Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Dòng vốn dường như ngừng chảy vào Việt Nam; Ông Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu nếu Chính phủ không “ra tay” thì Việt Nam quên thập kỷ này đi!

Ông Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu nếu Chính phủ không "ra tay" thì Việt Nam quên thập kỷ này đi!-Trong giai đoạn đầu của giải quyết nợ xấu các ngân hàng nhỏ sẽ bị gặp khó khăn về thanh khoản do lãi suất lên cao.

Nợ xấu hiện nay có nhiều con số công bố khác nhau. Theo con số cao nhất nợ xấu hiện nay rơi vào khoảng 385.000 tỷ đồng bao gồm nợ xấu của ngân hàng và Ngân hàng Phát triển (VDB); theo con số của NHTW cung cấp thì nợ xấu khoảng 202.000 tỷ đồng, nhưng con số này chưa bao gồm nợ xấu của VDB.

Ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng, con số này cũng có thể chưa phải là con số cuối cùng. Bởi lẽ, như khủng hoảng ở Nhật Bản trước kia con số nợ xấu được các ngân hàng báo cáo lên là 20.000 tỷ Yên, nhưng khi Chính phủ tiến hành xử lý nợ thì con số này lên đến 400.000 tỷ Yên (thực tế gấp 20 lần con số báo cáo) và Việt Nam cũng không loại trừ khả năng này.

“Nói như thế để thấy rằng, nợ xấu đang là vấn đề cấp bách nhất hiện nay của nền kinh tế mà chỉ có Chính phủ mới có thể giải quyết được. Đặc biệt việc này phải giải quyết càng nhanh càng tốt nếu không nền kinh tế sẽ phải trả giá đắt trong tương lai” – Ông Nghĩa nhấn mạnh.

Tài sản thế chấp và dự phòng rủi ro tín dụng không đủ sức giải quyết nợ xấu

Về cấu trúc nợ xấu của Việt Nam, ông Nghĩa đánh giá đây là một vấn đề khá phức tạp. Chẳng hạn như nợ của ngân sách mà các DN ứng vốn từ ngân hàng để làm các công trình cho các địa phương nhưng các địa phương này không thanh toán lại được. Có thông kê cho rằng phần nợ này khoảng 35.000 – 40.000 tỷ đồng, nhưng cũng có một báo cáo khác con số này cao hơn rất nhiều lên đến 80.000 – 90.000 tỷ đồng. Một con số không hề nhỏ!

Chính vì thế đã có ý kiến cho rằng, đây là tiền ngân sách nợ doanh nghiệp thì nên trả ngay cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có tiền trả ngân hàng và từ đó sẽ giải quyết được khá nhiều nợ tồn đọng hiện nay.

Ông Nghĩa cho rằng, điều này khó khả thi vì đây là tiền nợ của địa phương, địa phương lại không có đủ uy tín để phát hành trái phiếu lấy tiền trả nợ. Trong trường hợp ngày ngân sách Trung ương sẽ phải can thiệp.

Còn con số dự phòng rủi ro là 76.000 tỷ đồng của các NHTM hiện nay cũng không nên trông chờ vào đó. Vì phần lớn các ngân hàng có nợ xấu cao thì dự phòng rủi ro tín dụng rất thấp, thậm chí không có dự phòng; ngược lại nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp thì dự phòng rủi ro tín dụng lại khá cao.

Nhưng không thể chuyển dự phòng của ngân hàng này sang cho ngân hàng khác, theo chế độ kế toán không cho phép ngân hàng này đem tài sản chuyển cho ngân hàng khác.

Theo ông Nghĩa, giỏi lắm thì chúng ta chỉ có thể sử dụng 20.000 - 30.000 tỷ đồng, trong số 76.000 tỷ đồng nêu trên.

Ông Nghĩa cũng bày tỏ nghi ngờ khi ý kiến cho rằng, khoản nợ xấu không quá lo vì giá trị tài sản thế chấp rất lớn. Bởi lẽ, dù tài sản lớn đến đâu đi chăng nữa mà thanh khoản không có thì tài sản đó cũng không có ý nghĩa gì.

