Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”!; 15% dân số VN có vấn đề tâm thần?

-Tôi đi chỉ một con đường: Quyền lợi của nông dân Bauxite Việt Nam
Chỉ chọn một con đường vì quyền lợi của nông dân và quyết đi cho trọn con đường ấy, ông Hoàng Kim, một cộng tác viên hiếm hoi của BVN đang ngày ngày lăn lộn giữa vùng Đồng Tháp với nông dân Nam Bộ, là tấm gương cho bao nhiêu người noi theo, và cũng là hình ảnh để bao nhiêu người phải xấu hổ cúi mặt khi nghĩ lại gốc gác xa xưa của họ.
Chúng ta ai mà chẳng từ nơi bùn lầy nước đọng đó ra đi? Ai mà chẳng mang trong lòng một ý nguyện đẹp đẽ: “giải phóng nông dân”, đưa hạnh phúc về tận nơi thôn cùng xóm vắng?
Nhưng ngày nay, từ Nam đến Bắc bao nhiêu nông dân đang kêu cứu; bao nhiêu thanh niên trai tráng bỏ quê quán ra thành thị kiếm việc làm; bao nhiêu phụ nữ nông thôn phải rời chồng lìa con sang nước ngoài bán sức lao động và bán cả chút trinh tiết còn lại để kiếm đồng tiền về cứu gia đình; bao nhiêu dân oan đội đơn kéo nhau đoàn lũ đến ăn chực nằm chờ tại các cơ quan công quyền hàng tháng hàng năm?

Không chỉ vì nông dân đã và đang bị cướp mất đất đai nhà cửa. Phải nói đó còn là vì vô khối chính sách không thấu tình đạt lý luôn luôn giáng lên cuộc sống muôn phần cơ cực của họ – các thứ chính sách được nặn ra bởi những con người mà có lẽ sâu trong trái tim, phần tình làng nghĩa xóm hoạn nạn có nhau thuở nào cơ hồ đã cạn, chỉ còn lại một đầu óc lạnh lùng với đủ thứ tính toán lợi ích xâu xé, nó khiến cho các chính sách kia dù có nhân danh “của dân do dân vì dân” bao nhiêu đi nữa thì trớ trêu thay, vẫn cứ đối nghịch với quyền lợi người dân.
Bauxite Việt Nam
 Nhận được Email của Nhà văn Nguyễn Quang Lập và đọc bài của anh viết, tôi thấy, cần phải nói rõ mục đích của những bài viết về nông nghiệp của mình cho mọi người hiểu, vì sợ rằng sẽ có những ngộ nhận về những mục đích mà tôi phản ánh.
Hoàng Kim tôi là một nông dân đang làm lúa, do người nông dân không quen phát biểu nên tôi cố gắng nói lên tiếng nói của nông dân, tôi cố gắng đòi hỏi quyền lợi cho nông dân, và chỉ đơn thuần về quyền lợi, và cố gắng giới hạn chỉ nói về mặt quyền lợi.
 Tôi cố gắng trình bày thực trạng đời sống và sản xuất của nông dân một cách trung thực cho mọi người biết, và cho mọi người biết mong ước của nông dân.
Tôi cố gắng trình bày sự thực như là nó vốn có, một cách cụ thể, rõ ràng và dễ dàng kiểm chứng, để rồi từ đó rút ra những kết luận liên quan đến quyền lợi của nông dân.
Tôi cố gắng để những bài viết của tôi là bài phản biện, chứ không phải đả kích hay bôi xấu.
Thế nhưng, có những vấn đề tôi nêu ra chỉ vì quyền lợi của nông dân nhưng rất dễ lầm với mục đích chính trị, đó là vấn đề quyền tư hữu ruộng đất và Hội Nông dân.
Vì quyền lợi, tôi không nói quốc hữu hoá ruộng đất trong Chủ nghĩa xã hội là sai lầm, mà tôi chỉ nói trong kinh tế thị trường có định hướng, khi mọi giai cấp khác điều có quyền tư hữu về tư liệu sản xuất mà nông dân không có quyền tư hữu về tư liệu sản xuất là ruộng đất sẽ không công bằng đối với nông dân, vì mọi giai cấp khác điều có thể làm giàu nhờ quyền tư hữu tư liệu sản xuất còn nông dân thì không.
Vì quyền lợi, tôi không phản đối Hội Nông dân là của Nhà nước trong Chủ nghĩa xã hội, nhưng trong kinh tế thị trường định hướng có nhóm lợi ích, nông dân phải có Hội Nông dân để bảo vệ quyền lợi của mình trước các nhóm lợi ích và để phản ánh tâm tư nguyện vọng của mình lên Đảng và Nhà nước.
Tôi phản ảnh đúng hay sai xin mọi người phán xét, tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung những phản ảnh của mình và những lập luận mà tôi đưa ra, nhưng xin đừng mở rộng mục đích của những bài viết của tôi, về phía không phải là quyền lợi của nông dân.
Mong mọi người hãy nhìn những điều tôi viết dưới góc độ quyền lợi của nông dân.
***
Tôi viết báo vì một điều duy nhất: Quyền lợi của nông dân.
Là một nông dân:
Tôi vui niềm vui của nông dân,
Tôi buồn nỗi buồn của nông dân,
Tôi nói tiếng nói của nông dân.
Tôi muốn nông dân chúng tôi có được những chính sách hiệu quả để tăng thu nhập.
Tôi muốn Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của nông dân, có những chính sách vì quyền lợi của nông dân.
Và khi tôi thấy:
Tôi và những người nông dân mỗi ngày mỗi nghèo hơn.
Vì những điều tôi cho rằng gây hại đến quyền lợi nông dân
Tôi nói.
Có thể tiếng nói của tôi quê mùa thô kệch,
Có thể tiếng nói của tôi phiến diện, chủ quan,
Nhưng đó là tiếng nói của nông dân, tiếng nói của những người thấp cổ bé miệng trong kinh tế thị trường.
Đôi khi vì bức xúc tiếng nói của tôi giống như lời đả kích,
Đôi khi vì quyền lợi tiếng nói của tôi trở nên gay gắt, đôi co,
Đôi khi muốn lãnh đạo phải nghe nên tôi la lối om sòm.
Tất cả cách thức mà tôi dùng chỉ có cùng một mục đích: Quyền lợi của nông dân.
Vậy, khi đọc những bài tôi viết về nông nghiệp, xin hãy tham chiếu về phía quyền lợi của nông dân.
Xin hãy xem xét những điều tôi phản ánh, những lập luận của tôi dưới góc độ quyền lợi,
Xin đừng mở rộng suy diễn những lời tôi nói thành lạm bàn chính sự.
Tôi là một nông dân.
Tôi viết báo vì một điều duy nhất: Quyền lợi của nông dân.
Tôi chỉ có một con đường: Quyền lợi của nông dân.
H.K.
(Đồng Tháp)


Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

-http://cunom.blogspot.com/2012/11/tieng-noi-vo-van-cac-loai-cua-ke-co-hoi.html

-Đừng nhân danh những điều tốt đẹp để bần cùng hoá nông dân
Bắt nông dân  là những nguời nghèo nhất nước – hy sinh quyền lợi của mình cho những mục đích dù được cho là cao đẹp, cũng tương đương với việc bần cùng hoá nông dân.
Việ tNam chưa tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một thực tế mà Đảng và Nhà nước phải lấy làm căn bản trong lý luận của mọi chính sách liên quan đến nông dân.
Thời kỳ quá độ nằm ở kinh tế thị trường có định hướng không biết mất bao lâu, vậy mà, Đảng và Nhà nước đã ngộ nhận một cách tai hại, khi buộc nông dân khoác lên chiếc áo chủ nghĩa xã hội.
Điều này, dẫn đến việc nông dân đang đau khổ, lầm than vì Đảng và Chính phủ luôn nhân danh những điều tốt đẹp như: chủ nghĩa xã hội; công nghiệp hoá, thành thị hoá; chống lạm phát; an ninh lương thực; ổn định chính trị… để đưa ra những chính sách làm cho nông dân càng ngày càng bị bần cùng.
1) Đừng nhân danh chủ nghĩa xã hội để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.

