-Những con tàu ma và những bóng ma
(Dân trí) - Thông tin về các con tàu ma của Vinashin xuất hiện dày đặc trên các báo. Hình ảnh gửi về cho chúng ta cái nhìn cận cảnh hơn về những con tàu mục nát để từ đó, hiểu rõ hơn sự tàn phá tài sản quốc gia của một Tập đoàn có tên Vinashin.
>> Thuỷ thủ tàu SEA EAGLE kêu cứu
Các con tàu đó với những tên tuổi hoành tráng như Sea Eagle, Vinashin Atlantic, Green Sea , Lash Sông Gianh, New Energy, New Phoenix, Hoa Sen… Mỗi con tàu này được mua với giá từ vài trăm tỉ đồng đến cả nghìn tỉ đồng. Chưa kể các ụ nổi có giá vài chục triệu USD. Tất cả các con tàu và ụ nổi này đang nằm phơi sương gió trên các vùng biển Việt Nam và lưu lạc ở các bến đỗ bên Trung Quốc. Tàu đã bị mục nát, không còn sử dụng được. Mỗi ngày, đống tài sản khổng lồ đó cứ tiêu tan theo nước biển.
Người viết bài này vừa có dịp lên con tàu Vinashin Atlantic đang nằm phơi trên biển Vũng Tàu. Con tàu có chiều dài 265,2m, rộng 47,80m, cao 22,80m. Atlantic trị giá nghìn tỉ đồng giờ như một núi rác phế liệu khổng lồ, vô phương cứu vãn. Cứ tính đến hàng chục con tàu khác trong tình trạng tương tự, tự nhiên thấy nước mắt trào ra, thấy thương dân mình, thương nước mình. Thương những đứa bé đi học bằng đò ngang, bơi qua suối đến trường. Thương những người già nằm chung nhau trên giường bệnh. Và, thấy căm giận tột cùng, nhưng chẳng biết giận ai bây giờ?
Trên những con tàu đó là những thuyền viên đang sống thiếu thốn, đói khổ. Tàu không hoạt động, không có dầu nên họ thiếu điện, thiếu nước sinh hoạt. Có những người bơ vơ nơi đất khách như thuyền viên tàu New Phoenix, Sea Eagle. Họ đói ăn, khát uống, mất liên lạc. Họ là những người lao động lương thiện, làm thuê cho Vinashin và trở thành nạn nhân của vụ “đắm tàu” vô tiền khoáng hậu mà cả nước đều biết đến như một chứng tích của tham nhũng và lãng phí của thế kỷ.
Tập đoàn to lớn như vậy, nhưng thực chất là phá hoại tiền của của quốc gia, đến nỗi những thuyền viên nghèo khổ cũng bị nợ lương nhiều tháng trời, bị cắt cả tiền ăn. Hậu quả của con tàu đắm Vinashin quá khủng khiếp và đen tối hơn là không có cách nào có thể vực dậy được. Phương án tái cấu trúc Vinashin đã đang trả lời từ những dẫn chứng trên.
Nước mình còn quá nghèo, đồng thuế mồ hôi nước mắt của người dân chắt chiu cóp nhặt không đủ để cho các loại doanh nghiệp như Vinashin phá. Những người ra quyết định mua đoàn tàu phế thải này không biết họ có nghĩ rằng, họ đã có tội với nhân dân không?
Quốc hội vẫn nóng với chuyện tham nhũng, lãng phí, vẫn đem “chân dung” của Vinashin ra làm điển hình. Có lẽ tham nhũng và lãng phí của tập đoàn này dễ nhận diện được vì nó đã thực sự sụp đổ, nó có những chứng cứ sống động là đoàn tàu mục nát phơi xác chết trên biển. Liệu còn có nhiều “chân dung” tương tự, lãng phí và tham nhũng ghê gớm, nhưng được che giấu dưới những hình thức khác như những bóng ma, không phải là bóng ma như những con tàu của Vinashin?
