù cho dân, nhưng họ rất coi thường địa phương, coi thường người dân”.

Phá đập nhằm thực hiện kế hoạch gì?

Trước thông tin có trong báo cáo gửi UBND tỉnh QT rằng, một phần đập thủy điện Đak Rông 3 bị vỡ trôi hôm 7.10 là do chủ đầu tư tự phá, ông Trần Anh Tuấn – kỹ sư thủy lợi, Phó Văn phòng UBND tỉnh QT, người được Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền phát ngôn trong vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 - đã khẳng định: “Không thể nói rằng đập vỡ do tự phá được. Đập vỡ là do nước về mạnh hôm 7.10”.

Trả lời PV Lao Động ngày 22.10, ông Cao Văn Kết – Phó Giám đốc Sở Xây dựng QT – cho biết: “Phát biểu của ông Trần Anh Tuấn là có cơ sở. Về việc có tiến hành kiểm định chất lượng đập này hay không, trước hết, không thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng; và thêm nữa, sở hoàn toàn không có đủ chuyên môn, phương tiện để thực hiện việc giám định đó”.

Trong diễn tiến vụ việc, Cục Giám định Bộ Xây dựng đã có mặt tại hiện trường vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 hôm 19.10. Tại đây, đoàn ghi nhận: “Kiểm tra thực tế hiện trường, phần tường này không liên kết, không ảnh hưởng đến kết cấu thân đập (không có trong bản vẽ thiết kế). Tường ngăn nước này được chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, giám sát thi công và đơn vị thi công thỏa thuận bổ sung”.

Nếu điều này là sự thật thì sẽ có một sự thật khác vô cùng đáng sợ: Mới chỉ vỡ phần tường xây bổ sung ngoài thiết kế thôi mà nước trong lòng hồ đã sạch trơn, về mực nước chết, nhà máy ngừng hoạt động, lượng nước đổ về hạ lưu đã lên cao 3 – 4m chỉ trong vòng vài giờ.

Những thông tin kiểu này đã và đang đặt ra nhiều nghi vấn về động cơ “phá đập nằm trong kế hoạch của chủ đầu tư”, đặc biệt khi đây là một công trình có mua bảo hiểm và chủ yếu sử dụng vốn vay và đồng thời, chủ đầu tư đã bán lại dự án cho một Cty khác.

Không những thế, trước đó, chủ đầu tư liên tục phát văn bản khẳng định công trình đã được xây dựng hoàn thành: Ngày 3.9.2012, tại văn bản số 52 “về việc tích nước lòng hồ phát điện thủy điện Đak Rông 3”, chủ đầu tư khẳng định “hiện nay chúng tôi đã hoàn thành công tác xây dựng, để nhà máy chuẩn bị phát điện, chúng tôi tiến hành tích nước lòng hồ vào ngày 12.9.2012”; ngày 14.9.2012, chủ đầu tư đã phát tiếp văn bản số 53 “về việc đóng điện đường dây và trạm biến áp Nhà máy thủy điện Đak Rông 3”, khẳng định Cty “đã hoàn thành công tác xây dựng”.

Chiều 22.10, CA tỉnh QT đã cử đoàn công tác đến hiện trường vụ vỡ đập thủy điện Đak Rông 3. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có lời giải cho vụ “vỡ đập theo kế hoạch” mà chủ đầu tư công trình nghênh ngang tuyên bố.-- Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 là… kế hoạch của chủ đầu tư (LĐ).
- Lại xảy ra rung chấn ở Bắc Trà My (TT). – Quảng Nam: Dân lại chạy ra khỏi nhà vì động đất (PN). – Khu vực Sông Tranh 2 sẽ còn hứng chịu động đất lớn hơn (LĐ). – Dân ùn ùn bỏ về xuôi, chuyển vào rừng vì sợ động đất ở Quảng Nam (Infonet). – Động đất Sông Tranh 2: Dân vật vã mưu sinh (VTC).

- Quảng Nam điều chỉnh quy trình tích nước hồ thủy điện (VOV). – Lợi ích người dân phải cao hơn lợi ích nhóm (LĐ).-Cháy nhà mới ra mặt chuột
2012-10-19 rfa -Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3 ở Quảng trị là lời cảnh báo cho hàng trăm công trình thủy điện lớn nhỏ ở Việt Nam, đặc biệt là hệ thống thủy điện bậc thang -



-- Nhóm Bảo vệ Vườn quốc gia Cát Tiên kêu gọi ký tên cứu Vườn Quốc gia Cát Tiên (BVN) - Nhát dao chọc vào Cát Tiên (NLĐ). - Làm thủy điện, phải tính kỹ thiệt hơn (SGGP). – Dắk Nông: người dân khổ sở vì thuỷ điện (SGTT).

- Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Hệ quả đã được cảnh báo (VOV).
(VOV) -Đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ là hồi chuông cảnh tỉnh các nhà làm thủy điện, cũng như các cơ quan hữu quan.


Quảng Trị yêu cầu làm rõ trách nhiệm sau sự cố Đakrông 3
18 hộ dân kiện chủ đầu tư thuỷ điện Sông Tranh 2

Đối với một đất nước có tới hơn 2.200 sông, suối lớn nhỏ, lại có nhu cầu rất lớn về điện cho tiêu dùng và phát triển kinh tế như ở Việt Nam - trong khi các nguồn năng lượng hóa thạch như than, dầu-khí đang ngày càng cạn kiệt - thì việc sử dụng hiệu quả nguồn nước để sản xuất điện là một lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc xây dựng và phát triển thủy điện ở nước ta thời gian qua đã và đang có nhiều vấn đề đáng quan ngại.

Trong khi nghi án “nứt” đập Thủy điện Sông Tranh 2 và những rung chấn động đất kích thích trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam vẫn chưa dừng lại, thì sự việc đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ đã như một hồi chuông cảnh tỉnh các nhà làm thủy điện nói riêng, cũng như các cơ quan hữu quan cần thận trọng hơn đối với thủy điện…



Đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ khiến người dân lo lắng (Ảnh: NLĐ)


10 ngày sau tiếng nổ lớn - đập thủy điện Đakrông 3 bị vỡ! Vẫn còn đó dòng nước xối xả, đục ngầu chảy về hạ du cuốn theo lúa-mì-bắp-rẫy của dân bản Tà Long, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; không chỉ đe dọa những công trình thủy điện Đakrông 2, Đăkrông 4 đang thi công ở các bậc thang phía dưới mà còn gây hoang mang, lo lắng cho hàng triệu người dân ở những nơi đã và đang chuẩn bị xây dựng những công trình thủy điện lớn, nhỏ trên cả nước.

Vậy là một hồ thủy điện đã bị vỡ, cho dù đã được cảnh báo từ trước, ít nhất cũng là hơn nửa năm - kể từ khi báo chí phát hiện những khe nước chảy mạnh ra từ thân đập thủy điện Sông Tranh 2 ở huyện Bắc Trà My (hồi trung tuần tháng 3/2012).

Đáng lưu ý là hồ thủy điện Đakrông 3 bị vỡ khi chưa làm xong đã vội tích nước. Nguy hiểm hơn, việc tích nước lại được chủ đầu tư thực hiện ngay trong mùa mưa lũ, trong khi chưa đền bù, di dời 13 hộ dân sống trong lòng hồ là một sự tắc trách, coi thường tính mạng dân sinh - chưa cần xét đến lý lẽ, quy định của pháp luật hay đi sâu vào điều tra chất lượng của công trình.

Thế nhưng, khi thủy điện Đakrông 3 bị vỡ, thay vì nói đến nỗi buồn của một sự cố, nhiều người cho rằng đây là một sự cố chứa đựng nhiều may mắn. May mắn là bởi nó mới chỉ xảy ra ở một công trình thủy điện rất nhỏ, không có thiệt hại về người và những thiệt hại kinh tế bước đầu ước định khoảng 20 tỷ đồng. Nhưng nó để lại những cảnh báo lớn, những công trình thủy điện có quy mô sức chứa nước lớn hơn đã, đang và sẽ được xây dựng, mà thủy điện Sông Tranh 2 là một ví dụ điển hình.

Cho đến nay, Chính phủ đã quyết định tạm dừng tích nước thủy điện Sông Tranh 2 để nghiên cứu tổng thể công trình này. Nhưng lo ngại của người dân nơi đây vẫn luôn thường trực, bởi họ đang ở phía dưới hạ du của một đập thủy điện có sức chứa hơn 730 triệu m3 nước - mà ngay khi ở mực nước chết - nếu xảy ra sự cố cũng đủ ảnh hưởng xấu tới cả một vùng rộng lớn.

