-Khi nhận việc, giám đốc nói ngắn gọn: “Nhiệm vụ của nhân sự là làm sao cho nhân viên không thưa kiện”
“Tôi không muốn thấy mặt ông Minh nữa, cô làm cách nào đó thì làm, chỉ biết là từ đầu tháng sau, trong danh sách nhân viên của công ty không có tên Nguyễn Văn Minh”. Giám đốc gọi tôi, chỉ nói đúng bấy nhiêu. Từ giờ đến cuối tháng còn chưa tới 10 ngày. Cách gì thì công ty cũng sẽ vi phạm pháp luật lao động nếu anh nhân viên tên Minh ấy nhất định không tự nguyện nghỉ việc.
Thời gian đầu, mọi việc khá suôn sẻ vì người tiền nhiệm đã làm đâu vào đó. Người lao động được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm đầy đủ. Thế nhưng đến tháng thứ 4 thì bắt đầu nảy sinh rắc rối khi có người lao động đề nghị tăng lương vì giá cả tăng quá nhanh. Tôi nhờ người kiểm tra lại thông tin mà Công đoàn cung cấp và thấy đúng như vậy nên thống nhất đề xuất tăng 10% lương cho nhân viên. Văn bản kiến nghị vừa gởi đi thì ngay trong buổi chiều hôm đó, giám đốc gọi tôi lên: “Coi chừng người ta chưa được tăng lương thì cô đã bị đuổi. Ai đời trưởng phòng nhân sự lại về hùa với Công đoàn đòi tăng lương cho người lao động là sao?”. Tôi trình bày lý do mình đồng ý với kiến nghị của Công đoàn: Chăm lo cho người lao động là cái gốc để giữ nhân lực. Nếu họ không đủ sống thì làm sao an tâm làm việc, chưa nói đến làm việc với năng suất, chất lượng cao?
Từ hôm đó, nhất cử nhất động gì của tôi cũng bị giám đốc để ý. Tất cả các đề xuất của tôi về việc thay đổi, bố trí lại một số vị trí trong công ty cũng bị gạt đi. Khi “không ưa ai” thì giám đốc ra lệnh ngắn gọn: “Làm sao đó thì làm để tháng tới không còn thấy người đó trong danh sách lao động”. Trường hợp của nhân viên Nguyễn Văn Minh là giọt nước tràn ly. Do không thể ngụy tạo lý do để đuổi anh ta nên người phải ra đi là tôi.
“Tôi cũng chỉ cần cô làm đến vậy…”
Câu chuyện thứ hai tôi muốn kể là thời gian tôi làm trưởng phòng nhân sự cho Công ty K.Đ, một doanh nghiệp chế biến thực phẩm 100% vốn trong nước. Công ty này giám đốc là chồng, phó giám đốc là vợ, các bộ phận còn lại ít nhiều đều có dây mơ rễ má với lãnh đạo công ty. Đây là nơi tôi gắn bó lâu nhất: 3 năm. Trước khi tôi vào, công ty không có bộ phận nhân sự mà chỉ có lao động tiền lương. Hồ sơ của người lao động thì thiếu đủ không ai biết; số người được ký hợp đồng, được đóng BHXH là bao nhiêu cũng không ai hay. Đặc biệt, nhiều bộ phận dư lao động nên mọi người tự ý bố trí thay nhau nghỉ luân phiên mà lãnh đạo không hề biết; lại có bộ phận rất cần người như các nhân viên kiểm soát chất lượng, an toàn lao động, kỹ sư hóa thực phẩm… thì lại không có.
