Tiến sĩ Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ thời Tổng thống Jimmy Carter nói về thay đổi trong giới lãnh đạo sau kỳ Đại hội Đảng 18 này ở Trung Quốc.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có nhiều năm 'làm thân' kể từ thời Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ 1979
Trả lời BBC Tiếng Trung trước ngày khai mạc Đại hội 18 ở Bắc Kinh, ông Brzezinski, người từng cổ vũ cho chuyện thay đổi chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc từ vài chục năm trước nói cả hai chính quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang chịu nhiều áp lực từ trong nước.
Theo ông, đây là lý do có những lời nói đao to búa lớn "làm xấu đi quan hệ giữa song phương".
Nhưng ngay sau khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc được xác lập, theo ông Brzezinski cả Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chủ động nỗ lực trong việc trở lại với những trao đổi giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Barack Obama hồi tháng Giêng năm 2011.
Theo ông, hai lãnh đạo đã vạch ra một chương trình nghị sự cho quan hệ đối tác giữa hai quốc gia có quyền lực bậc nhất thế giới
Tiến sỹ Brzezinski nói: "Hoa Kỳ là quốc gia ưu việt nhất trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và chính điều đó đã định hình một số kết luận hợp lý cho cả hai nước."
"Phải tìm ra giải pháp cho cả hai nước theo những cách thức khác nhau và cuối cùng thì thậm chí phải tiến gần nhau hơn trên phương diện các quan điểm về giá trị cuộc sống. Nó sẽ là một quá trình nỗ lực rất lâu dài phải được cả hai quốc gia cùng chủ động theo đuổi.
"Nó không phải chỉ là trách nhiệm của Hoa Kỳ mà còn là trách nhiệm của cả Trung Quốc nữa."
'Chừng mực, thận trọng'
Khi được hỏi đánh giá của ông về giới lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, ông Brzezinski cho rằng cho tới nay mới chỉ biết ai là người có nhiều khả năng sẽ được chọn vào vị trí Tổng bí thư nhưng ngoài ra còn Ủy ban thường trực, rồi Ban châp hành trung ương Đảng.
Nói về ông Tập Cận Bình, ông Brzezinski, người đã từng gặp không chỉ một lần, nói ông Tập Cận Bình tạo cho ông cảm tưởng ông ta là "người có chừng mực, thận trọng, khôn ngoan và thông minh".
"Nhưng tất nhiên là toàn bộ khả năng và quan điểm của ông sẽ chỉ được biết rõ sau khi vị thế của ông đã được củng cố.
"Ngay lúc này ông phải hành xử một cách rất thận trọng, không tạo ra những kẻ thù không cần thiết cho tới khi đã nhận được những ủng hộ cần thiết,"
"Ông Tập tỏ ra là một người thông minh, có sự chuẩn bị kỹ càng ở vị trí mà người ta cho là ông sẽ nắm giữ," ông Brzezinski nói.
Sinh năm 1928 ở Warsaw, Ba Lan, ông Brzezinski, làm cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ từ 1977 đến 1981.
Đây là thời gian Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới, gồm cả vùng Đông Nam Á và Việt Nam.
Ông Brzezinski cũng là người thiết kế cho ông Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ tháng 1/1979, không lâu trước khi Trung Quốc mở cuộc chiến Biên giới tấn công Việt Nam vào tháng 2 năm đó.-Brzezinski nói về quan hệ Mỹ - Trung
-Chuẩn bị bầu Ban chấp hành Đảng CSTQ
-Đại hội Đảng có thay đổi Trung Quốc?
-Hình ảnh Đại hội Đảng họp ở Bắc Kinh
-Hồ Cẩm Đào: 'TQ cần tăng gấp đôi GDP'
-
--Tiến trình chọn lãnh tụ ở Trung Quốc
Ngô Ngọc Văn
Trưởng ban Thời sự, BBC Tiếng Trung
Cập nhật: 22:26 GMT - thứ sáu, 9 tháng 11, 2012
Đại hội toàn thể Đảng Cộng sản lần thứ 18 đã diễn ra tại Bắc Kinh, các công dân Trung Quốc sẽ sớm được giới thiệu về các ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị. Làm thế nào mà những người này có được vị trí trong Đảng Cộng sản? Các kỹ năng và trình độ cần thiết để đảm nhận các vị trí lãnh đạo đất nước trong mười năm tới là gì? Ngô Ngọc Văn, Trưởng ban thời sự, Phó ban BBC Trung Quốc, giải thích:
Các bài liên quan
Hình ảnh Đại hội Đảng họp ở Bắc Kinh
Đại hội Đảng Trung Quốc khai mạcXem02:33
Trung Quốc chuyển thế hệ lãnh đạo
Số thành viên có thể dao động từ bảy tới chính người, nhưng các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, không ai nghi ngờ gì, là những người quyền lực nhất ở Trung Quốc.
Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ phải do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu chọn. Ban này có hơn 200 thành viên, là những người sẽ bận rộn trong tuần tới bởi họ cũng phải bầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng.
Các cánh tay cùng các tấm thẻ đảng sẽ được giơ lên trong lần bầu chọn này, nhưng trên thực tế đó sẽ chỉ là việc thông qua những lựa chọn mà các lãnh tụ đương nhiệm đưa ra sẵn.
Quá trình lựa chọn được thực hiện thế nào?
Cũng giống như nhiều thứ khác ở Trung Quốc, tiến trình này khá là phức tạp, liên quan đến việc các đảng viên lão thành lựa chọn các ứng viên mà họ ưa thích, và sau đó các ứng cử viên tiềm năng sẽ trải qua nhiều năm rèn giũa kỹ năng ở các cấp khác nhau trong chính phủ và trong các tổ chức đảng.
Sự ủng hộ của các đảng viên lão thành đóng vai trò rất quan trọng trong việc một người được chọn làm lãnh tụ
Chẳng hạn như đương kim lãnh tụ của Đảng, ông Hồ Cẩm Đào, được người từng là lãnh đạo tối cao, ông Đặng Tiểu Bình, cùng một số người khác, đánh giá là một ứng viên tốt cho vị trí lãnh đạo cao cấp từ hồi cuối thập niên 1980.
Chừng mươi năm sau, ông đã làm được điều đó, lên nắm quyền vào năm 2002. Kiên nhẫn chờ đợi trong suốt thời ông Giang Trạch Dân cầm quyền cũng là một kỹ năng.
Những vị lão thành có thể giờ đây không còn nhiều ảnh hưởng, nhưng có được sự ủng hộ, hậu thuẫn của họ vẫn là điều rất quan trọng.
Một kinh nghiệm khác vô cùng quan trọng đối với người sẽ trở thành lãnh tụ là họ phải đảm nhận vị trí thị trưởng hoặc bí thư của một trong bốn tỉnh thành quan trọng bậc nhất (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh).
Nếu làm tỉnh trưởng hoặc bí thư tỉnh hoặc đứng đầu một khu tự trị nào đó thì cũng tốt – với điều kiện là tỉnh hoặc khu tự trị đó không xảy rắc rối gì, hoặc nếu có thì quý vị phải xử lý được một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đây là hướng đi hiệu quả. Ví dụ, Tập Cận Bình, sự lựa chọn yêu thích trở thành tân Tổng Bí thư, đã làm việc từ cấp cơ sở lên đến vị trí bí thư tỉnh ủy, đầu tiên là ở tỉnh Chiết Giang và sau là ở Thượng Hải.
Lý Khắc Cường, người cũng đang được cho là sẽ trở thành thủ tướng, thì đầu tiên làm việc trong Ban thư ký Đoàn Thanh niên Cộng sản, rồi trở thành chủ tịch tỉnh Hà Nam và Bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh. Các ứng cử viên khác trong cơ cấu hiện nay cũng từng trải qua các kinh nghiệm công tác tương tự.
Ông Hồ Cẩm Đào từng được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình lựa chọn
Chỉ sau khi đạt đến một vị trí cao như vậy, quý vị mới có thể có được trao một vị trí cao cấp trong chính phủ, hoặc được tham gia Bộ Chính trị. Đây là bước quan trọng hướng tới nấc thang lớn tiếp theo, đó là trở thành một ủy viên trong Ban thường vụ Bộ Chính trị.
Trong chính trị của Trung Quốc ngày nay không có một ai mạnh mẽ chèo lái một mình, do đó, người ta cần phải đạt đồng thuận về việc ai nên có mặt trong câu lạc bộ độc quyền đó.
Việc rà soát cẩn thận được Ban Tổ chức của Đảng thực hiện; trên thực tế, đây là một đơn vị có chức năng thẩm tra các ứng viên tiềm năng và đánh giá họ theo các tiêu chí nhất định của Đảng. Nếu quý vị không ghi điểm cao, thì cũng nên quên đi việc được chuyển về Bắc Kinh.
Tất nhiên, các lãnh tụ đương nhiệm luôn có tiếng nói về việc họ muốn ai trở thành người kế nhiệm mình, nhưng một lần nữa, các phe phái khác nhau cần phải đạt đồng thuận trước khi danh sách các ứng viên được nêu ra.
Phần còn lại khá đơn giản. Một khi tất cả các chuyện trên đã được dàn xếp xong thì đại hội đảng được tổ chức và danh sách các ứng viên sẽ được Ủy ban Trung ương Đảng bầu chọn. Việc bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng chưa từng được nhắc tới.
TQ 'không để nông dân thiệt thòi'
Cập nhật: 14:07 GMT - chủ nhật, 11 tháng 11, 2012
Trong Báo cáo chính trị đọc trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi Đảng cải cách chế độ thu hồi đất của nông dân và cho họ được hưởng nhiều hơn từ giá trị mảnh đẩt của mình.
“Chúng ta nên cho nông dân nhiều hơn và lấy của họ ít đi,” ông Hồ nói.
Các bài liên quan
Chuẩn bị bầu Ban chấp hành Đảng CSTQ
Giải mã diễn văn Hồ Cầm Đào
Tiến trình chọn lãnh tụ ở Trung Quốc
Ông Hồ hứa sẽ Đảng sẽ đảm bảo phân phối cân bằng các nguồn tài lực của quốc gia giữa hai khu vực nông thôn và thành thị.