Lê Chân Nhân
Ngày 4.11, tin từ Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cho biết, cơ quan này đã có công văn gửi Cty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin để yêu cầu xử lý sự cố của tàu New Sun sau cơn bão số 8 trên vùng biển Hải Phòng.
Tàu New Sun có quốc tịch Việt Nam, trọng tải toàn phần là 12.668 tấn với chiều dài 136m. Chủ tàu là Cty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, được neo tại khu vực Bến Gót (Cát Hải, Hải Phòng) từ ngày 13.3.2012 trong tình trạng không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định nên không có đèn, điện, trông giống như một con tàu “ma”.
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng nhiều lần gửi công văn, tổ chức các cuộc làm việc với chủ tàu để yêu cầu khắc phục các thiếu sót trên, đưa tàu vào khu neo đậu an toàn, nhưng Cty vận tải Viễn Dương Vinashin không thực hiện các yêu cầu trên. Hậu quả, sau cơn bão số 8, tàu New Sun bị sóng đánh, trôi dạt và bị cạn tại vị trí cách đèn biển Ba Lăng 0,5 hải lý. Vị trí tàu bị cạn là nơi rất nguy hiểm vì là khu vực giao nhau giữa luồng hàng hải và đường thuỷ nội địa giữa Hải Phòng - Quảng Ninh, nơi có rất nhiều tàu thuyền lưu thông.
Cảng vụ hàng hải Hải Phòng cũng cảnh báo, nếu tàu New Sun gây ra tai nạn thì Cty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- 'Mặt Trời' của Vinashin thành tàu ma?
Tàu New Sun của Vinashin, từng lập kỷ lục đi 'vòng quanh thế giới' và chở gạo cho Cuba, bị bỏ ngoài biển, gây lo ngại về an toàn hàng hải.
Tin từ báo chí Việt Nam hôm 4/11/2012 nói Hải Phòng đã yêu cầu công ty vận tải viễn dương Vinashin tìm cách xử lý vụ một tàu cargo của họ, New Sun, bị bỏ hoang gần đèn biển Ba Lăng, Hải Phòng.
Con tàu do Vinashin đóng năm 2002, mang cờ Việt Nam, có trọng tải trên 12 nghìn tấn, hiện đang mắc cạn và bị bỏ rơi sau bão số 8, tin của tờ Lao Động cho biết.
Báo Việt Nam nói hiện New Sun trông giống như một con tàu ma vì “ không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định”.
Được biết Cảng vụ Hải Phòng đã gửi công văn cho Vinashin “yêu cầu xử lý sự cố của tàu New Sun”.
An toàn hàng hải
Vị trí tàu mắc cạn ngay cạnh đèn biển Ba Lăng cũng gây ra lo ngại về an ninh vì là khu vực có rất nhiều tàu thuyền lưu thông, theo truyền thông Việt Nam.
Con tàu dài 136 mét và có trọng tải 12.669 tấn đã trôi dạt sau cơn bão số 8.
"New Sun không có nhiên liệu, không có thuyền viên, không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định"
Vốn có tên là Vinashin Sun và được đổi thành New Sun mới năm 2011, con tàu xấu số đã từng chạy các tuyến vận tải tới Thượng Hải, và nhiều nơi khác.
Hồi đầu năm 2004, báo chí Việt Nam ca ngợi rằng tàu Vinashin Sun đã hoàn tất chuyến hải hành “vòng quanh thế giới” với tư cách là “tàu đầu tiên có sức chở lớn nhất do Việt Nam đóng tại Bạch Đằng, Hải Phòng” và cập cảng TP Hồ Chí Minh.
Vinashin từng có tham vọng đóng tàu lớn và đi đầu trong vận tải biển của Việt Nam
Hành trình “lập kỷ lục” và chở hơn 11 nghìn tấn gạo tới cho Cuba năm đó được ngợi ca là “chuyến đi lịch sử của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam”.
