Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Asean kiềm chế vai trò an ninh khu vực của Mỹ; Manila bác bỏ tuyên bố của Cam Bốt cho rằng Asean "nhất trí" về Biển Đông nhưng Việt Nam “đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về Biển Đông”

-Việt Nam: Nước thứ hai chống tuyên bố ‘đồng thuận’ ASEAN

Quan điểm của ASEAN về các tranh chấp ở Biển Ðông, trở nên rạn nứt hơn ngày hôm qua khi Philippines xác định Việt Nam là nước thứ hai chống lại tuyên bố của Campuchia rằng 'ASEAN đã đạt đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề này'.

Nhật báo The Cambodia Daily số ra hôm nay nói rằng Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh của Việt Nam không trực tiếp xác nhận lập trường của Hà Nội, nhưng nói rằng tuyên bố chủ quyền lãnh hải liên quan đến 4 nước của ASEAN – là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei – tranh chấp với Trung Quốc đã là một mối quan tâm và lợi ích quốc tế vì đang có những lo ngại về tự do hàng hải và duy trì ổn định trong khu vực.

Nhật báo này trích lời Ngoại trưởng Phạm Bình Minh nói: “Thứ nhất là tranh chấp lãnh thổ, kế đến là hòa bình và ổn định trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng nếu có bất cứ chuyện gì xảy ra trên Biển Ðông, và thứ ba là các tuyến giao thông hàng hải. Nếu nhìn vào một bố cục đó, chúng ta có thể thấy được bản thân nó đã là một vấn đề quốc tế.”

Nói chuyện với các phóng viên báo chí hôm Chủ nhật, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn tuyên bố các nhà lãnh đạo khu vực đã đồng ý rằng vấn đề lãnh hải sẽ chỉ được giải quyến qua cái gọi là cơ chế ASEAN-Trung Quốc.


Ngoại trưởng Philippines del Rosario nói để đạt được sự đồng thuận cần phải có sự nhất trí 100%, trong khi Philippines không đồng ý thì không thể có đồng thuận.​​Nhưng Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã lập tức bác bỏ tuyên bố đó ngay ngày hôm sau, và nói rằng không có đồng thuận trong vấn đề này vì Philippines, cùng với một quốc gia ASEAN khác mà ông không nêu tên, tin rằng tranh chấp lãnh hải là một vấn đề quốc tế.

Hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đã tái khẳng định quan điểm đó rằng để đạt được sự đồng thuận cần phải có sự nhất trí 100%, trong khi Philippines không đồng ý như vậy, thì không thể có đồng thuận.

Ông Rosario nói: “Trên thực tế, nếu qúy vị hỏi Việt Nam, họ cũng không đồng ý. Việt Nam đang theo sáng kiến riêng của họ để chống lại quan điểm cho rằng có sự đồng thuận ở đây.”

Trong khi đó, Tân Hoa Xã hôm nay nói rằng Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á theo dự kiến tập trung vào những cách thức đẩy mạnh hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng chẳng may lại bị chi phối bởi những tranh chấp lãnh hải trên Biển Ðông vì nhiều nước cố tình nêu lên các vấn đề này không đúng lúc, đúng chỗ.

Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp rằng “nêu lên các vấn đề tranh chấp nhân dịp này là đi ngược lại với tinh thần của Hiệp Hội Các Quốc gia Ðông Nam Á, tức ASEAN, và tạo ra rủi ro gia tăng căng thẳng và gây phương hại cho tinh thần hợp tác giữa các quốc gia Ðông Á.”

Tân Hoa Xã nói: “Thật là thiếu khôn ngoan khi nêu lên vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa tại Hội nghị Thượng đỉnh Ðông Á. Tuy nhiên Philippines và Việt Nam đã gây chi phối hội nghị bằng việc nhấn mạnh đến những tranh chấp này tại hội nghị thượng đỉnh một cách dai dẳng. Trong khi nước chủ tịch luân phiên ASEAN là Campuchia trong một cuộc họp hôm thứ Hai nói rằng khối 10 nước thành viên ASEAN đồng ý không ‘quốc tế hóa’ các tranh chấp này, thì Tổng thống Philippines Aquino lại bất chấp những nguyên tắc ngoại giao cơ bản và thẳng thừng trách cứ Thủ tướng Hun Sen của nước chủ nhà hội nghị.”

Bài viết của Tân Hoa Xã nói tiếp: “Việc Philippines và Việt Nam bất chấp những nguyên tắc ngoại giao hình như bị tác động bởi lòng tham trữ lượng dầu khí, và nguồn hải sản dồi dào trên Biển Nam Trung Hoa”. Cả Việt Nam và Philippines đều “chơi con bài kêu gào để tìm sự giúp đỡ từ các nước bên ngoài khu vực, mà cụ thể là Hoa Kỳ trong cái gọi là "Chiến lược Trục xoáy Á Châu”.

Tân Hoa Xã nói: “Việt Nam và Philippines muốn mượn tay Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh có sự tham dự của Tổng thống Barack Obama.”

Nguồn: Xinhua, The Cambodian Daily

- Một công dân “nước X” cảm ơn Tổng thống Philippines (Hữu Nguyên). Thủ tướng Ôn Gia Bảo không ngần ngại gì khi nói thẳng lập trường của Bắc Kinh tại hội nghị với 10 nước ASEAN mới diễn ra ở Campuchia rằng “Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông”. Ông Ôn đã dẫn lại thỏa thuận năm 2002 giữa Asean và Trung Quốc, cho rằng đồng thuận chỉ giới hạn đàm phán với các nước “có liên quan trực tiếp”.

Ngay sau đó, nước chủ nhà Campuchia đưa ra tuyên bố “tất cả 10 nước ASEAN nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Tuyên bố này được coi như là một thắng lợi của ... Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

Tuyên bố của Campuchia ngay lập tức đã bị Philippines bác bỏ. AFP ngày 19/11 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Manila và một nước khác nữa không đồng tình với tuyên bố của Campuchia. Tổng thống Philippines nói Campuchia không nên rêu rao điều gọi là “đồng thuận của ASEAN”.

Tổng thống Philippines nhấn mạnh dù Manila vì sự đoàn kết của ASEAN, nhưng hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần. Ông Aquino cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông ra trước các khán đài quốc tế.

Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario cho biết phái đoàn nước ông đã gửi thư tới tất cả các lãnh đạo ASEAN để nhấn mạnh rằng không có sự đồng thuận giữa các nước Đông Nam Á về việc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.  Philippines cũng đã tính tới chuyện nhờ tới một cơ quan hòa giải trung gian trong Liên hiệp quốc trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông.

Cần đặc biệt lưu ý tới Tổng thống Philippines khi ông phát biểu phản ứng ngay lập tức bày tỏ thẳng thắn quan điểm, thái độ của nước ông đồng thời lại kèm theo một cụm từ úp úp mở mở rằng “và một nước khác nữa” không đồng thuận với tuyên bố Campuchia về Biển Đông. Mặc dù các quan chức hàng đầu của “nước khác nữa” (tạm gọi là “nước X”) đều có mặt tại hội nghị này, ngay trong hội trường mà Tổng thống Philippines đang phát biểu, song họ đã lựa chọn thái độ im lặng. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu theo kiểu người Việt Nam, lãnh đạo “nước X” này im lặng chưa chắc đã là đồng tình mà có khi chỉ là chưa muốn nói, chưa dám nói hoặc chưa thể nói được vì ... đang trẹo quai hàm.

Kinh nghiệm xương máu vì sự mất an toàn với quyền tự do ngôn luận của người Việt từ nhiều đời đã khiến cho họ có nhiều cách phát biểu ý kiến mà không cần phải nói. Việc ông Tổng thống Philippines bên cạnh câu chuyện thẳng thừng của nước ông về việc phản đối kịch liệt tuyên bố Campuchia đã phải kèm theo cụm từ “một nước khác nữa” để ai hiểu sao thì hiểu xem ra cũng khá là tinh tế và rất tiểu xảo trên bàn cờ ngoại giao.

Mặc dù, rốt cuộc thì ai cũng đoán Việt Nam là “nước X” cùng với Philippines. Nhưng với anh cả Trung Quốc thì trong trường hợp này Việt Nam có thể cười trừ mà rằng: “Tiểu đệ không có nói à nghen!”.

Điều quan trọng là sự phản đối đã được nói lên và đương nhiên tuyên bố Campuchia không còn là sự đồng thuận của tất cả các nước nữa như mong muốn của Trung Quốc cũng như của nước chủ nhà Campuchia.

Mục tiêu đã đạt được thì xá gì phương tiện sử dụng hơi có bị “hèn” một chút nhỉ? Tuy nhiên, trong trường hợp này nhất thiết phải cảm ơn anh Philippines là cái chắc rồi.

Xin cảm ơn anh Philippines.

Một công dân của “nước X...”.

