-BLOG CỦA G/S TRẦN AN BÀI NGÀY THỨ NĂM 29/11/2012
- Giữ thêm 50 năm nữa?
“Cái ly nước này nặng bao nhiêu?”
“50 gam!”…”100 gam!”… “125 gam!”… các sinh viên trả lời.
“Tôi không thể biết chính xác nếu không cân”. Giáo sư nói: “Nhưng câu hỏi của tôi là: Điều gì sẽ xảy ra khi tôi cứ giơ cái ly thế này trong vài phút?”
“Chẳng có gì cả” Các sinh viên nói.
“OK, vậy điều gì xảy ra nếu tôi giơ trong một giờ?” Giáo sư hỏi.
“Tay thầy sẽ bắt đầu đau ạ” Một sinh viên trả lời.
“Đúng vậy, và nếu trong một ngày thì sao?”
“Tay thầy có thể tê cứng, và thầy có thể bị đau cơ, tê liệt, chắc chắn phải đến bệnh viện”. Một sinh viên khác cả gan nói. Và tất cả lớp cười ồ.
“Rất tốt. Nhưng trong tất cả các trường hợp đó, cân nặng của cái ly có thay đổi không?”. Giáo sư lại hỏi.
“Không ạ”. Các sinh viên trả lời.
“Vậy, cái gì khiến cho tay bị đau, cơ bị tê liệt? Và thay vì việc cứ cầm mãi, tôi nên làm gì?”
Các sinh viên lúng túng. Rồi một người trả lời, ‘Đặt ly xuống!’
“Chính xác!” giáo sư nói: “Các vấn đề trong cuộc sống cũng giống như thế này. Khi bạn giữ nó trong đầu vài phút thì không sao. Nghĩ nhiều hơn, chúng làm bạn đau. Và nếu cố giữ thêm nữa, chúng bắt đầu làm bạn tê liệt. Và bạn sẽ không thể làm gì được nữa”.
- 2. Chúng ta đã lớn lên chưa?
Một người đàn ông đi ngang qua một chú voi đang bị xích, đột nhiên ông dừng lại và tự hỏi tại sao một chú voi lớn như vậy lại không tự làm đứt một sợi dây thùng nhỏ buộc ở chân và trốn thoát. Thậm chí còn không có cả dây xích và lồng giữ. Hiển nhiên là chú voi hoàn toàn có thể làm được, bất cứ lúc nào chú muốn nhưng vì một lý do nào đó chú đã không làm như vậy.
Người đàn ông đã đến gặp người quản tượng gần đó và hỏi anh ấy vì lý do tại sao con voi vẫn đứng yên ở đó và không bao giờ bỏ đi. Người huấn luyện voi trả lời: “À, khi mà con voi này còn nhỏ và bé hơn bây giờ, chúng tôi đã sử dụng cùng một loại kích cỡ dây thừng giống như bây giờ để trói chúng. Ở độ tuổi đó, các sợi dây vẫn đủ sức để giữ chúng. Khi mà voi lớn lên, chúng tin rằng chúng không có đủ khả năng phá được dây. Con voi này luôn tin rằng sợi dây có thể giữ chúng lại và không bao giờ thử trốn thoát”.
Người đàn ông đã rất ngạc nhiên. Những con vật to lớn như vậy đều có khả năng làm được, nhưng chúng đã không bao giờ tin và sẽ mãi mắc kẹt ở nơi này.-2 Bài Giải Cho Việt Nam?
-Doanh nghiệp dừng hoạt động, giải thể tăng gần 7% so với tháng trước
Tính từ ngày 20/10 - 20/11, cả nước có khoảng 5,87 nghìn doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể.
- Hệ thống ngân hàng phải xử lý nợ xấu (TP). – Nguy cơ rủi ro chéo từ giao dịch ngân hàng ngầm (DT). – Xử lý nợ xấu càng nhanh càng tốt (PLTP).
- Ngân hàng trông chờ tín dụng xuất khẩu (ĐT).