 Vấn đề này tôi đã nói rất rõ trong bài: “ Đừng bắt nông dân gánh “chủ nghĩa xã hội treo”!”.
Chủ nghĩa xã hội chưa đến, Việt Nam vẫn còn nằm ở kinh tế thị trường có định hướng, trong nền kinh tế thị trường có định hướng này mọi giai cấp khác đều được quyền tư hữu về tư liệu sản xuất, cho nên không được phép nhân danh chủ nghĩa xã hội mà tước đoạt quyền sở hữu tư liệu sản xuất của nông dân, bằng cách quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân, làm như vậy là đối xử bất công với nông dân.
Cán bộ, đảng viên của Đảng thẳng tay “thu hồi” ruộng đất nông dân một cách bất chính là nhờ vào qui định: ““Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” mà thực chất là: “Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng đại diện sở hữu”, nông dân bất lực không bảo vệ được ruộng đất của mình trước cường quyền chính là do: “Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng đại diện sở hữu”.
Nếu dự án treo làm khổ nông dân một, thì “Chủ nghĩa xã hội treo” làm khổ nông dân gấp trăm, ngàn lần. Nếu dự án treo làm mất lòng tin của nông dân vào Đảng và Nhà nước một, thì “Chủ nghĩa xã hội treo” làm mất lòng tin của nông dân gấp trăm, ngàn lần, không những mất lòng tin mà còn đẩy nông dân vào thế đối kháng với Đảng khi trở thành dân oan khiếu kiện dài ngày.
Chỉ tính từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời tới nay, đã có 500.000 nông dân bị cán bộ, đảng viên của Đảng thu hồi bất chính ruộng đất của họ.
Nay, Đảng sửa chữa Luật Đất đai nhưng không sửa cái gốc là trả ruộng đất lại cho nông dân, thì Đảng có dám khẳng định Luật Đất đai sửa đổi sẽ diệt được “liên minh ma quỷ” không? Đảng có dám khẳng định không còn dân oan không?
Về việc sửa chữa cái ngọn cũng chẳng có gì khả quan: “Dự thảo Luật còn phát triển cao hơn hướng tăng cường quyền lực của Nhà nước mà chưa hướng thêm tới quyền và lợi ích của người sử dụng đất, chưa thể hiện toàn diện về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Cách tiếp cận này không những không làm giảm nguy cơ tham nhũng và khiếu kiện của dân về đất đai mà còn có khả năng tăng cao hơn sau khi thực thi Luật này trên thực tế”.Giáo Sư Đặng Hùng Võ, Cựu Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, phát biểu trên VietNamnet.
Không chấm dứt được “liên minh ma quỉ” giữa cán bộ, đảng viên ăn hối lộ và chủ dự án, không chấm dứt được bất công cho nông dân, không chấm dứt được dân oan, thì Luật Đất đai sửa để làm gì?
Để nông dân nghe bùi tai an tâm tiếp tục chịu đựng bất công chăng?
2) Đừng nhân danh công nghiệp hoá, thành thị hoá, an ninh quốc phòng để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân.
Sợ rằng khi có quyền sở hữu ruộng đất nông dân không chịu giao đất để công nghiệp hoá và thành thị hoá, Đảng nhân danh công nghiệp hoá và thành thị hoá để tước đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, đây là một việc làm sai lầm.
Quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân, Đảng được tiện lợi trong việc lấy đất của nông dân để sử dụng, nhưng mặt trái của nó là tạo ra dân oan, tạo ra nông dân oán trách Đảng, đẩy nông dân vào thế đối kháng với Đảng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu nông dân được quyền sở hữu ruộng đất thì làm cách nào để nông dân giao đất cho công nghiệp hoá, thành thị hoá và an ninh quốc phòng?
Câu trả lời là: dù đất đai thuộc sở hữu của nông dân, việc công nghiệp hoá, thành thị hoá, và an ninh quốc phòng vẫn tiến triển thuận lợi.
Vì sao thuận lợi?
Chúng ta hãy nhìn gần ở Thái Lan và nhìn xa vào những quốc gia mà nông dân được quyền sở hữu ruộng đất ta thấy Thái Lan và những quốc gia này vẫn công nghiệp hoá và thành thị hoá dễ dàng, còn quốc phòng thì rất vững mạnh.
Điều khác nhau giữa Việt Nam và Thái Lan là: ở Thái Lan nhà đầu tư muốn có đất để công nghiệp hóa hoặc thành thị hoá thì phải thương lượng mua đất của nông dân, còn ở Việt Nam nhà đầu tư muốn có đất thì “liên minh ma quỉ” với những đảng viên ăn hối lộ,  những đảng viên sau khi ăn hối lộ thì thu hồi, cưỡng chế đất của nông dân đền bù với giá rẻ mạt để dâng cho nhà đầu tư.
Điều khác biệt giữa Việt Nam và Thái Lan khi công nghiệp hoá và thành thị hoá là: Việt Nam chỉ trong 10 năm có 500.000 nông dân bị lấy đất một cách bất chính, biến thành dân oan đi khiếu kiện khắp nơi, còn ở Thái Lan không hề có dân oan.
Khi đất đai thuộc sở hữu của nông dân, nhà đầu tư muốn có đất phải thương lượng để mua lại của nông dân. Để mua đủ số lượng đất mình muốn nằm liền kề với nhau, nhà đầu tư phải đưa ra mức giá đủ cao, mức giá mà nông dân không thể từ chối (chứ nhà đầu tư  không thể thành lập “liên minh ma quỉ” với đảng viên ăn hối lộ để thu hồi đất của nông dân, rồi đền bù giá rẻ mạt như đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước hiện nay), khi nông dân đồng ý bán đất thì nông dân sẽ không bao giờ đi khiếu kiện để trở thành dân oan.
Trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân, để cho các nhà đầu tư phải tự thoả thuận giá mua bán đất với nông dân, một việc làm hết sức công bằng với nông dân tại sao Đảng và Nhà nước không làm? Tại sao Đảng và Nhà nước lại thu hồi, cưỡng chế đất của nông dân đền bù giá rẻ để dâng cho  nhà đầu tư, khiến cho nông dân biến thành dân oan, khiến cho cán bộ, đảng viên trở thành kẻ ăn hối lộ?
Trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân, thì các công trình phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng đền bù giá nào? Thì vẫn phải đền bù theo giá thương lượng, cả xã hội thụ hưởng thì cã xã hội trả tiền mua đất,  dù mua giá cao nhưng mỗi người mỗi ít, chứ sao lại bắt từng nông dân cụ thể phải hy sinh giao đất giá rẻ cho xã hội, khiến cho những gia đình nông dân cụ thể này phải bị bần cùng.
3) Đừng nhân danh chống lạm phát và an ninh lương thực để khống chế giá lúa gạo của nông dân.
Năm 2008 khi giá gạo thế giới tăng cao, giá bán gạo của Việt Nam lên đến 935 đô la Mỹ / tấn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vội vã ký lệnh ngừng bán gạo để chống lạm phát, để đảm bảo an ninh lương thực. Để rồi… Sau đó… gạo không bán giá 935 đô la Mỹ / tấn mà được bán với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn mà không có người mua, nông dân mất trên 535 đô la Mỹ / tấn gạo.
“Việc tạm ngừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo hồi tháng 3 vừa qua nhằm đảm bảo an ninh lương thực, kiềm chế lạm phát cũng như tính toán sản xuất giao hàng đủ theo hợp đồng đã ký trước”.  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trên VietNamNet ngày 7/11/2008.
“Chủ trương này đã được tính toán, cân đối lợi ích chung của quốc gia, của nông dân, nhằm đảm bảo an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh lạm phát cao”. Ông Thủ Tướng cho biết tiếp:
Gạo giá 935 đô la Mỹ / tấn ông Thủ tướng không cho bán, mặc dù ông Thủ Tướng biết sắp có mấy triệu tấn lúa vụ hè thu, để rồi, khi nông dân thu hoạch lúa hè thu, Chính phủ của Thủ Tướng tuyên bố không có khách hàng nên gạo từ lúa hè thu của nông dân chỉ bán được với giá dưới 400 đô la Mỹ / tấn, vậy mà ông Thủ tướng nói cân đối lợi ích của nông dân không biết là lợi ích gì?!
Nông dân è lưng gánh chống lạm phát, đảm bảo an ninh lương thực cho ông Thủ tướng thì có!!!
Năm 2008, nếu nông dân chúng tôi có chân trong Quốc hội, chúng tôi sẽ hỏi ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng các câu hỏi:
- Nông dân chúng tôi là những người nghèo nhất nước mà Ông Thủ tướng lấy 535 đô la Mỹ mỗi tấn gạo của chúng tôi, đảm bảo lợi ích quốc gia, để chống lạm phát, để đảm bảo an ninh lương thực, thì lương tâm ở đâu? Công bằng ở đâu? Đạo lý ở chỗ nào?