Trở lại điểm khởi đầu
Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc đề cập đến vấn đề này tại một đại hội toàn quốc trong bối cảnh mà nông dân nước này đã có những cuộc phản kháng rộng lớn trên nhiều làng xã trên khắp đất nước trong những năm qua vì bị chính quyền lấy đất.
Hãng tin chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã nhận xét rằng nếu công cuộc cải cách chính sách thu hồi đất được tiến hành thì Chính phủ Trung Quốc sẽ không hy sinh quyền lợi của người nông dân để giảm bớt cái giá của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
“Sau khi trở thành Đảng cầm quyền độc nhất cách đây 63 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhìn về thời điểm bắt đầu khi họ tiến đến nắm quyền đất nước: đó là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân ” Tân Hoa Xã nhận xét.
Các nhà sử học Trung Quốc tin rằng sự ủng hộ rộng rãi của nông dân giành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc là một trong những điều thần kỳ giúp Đảng này lên nắm quyền sau khi họ tịch thu đất đai của địa chủ và phát không cho nông dân.
Cố lãnh tụ cách mạng Mao Trạch Đông đã từng phát biểu rằng Đảng Cộng sản lên lãnh đạo đất nước được là nhờ chiến lược ‘dùng nông thôn bao vây thành thị’.
Công cuộc cải cách và mở cửa đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cũng bắt nguồn từ ngôi làng Tiểu Cương ở tỉnh miền đông An Huy vào năm 1978. Khi đó dân làng ở đây đã âm thầm tách khỏi hợp tác xã để tự canh tác trong bối cảnh các làng xã trên khắp Trung Quốc đang phải vật lộn để sống qua ngày với mô hình trang trại hợp tác xã.
Cách làm của làng Tiểu Cương sau đó đã được các nơi khác trên đất nước làm theo và các hợp tác xã đã giao cho các hộ nông dân quyền sử dụng đất theo hợp đồng ‘khoán hộ’ trong vòng 30 năm.
‘Lợi ích chung’
Theo pháp luật hiện hành thì Nhà nước có thể thu hồi đất do hợp tác xã sở hữu với lý do “vì lợi ích chung” và sau đó giao đất cho các dự án bất động sản hay công nghiệp.
Trong những năm qua, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã lấy đất của nông dân với giá bồi thường rẻ mạt rồi bán cho các công ty xây dựng các khu công nghiệp hay bất động sản để xây dựng nhà ở cho các lao động nông thôn đổ về các thành thị giữa cơn lốc đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc.
Hơn nữa, nông dân hầu như không hưởng được gì trong lợi nhuận từ đất đai của họ sau khi thu hồi và chuyển nhượng cho người khác. Điều này đã làm bất mãn và khiếu kiện gia tăng.
Cách đây một năm, Ô Khảm, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Đông, đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế khi dân làng đã biểu tình phản đối chính quyền ba lần trong bốn tháng với cáo buộc đất của họ bị tịch thu một cách phi pháp và các quan chức địa phương tham nhũng cũng như vi phạm các nguyên tắc bầu cử và tài chính.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Từ Hiểu Kinh, giám đốc Vụ nghiên cứu kinh tế nông thôn trực thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển, một cơ quan nghiên cứu chiến lược của Quốc vụ viện Trung Quốc, nhận xét rằng lợi nhuận từ việc thu hồi đất gần như không đến được với nông dân.
Ông cho rằng chế độ bồi thường cho nông dân hiện nay quá thấp.
‘Bị ra rìa’
“Trên thực tế, các nông dân mất đất bị đẩy ra rìa quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước một cách bất công,” ông này nói.
Ở nhiều nơi, nông dân được bồi thường chỉ có 450.000 nhân dân tệ, tương đương với khoảng 75.000 Mỹ kim cho mỗi hectare trong khi chính quyền có thể thu được tới hàng triệu tệ khi họ đem hectare đất đó ra đấu giá.
Bà Dương Vũ Doanh, một nông dân ở ngoại ô Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, đã từng là nạn nhân của sự thu hồi đất một cách bất công này, Tân Hoa Xã cho biết.
Bà được chính quyền địa phương bồi thường chưa tới một triệu tệ cùng với một căn hộ rộng 90 mét vuông.
“Số tiền bồi thường nghe có vẻ lớn, nhưng chúng tôi đã mất đất mà còn không được đối xử như dân thành phố trong các vấn đề việc làm, chăm sóc y tế và giáo dục,” bà than phiền.
“Không có gì đảm bảo cho cuộc sống của chúng tôi cả. Con tôi còn phải đóng thêm tiền khi đi học ở thành phố,” bà nói thêm.
Quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã đẩy hơn phân nửa trong tổng số 1,3 tỷ dân ở nước này đến các thành thị. Bà Dương chỉ là một trong số rất nhiều nông dân không được bồi thường thỏa đáng, nuôi dưỡng mầm mống bất ổn ở Trung Quốc.
Đại hội Đảng TQ dường như đang xem xét lại chế độ thu hồi đất vốn bị chỉ trích là bất công và gây thiệt thòi cho nông dân.
Hàng giả tràn ngập Chính phủ MỹRất nhiều các sản phẩm, linh kiện công nghệ đang được Chính phủ Mỹ sử dụng là hàng giả - hàng kém chất lượng.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, lượng hàng được các nhãn hiệu “nguy cơ cao” này cung cấp cho Chính phủ Mỹ tăng đến 63%. Con số trên được hãng tư vấn quản lý chuỗi cung ứng HIS công bố theo nghiên cứu mới nhất.
Vào tháng 9/2010, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ phát hiện bộ nhớ trong một tên lửa là hàng giả. Chi phí sửa chữa lên đến 2,7 triệu USD. Nếu quả tên lửa trên được đưa vào sử dụng trước khi sửa chữa thì khả năng thất bại là rất cao, người phát ngôn của cơ quan này cho hay.
Vào tháng 2/2008, FBI công bố cơ quan này vừa thu giữ lượng thiết bị mạng làm giả bộ định tuyến Cisco có giá trị lên đến 76 triệu USD.
FBI cho hay các thiết bị hàng giả này có thể bị tin tặc Trung Quốc lợi dụng để thâm nhập vào mạng lưới máy tính của Chính phủ Mỹ. Rất nhiều các cơ quan của chính phủ Mỹ mua bộ định tuyến từ một nhà cung cấp được ủy quyền từ Cisco nhưng nhà cung cấp này lại mua bộ định tuyến từ các nhà cung cấp Trung Quốc
.Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp lớn cho các sản phẩm hàng giả và hàng nhái cho thị trường Mỹ. Năm 2011, trong lượng hàng giả hàng nhái mà cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện thì có đến 62% trong số này xuất phát từ Trung Quốc. Tổng giá trị của số lượng hàng giả hàng nhái này lên tới 178 triệu USD.
Những nỗ lực phòng chống hàng giả
“Các bộ phận hàng giả đang làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ hổng bảo mật đối với an ninh quốc gia cũng như độ tin cậy của hệ thống vũ khí và sự an toàn của các quân nhân trong quân đội Mỹ”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa John McCain tuyên bố nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với luật chống hàng giả.
Hiện nay, Mỹ có sẵn bộ luật và hệ thống để bảo vệ các chuỗi cung ứng cho chính phủ. Cơ quan Dịch vụ chung của Chính phủ Mỹ có sẵn hệ thống cơ sở dữ liệu về hơn 90.000 nhà cung cấp có nguy cơ cao mà các cơ quan chính phủ cần phải kiểm tra trước khi đặt hàng.
Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để các nhân viên làm theo các đạo luật chống hàng giả.
“Các quy định và các nhà sản xuất đã không bám sát nhau” - ông Rory King- giám đốc quản lý cung ứng của tập đoàn HIS cho hay - “để cải thiện tình trạng này, chính phủ cần các chương trình tập huấn tốt hơn”.
“Sẽ rất nguy hiểm nếu như hệ thống vũ khí của quân đội hoặc thiết bị trong ngành hàng không vũ trụ gặp trục trặc do sử dụng hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng”, ông Rory King nhận xét.
Hiện tại, đã có một số cơ quan chính phủ Mỹ đang bắt đầu cảnh giác với hàng nhái và hàng kém chất lượng.
NASA được coi là một trong những cơ quan đi đầu trong công cuộc phòng chống mặt hàng này.
NASA đã thực hiện một cuộc xem xét lại toàn bộ các nhà cung cấp của mình và đưa ra hệ thống chấm điểm giúp những nhân viên dễ dàng chọn những nhà cung cấp uy tín.
Cơ quan này cũng đòi hỏi các nhà cung cấp phải có giấy chứng minh từ các chính phủ cũng như giấy ủy quyền từ các tập đoàn. Những tài liệu này phải được cập nhập 3 năm 1 lần. Không những vậy, mọi sản phẩm đưa đến NASA đều được kiểm tra nghiêm ngặt.
Hàng giả hàng kém chất lượng không chỉ đe dọa các cơ quan chính phủ Mỹ. Người dân cũng phải đang đối mặt với nạn hàng giả khi hàng điện tử gia dụng đang đứng đầu trong danh sách hàng giả, theo Cục An ninh nội địa Mỹ.
Các mặt hàng điện tử dễ bị làm giả bao gồm các thiết bị không dây, máy tính và cả xe máy với các triệu chứng như các lỗi bất thường liên quan đến nhiệt độ hoặc khó khởi động.
>> Bí mật quốc gia VN là mục tiêu tấn công mạng
>> Trung Quốc bán chip máy tính rởm cho CNQP Mỹ
>> Apple lại bị nghi hoạt động gián điệp
>> Hàng giả TQ len vào hệ thống vũ khí Mỹ
>> Lầu Năm Góc ngừng cấp điện thoại Blackberry cho nhân viên
At War Blog: Did Vietnam Change the Way We Welcome Veterans Home?
NYT-- Today's generation of veterans return home to perhaps the most pro-veteran environment in decades - a marked difference from the reception Vietnam vets received decades ago.
- Tranh chấp biển đảo Trung Quốc – Nhật Bản: Nguy cơ chuyển từ võ mồm sang … võ khí! (Petrotimes).