Vấn đề tồn tại của hầu hết các hồ, đập thủy điện vừa và nhỏ đã được thanh tra của Bộ Tài nguyên - Môi trường chỉ ra, đó là không có công trình bảo đảm dòng chảy tối thiểu, một số công trình không thiết kế cống xả đáy nên khi sự cố xảy ra đã không thể xả nước theo yêu cầu. Tuy nhiên, Cục Kỹ thuật an toàn môi trường công nghiệp, Bộ Công thương lại khẳng định, trừ những công trình thủy điện lớn như Hòa Bình, Sơn La có thiết kế cửa xả đáy ra, thì hầu hết các công trình thủy điện hiện có ở Việt Nam đều không có cửa xả đáy, bởi nếu thiết kế thêm cửa xả đáy nghĩa là sẽ có thêm nhiều thiết bị nằm ở bên trong thân đập thì xác xuất xảy ra sự cố sẽ lớn hơn (?!)

Chưa biết đúng - sai thuộc về ai, nhưng một thực tế nhỡn tiền được Chủ tịch Hội thủy lợi Việt Nam, GS.TS Vũ Trọng Hồng chỉ ra, đó là, trong khi tiềm năng thủy điện của nước ta đã được khai thác gần hết, nhưng quy chuẩn quốc gia về thủy điện hiện vẫn còn đang trên bàn soạn thảo và chưa có một cơ sở pháp luật nào quy định về sự an toàn cho các hồ chứa.

Đó là chưa kể đến rất nhiều những bất cập trong nghiên cứu, khai thác và vận hành các công trình thủy điện ở miền Trung, từ điều kiện địa chất không tốt, sự bất lợi của thiên nhiên… đến những bất cập về năng lực với tốc độ xây dựng thủy điện vừa và nhỏ quá nhanh nhưng lại yếu kém về cơ sở hạ tầng…

Mặc dù đã có rất nhiều đợt kiểm tra, rà soát, điều chỉnh quy hoạch bậc thang thủy điện các dòng sông, và đã kiên quyết loại bỏ tới 331 dự án (và đang tiếp tục rà soát) trên tổng số 990 dự án thủy điện vừa và nhỏ nằm trong quy hoạch phát triển thủy điện quốc gia do chậm triển khai, không hiệu quả và có tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên, với những gì đã xảy ra với Sông Tranh 2, Đakrông 3 - liệu có ai dám chắc kết quả của những cuộc rà soát không ẩu như chính những lỗi cơ bản của những công trình này - là cẩu thả, chủ quan, coi thường, tắc trách?!

“Say thủy điện” - đó là cụm từ được giới khoa học dùng cho ngành công nghiệp điện năng. Và khuyến nghị của họ là cần xem xét một cách thận trọng việc xây dựng thủy điện gắn với phát triển bền vững - cho dù đó là một công trình thủy điện rất nhỏ, được đầu tư xây dựng bài bản, tuân thủ đúng nguyên tắc, đảm bảo tuyệt đối an toàn. Bởi, ngay cả những nhà máy thủy điện có công suất lớn đang cung cấp một nguồn điện năng giá rẻ cho đất nước và tham gia cắt lũ, chống hạn tốt - nghĩa là đem lại nhiều lợi ích - thì vẫn còn đó những tồn tại về hậu quả môi trường, diện tích chiếm đất, xâm hại rừng và khó khăn trong giải quyết ổn định cuộc sống tái định cư của người dân vùng lòng hồ đã hy sinh rất nhiều cho thủy điện./.
--Vỡ đập Thủy điện Đakrông III: Bài học đau xót, 16/10/2012 Sự cố Thủy điện Đakrông III (Quảng Trị) ngày 9/10 đã bị vỡ đập sau 15 ngày tích nước để chạy thử khiến những người đang lo lắng về sự an toàn của các công trình thủy điện khu vực miền Trung, một lần nữa phải giật mình. Một lượng nước khổng lồ đã đổ ập xuống sông Đakrông phần dưới nhà máy đã đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân hai bên bờ. Nước lớn đã cuốn trôi nhiều diện tích hoa màu của hàng chục hộ dân, mà hầu hết là đồng bào người dân tộc Pa Kôh, cuộc sống rất khó khăn.

Có mặt tại công trình Nhà máy thủy điện Đakrông III - nơi xảy ra sự cố vỡ đập, trước mắt chúng tôi là một phần thân đập thủy điện đã vỡ toang. Từng mảng bê tông lớn nằm ngổn ngang giữa dòng nước trắng xóa, xối xả đổ ra từ phần bị vỡ. Có mảng bị nước cuốn xa khỏi thân đập gần cả trăm mét. Hàng trăm đoạn thép phi 18mm bị nước vuốt ra khỏi bê tông, chồng chéo đan nhau.