(Dân trí) - ASEAN cần "có thái độ nghiêm khắc" với Campuchia khi nước này bất chấp nguy cơ hủy hoại đoàn kết nội khối để đưa ra tuyên bố trái ngược với quan điểm chung của ASEAN về tranh chấp tại Biển Đông, truyền thông Philippines hôm nay kêu gọi.
 >> Căng thẳng về Biển Đông phủ bóng các Cấp cao ASEAN+

 Truyền thông 
Truyền thông Philippines kêu gọi trừng phạt Campuchia 
           
Mạng tin Manila Times.net của Philippines sáng nay viết: "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên có hành động trừng phạt đối với quốc gia thành viên Campuchia", vì nước này tuyên bố ASEAN nhất trí từ nay trở đi sẽ không quốc tế hóa các tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.

Theo mạng tin trên, Campuchia "không được" và cũng "không nên" tuyên bố như vậy vì không có cơ sở thực tế; đồng thời ca ngợi phản ứng linh hoạt và kịp thời của Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

"Tổng thống Benigno Aquino đã đúng khi phản đối ngay lập tức tuyên bố táo bạo của Campuchia. Im lặng là đồng ý. Không phản ứng ngay có nghĩa là Philippines tự chấp nhận từ bỏ những điều mình đã theo đuổi bấy lâu", mạng Manila Times.net viết.

Ngày 19/11, nhà lãnh đạo Philippines đã thẳng thắn bác bỏ tuyên bố của quan chức ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn nói trước đó một ngày rằng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã quyết định từ nay không quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ông Aquino khẳng định ASEAN không hề đạt được thỏa thuận nào như vậy, đồng thời quả quyết Manila đã phản đối đến phút chót quan điểm của Phnom Penh trong các cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Noda và các nhà lãnh đạo ASEAN.

"Hôm qua, một số nước thành viên bày tỏ quan điểm về sự đoàn kết của ASEAN đối với vấn đề Biển Đông. Nhưng các quan điểm đó không thể biến thành sự đồng thuận của ASEAN. Để giải quyết vấn đề này... ASEAN không phải là con đường duy nhất cho chúng tôi. Là một nước có chủ quyền, chúng tôi có quyền bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình", Tổng thống Philippines nhắc lại lập trường của mình khi ông cắt ngang lời kết luận "thiếu chuẩn xác" của Thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen sau cuộc hội đàm ASEAN - Nhật Bản.

Trong bài bình luận của mình, Manila Times.net cho rằng tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Philippines liên quan đến an ninh an toàn ở Biển Đông nên được đưa ra vũ đài quốc tế. Trung Quốc muốn giải quyết các vấn đề này thông qua đàm phán song phương, nhưng điều này là không công bằng với Philippines, nước hiện có vị thế đàm phán yếu hơn.

Hiện tại, Trung Quốc là một siêu cường cả về kinh tế và quân sự. Trong khi đó, Philippines không có gì nhiều hơn ngoài vị thế của một nền kinh tế đang nổi với tiềm lực quân sự chủ yếu dựa vào sự chống lưng của đồng minh thân cận Mỹ.

Manila Times.net cũng cho biết các quan chức Campuchia đã cố gắng lôi kéo các nước thành viên ASEAN trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các Cấp cao liên quan ở thủ đô Phnom Penh từ ngày 18 - 20/11. Ngoài ra, mạng tin này cũng lưu ý Campuchia cần phải đưa ra lựa chọn rõ ràng giữa việc "trở thành con rối của Trung Quốc" hoặc là "một nhà nước độc lập như các quốc gia thành viên khác trong ASEAN".

"Nếu không thể thoát khỏi các mối quan hệ quá gần gũi với Trung Quốc, Campuchia có thể chọn cách rời xa ASEAN", Manila Times.net viết.

Hiện tại Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông với 4 nước thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Ngoài ra, nước này cũng đang có những vấn đề tương tự tại biển Hoa Đông với một quốc gia ngoài ASEAN như Nhật Bản. Mâu thuẫn của Trung Quốc với các nước tại hai vùng biển này ngày càng trở nên căng thẳng khi Bắc Kinh liên tục phái các đội tàu ngư chính và hải giám tới các vùng biển tranh chấp, đồng thời "mượn tay" Campuchia để lái các cuộc tranh luận về Biển Đông tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21.

"Trò chơi tung hứng"

Không chỉ có báo giới Philippines, tờ Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông số ra sáng nay cũng cho rằng Trung Quốc và Campuchia đang “chơi trò tung hứng” với ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Theo báo trên, biểu hiện rõ nhất của trò “tung hứng” này là việc Trung Quốc đánh giá cao những nỗ lực của Campuchia trong việc hạn chế các cuộc thảo luận của ASEAN về tranh chấp Biển Đông, cho rằng nỗ lực này của nước chủ nhà là "sự hỗ trợ bảo vệ sự đoàn kết" tại Cấp cao Đông Á lần thứ 7 giữa 10 nước thành viên ASEAN và 8 nước Đối tác đối thoại (gồm Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Australia và New Zeland).

Đây không phải là lần đầu tiên "xứ chùa Tháp" được nhận những lời khen này từ Trung Quốc, nước đang dành cho Campuchia những khoản viện trợ khổng lồ mà mới đây nhất là khoản vay trị giá 100 triệu USD cho việc xây dựng nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất nước. Trước đó, hồi tháng 7, Campuchia cũng đã đứng về phía Bắc Kinh trong vấn đề tranh chấp Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45, khiến lần đầu tiên Hiệp hội không ra được tuyên bố chung sau hội nghị.

"Phnom Penh đang cố gắng bảo vệ sự đoàn kết của ASEAN", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói hôm 20/11 tại thủ đô Bắc Kinh.

Trong một phát biểu cứng rắn tại Cấp cao Đông Á, nơi bị phủ bóng bởi những tranh chấp ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã cảnh báo vấn đề Biển Đông “đang trở nên cấp bách và khẩn cấp” hơn bao giờ hết.  Tuyên bố này không phải không có lý khi Bắc Kinh một mực muốn đẩy mạnh cơ chế đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề gây sức ép.

Tuy nhiên, như Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow đã nói, mặc dù tranh cãi lãnh thổ là vấn đề của các bên liên quan, nhưng an ninh và tự do hàng hải là mối quan tâm chung của quốc tế, không thể bỏ qua. Điều cốt yếu nhất hiện nay là các bên phải thể hiện rõ quyết tâm thúc đẩy đồng thuận trong ASEAN, qua đó củng cố sức mạnh và đoàn kết nội khối vì tương lai hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn ở Biển Đông và mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Việt Giang

- Tặng nhiều bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (DV).
- Trung Quốc sắp mở tour trái phép tới Hoàng Sa (VNE). - Vợ Tổng Bí thư Lê Duẩn xác nhận công hàm Phạm Văn Đồng giao HS cho TQ (NYNV). “… trước kia ông Phạm Văn Đồng có ký 1 văn bản, coi như là ngụy nó đóng ở ngoài đó, cho nên giao cho TQ quản lý Hoàng Sa, thì coi như là Phạm Văn Đồng có ký tên…”
- “ASEAN hy vọng Trung Quốc thảo luận về Biển Đông” (TTXVN). – Tranh chấp Biển Đông phá vỡ sự đoàn kết của ASEAN (PL&XH). – Trung Quốc đã rót bao nhiêu tiền vào Campuchia? (Infonet).
- ‘Trục châu Á’ có thể làm tổn hại cải cách ở Trung Quốc như thế nào? (WSJ/ TCPT). – Lãnh đạo Châu Á đàm phán thành lập Khu vực Thương mại Tự do (VOA). – Châu Á sẽ trở thành động cơ tăng trưởng mới của thế giới (DT).

- Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi kiềm chế về vấn đề Biển Đông (Petrotimes). – Chuyến đi biến ‘Thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương’ thành ‘Thế kỷ Mỹ’ (ĐV).
- Tàu hải giám TQ lại xuất hiện ở vùng đảo tranh chấp (TT).


