Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Công quyền và chiếc áo ngụy trang của cảnh sát

SGTT.VN - Thông tư 65/2012 do bộ Công an ban hành thay thế thông tư 27 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ đang thu hút sự quan tâm của dư luận với điều 10 về “tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang”.

 

Lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát công khai được kết hợp hóa trang mặc thường phục, dùng các phương tiện, nghiệp vụ trong khi làm nhiệm vụ tại địa bàn được phân công. Ảnh: Nguyễn Thịnh/ VOVGT  

 

Quy định này không mới, nó mang tính kế thừa, chi tiết hoá những gì đã có trước đây, có nhiều điểm còn thể hiện sự quy chuẩn, quy trình hoá thuận tiện cho quá trình thực hiện, kiểm tra, giám sát nhưng người dân lại “lo tội phạm lợi dụng”, “sợ cướp giả dạng”, theo những phát biểu được chuyển tải trên báo chí. Lo sợ này không phải là không có căn cứ, khi mà ranh giới xác định một người có phải cảnh sát giao thông (CSGT) hay không chỉ là một tấm thẻ chứng nhận cảnh sát nhân dân. Nói như luật sư Nguyễn Văn Hậu thì “giấy tờ có thể làm giả được, đêm tối nhập nhoạng làm sao biết ai là CSGT hoá trang, ai là kẻ cướp giả dạng khi bất ngờ có người xưng là công an, yêu cầu dừng xe kiểm tra vì nghi có biểu hiện vi phạm”. Trên thực tế, cũng vì ranh giới mong manh này có người đã bị đẩy vào tình huống chống người thừa hành công vụ, cũng là một loại rủi ro đáng lo sợ khác.

Lời giải cho thái độ của dư luận có thể còn nằm ở chính điểm được cho là tiến bộ hơn so với trước đây, rằng “nghiêm cấm lạm dụng việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang trái quy định của pháp luật để sách nhiễu, phiền hà, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức. Nghiêm cấm việc lạm dụng từ chính đội ngũ CSGT đồng nghĩa với việc thừa nhận nguy cơ này, và điều mà người dân lo sợ là khả năng kiểm soát nguy cơ. Hiện nay, riêng với phương thức hoạt động công khai, với bao tai vách mạch rừng từ quần chúng và chính lực lượng thanh kiểm tra của ngành, mà hình ảnh của một bộ phận không nhỏ CSGT đã xấu xí với vết nhơ “làm luật” – nhận tiền hối lộ của người vi phạm luật giao thông. Trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, cục trưởng cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt trấn an CSGT hoá trang “được chặn xe nhưng không được phép xử phạt” (mà phải thông báo với lực lượng công khai hay đưa về trụ sở giải quyết). Nhưng, đặc điểm của việc “làm luật” là có vi phạm và CSGT không phạt thu ngân sách mà thu vào túi riêng, cũng vì vậy càng bí mật như thân phận CSGT hoá trang thì càng tốt.

Một trong những lý lẽ để biện minh cho hoạt động, nghiệp vụ của ngành cảnh sát nói chung và CSGT nói riêng là tính chính danh, từ sự được trao quyền để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn xã hội; đến phương cách thực hiện chúng, bao gồm cả yêu cầu công khai, minh bạch, trừ những lĩnh vực đặc biệt thường liên quan đến yếu tố hình sự, nhưng sự bí mật cũng chỉ được diễn ra trong giai đoạn điều tra. Câu hỏi đặt ra là với tính chất của các vi phạm mang tính hành chính về giao thông như hiện nay, có cần thiết phải loại bỏ yêu cầu kiểm tra, xử lý công khai, minh bạch hay không. Vi phạm công khai, xử lý công khai không chỉ là nguyên tắc được ghi trong luật Xử lý vi phạm hành chính mà còn là giải pháp mang tính phòng ngừa, răn đe người khác.

