-Tham nhũng tràn lan, xử lý vụn vặt (LĐ 4-11-12) -- Khen báo Lao Động đăng bài này.
Tham nhũng đã được nhận diện, điểm mặt ở các địa phương, song thực tế việc phòng, chống và xử lý còn rất hạn chế.
“Tham nhũng là vấn đề phổ biến và nghiêm trọng nhất - so với các vấn đề chất lượng giáo dục, tăng giá cả sinh hoạt, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông… ở các địa phương hiện nay. Tuy vậy, sau 5 năm thực hiện Luật phòng chống tham nhũng (PCTN) kết quả vẫn chưa đạt tiêu chí đã đề ra…” Đó là nhận định chung tại hội thảo trước Đối thoại PCTN lần thứ 11 khu vực miền Trung - Tây Nguyên vừa diễn ra (trong 2 ngày 29-30.10) tại TP.Đà Nẵng. Đối thoại lần này cũng chỉ ra được “môi trường” để tham nhũng tồn tại, lây lan là sự thiếu công khai, minh bạch trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền. Vậy giải pháp nào để công tác PCTN đạt hiệu quả?... |
Những con số 0 đầy quan ngạiKhảo sát, nghiên cứu của Cục chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ đối với 1.200 đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ ở 42 tỉnh, thành cả nước về công tác giám sát PCTN từ 2005-2012 đã cho ra những kết quả đáng giật mình: “Tỷ lệ dân nông thôn ở Việt Nam là 70%, nhưng tỷ lệ đại biểu HĐND sống ở nông thôn chỉ 11,5%. Trong khi đó, nhiều nội dung cần được công khai minh bạch, thì phần lớn lại diễn ra ở nông thôn, ví như giá đền bù khi thu hồi đất, sử dụng các khoản đóng góp của dân, tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức...” - ông Nguyễn Văn Thắng, GĐ Viện Nghiên cứu phát triển Châu Á Thái Bình Dương.“GĐ một DN nhà nước sử dụng sai mục đích tài sản trị giá hàng tỷ đồng, nhưng không bị truy tố về tội tham nhũng. Nguyên nhân vì vốn nhà nước chỉ chiếm bằng hoặc ít hơn 49% tài sản DN. Tài sản bị chiếm đoạt không bị coi là tài sản do tham nhũng mà có. Điều này lộ diện khiếm khuyết của Luật PCTN. Luật PCTN chỉ áp dụng cho lĩnh vực công. Ngoài ra, luật PCTN, Hình sự xem việc nhận hối lộ là tội phạm tham nhũng, nhưng đưa hối lộ lại không được quy định là tội tham nhũng; Luật chưa quy định hành vi hối lộ công chức nước ngoài, hoặc hối lộ công chức của tổ chức Quốc tế công. Luật chưa áp dụng cho chủ thể là 1 pháp nhân; chưa quy định về hành vi làm giàu bất hợp pháp...” - ông Hoàng Mạnh Chiến, nguyên Cục trưởng Cục CSĐT về tội phạm tham nhũng – C48, Bộ Công an. An Thượng ghi |
- Tiết chế lòng tham hay tiết chế giáo điều? (TVN). Vận động tiết chế lòng tham trong bối cảnh người dân đang bức xúc trước tham nhũng, lạm phát, bão giá... hoặc ông rất lạc quan, hoặc là rất hài hước.
Kỳ họp Quốc hội đang nóng, và nóng hơn nữa với lời kêu gọi 'tiết chế lòng tham' của đại biểu Đỗ Văn Đương.
Nghe ĐB Võ Thị Dung kêu gọi: "498 đại biểu và toàn bộ thành viên của Chính phủ sẽ tuyên hứa trước quốc dân đồng bào kể từ nay sẽ quyết tâm cao để hành động quyết liệt, đẩy lùi tham nhũng có hiệu quả và bản thân của mỗi đại biểu, mỗi thành viên Chính phủ sẽ không bao giờ phạm vào tội tham nhũng", rồi ông Đương: "Hãy dùng con mắt lương tâm của mình xem mình làm giàu bất hợp pháp đến mức nào, gây thiệt hại gì cho dân cho nước".
Tôi tin ông Đương chân thành, nhưng nghe xong chẳng biết nên... làm gì?
Cứ cho là lời kêu gọi của ông Đương thành công, chúng ta sẽ có cuộc vận động 'bớt tham' trong một tuần, một tháng hay trong một thời gian cụ thể nào đó; và (cứ cho là) cuộc vận động thành công, các cán bộ công chức sẽ 'tiết chế tham' trong một tuần một tháng hay trong một thời gian cụ thể nào đó.