-- Trường Sa, Hoàng Sa trong mắt em (QĐND). – Thầy giáo làng ‘truyền lửa’ tình yêu Hoàng Sa cho học sinh(VNE). – Các hãng lữ hành đầu tư chiến lược du lịch biển đảo (TTXVN).- Tặng nhiều bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa (DV).
- Philippines sẽ tổ chức họp riêng với 3 nước ASEAN có chủ quyền ở Biển Đông (Petrotimes).
- Nguyễn Ngọc Trường: ASEAN-Trung Quốc và Biển Đông 2002 – một khoảnh khắc hợp tác (TQ). – Hợp tác đa phương cho vấn đề biển Đông (TN). – Biển Đông đã trở thành vấn đề quan tâm chung (VH).
- Tổng thống Obama kêu gọi kiềm chế căng thẳng Biển Đông (DT). – Những thông điệp dang dở (TVN). –Thủ tướng Trung Quốc ‘phản pháo’ Tổng thống Mỹ về Biển Đông (Petrotimes). – Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói Trung Quốc không tán thành nêu bật vấn đề tranh chấp lãnh thổ và biển tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (CRI). – Hoạt động quảng bá du lịch biên giới Trung – Việt 2012 diễn ra tại Đông Hưng Quảng Tây (CRI).


không nhắc gì tới việc ASEAN định chỉ giải quyết tranh chấp biển Đông trong khuôn khổ ASEAN - Trung Quốc và Philippines phản đối chuyện này
-Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh
Việt Nam “đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về Biển Đông”
-(Dân trí) - Trả lời phỏng vấn về kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN-21 và các hội nghị liên quan, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, VN đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông.
Xin Bộ trưởng cho biết trọng tâm của Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và các Cấp cao liên quan.

Từ ngày 18-20/11/2012 tại Phnôm Pênh đã diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN-21 và một loạt các Hội nghị Cấp cao quan trọng khác gồm: Cấp cao ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), các Cấp cao ASEAN+1 với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, và Hoa Kỳ. Bên lề các Hội nghị cũng diễn ra Đối thoại toàn cầu ASEAN và cuộc gặp của các nhà Lãnh đạo 7 nước thành viên Cấp cao Đông Á tham gia Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị.


Trong bối cảnh khu vực đang có nhiều thuận lợi cho hòa bình và hợp tác phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn, phức tạp, các Hội nghị Cấp cao lần này đã tập trung bàn về những vấn đề ưu tiên và quan trọng nhất của khu vực, nhất là việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực; đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN; tăng cường quan hệ với các Đối tác; thúc đẩy mạnh mẽ liên kết và kết nối khu vực cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế quan tâm...

Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả chính của các Hội nghị Cấp cao.

Lãnh đạo các nước ASEAN và các Đối tác đã có những cuộc trao đổi sâu sắc và đề ra các định hướng lớn cho hợp tác ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác, trong đó nổi lên là:

- Thứ nhất, Lãnh đạo các nước ASEAN quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa hiện thực hóa Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 nhằm hoàn thành đúng tiến độ và các chỉ tiêu đề ra trong từng trụ cột Cộng đồng, nhất là trụ cột Kinh tế. Theo đó, ASEAN cần tập trung thúc đẩy phát triển đồng đều và bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển ở khu vực, hướng tới đưa ASEAN trở thành một thị trường duy nhất và một không gian sản xuất thống nhất, có sức cạnh tranh cao và ngày càng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Các nhà Lãnh đạo cũng chỉ đạo việc đẩy mạnh liên kết và kết nối ở khu vực, trước hết là trong ASEAN rồi mở rộng ra khu vực Đông Á. Để góp phần đạt được điều này, cùng với nỗ lực của các Chính phủ, cần tăng cường huy động sự đóng góp từ khu vực tư nhân, doanh nghiệp, cũng như từ các Đối tác và các tổ chức tài chính quốc tế.

- Thứ hai, Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cần tiếp túc phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực, cũng như trong cấu trúc hợp tác khu vực và định hướng xử lý các vấn đề thuộc quan tâm chung ở khu vực, vì lợi ích chung của hòa bình, hợp tác và phát triển. Do đó, ASEAN cần chủ động xây dựng các chuẩn mực ứng xử chung và phát huy tác dụng của các công cụ hợp tác chính trị-an ninh ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở ĐNA (TAC), Hiệp ước khu vực ĐNA không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+)… Trong quá trình trao đổi, các nhà Lãnh đạo của các nước đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông vì đây là lợi ích và quan tâm chung của khu vực và tất cả các nước; đồng thời ủng hộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC; tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của LHQ. Đáng chú ý, tại dịp này, Lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 10 năm DOC, trong đó nhấn mạnh giá trị quan trọng của DOC và việc thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, quy định trong văn kiện này, vì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông.

Thứ ba, ASEAN và các Đối tác đã bàn và đề ra các biện pháp nhằm tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc quan hệ giữa hai bên, đồng thời khuyến khích các Đối tác tham gia hợp tác và đóng góp xây dựng vào hợp tác ở khu vực, vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển, thiết thực hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng và tăng cường liên kết, ứng phó hiệu quả với các thách thức đang đặt ra. Các Đối tác đều khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, hỗ trợ xây dựng Cộng đồng và tăng cường hợp tác trong giải quyết các vấn đề ở khu vực cũng như trong các khuôn khổ ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+… Các Đối tác cũng đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể như: Đối tác Hợp tác Biển và Diễn đàn Hợp tác du lịch ASEAN-Trung Quốc; Nhật Bản đề xuất các sáng kiến mới về hợp tác giao thông-vận tải, sử dụng năng lượng xanh, hợp tác lao động; Hàn Quốc cam kết hỗ trợ 10 triệu đô la cho ASEAN thực hiện Sáng kiến liên kết IAI giai đoạn 2013-2017; Ấn Độ đề xuất nâng quan hệ ASEAN-Ấn Độ lên đối tác chiến lược; Hoa Kỳ đề xuất sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN-Hoa Kỳ (E3), “Đối tác toàn diện về tương lai năng lượng bền vững” và các sáng kiến về hợp tác phát triển Tiểu vùng Mê Công…

Các Hội nghị Cấp cao đã thành công tốt đẹp và đã thông qua nhiều văn bản hợp tác quan trọng của ASEAN và giữa ASEAN với các Đối tác. Đáng chú ý, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ký “Tuyên bố Phnôm-Pênh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN; thông qua Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali về “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia toàn cầu”; chính thức công bố lập Viện nghiên cứu Hòa bình Hòa giải ASEAN (AIPR); ASEAN và các Đối tác liên quan chính thức khởi động đàm phán Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 10 năm Tuyên bố DOC; Tuyên bố chung Cấp cao ASEAN-Mỹ về thúc đẩy hợp tác giữa hai bên và hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược; Tuyên bố Kỷ niệm 15 năm hợp tác ASEAN+3; Tuyên bố Đối tác Kết nối ASEAN+3, Tuyên bố Phnôm-pênh về Sáng kiến Phát triển EAS…

Cũng tại dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN-21, Lãnh đạo các nước ASEAN đã chính thức phê duyệt và bổ nhiệm đề cử nhân sự của Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Lương Minh, vào cương vị Tổng thư ký ASEAN với nhiệm kỳ sẽ bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2017.

Xin Bộ trưởng cho biết sự tham gia và đóng góp của Việt Nam vào thành công của các Hội nghị Cấp cao.

Đoàn Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao lần này do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tiếp tục phương châm đóng góp "chủ động, tích cực và có trách nhiệm" vào các mục tiêu chung nêu trên và các trọng tâm ưu tiên của ASEAN và khu vực. Cụ thể là:

- Chúng ta luôn coi trọng và tích cực đóng góp và việc tăng cường vai trò và hợp tác ASEAN, cũng như xây dựng ASEAN đoàn kết, liên kết và vững mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

- Chúng ta đã tích cực đóng góp vào việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết và kết nối khu vực; thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều của khu vực, đi đôi với bảo vệ môi trường và đảm bảo an sinh xã hội; tích cực quảng bá và giáo dục về ASEAN; khuyến khích các Đối tác, các tổ chức khu vực và quốc tế hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng.

- Chúng ta ủng hộ và đề cao việc ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong cấu trúc hợp tác khu vực và trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực, đoàn kết có tiếng nói và xử lý hiệu quả các vấn đề nảy sinh và các thách thức đặt ra ở khu vực. Đồng thời, ASEAN cần tiếp tục chủ động xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, phát huy hiệu quả các văn kiện nền tảng của ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp ước TAC, SEANWFZ, Tuyên bố DOC, Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông…

Chúng ta đồng tình với quan điểm chung của ASEAN về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải; ủng hộ các bên liên quan thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử COC; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển của LHQ 1982 (UNCLOS), trong đó có các quy định của Công ước về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.

- Về quan hệ đối ngoại, chúng ta ủng hộ ASEAN tiếp tục mở rộng và làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, tạo môi trường thuận lợi và tăng cường tranh thủ nguồn lực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN; chủ động định hướng hợp tác chung ở khu vực và thúc đẩy các Đối tác tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, thu hẹp khoảng cách phát triển, khoa học công nghệ…, tiểu vùng Mê Công, cả về các lĩnh vực phát triển, cũng như về bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước. Mặt khác, ASEAN và các đối tác cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và các thách thức đang nổi lên như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia… đóng góp vào các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.

- Bên lề các Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có nhiều tiếp xúc song phương để trao đổi về tăng cường hợp tác song phương cũng như các vấn đề cùng quan tâm tại các Hội nghị.