- Sao ông Thủ tướng không qua Thái Lan mà học tập Thủ tướng Thái Lan, xem làm cách nào mà Chính phủ Thái Lan vừa nâng cao giá mua lúa cho nông dân Thái Lan vừa chống lạm phát vừa bảo đảm an ninh lương thực?
4) Đừng nhân danh quyền lợi của nông dân mà mua lúa tạm trữ, để ăn cướp lợi nhuận của nông dân.
Mua lúa tạm trữ là công việc của Chính phủ, để cho VFA mua lúa tạm trữ thay Chính phủ  là một hành động vô trách nhiệm của Chính phủ đối với nông dân.
Về vấn đề cơ chế  mua lúa tạm trữ, tôi đã khẳng định đó là một cơ chế bất nhân, bất trí và bất lương. Bất nhân vì làm cho nông dân càng ngày càng nghèo, bất trí vì bán gạo với giá rẻ nhất thế giới, bất lương vì ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân.
Tôi đã phân tích về mua lúa tạm trữ ở các bài viết:
-        “Mua lúa, gạo tạm trữ để giữ giá cái con… khỉ khô, ăn cướp thì có”. Đăng trên Bauxite Việt Nam:http://www.boxitvn.net/bai/28472
-        “Hãy thay đổi cơ chế mua lúa tạm trữ bất lương”. Đăng trên bauxite Việt Nam:  http://www.boxitvn.net/bai/33960
Và đã đề nghị cơ chế xuất khẩu gạo cho nông dân Việt Namtrong bài viết:  “Cơ chế xuất khẩu gạo nào cho nông dân Việt Nam?”. Đăng trên Bauxite Việt Nam: http://boxitvn.wordpress.com/2010/09/30/c%C6%A1-ch%E1%BA%BF-xu%E1%BA%A5t-kh%E1%BA%A9u-g%E1%BA%A1o-no-cho-nng-dn-vi%E1%BB%87t-nam/
Năm 2012 này, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện cơ chế tạm trữ lúa gạo vì quyền lợi của nông dân, khi nâng giá mua lúa của nông dân tăng đến 50%.
Năm 2012 này, Chính phủ ViệtNamđã thực hiện cơ chế tạm trữ lúa gạo gây hại cho quyền lợi của nông dân, khi giảm giá mua lúa của nông dân đến 28,5% ( từ 7.000 đồng / kg xuống còn 5.000 đồng / kg).
Trước đây, chưa có chính sách mua lúa tạm trữ của Chính phủ Thái Lan cho nông dân Thái Lan, Chính phủ Việt Nam mặc sức nói hươu, nói vượn về mua lúa tạm trữ vì không có tiền lệ để so sánh.
Nay, nếu Chính phủ ViệtNamkhông thấy xấu hổ vì cách mua lúa tạm trữ vô trách nhiệm của mình, nông dân chúng tôi không còn gì để nói.
5) Đừng nhân danh an ninh lương thực để khống chế giá đền bù rẻ mạt cho nông dân.
Điều 106 Luật Đất đai cho phép nông dân có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hiện nay, đất nông nghiệp để trồng lúa có giá từ 50.000 đến 100.000 / m2. Thế nhưng, đất ở các huyện ngoại thành của các thành phố lớn nằm cạnh quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ dù đang làm lúa nhưng giá được tính bằng triệu đồng một mét vuông, người ta mua đất nằm cạnh quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ này là để làm nhà máy, làm kho bãi… tức là phải chuyển sang mục đích phi nông nghịêp.
Đất nằm cạnh quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ tự nó giá đã cao mà không cần nhờ gì đến quy hoạch của Nhà nước, nếu để mua bán tự do giữa nông dân và nhà đầu từ  thì sẽ hình thành giá thị trường loại đất này lên đến tiền triệu một mét vuông.
Vì thế, Chính phủ vội ban hành Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa”. Trong đó quy định nông dân chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất lúa cho người tiếp tục làm lúa, còn chuyển sang mục đích phi nông nghiệp phải trình lên đến Thủ tướng.
Như vậy,thực chất Nghị định số 42/2012/NĐ-CP được ban hành là để gây khó khăn cho những người muốn mua đất của nông dân với giá cao, nấp dưới chiêu bài an ninh lương thực, nhằm xoá bỏ thị trường đất giá cao.
Chúng ta hãy nhìn Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ở góc độ gây khó khăn cho nông dân bán đất giá cao, cộng với phát biểu của ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trên báo Tuổi trẻ rằng:
nhiều ý kiến tán thành việc định giá đất để bồi thường cho người sử dụng đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư, bồi bổ của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước vì phần này không do đầu tư của người sử dụng đất tạo ra. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi”.
Chúng ta sẽ thấy rằng: Đảng và Nhà nước đang quyết tâm đền bù rẻ mạt với giá đất nông nghiệp từ 50.000 – 100.000 đồng / m2 cho nông dân, bất chấp giá trị thật của đất vì nằm gần thành phố và quốc lộ.
Đền bù cho nông dân 50.000-100.000 đồng / m2, trong khi giá trị thực tính bằng triệu đồng một mét vuông, thì làm sao nông dân không biến thành dân oan? Làm sao đảng viên không tham nhũng?
Khi đất bị sạt lở, bị hư hỏng vì bất cứ lý do gì nông dân phải chịu, vậy khi đất tăng giá thì  giá trị gia tăng của đất phải thuộc quyền sử dụng đất của nông dân, nông dân phải được hưởng, đó mới là đạo lý.
6) Đừng nhân danh ổn định chính trị để chiếm Hội Nông dân của nông dân.
Về mặt lý thuyết, trong Chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản là Đảng của giai cấp nông dân, đại diện cho nông dân, lo hết mọi quyền lợi của nông dân, nhưng trong nền kinh tế thị trường có định hướng, tức là chưa có Chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản phải lo cho mọi thành phần kinh tế khác, nên không phải lúc nào cũng bảo về đuợc quyền lợi cho nông dân.
Vì thế, trong nền kinh tế thị trường nông dân cần có Hội Nông dân của mình để bảo vệ quyền lợi. Vậy mà, hiện nay, nhân danh Chủ nghĩa xã hội, nhân danh ổn định chính trị Đảng chiếm mất Hội Nông dân của nông dân.
Hội Nông dân của nông dân thì bảo vệ quyền lợi của nông dân, Hội Nông dân của Đảng thì bảo vệ quyền lợi cho Đảng mà chẳng cần quan tâm gì đến quyền lợi của nông dân.
Bằng chứng là hiện nay có 500.000 nông dân bị tước đoạt đất một cách bất công mà Hội Nông dân chưa bao giờ lên tiếng! Bằng chứng là hiện nay nông dân đang lầm than, rên xiết dưới sự mua bán độc quyền của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mà Hội Nông dân vẫn làm thinh như chẳng biết chẳng hay!
Chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội Đảng phải trả Hội Nông dân lại cho nông dân, để nông dân tự bảo vệ mình trước các nhóm lợi ích khác trong kinh tế thị trường.
7) Đừng dùng thuyết vị lợi mà gây hại cho nông dân.
Chúng ta hãy nghe câu: “Thiểu số phải phục tùng đa số”. Đây có thể được xem là câu nói đại diện tiêu biểu cho Thuyết Vị Lợi của Jeremy Bentham.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhân danh lợi ích quốc gia, nhân danh chống lạm phát cho xã hội, nhân danh an ninh lương thực cho xã hội, đã đưa ra chính sách cấm xuất khẩu gạo khi giá gạo cao gây hại cho nông dân, tức là Ông Thủ tướng áp dụng thuyết vị lợi khi hy sinh quyền lợi của nông dân vì lợi ích chung.
Đảng và Nhà nước nhân danh Chủ nghĩa xã hội, nhân danh công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành thị hoá cho cả nước, để chiếm quyền tư hữu ruộng đất của nông dân, chiếm Hội Nông dân của nông dân,  tức là Đảng và Nhà nước áp dụng thuyết vị lợi khi hy sinh quyền lợi của nông dân vì lợi ích chung.
Có điều, Đảng, Nhà nước và ông Thủ tướng quên rằng: Nông dân mới là số đông, cho nên, lợi ích lớn nhất cho số đông, là lợi ích của nông dân chứ không phải là lợi ích của xã hội – một xã hội không có nông dân –  vì thế muốn áp dụng Thuyết Vị Lợi phải căn cứ vào quyền lợi của nông dân, chứ không phải là của thiểu số các thành phần khác đuợc gọi là xã hội.
Tóm lại: Bắt nông dân  là những người nghèo nhất nước – hy sinh quyền lợi của mình cho những mục đích dù được cho là cao đẹp, cũng tương đương với việc thực hiện bần cùng hoá nông dân.
H.K.
(Đồng Tháp)
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