- Philippines chi 12,6 tỷ USD mua vũ khí Canada (TP).
- Trung – Mỹ tranh giành quyền lực gay gắt ở Đông Nam Á (PL&XH).
- Máy bay TQ lại luyện cất-hạ cánh trên tàu sân bay (TTXVN).
- Nhìn lại cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly 600 năm trước (NĐT). – Hồ Quý Ly củng cố quyền lực thế nào? (KT).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc tại TP Hồ Chí Minh (QĐND). – Tổng Bí thư thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định (VOV).
-
- Phạt xe không chính chủ: CSGT Hà Nội hiểu sai nghị định? (KT). – Ngày đầu “phạt theo NĐ 71″: Nhiều người bỡ ngỡ về quy định mới (CAND). – Việt Nam trong tuần: Phạt nặng đi xe không chính chủ. – Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân? (VOV). – Phạt xe không chính chủ: không thực tế, dễ tiêu cực (TT). –Cục trưởng Cục CSGT:‘Nếu không sang tên xe chỉ có đắp chiếu’ (PN Today). – Hướng dẫn thủ tục ‘sang tên đổi chủ’ xe (Petrotimes).
- Nhiên liệu chứa “thành phần lạ” liên quan đến cháy xe (DT).
-Quốc hội không thể mũ ni che tai được mãi
Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Quốc hội khóa 13 đang nhóm họp và đi được ba phần tư thời lượng của kỳ họp thứ tư, trong bối cảnh ở ngay Thủ đô Hà Nội, nơi các vị dân biểu đang ngồi bàn chính sách, xây sửa luật, hàng ngày vẫn đổ tới hàng dòng người khiếu nại mà trong đó có nhiều dân oan trong cả nước tới để biểu tình.
Nhân dịp này, tôi xin thẳng thắn góp ý với các vị dân biểu đang ngồi trong Quốc hội và cơ quan quyền lực mang tiếng là của dân, do dân, vì dân này rằng đã tới lúc các vị không thể mũ ni che tai được nữa, mà hãy lên tiếng về chuyện dân oan bị ngược đãi ra sao và tìm phương cách giải quyết tận gốc khiếu nại của họ cũng như nạn bạo hành chống họ.
Như các vị thấy, người có lương tâm sẽ không bao giờ quên cái chết thảm khốc trong ngọn tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng trước trụ sở UBND tỉnh Bạc Liêu ngày 30/7/2012. Theo người thân của bà và công luận, bà tự thiêu để bày tỏ sự phẫn uất trước việc gia đình bà bị oan khuất, bị truy bức và phản đối việc giam giữ blogger Tạ Phong Tần - người con gái vô tội của bà.
Cuộc tự thiêu của người mẹ ấy, cũng như những cuộc tự thiêu trước đó, cùng bao nhiêu cái chết tức tưởi của dân oan dường như không mảy may động tâm các nhà chức trách. Ngày 24/9/2012, tòa án NDTPHCM đã tuyên cô con gái vô tội của bà một bản án nặng nề tới 10 năm tù và 5 năm quản chế khiến cho thêm một lần nữa, dư luận phải rùng mình lên tiếng.
‘Bắt cóc, xử lén, truy bức?’
Đó là ngôn từ mà người ta đã dùng đề mô tả cách hành xử của nhiều vị trong giới hành pháp và tư pháp trong những năm gần đây. Đó là việc bắt người như bắt cóc, xử người như xử lén, mở chiến dịch bôi nhọ, hãm hại họ và truy bức ngay cả gia đình nạn nhân bị oan ức. Điều đó hoàn toàn trái với Hiến pháp Việt Nam, gây những bản oan án chấn động thế giới.
Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần lên tiếng phản đối hiện trạng trên và những bản án tàn nhẫn đối với những người dám nói lên sự thật và chính kiến như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Văn Vươn, giáo dân Thái Hà, giáo dân Cồn Dầu, dân oan Văn Giang… Gần đây, cộng đồng lại phản đối mạnh mẽ việc những bản oan án đối với nhà báo Hoàng Khương, các blogers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, rồi việc “lén” bắt nữ sinh viên Phương Uyên và nhiều người dân oan khác.
Ông Phil Robertson- phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền thế giới đã phát biểu: “…Rõ ràng đây là điều kinh khủng. Nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ vể quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. Nó chỉ rõ là Việt Nam không thực hiện những cam kết về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế…” Quan chức lãnh đạo thuộc Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy trong cuộc họp báo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội hôm 31/10/2012 nhấn mạnh rằng chính quyền Hà Nội nhất thiết phải tái xác nhận những cam kết cải cách bao gồm các lĩnh vực như quản lý công quyền, pháp quyền, và nhân quyền. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội lại thêm một lần đề nghị Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân và kêu gọi Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ với quốc tế, trả lại tự do cho các tù nhân lương tâm…
Hiệu ứng dội ngược của đàn áp
Tác giả nêu bài học quá khứ để cảnh báo về nạn bạo hành của chính quyền với dân hiện nay
Như các vị biết rõ hơn ai hết, ít nhất Hiến pháp Việt Nam hiện hành, tại điều 69, Chương V đã ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” Như thế, cần phải khẳng định, như đạo luật gốc và cơ bản nhất này, rằng những người biểu tình, bày tỏ chính kiến, lập hội đều vô tội, đấy là chưa kể hành vi của họ là ôn hòa, hòa bình.
Lịch sử thế giới cũng như lịch sử VN đã minh chứng rằng bất kỳ chính thể nào lạm dụng bộ máy đàn áp, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, cũng đều tạo hiệu ứng “tức nước vỡ bờ”.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những triều vua tàn bạo. Vua Lê Long Đĩnh giết anh giành ngôi, hiếu sát đến bệnh hoạn, róc mía trên đầu sư cho đổ máu mà vỗ tay cười khoái trá, ông ta chỉ trị vì được năm rồi mất ngôi. Triều nhà Nguyễn như các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức luôn dùng các hình phạt tàn bạo hòng giữ ngôi vị. Các vị càng nghiên cứu lịch sử nước nhà, sẽ càng thấy vận mệnh của người dân Việt trải qua bao đời cai trị trước nay thật khốn khổ không lời nào tả xiết. Nhưng có một kết cục không thể tránh khỏi, là bất cứ sự bạo tàn nào cũng tạo ra phản ứng dội ngược, chỉ càng buộc những người dân bị truy bức cùng đường phải cảm tử đứng lên bảo vệ quyền sống của mình.
Thế nhưng, trong khi nghiên cứu về những triều vua có các cử chỉ khét tiếng tàn bạo ấy, lại thấy rằng dẫu bạo tàn đến đâu, nhiều khi họ còn biết nghe lời nói thẳng của những gián quan hoặc người dân. Bản điều trần tháng 5/1866 của Giáo sĩ Nguyễn Trường Tộ gửi vua Tự Đức – một ông vua từng tru di tam tộc, chém treo nghành, tùng xẻo, cho voi giày ngựa xé nhiều tội nhân - có những lời hết sức bộc trực và tôi đề nghị các vị hãy tham khảo, suy ngẫm nó và để đừng lãng phí bài học tiền nhân:
“Hiện nay tình hình trong nước rối loạn… quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước, việc đó đã đã xảy ra lâu rồi… Đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp mà cũng chẳng thuyết phục được ai giải vây cho, lại đi tàn sát nhân dân mình, giận cá chém thớt. Khiến cho dân bị cái hại “cháy nhà vạ lây”. Thật đúng như câu nói : “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc.”
Vua Tự Đức đã đủ tỉnh táo để không bỏ tù hoặc giết chết Nguyễn Trường Tộ vì lời nói thẳng, hẳn rằng ông còn nghĩ đến cái liêm sỉ của kẻ chăn dân. Chỉ tiếc rằng ông không đủ sáng suốt để làm theo kế sách cải cách của Nguyễn Trường Tộ nên trong thời ông trị vì đã đã có tới hơn bốn mươi cuộc khởi nghĩa, dẫn đến kết cục mất nước.
Đại biểu phải trung thành với Hiến pháp
Theo quy định tại điều 83 và 84 – chương V về Quyền lực và trách nhiệm của Quốc hộiQH): “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”; “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Luật bầu cử Quốc hội cũng quy định đại biểu QH phải trung thành với Hiến pháp. QH khóa XIII hiện nay có tới khoảng 500 đại biểu- một lực lượng rất đông đảo.
Các vụ cưỡng chế đất sai trái và bạo lực gây ra nhiều khiếu nại và ức chế đối với người dân
Để xảy ra hiện trạng giặc nội xâm tham nhũng và dân oan trầm trọng như hiện nay, đương nhiên tôi nghĩ, không thể không đề cập tới trách nhiệm giám sát và ngăn chặn của Quốc hội. Và ai cũng biết rằng, bất kỳ ai tại chức mà không thực thi trách nhiệm và bổn phận, là bội tín sứ mạng mà họ đã nhận trước nhân dân và đất nước.
Tất cả những hành vi bắt bắt bớ, giam cầm, truy bức, xử án và kết tội oan không những trái Hiến pháp và pháp luật mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của những người có trách nhiệm và của chính thể này.
Không những thế, dư luận càng thắc mắc về vô số những lá thư, những đơn kêu cứu, thế nhưng kiến nghị khẩn thiết và đầy trách nhiệm lên nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, hầu hết đều không được trả lời.
Mặc dù trước tình trạng “im lặng đáng sợ”, thậm chí bị bôi nhọ, bị đe dọa, thiệt hại cho quyền lợi bản thân, thậm chí nhiều trí thức, nhân sỹ, quần chúng tham gia các cuộc biểu tình như chống Trung Quốc đe dọa chủ quyền, đòi bảo vệ Biển Đảo, phản đối hàng hóa độc hại của Trung Quốc… còn bị đông đảo kẻ núp bóng côn đồ đến hành hung, dọa nạt, nhưng điều đáng mừng là ngày càng nhiều người dân, đặc biệt là những trí thức trung thực bày tỏ chính kiến về hiện trạng trên. Điều đó chứng tỏ người VN không phải ai cũng “bán” linh hồn.