PV
--

-Việt Nam: Ủng hộ quốc tế hóa vần đề Biển Đông

2012-11-21
Vấn đề biển Đông, một lần nữa lại dấy lên tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 (EAS) tại thủ đô Phnom Penh hôm ngày 20/11. Các nước ASEAN và nước liên quan tranh chấp vẫn không thể cùng quan điểm Campuchia và Trung Quốc khi muốn giải quyết tranh chấp trong khu vực.

Trung Quốc gấp rút tổ chức du lịch Hoàng Sa trái phép

-Tờ Thương báo Thâm Quyến ngày 20/11 nói Trung Quốc hiện đang gấp rút chuẩn bị cho việc khai thông tuyến du lịch đến Hoàng Sa - một hành động rõ ràng xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngoài việc trước đây tỉnh Hải Nam công bố sẽ sử dụng loại tàu biển chở khách mang tên Coconut Princess vào phục vụ tuyến du lịch Hoàng Sa, Trung Quốc còn dự kiến sẽ sử dụng kết hợp với các loại tàu biển cao cấp, sang trọng hơn và máy bay trực thăng vào phục vụ tuyến du lịch này.
(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị từng khẳng định “Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị."

Tờ Thương báo Thâm Quyến cũng nói rằng do đặc tính của quần đảo Hoàng Sa có diện tích nhỏ, môi trường sinh thái yếu, do vậy du lịch Hoàng Sa được xác định là loại hình du lịch đặc sắc trung và cao cấp, nên sẽ được tiến hành hạn chế nghiêm ngặt số lượng du khách nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Đến nay, tuyến du lịch đường biển đến Hoàng Sa đã được tỉnh Hải Nam xác định, tức điểm xuất phát sẽ từ Hải Khẩu, Tam Á đến Bắc Tiêu (chính là Đá Bắc của Việt Nam) và các đảo phụ cận thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo giới thiệu, trên hành trình đến du lịch Hoàng Sa, du khách sẽ ăn, nghỉ trên tàu. Sau khi tiếp cận đảo, du khách có thể lên đảo tham quan trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, du khách có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ thuê tàu nhỏ ra thăm đảo Vĩnh Hưng (thực chất là đảo Phú Lâm của Việt Nam), tham quan các địa điểm du lịch thuộc các đảo xung quanh hoặc tham gia các hoạt động câu cá, lặn… Dự kiến, chi phí cho mỗi du khách nội địa Trung Quốc nếu sử dụng phương tiện tàu biển đến du lịch Hoàng Sa sẽ vào khoảng hơn 10.000 Nhân dân tệ.

Trước đó, trong một tuyên bố đưa ra ngày 9/4, trước sự kiện Tân Hoa Xã ngày 7/4 đưa tin tối ngày 6/4/2012, tàu du lịch Coconut Princess của Công ty cổ phần vận tải biển Hải Hiệp Hải Nam đã bắt đầu thực hiện hành trình thử nghiệm tuyến du lịch đường biển từ Tam Á, Hải Nam đến đảo Đá Bắc quần đảo Hoàng Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa."

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Việc làm trên của phía Trung Quốc là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Trung Quốc phải chấm dứt ngay việc làm trên, nghiêm túc tuân thủ DOC, không có thêm hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông”.
Theo Vietnam+

-Obama nói về Biển Đông, Trung Quốc phản đối

Việt Nam 'không phải chọn Mỹ hay TQ' (BBC 20-11-12) -- P/v cựu đại sứ Mỹ

Hội thảo biển Đông lần thứ tư: Tất cả nhằm để xây dựng lòng tin (SGTT 20-11-12)
-  Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 4: Xây dựng lòng tin và tôn trọng luật pháp quốc tế (QĐND). – Hội thảo quốc tế về Biển Đông tại TP.HCM (RFA). - Nguyễn Hoàng Đức: Phi quốc tế hóa ngoại giao biên là tư duy chính trị đầu gấu ao làng(Lê Quốc Quân).- LUẬT BIỂN VÀ TRÁCH NHIỆM CHÍNH TRỊ VỚI ĐẤT NƯỚC… (Bùi Văn Bồng). – Nghiên cứu Biển Đông không như mong đợi, tại ai?(TVN). – Biển Đông cho muôn đời sau – Kỳ 1Biển Đông cho muôn đời sau – Kỳ cuối (Sống Magazine).
- Bảo đảm hòa bình, an ninh ở Biển Đông (VNN). – Giải quyết hòa bình tranh chấp biển Đông (NLĐ). – Nguyễn Ngọc Trường: ASEAN và Biển Đông: đoàn kết dẫn tới thành công (TQ). - Phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh: ASEAN bảo đảm hòa bình, ổn định, phát triển khu vực (TTXVN). – Thủ tướng TQ nhấn mạnh tới hòa bình ở Biển Đông. - Australia muốn có 1 bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. – Lãnh đạo khối ASEAN bất đồng về vấn đề Biển Ðông (VOA). – Manila phản bác Campuchia về Biển Đông (BBC).

Hoa Kỳ hợp tác với ASEAN để làm đối trọng với Trung Quốc (RFI). – Thủ tướng Úc muốn có Bộ Qui tắc ứng xử Biển Đông (VOA). – Nguyễn Hưng Quốc: Nước Úc trong thế kỷ Á châu (VOA’s blog). - Đằng sau việc lập đường dây nóng trên Biển Đông (Petrotimes). - Hợp tác đa phương cho vấn đề biển Đông (TN). - Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 đã kết thúc (TTXVN). - Nỗ lực vì một ASEAN phát triển ổn định và thịnh vượng (ANTĐ).-Châu Á -Thái Bình Dương đàm phán về 2 khu vực mậu dịch tự do khổng lồ (RFI). – Hoa Kỳ và Đông Nam Á chuẩn bị hiệp định thương mại song phương (RFI). - ‘Con át Đài Loan’ trong học thuyết Không – Hải chiến (kỳ 2) (ĐV). - Chuyến đi biến ‘Thế kỷ châu Á – Thái Bình Dương’ thành ‘Thế kỷ Mỹ’.

- Obama dự Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á nhằm khẳng định chiến lược trở lại châu Á của Mỹ (RFI). - Trung Quốc với tham vọng « cường quốc hải dương » (RFI). – Tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi kềm chế trên vấn đề Biển Đông (RFI). – Tổng thống Obama gặp lãnh đạo Nhật Bản, Trung Quốc(VOA).
- JCG: 4 tàu hải giám Trung Quốc đi vào lãnh hải Nhật (TTXVN). - Tàu hải giám TQ lại xuất hiện ở vùng đảo tranh chấp (TT).
- Tàu hậu cần Hải quân Mỹ vào Cam Ranh để sửa chữa (SGTT).
- TQ phản pháo lại lời thúc giục của Mỹ (BBC). – Tổng thống Obama ca ngợi mối quan hệ Mỹ-Trung (VOA).
- Phỏng vấn cựu đại sứ Mỹ tại VN Michael Marine: Việt Nam ‘không phải chọn Mỹ hay TQ’ (BBC).
- Thái Văn Cầu: Chủ quyền đất nước và quan hệ Việt-Trung (BBC).


– Đoàn Hưng Quốc: Thân Mỹ hay Ghét Mỹ (boxitVN).
- Việt Nam, Singapore mở đối thoại quốc phòng hàng năm (VOA). – Mỹ-Việt muốn tăng cường hợp tác quân sự(VOA).


- Thêm ba người Tây Tạng tự thiêu phản đối Trung Quốc (RFI). – Đạo diễn Tây Tạng Dhondup Wachen được giải quốc tế tự do báo chí (RFI).
- Yêu nước hay dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi? (BBC). – Trùng Khánh có tân Bí thư (BBC). – Trung Quốc bổ nhiệm lãnh đạo mới tại Trùng Khánh và Thượng Hải (RFI). – Chiến lược kinh tế của ứng viên thủ tướng TQ(VNN). - TQ đã có gần 1.000 đầu đạn hạt nhân hay chỉ là trò “tự tung”? (GDVN). - J-15 hạ cánh thành công trên Liêu Ninh? (ĐV).
- Trung Quốc chúc mừng Tổng Thống Mỹ về chuyến công du Miến Điện (VOA). – Chuyến công du lịch sử của Tổng thống Hoa Kỳ (RFA).


- Phát biểu của Tổng thống Obama Tại Đại học Yangon, Miến Điện (White House/ Fox News/ Ba Sàm). – Tương lai cải cách chính trị ở Myanma (Brookings/ BVN). – Myanmar – Điểm đến trong mơ của các nhiếp ảnh gia(VNN). - Một ngày trong trại lao cải thời Xô Viết (BBC).