-– 15% dân số VN có vấn đề tâm thần? (BBC).

Nhiều trẻ vị thành niên ở Việt Nam bị rối loạn ứng xử
Thử sống ở Việt Nam xem, sẽ bị tâm thần trong bao lâu?!
15% dân số Việt Nam có vấn đề về tâm thần là thống kê của Bộ Y tế, được nêu ra trong hội thảo khoa học Việt-Pháp về tâm thần và tâm lý y học vừa diễn ra ở Sài Gòn.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, cho rằng có khoảng 12 triệu người Việt Nam (15% dân số) đang có vấn đề về rối loạn tâm thần, trong đó phần lớn là bệnh trầm cảm.
--Người mắc chứng trầm cảm dễ bị mất trí
-Người Việt cần biết gì về Phương Tây?
-Bình luận về chủ đề này, Chủ nhiệm bộ môn tâm lý y học khoa y Đại học Quốc gia TP. HCM Lê Thị Hồng Nhung nói với BBC, bệnh tâm thần ở Việt Nam có những đặc thù riêng do là nước đang phát triển, có những thay đổi nhanh về xã hội để theo kịp các nước phát triển.
Bác sỹ Nhung giải thích: “Con người càng ngày muốn hòa nhập với thế giới văn minh, thì ngược lại cũng sẽ có những cái mất đi...”
“...Sự quan tâm giữa người với người với nhau cũng ít đi, như cha mẹ với con cái, cha mẹ đi làm suốt ngày ít có thời gian quan tâm đến con, hoặc là khi môi trường làm việc nhiều, căng thẳng thì con người dễ bị stress hơn, dễ bị trầm cảm hơn, lo âu, mất ngủ nhiều hơn.

Trầm cảm 'kiểu Việt Nam'

Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê Thị Hồng Nhung phân tích, bệnh lý tâm thần ở Việt Nam có đa nguyên nhân và không khác gì với ở nước ngoài.
“Nhưng mà điều đặc biệt ở Việt Nam là do xã hội, môi trường cuộc sống trong gia đình thay đổi...
“...Vì phát triển nhanh nên là người Việt Nam tưởng theo kịp nhưng mà khi tưởng là theo kịp như vậy lại mắc các vấn đề về tâm lý tâm thần”.
"Khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con coi tivi suốt ngày, thì con trẻ nó không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói."
Thạc sỹ, bác sỹ tâm lý Lê thị Hồng Nhung

Khi lấy ví dụ so sánh, bác sỹ Nhung nói, bên Anh có trầm cảm theo mùa và người ta dễ tự tử vào mùa đông hơn, còn “Việt Nam không có vấn đề đó”.
“Trầm cảm ở Việt Nam là do thay đổi, do xã hội thay đổi, vì stress trong công việc, hay là stress trong gia đình, chẳng hạn như vợ chồng ly thân, rồi gây gổ vì kinh tế hay làm ăn...”
Ở Việt Nam hiện nay, số trẻ nhỏ ở lứa 2,3 tuổi bị chậm nói nhiều hơn trước, “có thể nguyên nhân là ba mẹ không có thời gian chơi với con, cho nên là con không học nói từ ba mẹ”.
“Còn đặc điểm của tuổi vị thành niên là hay bị rối loạn ứng xử,” theo bác sỹ Nhung.
Bác sỹ Nhung nhấn mạnh, ở Việt Nam hiện nay, khi người làm chăm con mà cha mẹ không để ý, nhiều khi cho trẻ con “coi tivi suốt ngày, thì con trẻ không được giao tiếp, nó dễ có những biểu hiện như tự kỷ hay chậm nói”.
Khi trẻ lớn thêm chút nữa, có thể xảy ra rối loạn tâm lý “sâu sắc” hơn, là “hình ảnh cha mẹ nó không còn, nghĩa là hình ảnh cha mẹ cũng chỉ như người làm thôi chứ không phải là cha mẹ,”
“Cho nên nó lẫn lộn cha mẹ nào là thật, cha mẹ nào là không thật, nó dễ bị những cái xáo trộn như vậy, dễ bị những bệnh lý tâm thần.”
“Hoặc là nhiều khi trẻ con nó học theo cách phát âm về ngôn ngữ các vùng miền của người làm thì nó tạo thành các rối loạn trong học tập, rối loạn về ngôn ngữ.”

Bệnh mất ngủ?


Nhiều người tưởng mình bị mất ngủ mà không biết mình bị bệnh trầm cảm

Theo nghiên cứu của tổ chức Sức khỏe thế giới WHO, trên thế giới hiện có 350 triệu người bị trầm cảm, trong số đó rất nhiều người không biết bị bệnh, một nửa số này chối bệnh và khoảng 10% không muốn điều trị.
Bà Lê Thị Hồng Nhung lý giải, thường mọi người đến khám là do mất ngủ. “Nhưng đằng sau cái mất ngủ đó là do lo âu và trầm cảm chứ không chỉ là mất ngủ đơn thuần.”
“Giữa bình thường và bất thường là ví dụ một tháng chỉ mất ngủ một đêm hoặc là vài ba tháng mới mất ngủ một đêm, thì lúc đó không ai đến khám hết”.
“Nhưng có những người mất ngủ gần như liên tục, hoặc là thức trắng cả đêm trong vòng mấy ngày thì cái đó chắc chắn có vấn đề”.
“Khi người ta mất ngủ thì người ta hay suy nghĩ vẩn vơ, và thường hay suy nghĩ theo hướng bi quan hơn hướng lạc quan, hoặc vì người ta suy nghĩ quá đến mức không ngủ được mà người ta không biết”.
“Hoặc là người ta buồn quá mà không biết. Người ta buồn, suy nghĩ mà không biết mình bị trầm cảm, mà chỉ nghĩ là bị mất ngủ thôi."
VietnamNet từng trích đăng báo cáo về thanh niên và người trưởng thành Việt Nam do giáo sư Micheal Dune, Đại học công nghệ Queensland rút ra sau 5 năm nghiên cứu tại Việt Nam, cứ 6 – 7 người được phỏng vấn thì một người cho rằng họ thấy buồn, thất vọng, khóc, ngủ không yên, không có giá trị với người khác.
15% dân số VN có vấn đề tâm thần? (BBC).
- Hà Nội: “Người phụ nữ ngày ngày đi kiện” trông đợi sự công tâm của tòa án (DT).  – Huyện Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên: Biến đất nhà thờ họ Đàm thành đất ở tư nhân.   – Sự thật nào cho “Bao Công”? (NCT).
- Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”! (BVN). “Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?”
- Hết sức tránh những khoản thu gây sốc (VNN). – Bất hợp lý xe đạp điện cũng phải gánh “thuế đường”.   – Thu phí sử dụng đường bộ thì phải bỏ phí xăng dầu  (NĐT).
- Siết nhập cư: Người Hà Nội đủ làm Hà Nội bẩn rồi (PN Today).  - Thư Hà Nội: Ở đây cái gì cũng sẵn (pro&contra).
- Căng kéo “miếng bánh” ngân sách (TT).   – Lương tối thiểu được tăng 100.000 đồng (BBC). – Bộ trưởng Huệ đã dùng sai một chữ: tăng (Đào Tuấn). – Tìm tiền tăng lương, các bộ trổ tài nói thật (PN Today). –Lương – “miếng bánh nhỏ phải chia công bằng” (DT). - Quốc hội, Chính phủ sẽ tiết kiệm chi để nâng lương, trợ cấp (DT). - Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2013 (Tin tức). - Quốc hội thảo luận về ngân sách Nhà nước và cải cách tiền lương (GD&TĐ).  - Đề xuất tăng 20% lương tối thiểu tại doanh nghiệp (VnEco).
- Ách tắc xây dựng nhà ở vì Nghị định 64/CP: “Bộ đã biết và đang lấy ý kiến để tháo gỡ” (SGTT).
- Chuyên gia, nhà kinh tế nói về các chỉ tiêu kinh tế – xã hội (CP). – Đừng nói không có cơ chế, hãy nói làm hay không (VNN).
-Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”!