- Ngân hàng thương mại: Quản trị tốt để hạn chế rủi ro (ĐĐK).
- Hé lộ “cuộc chiến 150 tỷ” quanh chứng thư bảo lãnh của SeABank (DT).
- Lương, thưởng Tết ngân hàng năm nay thế nào? (VnEco).
- Doanh nghiệp “quỵt” tiền kiểm toán (ĐTCK).
- Nhập, tách và hậu quả (ĐĐK).
- Thị trường BĐS “đóng băng”: Làm gì để khai thông dòng vốn? (HNM).
- Công ty và cổ đông đánh nhau trong ngày… đại hội: Tiếp tục “đánh nhau”! (DT).
- Vi phạm kinh doanh xăng dầu ở Hà Nội tăng (Petrotimes).
- Xuất khẩu cao su Việt Nam sang Nam Á tăng đột biến (VOV).
- Gạo Việt vượt biên qua Trung Quốc (PL&XH).
- Tái cấu trúc ngành chăn nuôi (NNVN).
- Bình Phước: Đề nghị cách chức Chủ tịch UBND tỉnh (TTXVN).
- Khởi tố 4 cán bộ của Agribank (NLĐ). - Nguyên thư ký tòa lãnh 18 tháng tù (TN). - Đường đi của 21 tỉ đồng từ máy ATM ra … trường đá gà (VEF).
- Ngăn ngừa phình to nợ xấu (TP).
- Ngân hàng lỗ nặng: Tại ai? (KTĐT). – Ngân hàng ngầm: Nguồn cơn bùng phát khủng hoảng trong tương lai (Gafin).
- SeABank bị đòi tiền bảo lãnh 150 tỉ đồng (NLĐ).
- Ngân hàng bán tháo các dự án thu hồi nợ (PLTP). - Hai xu thế thị trường bất động sản (VnMedia).- “Rừng luật” bất động sản (SGGP). - Căn hộ thời ế ấm, khách vẫn phải đề nghị tiền chênh (VTC).
- Ngân hàng giữ hộ vàng có an toàn? (PN). – Vàng nhẫn 4 số 9: Lại một hệ lụy của chính sách phi thực tế (PNTĐ).
- Doanh nghiệp ngoại mất tích (TT). - Số doanh nghiệp thành lập mới giảm (TT). - Petrolimex: Chưa nghe báo cáo về dự án lọc dầu 28,7 tỉ USD (PLTP).
- Đặng Lê Nguyên Vũ: Vì một nền dân chủ cà phê toàn cầu (BBC).
- Chỉ số tồn kho một số ngành hàng bắt đầu giảm (TP).
- Xuất khẩu của VN cán đích 100 tỉ USD (TT).
- Vụ Núp bóng tạm nhập tái xuất: Ai chủ mưu buôn lậu xăng ở Vinapco? (TP). - Hà Nội phát hiện nhiều cây xăng sai phạm (TP).
- Thủ đoạn buôn lậu mới: Hàng xuất quay đầu “đánh” hàng nội (LĐ).
- Nhiều cơ hội cho nông sản VN vào EU (TT). - Tôm Việt Nam xuất sang Trung Quốc tăng mạnh (PLTP). - Heo bỗng đi thụt lùi, gãy chân và chết hàng loạt (DV).
- Intel Việt Nam đoạt Giải Doanh Nghiệp Xuất Sắc 2012 của Ngoại trưởng Mỹ (VOA).
- Bộ mặt thật của bán hàng đa cấp từ“những cái chết bất đắc kỳ tử“ (PLVN).
- Phí cao, doanh nghiệp vận tải rục rịch bán xe (TBKTSG).
- Cho vay không lãi suất để chuẩn bị hàng tết (TT).
- Chặn hàng giả: ai chống, ai xây? (TBKTSG).
- DN Việt chưa tận dụng triệt để Internet để cất cánh (TTXVN).