-Mỹ muốn hỗ trợ ASEAN về Biển Đông
(Petrotimes) - Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nói Tổng thống Barack Obama bày tỏ ý muốn hỗ trợ ASEAN trong đối thoại với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan

>> Biển Đông "nóng" tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc

>> Có hay không sự đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

>> Nhật sẵn sàng hỗ trợ ASEAN giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông
Các nhà lãnh đạo 18 nước trong đó có 10 quốc gia ASEAN hiện có mặt ở thủ đô Pnom Penh của Campuchia để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á kéo dài 2 ngày.
Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan phát biểu: “Mỹ muốn hỗ trợ ASEAN làm việc trong vấn đề Biển Đông và muốn góp tay giúp đỡ trong chuyện này. Việc thượng tôn pháp luật và tính minh bạch sẽ giúp ích cho mọi bên”.
Theo ông Surinn, vấn đề bảo đảm hòa bình và ổn định trong vùng Biển Đông trong bối cảnh có cuộc tranh chấp lãnh hải có lẽ sẽ được nêu ra tại hội nghị này.
Ông nói 10 nước ASEAN hoan nghênh việc Mỹ quyết tâm dấn thân vào các vấn đề kinh tế và an ninh trong khu vực. Sự kiện này nằm trong tiến trình Washington đang thực hiện để chuyển hướng chiến lược nhằm đặt trọng tâm vào vùng châu Á Thái Bình Dương.
Trước đó Trung Quốc đã bác bỏ việc Mỹ can dự vào cuộc tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, chỉ muốn nói chuyện trực tiếp với các nước láng giềng ASEAN.
Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhắc lại lập trường từ trước tới nay của Trung Quốc rằng cuộc tranh chấp ở Biển Đông không được trở thành “quốc tế hóa” và không nên được đem ra thảo luận ở hội nghị đa phương như hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra này.
Tổng thống Obama và lãnh đạo các nước tại hội nghị thượng đỉnh ở Phnom Penh
Nhiều người cho rằng ông Obama sẽ bày tỏ quan ngại về vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á. Cuộc tranh chấp đã tạo ra tình trạng căng thẳng đồng thời ngăn trở công cuộc hợp tác kinh tế trong khu vực.
Tại cuộc họp hôm 19/11, ông Obama và các nhà lãnh đạo ASEAN đồng ý hỗ trợ cho việc hình thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trước đó, hôm 18/11 các nhà lãnh đạo ASEAN quyết định đề nghị Trung Quốc khởi sự các cuộc hội đàm chính thức “càng sớm càng tốt” về việc soạn thảo một văn kiện có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhằm ngăn ngừa bạo động xảy ra trong vấn đề tranh chấp lãnh hải.
Các nước ASEAN đã đề nghị những điểm họ muốn bao gồm trong văn kiện và nay họ đã sẵn sàng kết hợp thành một khối để thảo luận với Trung Quốc về việc soạn thảo văn kiện này.
Nh.Thạch (Theo AP)

-

Có hay không sự đồng thuận 'không quốc tế hóa' vấn đề Biển Đông?

- Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam ở Trường Sa Lớn (ND). – Mừng Ngày nhà giáo VN tại Trường Sa (TT). –Sáng tạo trẻ vì Trường Sa: Cần lắm sự dấn thân! (Petrotimes).
- Tiếp nhận 90 bản đồ xác định chủ quyền biển đảo VN (TTXVN/PN).
- Trung Quốc gấp rút tổ chức du lịch Hoàng Sa trái phép (TTXVN).
- Vấn đề Biển Đông tại các cuộc gặp cấp cao Phom Penh 2012 (TQ). – ASEAN chưa có tiếng nói chung về biển Đông (TT). – Có hay không sự đồng thuận ‘không quốc tế hóa’ vấn đề Biển Đông? (Petrotimes). –Tổng thống Mỹ sẽ nêu vấn đề biển Đông ở Hội nghị Đông Á (TN). – Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan: Mỹ muốn hỗ trợ ASEAN về Biển Đông (Petrotimes).
- Tàu Trung Quốc lại vào vùng quần đảo tranh chấp với Nhật (VOV). – 4 tàu Hải giám lại xuất hiện gần Senkaku (Infonet). – Thủ tướng Nhật lo ngại về an ninh châu Á (VNE). – Gặp lãnh đạo Trung-Nhật, Obama nói gì? (VNN).
- “Trung Quốc cần phải tự tay đóng lấy tàu sân bay” (TTXVN).
- Diễn đàn hữu nghị nhân dân Việt-Trung (Tin tức).
- ASEAN – Trung Quốc kỷ niệm 10 năm DOC (DT). – ASEAN bất đồng vì Biển Đông (NĐT). – Hội nghị Đông Á chắc chắn sẽ “nóng” vì Biển Đông (TTXVN). – Hội thảo biển Đông lần thứ tư: Tất cả nhằm để xây dựng lòng tin (SGTT). – Nhật sẵn sàng hỗ trợ ASEAN giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông (Petrotimes). – Căng thẳng về Biển Đông phủ bóng các Cấp cao ASEAN+ (DT).
- Chạy nước rút? (SGGP). – Obama diện áo lụa đầy duyên dáng (VNN). – Mỹ, Trung Quốc và “ván bài” Myanmar (CafeF). – Trung Quốc chúc mừng Tổng Thống Mỹ về chuyến công du Miến Điện (VOA).

-Manila bác bỏ tuyên bố của Cam Bốt cho rằng Asean "nhất trí" về Biển Đông

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (REUTERS)
Tại Thượng đỉnh Asean, Tổng thống Philippines cho biết sẽ tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên diễn đàn quốc tế trong bối cảnh các nỗ lực đoàn kết nội bộ Asean bị tan vỡ vì thái độ của Cam Bốt. Manila và Hà Nội không đồng ý với lời lẽ của Phnom Penh.

Hôm qua, sau hội nghị Thượng đỉnh Asean tại Phnom Penh, Cam Bối với tư cách là nước chủ nhà tuyên bố là 10 nước thành viên Asean đã « nhất trí không quốc tế hóa » xung khắc chủ quyền với Bắc Kinh.

Theo AFP, lập trường này rõ ràng là một chiến thắng của Trung Quốc và Bắc Kinh từ lâu nay khuyến cáo Asean, nhất là Philippines, không nên trông chờ vào hậu thuẫn của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, hôm nay 19/11/2012, Tổng thống Philippines, Benigno Aquino, cho biết Philippines và một thành viên khác, không đồng ý với tuyên bố không quốc tế hóa hồ sơ tranh chấp với Trung Quốc và cũng không đồng ý với việc Thủ tướng Hun Sen tự ý cho rằng Asean đã « đồng thuận ».

Theo các nhà ngoại giao tại hội nghị Asean, thành viên mà Tổng thống Philippines nói không đồng ý với Cam Bốt chính là Việt Nam.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario cho biết là phái đoàn Manila đã gửi văn bản đến lãnh đạo các nước Asean để thông báo là « không có chuyện nhất trí » như chính phủ Cam Bốt tuyên bố. Ngoại trưởng Philippines khẳng định là Philippines cương quyết bảo vệ quyền lợi cốt tủy của quốc gia.-

Trung Quốc vẫn khống chế được vấn đề Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN


Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN với các hội nghị liên quan tại Phnom Penh 19/11/2012 (REUTERS)Hôm nay 19/11/2012, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các Thượng đỉnh liên quan tại Phnom Penh, Cam Bốt bước sang ngày thứ sáu. Từ thủ đô Phnom Penh, đặc phái viên ban Việt ngữ RFI Đức Tâm cho biết những sự kiện đáng chú ý nhất trong ngày hôm nay.

Chương trình làm việc ngày hôm nay của ASEAN tại Phnom Penh được dành cho các cuộc gặp theo công thức ASEAN + 1 và ASEAN + 3, với những đối tác quan trọng. Chiều tối nay, tổng thống Mỹ Barack Obama từ Miến Điện sang Cam Bốt để tham dự Thượng đỉnh ASEAN + Mỹ.
Đặc phái viên Đức Tâm

19/11/2012


Nghe (06:32)