 Bauxite Việt Nam 
Tại sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư và nguyện vọng của tất cả nông dân? Đây là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước phải trả lời công khai cho nông dân chúng tôi được biết: Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?

 Để lãnh đạo xã hội một cách anh minh, Đảng phải tạo sự công bằng cho mọi thành phần trong xã hội. Bắt nông dân như những con tốt một mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội, bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo” bằng cách chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, buộc nông dân ngày càng nghèo hơn trong khi mọi thành phần khác ngày càng giàu lên khi đất nước phát triển, là một chính sách bất công đối với người nông dân.
Đừng bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”
Đảng đã trả lại quyền tư hữu cho tất cả mọi thành phần kinh tế khác, thì tại sao lại tiếp tục quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân? Tại sao lại bắt nông dân phải một mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội?
Ở miền Nam, sau năm 1975, để tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng quốc hữu hoá mọi tư liệu sản xuất, Đảng và Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tư liệu sản xuất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt nên đất đai phải thuộc sở hữu Nhà nước.
Thế nhưng, sau đó, Đảng đã lùi một bước từ Chủ nghĩa xã hội về Chủ nghĩa xã hội có định hướng, chấp nhận kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, Đảng đã trả lại quyền tư hữu cho tất cả mọi thành phần kinh tế khác, thì tại sao lại tiếp tục quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân? Tại sao lại bắt nông dân phải một mình tiến lên Chủ nghĩa xã hội?
Trước đây, Đảng đưa cả nước tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nay, tất cả mọi thành phần, mọi giai cấp khác điều dừng lại chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội, Đảng đã trả quyền tư hữu lại cho mọi giai cấp khác, mà không trả lại quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân là Đảng đối xữ không công bằng với nông dân.
Quốc hữu hoá ruộng đất chỉ đúng khi đã tiến lên Chủ nghĩa xã hội, nay, chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội mà bắt nông dân phải hy sinh quyền lợi để tiến lên một mình, tức là bắt nông dân gánh “Chủ nghĩa xã hội treo”.

Đất đai thuộc sỡ hữu toàn dân hay sỡ hữu của Đảng?
Điều 5 khoản 1 qui định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.
Điều 5 khoản 2 mục c lại quy định Nhà nước có quyền thực hiện quyền định đoạt: “Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất”, với quy định này, Đảng và Nhà nước chính thức chiếm đoạt quyền sở hữu ruộng đất của nông dân, bằng cách quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân.
Chúng ta điều đã biết: “toàn dân” tức là không phải của ai cả, không của ai cả mà Nhà nước đại diện chủ sở hữu, Nhà nước lại có quyền thu hồi đất thì có nghĩa là đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước. Đảng bộ các cấp lãnh đạo chính quyền các cấp, thế nên, thực chất của Điều 5 khoản 1 nói cho đúng sẽ như sau:
“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng đại diện sở hữu”.


Nông dân có đồng ý cho Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở hữu ruộng đất của mình không?
Câu trả lời tất nhiên là không.
Đất đai là tài sản thiêng liêng của nông dân, không nông dân nào lại muốn Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở hữu của mình, để có thể bị thu hồi và bị cưỡng chế bất cứ lúc nào với giá đền bù rẻ mạt.
Nếu bây giờ, Đảng và Nhà nước thử trưng cầu nông dân ý về quyền sở hữu đất đai, tôi tin rằng 99,99% nông dân sẽ không đồng ý cho Đảng và Nhà nước chiếm quyền sở hữu ruộng đất của mình (không được 100% là do tôi trừ hao một số đảng viên có đất, nhưng vì tấm thẻ đảng nên buộc phải đồng ý với Đảng).
Cho nên, cần phải khẳng định rằng quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” mà thực chất là: “Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước do Đảng là đại diện sở hữu” là một quy định đi ngược lại tâm tư, nguyện vọng của tất cả nông dân.

Tại sao Đảng và Nhà nước đưa ra một quy định đi ngược lại tâm tư và nguyện vọng của tất cả nông dân?
Đây là câu hỏi mà Đảng và Nhà nước phải trả lời công khai cho nông dân chúng tôi được biết: Tại sao Đảng lại chiếm quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi, tại sao Đảng và Nhà nước quốc hữu hoá ruộng đất của nông dân chúng tôi?
Cần phải khẳng định: Thay đổi quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” hay không, không phải là công việc nội bộ của Đảng, mà liên quan đến quyền lợi của tất cả nông dân, mà là tâm tư, nguyện vọng của tất cả nông dân.

Vì thế, Đảng phải có nhiệm vụ giải thích cho tất cả nông dân biết, lợi ích to lớn nào của quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” khiến cho Đảng quyết tâm bám giữ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” – một quy định đi ngược lại nguyện vọng của nông dân.
Tốt nhất, Đảng hãy đưa những ông đảng viên nào quyết tâm nhất trong việc bám giữ quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” trong đại hội Đảng vừa rồi, đăng đàn giải thích rõ ràng lợi ích tuyệt đối của “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” so với  “đất đai thuộc sở hữu nông dân” cho nông dân chúng tôi được “sáng mắt sáng lòng”.
Tôi dám đảm bảo, các ông đảng viên cương quyết nhất này nếu không bị nông dân chúng tôi phản biện cho cứng họng, thì Đảng xử tội gì tôi cũng chịu.
Riêng Hoàng Kim tôi, nếu được tranh luận trực tiếp với đại diện của Đảng về quyền sở hữu ruộng đất, một mình tôi xin chấp một chục ông chuyên gia của Đảng.