Nơi phần đập vỡ vẫn còn nguyên hiện trường, trừ một vài công nhân mò mẫm hất những mảng bê tông, đá ngổn ngang để “vớt vát” thép, chuyển lên phía trên bờ. Di dọc các đoạn không bị vỡ dưới chân đập, chúng tôi ghi nhận được nhiều vết nước rỉ ra từ các mảng bê tông lớn. Vết úa màu cho thấy hiện tượng này đã xảy ra khá lâu.

Nói về sự việc vỡ đập này, ông Phạm Văn Hùng - Phó chủ tịch UBND huyện Đakrông, rất bức xúc: “Khi sự cố xảy ra, phía đơn vị thi công không hề có một thông báo nào để huyện biết mà còn giấu giếm. Khi nhận được báo cáo tình hình của các xã, tôi đã đi kiểm tra thì bảo vệ công trình kiên quyết chặn lại. Ngay cả đồng chí Bí thư Huyện ủy cũng không được vào. Riêng công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng, phía Công ty Cổ phần thủy điện Trường Sơn đã không đảm bảo phương án đền bù đối với dân ở phía thượng nguồn”.

Đến sáng 13/10, trong buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị tại công trình Thủy điện Đakrông III, ông Nguyễn Thanh Hải sau nhiều ngày trì hoãn mới xác nhận rằng việc bị vỡ đập chính là có thật và cũng đưa ra lý do là vì mực nước lũ dâng cao nên “không ngờ”… Khi chúng tôi đặt câu hỏi rằng phía kỹ thuật có biết thời gian này hàng năm là cao điểm mưa lũ ở Đakrông và khi tích nước chạy thử, yếu tố tác động của thời tiết liệu đã được cân nhắc kỹ? Ông Hải khẳng định: “Chúng tôi đã nghiên cứu các thông tin dự báo thời tiết dài ngày, ngắn ngày rất kỹ (…) nhưng không lường trước được và không ngờ là lũ về nhanh như thế” (!?).

Sự cố vỡ đập Thủy điện Đakrông III không chỉ dừng lại ở mức thiệt hại ước tính 20 tỷ đồng hay làm chậm tiến trình xây dựng, vận hành gây xôn xao dư luận mấy ngày qua. Chưa nói đến việc, khi tích nước để chạy thử gặp mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày liền. Nước trong lòng hồ dâng lên cũng có quá trình từ thấp lên cao. Việc thử nghiệm lại kéo dài trong nhiều ngày liền, lẽ nào bộ phận kỹ thuật theo dõi lại không nhận biết được để có những phương án ứng phó nhằm tránh vỡ đập hay còn lý do nào khác?

Điều quan ngại hơn, tiếp xúc với nhiều hộ dân hai bên sông Đakrông, chúng tôi ghi nhận được ở họ tâm lý nơm nớp lo sợ về an toàn tính mạng, của cải sau sự cố sáng 9/10. Vấn đề này mong các ban ngành chức năng và UBND tỉnh Quảng Trị cần có một cuộc kiểm tra cặn kẽ nhất về thủy điện sau sự cố vỡ đập để có những kết luận chính xác, thuyết phục đến hàng trăm hộ dân phía hạ nguồn.
Trần Đông Hà---http://suckhoedoisong.vn/20121016112032110p61c71/vo-dap-thuy-dien-dakrong-iii-bai-hoc-dau-xot.htm
- Đề nghị thuê nước ngoài đánh giá thủy điện Sơn La ( NLĐ).

-- Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Người dân vẫn chưa được đền bù(CAND). – Làm rõ và xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra vỡ đập thuỷ điện Đakrông 3 (ND). – Hoang mang thủy điện (ĐĐK). – “Ngấm đòn” thủy điện (TT). – Tổng kiểm tra thủy điện Đakrông 3 (NLĐ). – Không có cơ quan nào “biết” chất lượng của đập thủy điện nhỏ (LĐ). – Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Không thể đổ lỗi cho thiên tai! (DT). – Sau vụ vỡ đập thủy điện Đakrông III: Chủ tịch xã “tố” chủ đầu tư nói dối (GĐ). - Người Mạ sợ …thủy điện (TP). – Số phận dự án thủy điện Đồng Nai (RFA).- Quảng Trị yêu cầu làm rõ trách nhiệm sau sự cố Đakrông 3 (VOV). – Thuỷ điện Đa Krông 3: Vỡ đập, vỡ nhiều chuyện (VH).

- Vụ vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Chủ đầu tư chối bay, chối biến! (NLĐ). - Thuỷ điện Dăkrông 3 vỡ: chủ đầu tư trốn họp.SGTT.VN - Ngày 16.10, bà Hồ Thị Hoa, chủ tịch UBND xã Tà Long (huyện Dăkrông, Quảng Trị) cho biết, liên quan đến đập thuỷ điện Dăkrông 3 bị vỡ khoang vai trái, lãnh đạo UBND xã mời chủ đầu tư đến họp nhưng họ không xuất hiện.