Báo Tuổi Trẻ ở Việt Nam khi đó viết rằng trong vòng 129 ngày, đi qua Thái Bình Dương “hiên ngang đầy sóng gió” chứ không cần qua kênh đào Panama, tàu Vinashin Sun còn chở gỗ từ Guyana về Ấn Độ và chuyển trên 11 nghìn tấn bột mì từ Ấn Độ về Việt Nam.
Đây không phải là con tàu đầu tiên của Vinashin, tập đoàn gây ra khoản thất thoát 4,5 tỷ đôla, bị bỏ rơi hoặc không sử dụng.
Báo chí Việt Nam hồi đầu tháng nói ở vùng biển Quảng Ninh trong nhiều tháng đã có hai con tàu, chiếc Speedy Falcon của ngành dầu khí Việt Nam và Green Sea, của Vinashin - đang nằm 'chết lâm sàng'.
Theo báo Lao Động hôm 1/11 vừa qua, trên tàu Green Sea, trọng tải 76 nghìn tấn, khi nhà báo đến tìm hiểu chỉ thấy có một thủy thủ trực và một con chó mực.
Người thủy thủ cho hay từ sáu tháng qua ông không nhận được lương.
Vẫn theo bài báo, tàu Green Sea đã trên 30 năm tuổi vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn, được Vinashin mua về năm 2007, sau một thời gian dài nằm chết ở biển Hòn Nét, Cẩm Phả.
-2 con tàu “ma” trên vùng biển Quảng Ninh (LĐ).
Tàu Green Sea - trọng tải 76 vạn tấn lừng lững trên vùng neo đậu Hòn Nét- 21 (Cẩm Phả) từ nhiều tháng qua.
Đó là tàu Speedy Falcon - trọng tải 64.285 tấn thuộc Cty CP vận tải Dầu khí Việt Nam và con tàu Green Sea - trọng tải 76.000 tấn của Tập đoàn Vinashin - đang nằm “chết lâm sàng” ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh từ nhiều tháng qua.
Đây là 2 con tàu chở hàng rời thuộc dạng siêu trường, siêu trọng nằm trong vài con tàu lớn nhất trong ngành vận tải hàng hóa của Việt Nam được các đơn vị này sở hữu và mua về trước đó vài năm ở thời điểm “trào lưu” mua sắm ồ ạt tàu biển trong các Tập đoàn, Tổng Cty.
Số phận những con tàu này khá bập bênh, do sự già cỗi theo thời gian và không tìm đâu ra nguồn hàng để khai thác. Tàu Green Sea (tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn) - được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã “chết” gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả.
Sáng ngày 1.11, PV Báo Lao Động tiếp cận tàu Green Sea, nhưng chỉ có 1 thủy thủ trực tại đây cùng với chú khuyển màu đen (3 người trực cùng đã vào bờ mua thực phẩm). Thủy thủ Ninh Văn Cảnh (26 tuổi, quê Nam Định) - cho biết: Đã 6 tháng qua, bản thân và anh em không nhận được lương từ Cty.
“Tuy nhiên, so với “đồng nghiệp” trên vài con tàu của khác Vinashin đang nằm “chết” trên vùng biển của Việt Nam thì thủy thủ của Green Sea sướng hơn nhiều vì được Cty chu cấp tiền ăn hàng ngày đầy đủ. Một lượng dầu cùng chiếc máy phát (kiểu đầu công nông) - vừa được tăng cường, nên buổi tối anh em vẫn xem tivi, duy trì hoạt động sinh hoạt tối thiểu và thắp vài ngọn đèn an toàn hàng hải” - thuyền viên Cảnh nói.
Vào đầu năm, con tàu được sửa chữa và chạy một vài chuyến hàng đi nước ngoài, trước khi quay trở lại neo đậu vùng Hòn Nét 21- Cẩm Phả bất động kể từ tháng 4.2012 trở lại đây...