Hãy thực thi trách nhiệm trước dân oan
Ngày 30/10/2012, hơn một trăm trí thức, nhân sỹ, quần chúng đã gửi kiến nghị phản đối việc nữ sinh viên vô tội Nguyễn Phương Uyên bị bắt giam như “bắt lén” và yêu cầu trả tự do cho cô. Cũng tại lá đơn này này, họ buộc lòng nhắc lại điều mà chính họ đã nhiều lần ghi trong các thư ngỏ và kiến nghị lên lãnh đạo Việt Nam trước đây, yêu cầu “chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước…”; đồng thời kêu gọi “xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới… Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc lộ tính phi nhân nghĩa...”
Và ngày 31/10/2012, Luật sư Hà Huy Sơn, mặc dù đã phải chịu rất nhiều sức ép khi ông đã dũng cảm đứng ra làm luật sư bào chữa cho những người vô tội trong nhiều phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, nhưng vẫn có văn bản kiến nghị QH đề nghị sửa đổi bổ sung điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Ngày 4/11 năm 2012, Luật sư Ngô Ngọc Trai- Đoàn luật sư Nam Định, đã gửi đơn kiến nghị lên Chủ tịch nước, QH, Bộ trưởng công an, thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, các luật sư Việt Nam và các cơ quan báo chí, khẩn thiết đề nghị chấn chỉnh hoạt động lạm dụng bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra để tránh oan sai cho người dân, tránh bức cung và nhục hình…
Trên đây là những kiến nghị hoàn toàn chính đáng, giúp giảm thiểu tình trạng dân oan. Nếu QH và những có trách nhiệm biết lắng nghe và sửa đổi, sẽ cải thiện được tình hình.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều là đại biểu quốc hội
Và trong khi đó, ngoài đường phố, ngày càng nhiều người dân, trong đó có các thương binh từ nhiều miền đổ về Hà Nội và trước các cơ quan công quyền địa phương để kêu oan.
Kêu oan ở dưới cơ quan công quyền nhiều khi cũng bị đối xử như tội nhân. Vì kêu oan là nói thật. Là phơi bày một sự thật mà những kẻ có quyền lực và tiền bạc đã gây oan cho họ muốn ém nhẹm bằng mọi giá, kể cả những thủ đoạn tàn nhẫn nhất.
Thưa các vị dân biểu, người dân đã đang chịu đói khát, gối đất nằm sương, bị xua đuổi trước nhiều trụ sở tiếp dân. Họ biết mình có thể bị đánh đập, bị tù đày, có thể cả cái chết, thậm chí họ có tự thiêu trước trụ sở vì oan ức thì có lẽ cũng chẳng ai động lòng. Nhưng họ vẫn giương cao lá cờ từng thấm máu của họ và đồng bào họ để dựng lên chính thể này. Khi họ đòi quyền được giải oan, đòi quyền được sống như một con người, chúng ta phải cảm ơn họ, vì họ đang thực thi bổn phận của công dân và của một người yêu nước và các vị, những người mang tiếng là của họ, vì họ, do họ, cũng phải thực thi phận sự tối thiểu của mình.
Hãy làm phận sự tối thiểu của các vị đi. /.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nhà văn, nhà báo đang sinh sống tại Hà Nội.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có nhiều năm 'làm thân' kể từ thời Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ 1979
Trả lời BBC Tiếng Trung trước ngày khai mạc Đại hội 18 ở Bắc Kinh, ông Brzezinski, người từng cổ vũ cho chuyện thay đổi chính sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc từ vài chục năm trước nói cả hai chính quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang chịu nhiều áp lực từ trong nước.
Theo ông, đây là lý do có những lời nói đao to búa lớn "làm xấu đi quan hệ giữa song phương".
Nhưng ngay sau khi ban lãnh đạo mới của Trung Quốc được xác lập, theo ông Brzezinski cả Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ chủ động nỗ lực trong việc trở lại với những trao đổi giữa ông Hồ Cẩm Đào và ông Barack Obama hồi tháng Giêng năm 2011.
Theo ông, hai lãnh đạo đã vạch ra một chương trình nghị sự cho quan hệ đối tác giữa hai quốc gia có quyền lực bậc nhất thế giới
Tiến sỹ Brzezinski nói: "Hoa Kỳ là quốc gia ưu việt nhất trên thế giới. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và chính điều đó đã định hình một số kết luận hợp lý cho cả hai nước."
"Phải tìm ra giải pháp cho cả hai nước theo những cách thức khác nhau và cuối cùng thì thậm chí phải tiến gần nhau hơn trên phương diện các quan điểm về giá trị cuộc sống. Nó sẽ là một quá trình nỗ lực rất lâu dài phải được cả hai quốc gia cùng chủ động theo đuổi.
"Nó không phải chỉ là trách nhiệm của Hoa Kỳ mà còn là trách nhiệm của cả Trung Quốc nữa."
'Chừng mực, thận trọng'
Khi được hỏi đánh giá của ông về giới lãnh đạo tương lai của Trung Quốc, ông Brzezinski cho rằng cho tới nay mới chỉ biết ai là người có nhiều khả năng sẽ được chọn vào vị trí Tổng bí thư nhưng ngoài ra còn Ủy ban thường trực, rồi Ban châp hành trung ương Đảng.
Nói về ông Tập Cận Bình, ông Brzezinski, người đã từng gặp không chỉ một lần, nói ông Tập Cận Bình tạo cho ông cảm tưởng ông ta là "người có chừng mực, thận trọng, khôn ngoan và thông minh".
"Nhưng tất nhiên là toàn bộ khả năng và quan điểm của ông sẽ chỉ được biết rõ sau khi vị thế của ông đã được củng cố.
"Ngay lúc này ông phải hành xử một cách rất thận trọng, không tạo ra những kẻ thù không cần thiết cho tới khi đã nhận được những ủng hộ cần thiết,"
"Ông Tập tỏ ra là một người thông minh, có sự chuẩn bị kỹ càng ở vị trí mà người ta cho là ông sẽ nắm giữ," ông Brzezinski nói.
Sinh năm 1928 ở Warsaw, Ba Lan, ông Brzezinski, làm cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ từ 1977 đến 1981.
Đây là thời gian Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới, gồm cả vùng Đông Nam Á và Việt Nam.
Ông Brzezinski cũng là người thiết kế cho ông Đặng Tiểu Bình thăm Hoa Kỳ tháng 1/1979, không lâu trước khi Trung Quốc mở cuộc chiến Biên giới tấn công Việt Nam vào tháng 2 năm đó.-Brzezinski nói về quan hệ Mỹ - Trung
Thay đổi có kiểm soát
Đại hội Đảng 18 thay một thế hệ́ lãnh đạo của Trung Quốc nhưng còn nhiều câu hỏi về chính trị và xã hội chưa rõ.
-Giải mã diễn văn Hồ Cầm Đào
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa khai mạc hôm thứ Năm 8/11 tại Bắc Kinh với báo cáo chính trị của Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Hồ Cẩm Đào.
Bản báo cáo chính trị đồ sộ này đang là tâm điềm phân tích và bình luận của các nhà quan sát.
Chuyên gia Tiền Cương từ Đại học Hong Kong cho biết một vài nhận định của ông.
Ông Tiền Cương chủ trương phân tích ý tứ của văn bản thông qua 10 cụm từ khóa. Đó là
1. Bốn nguyên tắc, trong đó có tư tưởng Mao Trạch Đông
2. Giữ ổn định
3. Cải cách chính trị
4. Cách mạng văn hóa
5. Quyền lực nhân dân
6. Quyền đưa ra quyết sách, quyền chấp hành và quyền giám sát
7. Dân chủ trong Đảng
8. Xây dựng xã hội
9. Tư duy khoa học trong phát triển
10. Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc
Từ việc tìm kiếm các cụm từ này, ông Tiền cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giữ quan điểm về các vấn đề chính yếu như sau:
Nếu cụm từ này được sử dụng rộng rãi, như chúng ta chứng kiến hồi năm 2007, hoặc chỉ giảm đi chút ít thì điều này có nghĩa rằng tình hình không có gì biến chuyển và công cuộc cải cách không có tiến bộ gì.
Trong báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào, cụm từ Bốn nguyên tắc và Tư tưởng Mao Trạch Đông tiếp tục xuất hiện.
Cần xem xét tần số xuất hiện của cụm từ này, cũng như các cụm từ "bảo vệ quyền lợi, giám sát quyền lực" để thấy liệu xu hướng cải tổ cải cách có đi lên hay không, trong khi nếu các cụm từ như 'chống Tây hóa' hay 'Năm không' của giới bảo thủ được sử dụng thi ̀đây sẽ là chỉ dấu xu hướng đi xuống.
Trong báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 18, chương 5 có tựa đề: “Tiếp tục con đường phát triển Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc và thúc đẩy cải cách chính trị".
Không có các cụm từ thủ cựu về chống phương Tây nhưng báo cáo chính trị lại có câu: "Chúng ta nhất định không theo hình mẫu hệ thống chính trị Tây phương", vốn chưa thấy trong báo cáo chính trị năm 2007.
Báo cáo chính trị lần này cũng khẳng định: "Chúng ta không theo con đường sai lầm mà thay đổi ngọn cờ”.
Báo cáo chính trị Đại hội 18 có câu: "Đảng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống quyền lực để cân bằng các quyền quyết sách, chấp hành và giám sát, cải thiện cơ chế chung". Câu này đã có từ báo cáo chính trị 2007, lần này được giữ y nguyên, có nghĩa không có gì cởi mở hơn trước.
Cụm từ nói trên do ông Tập Cận Bình đưa ra sau Đại hội 17. Sự có mặt của nó trong các văn bản chính thức chắc chắn là chỉ dấu tốt, nhưng nó vắng bóng trong diễn văn của ông Hồ Cẩm Đào.
Cụm từ này đã không còn trong văn kiện Đại hội 18, và được thay thế bằng "tự quản lý theo luật pháp".
Câu đầy đủ thực ra là: ". . . hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác an ninh quốc gia, giữ cảnh giác cao trước các hoạt động ly khai, xâm nhập và lật đổ của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh quốc gia".
Đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có một sự quản lý xã hội chặt chẽ theo quan điểm cứng rắn.