Hơn nữa, gần như tất cả các giá trị của các tài sản bảo đảm đang bị suy giảm nhanh chóng.

Một mảnh đất có giá từ 100ttriệu đồng/m2 giảm còn 40 triệu nhưng không có người mua. Trong khi đó, một bộ phận rất lớn các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lại thuộc đối tượng này. Tài sản thế chấp của họ hầu hết là nhà xưởng và máy móc, kinh tế khó khăn như hiện nay thì tài sản đó bán cho ai? – ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa khẳng định, quy mô nợ xấu là 2 – 3% thì doanh nghiệp và ngân hàng có thể tự giải quyết, nhưng với quy mô nợ xấu trên 10% như hiện nay nếu Chính phủ không ‘nhảy’ vào xử lý nhanh vấn đề nợ xấu này thì “nền kinh tế Việt Nam phải quên cái thập kỷ này đi”.

Có thể xuất hiện cuộc đua lãi suất vào giai đoạn đầu khi xử lý nợ xấu

Theo ông Nghĩa, nếu phương án xử lý nợ xấu được chấp thuận thông qua thì năm tới đây sẽ là năm chúng phát hành hàng loạt trái phiếu Chính phủ, Kho bạc Nhà nước, Trái phiếu NHTW… nhiều loại trái phiếu được phát hành thì mặt bằng lãi suất sẽ bị đẩy lên.

“Trong giai đoạn đầu của giải quyết nợ xấu các ngân hàng nhỏ sẽ bị gặp khó khăn về thanh khoản do lãi suất lên cao. Có thể sẽ xuất hiện một cuộc đua lãi suất mới nhưng một điều chắc chắn rằng các NHTM nhỏ sẽ không dám quá mạo hiểm vì rủi ro quá cao”.

Ông Nghĩa dự báo, vào quý I hoặc quý II năm sau (2013) rất dễ các NHTM nhỏ sẽ bị gặp khó khăn về thanh khoản thêm một lần nữa.

“Nếu không được xử lý khéo thì vấn đề thanh khoản sẽ làm ảnh hưởng tới hoàn bộ hệ thống ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nợ xấu chưa được xử lý mà mới chỉ ở giai đoạn đầu” – Ông Nghĩa cảnh báo.

Còn khi vấn đề nợ xấu đã xử lý được thì thị trường bất động sản có thể phục hồi trở lại với thanh khoản tốt hơn, từ đó vấn đề nợ xấu cũng ‘dễ thở” hơn.

Khánh Linh

Theo TTVN – Ông Lê Xuân Nghĩa: Nợ xấu nếu Chính phủ không “ra tay” thì Việt Nam quên thập kỷ này đi! (TTVN/ CafeF).-- Giảm nợ xấu, ngân hàng nên siết quy trình thẩm định (VietQ). - Tiết chế lòng tham hay tiết chế giáo điều? (TVN). - Làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”: Không “tô hồng”, “bôi đen” bức tranh kinh tế (QĐND).  

Dòng vốn dường như ngừng chảy vào Việt Nam (VNN 4-11-12)  - Từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư gián tiếp đã chần chừ trong việc bỏ vốn vào làm ăn tại Việt Nam. Thực tế, trên thị trường tài chính, hầu hết nhà đầu tư "ngoại" đến lúc này đã không thành công. 

Ông đang quan tâm nhất điều gì về kinh tế Việt Nam? Tôi hỏi một nhà đầu tư đến từ Mỹ, bên lề Hội nghị Kết nối đầu tư 2012 tổ chức tuần rồi ở TP.HCM. "Sự thật", ông nói. "Khi tôi sang Việt Nam thì khách hàng của tôi đặt ra 2 câu hỏi: Nếu tôi bỏ vốn vào Việt Nam thì liệu có gặp vấn đề gì khi rút tiền về không? Tôi có thể tin vào những con số tôi đọc trên báo về kinh tế Việt Nam hay không?".