Nhưng trên thực tế, lòng tham vẫn còn nguyên đó, nó ở sẵn trong bản chất con người, không thể mất đi. Có thể nó bị hãm lại trong một khoảnh khắc, nhưng qua khoảnh khắc đó nó lại bung ra. Chẳng có gì đảm bảo sau đợt vận động của ông Đương kết thúc, cái con quái vật 'lòng tham' lại không nhảy xổ ra ăn ngấu nghiến như cũ. Chưa nói đến chuyện sau cơn đói, cơn ăn 'trả bữa' của nó có khi còn kinh khủng hơn cả trăm lần.
ĐBQH Đỗ Văn Đương. Ảnh Lê Anh Dũng/VietNamNet |
Lại (cứ cho là) ông Đương suy nghĩ và mong muốn thành thật, nhưng ý kiến của ông cũng lại nằm trong vô số những điều mà chúng ta đã quen nghe.
Bế tắc và tai nạn giao thông: "do ý thức của người dân".
Môi trường và văn hóa bị hủy hoại: "người dân cần có ý thức hơn".
Chấp hành luật lệ và nguyên tắc cộng đồng: "cần vận động người dân nêu cao ý thức".
...
Xin thưa, 'ý thức' là một phản xạ có điều kiện trên cơ sở hình thành của luật lệ và luật pháp, bản thân nó không thể tự sinh ra. Trong luật lệ làng xã xưa, nếu cô gái nào chửa hoang sẽ bị gọt đầu bôi vôi rồi thả trôi sông. Do lo sợ bị điều đó mà các cô phải tự 'ý thức' giữ mình. Còn bây giờ, nếu anh vi phạm pháp luật, anh đi tù. Do đó anh phải tự 'ý thức' tránh làm điều gì gây hại cho cộng đồng và người khác. Ở các nước phát triển, anh vứt rác ra đường, không phân loại rác bị phát hiện: phạt tiền. Đi quá tốc độ bị camera ghi lại: phạt tiền. Họ lo sợ bị phạt nên tự động phải có 'ý thức'. Hiểu đơn giản, 'ý thức' trước hết là vì quyền lợi của chính họ, bảo vệ bản thân họ khỏi bị rắc rối, chứ đừng nói điều gì xa lạ.
Mong chờ sự ổn định xã hội bằng vận động ý thức là không đủ.
Ở sự kiện 'đổ cổng trường Thực nghiệm' cách đây vài tháng. Trong khoảnh khắc cánh cổng mở hé ra, đám đông ào lên, một người phụ nữ mang thai 7 - 8 tháng kẹt giữa đám đông hét thất thanh: "Thế này chết con tôi mất!" Tiếng hét đó sẽ còn day dứt lòng người rất nhiều. Đám đông đó về, chắc chắn lòng đầy trĩu nặng. Nhiều người không dám đến họp phụ huynh sau này, để cho người nhà họ đi thay.
Tôi tin nhiều người trong đó ngay từ ý nghĩ họ cũng không định xô đẩy dẫm đạp người khác, đặc biệt với một phụ nữ mang thai. Khoảnh khắc đó đã làm lòng tự trọng, lương tri... của họ tụt xuống số 0. Khi họ ở nhà đi xếp hàng từ nửa đêm, là họ có LÒNG TIN vào sự trật tự, rằng người đến sau tôn trọng người đến trước. Khoảnh khắc buồn ấy vỡ ra một điều: chẳng 'ý thức' nào áp dụng được cho một đám đông, mà chỉ có thể là những nguyên tắc, quy định cụ thể và khoa học mới tạo ra quy củ.
Chúng ta có quá nhiều lời trách móc dành cho 'ý thức' của người dân trong nhiều tình huống. Xin thưa: con người là đám đông đầy bản năng, và - như đã nói - bản chất số đông đã là hỗn loạn, lại thêm phần bản năng, trong đó có cả lòng tham. Chính vì vậy họ mới phải bầu ra những người lãnh đạo, họ mới cần những người có quản lý để kiểm soát và hướng dẫn đám đông vào sự ổn định. Việc của người được bầu là tìm phương pháp để mỗi cá thể phải kìm hãm tính bản năng của họ và tôn trọng luật lệ cộng đồng, chứ không chỉ việc kêu gọi họ 'ý thức'.
Đó chỉ là ngụy biện cho sự vô trách nhiệm hoặc năng lực quản lý yếu kém mà thôi.