Nếu như nó tiếp tục được nhắc tới trong báo cáo chính trị lần này cùng các biện pháp cụ thể hơn, như "đề cử và bầu cử trực tiếp" hay "giới hạn nhiệm kỳ"... thì đây sẽ là chỉ dấu chiều hướng tốt.
Trong báo cáo chính trị lần này, "dân chủ trong Đảng" xuất hiện ít hơn và cũng không có đề cập gì tới đề cử hay bầu cử trực tiếp và các biện pháp khác.
Vậy đây là bước thụt lùi.
Nếu như lần này nó còn được nhắc tới nhiều lần hơn, thì là chỉ dấu rằng ông Hồ Cẩm Đào muốn tiếp tục tầm ảnh hưởng của mình sau Đại hội 18.
Cũng cần xem xét liệu có thay đổi gì trong khái niệm tư duy khoa học của ông Hồ Cẩm Đào, thí dụ nhấn mạnh quyền tự quyết của người dân hay quyền chính trị và dân sự gì hay không.
Trong báo cáo chính trị năm nay, "Tư duy khoa học" xuất hiện khá nhiều lần và cùng với "Học thuyết Đặng Tiểu Bình" và "thuyết Ba Đại diện" nó đã trở thành một trong các tư tưởng chính yếu của Đảng.
Báo cáo chính trị Đại hội 18 không hề có cụm từ "quyền dân sự".
Đây là một trong các ngọn cờ của ba thế hệ lãnh đạo Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và việc báo cáo chính trị năm nay dẫn giải như thế nào về khái niệm này là điều quan trọng.
Năm nay, khái niệm CNXH mang màu sắc Trung Quốc bao gồm Bốn nguyên tắc cơ bản, nghĩa là có chiều hướng quay lại tôn chỉ cứng rắn và bảo thủ hơn.
Dựa trên tất cả các yếu tố nói trên, có thể tạm kết luận rằng lực lượng bảo thủ trong Đảng còn rất mạnh.
Theo những gì được trình bày trong báo cáo chính trị Đại hội 18, không có mấy hy vọng rằng quá trình cải cách chính trị sẽ có tiến bộ gì đáng kể trong những năm tới.
Ông Tiền Cương là Giám đốc dự án Báo chí Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí, Đại học Hong Kong. Ông từng làm việc cho báo Quân Giải phóng những năm 1970 và viết một số sách về chính trị Trung Quốc.
-Giải mã diễn văn Hồ Cầm Đào
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa khai mạc hôm thứ Năm 8/11 tại Bắc Kinh với báo cáo chính trị của Chủ tịch, Tổng Bí thư Đảng Hồ Cẩm Đào.
Chuyên gia Tiền Cương từ Đại học Hong Kong cho biết một vài nhận định của ông.
Ông Tiền Cương chủ trương phân tích ý tứ của văn bản thông qua 10 cụm từ khóa. Đó là
1. Bốn nguyên tắc, trong đó có tư tưởng Mao Trạch Đông
2. Giữ ổn định
3. Cải cách chính trị
4. Cách mạng văn hóa
5. Quyền lực nhân dân
6. Quyền đưa ra quyết sách, quyền chấp hành và quyền giám sát
7. Dân chủ trong Đảng
8. Xây dựng xã hội
9. Tư duy khoa học trong phát triển
10. Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc
Từ việc tìm kiếm các cụm từ này, ông Tiền cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang giữ quan điểm về các vấn đề chính yếu như sau:
Cụm từ "Bốn nguyên tắc cơ bản" (bao gồm Tư tưởng Mao Trạch Đông):
Được cho như biểu thị ảnh hưởng của cánh tả Maoist ở Trung Quốc. Nếu như cụm từ này biến mất hoàn toàn, thì đó có thể là chỉ dấu rằng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản thực sự có ý định thúc đẩy cải cách chính trị.Nếu cụm từ này được sử dụng rộng rãi, như chúng ta chứng kiến hồi năm 2007, hoặc chỉ giảm đi chút ít thì điều này có nghĩa rằng tình hình không có gì biến chuyển và công cuộc cải cách không có tiến bộ gì.
Trong báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào, cụm từ Bốn nguyên tắc và Tư tưởng Mao Trạch Đông tiếp tục xuất hiện.
"Giữ ổn định":
Cụm từ này không xuất hiện trong các điểm chính của báo cáo chính trị, do vậy nó không cho thấy một sự quay ngoặt trong chính sách của Trung Quốc."Cách mạng văn hóa":
Cụm từ này cũng không xuất hiện trong các chủ đề chính của báo cáo chính trị. Nếu như lãnh đạo Đảng tỏ ra ăn năn về cuộc cách mạng văn hóa trước kia thì đây có thể là dấu hiệu tích cực rằng đang có chuyển biến tốt về cải cách chính trị. Tuy nhiên điều này đã không xảy ra.“Cải cách chính trị”:
Thực tế trong báo cáo chính trị các kỳ đại hội từ 13 tới 16, cụm từ này đã xuất hiện trong văn bản. Đại hội 17 năm 2007 nó không được cho vào báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào.Cần xem xét tần số xuất hiện của cụm từ này, cũng như các cụm từ "bảo vệ quyền lợi, giám sát quyền lực" để thấy liệu xu hướng cải tổ cải cách có đi lên hay không, trong khi nếu các cụm từ như 'chống Tây hóa' hay 'Năm không' của giới bảo thủ được sử dụng thi ̀đây sẽ là chỉ dấu xu hướng đi xuống.
Trong báo cáo chính trị của ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 18, chương 5 có tựa đề: “Tiếp tục con đường phát triển Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc và thúc đẩy cải cách chính trị".
Không có các cụm từ thủ cựu về chống phương Tây nhưng báo cáo chính trị lại có câu: "Chúng ta nhất định không theo hình mẫu hệ thống chính trị Tây phương", vốn chưa thấy trong báo cáo chính trị năm 2007.
Báo cáo chính trị lần này cũng khẳng định: "Chúng ta không theo con đường sai lầm mà thay đổi ngọn cờ”.
“Phân cấp quyền lực trong Đảng”:
Cụm từ này và “quyền hoạch định chính sách, quyền chấp hành và giám sát", nếu không xuất hiện trong báo cáo chính trị lần này thì sẽ là chỉ dấu tiêu cực về quá trình dân chủ trong Đảng.Báo cáo chính trị Đại hội 18 có câu: "Đảng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống quyền lực để cân bằng các quyền quyết sách, chấp hành và giám sát, cải thiện cơ chế chung". Câu này đã có từ báo cáo chính trị 2007, lần này được giữ y nguyên, có nghĩa không có gì cởi mở hơn trước.
Cụm từ “Quyền lực của nhân dân”:
Một điểm gây thất vọng nữa là cụm từ này đã không xuất hiện trong báo cáo chính trị 18.Cụm từ nói trên do ông Tập Cận Bình đưa ra sau Đại hội 17. Sự có mặt của nó trong các văn bản chính thức chắc chắn là chỉ dấu tốt, nhưng nó vắng bóng trong diễn văn của ông Hồ Cẩm Đào.
“Xây dựng xã hội”:
Văn kiện Đại hội 17 có câu “tăng quyền tự quyết ở cơ sở", và nếu nó biến mất khỏi báo cáo chính trị năm nay thì đây sẽ là chỉ dấu tiêu cực.Cụm từ này đã không còn trong văn kiện Đại hội 18, và được thay thế bằng "tự quản lý theo luật pháp".
Câu đầy đủ thực ra là: ". . . hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác an ninh quốc gia, giữ cảnh giác cao trước các hoạt động ly khai, xâm nhập và lật đổ của các thế lực thù địch, bảo đảm an ninh quốc gia".
Đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có một sự quản lý xã hội chặt chẽ theo quan điểm cứng rắn.
“Dân chủ trong Đảng”:
Cụm từ này xuất hiện năm lần liền trong báo cáo chính trị Đại hội 17, tức là khá thường xuyên.Nếu như nó tiếp tục được nhắc tới trong báo cáo chính trị lần này cùng các biện pháp cụ thể hơn, như "đề cử và bầu cử trực tiếp" hay "giới hạn nhiệm kỳ"... thì đây sẽ là chỉ dấu chiều hướng tốt.
Trong báo cáo chính trị lần này, "dân chủ trong Đảng" xuất hiện ít hơn và cũng không có đề cập gì tới đề cử hay bầu cử trực tiếp và các biện pháp khác.
Vậy đây là bước thụt lùi.
"Tư duy khoa học về phát triển":
Đây là cụm từ ưa thích của ông Hồ Cẩm Đào, xuất hiện 21 lần trong báo cáo chính trị năm 2007.Nếu như lần này nó còn được nhắc tới nhiều lần hơn, thì là chỉ dấu rằng ông Hồ Cẩm Đào muốn tiếp tục tầm ảnh hưởng của mình sau Đại hội 18.
Cũng cần xem xét liệu có thay đổi gì trong khái niệm tư duy khoa học của ông Hồ Cẩm Đào, thí dụ nhấn mạnh quyền tự quyết của người dân hay quyền chính trị và dân sự gì hay không.
Trong báo cáo chính trị năm nay, "Tư duy khoa học" xuất hiện khá nhiều lần và cùng với "Học thuyết Đặng Tiểu Bình" và "thuyết Ba Đại diện" nó đã trở thành một trong các tư tưởng chính yếu của Đảng.
Báo cáo chính trị Đại hội 18 không hề có cụm từ "quyền dân sự".
“Chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc”:
5 năm trước, cụm từ này xuất hiện 51 lần trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng.Đây là một trong các ngọn cờ của ba thế hệ lãnh đạo Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào và việc báo cáo chính trị năm nay dẫn giải như thế nào về khái niệm này là điều quan trọng.
Năm nay, khái niệm CNXH mang màu sắc Trung Quốc bao gồm Bốn nguyên tắc cơ bản, nghĩa là có chiều hướng quay lại tôn chỉ cứng rắn và bảo thủ hơn.
Dựa trên tất cả các yếu tố nói trên, có thể tạm kết luận rằng lực lượng bảo thủ trong Đảng còn rất mạnh.