Sau hơn một ngày tham gia hội nghị, tôi tìm lại ông ở hành lang. Ông có tìm thấy điều ông muốn không? Không, mà là có. Tại vì các thông tin tôi cũng như các nhà đầu tư khác cần không có đủ trong các câu trả lời, nhưng có thể thấy một phần vấn đề của chúng ta. Đó là tiền đâu? Tiền đâu để rót vào thị trường tài chính và thị trường bất động sản? Không phải riêng nhà đầu tư từ Mỹ, câu hỏi này được hơn 200 đại biểu đến hội nghị để tìm câu trả lời.

Dòng vốn dường như đã ngừng chảy vào thị trường Việt Nam. Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Bản Việt Tô Hải nói rằng, các nhà đầu tư gián tiếp đã chần chừ trong việc bỏ vốn, cụ thể từ đầu năm đến nay đầu tư của khối này chững lại. Và ông thừa nhận, thực tế hầu hết nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam cho đến lúc này đã không thành công.

Trưởng ban Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Sơn nói, hiện các dự án bất động sản, tài nguyên khoáng sản hay ngân hàng tài chính có nhu cầu vốn rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội thu hút vốn trong và ngoài nước. Nhu cầu huy động vốn quốc tế là bài toán đặt ra đối với Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với dự án tốt. "Sự khó khăn trong tiếp cận vốn tôi cho rằng sẽ phải đến hết 2013", ông Sơn nói.

Gần đây việc huy động vốn trên TTCK là rất khó khăn (ảnh Thanh Niên)

Nếu ví von Việt Nam là một đại công ty, thì nên nhìn thẳng vào vấn đề là thời gian gần đây, nó đã hoạt động kém hiệu quả, theo lời ông Tô Hải. Nợ xấu tăng cao, các doanh nghiệp nội địa rơi vào cảnh nợ nần, sản xuất đình đốn, tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại. Một công ty đối diện với khả năng mất vốn thì tất yếu phải tái cơ cấu. Việc tất yếu để công ty đó khỏe lại phải được tiếp sức bằng các nguồn lực mới. Dòng vốn quốc tế, với vai trò chất xúc tác đưa kinh tế Việt Nam quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao cần được hút lại.

Vì sao dòng vốn ngừng chảy? Các diễn giả cho rằng ngoài sự suy thoái chung của bối cảnh kinh tế toàn cầu thì các yếu tố chưa hoàn thiện trong nước cũng là rào cản nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ nhất, đó là nợ xấu và các vấn đề của ngành ngân hàng.

Một rào cản rất lớn sự trỗi dậy của thị trường tài chính và dòng tiền là nợ xấu. "Mọi người đều biết tình hình hiện nay không tốt lắm. Có những ngân hàng chưa tốt lắm với tỷ lệ nợ xấu cao, các số liệu nợ xấu có sự chênh lệch rất lớn", Tổng giám đốc Citibank Việt Nam - Brett Krause nói. "Vấn đề sở hữu chéo, con số nợ xấu của ngành ngân hàng rất khó biết. Nhà đầu tư không thể bỏ tiền đầu tư ngân hàng nhưng lại không biết chủ sở hữu là ai. Còn nợ xấu thì nhiều con số được công bố, rốt cục không biết số nào là chính xác. Hoạt động thực tế của ngân hàng ra sao thì báo cáo tài chính cũng không thể hiện cụ thể".

Brett nói vấn đề lớn là người dân Việt Nam đang không tin vào ngành ngân hàng. Mặc dù ở Việt Nam có nhiều ngân hàng và con số này gấp 3 Thái Lan và gấp 2 Philipines, nhưng chỉ ¼ dân số có tài khoản ngân hàng. Đó là điều khó cho cơ quan quản lý để thực thi chính sách tiền tệ. Nhiều nguồn tiền ngoài ngân hàng không được quản lý. Và có lẽ việc chỉ giữ lại những ngân hàng mạnh sẽ mang lòng tin cho dân chúng.