“UBND xã Tà Long mời họp nghiêm túc, chủ đầu tư là công ty cổ phần thuỷ điện Trường Sơn hứa có mặt, nhưng từ sáng đến chiều 16.10 họ không cử người đến, trốn họp một cách bất minh”, bà Hoa cho biết. Theo bà Hoa, cuộc họp trên liên quan đến vấn đề di dân và ảnh hưởng của người dân địa phương do thuỷ điện gây ra. Khảo sát của công ty cổ phần thuỷ điện Trường Sơn trình lên địa phương cho thấy chỉ có năm hộ ảnh hưởng, tuy nhiên sau khi vỡ thuỷ điện Dăkrông 3 đã có 15 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mất hoa màu... Hiện UBND xã Tà Long và 15 hộ dân viết đơn kiến nghị khẩn cấp huyện giúp dân di dời để an cư lạc nghiệp.

-- Lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn: “Dân có gì đâu mà thiệt hại” (TN).
Để làm rõ nguyên nhân, hậu quả cũng như công tác khắc phục của sự cố vỡ đập chắn thủy điện Đakrông 3 (H.Đakrông, Quảng Trị), ngày 14.10, PV Thanh Niên đã có buổi làm việc với Công ty CP thủy điện Trường Sơn (chủ đầu tư).

Dù đã liên hệ từ trước và được sự đồng ý của ông Nguyễn Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty CP thủy điện Trường Sơn, nhưng khi PV lên tận công trình, thì ông Hải đi đâu mất. Tiếp chúng tôi, ông Mai Văn Huế, Chủ tịch HĐQT, có những phát ngôn trái ngược với ông Hải cách đó 1 ngày.

Một góc Nhà máy thủy điện Đakrông 3 và phần thân đập bị vỡ. Ảnh chụp trưa 14.10 - Ảnh: Nguyễn Phúc

Như Thanh Niên ngày 14.10 thông tin, trong cuộc làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị và các ban ngành liên quan vào sáng 13.10, ông Hải báo cáo: Khoảng 7 giờ ngày 7.10, hạng mục vai trái đập dâng đang thi công (ngang 20 m, cao 6 m) bị vỡ. Nguyên nhân tạm thời (theo chủ đầu tư) là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn. Tổng thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng. Trong khi đó, ông Huế nói rằng thân đập được xây dựng theo công nghệ đập tràn piano của Pháp và phần bị vỡ chỉ là phần vách tường tạm để tích nước phục vụ việc vận hành thử. “Ngày 12.9, chúng tôi tích nước và đến ngày 25.9 khi đã xong việc vận hành thử, chúng tôi cho công nhân tự đập vỡ vách tường tạm này. Chúng tôi không có thiệt hại nào cả”, ông Huế nói.

Trong khi ông Phạm Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND H.Đakrông khẳng định chủ đầu tư vẫn chưa hoàn tất việc đền bù, giải phóng mặt bằng cho một số hộ dân ở khu vực lòng hồ, thì ông Huế một mực cho rằng công tác này đã hoàn thành nhưng điều mâu thuẫn là ông Huế nói các biên bản thỏa thuận đền bù là do huyện nắm giữ. Ông Huế cũng phủ nhận thông tin nhà máy chưa hoàn thiện mà đã cho tích nước: “Chúng tôi tích nước để kiểm tra thân đập có sự cố gì không thôi, sau đó lại tháo đi”. Nhưng như thông tin đã nêu, trong thời gian này thủy điện Đakrông 3 đã đóng điện hòa vào điện lưới quốc gia.