Còn tàu Speedy Falcon của chủ tàu là Cty CP vận tài Dầu khí Việt Nam - cũng có số phận chẳng ra gì khi neo đậu tại khu vực Hòn Miều (TP. Hạ Long) - từ tháng 11.2011 đến nay.
Speedy Falcon có tuổi đời trên 32 năm và cũng không thể đăng kiểm tại Việt Nam (tàu này đang bị một ngân hàng trong nước tịch biên). Thủy thủ trên con tàu nói rằng, tên tàu đã bị xóa đi để thay một cái tên hoàn toàn mới mà theo họ là đã chuyển đổi chủ sở hữu.
Ông Hoàng Song Tùng - Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh nhận xét: 2 con tàu trên đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, quá cũ kỹ và không thể hoạt động ngay tức thời, khiến mỗi lần bão gió là cơ quan quản lý hàng hải địa phương hết sức lo lắng cho hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.
Trong các lần kiểm tra của cơ quan cảng vụ đều cho thấy tình trạng xuống cấp do neo đậu lâu ngày không hoạt động; công tác bảo dưỡng không được chủ tàu quan tâm; không bố trí thuyền viên trực đầy đủ theo quy định; toàn bộ máy móc của tàu không vận hành được do không có điện và nguồn ác quy sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; hệ thống thủy lực trên boong bị rò rỉ, tời neo không hoạt động; trang bị cứu sinh an toàn (súng bắn dây, phao tự thổi, một số đền hiệu phao cứu sinh hết hạn sử dụng); lượng nhiên liệu trên tàu đều cạn kiệt, không đủ duy trì hoạt động bình thường của các trang thiết bị...
Vì thế mỗi khi về đêm, trông 2 con tàu này chẳng khác những “bóng ma” lừng lững giữa biển do không có điện chiếu sáng như các tàu biển khác.
Không thể nắm chắc tình trạng của 2 con tàu “khổng lồ” này sẽ khéo dài bao lâu, trong khi nó vẫn đang xuống cấp từng ngày, gây lãng phí lớn tiền bạc nhà nước từ sự vô cảm và quyết định sai lầm trong đầu tư, mua sắm ở các tập đoàn trên.
-- 2 con tàu “ma” trên vùng biển Quảng Ninh (LĐ).
Số phận những con tàu này khá bập bênh, do sự già cỗi theo thời gian và không tìm đâu ra nguồn hàng để khai thác. Tàu Green Sea (tuổi đời 30 năm vẫn treo cờ Panama vì không thể đăng ký tại Việt Nam do quá niên hạn) - được Tập đoàn Vinashin mua về năm 2007, trước đó một thời gian dài đã “chết” gí 2 năm trời tại vùng biển Hòn Nét, TP. Cẩm Phả.
Sáng ngày 1.11, PV Báo Lao Động tiếp cận tàu Green Sea, nhưng chỉ có 1 thủy thủ trực tại đây cùng với chú khuyển màu đen (3 người trực cùng đã vào bờ mua thực phẩm). Thủy thủ Ninh Văn Cảnh (26 tuổi, quê Nam Định) - cho biết: Đã 6 tháng qua, bản thân và anh em không nhận được lương từ Cty.
Toàn bộ những cuộn dây thừng lớn trên tàu Green Sea đều được tháo cất đi vì sợ ... “chân mèo” xẻo mất. |
“Tuy nhiên, so với “đồng nghiệp” trên vài con tàu của khác Vinashin đang nằm “chết” trên vùng biển của Việt Nam thì thủy thủ của Green Sea sướng hơn nhiều vì được Cty chu cấp tiền ăn hàng ngày đầy đủ. Một lượng dầu cùng chiếc máy phát (kiểu đầu công nông) - vừa được tăng cường, nên buổi tối anh em vẫn xem tivi, duy trì hoạt động sinh hoạt tối thiểu và thắp vài ngọn đèn an toàn hàng hải” - thuyền viên Cảnh nói.