Trước đó, sự kiện đáng chú ý nhất và được giới báo chí quan tâm là Thượng đỉnh ASEAN + Trung Quốc lần thứ 15. Đương nhiên, trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc, ngoài vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư, hồ sơ Biển Đông chiếm vị trí nổi bật và là câu hỏi thường xuyên được nêu ra trong các cuộc họp báo trong những ngày qua.
Vậy tại Thượng đỉnh lần này, vấn đề Biển Đông có tiến triển gì không thưa anh ?
- Cần phân định rõ hai nội dung mà ASEAN và đặc biệt là Cam Bốt, chủ tịch luân phiên của khối trong năm nay, muốn tách bạch : Đó là các căng thẳng, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông trong thời gian qua và nội dung thứ hai là tiến trình đàm phán xây dựng một bộ luật về ứng xử của các bên tại Biển Đông - COC, một văn bản pháp lý có tình ràng buộc.
Về nội dung thứ nhất, tức là những căng thẳng tại Biển Đông. Vấn đề này không hề được nêu ra. Trước các câu hỏi của giới báo chí, các quan chức Cam Bốt và ASEAN đều trả lời theo nội dung thứ hai, tức là ASEAN đang cố thuyết phục Trung Quốc khởi động tiến trình đàm phán « chính thức » và ở cấp cao về COC, để giải quyết các tranh chấp và phòng tránh những xung đột có thể xẩy ra.
Ngày hôm qua, tổng thư ký ASEAN, ông Surin Pitsuwan cho biết lãnh đạo các nước ASEAN đồng ý đề nghị Trung Quốc về việc này. Ông Pitsuwan nói : « Đương nhiên, các lãnh đạo ASEAN hy vọng là các cuộc thảo luận về Bộ luật ứng xử ở Biển Đông - COC sẽ được tiếp tục. Các nước ASEAN cho rằng điều quan trọng là cần phải chứng minh cho cộng đồng quốc tế và thế giới thấy là chúng tôi có thể có những khác biệt, nhưng chúng tôi có thể xử lý được những khác biệt và chúng tôi đang làm việc này. Chúng tôi có trách nhiệm xử lý các khác biệt một cách hòa bình. Chúng tôi biết vấn đề này là mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. Khu vực này ngày càng có vai trò quan trọng. Chúng tôi muốn chứng minh cho thế giới thấy là với sự hợp tác của phía Trung Quốc, chúng tôi có thể xử lý được vấn đề này một cách có hiệu quả ».
Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký bản Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông - DOC, bước khởi đầu trong tiến trình xây dựng COC. Thế nhưng, từ một thập niên qua, các cuộc thương lượng tiến triển chậm. Trung Quốc tuyên bố ủng hộ trên nguyên tắc việc xây dựng bộ luật, nhưng tỏ ra không vội vã. Bắc Kinh nhấn mạnh là chỉ đàm phán vào thời điểm thích hợp, nhưng không cho biết là vào lúc nào.
Trong cuộc gặp song phương Cam Bốt-Trung Quốc, vào tối ngày hôm qua, thủ tướng Hunsen đã bày tỏ mong muốn của ASEAN muốn thúc đẩy nhanh tiến trình đàm phán về COC, nhưng dường như thủ tướng Ôn Gia Bảo không mặn mà với đề xuất này.
Trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, chính quyền Mỹ luôn luôn kêu gọi cần phải tiến hành đàm phán đa phương. Liệu sự hiện diện của ông Obama tại Cam Bốt có giúp thúc đẩy việc đàm phán về hồ sơ Biển Đông theo hướng này hay không thưa anh ?
- Chắc chắn là không. Cho đến nay, Trung Quốc chỉ chấp nhận đàm phán song phương, tức là giữa Bắc Kinh với từng nước Đông Nam Á có liên quan. Trung Quốc luôn luôn cho rằng những vấn đề ở Biển Đông phải do những nước trong khu vực giải quyết, không có sự can thiệp của bên ngoài, tức là của Mỹ. Nói một cách khác, Bắc Kinh phản đối việc quốc tế hóa hồ sơ Biển Đông.
Lập trường này được thấy rõ qua phát biểu của Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt, ông Kao Kim Huon, trong cuộc họp báo ngày hôm qua : « Trong cuộc họp thu hẹp, lãnh đạo các nước ASEAN đã thảo luận nhiều chủ đề trong đó có vấn đề Biển Đông, DOC và những công việc hướng tới COC. Các lãnh đạo ASEAN đã quyết định là họ không muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ».
Do Cam Bốt hiện là chủ tịch của ASEAN, nên có thể coi phát biểu của ông Kao Kim Huon là lập trường chính thức của toàn khối. Tuy nhiên, Philippines và dường như cả Việt Nam không hài lòng là ASEAN không đạt được đồng thuận chung về việc này. Thậm chí Ngoại trưởng Philippịnes cho biết là đã gửi thư tới các phái đoàn khác trong ASEAN để nhấn mạnh rằng không có đồng thuận chung. Cho đến nay, chỉ có Philippines là công khai lên tiếng đề nghị giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trong khuôn khổ đa phương, tức là quốc tế hóa hồ sơ này.
Như vậy, có thể nói trong quan hệ với Trung Quốc, một số nước trong ASEAN « bằng mặt mà không bằng lòng », phải chăng do sức mạnh kinh tế của Trung Quốc ?
Đúng vậy, bởi vì ngoài vấn đề Biển Đông, Trung Quốc là đối tác kinh tế rất quan trọng của các nước ASEAN. Hai bên đã ký thoả thuận thành lập khu vực tự do mậu dịch và văn bản này có hiệu lực từ đầu năm 2010 giữa Trung Quốc với một số nước và kể từ năm 2015, được áp dụng với toàn thể 10 nước ASEAN.
Về điểm này, tổng thư ký ASEAN cho biết : « Thỏa thuận tự do thương mại của chúng tôi vơí Trung Quốc đã được thực hiện rất tốt. Các nước ASEAN đã được hưởng lợi từ thỏa thuận này, thương mại tăng gần 20% mỗi năm. Chúng tôi hy vọng có nhiều đầu tư của Trung Quốc hơn vào các nước ASEAN. Chúng tôi hoan nghênh Trung Quốc mở cửa thị trường, nhưng chúng tôi muốn Trung Quốc đầu tư nhiều hơn. Bởi vì có một sự chênh lệnh rất lớn giữa thương mại và đầu tư của Trung Quốc vào các nước ASEAN : Khối lượng và giá trị thương mại cao, còn đầu tư lại ít, trong khi đó, các đối tác khác của khu vực thì đầu tư nhiều và trao đổi thương mại còn thấp. Do vậy, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến khía cạnh này ».
Giới phân tích đã nói nhiều về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Cam Bốt, chủ tịch ASEAN trong năm nay. Chỉ xin nêu một ví dụ để thấy Cam Bốt trọng thị quan hệ với Trung Quốc như thế nào : Khẩu hiệu đón thủ tướng Ôn Gia Bảo được ghi trên bức tường quây quanh khu vực Cung điện Hoà bình, ở Phnom Penh, nơi diễn ra các Hội nghị của Thượng đỉnh ASEAN, như sau : Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa muôn năm.
Xin cảm ơn anh Đức Tâm
Bắc Kinh bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan an ninh chính trị cao nhất



-Asean kiềm chế vai trò an ninh khu vực của Mỹ
-Ben Bland in Phnom Penh
©ttngbt dịch

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Phiên họp hẹp. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã đồng ý không "quốc tế hóa" các tranh chấp trên Biển Đông nơi giàu tài nguyên, trong một động thái xoa dịu Bắc Kinh, nhưng làm phức tạp chiến lược của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong khu vực.