Ngày 14.10, lãnh đạo 2 xã Đakrông và Tà Long một lần nữa tái khẳng định thiệt hại về lương thực, hoa màu của người dân địa phương do sự cố tại thủy điện Đakrông 3 là có. Thế nhưng, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy điện Trường Sơn lại nói như đinh đóng cột rằng: “Dân có gì đâu mà thiệt hại. Đến nay, chúng tôi cũng có nhận được văn bản nào của chính quyền thông báo về chuyện này đâu”.
Từ đầu đến cuối, ông Huế vẫn kiên quyết không gọi sự cố tại thủy điện Đakrông 3 là “vỡ đập” và nói cuối tháng 10 này công ty sẽ tiếp tục xây dựng phần thân đập mới bị đập bỏ, trong vòng 1 tháng sẽ xong. Nhưng có một thực tế khó giải thích rằng, trong buổi làm việc chính thức của UBND tỉnh Quảng Trị, H.Đakrông và các ban ngành liên quan, phía chủ đầu tư đã trình bày câu chuyện như là một sự việc khá nghiêm trọng nên đoàn công tác đã có kết luận sơ bộ thì nay tưởng chừng như câu chuyện lại được hướng đến mức nhẹ nhàng nhất.
Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục (DT). – Chưa di dời dân đã tích nước hồ (NNVN). – Giật mình với Dăkrông 3 (SGTT). – Ý kiến sai lệch về thủy điện Sông Tranh 2 (Hiệu Minh).- Trung thực với dân (TN). – Đập thủy điện vỡ và những lời nói dối (SGTT/ Mạnh Quân). – Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Chủ đầu tư chịu mọi trách nhiệm (NLĐ). - Dân lại kêu vì thủy điện tích nước (TP).- Kiên quyết loại bỏ các dự án thủy điện hiệu quả thấp (TTXVN).- Chất lượng công trình thủy điện Đakrông 3 có vấn đề (TT).

>> Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện
>> Vỡ đập thủy điện Đakrông 3, thiệt hại hàng chục tỉ đồng
>> Công khai phương án sơ tán dân nếu vỡ đập thủy điện



-Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục -Như đã đưa tin, công trình thủy điện Đak Rông 3 trên sông Đak Rông (Quảng Trị) đã bị vỡ đập chỉ sau 15 ngày nghiệm thu, phát điện.
Khảo sát tại hiện trường của phóng viên Lao Động trong 2 ngày 13 và 14/10 cho thấy những dấu hiệu nghiêm trọng của tình trạng chất lượng công trình không đảm bảo trước con nước “rất hỗn” của dòng sông Đak Rông.

Sắt nhỏ + đất trong bêtông...


Theo chủ đầu tư là Cty CP thủy điện Trường Sơn (trụ sở tại TP.Đồng Hới - Quảng Bình) thì sự cố vỡ đập dâng thủy điện Đak Rông 3 xảy ra lúc 7h sáng 7/10 “do mưa lớn trên thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn”; vị trí vỡ ở thượng lưu vai trái đập dâng với chiều dài đập bị cuốn trôi là 20m, chiều cao 6m.

Tại hiện trường, những khối bêtông khổng lồ vỡ ra từ thân đập bị trôi xuống hạ lưu nơi xa nhất chừng vài trăm mét. Bên ngoài những khối bêtông này lòi ra lưa thưa những que sắt, loại lớn nhất có phi 16, những que sắt này không có dấu bị kéo đứt, gãy mà đa số vẫn còn nguyên vẹn. Điều này cho thấy, sắt được kết cấu cho từng khối bêtông riêng rẽ, chúng không được hàn hoặc tổ chức kết cấu cho toàn bộ thân đập.

Tại những nơi bêtông bị bể ra, bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất nhiều tạp chất gồm đất, gỗ, củi..., một số nơi có thể dùng tay bẻ bêtông vẫn rời ra từng cục. Ngay dưới chân thân đập, nơi chỉ chịu áp lực nước xối từ trên cao xuống, bêtông cũng bị xói trôi nhiều đoạn, lòi ra những que sắt nhỏ.

Còn ngay tại vị trí đáy đập, nơi phần nổi của đập vừa bị cuốn trôi hôm 7.10, cũng chỉ thấy lòi lên những que sắt loại nhỏ. Một người thợ xây dựng, chuyên nhận làm nhà ở cho cư dân ở địa phương nói: “Tôi không phải kỹ sư, nhưng nhìn vào kết cấu sắt trong các khối bêtông và nơi đáy đập, tôi nghĩ sắt như vậy vừa ít, vừa quá nhỏ, không đủ để giữ hàng trăm tấn bêtông thế này”.

Phải kiểm định chất lượng thân đập

Rất may là sự cố chỉ mới xảy ra trên chiều dài 20m của toàn bộ con đập dài 200m (có chiều cao từ 22 - 24m), lưu lượng nước tại thời điểm vỡ đập đã là 4.000m3/giây. Vấn đề đặt ra là, tại thời điểm xảy ra trôi đập, lượng mưa ở thượng nguồn sông Đak Rông vẫn còn nhỏ (dưới 150mm). Trả lời PV Lao Động chiều 13.10, ông Nguyễn Thanh Hải - TGĐ Cty CP thủy điện Trường Sơn -nói: “vị trí vỡ đập tại nơi đang thi công dở dang”. Nếu điều này là sự thật, thì Hội đồng Nghiệm thu thuộc Tập đoàn Điện lực VN đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng khi quyết định cấp phép hòa lưới điện quốc gia một công trình “đang thi công dở dang”.