Chỉ cần người “giỏi lách luật” Tính ra, từ năm 2000 đến nay, tôi đã làm việc ở 5 doanh nghiệp. Tôi nghiệm ra rằng dù làm tốt hay không tốt gì rồi cũng phải ra đi. Bạn bè tôi nhiều người làm công tác nhân sự ở các công ty cũng đúc kết: “Ở nước mình bây giờ, nói đến nghề nhân sự cho mỹ miều chứ thật ra các doanh nghiệp chỉ cần những người “giỏi lách luật”. |
1/ Không muốn học: Các bạn trẻ ngày nay đa số coi việc học là sự ràng buộc chứ không phải là sự ham muốn. Do đó hầu như các kiến thức hoặc kỹ năng mà trường học hoặc xã hội dạy cho họ họ đều không muốn tiếp thu. Nghèo kiến thức
2/ Không muốn rủi ro: Tâm lý sống mà không đến quan tâm đến ngày mai là tâm lý chung của người dân mình. Không dám bước ra khỏi thửa ruộng của mình, sống yên ả với những gì hiện có, thời đại có trôi đi thì cũng mặc. Từ đó còn sinh ra tâm lí muốn kéo người khác xuống cho bằng với mình. Nghèo tư duy.3/ Chạy theo ngắn hạn: Nói về làm ăn "chụp giựt" thì người Việt mình đang đứng hàng đầu. Quả thật, hiếm có công ty nào dám hợp đồng với người nông dân của mình, vì cứ thấy giá lên thì bán ra ngoài chứ đâu có theo hợp đồng. Lúc đó công ty cũng chỉ biết khóc chứ đâu kiện gì được. Nghèo về chữ tín.4/ Không thích rèn luyện thân thể: Số lượng các tiệm net đủ chứng minh cho điều này. Chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai thích "chát chít" nhưng không đủ tinh lực để làm việc cho xã hội. Nghèo về nguyên khí.Chắc là còn nhiều cái nghèo nữa mà tôi chưa thể kể ra nhưng tôi tin rằng sự thay đổi phải bắt đầu từ các tầng lớp lãnh đạo chứ không phải những người trẻ. Hãy thay đổi trước rồi hướng dẫn làm gương cho thế hệ trẻ. Có như thế, một ngày không xa Việt Nam mới bằng anh em cường quốc được.Xem thêm: >10 năm nay tôi chỉ gặp người làm thuê lười biếng
Trương Quang Hải
-http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/11/nguoi-viet-con-ngheo-vi-khong-muon-giau/
- “Việt Nam cần phải đẩy nhanh cải cách tài chính” (TTXVN). – Phối hợp giám sát để thị trường tài chính an toàn, bền vững hơn (CP).
- Giám sát và đánh giá DNNN phải đồng hành (Tin tức).
- 19.698 doanh nghiệp Tp.HCM ngừng kinh doanh (VnEco). – Doanh nghiệp đua nhau báo lỗ (VietQ). – Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp Việt mất nhiều thời gian để “xử lý quan hệ” (SGTT).
- Bảo lãnh trái phiếu trái luật tại SeABank? (VnEco). – SeABank không chi trả trái phiếu của Vina Megastar(TTXVN). – Công an vào cuộc vụ ‘chứng thư bảo lãnh của SEABANK’ (Petrotimes).
- ‘Nhà băng Việt Nam còn cách xa chuẩn an toàn quốc tế’ (VNE).
- Có nên tính thuế mua bán vàng? (VOV). – Giá vàng ‘ngủ đông’? (TP). – 21 đơn vị xin kinh doanh vàng miếng(NLĐ).
- Giấc mơ bất động sản Việt Nam ‘hóa gạch vụn’ (VNE). – Nhà giàu tỉnh lẻ săn nhà Hà Nội giảm giá (VNN). – Xôn xao sở hữu căn hộ chỉ 86 triệu đồng (VTC).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 27-11-2012: Còn trông nhiều bề… (VF). – Vào chợ mỗi ngày TTCK 27-11-2012(VF).
- Vụ 1 đô mua doanh nghiệp nợ triệu đô: Lộ diện chiêu lừa đảo (LĐ).
- Việt Nam thành ‘cường quốc’ lọc dầu? (VEF).
- Hy Lạp giải tỏa nỗi lo vỡ nợ (VOV).
- Vì sao EU không đồng thuận về ngân sách ? (ND). - Đào tạo tiến sĩ: Đối diện với thực tế (Tia sáng).
- Phỏng ván Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Kiến thức trong SGK mới giúp học sinh phát huy tính chủ động (VOV).
- Sách ôn tập môn Toán lớp 1 đánh đố học sinh (Zing).
- Học sinh Hà Nội sốt với “thịt hổ khô” Trung Quốc (TTXVN). – Hàng rong “bao vây” cổng trường (VietQ).
- Trung tâm ngưng hoạt động, học viên bơ vơ (TT).
- TPHCM: Sinh viên nghe doanh nhân chia sẻ kinh nghiệm làm giàu (DT).
- Không nhận đào tạo sinh viên cử tuyển: Vì lực học quá kém (Thanh tra).
- Nở rộ gia sư triệu phú (VNN).
- Người Việt ước mơ chinh phục vũ trụ (NĐT).
- Điện hạt nhân Việt Nam cần có quy chuẩn (VNE).