Ông Sanjay Kalra, đại diện thường trú của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, nói: "Thật khó chấp nhận việc một ngân hàng phá sản vì nợ xấu. Để thay đổ nợ xấu cần thay đổi tư duy". Ông cho rằng các thông lệ quốc tế trong quản lý với ngành ngân hàng là cần thiết với Việt Nam và IMF đang thực hiện một chương trình để chuẩn đoán chung cho ngành ngân hàng Việt Nam. Ông nói: "Chương trình sẽ kết thúc trong 6-7 tháng tới. Chúng tôi sẽ đưa ra các khuyến nghị rằng Ngân hàng Nhà nước phải làm gì để lành mạnh hóa ngành ngân hàng. Bởi việc muốn giải quyết các vấn đề của Việt Nam thì các con số phải rõ ràng, minh bạch, nếu cứ đếm cua trong lỗ thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng không đưa ra được các giải pháp phù hợp".

Sanjay cũng cho rằng, nợ xấu cần đặt trong bức tranh lớn hơn. Nếu cần, bắt buộc phải chuyển nợ xấu qua công ty quản lý tài sản, nhưng ngân hàng cần dũng cảm xác nhận mình thua. Đó là sự đau đớn mà ngân hàng nhiều khi không đủ sức mà cần sự hỗ trợ.

Brett tiếp lời rằng, các quy định về quản lý phải được củng cố và việc thực hiện quy định cũng nên nghiêm túc hơn. Đồng thời, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính của các ngân hàng cần được coi trọng. "Thực ra không có vấn đề tốt nhất cho các bên và vấn đề xử lý nên có cách tiếp cận phù hợp với từng trường hợp. Văn hóa ứng xử với nợ xấu, như việc trích lập, nhìn tăng trưởng tín dụng thế nào, hành xử của người lãnh đạo ra sao sẽ có ý nghĩa hỗ trợ hay không cho nợ xấu", ông nói.

Các diễn giả cho rằng nới room cho nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng nội là một chìa khóa cho dòng vốn. "Tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại ngân hàng nội thay vì giới hạn ở mức dưới 30% như hiện nay mới lập lại được vấn đề chủ quyền ra quyết định tại các ngân hàng. Việc tham gia nhiều hơn của nước ngoài vào ngân hàng Việt cũng sẽ giúp giải quyết việc sở hữu chéo khá phức tạp giữa các ngân hàng", ông Tô Hải đề xuất.

Vấn đề lớn thứ hai cản trở dòng vốn là các vấn đề luật pháp.

Hòn đá nổi bật cản trở sự chảy mạnh của dòng vốn nước ngoài là thủ tục pháp lý rườm rà, thiếu minh bạch, vấn đề trọng tài quốc tế còn trong giai đoạn sơ khai. Kể từ sau khi gia nhập WTO, rõ ràng cánh cửa đang mở ra nhưng còn rất chậm, và kết quả đạt được còn trái ngược.

"Mặc dù đã có nhiều cải cách pháp lý ở Việt Nam nhưng việc diễn giải và thực thi luật ở cấp độ địa phương vẫn còn nhiều khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài", ông Seck Yee Chung - Công ty Luật Baker & Mckenzie, nhận xét. "Luật chống rửa tiền gần đây là một tiến bộ nhưng khi bước vào thị trường ta mới thấy vẫn còn nhiều rào cản pháp lý. Các quy định về vay vốn các tổ chức nước ngoài từ 2004 nay không còn phù hợp và cũng không phù hợp với luật các Tổ chức tín dụng mới. Chúng tôi cần những văn bản pháp quy mang tính chất cụ thể giúp xử lý vấn đề về đời sống và tài sản của nhà đầu tư nước ngoài như các sản phẩm chứng khoán hóa".

Các doanh nghiệp nói họ đang tìm các nguồn vốn bổ sung, và quan trọng nhất phải có nguồn tiền vào doanh nghiệp càng nhanh càng tốt. Đáp lại lời thỉnh cầu đó, ông Nguyễn Sơn nói rằng, các sản phẩm chứng khoán phái sinh, các sản phẩm như ETF (quỹ đầu tư tín thác), GDR (chứng chỉ lưu ký toàn cầu), quỹ hưu trí đang hình thành.