Vấn đề đặt ra lúc này chưa phải là việc phải khẩn trương đưa NM vận hành hoạt động trở lại như báo cáo của chủ đầu tư. Từ sự đổ nát của 20m đập thủy điện Đak Rông 3 và sự cố ở một số công trình thủy điện khác trong khu vực, đang dấy lên sự lo ngại rất có cơ sở rằng chất lượng các công trình thủy điện “rất có vấn đề” từ khảo sát, thiết kế, thẩm định cho đến thi công.

Phải tiến hành lấy mẫu giám định từ những khối bêtông vừa trôi ra từ thân đập để làm cơ sở kiểm định, giám định chất lượng toàn bộ thân đập. “Mùa mưa lũ, nước trên sông Đak Rông còn dữ dằn gấp cả chục lần như hôm 7/10, nước về như hôm đó mà đã vỡ đập rồi thì mai mốt “mưa thiệt” đập ni chịu chi nổi” - lời cảnh báo của một già làng ở xã Tà Long - nơi có đập thủy điện Đak Rông 3, cần được đưa vào hồ sơ thẩm định lại của dự án thủy điện này.

Thủy điện Đak Rông 3 có tổng mức đầu tư 210 tỉ đồng. Thiết kế: Cty CP tư vấn xây dựng điện Thái Bình Dương (TPHCM). Thi công: Cty CP Tân Hoàn Cầu (Quảng Bình). Giám sát: Cty CP tư vấn điện Quảng Bình.

Theo Lâm Chí Công
 Lao động-Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3: Lộ bêtông trộn đất và gỗ mục
Thuỷ điện vỡ bị cáo buộc làm dối
06:10 ngày 15.10.2012
SGTT.VN - Thuỷ điện Dăkrông 3 (xã Tà Long, huyện Dăkrông, Quảng Trị) bị vỡ từ ngày 7.10, nhưng chủ đầu tư và đơn vị thi công giấu nhẹm thông tin, không báo cho chính quyền địa phương, khiến người dân bức xúc.– Thuỷ điện vỡ bị cáo buộc làm dối (SGTT).
- Thủy điện Đakrông 3 vừa chạy thử đã vỡ đập (Tin tức). – 20 tỉ đồng trôi theo thủy điện Đakrông 3 (NLĐ). – Cây rừng đe dọa thủy điện Sông Ba Hạ (NLĐ).
- Vỡ đập Sông Tranh 2 sẽ cuốn trôi 31.000 dân (Khampha).
--  Quảng Nam tổng kiểm tra an toàn hồ đập (VOV).
- Vỡ đập thủy điện Đakrông 3: Bưng bít? (VNN).

-Phát hiện 4 thi thể
Thanh Niên
Tối 12.10, người dân phát hiện xác anh Lê Công Khanh (33 tuổi, trú H.Thăng Bình), Lê Văn Toán (62 tuổi) và Lưu Văn Yên (30 tuổi, con rể ông Toán, cùng trú H.Tiên Phước, Quảng Nam) trên sông Tranh gần cầu mới xã Trà Dơn, H.Nam Trà My, Quảng Nam.

Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân bị lũ cuốn ở Quảng NamĐài Tiếng Nói Việt Nam
Đã tìm thấy 3/4 người mất tích ở sông TranhSài gòn Giải Phóng
Các tỉnh Nam Bộ khắc phục ảnh hưởng của lũNhân Dân


- Làm chưa xong đã vội tích nước (TT). – Sau 2 năm thi công, đập chắn thủy điện Đakrông 3 vỡ tung (VNN). – Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia (LĐ). – Vỡ đập thủy điện Đakrông 3, thiệt hại hàng chục tỉ đồng (TN). – Vỡ đập thuỷ điện, Bí thư huyện bị ‘cấm cửa’ (VTC). – Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện (TN). Ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điệnTrước những thông tin trái chiều, mù mờ về sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị), đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan chức năng đã có chuyến kiểm tra thực tế và làm việc với Công ty CP thủy điện Trường Sơn - chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Đakrông 3…
- Đề nghị “nín” xả nước hồ Dầu Tiếng (TT).


Vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 sau 15 ngày hòa lưới điện quốc gia
Thủy điện Đak Rong 3 bị vỡ đập trên chiều dài khoảng 30 mét sau đợt mưa lũ từ ngày 7/10.
-Sớm khắc phục sự cố công trình thuỷ điện Đakrông 3
NDĐT- Ngày 13-10, Đoàn công tác UBND tỉnh Quảng Trị đã có chuyến kiểm tra tình hình thực tế và bàn giải pháp tháo gỡ sự cố công trình thuỷ điện Đakrông 3, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị bị vỡ đập chính nhà máy. Trước đó, vào lúc 7 giờ ngày 7-10, ...
Khắc phục sự cố công trình thuỷ điện Đakrông 3Báo điện tử Chính phủ
Quảng Trị: Vỡ đập chắn công trình thuỷ điện Đakrông 3Đài Tiếng Nói Việt Nam
Vỡ đập thuỷ điện Đakrông IIIcand.com

-Vỡ đập chắn Thủy điện Đakrông 3 -TP - Ngày 12-10, ông Hồ Nha, Phó Chủ tịch UBND xã Đakrông (huyện Đakrông), cho biết, từ thượng nguồn, một lượng nước rất lớn ập về khiến đập chắn của công trình Thủy điện Đakrông 3 vỡ tung, nhưng sau 4 ngày sự cố vẫn chưa được xử lý, thiệt hại của người dân vẫn chưa được đền bù.
Lượng nước lớn đổ về do vỡ đập ngày 7-10 đã cuốn trôi hàng chục tấn sắn mới thu hoạch của gần 20 gia đình ở hai xã Đakrông và Tà Long.
Thủy điện Đakrông 3 có 2 tổ máy, mỗi tổ có công suất lắp đặt 4 MW.
- Vỡ đập chắn Thủy điện Đakrông 3 (TP).
- Ngăn chặn buôn bán gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc (Thanh tra).  – Nhận biết trái cây Trung Quốc (NLĐ).  – Nghi vấn có hóa chất độc hại từ dép trung quốc (NĐT).
- Khởi động dự án giải quyết vật liệu chưa nổ tại Quảng Nam (TN).
- Tin đồn về sữa nội có sinh vật lạ: Âm mưu gì? (SK&ĐS).
- Kiến ba khoang độc tố gấp 10 lần rắn hổ (KP).
- Cảnh giác với hình thức lừa đảo mới qua thư điện tử (ND).
- ‘Làng đu dây’ qua sông (VNE). - Thương hiệu… nghèo trên đỉnh Mẫu Sơn (NĐT).
- Hà Nội, bao giờ hết lội? (PetroTimes).
- Hà Tĩnh: Khắc phục xong sự cố nguy hiểm tại hồ chứa Nước Xanh (SGGP).
- Bỏ làng vì sạt lở (TN).
- Ngăn chặn người dân xả rác trên kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè (PetroTimes).
- 1 tháng, 3 vụ cướp chấn động TPHCM (Bee).
- 4000 tấn vàng ở Bình Thuận chỉ là tin đồn ? (VnM).
- Bi hài sừng tê và những người đàn bà! (TVN).  - Vụ bò tót Vườn quốc gia Cát Tiên bị sát hại: Hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án (SGGP).  – Bò tót bàn chuyện dự thi đua bò (DV).
- Phát hiện vụ vận chuyển xác hổ trái phép (TT).
- Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô và Vườn Quốc gia Yook Ðôn bị xâm hại nghiêm trọng (ND).   – Quyết liệt giữ rừng Tây Nguyên (Tin tức).
- Sỹ Văn: Kho vàng ở núi Tàu là kho gì? (Nguyễn Thông).
- Phát hiện hổ nhe nanh trong xe ô tô (ANTĐ).
- Hải Phòng: Cứu nạn kịp thời hai ngư dân Trung Quốc (TTXVN).-- Bộ Xây dựng: Đập thủy điện Sông Tranh 2 “đảm bảo an toàn” (TT).  – Cái lắc đầu của Quảng Nam (Đào Tuấn).- Các hồ thủy điện cắt xén dung tích phòng lũ (DT). – Ông Trương Văn Vở, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai: Ai đảm bảo thủy điện Đồng Nai 6, 6A không gây hậu quả? (SGTT). --Ai đảm bảo thuỷ điện Đồng Nai 6, 6A không gây hậu quả? SGTT.VN - 12.10.2012--  Khi làm thuỷ điện Sông Tranh 2, chủ đầu tư nói không có vấn đề gì nhưng khi đưa vào sử dụng thì sự cố xảy ra, động đất liên tục. Vậy ai đảm bảo hai thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A sẽ không để lại hậu quả gì?

Tổng số lượt xem trang