“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước” tạo ra nửa triệu dân oan
“Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, kể từ khi luật đất đai năm 2003 bắt đầu có hiệu lực, đã có gần 1 triệu lượt đơn thư, khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai. Trong số này số lượng các vụ khiếu nại tố cáo đúng, hoặc có đúng có sai chiếm tỷ lệ gần 50%. Cũng có nghĩa là 10 năm qua, trong lĩnh vực đất đai đã có xấp xỉ gần 500.000 sai phạm của các cấp chính quyền.
Những con số thống kê cho thấy, luật đất đai 2003 đang tồn tại nhiều bất cập. Đó cũng chính là nguyên nhân của tình trạng lạm quyền và hoặc tham nhũng của cán bộ, thiệt thòi và bức xúc của nhân dân.
10 năm thực hiện luật đất đai 2003 cho thấy: Những công trình mà người dân mất đất chịu nhiều thiệt thòi nhất lại thường là những công trình do nhà nước đứng ra thu hồi đất. Có thực tế, đất đai mặc dù ở cùng một khu vực nhưng có thể được các địa phương định giá đền bù quá chênh lệch.
Bên cạnh đó, người dân trong cùng một địa phương, nhưng nếu nhà nước thu hồi đất thì giá đền bù có thể thấp hơn nhiều so với việc được chủ đầu tư tự thỏa thuận. Thậm chí trong cùng một dự án, ở cùng một địa phương, nhưng vẫn lại có thể có sự chênh lệch về giá đền bù khác nhau do sự khác biệt về thời điểm thu hồi đất và cách vận dụng văn bản quy phạm pháp luật” – Đài Truyền hình ViệtNam cho biết.
Trong vòng 10 năm bắt đầu phát triển, cán bộ đảng viên đã gây oan ức, đau khổ cho 500.000 gia đình nông dân, nếu tính mỗi gia đình nông dân có 4 người, thì có 2 triệu con người bị cán bộ, đảng viên đưa vào vòng oan ức, khiến cho 2 triệu con người đau khổ triền miên vì tài sản lớn duy nhất của mình bị tước đoạt bất chính là cả một tội ác.
10 năm tới con số sẽ là bao nhiêu triệu gia đình nông dân bị oan khuất?
Đất nước càng phát triển nông dân biến thành dân oan càng nhiều, đất nước càng phát triển, mọi thành phần khác điều giàu lên nhờ quyền tư hữu tư liệu sản xuất nên hớn hở vui tươi, chỉ có nông dân một mình than khóc vì mất đất do ruộng đất bị thu hồi, bị cưỡng chế là một nghịch lý vô đạo đức, đầy bất công với nông dân, sẽ đẩy nông dân vào thế đối kháng với Đảng và Nhà nước.

“Đất đai thuộc sở hữu Nhà nước” đẻ ra “liên minh ma quỷ” giữa đảng viên ăn hối lộ và các chủ dự án
Ở Văn Giang, tiền đền bù cho nông dân là 135.000 đồng/ m2, nhưng giá bán đất rẻ nhất là 20 triệu đồng/m2, đắt nhất là 45 triệu đồng/ m2.
Dù lấy giá rẻ nhất là 20 triệu đồng/ m2 thì chênh lệch giữa đền bù cho nông dân và giá bán là 19.865.000 đồng/ m2, trừ cho chi phí đầu tư các chủ dự án vẫn đạt được siêu lợi nhuận.
Siêu lợi nhuận này, khiến cho chủ dự án đủ sức mua đứt mọi đảng viên lãnh đạo các cấp liên quan đến việc thu hồi đất.
Siêu lợi nhuận này sẽ tạo ra “liên minh ma quỷ” giữa chủ dự án và đảng viên lãnh đạo ăn hối lộ.
Thu hồi đất càng nhiều, đền bù đất càng rẻ thì chủ dự án càng lời to, có lời to các chủ dự án hối lộ cho đảng viên lãnh đạo càng nhiều, nhận được hối lộ càng nhiều đảng viên lãnh đạo thu hồi đất càng tăng, đền bù đất càng rẻ để nhận hối lộ nhiều hơn, “ liên minh ma quỷ” này sẽ càng ngày càng gia tăng việc thu hồi đất của nông dân.
Điều đặc biệt là “ liên minh ma quỷ” này lại nhân danh những điều tốt đẹp, nhân danh quy hoạch, nhân danh phát triển đất nước… để giựt đất của nông dân, và chúng trở lại tố cáo nông dân vi phạm pháp luật để xua quân cưỡng chế.
“Liên minh ma quỷ” này nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng Trung Ương.

Thay đổi Luật Đất Đai đúng đắn phải trả quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân
Khi đất nước chưa tiến lên Chủ nghĩa xã hội, để công bằng, Đảng phải trả quyền tư hữu ruộng đất cho nông dân.
Nếu đất đai thuộc quyền sở hữu của nông dân, ai muốn sở hữu đất này phải thoả thuận mua của nông dân, nông dân có quyền ấn định giá bán, nông dân có quyền không bán đất nếu không muốn.
Thế nhưng, nay  Đảng lại chiếm quyền sở hữu đất đai của nông dân, rồi lại giao cho đảng viên của mình quyền thu hồi đất, quyền cưỡng chế đất, khiến cho nông dân mất cả hai quyền là quyền ấn định giá bán và quyền không bán đất nếu không muốn.
Ở Văn Giang, tiền đền bù cho nông dân chỉ có 135.000 đồng/ m2, sau đó chủ dự án chỉ đầu tư vào một ít, giá đất lên đến 20 – 45 triệu đồng/ m2, giá trị gia tăng do chuyển mục đích từ đất làm lúa sang đất đô thị chủ dự án hưởng trọn, nông dân chỉ được đền bù rẻ mạt theo giá đất nông nghiệp.
“Về giá đất bồi thường cho người có đất bị thu hồi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết: “nhiều ý kiến tán thành việc định giá đất để bồi thường cho người sử dụng đất phải theo mục đích sử dụng tại thời điểm thu hồi, có tính đến công sức đầu tư, bồi bổ của người sử dụng đất, nhưng không tính phần giá trị tăng thêm do quy hoạch của Nhà nước vì phần này không do đầu tư của người sử dụng đất tạo ra. Ngoài giá đất bồi thường, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để ổn định đời sống, việc làm cho người có đất bị thu hồi”” – theo báo Tuổi Trẻ.
Thưa ông Giàu:
Cha ông của nông dân chúng tôi mấy đời bám trụ ở mảnh đất khỉ ho cò gáy, chịu cực khổ thiếu thốn đủ điều để gìn giữ và truyền lại mảnh đất đó cho nông dân chúng tôi, nay mảnh đất khỉ ho cò gáy đó nằm ở địa thế phát triển thành đô thị, gía đất sẽ tăng, vậy tại sao nông dân chúng tôi lại không được nhận phần giá trị gia tăng đó?
Mấy đời bám trụ của ông bà, cha mẹ chúng tôi ông không thèm tính, vậy theo ông ai xứng đáng hưởng giá trị tăng thêm do đất đó phát triển thành đô thị? Đảng của ông xứng đáng hơn nông dân chúng tôi chăng? Hay các tay trọc phú là chủ dự án xứng đáng hưởng hơn chúng tôi?
Trong thực tế, hiện nay, chính “liên minh ma quỷ” giữa đảng viên ăn hối lộ và các chủ dự án táp hết giá trị gia tăng này đấy, và cả sau khi luật đất đai sửa đổi theo kiểu không sửa gì cả này “ liên minh ma quỷ” sẽ tiếp tục táp hết giá trị gia tăng khi chuyển từ đất nông nghiệp sang các mục đích sử dụng khác.
Tôi đưa thêm một thí dụ làm sáng tỏ rằng Luật Đất Đai dù có sửa đổi vẫn bất công với nông dân:
Giả sử tôi có 1 ha đất là lúa nằm cặp lộ lớn, có một người muốn mua đất của tôi để xây dựng nhà máy, giá thoả thuận là 1 triệu đồng một mét vuông, thế nhưng tôi bán không được, vì muốn chuyển từ đất lúa sang đất phi nông nghiệp phải trình đến Thủ tướng, thế rồi có dự án thành lập khu công nghiệp, đất tôi lọt vào qui hoạch, bị thu hồi và đền bù có 100.000 đồng/ m2, vì tôi không được hưởng giá trị gia tăng, không cho tôi bán đất giá cao 1 triệu đồng/ m2 rồi thu hồi đền bù giá thấp 100.000 đồng/ m2 liệu có hợp lý không thưa ông Giàu?
Đất tăng giá mà nông dân không được hưởng, để cho các chủ dự án và đảng viên ăn hối lộ hưởng là một chính sách ngu xuẩn và bất công đấy, ông Giàu ạ.
Không trả quyền tư hữu đất đai cho nông dân thì dù có đổi: “Nhà nước xác định giá đất sát với giá thị trường” thành “giá đất do Nhà nước quy định theo mục đích sử dụng đất tại thời điểm định giá, đảm bảo phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” cũng sẽ tiếp tục đẻ ra “liên minh ma quỷ” và tiếp tục tạo ra dân oan.
Không thay đổi Luật Đất Đai để trả quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, Đảng treo trên đầu nông dân thanh gươm Damocles thu hồi, cưỡng chế đất. Nhưng không trả lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân Đảng cũng tự treo thanh gươm Damocles dân oan, dân đối kháng trên đầu chính mình.
H.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

