Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

Bắt được một trong 'tứ quý hà thuỷ' trên sông Gâm

-(VTC News) - Một cá thế cá quý hiếm vừa bị bắt trên sông Gâm, đây là loài cá nằm trong sách đỏ và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Bắt được một trong 'tứ quý hà thuỷ' trên sông Gâm
Chú cá chiên to như bình ga vừa bị bắt

Khoảng 11h sáng ngày 9/11, trên tài khoản Facebook của một bạn có tên là Ly Gia Ken quê ở Cao Bằng xuất hiện hình ảnh một chú cá chiên khoảng 50-60kg, tấm ảnh có tiêu đề là "quái vật sông Gâm".

Tấm ảnh được tải lên bằng điện thoại và có vẻ như đây là một tấm ảnh được "tường thuật trực tiếp", mặc dù thông tin về thời gian chụp, định vị GPS không thể hiện trong ảnh.

Theo thông tin,  đây là cá thể cá vừa được bắt ở sông Gâm (Cao Bằng), nhánh của sông này chảy qua vùng Bảo Lạc, Bảo Lâm của Cao Bằng. Đặc biệt, khu vực nước Vằng Biu, Hắt Táng (Bảo Lạc) ở thượng nguồn sông gâm gần đây xuất hiện nhiều người chuyên đánh bắt loại cá này.

Bắt được một trong 'tứ quý hà thuỷ' trên sông Gâm
Đây là loại cá có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong Sách đỏ

Cá chiên có tên khoa học là Bagarius, thuộc cấp độ V - nhóm nguy cơ có thể bị tuyệt chủng, tuy nhiên loại cá này vẫn đang bị nhiều ngư dân truy bắt bởi có giá rất đắt, với giá mua tại chỗ không dưới 400.000 đồng/kg và khi chuyển về những nơi tại Hà Nội thì giá đắt gấp nhiều lần.


Hiện tại, người dân cho biết những cá thể cá chiên nặng từ 3 - 5kg may mắn vẫn có thể bắt được, nhưng to và nặng như cá thể cá chiên trong ảnh là rất hiếm.

Đây là một trong 4 giống cá nước ngọt quý hiếm được coi là "Tứ quý hà thuỷ" gồm cá anh vũ, cá chiên, cá lăng và cá bống sinh sống trên dòng sông Gâm.

Khu vực sống của loài cá này thuộc vùng dân cư heo hút, đời sống của người dân rất khó khăn. Thông thường, những cá thể cá này khi bị bắt đều được đem bán và làm thịt ngay lập tức, khiến nguy cơ tuyệt chủng nguồn gen quý hiếm là hiện hữu.

Nhiều ý kiến bình luận đưa ra xoay quanh việc sẽ làm thịt cá thể cá này như thế nào, không ai bày tỏ việc cần phải bảo vệ nguồn gen quý hiếm.

 Đông A

Báo SGTT vừa có một màn tố giác ngầm. Cả bài báo nói về chuyện người dân đánh bắt được loài cá trong sách đỏ cần phải bảo vệ, và tuyệt nhiên không một từ nhắc tới lực lượng công an. Nhưng hai bức ảnh chụp hiện vật trong bài báo lại có hình ảnh cho thấy dường như có mặt nhân viên công an tại hiện trường. Một bức ảnh có chân một người dường như mặc đồng phục công an, và bức ảnh kia có hình một nửa viên cảnh sát giao thông. Không rõ hai viên công an có mặt trong bức ảnh đang làm gì. Nhưng nếu nhân viên công an có mặt, không ngăn chặn hành vi sát hại động vật cần bảo tồn thì rõ ràng họ chưa làm tròn chức phận của mình. 

Nhớ lại cách đây không lâu có tay bộ đội chụp ảnh giết vooc và sau đấy bị quân đội sa thải. Một lần nữa chúng ta lại có cơ hội kiểm chứng xem lực lượng công an có bênh nhau không và nhắm mắt làm ngơ cho những sai phạm của những người trong ngành.

Tổng số lượt xem trang