-Chủ Hết Tiền…Đầy Tớ Không Lương
BLOG CỦA BÁO ĐẤT VIỆT NGÀY THỨ TƯ 28/11/2012
Không ít cán bộ, công chức bao năm nay sống trên lưng doanh nghiệp bằng các thủ đoạn nhũng nhiễu của mình và họ làm giàu cũng nhờ doanh nghiệp.
Ngày 15/11, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công chức của quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng bị chậm lương, mà nguyên do là vì các doanh nghiệp trên địa bàn quận nộp thuế ch
ậm, hoặc giãn thời gian nộp. Theo thống kê sơ bộ, thu ngân sách trên địa bàn quận mới chỉ đạt 62%.
Dân nộp thuế chậm, doanh nghiệp nộp thuế chậm… thế là công chức đói. Và chắc chắn không chỉ riêng quận Liên Chiểu mới có tình trạng này, mà sẽ có nhiều nơi khác cũng bị như vậy. Chỉ có điều họ không nói mà thôi. Và cứ đà “rơi” về kinh tế như thế này, chuyện công chức bị chậm lương sẽ không còn là chuyện xa xôi nữa.
Qua đây mới biết, khi nền kinh tế khấm khá, chính đội ngũ công chức cũng thường chẳng coi doanh nghiệp ra gì. Không ít người trong đội ngũ này đã nghĩ đủ mọi mưu ma chước quỷ nhằm nhũng nhiễu doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải cống nạp, phải chạy cửa sau để có tiền đáp ứng cái “tham” của mình. Bây giờ doanh nghiệp khốn khó, không có tiền nộp thuế và đội ngũ công chức bị chậm lương, bị đói.
Vậy không hiểu có ai vắt tay lên trán mà nghĩ rằng, trong phạm vi chức trách, quyền hạn của mình, trước đây mình đã nhũng nhiễu doanh nghiệp như thế nào và bây giờ phải tìm cách cứu doanh nghiệp như thế nào. Nhiều công chức nghĩ rằng, tiền lương cho họ và các khoản trợ cấp xã hội khác là ngân sách Nhà nước, chẳng liên quan gì đến doanh nghiệp. Nhưng họ có biết đâu rằng, hàng triệu công chức ở Việt Nam sống được là bằng tiền thuế của người dân và của doanh nghiệp. Thế cho nên mới biết ý nghĩa của câu ngạn ngữ: “Không ai nắm tay được từ tối đến sáng”.
Còn trong tác phẩm “Chuông nguyện hồn ai” của Hemingway đã dẫn một câu nổi tiếng của một nhà văn Anh rằng: “Đừng hỏi chuông nguyện hồn ai, mà chuông nguyện chính hồn anh đó”. Cho nên, đã đến lúc đội ngũ công chức, mà đặc biệt là những người đang nắm giữ trách nhiệm liên quan đến sự tồn vong của doanh nghiệp phải ý thức được rằng: Cứu doanh nghiệp chính là cứu mình.
Một thực tế bấy lâu nay ai cũng biết, nhưng không thể chỉ ra được: Đó là tình trạng các doanh nghiệp phải đi lo lót, biếu xén để có được dự án. Cũng không ai có thể biết rằng, để có được một dự án như xây dựng khu đô thị, khu chung cư, dự án khai thác khoáng sản v.v… doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu tiền. 5 hay 10 hay 20% có trời mà biết? Nhưng những người có trách nhiệm xét duyệt, thẩm định, cấp giấy phép cho doanh nghiệp thì biết rõ hơn ai hết.
Không ít cán bộ, công chức bao năm nay sống trên lưng doanh nghiệp bằng các thủ đoạn nhũng nhiễu của mình và họ làm giàu cũng nhờ doanh nghiệp. Nay doanh nghiệp chết, họ tưởng rằng họ vô can và hậu quả nhỡn tiền là doanh nghiệp không có tiền nộp thuế, hay nói nôm na là doanh nghiệp không có tiền để nuôi họ.
Cho nên, rất mong các công chức đọc lại truyện Trạng Quỳnh và để ngấm câu “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”.