"Hiện một số tổ chức có nhu cầu phát hành chứng chỉ lưu ký, chứng chỉ nợ toàn cầu, chúng tôi đang xây dựng chính sách để hỗ trợ. Các khoản vay chuyển đổi cũng được xem xét hỗ trợ cho doanh nghiệp nhà nước với hình thức trước vay nợ sau chuyển thành cổ phần. Chúng tôi đã và đang báo cáo Chính phủ đưa ra lộ trình cho khung pháp lý về đầu tư gián tiếp từ Việt Nam ra nước ngoài hay tự do hóa tài khoản vốn, doanh nghiệp Việt Nam được sở hữu 100 vốn nước ngoài, hay cả việc cho phép nhà đầu tư thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam... để dòng vốn chảy liên thông hơn".

Ủy ban Chứng khoán cho biết dự định sẽ có đầy đủ chuẩn mực kế toán kiểm toán mới hướng theo thông lệ quốc tế vào cuối năm 2013, để làm nền tảng cho những báo cáo tài chính tiêu chuẩn quốc tế - rào cản lớn hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận vốn quốc tế.

"Về lộ trình hội nhập với thị trường vốn quốc tế, Chính phủ sẽ ưu tiên kết nối với thị trường tài chính trong ASEAN như Singapore, Thái Lan thông qua việc xúc tiến để sớm có thể niêm yết chéo cổ phiếu cũng như các hợp tác cụ thể về thị trường trái phiếu", theo lời Phó giám đốc Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM Lê Hải Trà.

"Con hổ Việt Nam đang là hổ phục chứ chưa nhảy hết sức của nó", một diễn giả nói sau khi nghe các ý kiến nhiều chiều".

Hồng Phúc
Vì sao ngân hàng không xác nhận tin đồn mua nhau? (VTC 4-11-12)

- Môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn kém hấp dẫn (SGTT). Làm ăn lỗ lã, đại gia Việt đổ tiền sang lân bang

Nguoi Viet Online-Mười tháng đầu năm nay, các đại gia Việt Nam đã xúc tiến khoảng 70 dự án đầu tư ở ngoại quốc, với trị giá trên $1.36 tỉ.
- Doanh nghiệp chưa bao giờ chết nhiều như 2 năm qua’ (VNE). 

-Biện pháp hạn chế khó khăn từ thu-chi và bội chi ngân sách

Tỷ lệ tổng thu ngân sách nhà nước 10 tháng so với dự toán cả năm đạt 70,7%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nhiều năm qua.

-Cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20%

Chủ tịch VCCI cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống ít nhất từ năm tới, xuống mức 20%.
- Cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% (TN).- Nguyễn Hoài Bắc - Việt kiều Canada: Nhận diện và đối pháp cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay (HNM).
- HSBC: Lạm phát Việt Nam sẽ ở mức 8% năm 2012 (TBKTSG). - Thấy gì từ thu, chi và bội chi ngân sách 10 tháng?(VnEco). – Tỷ lệ động viên thu NSNN của Việt Nam ở mức thấp (Petrotimes). – Không dễ tăng vốn năm nay (VIR).
- “Sức khỏe” của các ngân hàng ngày càng đi xuống (CafeF/TTVN). – Dân ngân hàng ‘cày cuốc’ kiếm thêm (VNE).
- Độc quyền vàng: Khó kiểm soát giá (TP).
- 100.000 doanh nghiệp ‘chết’ trong 2 năm (TP). – Giải quyết hàng tồn kho: Đừng chỉ lo “xuất ngoại”(ĐĐK).
- Đề xuất xóa bỏ ân hạn thuế 275 ngày: Chủ trương một đằng, chính sách một nẻo (ĐĐK).
- Thực trạng bất động sản tại VN – 1 triệu tỷ đồng đọng vốn (RFA).  – Gắn mác vỡ nợ để bán nhà đất(VNE). – Phải kéo giảm giá bất động sản (TN).
- DN xuất khẩu cà phê: Mong được tiếp tục vay ngoại tệ (VIR). – Tây Nguyên: người trồng càphê hoà vốn, không lãi (SGTT).
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: Đổ xô làm giàu con… giời ơi! (NNVN).
- Kiểm toán việc NHNN “bơm” vốn (TN).  - Dân ngân hàng cày cuốc kiếm thêm (VnE).  - Lãi suất VND cao nhất là 17,5%/năm (HNM).