Tại một cuộc họp hàng năm hai lần tại Phnom Penh, Campuchia, mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cho biết nó sẽ chỉ thảo luận về tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc - đẩy các quốc gia khác như Mỹ và Nhật Bản ra rìa, với khẳng định lợi ích quốc gia trong việc tranh luận về vấn đề an ninh khu vực .
"Các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định rằng họ sẽ không quốc tế hóa Biển Đông từ bây giờ, họ sẽ đưa vấn đề này hoàn toàn trong cơ chế hiện nay của ASEAN-Trung Quốc", theo ông Kao Kim Hourn, một quan chức cấp cao Campuchia.
Bình luận của ông đưa ra hai ngày trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, một cuộc họp quốc tế có sự tham dự của 18 nguyên thủ quốc gia bao gồm Barack Obama, Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc và Thủ tướng Ấn Độ và Nhật Bản, Ấn Độ Manmohan Singh và Yoshihiko Noda.
Là một phần của trục chiến lược châu Á, Mỹ tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào năm ngoái và đã tuyên bố rằng nó phải là diễn đàn lớn cho các cuộc thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực như tranh chấp Biển Đông. Chính quyền Mỹ đã khiến Bắc Kinh bực tức bằng cách gia tăng sự quan tâm về hành vi quyết đoán của Trung Quốc trong các vùng biển Nam và Đông Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao nói rằng, mặc dù một số quốc gia Đông Nam Á này vẫn lo ngại về sự quyết đoán mới của Trung Quốc, họ không muốn làm phật lòng Bắc Kinh tại một thời điểm nhạy cảm khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo của Đảng Cộng sản vừa diễn ra.
"Trung Quốc đang cố gắng tốt nhất của mình để giảm nhẹ vấn đề Biển Đông bằng cách thuyết phục các nước Asean không làm cho nó trở thành một chương trình nghị sự lớn tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á", một nhà ngoại giao cấp cao ASEAN nói. "Họ sẽ không đẩy vấn đề này quá nhiều vì biết rằng đây không phải là thời gian cho một cuộc chiến lớn với Trung Quốc."
Bắc Kinh từ lâu đã lập luận rằng các tranh chấp với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), và với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Quốc, chỉ cần được thảo luận trên cơ sở song phương.
Trung Quốc tuyên bố gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có trữ lượng dầu và khí đốt lớn, trữ lượng cá khá lớn và các tuyến đường thương mại quan trọng toàn cầu.
Vì Trung Quốc đã nhanh chóng mở rộng khả năng hải quân của mình, nó đã trở nên ngày càng quyết đoán về chủ quyền lãnh thổ, dẫn đến các cuộc đụng độ trên biển với Việt Nam và Phi-líp-pin và đẩy cả hai quốc gia tiến sâu thêm mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ.
Cấp cao cuối cùng hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng Bảy kết thúc trong tình trạng lộn xộn khi Campuchia chịu áp lực từ Trung Quốc, một đồng minh thân cận và các nhà tài trợ chủ chốt, đã từ chối cho phép Việt Nam và Philippines đưa ra mối quan ngại về các cuộc đụng độ gần đây của họ với Trung Quốc trong tuyên bố cuối.
Ông Kao Kim Hourn nói rằng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á "không muốn làm phức tạp vấn đề " bằng cách đưa các tranh chấp trong các diễn đàn quốc tế.
Bình luận của ông đã được sự hậu thuẫn của Bắc Kinh. Qin Gang, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp tại Phnom Penh, ông Wen, lãnh đạo của In-đô-nê-xi-a và Ma-lay-xi-a đã đồng ý rằng những vấn đề Biển Đông  "nên được đưa ra giữa ASEAN và Trung Quốc" và không phải là một " vấn đề quan trọng " tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.
Trong một tuyên bố có khả năng làm Washington tức giận, ông Tần cho biết trọng tâm của cuộc họp là "làm thế nào để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế trong khu vực Đông Á."
Trong một cuộc họp báo trước chuyến đi của ông Obama đến Đông Nam Á, Thomas Donilon, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, nói rằng tổng thống muốn làm cho Hội nghị thượng đỉnh Đông Á là diễn đàn cấp lãnh đạo hiệu quả để đối phó các vấn đề an ninh và chiến lược."
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã lưu ý rằng đã có một số diễn đàn của các nhà lãnh đạo lớn khác để thảo luận về các vấn đề kinh tế, bao gồm cả Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương và G20.

© ttngbt

Nền tảng đấu tranh chủ quyền (TN).
Lãnh đạo các nước ASEAN ra Tuyên bố Phnom Penh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Phiên họp hẹp. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

 
Ngay sau Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các nhà lãnh đạo ASEAN đã họp Phiên họp hẹp để trao đổi về các trọng tâm và ưu tiên của Hiệp hội và trao đổi với Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ABAC).
Tại các Phiên họp này, Lãnh đạo các nước ASEAN đã bàn về việc đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng, gia tăng kết nối và liên kết khu vực, tăng cường quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Kiểm điểm thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, Lãnh đạo các nước ASEAN ghi nhận các kết quả tích cực trong triển khai các Kế hoạch tổng thể trên cả ba trụ cột, nhất là trong trụ cột Kinh tế ASEAN với hơn 70% chỉ tiêu đã được thực hiện. Lãnh đạo các nước nhấn mạnh ASEAN cần quyết tâm và nỗ lực hơn nữa nhằm hoàn thành đúng tiến độ các kế hoạch đã đề ra, nhất là về liên kết kinh tế, triển khai kết nối, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực, thúc đẩy phát triển bền vững và đồng đều.
Bên cạnh đó, giáo dục, tuyên truyền và quảng bá về ASEAN cũng sẽ được tiếp tục đẩy mạnh nhằm nâng cao ý thức Cộng đồng và trách nhiệm của người dân đóng góp cho tiến trình xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm… Để đạt được các mục tiêu trên, các nước nhất trí sẽ tiếp tục gắn kết và lồng ghép các kế hoạch hợp tác khu vực vào các chương trình quốc gia, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan phụ trách… nhằm bảo đảm triển khai đồng bộ và hiệu quả ở cả cấp độ quốc gia và khu vực.
Trước những thách thức đang đặt ra đối với khu vực, các nhà Lãnh đạo ASEAN nhấn mạnh Hiệp hội cần duy trì đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm trong định hướng hợp tác và cấu trúc khu vực, nhất là về các vấn đề liên quan đến lợi ích chiến lược chung của ASEAN về hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực. Theo đó, ASEAN cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, tiếp tục phát huy tác dụng các công cụ hợp tác của ASEAN như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Bên cạnh đó, ASEAN cần phát huy tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, khuyến khích tăng cường hợp tác với các Đối tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống, ứng phó hiệu quả với cách thách thức đang đặt ra ở khu vực như thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.
Về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các nhà Lãnh đạo nhất trí ASEAN cần tiếp tục mở rộng quan hệ với các Đối tác, phát huy vai trò chủ đạo trong thúc đẩy các khuôn khổ và tiến trình hợp tác khu vực như ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+),... tạo điều kiện cho các Đối tác tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào mục tiêu chung là hoà bình, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực. Nhân dịp này, Lãnh đạo các nước ASEAN đã chính thức tuyên bố khởi động tiến trình đàm phán Khuôn khổ Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) với các Đối tác liên quan.
Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, Lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ nỗ lực của Chính phủ Mianma trong tiến trình hòa hợp dân tộc; ủng hộ một Bán đảo Triều Tiên hòa bình và phi vũ khí hạt nhân. Về tình hình ở Dải Gaza (Palestine), các nước kêu gọi các bên chấm dứt hành động bạo lực, thù định, nỗ lực tìm giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Trung Đông. Các Lãnh đạo ASEAN cũng nhất trí tăng cường trao đổi và phối hợp lập trường về các vấn đề toàn cầu thuộc quan tâm chung tại các diễn đàn quốc tế, khu vực khác như APEC, ASEM, G20, Liên hợp quốc,... qua đó góp phần nâng cao vai trò, vị thế và uy tín của ASEAN.
Về Biển Đông, các nhà Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực; tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS); thực hiện hiệu quả Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm về Biển Đông, Tuyên bố DOC và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại Phiên họp hẹp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng trước hình khu vực và thế giới tiếp tục có nhiều chuyển biến nhanh chóng và phức tạp, ASEAN cần phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo ở khu vực, nhất là trong các vấn đề hòa bình và an ninh; thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng lòng tin giữa các nước; xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử; phát huy các công cụ và cơ chế hợp tác hiện có như Hiệp ước TAC, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi, đặc biệt là cần đề cao các nguyên tắc như kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình… ASEAN cần giữ vững đoàn kết và thống nhất, nêu cao tinh thần trách nhiệm vì lợi ích chung của khu vực trên cơ sở các nguyên tắc và phương cách đã thỏa thuận, kiên trì tham vấn và xây dựng đồng thuận - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Đề cập đến việc giữ vững vai trò của ASEAN trước các thách thức to lớn ở khu vực, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ ASEAN đang phải xử lý những thách thức phức tạp cả truyền thống và phi truyền thống, từ những xung đột tiềm tàng tới các vấn đề xuyên biên giới như bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, ứng phó và phòng chống thảm họa thiên tai. Với tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, ASEAN cần tích cực xem xét, trao đổi, phối hợp với nhau, và nỗ lực xây dựng lập trường chung ASEAN trong một số vấn đề quan trọng của khu vực. Đó cũng là một trong những biện pháp để ASEAN giữ vững vai trò trung tâm của mình trong khu vực, nơi các nước lớn đang cạnh tranh ảnh hưởng quyết liệt.
Về Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông; giải quyết hòa bình các tranh chấp; tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc, trong đó có các quy định về tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), Tuyên bố Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, cũng như sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh ASEAN cần đẩy mạnh hợp tác về các vấn đề an ninh phi truyền thống và ứng phó với các thách thức đang nổi lên như quản lý thiên tai, an ninh nguồn nước, an ninh an toàn hàng hải, tội phạm xuyên quốc gia… Về hợp tác Mekong, các nước thuộc Tiểu vùng Mekong cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác ứng phó với lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn, bảo đảm an ninh lương thực và quan trọng hơn cả là tìm ra giải pháp lâu dài cho việc sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, trước hết là cần phải có nghiên cứu tổng thể, khách quan và khoa học về tác động đến môi trường và nguồn nước trong việc khai thác và sử dụng sông Mekong.
Phát biểu về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Thủ tướng bày tỏ ủng hộ một Bán đảo Triều Tiên hòa bình, ổn định và không có vũ khí hạt nhân; ủng hộ việc kêu gọi chấm dứt các hành động bạo lực, thù định, nỗ lực tìm giải pháp lâu dài cho hòa bình ở Trung Đông.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng chúc mừng Campuchia thành công trong trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2012; khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Brunei trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2013 để bảo đảm năm Chủ tịch ASEAN của Brunei thành công tốt đẹp.
Tối 18/11, Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 đã kết thúc tốt đẹp. Trong các kết quả của Hội nghị, Lãnh đạo các nước ASEAN đã ra Tuyên bố Phnom Penh thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) - văn kiện chính trị quan trọng đầu tiên về hợp tác nhân quyền ở khu vực, và thông qua Kế hoạch Hành động triển khai Tuyên bố Bali về “Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia toàn cầu,” chính thức công bố thành lập Viện Nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN (AIPR)…