Vào đầu năm, con tàu được sửa chữa và chạy một vài chuyến hàng đi nước ngoài, trước khi quay trở lại neo đậu vùng Hòn Nét 21- Cẩm Phả bất động kể từ tháng 4.2012 trở lại đây...
Còn tàu Speedy Falcon của chủ tàu là Cty CP vận tài Dầu khí Việt Nam - cũng có số phận chẳng ra gì khi neo đậu tại khu vực Hòn Miều (TP. Hạ Long) - từ tháng 11.2011 đến nay.
Speedy Falcon có tuổi đời trên 32 năm và cũng không thể đăng kiểm tại Việt Nam (tàu này đang bị một ngân hàng trong nước tịch biên). Thủy thủ trên con tàu nói rằng, tên tàu đã bị xóa đi để thay một cái tên hoàn toàn mới mà theo họ là đã chuyển đổi chủ sở hữu.
Thủy thủ tàu Green Sea nhiều tháng qua phải nấu ăn, sinh hoạt ngoài boong tàu |
Ông Hoàng Song Tùng - Trưởng phòng Pháp chế Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh nhận xét: 2 con tàu trên đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, quá cũ kỹ và không thể hoạt động ngay tức thời, khiến mỗi lần bão gió là cơ quan quản lý hàng hải địa phương hết sức lo lắng cho hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.
Trong các lần kiểm tra của cơ quan cảng vụ đều cho thấy tình trạng xuống cấp do neo đậu lâu ngày không hoạt động; công tác bảo dưỡng không được chủ tàu quan tâm; không bố trí thuyền viên trực đầy đủ theo quy định; toàn bộ máy móc của tàu không vận hành được do không có điện và nguồn ác quy sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; hệ thống thủy lực trên boong bị rò rỉ, tời neo không hoạt động; trang bị cứu sinh an toàn (súng bắn dây, phao tự thổi, một số đền hiệu phao cứu sinh hết hạn sử dụng); lượng nhiên liệu trên tàu đều cạn kiệt, không đủ duy trì hoạt động bình thường của các trang thiết bị...
Vì thế mỗi khi về đêm, trông 2 con tàu này chẳng khác những “bóng ma” lừng lững giữa biển do không có điện chiếu sáng như các tàu biển khác.
Tàu Speedy Falcon đã bị xóa tên trông cũ nát hơn tàu Gree Sea. |
Không thể nắm chắc tình trạng của 2 con tàu “khổng lồ” này sẽ khéo dài bao lâu, trong khi nó vẫn đang xuống cấp từng ngày, gây lãng phí lớn tiền bạc nhà nước từ sự vô cảm và quyết định sai lầm trong đầu tư, mua sắm ở các tập đoàn trên.
Chất lượng con tàu đâu đâu cũng thấy hoen gỉ, xuống cấp |
Con tàu siêu trường, siêu trọng nhìn từ nóc phòng điều khiển |
Chất lượng con tàu đâu đâu cũng thấy hoen rỉ, xuống cấp |
Nguồn điện duy nhất là một máy phát... công nông vừa mới được bổ sung |
Cờ nước ngoài hiện hữu trên nóc tàu Green Sea... |
-- 2 con tàu “ma” trên vùng biển Quảng Ninh (LĐ).
- Mở rộng phạm vi tìm kiếm thuyền viên tàu Saigon Queen (VOV). – 4 thủy thủ tàu Saigon Queen có thể đang trôi dạt (Petrotimes). – Thuyền trưởng mất tích của Saigon Queen “là người rất tốt” (DV).
- Đại biểu Quốc hội quyết liệt trước tham nhũng (CP). – Chống tham nhũng: Chưa bắt được “con cọp cắp con heo” (DT). – “Muốn thắng tham nhũng phải thay đổi cách đánh” (VOV). – Chống tham nhũng: Thay cách đánh, người đánh (VNN). – Quốc hội cần lập cơ quan độc lập điều tra tội phạm tham nhũng (TN). – Đề xuất mở cuộc vận động tiết chế lòng tham (VNN).