Thông tư 65 cụ thể hơn thông tư 27 ở chỗ khoanh vùng hai trường hợp được tuần tra kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang. Trong đó, “đấu tranh phòng chống tội phạm; khi tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp” là trường hợp được quy định mới. Nếu tình hình đã xấu đến mức ấy thì có lẽ bản thân lực lượng CSGT không giải quyết được, mà cần kết hợp với các lực lượng cảnh sát chuyên trách khác chứ không phải kết hợp giữa đội công khai với đội hoá trang trong nội bộ mình. Một trường hợp áp dụng khác, không mới, là khi cần “bí mật sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông”. Thời gian qua, quá trình triển khai thực hiện việc này đã phát sinh nhiều tình huống dở khóc dở cười. Mới đây, các trang mạng phổ biến một video clip được cho là quay cảnh CSGT đang hoá trang để tác nghiệp bắn tốc độ tại Quảng Ninh. Theo đó, một người đàn ông đã leo lên đỉnh cổng chào, trùm chiếu kín mít chỉ ló ra mỗi khuôn mặt, ngọ nguậy, loay hoay... giữa quang cảnh xe cộ đang chạy qua lại bên dưới. Không rõ về tính xác thực của video clip này nhưng trong thực tế, có 1.001 cảnh tác nghiệp lén lút của CSGT mà người dân thấy hay chụp hình, quay lại được. Một mặt, nó cho thấy sự vất vả của các CSGT không mặc đồng phục nhưng mặt khác, nó cho thấy một hình ảnh nhếch nhác, hài hước về lực lượng đáng ra phải thể hiện được sự uy nghiêm của công quyền trong mắt công chúng.

Trước đây, dư luận đã phản ứng gay gắt về chuyện CSGT “núp lùm” rình bắt vi phạm vì sự không công khai, minh bạch như đáng ra nó phải thế. Sau đó, thực hiện kế hoạch số 20 của Công an Hà Nội về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hoá vì nhân dân phục vụ” trong lực lượng CSGT, phòng CSGT đường bộ – đường sắt Hà Nội đã quy định CSGT không được rình nấp sau gốc cây. Thiết nghĩ, “nếp sống văn hoá” này cần được phát huy. Thế nhưng, không hiểu sao, thông tư 27, rồi thông tư 65 lại chính thức hoá, mở rộng những dạng thức “núp lùm” khác là cho phép CSGT được hoá trang và nâng nó lên một tầm cao mới về mặt pháp lý: được áp dụng trong phạm vi cả nước.

NGUYÊN LÊ-- Công quyền và chiếc áo ngụy trang của cảnh sát (SGTT).

Jerry Trần: CHÍNH CHỦ, ANH Ở ĐÂU? (Thùy Linh).  - Phạt xe không sang tên, đổi chủ là đúng quy định (NLĐ). – Xe chính chủ nhìn từ nước Anh (BBC).  - CSGT không được phép hỏi ‘xe chính chủ hay không’ (TP).
- Tai nạn lao động: Không được trợ cấp vì thiếu quy định (TT). - Nguyễn Ngân: Học sinh 12 tuổi gửi thư đến Bộ trưởng GTVT (Bùi Văn Bồng). - Tư thế người thầy (Trương Duy Nhất). - Những bức ảnh quý giá về thày và trò trước 1975 (KT).
- Công an Long An ‘tuyển nhầm người nghiện’ (BBC). -  TUYỂN NHẦM HAY…  (Nguyễn Duy Xuân). – Không có chuyện “tuyển nhầm” con nghiện vào ngành công an (TN).
- Câu “Trồng cây gì, nuôi con gì” đừng nói với dân (DV).
- Trò câu khách của báo GDVN? Người có ngoại hình giống bầu Kiên là một doanh nghiệp [nhân] ở Vũng Tàu(GDVN).  Vừa phát hiện người giống hệt bầu Kiên tại Vũng Tàu (GDVN).
- Xem xét, kết luận nhiều đơn thư tố cáo cán bộ cấp cao (NLĐ).   – Đề nghị cách chức, kỷ luật Đảng nhiều lãnh đạo tỉnh (TTXVN).  – Kỷ luật Chủ tịch UBND Bình Phước (VOV).  – ‘Tự phê bình’ vụ biệt thự Hải Dương(BBC).
- Hồ Hồng Tuyến: LÒNG DÂN QUA BÀI THƠ “NHÂN DÂN” (Nguyễn Trọng Tạo).