Trở lại với cuộc vận động tiết chế lòng tham của ông Đương. Ông đưa ra ý tưởng trong bối cảnh người dân đang bức xúc trước tham nhũng, lạm phát, bão giá... hoặc ông rất lạc quan, hoặc là rất hài hước.
Ai cũng tham, ĐBQH Đương ạ. Ai cũng có 24h trong một ngày, có khoảng một tiếng trong ngày để lo đưa con đến trường và đi làm. Trong khoảng thời gian ấy, ai cũng hối hả lo con muộn học, bản thân muộn làm. Sếp trừ lương, đuổi việc. Họ phải bon chen, phải luồn lách, leo vỉa hè... phải dùng mọi cách để đi dù họ biết điều đó là phạm luật, là không văn minh. Nhưng họ buộc phải làm, đằng sau họ là gia đình, là cơm áo gạo tiền, là con cái học hành...
Nếu có thời gian xin các vị vào bệnh viện. Trước cửa phòng khám là muôn hình muôn vẻ cuộc đời: bon chen, giành giật, lừa đảo... Ở nơi đó 'lương tâm' 'ý thức'... này khác là những khái niệm xa xỉ.
Nhiều người buộc phải tham: tham thời gian, tham cơ hội, tham tiền, thậm chí tham dù vài cm đường để nhích bánh xe lên. Đừng đòi hỏi họ 'ý thức' lúc đó, vì họ còn phải sống. Đấy là với những người dân thường, với những lợi ích cũng cực kỳ thường; thì với những món lợi 'không thường' mà họ 'tiết chế' được mới là bất thường.
Trừ khi những người được họ bầu ra tìm được cho họ giải pháp, kiếm soát họ bằng kỷ cương; chứ không hô hào lương tâm suông; hay chống tham nhũng bằng lời hứa.
Tóm lại, điều người dân mong chờ nhất ở những người đại diện tiếng nói người dân là sự tỉnh táo, thẳng thắn 'chỉ mặt đặt tên' những vấn đề cụ thể, những tội danh cụ thể, những người chịu trách nhiệm cụ thể về tiêu cực, trong đó có tham nhũng mới mong thay đổi được điều gì đó.
Nếu không được thì cũng mong các vị bớt đổ lỗi và hứa hẹn, và cũng bớt hài hước đi cho. Nghĩa là trong chuyện này cũng cần... tiết chế vậy!
Hoàng Hường
Đủ kiểu trốn thuế (NLĐ 4-11-12)
Ông Bảy Nhị & bốn phép toán “làm quan” (ND 22-10-12) ◄
– Đỗ Đức: Ngẫm ngợi cuối tuần: “Cúi đầu làm ngựa đứa hài nhi” (TTVH).
Dân Hà Nội lo lắng vì kiến ba khoang (VnEx 4-11-12) -- Ông Trương Tấn Sang gọi nó là "kiến X"
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự phê bình để tồn tại (Le Monde/ Thụy My). – Đồng chí “X” có muốn anh hùng!? (DLB).
- Phong Uyên – Chủ tịch nước đang tìm cách “chơi lại” Thủ tướng qua lá bài Quốc Hội – Trần Giang – Hệ quả lớn nhất của Hội nghị 6: VUA Nguyễn Tấn Dũng (Dân Luận). - Song Chi: Việt Nam, ngay cái vỏ ‘ổn định chính trị’ cũng không còn (Người Việt).
- Bá Tân: Chạy tội bằng nhận lỗi (Nguyễn Thông).
- Muôn kiểu lấn chiếm công viên ở Hà Nội (Petrotimes).
- Người dân, doanh nghiệp thở phào vì xe “đầu gấu” bị dẹp bỏ (DT).
- “Thành trì” Nho giáo và đàn ông ế vợ (TTVH). – “Trắng” gái xuân thì vì trào lưu lấy chồng Hàn Quốc(GDVN). – Hàng triệu nam giới Việt có nguy cơ… ế vợ (LĐ).
Mất cân bằng giới tính có thể gây họa cho dân tộc (ND 4-11-12) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân, ngày đêm ưu tư về sự mất cân bằng giới tính, có những phát biểu chỉ đạo vô cùng quý báu, được đánh giá cao.
Mưu sinh mùa nước nổi (TN 4-11-12) -- Bài này hay!
Trắng đêm đi săn cùng “vua chuột” đất Bắc (NĐT 3-11-12)- Mặc cả sự tín nhiệm (TBKTSG).
- Trung Quốc điều tra tin đồn về tài sản Thủ tướng Ôn Gia Bảo (DT). – Trung Quốc điều tra tài sản Thủ tướng (VNN).