Theo những gì được trình bày trong báo cáo chính trị Đại hội 18, không có mấy hy vọng rằng quá trình cải cách chính trị sẽ có tiến bộ gì đáng kể trong những năm tới.
Ông Tiền Cương là Giám đốc dự án Báo chí Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Báo chí, Đại học Hong Kong. Ông từng làm việc cho báo Quân Giải phóng những năm 1970 và viết một số sách về chính trị Trung Quốc.
-Chuẩn bị bầu Ban chấp hành Đảng CSTQ
-Đại hội Đảng có thay đổi Trung Quốc?
-Hình ảnh Đại hội Đảng họp ở Bắc Kinh
-Hồ Cẩm Đào: 'TQ cần tăng gấp đôi GDP'
-
--Tiến trình chọn lãnh tụ ở Trung Quốc
Ngô Ngọc Văn
Trưởng ban Thời sự, BBC Tiếng Trung
Cập nhật: 22:26 GMT - thứ sáu, 9 tháng 11, 2012
Đại hội toàn thể Đảng Cộng sản lần thứ 18 đã diễn ra tại Bắc Kinh, các công dân Trung Quốc sẽ sớm được giới thiệu về các ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị. Làm thế nào mà những người này có được vị trí trong Đảng Cộng sản? Các kỹ năng và trình độ cần thiết để đảm nhận các vị trí lãnh đạo đất nước trong mười năm tới là gì? Ngô Ngọc Văn, Trưởng ban thời sự, Phó ban BBC Trung Quốc, giải thích:
Các bài liên quan
Hình ảnh Đại hội Đảng họp ở Bắc Kinh
Đại hội Đảng Trung Quốc khai mạcXem02:33
Trung Quốc chuyển thế hệ lãnh đạo
Số thành viên có thể dao động từ bảy tới chính người, nhưng các ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị, không ai nghi ngờ gì, là những người quyền lực nhất ở Trung Quốc.
Theo Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, họ phải do Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu chọn. Ban này có hơn 200 thành viên, là những người sẽ bận rộn trong tuần tới bởi họ cũng phải bầu Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Đảng.
Các cánh tay cùng các tấm thẻ đảng sẽ được giơ lên trong lần bầu chọn này, nhưng trên thực tế đó sẽ chỉ là việc thông qua những lựa chọn mà các lãnh tụ đương nhiệm đưa ra sẵn.
Quá trình lựa chọn được thực hiện thế nào?
Cũng giống như nhiều thứ khác ở Trung Quốc, tiến trình này khá là phức tạp, liên quan đến việc các đảng viên lão thành lựa chọn các ứng viên mà họ ưa thích, và sau đó các ứng cử viên tiềm năng sẽ trải qua nhiều năm rèn giũa kỹ năng ở các cấp khác nhau trong chính phủ và trong các tổ chức đảng.
Sự ủng hộ của các đảng viên lão thành đóng vai trò rất quan trọng trong việc một người được chọn làm lãnh tụ
Chẳng hạn như đương kim lãnh tụ của Đảng, ông Hồ Cẩm Đào, được người từng là lãnh đạo tối cao, ông Đặng Tiểu Bình, cùng một số người khác, đánh giá là một ứng viên tốt cho vị trí lãnh đạo cao cấp từ hồi cuối thập niên 1980.
Chừng mươi năm sau, ông đã làm được điều đó, lên nắm quyền vào năm 2002. Kiên nhẫn chờ đợi trong suốt thời ông Giang Trạch Dân cầm quyền cũng là một kỹ năng.
Những vị lão thành có thể giờ đây không còn nhiều ảnh hưởng, nhưng có được sự ủng hộ, hậu thuẫn của họ vẫn là điều rất quan trọng.
Một kinh nghiệm khác vô cùng quan trọng đối với người sẽ trở thành lãnh tụ là họ phải đảm nhận vị trí thị trưởng hoặc bí thư của một trong bốn tỉnh thành quan trọng bậc nhất (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Trùng Khánh).
Nếu làm tỉnh trưởng hoặc bí thư tỉnh hoặc đứng đầu một khu tự trị nào đó thì cũng tốt – với điều kiện là tỉnh hoặc khu tự trị đó không xảy rắc rối gì, hoặc nếu có thì quý vị phải xử lý được một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Đây là hướng đi hiệu quả. Ví dụ, Tập Cận Bình, sự lựa chọn yêu thích trở thành tân Tổng Bí thư, đã làm việc từ cấp cơ sở lên đến vị trí bí thư tỉnh ủy, đầu tiên là ở tỉnh Chiết Giang và sau là ở Thượng Hải.
Lý Khắc Cường, người cũng đang được cho là sẽ trở thành thủ tướng, thì đầu tiên làm việc trong Ban thư ký Đoàn Thanh niên Cộng sản, rồi trở thành chủ tịch tỉnh Hà Nam và Bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh. Các ứng cử viên khác trong cơ cấu hiện nay cũng từng trải qua các kinh nghiệm công tác tương tự.
Ông Hồ Cẩm Đào từng được lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình lựa chọn
Chỉ sau khi đạt đến một vị trí cao như vậy, quý vị mới có thể có được trao một vị trí cao cấp trong chính phủ, hoặc được tham gia Bộ Chính trị. Đây là bước quan trọng hướng tới nấc thang lớn tiếp theo, đó là trở thành một ủy viên trong Ban thường vụ Bộ Chính trị.
Trong chính trị của Trung Quốc ngày nay không có một ai mạnh mẽ chèo lái một mình, do đó, người ta cần phải đạt đồng thuận về việc ai nên có mặt trong câu lạc bộ độc quyền đó.
Việc rà soát cẩn thận được Ban Tổ chức của Đảng thực hiện; trên thực tế, đây là một đơn vị có chức năng thẩm tra các ứng viên tiềm năng và đánh giá họ theo các tiêu chí nhất định của Đảng. Nếu quý vị không ghi điểm cao, thì cũng nên quên đi việc được chuyển về Bắc Kinh.
Tất nhiên, các lãnh tụ đương nhiệm luôn có tiếng nói về việc họ muốn ai trở thành người kế nhiệm mình, nhưng một lần nữa, các phe phái khác nhau cần phải đạt đồng thuận trước khi danh sách các ứng viên được nêu ra.
Phần còn lại khá đơn giản. Một khi tất cả các chuyện trên đã được dàn xếp xong thì đại hội đảng được tổ chức và danh sách các ứng viên sẽ được Ủy ban Trung ương Đảng bầu chọn. Việc bỏ phiếu chống hoặc phiếu trắng chưa từng được nhắc tới.
TQ 'không để nông dân thiệt thòi'
Cập nhật: 14:07 GMT - chủ nhật, 11 tháng 11, 2012
Trong Báo cáo chính trị đọc trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi Đảng cải cách chế độ thu hồi đất của nông dân và cho họ được hưởng nhiều hơn từ giá trị mảnh đẩt của mình.
“Chúng ta nên cho nông dân nhiều hơn và lấy của họ ít đi,” ông Hồ nói.
Các bài liên quan
Chuẩn bị bầu Ban chấp hành Đảng CSTQ
Giải mã diễn văn Hồ Cầm Đào
Tiến trình chọn lãnh tụ ở Trung Quốc
Ông Hồ hứa sẽ Đảng sẽ đảm bảo phân phối cân bằng các nguồn tài lực của quốc gia giữa hai khu vực nông thôn và thành thị.
Trở lại điểm khởi đầu
Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc đề cập đến vấn đề này tại một đại hội toàn quốc trong bối cảnh mà nông dân nước này đã có những cuộc phản kháng rộng lớn trên nhiều làng xã trên khắp đất nước trong những năm qua vì bị chính quyền lấy đất.
Hãng tin chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã nhận xét rằng nếu công cuộc cải cách chính sách thu hồi đất được tiến hành thì Chính phủ Trung Quốc sẽ không hy sinh quyền lợi của người nông dân để giảm bớt cái giá của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
“Sau khi trở thành Đảng cầm quyền độc nhất cách đây 63 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang nhìn về thời điểm bắt đầu khi họ tiến đến nắm quyền đất nước: đó là giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân ” Tân Hoa Xã nhận xét.
Các nhà sử học Trung Quốc tin rằng sự ủng hộ rộng rãi của nông dân giành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc là một trong những điều thần kỳ giúp Đảng này lên nắm quyền sau khi họ tịch thu đất đai của địa chủ và phát không cho nông dân.
Cố lãnh tụ cách mạng Mao Trạch Đông đã từng phát biểu rằng Đảng Cộng sản lên lãnh đạo đất nước được là nhờ chiến lược ‘dùng nông thôn bao vây thành thị’.
Công cuộc cải cách và mở cửa đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới cũng bắt nguồn từ ngôi làng Tiểu Cương ở tỉnh miền đông An Huy vào năm 1978. Khi đó dân làng ở đây đã âm thầm tách khỏi hợp tác xã để tự canh tác trong bối cảnh các làng xã trên khắp Trung Quốc đang phải vật lộn để sống qua ngày với mô hình trang trại hợp tác xã.
Cách làm của làng Tiểu Cương sau đó đã được các nơi khác trên đất nước làm theo và các hợp tác xã đã giao cho các hộ nông dân quyền sử dụng đất theo hợp đồng ‘khoán hộ’ trong vòng 30 năm.
‘Lợi ích chung’
Theo pháp luật hiện hành thì Nhà nước có thể thu hồi đất do hợp tác xã sở hữu với lý do “vì lợi ích chung” và sau đó giao đất cho các dự án bất động sản hay công nghiệp.
Trong những năm qua, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đã lấy đất của nông dân với giá bồi thường rẻ mạt rồi bán cho các công ty xây dựng các khu công nghiệp hay bất động sản để xây dựng nhà ở cho các lao động nông thôn đổ về các thành thị giữa cơn lốc đô thị hóa nhanh chóng của Trung Quốc.
Hơn nữa, nông dân hầu như không hưởng được gì trong lợi nhuận từ đất đai của họ sau khi thu hồi và chuyển nhượng cho người khác. Điều này đã làm bất mãn và khiếu kiện gia tăng.