- Tại sao sếp lớn tập đoàn Nhà nước liên tục bị “trảm”? (KT).
Ban chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng TW, hay chỉ là một “anh bưu tá” non việc? (Ba Sàm). – Bùi Tín: Hai đêm, 20 triệu (VOA’s blog).
- Tham nhũng, lãng phí là hai kẻ đồng lõa thao túng quyền lực (CCB). - Nợ xấu: Thống đốc lạc quan, đại biểu hoài nghi (TBKTSG). – Nợ xấu và quyết tâm chính trị(BBC). – NHẬN TRÁCH NHIỆM MIỆNG THOÁT TỘI, THẰNG TRẺ TRÂU CŨNG LÀM ĐƯỢC… – (VLB). - Đại biểu Quốc hội đề nghị minh bạch chính sách vàng (TBKTSG). – Quản lý thị trường vàng: “Thống đốc còn né tránh” (VnEco). – Ba bước đoạt vàng (DLB).
Bất ổn thị trường vàng: Thống đốc nhận trách nhiệm
Đài Truyền Hình Việt Nam
Tại phiên thảo luận sáng 31/10, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trước Quốc hội về việc không làm tốt thông tin truyền thông trong các chính sách về vàng. Bất ổn thị trường vàng: Thống đốc nhận trách nhiệm. Thống đốc NHNN ...
Quản lý thị trường vàng: “Thống đốc còn né tránh”VnEconomy
Đại biểu Quốc hội đề nghị minh bạch chính sách vàngThời báo Kinh tế Sài Gòn Online
Vẫn tăng lương cơ bản theo đúng lộ trìnhThanh Niên
- Ông Đặng Thành Tâm chia sẻ lý do vắng mặt tại Quốc hội (NĐT).
- Lời xin lỗi mang nhãn hiệu SJC (Đào Tuấn). – Quốc hội ‘nóng’ với vàng (TP). – Đừng động đến… vàng! (LĐ). – Loạn thị trường vàng do NHNN thông tin chưa đầy đủ? (Petrotimes).
- Anh Bình và nợ xấu (Hiệu Minh). – Những câu hỏi khó cho Thống đốc Bình! (DT). Ngân hàng Nhà nước không thể hứa gì về xử lý nợ xấu
Thanh Niên
(TNO) Chiều nay 30.10, các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tiếp tục thảo luận về các vấn đề nóng của kinh tế xã hội hiện nay như: chính sách đầu tư, tài chính, tiền tệ, nợ xấu, thanh tra ngân hàng, Vinashin, quá tải bệnh viện... Không hứa về nợ xấu. Trước những ...
Bộ trưởng Công Thương: Hàng tồn kho đang giảmVietNamNet
Không để nợ xấu dây dưaNgười Lao Động
Thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm ...Nhân Dân
- BÁC HỒ” “ĐÉO” CÓ GIÁ BẰNG THAM NHŨNG! (Người Lót Gạch). – Hết cả hồn (Nguyễn Thông). – Sự tráo trở của ngôn ngữ (Quê Choa).- Quốc hội cần nâng cao năng lực làm luật (BVN).
- NHỮNG KHUẤT TẤT TRONG VIỆC BẮT GIỮ DOANH NHÂN LÊ ĐÌNH QUẢN (Lê Quốc Quân).
- HỒ SƠ VỤ MƯỢN ĐẤT 8 NĂM CỦA CCB VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ LÀM LÀNG NGHỀ, ĐEM PHÂN LÔ BÁN NỀN Ở XÃ THANH LÃNG, H. BÌNH XUYÊN, VĨNH PHÚC (6) (Phạm Viết Đào). – Bắc Cạn: Dân kêu trời về đền bù tái định cư “trên trời” (ND). – Tam Hưng (Hà Nội): Liên tiếp vịn cớ trì hoãn giao đất cho dân (Thanh tra). – Minh Diện: Ôi, DÂN ĐƯỢC “ĐỔI ĐỜI”! (Bùi Văn Bồng).