Eximbank trong cơn sóng biến động lạ (VNN 4-11-12) Vi phạm pháp luật của ông Đặng Thành Tâm vì sao chưa có chỉ đạo xử lý.   –Vi phạm pháp luật của ông Đặng Thành Tâm vì sao chưa có chỉ đạo xử lý – Kỳ 2 (CCB).

Đánh ai, ai đánh, bây giờ đánh ai? (Quê Choa). - Trực tiếp xem QH bàn đất đai, tham nhũng, tín nhiệm (VNN). - Bất chợt nhớ tướng trực ngôn Đàm Văn Ngụy (Nguyễn Thông).

- Đã có cây đũa thần cho con nợ Vinashin? (Đào Tuấn). -Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời: Bộ trưởng Bộ KH & CN Nguyễn Quân trả lời về vấn đề cơ chế tài chính cho nghiên cứu khoa học (VTV).

- Lượng vốn bơm trên OMO sụt giảm mạnh (VnEco).
- Lãi suất từ nay đến cuối năm: Sẽ khó giảm thêm! (TTXVN).  – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 5-11-2012: đi xuống (VF).
- Toàn cảnh kinh tế 5-11-2012: “2 năm… và 20 năm” (VF).
- Rắc rối việc chuyển đổi sang vàng SJC (VNE).
- Trú bão (DĐDN).   – Cty CK chết vì luật ? (DĐDN).  – VN-Index hồi phục (TT).  – Vào chợ mỗi ngày TTCK 5-11-2012 (VF).
- Nghị trường “nóng” giải pháp cứu bất động sản (ĐTCK).  – Căn hộ giá 10 triệu đồng/m2: Lối thoát cho thị trường (Đầu tư).  – Những dự án giảm giá sốc, tiến độ thi công đến đâu? (VTC).
- Chồng đại gia Diệu Hiền giải cứu thủy sản Phương Nam (VNE).
- Đường Hồ Chí Minh thiếu vốn trầm trọng (VnEco).

Một dự án có nguy cơ bị cắt 30 triệu USD tài trợ từ Hàn Quốc

Nguyên nhân là dự án trung tâm điều hành (ITS) đường cao tốc TPHCM - Trung Lương hiện vẫn chưa khởi công do chưa được bàn giao mặt bằng. -KienLongBank lãi 288 tỷ đồng sau 9 tháng

Tại ngày 30/9, tăng trưởng tín dụng của KienLongBank đạt 4,6%; tỷ lệ nợ xấu là 2,7%.

- Mua cổ phần dự án ở nước ngoài, được không? (SGTT).
- Hàng nội không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc! (SGTT).
- Hàng trăm nông dân bỗng thành con nợ (TP). - Nghịch lý cà phê mua cao, bán thấp vẫn lãi (PLTP).  - Chanh không hạt Việt Nam xuất khẩu được ưa chuộng (PLTP). - Việt Nam đã xuất khẩu được 6,4 triệu tấn gạo (HNM).
- Áo ngực giá rẻ: Hàng nội không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc! (SGTT).  - Áo ngực, thịt chó, mật ong…sôi sùng sục cả tuần (PN Today).  - Khó làm người tiêu dùng thông thái (QĐND).  - Thu giữ gần 700 áo ngực không rõ nguồn gốc (TN).  - Chuyện… áo ngực (TT).
- Đủ kiểu trốn thuế (NLĐ).
- Ngành điện lỗ ngập đầu (NLĐ).
- Bất ổn xăng dầu (NLĐ).
- Siết từ nhà mạng (TT). - Năm 2015,nợ công không quá 65% GDP (TQ).