- Thương binh Hà Tĩnh và dân oan biểu tình tại trụ sở tiếp dân của nhà nước (Lê Hiền Đức).  – Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh chỉ đạo xử lý vụ sổ đỏ “đẻ” đất (NĐT). – Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang: “Sửa Luật Đất đai theo hướng có lợi cho người dân” (NNVN). – Thu hồi đất, người dân phải được hưởng chênh lệch địa tô (DT). – ‘Luật Đất đai hiện lẫn lộn quyền sở hữu và quyền quản lý’ (ĐV).  - “Xót” đất bỏ hoang, dân biến dự án nhà ở thành ruộng rau (Infonet). – Minh bạch để dân an tâm (ĐĐK).
- Đừng đổ hết tội lỗi cho bão! (DT).- Vụ gió thổi sập tháp truyền hình: VTC có vô can? (Petrotimes). –Giải pháp chống bão (NNVN).
- TBT Đinh Đức Lập “trù úm” dã man người tố cáo ngay trước mặt Mặt Trận (NCT).
- Cần quy định tỉ lệ % tăng cao hơn khi điều chỉnh lương hưu và trợ cấp (DT).  – TĂNG LƯƠNG ĐỂ LÀM GÌ (Văn Công Hùng). – Lương – “miếng bánh nhỏ phải chia công bằng” (DT). – Sẽ cân đối ngân sách để tăng lương trong năm 2013(CATP). – Thuế và lương bổng (Petrotimes).
- EVN vẫn thiếu 20.000 tỷ đồng cho đầu tư năm nay (TTXVN).
- Hà Nội bàn cách xây dựng đường sắt đô thị (ĐĐK).
- Đường đi hay đích đến? (Quê Choa).
- GS Đặng Hùng Võ: Nguy cơ tăng khiếu kiện đất (TVN). Mời đọc Thư ngỏ của nông dân Văn Giang gửi GS Đặng Hùng Võ cũng về khiếu kiện đất đai với lời “đe” nếu không có phản hồi họ sẽ tố cáo GS, vậy mà tới hôm nay GS vẫn “im lặng đáng sợ”.  – Luật Đất đai: Khung giá sẽ được quy định “dày” hơn (TTXVN).
- Đất về lại với dân nghèo (TT).


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư cho biết đang duyệt lại việc đại sứ quán Mỹ sử dụng một trang mạng Việt Nam rất được ưa chuộng, nhưng có đầy nhạc và phim của Hollywood bị lấy cắp, để quảng bá những giá trị của Hoa Kỳ, và một trong những giá trị đó là tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner nói tài khoản của đại sứ quán trên Zing.vn được tạo ra để đến với người trẻ Việt Nam trong điều kiện môi trường tiếp xúc gặp hạn chế, nhưng vì có những quan ngại về đánh cắp tác quyền trên trang mạng này nên bộ phải xét lại vấn đề.
Ông Toner nói với các phóng viên rằng Việt Nam đang là một môi trường có nhiều đòi hỏi về ngoại giao quần chúng và muốn đến với giới trẻ này, đại sứ quán cần mở tài khoản “Zingme” để chuyển đạt những thông điệp quan trọng về nhiều vấn đề song phương và đa phương, gồm cả quyền sở hữu trí tuệ.
Ông nói thêm việc xét duyệt này được thực hiện vì một số nội dung của trang mạng này bị nghi ngờ và được điều hành trái với chính sách tự do Internet của Hoa Kỳ.
Hôm thứ Hai, Thông tấn xã AP loan tin đại sứ quán sử dụng tài khoản Zingme đã nêu lên những nghi vấn là có phải Washington đang hợp pháp hóa một trang mạng bị nghi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, một quyền mà Hoa Kỳ mạnh mẽ ủng hộ.
Việc tải dữ liệu miễn phí đã đưa Zing vào hàng 550 trang mạng hàng đầu của thế giới, gây nên những quan ngại về nội dung trên trang mạng, đến từ những công ty thu âm, ca sĩ và những nhóm trong nghề, tất cả đều cho rằng trang này đã liên tục coi thường những yêu cầu gỡ bỏ tài liệu xuống.
Coca-Cola và Samsung rút các quảng cáo khỏi trang mạng này trước đây trong tháng vì những quan tâm về đánh cắp, tiếp sau những câu hỏi của AP.
Nguồn: AP, San Francisco Chronicle






Tổng số lượt xem trang