- Tháo chạy khỏi thủy điện (TT).
- Lại lùi thời gian vận hành Nhà máy bauxite Tân Rai (TTXVN).
- Quản DNNN: Hết nâng lên lại hạ xuống (VEF).
- ‘Lẫn lộn quyền sở hữu và quyền quản lý’ (ĐV).
- Chấn chỉnh việc thu khoản đóng góp của nông dân (KTĐT). – Xe đạp điện cũng bị thu phí?(Petrotimes). – “DN vận tải sẽ khó khăn nếu nộp phí sử dụng đường” (TTXVN).
- “Tử tù” xin được chết do căng thẳng… chờ thuốc độc (DT). – “Chưa có thuốc độc nên xử bắn để giảm căng thẳng” (TT).
- Bình Định thu hồi 5 dự án chậm triển khai (TT).
- Siết nhập cư: Hà Nội không được vào Hà Nội? (PN Today). - Gia Lai: Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng tỉnh tự tử (LĐ). Phó chánh văn phòng BCĐ Phòng chống tham nhũng Gia Lai tự tử?
Thanh Niên
(TNO) Khoảng 19 giờ ngày 30.10, bà Hoàng Thị Phương (48 tuổi, ở 225/46 Phạm Văn Đồng, P.Thống Nhất, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai) là Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng tỉnh Gia Lai được người nhà phát hiện tử vong tại nhà riêng.
Nữ cán bộ phòng chống tham nhũng treo cổ trong phòng ngủDân Trí
Phó văn phòng BCĐ phòng chống tham nhũng tự tửTuổi Trẻ
Cán bộ Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Gia Lai treo cổ chếtLao động
- Điều tra làm rõ vụ “nhận tiền” của ngư dân (TN). - Cán bộ phường tiếp tay chiếm đoạt tiền (TP).
- Cần làm rõ việc mua tháp truyền hình (TT). - Tháp truyền hình Nam Định đổ sập: Ai phải chịu trách nhiệm? (NLĐ).
- Ngừng dự án Trung tâm hội nghị Bến Tre (PLTP).
- Khánh Hòa: Khởi kiện 40 đơn vị nợ tiền bảo hiểm xã hội kéo dài (LĐ).
- Ai có quyền ra văn bản “kết luận sai”? (PLTP).
- Nghe ra có lý – ĐIỀU KHÓ HIỂU ĐÃ PHẦN NÀO ĐƯỢC “BẬT MÍ” (Lê Khả Sỹ).
- Việt Phương: “CUỘC ĐỜI ĐAU QUÁ, LÀM TA MÊ MẢI” (Tễu).
- Bạo lực phổ biến tại Việt Nam : tìm hiểu cội rễ vấn đề (RFI). Nhà dột từ nóc.
- Hà Nội: Một ‘đảng viên’ kích động chiếm chùa trái phép khiến chư tăng, phật tử hoang mang – Phim Phật và Thánh chúng: Hãy chung tay vì đại cuộc! (chùa Phúc Lâm).
- Yahoo! Việt Nam loại bỏ chức năng bình luận (TT).
- EU cam kết thúc đẩy việc ký kết FTA với Việt Nam (TTXVN).
- Phỏng vấn Giáo sư Vũ Khiêu nhân kỳ họp Quốc hội (CP). - Đề nghị cắt 10.000 tỉ đồng đầu tư để tăng lương (TT). - Chủ tịch Quốc hội: ‘Có lẽ chưa tăng lương được’ (VNE). – Vẫn tăng lương cơ bản theo đúng lộ trình (TN). – Lương tăng 100 nghìn từ tháng 7/2013 (VNN). – Tăng lương 100 nghìn đã là cố gắng (VNN). – Tăng lương, nhưng giảm số tiền và lùi thời gian (TBKTSG). – Tinh gọn bộ máy, giảm gánh nặng lương cho ngân sách (SGTT).