- Ngân hàng Kiên Long thay Tổng Giám đốc (LĐ).
- Quản lý thị trường vàng: Người dân đang chịu thiệt (ĐĐK). – Chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ kéo dài đà giảm (VOV).
- Chứng khoán hai sàn giảm điểm trọn tuần (HNM).  – Những cổ phiếu giảm “sốc” nhất trong tuần qua (VnMedia).
- Doanh nghiệp BĐS “tiến thoái lưỡng nan” (TBKTSG).  – Các chiêu đại hạ giá thời bất động sản ế ẩm(VTC).
- Nỗi oan hàng nội! (ĐĐK). - Nở rộ nhượng quyền thương hiệu (NLĐ).
- Căn hộ giá rẻ: “Ăn ít” hay bán phá giá? (PL&XH).
- Khuyến mãi: liên kết vẫn… thua (PN).
- Xuất khẩu gạo: lượng nhiều, giá thấp (TBKTSG).
- Vô phúc ‘đáo tụng đình’ (TVN). - Du lịch khuyến mãi vẫn khó ‘vớt’ khách (VNN).
- Đô thị hóa lòng đất (TN). Trung Quốc tăng đầu tư vào Mỹ

Kể từ sau thời kỳ khủng hoảng năm 2008, các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu đi tìm lợi nhuận nhiều hơn từ thị trường Mỹ thông qua đầu tư.
- Hợp nhất kinh tế của ASEAN vẫn còn khó khăn (DNSG).
- Tập đoàn xe Hàn Quốc bị tố cáo gian lận chỉ số tiêu thụ xăng(RFI).
- EU tài trợ phát triển thêm cho Miến Điện (BBC).
- Giá dầu lửa bắt đầu hạ ở Mỹ (BBC). Dòng chảy tiền tệ của Trung Quốc thay đổi ra sao trong năm qua?
Các nhà kinh tế cho biết dòng chảy tiền tệ của Trung Quốc đã biến đổi lớn khi dòng ngoại hối chảy và đã ngừng lại trong suốt 1 năm qua.
- Tăng trưởng kinh tế TQ sẽ hồi phục vào cuối năm? (TTXVN).
- Bầu cử Mỹ năm 2012: Kinh tế nước Mỹ dưới trào Obama (PLTP).
- “Con bệnh” châu Âu đang hấp hối? (Petrotimes).
- Giới chức tài chính G-20 quan ngại kinh tế thế giới (TTXVN).
- Apple trả thuế thấp ở nước ngoài (BBC). 

Martin Wolf: Không thể đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ bằng quá trình phục hồi
Nhà bình luận Financial Times, Martin Wolf, hôm 29/10 đã có bài phản bác luận điểm cho rằng sự phục hồi kinh tế Mỹ rất yếu của nhà kinh tế John Taylor.

Khủng hoảng tài chính tiếp theo sẽ bắt nguồn từ châu Á?
Kinh tế châu Á có thể tiếp tục bùng nổ nhưng cũng có nguy cơ kéo theo bùng nổ tín dụng và gây khủng hoảng tài chính, Capital Economics nhận định.

Bộ trưởng Thăng làm việc như thế nào? (PN Today).  – Bản chất bỏ phiếu là bất tín nhiệm (VNN).  - Bộ Tư pháp: Sẽ thi tuyển vào hàm vụ trưởng (LĐ).
- Đề nghị bỏ quy định trích 70% tiền phạt cho CSGT (TT).
- “Nên xác định tuổi thành niên là 16” (TT).
- Những Tấm Ảnh Khó Phai Của Năm 2012 (RFA’s blog). - Tiên Lãng, Hải Phòng: Nghi án một công an sàm sỡ, dâm ô hàng loạt trẻ em (NLĐ).
- Phiếm: Thuốc độc made in Vietnam (SGTT).
- TS Phạm Ngọc Cương: Giặc … (Trương Duy Nhất).

- CẢM NHẬN TRÌNH CÁN BỘ QUA VỤ TIÊN LÃNG (Văn Công Hùng).
- Cuộc chiến chống tham nhũng mới thực sự bắt đầu (ĐĐK). – “Phải xem cán bộ giàu có bất minh hay minh bạch“ (PLVN). – “Kiểm chặt“ thu nhập cán bộ mới chống được tham nhũng (PLVN).
KienLong bank thay tổng giám đốc (VNE). – Áp lực quá lớn, đại gia thi nhau lâm bệnh trọng (VTC). – Lãnh đạo Agribank Hải Phòng: Nhân viên “vay ké” của dân (VnMedia).

Tổng số lượt xem trang