Trong hai ngày tiếp theo sẽ diễn ra các Hội nghị của ASEAN với các Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ; Cấp cao ASEAN+3 và Cấp cao Đông Á (EAS)./.
 – “Cần thực hiện Tuyên bố của ASEAN về Biển Đông” (TTXVN). 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống S.Aquino. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
 Bền lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 21, chiều 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Philippines Benigno Aquino.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Aquino bày tỏ vui mừng về những bước phát triển tốt đẹp trong quan hệ hai nước thời gian qua, nhất trí cho rằng hai nước có nhiều điểm tương đồng và các mối quan tâm chung, coi đây là cơ sở để hai nước có thể tăng cường quan hệ lên một tầm cao mới.
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bày tỏ cảm ơn Chính phủ Philippines trong việc cứu giúp các ngư dân và tàu thuyền Việt Nam gặp nạn trên biển.
Thủ tướng cũng chúc mừng Chính phủ Philippines về những thành quả phát triển và ổn định đất nước, trong đó có việc đạt được Thỏa thuận hòa bình sơ bộ với Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), mong Philippines sớm có hòa bình, ổn định lâu dài.
Hai nhà lãnh đạo cũng đã trao đổi về các vấn đề trọng tâm của các Hội nghị ASEAN lần này, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Về Biển Đông, hai nhà lãnh đạo khẳng định cần bảo đảm thực hiện nghiêm túc Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc.
Hai bên cũng nhất trí rằng ASEAN cần phát huy vai trò trung tâm ở khu vực, đồng thời tin tưởng rằng thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị liên quan sẽ đóng góp tích cực cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, cũng như cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới./.

 – Thành lập Viện Nghiên cứu hòa bình và hòa giải ASEAN (TT).  - An ninh biển Đông, biển Hoa Nam trên bàn Hội nghị ASEAN (TP).   – Biển Đông được nêu như thế nào tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21? (DT).(Dân trí) - Sau thất bại tại AMM-45 hồi tháng 7, điều khiến dư luận quan tâm nhất hiện nay là tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Trung Quốc với một số nước thành viên ASEAN sẽ được nêu thế nào và có được đưa ra trong tuyên bố chung của Cấp cao ASEAN 21?


Biển Đng được nu như thế no tại tuần lễ Cấp cao ASEAN 21?
Tranh chấp tại Biển Đông được cho là sẽ làm nóng nghị trình Cấp cao ASEAN 21 và các hội nghị liên quan.

Ngay trước khi khai mạc cuộc họp của các Ngoại trưởng ASEAN tại cung Hòa bình ở Phnom Penh, nơi diễn ra các hoạt động của ASEAN trong tuần lễ Cấp cao 21, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan đã gặp gỡ các nhà báo và tỏ ra thận trọng khi được hỏi về vấn đề Biển Đông.
“Chúng tôi mong muốn có thể cùng nhau giải quyết vấn đề này”, ông nói sau khi khẳng định việc các bên liên quan gặp nhau và nói chuyện với nhau đã là một động thái tích cực.
Ông Surin đưa ra tuyên bố trên sau khi một quan chức ngoại giao Trung Quốc nói với truyền thông quốc tế rằng không nên để Cấp cao ASEAN 21 bị lu mờ bởi tranh chấp Biển Đông. Theo nhà ngoại giao này, hiện nay “tình hình ở Biển Đông đã được kiểm soát” và các quốc gia liên quan “có thể tự giải quyết” những khác biệt.
Đây cũng là quan điểm của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh khi bà nói rằng cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông "không nguy hiểm hay rối ren" như dư luận từng quan ngại.
Theo bà Phó Oánh, “trên thực tế trong vài năm qua, Trung Quốc và các nước xung quanh Biển Đông đã kiểm soát thành công tranh chấp và không để tranh chấp tiếp tục gia tăng”. Vì vậy, vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể kiểm soát thông qua các phương thức hòa bình.
“Khu vực này có thể kiểm soát và đối phó với khủng hoảng thông qua đối thoại và đàm phán, nhằm mang lại hòa bình và ổn định trong khu vực. Chỉ với những điều kiện như vậy mới có thể hợp tác phát triển kinh tế”, nữ Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói thêm.
Tuy nhiên, nếu đối chiếu giữa những tuyên bố có phần chừng mực của Tổng thư ký Surin với tuyên bố "như đinh đóng cột" của các nhà ngoại giao Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, dư luận không khỏi đặt nghi vấn về nội dung cuối cùng sẽ được đưa ra trong tuyên bố chung.
Những tranh cãi chưa từng có về biển đảo trên Biển Đông gần đây đã khiến Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 (AMM-45) diễn ra hồi tháng 7 vừa qua không ra được thông cáo chung, sự cố lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử 45 năm của khối.
Vì vậy, việc các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đưa ra những tuyên bố khác nhau về mức độ đồng thuận trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông đang tạo ra những gam màu trái ngược, khiến số người e ngại khả năng nước chủ nhà Campuchia, Chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2012, sẽ bị gây sức ép để đưa ra  tuyên bố kết thúc hội nghị theo hướng có lợi nhất cho Trung Quốc.
Lo ngại này càng tăng lên khi trong tuyên bố mới nhất tại hội nghị đang diễn ra, bà Phó Oánh kêu gọi các nước ngoài khu vực, ám chỉ Mỹ, nên đứng ngoài câu chuyện của Trung Quốc và ASEAN về Biển Đông.
“Giải quyết tranh chấp phải chờ đàm phán giữa các nước trực tiếp liên quan. Trung Quốc và ASEAN tự tin có thể duy trì hòa bình và ổn định ở vùng biển tranh chấp. Chúng tôi hy vọng rằng các nước ngoài khu vực đặt niềm tin vào chúng tôi. Nếu bạn muốn giúp đỡ, xin làm điều đó một cách tích cực, chứ không nên can thiệp hay kích động”, bà Phó Oánh kêu gọi.
Tuyên bố của bà Phó Oánh ám chỉ tới việc trước đó cả Mỹ và Nhật Bản đều tuyên bố sẽ nêu vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ theo luật quốc tế tại các hội nghị của ASEAN.
“Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda sẽ nhấn mạnh tới tầm quan trọng của luật quốc tế trong giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ tại các hội nghị cấp cao ASEAN và các đối tác đối thoại”, các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết trước thềm Cấp cao ASEAN 21.
“Cần có một công ước đối phó với các hoạt động hàng hải tại khu vực biển Hoa Đông nhằm ngăn chặn đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc leo thang”, Tư lệnh phụ trách các hoạt động hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, kêu gọi trong bài diễn văn đọc tại Washington hôm 17/11, trong đó ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đề ra công ước về hoạt động hàng hải trong khu vực.
Lo ngại kịch bản AMM-45 có thể tái diễn, Tổng thư ký Surin đã cố gắng làm dịu tình hình khi cho rằng những tranh cãi công khai như hồi tháng 7 sẽ không lặp lại.
“Tôi không nghĩ sẽ có đối đầu. Tôi không nghĩ sẽ xảy ra bất đồng quá mức”, ông Pitsuwan nêu rõ.
Về phần mình, Campuchia cũng mới chỉ đưa ra tuyên bố chung chung.
“Các Ngoại trưởng ASEAN đã thảo luận về những vấn đề này trong cuộc gặp không chính thức hồi tháng 9/2012 bên lề Đại hội đồng LHQ, và đồng ý cần tiếp tục làm việc, thảo luận với nhau về việc soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC)”, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Huon trả lời khi được hỏi liệu vấn đề Biển Đông và sự cố bãi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham sẽ được nêu ra theo hướng nào.
Cũng theo Quốc vụ khanh Campuchia , các Ngoại trưởng đã đồng ý giao cho Thái Lan, với tư cách là điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc, tiếp tục giữ vai trò trung gian thúc đẩy đối thoại giữa hai bên. Tuy nhiên, ông Kao Kim Huon không nói rõ là vấn đề Biển Đông có nằm trong tuyên bố chung mà các Ngoại trưởng sẽ trình lên Cấp cao ASEAN ngày 18/11 hay không.
Mỹ khẳng định “Chính sách trở lại châu Á” (VOV).  – Mỹ tăng cường khí tài cho Đông Nam Á (TN).  – Tổng thống Obama đến Thái Lan (TT).





Tổng số lượt xem trang