Cách đây một năm, Ô Khảm, một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Đông, đã trở thành tâm điểm của truyền thông quốc tế khi dân làng đã biểu tình phản đối chính quyền ba lần trong bốn tháng với cáo buộc đất của họ bị tịch thu một cách phi pháp và các quan chức địa phương tham nhũng cũng như vi phạm các nguyên tắc bầu cử và tài chính.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Từ Hiểu Kinh, giám đốc Vụ nghiên cứu kinh tế nông thôn trực thuộc Trung tâm nghiên cứu phát triển, một cơ quan nghiên cứu chiến lược của Quốc vụ viện Trung Quốc, nhận xét rằng lợi nhuận từ việc thu hồi đất gần như không đến được với nông dân.
Ông cho rằng chế độ bồi thường cho nông dân hiện nay quá thấp.
‘Bị ra rìa’
“Trên thực tế, các nông dân mất đất bị đẩy ra rìa quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước một cách bất công,” ông này nói.
Ở nhiều nơi, nông dân được bồi thường chỉ có 450.000 nhân dân tệ, tương đương với khoảng 75.000 Mỹ kim cho mỗi hectare trong khi chính quyền có thể thu được tới hàng triệu tệ khi họ đem hectare đất đó ra đấu giá.
Bà Dương Vũ Doanh, một nông dân ở ngoại ô Hợp Phì, thủ phủ tỉnh An Huy, đã từng là nạn nhân của sự thu hồi đất một cách bất công này, Tân Hoa Xã cho biết.
Bà được chính quyền địa phương bồi thường chưa tới một triệu tệ cùng với một căn hộ rộng 90 mét vuông.
“Số tiền bồi thường nghe có vẻ lớn, nhưng chúng tôi đã mất đất mà còn không được đối xử như dân thành phố trong các vấn đề việc làm, chăm sóc y tế và giáo dục,” bà than phiền.
“Không có gì đảm bảo cho cuộc sống của chúng tôi cả. Con tôi còn phải đóng thêm tiền khi đi học ở thành phố,” bà nói thêm.
Quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã đẩy hơn phân nửa trong tổng số 1,3 tỷ dân ở nước này đến các thành thị. Bà Dương chỉ là một trong số rất nhiều nông dân không được bồi thường thỏa đáng, nuôi dưỡng mầm mống bất ổn ở Trung Quốc.
Đại hội Đảng TQ dường như đang xem xét lại chế độ thu hồi đất vốn bị chỉ trích là bất công và gây thiệt thòi cho nông dân.
Hàng giả tràn ngập Chính phủ MỹRất nhiều các sản phẩm, linh kiện công nghệ đang được Chính phủ Mỹ sử dụng là hàng giả - hàng kém chất lượng.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, lượng hàng được các nhãn hiệu “nguy cơ cao” này cung cấp cho Chính phủ Mỹ tăng đến 63%. Con số trên được hãng tư vấn quản lý chuỗi cung ứng HIS công bố theo nghiên cứu mới nhất.
Vào tháng 9/2010, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa của Mỹ phát hiện bộ nhớ trong một tên lửa là hàng giả. Chi phí sửa chữa lên đến 2,7 triệu USD. Nếu quả tên lửa trên được đưa vào sử dụng trước khi sửa chữa thì khả năng thất bại là rất cao, người phát ngôn của cơ quan này cho hay.
Vào tháng 2/2008, FBI công bố cơ quan này vừa thu giữ lượng thiết bị mạng làm giả bộ định tuyến Cisco có giá trị lên đến 76 triệu USD.
FBI cho hay các thiết bị hàng giả này có thể bị tin tặc Trung Quốc lợi dụng để thâm nhập vào mạng lưới máy tính của Chính phủ Mỹ. Rất nhiều các cơ quan của chính phủ Mỹ mua bộ định tuyến từ một nhà cung cấp được ủy quyền từ Cisco nhưng nhà cung cấp này lại mua bộ định tuyến từ các nhà cung cấp Trung Quốc
Một vi xử lý giả được cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện. |
.Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung cấp lớn cho các sản phẩm hàng giả và hàng nhái cho thị trường Mỹ. Năm 2011, trong lượng hàng giả hàng nhái mà cơ quan Quan thuế và Biên phòng Mỹ phát hiện thì có đến 62% trong số này xuất phát từ Trung Quốc. Tổng giá trị của số lượng hàng giả hàng nhái này lên tới 178 triệu USD.
Những nỗ lực phòng chống hàng giả
“Các bộ phận hàng giả đang làm tăng nguy cơ xuất hiện lỗ hổng bảo mật đối với an ninh quốc gia cũng như độ tin cậy của hệ thống vũ khí và sự an toàn của các quân nhân trong quân đội Mỹ”, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa John McCain tuyên bố nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với luật chống hàng giả.
Hiện nay, Mỹ có sẵn bộ luật và hệ thống để bảo vệ các chuỗi cung ứng cho chính phủ. Cơ quan Dịch vụ chung của Chính phủ Mỹ có sẵn hệ thống cơ sở dữ liệu về hơn 90.000 nhà cung cấp có nguy cơ cao mà các cơ quan chính phủ cần phải kiểm tra trước khi đặt hàng.
Tuy nhiên, vấn đề là làm sao để các nhân viên làm theo các đạo luật chống hàng giả.
“Các quy định và các nhà sản xuất đã không bám sát nhau” - ông Rory King- giám đốc quản lý cung ứng của tập đoàn HIS cho hay - “để cải thiện tình trạng này, chính phủ cần các chương trình tập huấn tốt hơn”.
“Sẽ rất nguy hiểm nếu như hệ thống vũ khí của quân đội hoặc thiết bị trong ngành hàng không vũ trụ gặp trục trặc do sử dụng hàng nhái hoặc hàng kém chất lượng”, ông Rory King nhận xét.
Hiện tại, đã có một số cơ quan chính phủ Mỹ đang bắt đầu cảnh giác với hàng nhái và hàng kém chất lượng.
NASA được coi là một trong những cơ quan đi đầu trong công cuộc phòng chống mặt hàng này.
NASA đã thực hiện một cuộc xem xét lại toàn bộ các nhà cung cấp của mình và đưa ra hệ thống chấm điểm giúp những nhân viên dễ dàng chọn những nhà cung cấp uy tín.
Cơ quan này cũng đòi hỏi các nhà cung cấp phải có giấy chứng minh từ các chính phủ cũng như giấy ủy quyền từ các tập đoàn. Những tài liệu này phải được cập nhập 3 năm 1 lần. Không những vậy, mọi sản phẩm đưa đến NASA đều được kiểm tra nghiêm ngặt.
Hàng giả hàng kém chất lượng không chỉ đe dọa các cơ quan chính phủ Mỹ. Người dân cũng phải đang đối mặt với nạn hàng giả khi hàng điện tử gia dụng đang đứng đầu trong danh sách hàng giả, theo Cục An ninh nội địa Mỹ.
Các mặt hàng điện tử dễ bị làm giả bao gồm các thiết bị không dây, máy tính và cả xe máy với các triệu chứng như các lỗi bất thường liên quan đến nhiệt độ hoặc khó khởi động.
Những nhà cung cấp bị dán nhãn “nguy cơ cao” khi dính líu đến các sản phẩm hàng giả, đường dây hàng nhái hay các hành vi trái phép khác. Trong năm 2011, 9.539 doanh nghiệp trong danh sách cấm đã bị phát hiện bán công nghệ cho chính phủ, 10% trong số này dính líu đến các linh kiện và trang bị giả mạo. “Hành vi làm hàng giả ngày càng tinh vi. Ngay khi chúng ta tìm ra cách mới để kiểm tra chất lượng và xuất xứ hàng hóa, những công ty làm hàng giả cũng tìm ra cách để lách luật,” ông Vivek Kamath nguyên cựu giám đốc phụ trách chuỗi cung ứng tập đoàn Raytheon cho hay. Theo khảo sát của HIS, số lượng hàng giả trôi nổi trên thị trường tăng gấp 4 lần từ năm 2009 đến năm 2011. |
>> Bí mật quốc gia VN là mục tiêu tấn công mạng
>> Trung Quốc bán chip máy tính rởm cho CNQP Mỹ
>> Apple lại bị nghi hoạt động gián điệp
>> Hàng giả TQ len vào hệ thống vũ khí Mỹ
>> Lầu Năm Góc ngừng cấp điện thoại Blackberry cho nhân viên
Lê Hương (theo CNN)
At War Blog: Did Vietnam Change the Way We Welcome Veterans Home?
NYT-- Today's generation of veterans return home to perhaps the most pro-veteran environment in decades - a marked difference from the reception Vietnam vets received decades ago.
- Tranh chấp biển đảo Trung Quốc – Nhật Bản: Nguy cơ chuyển từ võ mồm sang … võ khí! (Petrotimes).
- Philippines chi 12,6 tỷ USD mua vũ khí Canada (TP).
- Trung – Mỹ tranh giành quyền lực gay gắt ở Đông Nam Á (PL&XH).
- Máy bay TQ lại luyện cất-hạ cánh trên tàu sân bay (TTXVN).
- Nhìn lại cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly 600 năm trước (NĐT). – Hồ Quý Ly củng cố quyền lực thế nào? (KT).
- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Ngày hội Đoàn kết toàn dân tộc tại TP Hồ Chí Minh (QĐND). – Tổng Bí thư thăm và làm việc tại tỉnh Nam Định (VOV).
-
- Phạt xe không chính chủ: CSGT Hà Nội hiểu sai nghị định? (KT). – Ngày đầu “phạt theo NĐ 71″: Nhiều người bỡ ngỡ về quy định mới (CAND). – Việt Nam trong tuần: Phạt nặng đi xe không chính chủ. – Xử phạt xe không chính chủ: Làm sao để bớt khó cho dân? (VOV). – Phạt xe không chính chủ: không thực tế, dễ tiêu cực (TT). –Cục trưởng Cục CSGT:‘Nếu không sang tên xe chỉ có đắp chiếu’ (PN Today). – Hướng dẫn thủ tục ‘sang tên đổi chủ’ xe (Petrotimes).
- Nhiên liệu chứa “thành phần lạ” liên quan đến cháy xe (DT).