- Hành xác nơi bệnh viện (LĐ).
- Bộ Y tế: Sử dụng gà thải loại nhập lậu hại sức khỏe (Khampha). – Đóng cửa trại gà vì gà nhập (TP).
- Trâu bò nhập lậu bị thả nổi: Thâm nhập chợ trâu bò Kam Pong Cham (NNVN).
- Giá vé xe Tết sẽ tăng từ 50 – 60% (DT).
- Ấn Độ: giẫm đạp trong lễ hội, 20 người chết (TT).
- Trung Quốc triệt phá đường dây “hàng nhái” xuyên quốc gia (DT).
- Bắt hơn 4 tấn gà thải Trung Quốc tuồn về Hà Nội  (TN).  – Bắt giữ hơn 1 tấn lòng, mỡ bẩn trên đường đi tiêu thụ (Infonet).
- Nước mắt lặng câm ở bệnh viện nhi đồng (VNN).
- Đề xuất kỷ luật kíp mổ cắt nhầm bàng quang (NLĐ).
- Bán sổ khám bệnh với giá “cắt cổ” (VnMedia).
- Quảng Ninh: Tụt lò than, 2 công nhân bị vùi lấp.   – Mở đường lò nỗ lực cứu 2 công nhân mỏ bị vùi lấp(DV).
- Đang chạy, xe Attila bốc cháy (TN).
- Kẻ tâm thần giết người chưa bị bắt, người dân hoang mang (PL&XH).


- Kêu cứu cho Phaolô Trần Minh Nhật (Chuacuuthe).  – Trần Quốc Việt – Tự do và yêu nước (Dân Luận).  – Nhân quyền Việt Nam tôi đâu? Where are my human rights? (DLB).
- Hệ lụy thực từ “thế giới ảo” (ND). - Trịnh Hội: Việt Nam & những con số (VOA’s blog). - Hơn 60 năm vẫn nói về phúc quyết hiến pháp (RFA). - Nguyễn Hưng Quốc: Ai chống nhân dân và phá nhà nước? (VOA’s blog).  - Bùi Tín: Trách nhiệm của người xét xử (VOA’s blog).

- Để Thủ tướng lấy lại lòng yêu mến của nhân dân (Hồ Trung Tú). - Văn hóa từ chức à? Đợi đến mùa quýt nhé! (DLB).

- Mai Thái Lĩnh: Làm thế nào để Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Dân? (BVN).

- Nguyễn Duy Vinh: Lỗ hổng lớn của Hiến pháp Việt Nam và câu trả lời “lách luật” khôn ngoan của TT Nguyễn Tấn Dũng (BVN).  - Hà Đình Sơn: Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ thực chất chỉ là một.

Nặng trách nhiệm với đảng nhẹ trách nhiệm với dân? (RFA).

- Tầm vóc cụ Kiệt qua ký ức ông Bảy Nhị (Nguyễn Vĩnh).  - Hai niềm đau đáu cuối cùng của ông Sáu Dân (TVN).- Những quyết định kỷ luật nhẹ hều từ Kỳ họp thứ 16 Ủy ban Kiểm tra Trung ương (VOV).  - Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Đề nghị cách chức chủ tịch Bình Phước (PLTP).

- Lãng phí ở một tỉnh nghèo – Bài 1: Tỉnh nghèo ‘vung tay’ sắm xe công, lãnh đạo thi nhau xuất ngoại (TP). - “Quan” xã “đỡ lưng”, lò gạch vô tư hoạt động (ANTĐ).

Tổng số lượt xem trang