Theo AFP hôm nay 20/11/2012, lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc có cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Cam Bốt, để chính thức khởi động đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do, trong bối cảnh ba quốc gia Đông Bắc Á có nhiều căng thẳng về chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, dự án « Đối tác kinh tế toàn khu vực » (RCEP), một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bên ngoài WTO, bao gồm 16 nước Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có ba quốc gia kể trên, cũng ra mắt.
Thỏa thuận giữa ba quốc gia chủ chốt của nền kinh tế Châu Á có mục đích tạo thành một trong các khu vực thương mại tự do quan trọng nhất thế giới. Hiện tại Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước đứng thứ nhì và thứ ba trên thế giới về kinh tế. Theo số liệu điều tra của chính phủ Nhật, tổng lượng trao đổi thương mại giữa ba quốc gia kể trên vào năm 2011 là 514,9 tỉ đô la.
Các lãnh đạo và các nhà ngoại giao ba nước Đông Bắc Á hy vọng rằng những tranh chấp về chủ quyền biển đảo sẽ không cản trở các đàm phán thương mại, thậm chí việc thúc đẩy đám phán có thể cho phép làm dịu các căng thẳng.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, thỏa thuận trao đổi tự do Đông Bắc Á cần được đặt trong bối cảnh rộng hơn của sự hợp tác Đông Á nói chung, và thỏa thuận này là « một phương tiện quan trọng cho việc hình thành một thỏa thuận thương mại rộng hơn của khu vực ».
Theo các nhà phân tích, thỏa thuận giữa ba nước Đông Bắc Á có thể là một trụ cột của thỏa thuận « Đối tác kinh tế toàn khu vực » (RCEP – Regional Comprehensive Economic Partnership), một dự án kinh tế lớn cũng ra mắt hôm nay tại Phnom Penh.
Theo dự án kinh tế này, thì ngoài ba nền kinh tế lớn của Châu Á kể trên, còn có 10 thành viên của ASEAN, Ấn Độ, Úc và New Zealand. Dự án trên cho phép biến 16 nước với khoảng 3,5 tỉ dân và 23.000 tỉ đô la GDP, thành một thị trường thống nhất. Khu vực kinh tế này, nếu được thành lập, sẽ chiếm 1/3 sản lượng kinh tế toàn cầu và là vùng trao đổi thương mại tự do lớn nhất hành tinh, bên ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hiện tại, Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với bốn quốc gia trong Đối tác kinh tế toàn khu vực (RCEP). Đó là các nước Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
Trả lời AFP, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh : « Cần nỗ lực tách biệt hai lĩnh vực này (trao đổi thương mại và tranh chấp chủ quyền). Sự hội nhập về kinh tế cần phải đi trước… bởi vì tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi từ kiến trúc (kinh tế) mới này ».
Tổng giám đốc thương mại quốc tế của Indonesia Iman Pambagyo bày tỏ hy vọng rằng, những quan hệ thương mại mật thiết hơn giữa các quốc gia có tranh chấp có thể giúp cho việc giải quyết tốt hơn các đối đầu về lãnh thổ, vốn kéo dài từ hàng chục năm nay.-Châu Á -Thái Bình Dương đàm phán về 2 khu vực mậu dịch tự do khổng lồ
- Doanh nghiệp giữa vòng vây nợ nần(NLĐ). - Ngân hàng không dám mạnh tay đòi nợ (Vef).
- Ngân hàng chạy đua hút kiều hối cuối năm (VNE).
- Yêu cầu tái xuất gần 20.000 lít xăng không đạt chuẩn (TT).
- BĐS kêu lỗ khủng để lobby giải cứu (VEF).
- Năm tới, xuất khẩu sang EU sẽ tiếp tục khó (TBKTSG).
- Quản lý bán hàng đa cấp – Cần khung pháp lý chặt chẽ (Tin tức). - Bị công chức ‘hành’, DN khổ vì phí ‘lót tay’ (Vef).
- Doanh nghiệp chỉ bán điện cạnh tranh trong khung giá quy định (Infonet). – EVN miền Bắc thu lợi hàng chục tỉ đồng từ nghiên cứu khoa học (Petrotimes).
- Chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản (VOV). – Quốc hội thông qua Luật xuất bản sửa đổi(Infonet).
- Hà Nội bàn cách chống “rối” tàu điện, đường sắt nội đô (Infonet).
- Hai lần bị kỉ luật vẫn được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất (NCT). – Cách chức Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Chư Prông (TP). – Khởi tố một đại gia thủy sản đất Cần Thơ (VNN).
- Đặng Lê Nguyên Vũ: Tính hài hòa, sáng tạo có trách nhiệm và một tinh thần cà phê toàn cầu (TS). - Báo chí nước ngoài: Nhắm vào Starbucks, mục đích của ông Vũ là gì? (GDVN).
- Châu Âu loay hoay với bài toán kinh tế (VOV).
- Vàng đi lên thẳng đứng (KP).
- Công ty hàng không SAS đạt thoa thuận tránh phá sản (VOA).
Khoản nợ của khách hàng ngày một xấu nhưng dù nắm giữ tài sản đảm bảo lớn hơn số tiền cho vay nhưng ngân hàng vẫn không dám mạnh tay đòi nợ.
Quỹ đầu cơ đang đặt cược vào các tập đoàn Nhật Bản
Các quỹ đầu cơ đang tích cực mua các hợp đồng công cụ chứng khoán phái sinh (CDS) của những tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản
Xu hướng tạm thời của Trung Quốc trong việc điều hành tỉ giá
Trong ngắn hạn, Trung Quốc vẫn sẽ duy trì nhân dân tệ thấp tối ưu so với USD, đồng thời không can thiệp thị trường tiền tệ để tránh lạm phát.
How U.S. Can Profit from China's Transition
RealClearWorld
Changing of the Guard: Financial District Project in China Has Local Support
NYT -The Yujiapu financial district, seen as a symbol of the nation’s growing economy, was financed by state-owned banks, but is also closely associated with a little-known local politician.
-Bang nào của Mỹ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi bờ vực tài khóa?
Những bang có kinh tế phụ thuộc nhiều vào chi tiêu liên bang và có số lao động chính phủ cao sẽ chịu thiệt hại nặng nhất bởi bờ vực tài khóa.
theDiplomat.com
- Tại sao người TQ cư xử tệ ở nơi công cộng? (VNN).