-Quốc hội không thể mũ ni che tai được mãi
Nhà văn Võ Thị Hảo
Gửi cho BBC từ Hà Nội
Quốc hội khóa 13 đang nhóm họp và đi được ba phần tư thời lượng của kỳ họp thứ tư, trong bối cảnh ở ngay Thủ đô Hà Nội, nơi các vị dân biểu đang ngồi bàn chính sách, xây sửa luật, hàng ngày vẫn đổ tới hàng dòng người khiếu nại mà trong đó có nhiều dân oan trong cả nước tới để biểu tình.
Nhân dịp này, tôi xin thẳng thắn góp ý với các vị dân biểu đang ngồi trong Quốc hội và cơ quan quyền lực mang tiếng là của dân, do dân, vì dân này rằng đã tới lúc các vị không thể mũ ni che tai được nữa, mà hãy lên tiếng về chuyện dân oan bị ngược đãi ra sao và tìm phương cách giải quyết tận gốc khiếu nại của họ cũng như nạn bạo hành chống họ.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Cuộc tự thiêu của người mẹ ấy, cũng như những cuộc tự thiêu trước đó, cùng bao nhiêu cái chết tức tưởi của dân oan dường như không mảy may động tâm các nhà chức trách. Ngày 24/9/2012, tòa án NDTPHCM đã tuyên cô con gái vô tội của bà một bản án nặng nề tới 10 năm tù và 5 năm quản chế khiến cho thêm một lần nữa, dư luận phải rùng mình lên tiếng.
‘Bắt cóc, xử lén, truy bức?’
"Bắt người như bắt cóc, xử người như xử lén, mở chiến dịch bôi nhọ, hãm hại họ và truy bức ngay cả gia đình nạn nhân bị oan ức.... điều đó hoàn toàn trái với Hiến pháp Việt Nam"
Võ Thị Hảo
Cộng đồng quốc tế đã nhiều lần lên tiếng phản đối hiện trạng trên và những bản án tàn nhẫn đối với những người dám nói lên sự thật và chính kiến như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Cù Huy Hà Vũ, Đoàn Văn Vươn, giáo dân Thái Hà, giáo dân Cồn Dầu, dân oan Văn Giang… Gần đây, cộng đồng lại phản đối mạnh mẽ việc những bản oan án đối với nhà báo Hoàng Khương, các blogers Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Anh Ba Sài Gòn, hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình và Việt Khang, rồi việc “lén” bắt nữ sinh viên Phương Uyên và nhiều người dân oan khác.
Ông Phil Robertson- phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức nhân quyền thế giới đã phát biểu: “…Rõ ràng đây là điều kinh khủng. Nó đi ngược lại trách nhiệm của chính phủ vể quyền con người trong đó có quyền tự do ngôn luận. Nó chỉ rõ là Việt Nam không thực hiện những cam kết về quyền con người theo tiêu chuẩn quốc tế…” Quan chức lãnh đạo thuộc Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy trong cuộc họp báo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội hôm 31/10/2012 nhấn mạnh rằng chính quyền Hà Nội nhất thiết phải tái xác nhận những cam kết cải cách bao gồm các lĩnh vực như quản lý công quyền, pháp quyền, và nhân quyền. Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội lại thêm một lần đề nghị Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận của công dân và kêu gọi Việt Nam phải tuân thủ các nghĩa vụ với quốc tế, trả lại tự do cho các tù nhân lương tâm…
Hiệu ứng dội ngược của đàn áp
Tác giả nêu bài học quá khứ để cảnh báo về nạn bạo hành của chính quyền với dân hiện nay
Lịch sử thế giới cũng như lịch sử VN đã minh chứng rằng bất kỳ chính thể nào lạm dụng bộ máy đàn áp, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân, cũng đều tạo hiệu ứng “tức nước vỡ bờ”.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những triều vua tàn bạo. Vua Lê Long Đĩnh giết anh giành ngôi, hiếu sát đến bệnh hoạn, róc mía trên đầu sư cho đổ máu mà vỗ tay cười khoái trá, ông ta chỉ trị vì được năm rồi mất ngôi. Triều nhà Nguyễn như các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức luôn dùng các hình phạt tàn bạo hòng giữ ngôi vị. Các vị càng nghiên cứu lịch sử nước nhà, sẽ càng thấy vận mệnh của người dân Việt trải qua bao đời cai trị trước nay thật khốn khổ không lời nào tả xiết. Nhưng có một kết cục không thể tránh khỏi, là bất cứ sự bạo tàn nào cũng tạo ra phản ứng dội ngược, chỉ càng buộc những người dân bị truy bức cùng đường phải cảm tử đứng lên bảo vệ quyền sống của mình.
"Hiện nay tình hình trong nước rối loạn… quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước"
Nguyễn Trường Tộ
“Hiện nay tình hình trong nước rối loạn… quan tham lại nhũng xưng hùng xưng bá tác phúc tác oai, áp bức tàn nhẫn kẻ cô thế, bòn rút mỡ dân, đục khoét tủy nước, việc đó đã đã xảy ra lâu rồi… Đối ngoại thì không có cách nào để động đến một mảy may lông của quân Pháp mà cũng chẳng thuyết phục được ai giải vây cho, lại đi tàn sát nhân dân mình, giận cá chém thớt. Khiến cho dân bị cái hại “cháy nhà vạ lây”. Thật đúng như câu nói : “đào ao đuổi cá”, “nối giáo cho giặc.”
Vua Tự Đức đã đủ tỉnh táo để không bỏ tù hoặc giết chết Nguyễn Trường Tộ vì lời nói thẳng, hẳn rằng ông còn nghĩ đến cái liêm sỉ của kẻ chăn dân. Chỉ tiếc rằng ông không đủ sáng suốt để làm theo kế sách cải cách của Nguyễn Trường Tộ nên trong thời ông trị vì đã đã có tới hơn bốn mươi cuộc khởi nghĩa, dẫn đến kết cục mất nước.
Đại biểu phải trung thành với Hiến pháp
Theo quy định tại điều 83 và 84 – chương V về Quyền lực và trách nhiệm của Quốc hộiQH): “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”; “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao”. Luật bầu cử Quốc hội cũng quy định đại biểu QH phải trung thành với Hiến pháp. QH khóa XIII hiện nay có tới khoảng 500 đại biểu- một lực lượng rất đông đảo.
Các vụ cưỡng chế đất sai trái và bạo lực gây ra nhiều khiếu nại và ức chế đối với người dân
Tất cả những hành vi bắt bắt bớ, giam cầm, truy bức, xử án và kết tội oan không những trái Hiến pháp và pháp luật mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự của những người có trách nhiệm và của chính thể này.
Không những thế, dư luận càng thắc mắc về vô số những lá thư, những đơn kêu cứu, thế nhưng kiến nghị khẩn thiết và đầy trách nhiệm lên nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức, hầu hết đều không được trả lời.
Mặc dù trước tình trạng “im lặng đáng sợ”, thậm chí bị bôi nhọ, bị đe dọa, thiệt hại cho quyền lợi bản thân, thậm chí nhiều trí thức, nhân sỹ, quần chúng tham gia các cuộc biểu tình như chống Trung Quốc đe dọa chủ quyền, đòi bảo vệ Biển Đảo, phản đối hàng hóa độc hại của Trung Quốc… còn bị đông đảo kẻ núp bóng côn đồ đến hành hung, dọa nạt, nhưng điều đáng mừng là ngày càng nhiều người dân, đặc biệt là những trí thức trung thực bày tỏ chính kiến về hiện trạng trên. Điều đó chứng tỏ người VN không phải ai cũng “bán” linh hồn.
Hãy thực thi trách nhiệm trước dân oan
"Khi họ đòi quyền được giải oan, đòi quyền được sống như một con người, chúng ta phải cảm ơn họ, vì họ đang thực thi bổn phận của công dân và của một người yêu nước"
Võ Thị Hảo
Và ngày 31/10/2012, Luật sư Hà Huy Sơn, mặc dù đã phải chịu rất nhiều sức ép khi ông đã dũng cảm đứng ra làm luật sư bào chữa cho những người vô tội trong nhiều phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, nhưng vẫn có văn bản kiến nghị QH đề nghị sửa đổi bổ sung điều 284 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Ngày 4/11 năm 2012, Luật sư Ngô Ngọc Trai- Đoàn luật sư Nam Định, đã gửi đơn kiến nghị lên Chủ tịch nước, QH, Bộ trưởng công an, thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp, các luật sư Việt Nam và các cơ quan báo chí, khẩn thiết đề nghị chấn chỉnh hoạt động lạm dụng bắt giam và hỏi cung của cơ quan điều tra để tránh oan sai cho người dân, tránh bức cung và nhục hình…
Trên đây là những kiến nghị hoàn toàn chính đáng, giúp giảm thiểu tình trạng dân oan. Nếu QH và những có trách nhiệm biết lắng nghe và sửa đổi, sẽ cải thiện được tình hình.
Các quan chức lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều là đại biểu quốc hội
Kêu oan ở dưới cơ quan công quyền nhiều khi cũng bị đối xử như tội nhân. Vì kêu oan là nói thật. Là phơi bày một sự thật mà những kẻ có quyền lực và tiền bạc đã gây oan cho họ muốn ém nhẹm bằng mọi giá, kể cả những thủ đoạn tàn nhẫn nhất.
Thưa các vị dân biểu, người dân đã đang chịu đói khát, gối đất nằm sương, bị xua đuổi trước nhiều trụ sở tiếp dân. Họ biết mình có thể bị đánh đập, bị tù đày, có thể cả cái chết, thậm chí họ có tự thiêu trước trụ sở vì oan ức thì có lẽ cũng chẳng ai động lòng. Nhưng họ vẫn giương cao lá cờ từng thấm máu của họ và đồng bào họ để dựng lên chính thể này. Khi họ đòi quyền được giải oan, đòi quyền được sống như một con người, chúng ta phải cảm ơn họ, vì họ đang thực thi bổn phận của công dân và của một người yêu nước và các vị, những người mang tiếng là của họ, vì họ, do họ, cũng phải thực thi phận sự tối thiểu của mình.
Hãy làm phận sự tối thiểu của các vị đi. /.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, nhà văn, nhà báo đang sinh sống tại Hà Nội.