- Phó Thủ tướng báo cáo thêm về Thủy điện Sông Tranh 2 (TQ).
- Ông Nguyễn Bá Thanh: “Ai thiết tha đến Đà Nẵng thì cứ ở ngoại thành” (GDVN).
- Hà Nội: Đường kẹt cứng vì dân dựng rào, đẩy đổ tường bao tòa nhà cao tầng (DT).
- Phó chánh văn phòng BCĐ Phòng chống tham nhũng Gia Lai tự tử? (TN).
- Triều Tiên đổ tiền xây công viên, công trình tưởng niệm (NLĐ).
- Trung Quốc công bố 1.600 sơ yếu lý lịch quan chức (TN). – Tập Cận Bình và con đường phát triển kinh tế tư nhân (VNE).
- Bộ trưởng Đinh La Thăng được “chấm” 8 điểm (NLĐ).
- Nợ xấu dưới góc nhìn Bí thư Nguyễn Bá Thanh (VnEco). – Công ty mua bán nợ chỉ xử lý một số khoản nợ xấu (TQ).
- Thống đốc NHNN nói về chống vàng hóa (CP). – Thống đốc NHNN: Không bắt buộc đổi sang vàng SJC (VNN). – Quản lý vàng: Đại biểu chê Ngân hàng Nhà nước (VTC).
- Giao dịch liên ngân hàng vẫn tập trung vào kỳ hạn ngắn (TTVN/stockbiz). – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 31-10-2012: Cắt… cho bớt xấu (VF).
- Giá vàng giảm còn 45,95 triệu đồng/lượng (TN).
- Bộ trưởng Tài chính lý giải giá xăng tăng nhiều giảm ít (VOV). – Bộ trưởng Tài chính: Giám sát ngay giá xăng (VNN). – Giá gas lại tiếp tục tăng (VnEco).
- Toàn cảnh kinh tế 31-10-2012: Tìm lại “máng lợn” xưa (VF). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 31-10-2012: Vài cánh én … nửa mùa xuân.
- Tập trung vào người nghèo để cứu BĐS (VNN). – Tìm cách “phá băng” thị trường bất động sản(CP). – Doanh nghiệp ngoại cũng sa lầy địa ốc (VnEco). – Bất động sản tồn kho lớn nhưng người dân vẫn thiếu nhà ở (SGTT).
- TPHCM: Chị em hoang mang trước “bão” tin áo ngực độn “chất lạ” (DT). – Mối lo chất gây ung thư từ chiếc áo ngực (Petrotimes). – Quản lý thị trường siết mặt hàng áo ngực (VNE). – Cuối tuần có kết quả xét nghiệm áo ngực TQ (KP). – Dung dịch trong áo nịt Trung Quốc không phải là silicon y tế(VOV).
- Báo động tình trạng nhập lậu gia cầm mang dịch bệnh (TTXVN). – Giá gà thải TQ chỉ bằng cân rau muống (KP). – Từ “tăng trọng” cho chó, đến giết mổ và ra chợ (TNO).
- Vụ cháy công ty gỗ tại Đồng Nai: Nhiều nạn nhân vẫn đang nguy kịch (TN). – Cháy lớn ở Đồng Nai làm 23 người phỏng: Doanh nghiệp sẽ lo hết! (NLĐ). – Nổ hệ thống nồi hơi, 4 người bị thương (TT).
- Nỗi lo ‘ra đường gặp cướp’ ở Sài Gòn (VTC). – “Hiệp sĩ” bắt cướp trên đường chở con đi học (NLĐ).
- Phú Yên: Nhiều doanh nghiệp khai thác đá trái phép (PN).
- New York gượng dậy sau siêu bão Sandy (TN).